Và cũng giải quyết được mặt thứ hai của triết học: “Con người có nhận thức được thế giới hay không?” - con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
Họ và tên : Nguyễn Vũ Bình
MSV : 15233704
Lớp : Quản trị kinh doanh 56.18
GVHD : Nguyễn Văn Thuân
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Trang 21
MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU ··· 2
B NỘI DUNG ··· 3
I VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ··· 3
1 Vật chất và ý thức là gì ··· 3
2 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa
Mác-Lênin ··· 4
a Vật chất quyết định ý thức ··· 4
b Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất ··· 5
II QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ··· 6
1 Các nội dung đã áp dụng và thành tựu đã đạt được ··· 6
2 Hạn chế còn tồn tại ··· 8
3 Giải pháp ··· 9
C KẾT LUẬN ··· 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ··· 11
Trang 32
Chủ nghĩa Mác – Lênin, với những quan điểm vững chắc về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, đã tạo ra một cơ sở lý luận mạnh mẽ cho việc hiểu và hình thành triết học duy vật biện chứng Đề tài nêu bật tầm quan trọng của quan điểm Mác – Lênin làm nền tảng triết học của Đảng Cộng sản Việt Nam Triết lý này không chỉ là một hệ thống tư tưởng mà còn là kim chỉ nam định hình hành động và chiến lược phát triển của đất nước Quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giúp Đảng và nhân dân hiểu sâu sắc về cơ cấu xã hội và vai trò quyết định của lịch sử Điều này là quan trọng để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả Ngoài ra, thể hiện mối liên kết giữa lý luận và thực tiễn Việc áp dụng quan điểm của Mác – Lênin không chỉ là việc lý thuyết mà còn là việc thích ứng với bối cảnh và thực tế cụ thể của Việt Nam
Đề tài này được lựa chọn không chỉ vì sự quan trọng của chủ đề trong lịch sử triết học mà còn để phân tích cách Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) áp dụng những nguyên lý này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ngày nay
Trang 43
B NỘI DUNG
I VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ đơn thuần là một hệ thống triết học, mà còn là cơ sở lý luận vững chắc cho sự hiểu biết về tư duy và xã hội Mác đã đề xuất rằng ý thức không phải là cái đầu tiên xuất hiện mà là kết quả của sự tồn tại của vật chất Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, bài viết sẽ trình bày những điểm quan trọng như ý thức là sản phẩm của vật chất và sự tương tác giữa chúng
1 Vật chất và ý thức là gì
• Vật chất:
- Theo V.I Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại , chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” (V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.18, tr.171, 151) Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển
- Đinh nghĩa vật chất của V.I Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau: + Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học là chỉ vật chất nói chung,
nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, không sinh ra và không mất đi Còn vật chất trong các khoa học cụ thể chỉ đối tượng, những kết cấu vật chất cụ thể thì có giới hạn, có sinh ra và mất đi → Do đó, không thể đồng nhất vật chất với các vật thể cụ thể như các nhà duy vật trước đây quan niệm
+ Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan – tức là chỉ những cái bên ngoài con người, tồn tại độc lập với cảm giác, ý thức, suy nghĩ và tư duy của con người Theo V.I Lênin, thuộc tính “ tồn tại khách quan” là thuộc tính duy nhất
để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không là vật chất
+ Vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất của triết học là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người Cảm giác, tư duy, ý thức con người chỉ là sự phản ánh của vật chất mà thôi Và cũng giải quyết được mặt thứ hai của triết học: “Con người có nhận thức được thế giới hay không?” - con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan
+ Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác Có thể hiểu không phải những gì con người chép lại, chụp lại, phản ánh là vật chất bởi vì mỗi người nhận thức khác nhau, không thể nào tồn tại lệ thuộc vào cảm giác con người
Trang 54
→ Với định nghĩa vật chất, V.I Lênin đã bao quát cả hai vấn đề của triết học, cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm, siêu hình máy móc trong quan niệm về lịch
sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác
• Ý thức:
- Cũng theo chủ nghĩa Mác – Lênin: “Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.” ( V.I Lê nin (1980), toàn tập, t18, Sđd, tr.138 )
- Định nghĩa ý thức bao hàm các nội dung sau:
+ Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người Đây là sự phản ánh chủ động, sáng tạo; có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất
mà con người quan tâm, tiếp thu trong vô vàn sự vật trên thế giới Cần lưu ý không phải mọi sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người cũng hình thành ý thức, có những cái tác động hoặc lưu lại hoặc trôi qua luôn Đó là
sự thâm nhập ý thức con người vào hiện thực, làm cho hiện thực bộc lộ những bản chất và trên cơ sở ấy ta có thể nắm bắt được thuộc tính và qui luật của thế giới khách quan
+ Tính năng động, sáng tạo của ý thức còn có thể biểu hiện ở dạng ý
tưởng Dù tồn tại như thế nào thì ý tưởng đều phải dựa trên những điều kiện vật chất nhất định
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan – là cái ghi lại dấu
ấn vào ý thức người, cái đã phản ảnh trong nhận thức con người Vì ý thức
là hình ảnh của tinh thần, không mang tính vật chất, vì nó nằm trong bộ óc con người, gắn liền với trình độ, khả năng tư duy, kết cấu bộ óc con người và với tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của con người Nội dung của
ý thức mang tính khách quan , phản ánh lên toàn bộ thế giới vật chất, luôn vận động, phát triển bên ngoài con người; do thế giới khách quan quy định, con người hoàn toàn không tác động đến thế giới
+ Ý thức luôn mang bản chất xã hội Bởi vì ý thức gắn liền với các mối quan
hệ xã hội đan xen với nhau Phản ánh của ý thức có thể là phản ánh vượt trước hiện thực, có thể dự báo được xu hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức là ý thức của con người nhưng con người là hiện thực của một xã hội cụ thể
2 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa Mác-Lênin Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
a Vật chất quyết định ý thức
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức, không có vật chất sẽ không có ý thức:
+ Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc của ý thức: Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và mối quan hệ
Trang 65
giữa con người với thế giới xung quanh Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính
là lao động và ngôn ngữ
+ Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh thế giới khách để hình thành ý thức Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan
+ Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy
→ Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của ý thức
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức Nội dung của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan qui định:
+ Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan Nội dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người Và những thông tin này có thể sai hoặc đúng thiếu hoặc đủ,
sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc của con người Sự phát triển của thế giới khách quan là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại tư mông muội tới văn minh, hiện đại + Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức Bản chất sáng tạo và bản chất
xã hội của ý thức cũng do tiền đề vật chất quyết định Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó Vậy nên vật chất
là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
+ Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo
+ Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển
cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung
và hình thức phản ánh
b Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Thứ nhất, bởi vì ý thức gắn liền với các tính năng động, sáng tạo của con người nên sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động, máy móc vào thế giới vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất
Trang 76
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới
mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
+ Tích cực: Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất + Tiêu cực: Nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan, từ đó kìm hãm sự phát triển của vật chất
Ví dụ: Có những bạn học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn về vật chất, nhưng bằng nghị lực, bằng ý chí họ đã phấn đấu và trở thành những người thành công trong cuộc sống
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển đất nước như hôm nay Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất
II QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1 Các nội dung đã áp dụng và thành tựu đã đạt được
a Vận dụng trong phát triến kinh tế - xã hội
Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước đất nước để xây dựng và phất triển nền kinh tế - xã hội Như chúng ta đã biết vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, 2 bên tác động qua lại lẫn nhau Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được hoạt động thông qua thực tiễn, nên nếu thức tiễn trì trễ thì ý thức cũng trì trệ theo Đảng ta đã nhận thức được lí luận này và áp dụng triệt để vào các chính sách kinh tế, an sinh xã hội
Thời kì những năm kháng chiến và giành được độc lập hòa bình, sau khi bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tình hình kinh tế xã hội nước ta suy sụp Đứng
Trang 87
trước thực trạng đó đòi hỏi Đảng ta phải có những chính sách xoay chuyển tình thế, tạo bước ngoặt lớn cho sự phát triển đất nước Lênin đã chỉ ra rằng:
"Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống"
Trên tinh thần đó, Đảng ta đã xác định chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước, trước hết là đôi mới tư duy Đảng và Nhà nước đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích tình hình và lấy ý kiến của nhân dân; từ đó rút ra bài học quan trọng: phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, Đảng ta đã tự nghiêm khắc phê bình và đề ra đường lối đổi mới đồng bộ, toàn diện trên mọi mặt: kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Về đổi mới kinh tế, Đảng ta thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất; xóa bò kinh tế bao cấp, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần; thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tiểu tư sản, sản xuất hàng hóa và kinh tế tư bản tư nhân; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế; sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa, tiền
tệ
Giờ đây, hành động xuất phát từ quá trình cải tạo thực tiễn là phương châm hoạt động chính và kim chi nam dẫn lối cho tất cả các hoạt động, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: "Mọi đường lối chủ trương của Đảng xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan." Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hoá, cách mạng công nghiệp, Đứng trước hoàn cảnh đó, Đảng ta ra chủ trương "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững", nâng cao trình độ dân trí, trình độ trì thức và tay nghề cho người lao động Muốn vậy "phải khơi dậy trong dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà khỏi nghèo nàn, lạc hậu" - tức phát huy tính năng động của ý thức Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục lí luận chính trị để tạo nên sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội cho Việt Nam tăng cường giao lưu học hỏi tiếp thu nền văn hóa tinh hoa của nước ngoài Bên cạnh đó cho phép chúng ta khai thác lợi thế về kỹ thuật công nghệ khoa học của các nước phát triển
Với xu thế phát triển nhanh của nền kinh tế thế giới, những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước đáng phát huy mạnh mẽ tính ưu việt của nó
b Vận dụng trong chính trị, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Các chính sách, chủ chương nhằm mục đích ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội chỉnh là xây dựng tiền đề cho việc đẩy mạnh phát triển xã hội chủ nghĩa Đảng
ta vẫn luôn đây mạnh đầu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, đây mạnh nghiên cứu lý
Trang 98
luận và thực tiền, tiếp tục làm sang tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Một rong chủ trương quan trọng mà Đảng luôn ghi nhớ là phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tường Mác - Lênin là thống nhất giữa chủ nghĩa Mác Lênin và thực tiễn của đất nước Việt Nam Tư tưởng Hồ Chi Minh
đã bảo về và quán tiệt chủ nghĩa Mác - Lênin đúng đắn và hiệu quả nhất Như vậy muốn hiểu sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật và phải nghiên cứu, nắm vững thực tiễn
Điều này khiến Đảng và nhà nước phải tập trung suy nghĩ về hai mặt: Một là, về mục tiêu, lý tưởng và đạo đức lối sống Đây là yếu tố cơ bản nhất chi phối mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta quyết định phẩm chất của người cán bộ, đảng viên trong điều kiện chuyển - biến của thế giới và tình hình trong nước Tư tưởng của Bác khẳng định phẩm chất của người cán bộ, đảng viên trong điều kiện chuyển biến của thế giới và tình hình trong nước Tư tưởng của Bác khẳng định mỗi người chúng ta hãy nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức công dân và đạo đức của người cộng sản
Cụ thể, chúng ta phải "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", luôn vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh vì lợi ích của cá nhân và cả lợi ích của cộng đồng Hai là, về yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi người trên cương vị trách nhiệm của mình, phải hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả, chất lượng cao Vì vậy, chúng ta phải đề cao ý chí phấn đấu, phấn đấu không mệt mỏi, không sợ hy sinh, gian khó
Đảng ta đã hoàn thành tốt hai điều trên bằng cách đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân Đồng thời cũng thường xuyên đối mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù hợp có ý nghĩa then chốt trong việc phát huy tính tích cực của người lao động như: cơ chế quản lý mới phải thể hiện bản chất của một cơ chế dân chủ, và cơ chế này phải lấy con người làm trung tâm,
vì con người, hướng tới con người là phát huy mọi nguồn lực Cơ chế quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực và phẩm chất thành thạo về nghiệp vụ
2 Hạn chế còn tồn tại
- Chênh Lệch Phát Triển Kinh Tế Giữa Khu Vực:
Mặc dù có sự phát triển, nhưng chênh lệch giữa các khu vực vẫn còn tồn tại, với sự phát triển mạnh mẽ tập trung ở các đô thị lớn, trong khi một số vùng nông thôn vẫn gặp khó khăn
Trang 109
- Thách Thức Môi Trường:
Sự phát triển kinh tế liên tục đối mặt với thách thức môi trường, với tăng cường cần thiết trong việc bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
- Thách Thức Đa Dạng Văn Hóa:
Việt Nam là một quốc gia đa dạng văn hóa và dân tộc, điều này đặt ra thách thức
về việc duy trì sự đoàn kết và phát triển toàn diện cho toàn bộ cộng đồng
3 Giải Pháp:
- Phát Triển Bền Vững:
Đảng đã và đang tập trung vào phát triển bền vững, tập trung vào sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng sự phát triển không gây hậu quả tiêu cực
- Phát Triển Đồng Đều Khu Vực:
Chính sách phát triển cần tập trung vào việc giảm chênh lệch giữa các khu vực, đặc biệt là giữa đô thị và nông thôn, để đảm bảo mọi công dân đều hưởng lợi từ
sự phát triển
- Bảo tồn và Phát huy Văn Hóa Dân Tộc:
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cần được ưu tiên, giúp duy trì
sự đa dạng và đoàn kết trong cộng đồng