1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân quận đống đa thành phố hà nội

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Pháp luật hiện hành về chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 7 1.2.1.. Lý do chọn đề tàiTrong những năm qua, thực tiễn việc thực hiện chức năng của Việ

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3

1.1.2 Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 6

1.2 Pháp luật hiện hành về chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 7 1.2.1 Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố 7

1.2.2 Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật 10

2 Thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 13

2.1 Những kết quả đạt được trong thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 13

2.2 Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 15

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VKSND : Viện kiểm sát nhân dânVKS : Viện kiểm sátKSV : Kiểm sát viênTTHS : Tố tụng hình sựBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựBLHS : Bộ luật Hình sựHĐXX : Hội đồng xét xử

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, thực tiễn việc thực hiện chức năng của Việnkiểm sát nhân dân (VKSDN) trong xét xử vụ án hình sự nói chung và xét xửsơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng theo quy định Bộ Luật Tố tụng hình sự,cho thấy những kết quả tích cực Nhưng bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện chứcnăng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND trong xét xử sơ thẩm các vụ ánhình sự cùng còn nhiều trở ngại, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật dẫnđến số lượng các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan còncao Những hạn chế về trình độ chuyên môn chưa cao, một số bộ phận cán bộlàm việc chưa có trách nhiệm, chưa đạt được hiệu quả tốt Việc thực hiệnchức năng của VKSND chưa thực sự đảm bảo tính độc lập, khách quan trongviệc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Vì vậy, việc nghiên cứu chức năng của VKSND trong xét xử sơ thẩmvụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó thể hiện tập trung các nguyêntắc cơ bản của tổ tụng hình sự và cũng là giai đoạn thể hiện sự tập trungquyền và nghĩa vụ pháp lý của VKS trong tố tụng hình sự Do đó, em đã lựa

chọn “Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” làm đề tài báo cáo thực tập Qua đó, góp phần làm sáng tỏ những

vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dântrong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn quận Đống Đa, thành phốHà Nội nói riêng, đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị về pháp luậtvà thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng pháp luật và thựcthi chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử sơ thẩm các vụ án hìnhsự

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu nhằm phân tích các quy định về chứcnăng của VKSND trong xét xử vụ án hình sự, từ đó liên hệ đến thực tiễn trênđịa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nhằm tìm ra giải pháp nâng cao

Trang 5

việc thực hiện chức năng của VKSND trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trênđịa bàn.

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, báo cáo có các nhiệm vụsau đây:

- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về chức năng của VKSNDtrong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

- Đánh giá thực tiễn thực hiện chức năng của VSKND trong xét xử sơthẩm vụ án hình sự trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.- Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao việc thực

hiện chức năng của VKSND trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trênđịa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụán hình sự có nội dung rộng và phức tạp Vì vậy, trong phạm vi báo cáo thựctập không thể đề cập hết mà chỉ giới hạn nghiên cứu ở góc độ về chức năngvà thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn chuẩn bịxét xử, tại phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theoqui định của pháp luật hiện hành

Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là vấn đề lý luận chung về chứcnăng của Viện kiểm sát nhân dân, quy định của pháp luật về nhiệm vụ để thựchiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụán hình sự Thực tiễn thực hiện chức năng của VKSND trong xét xử vụ ánhình sự sơ thẩm, những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn quận Đống Đa,thành phố Hà Nội từ năm 2018 đến nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nângcao việc thực hiện chức năng của VKSND trong xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự

4 Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng

Trang 6

hệ thống tổ chức hoạt động và chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng nóichung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng Ngoài ra,các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong báo cáo bao gồm: phân tích,tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn giải…

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Báo cáo làm sáng tỏ và phân định chức năng của Viện kiểm sát tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo qui định của pháp luật và theotinh thần cải cách tư pháp Trên cơ sở đó hoàn thiện các qui định của phápluật hiện hành để việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án hình sự Ngoài ra, báo cáo có thể cung cấp và làm phongphú thêm vào nguồn tài liệu tham khảo cho việc thực hiện chức năng củaVKSND trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cũng như trong công tác xâydựng pháp luật, góp phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ chuyênmôn của các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên trong xét xử vụ ánhình sự

Trang 7

NỘI DUNG 1 Một số vấn đề lý luận chung về chức năng của Viện kiểm sát trong

giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.1 Khái niệm và đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Về chức năng của VKSND, theo quy định của Điều 107 Hiến phápnăm 2013 và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Việnkiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt độngtư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Viện kiểm sát nhândân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nướcđối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằmbảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm

Trang 8

tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chếquyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân(điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân để kiểm sát tinh hợp pháp của các hành vi, quyết định củacơ quan tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khitiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trongsuốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong việc giải quyết vụ án hànhchính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng, việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tưpháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật Có thể hiểu,chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng hiến định của VKSND.Kiểm sát hoạt động tư pháp là một dạng giám sát nhà nước về tư pháp, là hoạtđộng mang tính quyền lực nhà nước Tuy nhiên, khác với hoạt động giám sátcủa Nhà nước nói chung về tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp là sự kiểm sáttrực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp trong quá trình tố tụngvới mục đích nhằm đảm bảo cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh vàthống nhất trong quá trình giải quyết vụ án

Hai chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sựvừa có tính độc lập tương đối vừa có sự liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại bổsung cho nhau, và ở trong một phạm vi nhất định hai chức năng này có nhữngnối dung xâm nhập nhau không thể tách rời vừa thuộc chức năng này vừathuộc chức năng kia Chính đặc điểm này đã tạo nên sự thống nhất trong chứcnăng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Cácchức năng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mối quan hệ khắngkhít với các giai đoạn khác trong quá trình tố tụng, nó vừa là hệ quả của giaiđoạn điều tra vừa là kiểm chứng cho giai đoạn điều tra

Tóm lại, VKS là chủ thể trung tâm thực hành quyền công tố trong tố

tụng hình sự Chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự là thực hiện chức năng buộc tội, chức năng cơ bản của tố tụng hình sự Tuy

Trang 9

nhiên, chức năng buộc tội chỉ là một hình thức của thực hành quyền công tố,chức năng thực hành quyền công tố có phạm vi rộng hơn chức năng buộc tội.Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chức năng thực hành quyềncông tố là chức năng cơ bản, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động xét xử của Tòa án thực hiện xuyên suốt Hai chức năng nàycó mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ nhau quan suốt giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự Thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo tính đúng đắn choviệc thực hiện chức năng kia và ngược lại.

1.1.2 Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thứ nhất, đây là hoạt động chỉ do cơ quan duy nhất là VKS tiến hành

theo quy định pháp luật tố tụng.Theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, VKS là cơ quan có chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Với chức năng,nhiệm vụ của mình, VKS thực hiện quyền lực nhà nước, trực tiếp thực hànhquyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế xã hộichủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; bảovệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dựvà nhân phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích củanhà nước, của tập thể và lợi ích hợp pháp của công dân phải được phát hiệnkịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật

Thứ hai, chủ thể tiến hành chức năng tại phiên tòa sơ thẩm do KSV tiến

hành và phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quyđịnh

Khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên (KSV) đại diện choVKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS được pháp luật TTHS qui định.Đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạtđộng xét xử của Tòa án Ngoài KSV, thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặcsau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm thì còn có các chủ thể khác tham gia, tuynhiên vẫn có sự tham gia của KSV có thẩm quyền Chẳng hạn việc xem xét

Trang 10

yêu cầu trả hồ sơ vụ án, quyết định điều tra bổ sung hay trả lại cho Toà án thìngười quyết định là Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS nhưng cũng có sự đềxuất của KSV hoặc việc kiểm tra bản án, quyết định để xem xét kháng nghị,dự thảo kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm có thể do Kiểm tra viên,chuyên viên thực hiện nhưng cũng đều có sự nhất trí của KSV trước khi trìnhlãnh đạo VKS quyết định Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tốvà kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa, KSV phải tiến hành theo mộttrình tự, thủ tục chặt chẽ theo qui định của BLTTHS, bởi đặc thù của hoạtđộng này có đối tượng tác động là các quyền tự do, dân chủ của cá nhân.Chính vì vậy, pháp luật hiện hành đã quy định rất chặt chẽ trình tự, thủ tục từviệc tiến hành các hoạt động chuẩn bị xét xử, đọc cáo trạng, trình tự xét hỏi,tranh luận

Thứ ba, chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự được pháp luật bảo đảm thi hành thông qua các quyền hạn do pháp luật tốtụng hình sự quy định

Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn trọng tâm, đánhgiá, kiểm chứng và kết luận của một quá trình TTHS, do đó pháp luật qui địnhcho VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn để thực thi chức năng đó nhằm đảmbảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất quy định Việnkiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS có trách nhiệm pháthiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và ngườitham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quyđịnh để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này

1.2 Pháp luật hiện hành về chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.2.1 Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố

* Trước khi mở phiên tòa

Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án kèmtheo bản kết luận điều tra đến Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết theo thẩmquyền Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát thấy đủ căn cứ để truy tố vụ án ra

Trang 11

trước Toà án để xét xử thì Viện kiểm sát phải ra quyết định truy tố bằng bảncáo trạng Giai đoạn xét xử sơ thẩm bắt đầu từ khi Viện kiểm sát chuyển hồsơ vụ án kèm theo bản cáo trạng truy tố đến Toà án và kết thúc khi bản ánkhông bị kháng cáo, kháng nghị Nội dung thể hiện rõ nét nhất của chức năngthực hành quyền công tố trong giai đoạn này là xem xét tính có căn cứ củaquyết định truy tố của mình, giải quyết việc rút quyết định truy tố và xử lýtrường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu Viện kiểm sát xét thấy có căn cứquy định tại tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16hoă }c Điều 29 hoă }c khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rútquyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.1Như vậy, phạm vi rút quyết định truy tố là khoảng thời gian hồ sơ vụ ánchuyển sang Toà án và trước khi Toà án mở phiên toà và giới hạn của việc rútquyết định truy tố là rút toàn bộ quyết định truy tố chứ không rút một phầnquyết định truy tố, bởi lẽ việc rút quyết định truy tố trong trường hợp này thìToà án đình chỉ vụ án

Trong trường hợp Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểmsát xem xét giải quyết việc trả hồ sơ của Toà án Nếu Toà án trả hồ sơ khôngđúng quy định thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ cho Toà án và tiếp tục đềnghị truy tố Nếu Toà án trả hồ sơ bổ sung có căn cứ và hợp pháp thì tiếnhành điều tra bổ sung Trong trường hợp kết quả điều tra bổ sung không làmthay đổi nội dung quyết định truy tố trước đây hoặc việc điều tra bổ sungkhông thể tiến hành theo yêu cầu của Toà án thì Viện kiểm sát chuyển lại hồsơ cho Toà án và giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Toà án tiếp tục đưavụ án ra xét xử Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi nội dungquyết định truy tố thì Viện kiểm sát lập cáo trạng truy tố mới

* Tại phiên tòa

Tại phiên toà chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát làchức năng buộc tội thông qua việc công bố bản cáo trạng truy tố, tham gia xét

1 Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Trang 12

hỏi, luận tội và tranh luận Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bảncáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung Những ý kiến bổ sung có thể là giảithích những chứng cứ đã thu thập được, làm rõ nội dung của bản cáo trạng đãtruy tố, về vấn đề dân sự trong hình sự, về vật chứng Bản cáo trạng là quyếtđịnh tố tụng mà VKS thay mặt Nhà nước để đưa một người có hành vi phạmtội ra xét xử trước Toà án Bản cáo trạng dựa trên cơ sở của kết quả điều tratrong giai đoạn điều tra vụ án, đánh dấu kết thúc giai đoạn điều tra, truy tốchuyển sang một giai đoạn mới trong tố tụng hình sự, đó là giai đoạn xét xửsơ thẩm vụ án hình sự, là cơ sở để những người tiến hành tố tụng điều tracông khai và những tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ tại phiêntoà.

Tại phiên toà, Kiểm sát viên tham gia xét hỏi bị cáo và những người cóliên quan để làm sáng tỏ và kiểm tra lại các tình tiết đã thu thập trong quátrình điều tra và các tình tiết khác có liên quan đến vụ án Việc xét hỏi tạiphiên toà của Kiểm sát viên nhằm kiểm tra lại kết quả điều tra Xuất phát từđịa vị pháp lý của Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng, người bảo vệ cáotrạng truy tố trước phiên toà nên việc xét hỏi của Kiểm sát viên phải xét hỏitrọng tâm, toàn bộ vụ án để có cơ sở đề xuất trong việc luận tội, đề xuất mứchình phạt và các biện pháp xử lý khác

Sau khi kết thúc thủ tục xét hỏi, căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiêntoà, thì hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát là rút quyếtđịnh truy tố hoặc luận tội để buộc tội và gỡ tội Theo quy định tại Điều 325BLTTHS thì tại phiên toà, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phầnhay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn Qua xét hỏi, nếuthấy việc truy tố không chính xác, việc kết tội bị cáo không có căn cứ thìKiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyênbố bị cáo không phạm tội, nếu thấy rằng bị cáo có thêm hành vi phạm tội, bịcáo phạm tội nặng hơn, có thêm đồng phạm thì Kiểm sát viên không có quyềnkết luận và đề nghị HĐXX ra bản án không có lợi cho bị cáo, mà đề nghị Hộiđồng xét xử hoãn phiên toà để trả hồ sơ điều tra bổ sung Nếu có căn cứ đểtruy tố bị cáo theo như bản cáo trạng thì VKS thực hiện chức năng thực hành

Trang 13

quyền công tố thông qua việc luận tội để buộc tội bị cáo Đây là một chứcnăng quan trọng và trọng tâm thể hiện rõ nét nhất của chức năng thực hànhquyền công tố tại phiên tòa của VKS.

Sau lời luận tội của KSV, phiên tòa sẽ chuyển sang phận tranh luận vàtrong quá trình tranh luận, KSV phải có trách nhiệm bảo vệ luận tội, bảo vệquan điểm buộc tội của VKS Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thìbị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ýkiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình KSV, đại diện cho bênbuộc tội phải đáp lại tất cả các ý kiến, yêu cầu có liên quan đến vụ án màngười bào chữa, đại diện cho bên gỡ tội và người tham gia tố tụng khác nêura

* Kết thúc phiên tòa Theo quy định tại Điều 336 BLTTHS “Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.” Như vậy, hoạt động kháng nghị của VKS sau khi kết thúc phiên tòa sơ

thẩm là thể hiện sự không đồng tình với phán quyết của Tòa án Khác với giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS là chủ thể trung tâm của chức năngbuộc tội, thì sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, hoạt động kháng nghị củaVKS nhằm bảo vệ việc buộc tội của mình sau khi đã thực hiện chức năngbuộc tội Hoạt động kháng nghị sau phiên tòa sơ thẩm của VKS có mối quanhệ mật thiết với hoạt động thực hiện chức năng buộc tội

1.2.2 Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật

* Trước khi mở phiên tòa

Trước khi mở phiên tòa, KSV tiến hành kiểm sát việc chấp chấp thờihạn chuẩn bị xét xử của Tòa án Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự làkhoảng thời gian để Tòa án tiến hành các hoạt động chuẩn bị cần thiết choviệc xét xử vụ án Theo Điều 277 BLTTHS quy định thời hạn đối với từngloại tội mà trong khoảng thời gian đó, Thẩm phán được phân công chủ tọaphiên tòa phải ra các quyết định nhằm giải quyết vụ án đúng pháp luật

Trang 14

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là mộtbiện pháp tố tụng do Tòa án áp dụng nhằm khắc phục những tiếu sót về thủtục tố tụng cũng như những chứng cứ quan trọng trong việc chứng minh tộiphạm, đảm bảo việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội Khi kiểm sát quyếtđịnh trả hồ sơ của Tòa án thì KSV phải kiểm tra về thẩm quyền, thời hạn vàcác căn cứ trả hồ sơ tránh trường hợp trả hồ sơ để kéo dài quá trình giải quyếtvụ án không cần thiết.

Trong trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụán thì KSV phải kiểm sát tính có căn cứ và thẩm quyền Đình chỉ vụ án chấmdứt mọi hoạt động tố tụng đối với bị can Trong giai đoạn điều tra, truy tố cáccơ quan điều tra và VKS đã xem xét toàn bộ nội dung vụ án, đã loại được căncứ đình chỉ (không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm ),do đó khi KSV phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ đình chỉ của Tòa án tránh việcbỏ lọt tội phạm Theo quy định thì chỉ có Thẩm phán được phân công chủ tọaphiên tòa mới có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.Trong trường hợp xét thấy quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án khôngcó căn cứ thì VKS xem xét quyết định việc kháng nghị

Một vấn đề quan trọng trong việc kiểm sát tuân theo pháp luật của KSVtrong giai đoạn chuẩn bị xét xử là kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏbiện pháp ngăn chặn của Tòa án Theo quy định tại Điều 45 BLTTHS thì saukhi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa cóquyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, trừtrường hợp áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh ánhoặc phó Chánh án quyết định Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện phápngăn chặn, nhất là biện pháp tạm giam ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bất khảxâm phạm về thân thể đối với bị can, bị cáo, do vậy KSV phải kiểm tra cáccăn cứ, thẩm quyền cũng như thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòaán

* Tại phiên tòa

Trang 15

KSV phải kiểm tra thành phần của HĐXX có đúng với thành phầnđược nêu trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không, kiểm tra lại danhsách người được triệu tập đến phiên tòa và những người có mặt xem có phùhợp không Trên cơ sở đó, xem xét sự vắng mặt của những người tham gia tótụng có thuộc trường hợp nào theo quy định của pháp luật phải hoãn phiêntòa Kiểm tra việc giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án cóđảm bảo về thời hạn quy định của pháp luật Nếu thành viên của HĐXXkhông đúng hoặc có một trong những trường hợp phải hoãn phiên tòa hoặctheo đề nghị của những người tham gia tố tụng yêu cầu thay đổi người tiếnhành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng thì KSV xem xét và đề nghị HĐXXthay đổi thành viên hoặc hoãn phiên tòa

Kiểm sát viên phải kiểm sát thủ tục xét hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩmvụ án hình sự Theo quy định khi tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thìphải được xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục nhằm đảm bảo việc xét xửphải chính xác, khách quan Trên cơ sở các chứng cứ đã được kiểm tra côngkhai, đánh giá khách quan, toàn diện tại phiên tòa, HĐXX ra một bản án đúngngười, đúng tội và đúng pháp luật Việc xét xử của HĐXX phải bằng cách hỏivà nghe ý kiến của những người tham gia tố tụng, vì vậy nếu vắng mặt nhữngngười tham gia tố tụng tại phiên tòa thì HĐXX chỉ được tiến hành xét xửtrong những trường hợp pháp luật cho phép và việc vắng mặt đó không làmảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, không trở ngạicho việc xét xử

Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc chấp hành quy định của BLTTHSvề giới hạn xét xử của HĐXX tại phiên tòa Tòa án có thể xét xử bị cáo theokhoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc vềmột tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố Bởi vì Tòa án chỉ cóchức năng xét xử, chức năng buộc tội thuộc về VKS nên Tòa án chỉ xét xửnhững bị cáo và hành vi VKS đã truy tố và Tòa án đưa ra xét xử Việc kiểmsát chặt chẽ quy định này nhằm đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc Hội, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 , Luật số 101/2015/QH13 2. Quốc Hội, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 , Luật số63/2014/QH13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015", Luật số 101/2015/QH132. Quốc Hội, "Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
3. Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Tố tụng Hình sựViệt Nam
Tác giả: Trường Đại học luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư pháp
Năm: 2017
4. Lê Thắng, “Vị trí, vai trò và chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vị trí, vai trò và chức năng của Viện kiểm sát trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”
5. Nguyễn Hữu Khoa, “Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2010 6. Ngô Văn Lượng, “Cần làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đếnchức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí số 24, năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xétxử sơ thẩm vụ án hình sự”", Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 20106. Ngô Văn Lượng, "“Cần làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến"chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân”
9. Mai Văn Thùy, “Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xửvụ án hình sự”
10. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Hải Phòng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sátnhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại HảiPhòng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w