Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam:...15 4.1 Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông:...15 4.2 Trách nhiệm của đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRUNG TÂM TIN HỌC HÀNH CHÍNH VÀ CNTT
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ: KHUNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung về Khung kiến trúc Chính phủ điện tử: 2
2 Sự cần thiết xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử tại Việt Nam: 5
2.1 Hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam: 5
2.2 Sự cần thiết xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử tại Việt Nam: 6
2.3 Xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam: 6
3 Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam: 8
3.1 Mối quan hệ trong mô hình phân cấp quản lý hành chính Việt Nam 8
3.2 Sơ đồ tổng thể Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 11
4 Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam: 15
4.1 Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông: 15
4.2 Trách nhiệm của đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 16
Trang 31 Giới thiệu chung về Khung kiến trúc Chính phủ điện tử:
Ngày nay, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ
quan nhà nước (CQNN), hướng tới phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu
thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia, xây dựng CPĐT trở thành
nhiệm vụ hàng đầu của bất cứ Chính phủ nào, CPĐT cho phép người dân tương
tác, nhận được các dịch vụ từ Chính phủ 24 giờ /ngày, 07 ngày/tuần, tăng tính
minh bạch, giảm chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ,
góp phần làm giảm tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng
Trong quá trình triển khai CPĐT, đặc biệt tại các nước phát triển, lợi ích
mà CPĐT mang lại được thể hiện rất rõ, thậm chí có thể định lượng được Điển
hình như tại Mỹ trung bình mỗi người dân tiết kiệm được 753 USD/năm từ việc
truy cập tới Cổng thông tin điện tử để tra cứu thông tin, tìm hiểu thông tin và
thực hiện các giao dịch với Chính phủ; tại Đài Loan khi ứng dụng hệ thống trao
đổi văn bản điện tử đã giảm chi phí gửi một văn bản xuống 10 lần (từ 01 USD
xuống 0,1 USD), trung bình 1 năm số văn bản trao đổi khoảng 18 triệu bản, tiết
kiệm được khoảng 16 triệu USD; tại Đức khi ứng dụng hệ thống mua sắm điện
tử của các cơ quan Chính phủ đã làm giảm giá mua từ 10-30%, chi phí giao dịch
giảm 25-70%; tại Hàn Quốc nhờ ứng dụng dịch vụ hải quan điện tử đã làm giảm
thời gian thông quan đối với các mặt hàng xuất khẩu giảm từ 01 ngày hoặc hơn
xuống còn khoảng 02 phút, đối với mặt hàng nhập khẩu giảm từ 02 ngày hoặc
hơn xuống còn khoảng 02 giờ
Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của ứng dụng CNTT
trong các CQNN, hướng tới phát triển CPĐT, trong thời gian qua Đảng và Nhà
nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải
cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu
lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh
tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội Nhiều chương trình,
kế hoạch, đề án, dự án CNTT được triển khai rộng khắp trong CQNN các cấp,
Trang 4bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, tạo nền tảng phát triển CPĐT
trong các giai đoạn tiếp theo
Theo Liên Hợp Quốc, để chuyển sang chính phủ kết nối đòi hỏi có một
khung (framework) chặt chẽ, đồng bộ, nó không thể tạo ra bằng các cơ chế, giải
pháp lẻ tẻ Thực tế, các cơ quan chính phủ thường là các tổ chức lớn, có đặc
trưng cấu trúc phân cấp, phân tách phức tạp thành các đơn vị thành viên nhỏ hơn
và các đơn vị này hoạt động tương đối độc lập Điều này dẫn đến sự phân chia
các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống, gây khó khăn trong việc kết nối, liên
thông các đơn vị Để giải quyết vấn đề kết nối, liên thông trong CPĐT, có hai
giải pháp chính đó là thông qua việc ban hành, áp dụng các chuẩn và việc ban
hành, tuân thủ Khung kiến trúc CPĐT
Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra các khung
tương hợp cho Chính phủ điện tử với cốt lõi là các bộ chuẩn nhằm đảm bảo cho
tính tương hợp, kết nối liên thông Còn Khung kiến trúc CPĐT, hướng tới việc
xác định rõ thành phần, bộ phận của tổ chức, cơ quan và mối quan hệ giữa các
thành phần này trong Chính phủ điện tử
Trong thời gian qua, đã có nhiều phương pháp luận về Khung kiến trúc
CPĐT được xây dựng Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các Khung kiến trúc CPĐT
được xây dựng dựa trên 1 số Khung kiến trúc và phương pháp luận chính như :
Khung Zachman; Khung kiến trúc nhóm mở - TOGAF; Phương pháp luận của
Gartner; Khung kiến trúc tổng thể liên bang Mỹ - FEAF; Các chuẩn và kiến trúc
cho các ứng dụng CPĐT của Đức - SAGA; Phương pháp luận OIO của Đan
Mạch Đối với các cơ quan, không có phương pháp luận nào là hoàn toàn phù
hợp để xây dựng Khung kiến trúc CPĐT, vì vậy đòi hỏi phải có sự chọn lọc, kết
hợp nhiều phương pháp để đáp ứng nhu cầu của cơ quan tổ chức
Mặc dù có các phương pháp luận khác nhau, nhưng các Kiến trúc CPĐT
nói chung đều hướng tới các mục đích:
- Xác định bức tranh tổng thể của cơ quan Trong đó có các thành phần và
mối quan hệ giữa chúng, gắn liền ứng dụng CNTT với các hoạt động nghiệp vụ;
Trang 5- Nâng cao khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông
tin, cơ sở hạ tầng thông tin;
- Hạn chế đầu tư trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần hệ thống
thông tin theo điều kiện thực tế;
- Tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ
trình, trách nhiệm triển khai
Qua kinh nghiệm các nước cũng cho thấy, xây dựng Kiến trúc CPĐT là
công việc phức tạp, lâu dài, các Kiến trúc được ban hành thành nhiều phiên bản
trong các giai đoạn khác nhau phù hợp với nhu cầu và sự phát triển
2 Sự cần thiết xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử tại Việt Nam:
2.1 Hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam:
Ưu điểm:
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT dần được hoàn thiện, tạo điều kiện triển khai ứng
dụng CNTT; số lượng cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công
việc ngày càng tăng, đạt khoảng 90%; hệ thống mạng nội bộ (LAN) được triển
khai tại tất cả các Bộ, ngành, địa phương; Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã
kết nối các cơ quan nhà nước đến cấp quận, huyện;
- Các ứng dụng CNTT nội bộ trong cơ quan nhà nước được triển khai mạnh
mẽ gần 100% các cơ quan nhà nước đã trang bị hệ thống quản lý văn bản và
điều hành, hệ thống thư điện tử để trao đổi văn bản, điều hành qua mạng;
- Tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương đã có cổng hoặc trang thông tin điện tử để
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, hầu hết các dịch vụ công được
cung cấp trực tuyến mức độ 2; ngày càng nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, 4 được cơ quan nhà nước cung cấp;
- Một số hệ thống thông tin chuyên ngành đã được triển khai và phát huy
hiệu quả nổi bật, góp phần phát triển kinh tế, tiêu biểu như các hệ thống thuế,
hải quan điện tử,
Nhược điểm:
Trang 6- Các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước chủ yếu ở quy mô nhỏ, sử
dụng nội bộ, chưa kết nối, chia sẻ thông tin trên diện rộng;
- Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cung cấp cho người dân và
doanh nghiệp còn chưa nhiều;
- Các hệ thống thông tin quy mô lớn, các cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền
tảng phát triển CPĐT chậm được triển khai Các hệ thống đã được xây dựng còn
thiếu kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin;
- Việc đầu tư CNTT còn chưa được đồng bộ, nhiều khi có sự trùng lặp giữa
các cơ quan nhà nước, giữa các cấp
2.2 Sự cần thiết xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử tại Việt Nam:
Từ hiện trạng trên, cần thiết xây dựng Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam
để khắc phục những mặt yếu ở trên Việc xây dựng và tuân thủ Khung Kiến trúc
CPĐT sẽ giúp các cơ quan nhà nước:
- Tăng khả năng kết nối, liên thông các hệ thống thông tin trên quy mô
rộng, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, một cửa;
- Tăng khả năng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho
người dân và doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia
sẻ trên diện rộng giữa các cơ quan nhà nước;
- Giảm đầu tư trùng lặp, vì xác định được rõ các thành phần, hệ thống
thông tin trong CPĐT và trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan
2.3 Xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam:
Một số đặc thù của Việt Nam:
- Hệ thống quản lý hành chính nhà nước chia làm nhiều cấp, với nhiều mối
quan hệ dọc, ngang trong mỗi cấp và giữa các cấp;
- Hệ thống chính trị của Việt Nam bao gồm nhiều thành phần như các cơ
quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam…
- Quy mô, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành rất khác nhau
Nhiều Bộ có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức gọn, các đơn vị trực thuộc
trong phạm vi địa lý hẹp; trong khi nhiều Bộ có quy mô, chức năng, nhiệm vụ
phức tạp, các đơn vị trực thuộc có địa điểm làm việc trên khắp cả nước;
Trang 7- Có sự khác biệt lớn về quy mô, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các
tỉnh, thành phố trên các vùng miền;
- Hiện trạng các ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN chủ yếu
quy mô nhỏ, nội bộ; thiếu kết nối, chia sẻ hạ tầng, dữ liệu; việc đầu tư nhiều nơi
còn trùng lặp; chưa phân định rõ trách nhiệm cơ quan trong xây dựng, triển khai
hệ thống CNTT các cấp Đây là những hạn chế mà Khung kiến trúc CPĐT cần
hướng đến để khắc phục
Đặc điểm Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam:
Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam được xây dựng dựa trên sự kết hợp các
phương pháp luận xây dựng Khung kiến trúc CPĐT của quốc tế (đặc biệt dựa
trên Kiến trúc Chính phủ điện tử của Gartner, mô hình CPĐT của Đài Loan, một
số mô hình CPĐT địa phương đang triển khai tại Việt Nam như Đà Nẵng, TP
Hồ Chí Minh…), bảo đảm phù hợp với các đặc thù của Việt Nam Các đặc điểm
nổi bật của Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam:
- Tính tổng quát: Thể hiện được bức tranh tổng thể các thành phần CPĐT
trên quy mô quốc gia, trong đó xác định vị trí, trách nhiệm của các Bộ, ngành,
địa phương với các thành phần tổng thể phát triển CPĐT quốc gia, giúp cho sự
phát triển CPĐT được đồng bộ, toàn diện;
- Tính cụ thể: Trên cơ sở Khung kiến trúc CPĐT cấp Bộ, Khung kiến trúc
CQĐT cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có thể xây dựng Kiến trúc CPĐT chi tiết của
mình Trong các Khung kiến trúc đã mô tả cụ thể vị trí, vai trò, chức năng các
thành phần và gợi ý lộ trình thực hiện;
- Tính kết nối: Thể hiện được nguyên tắc, thành phần kết nối các hệ thống
thông tin các cấp nhằm tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ hạ tầng, thông tin
giữa các CQNN;
- Tính mở: Các thành phần mô tả trong Khung kiến trúc là các thành phần
cốt lõi, cơ bản, vì vậy có thể tùy biến về số lượng, chức năng các thành phần để
phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế; các thành phần Kiến trúc độc lập về
Trang 8công nghệ, nên có thể được dễ dàng hiện thực hóa bằng các công nghệ tiên tiến
đương đại phù hợp;
- Tính khả thi: Từ những tính năng trên, việc áp dụng, triển khai Khung
kiến trúc bảo đảm tính khả thi, hiệu quả Nội dung Khung kiến trúc ở phiên bản
đầu được mô tả ngắn gọn, cốt lõi nhất để các cơ quan, đối tượng dễ sử dụng, tiếp
cận và đưa vào thực tiễn
3 Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam:
3.1 Mối quan hệ trong mô hình phân cấp quản lý hành chính Việt Nam
Mối quan hệ, sự phân cấp quản lý hành chính của CQNN sẽ có ảnh hưởng
lớn tới Khung kiến trúc CPĐT, vì CPĐT liên quan đến tin học hóa các hoạt
động của CQNN trong cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước
Hiện nay, tại Việt Nam có thể chia ra làm 04 cấp quản lý hành chính nhà
nước, bao gồm:
- Cấp Trung ương: Đứng đầu là Chính phủ, bao gồm các Bộ;
- Cấp tỉnh: Đứng đầu là UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn;
- Cấp quận/ huyện: Đứng đầu là UBND huyện và các cơ quan chuyên môn;
- Cấp phường, xã
Cơ cấu tổ chức của Bộ:
Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với từng ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ
công thuộc ngành, lĩnh vực Cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước (Vụ; Văn phòng Bộ; Thanh
tra Bộ; Cục; Tổng cục và tổ chức tương đương);
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ (gồm các đơn vị
nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; Báo chí; Tạp chí, Trung
tâm Thông tin hoặc Tin học; Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ, )
Trang 9Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Bộ
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh:
UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống
nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND
cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một
số nhiệm vụ; quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định
của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực
công tác từ Trung ương tới cơ sở
Hình 1.2 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh:
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có phòng và cơ quan
tương đương phòng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của
Trang 10pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực
công tác ở địa phương
Hình 1.3 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
Mô hình tổng thể CQNN các cấp:
Từ cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp, hình
sau đây mô tả tổng thể mối quan hệ chuyên môn, nghiệp vụ giữa cơ quan hành
chính trên quy mô toàn quốc
Hình 1.4 Mô hình các cơ quan chuyên môn tổ chức hành chính của Việt Nam
Trang 11Trên cơ sở phân cấp hành chính như trên, trong quan hệ chuyên môn,
nghiệp vụ giữa các CQNN tồn tại các kết nối về quy trình nghiệp vụ sau:
Kết nối dọc:
- Kết nối từ Chính phủ xuống các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Kết nối từ các cơ quan chuyên ngành của Bộ xuống các cơ quan chuyên
ngành (sở chuyên ngành) của tỉnh;
- Kết nối từ cơ quan chuyên ngành của các Bộ cấp Trung ương xuống các
cơ quan chuyên ngành của Bộ đặt tại các địa phương (VD: kết nối từ Tổng cục
xuống các Cục, chi cục tại địa phương)
- Kết nối từ các cơ quan chuyên ngành của tỉnh (Sở chuyên ngành) xuống
các đơn vị chuyên môn cấp dưới (Huyện, Quận)
Kết nối ngang:
- Kết nối giữa các Bộ;
- Kết nối giữa các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Kết nối giữa các tỉnh;
- Kết nối giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Các sở, ban, ngành)
- Kết nối giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện (Các phòng, ban)
Việc kết nối về chuyên môn, nghiệp vụ ở trên sẽ ảnh hưởng đến Kiến trúc
CP ĐT các cấp Các kiến trúc phải bảo đảm sự kết nối, liên thông theo quy trình
nghiệp vụ
Ngoài các kết nối giữa các CQNN, trong thực tế cũng còn có những kết
nối với các cơ quan của Đảng, các tổ chức, doanh nghiệp theo các cấp và theo
chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ các CQNN
3.2 Sơ đồ tổng thể Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam
Căn cứ vào yêu cầu kết nối, thực tế phát triển CPĐT của Việt Nam và các
cơ sở phương pháp luận về Khung kiến trúc CPĐT, hình sau đây mô tả sơ đồ
tổng thể Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam