Tính cấp thiết của đề tàiĐề tài "Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt vàtiếng Hàn liên quan đến ''''lời nói''''" có thể được coi là cấp thiết vì nó kết hợp nghiêncứu v
Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài "Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn liên quan đến 'lời nói'" có thể được coi là cấp thiết vì nó kết hợp nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, và giao tiếp, và có thể mang lại nhiều giá trị cho nhiều khía cạnh khác nhau
- Học tập và giao tiếp đa ngôn ngữ: Việc tìm hiểu về sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ và các thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn có thể giúp những người học ngoại ngữ hiểu sâu hơn về cách mà ngôn ngữ thể hiện ý nghĩa và văn hóa.
- Tăng cường giao tiếp văn hóa: Đối chiếu tục ngữ liên quan đến "lời nói" giữa hai ngôn ngữ có thể giúp người tham gia giao tiếp văn hóa hiểu rõ hơn về cách mà lời nói và ngôn ngữ được sử dụng trong hai xã hội khác nha
- Dịch thuật và phiên dịch: Nghiên cứu này có thể có ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật, giúp dịch giả hiểu sâu hơn về ngữ nghĩa và ngôn ngữ đằng sau các thành ngữ và tục ngữ.
- Học hỏi và chia sẻ kiến thức văn hóa: Đề tài này có thể đóng góp vào việc chia sẻ kiến thức văn hóa giữa cộng đồng người Việt và Hàn Quốc, giúp cải thiện sự hiểu biết và tương tác giữa các nhóm dân tộc và văn hóa.
- Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa: Nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa luôn là một phần quan trọng của lĩnh vực ngôn ngữ học và văn học so sánh Nghiên cứu này có thể giúp mở rộng hiểu biết về sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu tập trung về tục ngữ có liên quan đến lời nói.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối chiếu và so sánh: So sánh các và tục ngữ tương tự hoặc tương đối trong cả hai ngôn ngữ để xác định sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa Xem xét cách mà ngôn ngữ và văn hóa ảnh hưởng đến cách mà "lời nói" được thể hiện trong các và tục ngữ.
- Vai trò của lời nói trong ngữ nghĩa: Nghiên cứu cũng có thể tập trung vào vai trò cụ thể của "lời nói" (hoặc các từ, câu nói) trong ngữ nghĩa của từng và tục ngữ. Làm rõ cách mà "lời nói" được sử dụng để truyền đạt ý nghĩa trong các trường hợp này.
- Kết nối với văn hóa và xã hội
- Áp dụng và ứng dụng: Cuối cùng, nghiên cứu có thể đề xuất cách mà kiến thức về ngữ nghĩa của các và tục ngữ có thể được áp dụng trong giao tiếp và dịch thuật giữa tiếng Việt và tiếng Hàn, cũng như trong việc hiểu rõ hơn về cách ngôn ngữ thể hiện văn hóa và tư duy của mỗi quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu về lời nói trong cuộc sống hằng ngày, công việc….
- Nghiên cứu về tục ngữ liên quan đến lời nói trong tiếng Hàn
- Nghiên cứu về tục ngữ liên quan đến lời nói trong tiếng Việt
- Trình bày những nội dung cơ bản về định nghĩa, đặc điểm tiếng Hàn và tiếng Việt
- Đối chiếu ý nghĩa của những và tục ngữ liên đến “lời nói ” giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đối chiếu: là phương pháp cơ bản được sử dụng trên phạm vi bài nghiên cứu nhằm để đối chiếu các và tục ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu giữa tiếng Hàn và tiếng Việt
bài nghiên cứu nhằm để đối chiếu các và tục ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu giữa tiếng Hàn và tiếng Việt.
Phương pháp phân tích: trong đó có phân tích và miêu tả ngữ nghĩa để giúp phân tích các và tục ngữ
phân tích các và tục ngữ
5 3 Phương pháp thống kê: nhằm giúp tổng hợp lại các và tục ngữ liên quan đến lời nói.
Phương pháp so sánh: nhằm tìm ra điểm chung và điểm giống nhau của tục ngữ hai nước
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khái niệm tục ngữ của Việt Nam
Tục ngữ là một biểu đạt ngôn ngữ ngắn gọn và thường mang một thông điệp, lời khuyên, hoặc sự thông thái về cuộc sống, đạo đức, và kinh nghiệm Tục ngữ thường được xây dựng từ các cụm từ hoặc câu ngắn và chúng thường được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác trong xã hội Tục ngữ thường chứa trong đó sự hiểu biết của một cộng đồng , thường phản ánh các giá trị truyền thống và cách nhìn nhận thế giới của một xã hội Chúng có thể chứa trong đó sự khôn ngoan, sự thông thái, và kinh nghiệm lâu đời của những người đi trước Điều này giúp người sử dụng ngôn ngữ hiểu rõ hơn về cách mà xã hội và văn hóa của họ đánh giá và ứng xử trong những tình huống khác nhau Tục ngữ cũng có thể là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ và văn hóa Nó giúp người học hiểu rõ hơn về cách mà ngôn ngữ diễn đạt ý nghĩa và cách mà người bản xứ nói và viết Từ đó, họ có thể tận hưởng và thấu hiểu sâu sắc hơn về văn hóa mà ngôn ngữ đó thể hiện Một sos khái niệm tục ngữ Việt Nam :
“Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống của người đời.”
(Đại từ điển tiếng Việt)
“Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói nên một nhận xét về tâm lý, hoặc một câu khuyên nhủ, một câu phê phán, một câu khen hay một câu chê hoặc một kinh nghiệm về một nhận thức tự nhiên hay xã hội.”
(Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam)
“Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người.”
“Tục ngữ là những câu nói ngăn gọn, có ý nghĩa hàm xúc do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế hệ.”
“Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn nói lên một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm nhận thức về tự nhiên hay xã hội.”
1.2 Khái niệm tục ngữ của Hàn Quốc
Trong tiếng Hàn, tục ngữ thường được gọi là "속담" (sokdam) Đối với tục ngữ tiếng Hàn, nó cũng mang những đặc điểm cơ bản tương tự như tục ngữ tiếng Việt nói riêng và tục ngữ của các ngôn ngữ trên thế giới nói chung Nhìn chung, quan điểm tục ngữ trong tiếng Hàn ( theo Đại từ điển tiếng Hàn tiêu chuẩn) do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, Từ điển tiếng hàn (Jeon Kwạngin, 2007) và Từ điển Naver và trong tiếng Việt khá tương đồng Một số ví dụ: "고생 끝에 낙이 온다." Dưới đây là một số khái niệm tục ngữ của Hàn Quốc :
“어느 때 어디서 누가 말했는지는 모르나 그것이 그 주위에 사람들의 마음속에 ,
깊은 공감을 얻고 퍼져서 온 민족에게 공통된 격인 또는 미언”
(새 우리말 큰사전)
“사람들이 일상 체험에서 얻은 세속적인 생활의 지혜를 비유적로 간결하게 나타낸 관용적 표현”
(국어학 사전)
“민간에 전해 오는 쉬운 격언 세언, 속설, 속언, 언속, 이어.”
(우리말 큰사전)
"속담이란 성현 자료의 일가의 언설(금름t)과는 달리 수많은 서민의 심지 성정이 응결되어 발한 언사이므로 능히 한 민족 한 국민의 성정 기질을 표 현하고 있으며
또 도덕이나 신앙까지도 엿볼 수 있는 이를테면 그 나라 그 겨레의 소조"
"속담은 글자 그대로 속된 말이다 그것은 원래가 서민들의 입말로 이루어지는
구비 전승적 언어 유산이다."
"속담은 옛적부터 전래하는 민간의 격언으로 흔히 속설, 속언, 언어, 이언, 세언
등 다양한 명칭으로 불리는 관용어구들을 통칭하는 말이다."
"속담은 일반 대중의 생활 경험을 통해 터득된 생활의 지혜이고 생활의
교훈이며, 생활의 철학으로 우리의 일상적인 삶 그 자체를 대변하고 있다고 해도, 과언이 아니다."
Tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc là những kho tàng tri thức quý giá của hai dân tộc Trong đó, có không ít tục ngữ liên quan đến lời nói, thể hiện những quan niệm, cách ứng xử của người Việt Nam và Hàn Quốc đối với lời nói.
Khái niệm lời nói
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia nằm trong khu vực Đông Á, có chung nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ Do đó, khái niệm lời nói của hai quốc gia này cũng có nhiều điểm chung:
- Lời nói là một phương tiện giao tiếp quan trọng của con người Nó được sử dụng để truyền đạt thông tin, thể hiện cảm xúc hoặc để tác động đến người khác.
- Lời nói có thể được chia thành hai loại: lời nói nói và lời nói viết Lời nói nói là lời nói được phát ra từ miệng người nói, trong khi lời nói viết là lời nói được ghi lại bằng chữ viết.
- Lời nói có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như:
+ Truyền đạt thông tin: Lời nói được sử dụng để truyền đạt thông tin từ người nói sang người nghe Ví dụ, khi chúng ta kể chuyện cho người khác, chúng ta đang sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin về câu chuyện đó.
+ Thể hiện cảm xúc: Lời nói có thể được sử dụng để thể hiện cảm xúc của người nói Ví dụ, khi chúng ta nói "Tôi yêu bạn", chúng ta đang sử dụng lời nói để thể hiện tình yêu của mình.
+ Tác động đến người khác: Lời nói có thể được sử dụng để tác động đến người khác Ví dụ, khi chúng ta thuyết trình trước đám đông, chúng ta đang sử dụng lời nói để tác động đến suy nghĩ và hành động của người nghe.
Hai nền văn hóa Việt - Hàn đều rất đặc thù và phong phú, song cả hai nước đều có những nét tương đồng nhau Và ngay trong cả thói quen sử dụng tục ngữ của người dân Hàn Quốc đã thể hiện cách sống giàu tình cảm, ý nhị, sâu sắc không kém gì người Việt Nam Và tục ngữ thường là những câu nói được truyền bằng miệng truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nhìn chung tục ngữ của hai dân tộc Hàn – Việt đều có hình thức cũng như cách thức biểu đạt khá ổn định. Thông qua những đặc điểm chung của tục ngữ hai nước Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy được sự độc đáo trong phương thức tư duy, sáng tạo trong biểu đạt ngôn ngữ của hai dân tộc Hàn – Việt Đầu tiên, tục ngữ thường ngắn gọn và súc tích Tục ngữ thường chỉ gồm một hoặc hai câu ngắn gọn, có tính súc tích cao, giúp truyền tải ý nghĩa một cách dễ hiểu và nhanh chóng Tục ngữ chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau trong cách diễn đạt ngắn gọn, vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ luôn phù hợp tuỳ theo tình huống, giúp người nói diễn đạt rõ ràng Ngoài ra, tục ngữ rất dễ nhớ vì chúng tạo thành các câu song song hoặc có vần Ví dụ, câu tục ngữ “ 말이 씨가 된다” là một cách nói diễn đạt ngắn gọn nhưng nó có thể truyền tải cho người đối diện điều rằng lời nói trở thành hạt giống và có sức mạnh nên hãy thận trọng trong lời nói Và chúng ta không nên nói mãi về một vấn đề sẽ làm cho lời nói đó mất giá trị Ở Việt Nam cũng có câu tục ngữ tương tự là “ Nói dai nói dại” cũng ám chỉ việc đừng nói nhiều quá điều đó đôi khi làm bạn đi sai hướng của vấn đề.
Thứ hai, tục ngữ vừa có tính đạo đức vừa có tính châm biếm Tục ngữ là một sự châm biếm truyền tải sự khôn ngoan và bài học kinh nghiệm trong cuộc sống của con người trong một thời gian dài Câu tục ngữ “ 아 해 다르고 어 해 다르다” mang tính chất châm biếm trong việc thể hiện cách chơi chữ sử dụng sự giống nhau của âm “a” và âm “ o” có nghĩa nói a thì khác và nói o thì khác thể hiện bài học về sự cẩn thận với lời nói của mình, vì ngay cả một từ cũng có thể khiến người khác cảm thấy tồi tệ tuỳ theo cách mà bạn nói Tương tự ở Việt Nam có câu
“ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là câu tục ngữ ca dao nhằm khẳng định giá trị và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày Câu tục ngữ nhấn mạnh về sự giao tiếp khéo léo, lịch sự làm vừa lòng đối phương.
Thứ ba, tục ngữ sử dụng phép ẩn dụ có tác dụng trong việc truyền tải cho nội dung muốn diễn đạt một cách chính xác và hiệu quả Tục ngữ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ vô cùng quen thuộc và bình dị chẳng những để tô điểm thêm cho nội dung và giúp giao tiếp hiệu quả hơn Hơn nữa bằng cách sử dụng các hình ảnh ẩn dụ làm cho câu trở nên sinh động hơn và dễ hiểu được ý nghĩa mà người nói muốn bày tỏ Ví dụ câu “ Câm như Hến” trong tục ngữ Việt hoặc câu “ 꿀 먹는 벙어리” hai câu tục ngữ này đều lấy hình ảnh con hến, người câm đây là những hình ảnh quá đỗi quen thuộc với chúng ta để ám chỉ những người không diễn đạt được lời muốn nói hay ý nghĩ của chính mình
Thứ tư, tục ngữ có vai trò về mặt đạo đức, có tính giáo huấn và tính nhân văn. Đó là những bài học giáo dục con người thể hiện trong cuộc sống Đó là những bài học như không nên nói dối, hãy cẩn thận với những gì mà bạn nói hay là hãy luôn sẵn sàng chấp nhận những sai lầm của mình, tôn trọng đạo đức, luôn trung thực, đây là những bài học vô cùng quý giá Nó được thể hiện ở các câu tục ngữ của Việt Nam như là “ Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”, “ Một điều nói dối, sám hối bảy ngày”, “ Sấy chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại”, “ Lưỡi sắc như gươm” Các câu tục ngữ Hàn “거짓말하고 뺨 맞는 것보다 낮다” có nghĩa là thà nói thẳng còn hơn là nhục nhã vì lời nói dối bị phát hiện, “세 치 혀가 사람 잡는 다” ( lưỡi ba phân mà bắt được người) tức là khuyên răn con người không được ăn nói bừa bãi những lời trêu đùa bậy bạ đôi khi cũng nguy hiểm.
Thứ năm, tục ngữ có tính thời đại và Phản ánh truyền thống văn hóa Tục ngữ thường phản ánh truyền thống văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán của một dân tộc hay một vùng đất nào đó
Thứ sáu, tục ngữ thường không có thuộc tính Tục ngữ được thể hiện một cách trung thực bằng những chất liệu dễ tiếp cận trong đời sống nhân dân và sử dụng ngôn ngữ đại chúng nên có vẻ phổ biến Đôi khi họ còn không ngần ngại sử dụng những từ bị cấm kỵ trong cuộc trò chuyện bình thường, chẳng hạn phân, chó để nói điều gì đó Chẳng hạn câu tục ngữ “똥 묻은 개 가 겨 묻은 개 나 무란 다”(chó dính cứt còn chê chó dính trấu) có nghĩa bản thân mình có lỗi hay có khuyết điểm lớn mà còn chê lỗi nhỏ của người khác
Tóm lại, tục ngữ là một phần quan trọng của văn hóa, chứa đựng những thông điệp, lời khuyên, tập quán của một dân tộc hay một vùng đất nào đó Chúng giúp con người hiểu được những tình huống khác nhau một cách thông minh, đồng thời cũng giúp tôn trọng và giữ gìn các giá trị nhân văn.
ĐẶC TRƯNG CỦA TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN LỜI NÓI CỦA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM
Tổng hợp các câu tục ngữ liên quan đến lời nói của Hàn Quốc và Việt Nam
Dựa trên phương pháp thống kê nhóm chúng tôi đã tìm được khoảng 13 câu tục ngữ về lời nói của Hàn Quốc và 22 câu tục ngữ về lời nói của Việt Nam
- Các câu tục ngữ về lời nói của Hàn Quốc :
1 가는 말이 고와야 오는 말이 곱다
( Lời nói đi phải đẹp thì lời nói đến mới đẹp )
2 세치 혀가 사람 잡는다
( Lưỡi 3 phân mà bắt được người, lưỡi không xương trămm đường lắt léo)
3 말이 많으면 쓸 말이 적다
( Lời càng nhiều lời có ích càng ít)
4 가루는 칠수록 고와지고 말은 할수록 거칠어진다
(Bột càng mài càng mịn, lời càng nhiều càng nhàm )
5 여럿의 말이 쇠도 녹인다
( Một vài lời nói làm tan chảy sắt )
6 전 냥 빛도 말도 갚는다
( Trả nợ nghìn lạng vàng cho 1 lời nói )
7 바늘 끝만 한 일을 보면 쇠공이 만큼 늘어 늘어놓는다
(Chỉ nhìn vào phần đầu của cây kim, Người ta nói nó như quả bóng sắt)
8 가루는 칠수록 고와지고 말은 할수록 거칠어진다
(Bột càng mài càng mịn, lời càng nhiều càng nhàm)
9 좋은 말도 세 번 들으면 싫다
(Dù là lời nói tốt nhưng nếu nghe ba lần cũng ghét)
10.값도 모르고 싸다 한다
(Không biết giá nên nói là rẻ)
11.남의 말하기는 식은 죽 먹기
Việc nói về người khác dễ như ăn cháo
12.거짓말하고 뺨 맞는 것보다 낫다
Thà bị nói dối còn hơn bị tát
13.남의 말 다 들으면 목에 칼 벗을 날이 없다
(Nếu mà nghe hết lời người khác thì không có ngày nào cởi gông trên cổ)
- Các câu tục ngữ liên quan đến lời nói của Việt Nam :
1 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
2 Khôn ra miệng, dại ra tay
3 Lời nói như ném châu gieo vàng
4 Hòn bắc ném đi, hòn chì ném lại
5 Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
6 Rượu nhạt uống lắm cũng say người khôn nói lắm dẫu hay hóa nhàm
7 Nói khoác một tấc đến trời
8 Nói có sách, mách có chứng
9 Người thì xông khói, lời nói xông hương
10 Ngoài miệng thì nói "nam mô", trong lòng thì đựng ba bồ dao găm
11 Muốn nói gian, làm quan hãy nói
12 Ngắn cổ bé miệng, kêu không thấu trời
13 Thở ra khói, nói ra lửa
14 Cha mẹ nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa
15 Muốn nói không, làm chồng mà nói
16 Chồng giận thì vợ bớt lời
17 Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
18 Nhà giàu nói đâu ra đấy
19 Trong lưng chẳng có một đồng, có nói như rồng cũng chẳng ai nghe.
20 Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa
21 To mắt hay nói ngang
22 Cong môi hay hớt mỏng môi hay hờn
Phân tích và phân loại các câu tục ngữ liên quan đến lời nói của Hàn Quốc và Việt Nam
Phân tích dựa trên ý nghĩa nhóm chúng tôi chia các câu tục ngữ theo các loại hình sau:
STT TỤC NGỮ Ý NGHĨA LOẠI HÌNH
1 가는 말이 고와야 오는 말이 곱다
( Lời nói đi phải đẹp thì lời nói đến mới đẹp )
Nếu người khác nói năng hay hành động tử tế với mình thì bản thân mình cũng phải nói năng hay hành động tử tế với người khác. cẩn trọng lời nói
2 세치 혀가 사람 잡는다
( Lưỡi 3 phân mà bắt được người, lưỡi không xương trămm đường lắt léo)
Khuyên răn không được ăn nói bừa bãi với ý nghĩa cái lưỡi chỉ dài không qia 3 chi nhưng trêu đùa bậy bạ thì cũng có thể nguy hiểm)
3 가는 정이 있어야 오는 정이 있다 mình cũng đối xử với người khác như người khác đối xử với mình
4 Hòn bắc ném đi, hòn chì ném lại
Trao đổi tương xứng bình đẳng lẫn nhau, đối xử với nhau phải ôn hoà, khôn khéo, độ lượng
5 Lời nói chẳng mất tiền mua, Lời nói thì không mất
13 lựa Lời mà nói cho vừa lòng nhau. tiền, vì vậy khi nói phải cố gắng nói những lời tốt đẹp để đối phương không bị tổn thương Và giữ được mối quan hệ tốt đẹp
6 말이 많으면 쓸 말이 적다
( Lời càng nhiều lời có ích càng ít)
Nói nhiều sinh ra nói thừa, người khôn Ngoan ăn nói cân nhắc thận trọng không nói nhiều hàm hồ dại dột.
Không nói đi nói lại nhiều lần.
7 가루는 칠수록 고와지고 말은 할수록
거칠어진다
(Bột càng mài càng mịn, lời càng nhiều càng nhàm )
Nếu nói dài dòng thì sẽ mắc lỗi và đi đến mức cãi vá nên hay nói một cách ngắn gọn
8 여럿의 말이 쇠도 녹인다
( một vài lời nói làm tan chảy sắt )
Nếu nhiều người tập hợp ý kiến lại với nhau thì cungc có thể tạo ra sức mạnh đáng sợ đến mức làm tan chảy sắt. giá trị sức mạnh của lời nói
9 전 냥 빛도 말도 갚는다
( trả nợ nghìn lạng vàng cho 1 lời nói )
Việc nói hay quan trọng đến mức chỉ cần nói hay là có thể giải quyết việc khó một cách dễ dàng.
10 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Qua lời ăn tiếng nói có thể biết được người khôn Ngoan, biết cách ăn nói
11 Khôn ra miệng, dại ra tay Người khôn thể hiện qua cách ăn nói , vụng về bộc lộ ngay cách làm lụng.
12 Lời nói như ném châu gieo vàng
Lời nói mang đến sức mạnh vô cùng to lớn được so sánh với vàng
13 바늘 끝만 한 일을 보면 쇠공이
만큼 늘어 늘어놓는다
(Chỉ nhìn vào phần đầu của cây kim, Người ta nói nó như quả bóng sắt)
Chuyện bé nhưng có thể xé ra to, luôn phóng đại mọi chuyện.
14 Nói khoác một tấc đến trời Câu chuyện tuy bé nhưng có thể phóng to Luôn nói khoác một cách vô căn cứ.
15 말이 앞서지 일이 앞서는 사람 본 일
(Mang ý nghĩa hiếm khi có người làm mà không cần nói lời nào) Người thì xông khói, lời nói xông hương
Hành động khác với lời nói.
16 Ngoài miệng thì nói "nam mô", trong lòng thì đựng ba bồ dao găm
Mặt dù bên ngoài thân thiện nhưng suy nghĩ bên trong lại khác.
Không thể đánh giá được qua hành động bên ngoài
17 값도 모르고 싸다 한다 Thể hiện việc không biết nhưng mà nói vu vơ
18 남의 말하기는 식은 죽 먹기 Nói với người khác những điều không đúng, không quan trọng như việc ăn cháo nguội
19 Hết chuyện ta ra chuyện người
Xoi mói, nói chuyện lôi thôi từ chuyện này đến chuyện khác
20 Miệng một người, tai một người Đề cao tinh thần thận trọng, tránh việc nói xấu người khác , tránh người khác nói xấu lại mình
21 거짓말하는 입은 똥 먹는다
거짓말하고 뺨 맞는 것보다 낫다
Mang ý nghĩa thà nói thẳng còn hơn là nhục nhã vì lời nói dối bị phát hiện
Nhận thức về lời nói dối
22 Một điều nói dối, sám hối bảy ngày Ám chỉ việc nói dối lừa gạt người khác thì bản thân sẽ phải ăn năn nhằm mục đích tương lai không phải bị gặp nạn
23 남의 말 다 들으면 목에 칼 벗을
Nếu mà nghe hết lời người khác thì không có ngày nào cởi gông trên cổ
Tầm quan trọng của việc nghe
24 Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
Nói về những người làm tôi tớ chỉ vì miếng ăn mà luồn cúi chủ nhà chứ không phải sợ oai của chủ.
25 Nhà giàu nói đâu ra đấy Có tiền của thì dễ ăn nói
26 Trong lưng chẳng có một đồng, có nói như rồng cũng chẳng ai nghe.
Người không có tiền thì lời nói không có trọng lượng, không có ai nghe
27 Cha mẹ nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa
Thói thường, những kẻ bề trên thường ỷ vào quyền thế mà lấn át kẻ dưới.
28 Muốn nói không, làm chồng mà nói
Chỉ có người chồng, người đàn ông mới có quyền nói và bịa chuyện để buộc tội
29 Chồng giận thì vợ bớt lời Người phụ nữ phải
17 biết nhẫn nhịn chồng để cuộc sống hôn nhân êm đẹp.
30 Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa
Người mỏng môi hay hớt lẻo, đưa chuyện, kẻ môi trớt, môi dày và trề thì hay nói điêu. Đánh giá qua ngoại hình
31 To mắt hay nói ngang Những người mắt to thường hay ngang ngược cố chấp, không màng đến ý kiến của người khác.
32 Cong môi hay hớt mỏng môi hay hờn
Người có môi cong hay hớt lẻo, nói nhiều, soi xét người khác; môi mỏng thì hay hờn lẫy
33 Muốn nói gian, làm quan hãy nói
Quan lại bất lương, chuyên nói gian để vu oan đổ vạ cho người khác để tìm cách ăn tiền.
Tầm quan trọng của quyền lực
34 Ngắn cổ bé miệng, kêu không thấu trời
Thân phận người nghèo hèn bị oan ức, không thể bày tỏ được với người trên.
35 Thở ra khói, nói ra lửa Khi bạn thở, có khói và khi bạn nói, có lửa Đó là lời nói của những người quyền lực có sức mạnh.
ĐỐI CHIẾU VỀ NGỮ NGHĨA TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC LIÊN
Sự giống nhau của tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc qua lời nói
1 Lời nói phải cẩn trọng và tôn kính
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU Tục ngữ
“가는 말이 고와야 오는
(Lời đi phải đẹp thì lời đến mới đẹp)
Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Muốn nghe những lời tốt đẹp thì bản thân phải nói những lời tốt đẹp, lời nói tốt đẹp sẽ giúp mối quan hệ trở nên tốt hơn. Lời nói nói ra phải tỏ lòng cẩn trọng và tôn kính đối phương thì khi đó mới nhận lại được sự tôn kính từ người khác
가는 말이 고와야 오는
말이 곱다는 말 몰라?
먼저 반말한 게
누구인데 그래?
Cậu không biết lời đi phải đẹp thì lời đến mới đẹp được à? Ai là người nói trống không trước vậy?
Sao câu lại nói bạn mình như vậy? Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
발 없는 말이 천 리 간다
(Lời nói không có chân nhưng đi ngàn dặm)
’ 벽에도 귀가 있다 (vách tường cũng có tai) tai vách mạch rừng
Nhà có ngạch, vách có tai Lời nói không cánh mà bay Ở đây cả hai đất nước cùng nhận thức ở điểm tốc độ lan truyền của lời nói Lời nói có tốc độ lan truyền rất nhanh thế nên khi nói thì phải cẩn thận và thận trọng.
발 없는 말이 천리
간다는 말처럼 말은
퍼지기 쉬우니 말을 할
때에는 신중하게 하는
Giống như lời nói không có chân đi ngàn
Cậu nên cẩn trọng hơn trong lời nói chứ, cậu không biết “lời nói không cánh mà bay hả?” Nhỡ mọi người biết thì sao
2 Không nói đi nói lại nhiều lần
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU Tục ngữ
가루는 칠수록 고와지고
말은 할수록 거칠어진다
(Bột càng mài càng mịn, lời càng nhiều càng nhàm)
좋은 말도 세 번 들으면
(dù là lời nói tốt nhưng nếu nghe ba lần cũng ghét)
Hương năng thắp năng khói, người năng nói năng lỗi.
Rượu nhạt uống lắm cũng say người khôn nói lắm dẫu hay hóa nhàm
Cả hai câu tục ngữ trên đều nói đến mọi sự trên đời nên dừng lại ở mức vừa đủ là đẹp, ít quá thì không tốt mà nhiều quá cũng không hay Chỉ khi duy trì ở một mức độ hợp lý, mọi chuyện mới trở nên hài hòa với nhau Giống như câu ca dao trên, rượu tuy nhạt nhưng uống mãi cũng say, người khôn ngoan nói nhiều cũng thành ra dại Và cho dù, lời có tốt đến đâu đi chăng nữa thì khi nghe nhiều lần cũng cảm thấy nhàm chán.
좋은 노래도 세 번
들으면 귀가 싫어한다
Bài hát dù có hay mà nghe ba lần cũng nhàm tai
Sao dạo này không thấy cậu nghe bài hát đó nữa vậy?
Vì nghe đi nghe lại nhiều lần quá tớ phát ngán rồi
2 Giá trị của lời nói
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU Tục ngữ
말 한마디에 천 냥 빚도
(1 lời nói quan trọng đến mức có thể trả được món nợ ngàn lượng vàng)
Lời nói như ném châu gieo vàng
Lời nói quan tiền tấm lụa
Giá trị của lời nói được đánh giá rất cao Được so sánh với vàng, ngọc Lời nói mang đến sức mạnh vô cùng to lớn.
Ví dụ 지수랑 싸운 일은
어떻게 됐어?
말 한마디에 천 냥 빚도
갚는다는 말처럼 내가
진심으로 사과하니까
화해해 주더라고
Giống như có thể trả ngàn lượng vàng trong một lời nói vậy, vì mình thật lòng xin lỗi nên
Jisoo đã chịu làm hòa với mình.
Mình sợ Tuấn sẽ không tha lỗi cho mình đâu.
Cậu đã nghe câu: “Lời nói như ném châu gieo vàng chưa? Chỉ cần cậu xin lỗi chân thành là được mà.
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU
바늘 끝만 한 일을
보면 쇠공이 만큼 늘어
늘어놓는다
(Chỉ nhìn vào phần đầu của cây kim,
Người ta nói nó như quả bóng sắt)
Nói khoác một tấc đến trời
Nói có sách, mách có chứng
Cảnh giác với những lời nói phóng đại hoặc vô căn cứ Điều này cho thấy trong văn hóa nói chuyện của người Việt Nam và Hàn Quốc đều tôn trong sự thẳng thắn, không được phóng đại Dù trong tình huống nào cũng phải suy nghĩ thật thà hoặc nói sự thật
Ví dụ 바늘 끝만 한 일을
보면 쇠공이만큼
늘어놓는다 : 작은
일을 크게 과장하여
떠듦을 이르는 말이다.
Thấy công việc chỉ bằng mũi kim, người ta nói nhiều như quả bóng sắt: lời nói phóng đại những việc nhỏ
A: Sao chỉ có cái áo thôi mà cậu may mãi chưa xong vậy?
B: Nó khó lắm đấy A: Tớ mà làm thì chưa đến một ngày.
B: Đúng là nói khoác một tấc đến trời
5.Hành động khác xa lời nói.
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU
말이 앞서지 일이
앞서는 사람 본 일 없다
Người thì xông khói, lời nói xông hương Ngoài miệng thì nói
"nam mô", trong lòng có người làm mà không cần nói lời nào) thì đựng ba bồ dao găm ý chỉ hành động mà ta thấy bên ngoài thì không chắc bên trong cũng sẽ như vậy Và hành động bên ngoài thực chất chỉ là giả vờ. Những thành ngữ trên dùng để chỉ trích những người giả tạo.
Ví dụ 왜 자꾸 점심을
준비하겠다고 하면서
준비를 안 해요?'말이
앞서지 일이 앞서는
사람 본 일 없다'라는
말이 있어요
Sao anh cứ nói là làm cơm trưa mà lại không làm vậy? Đúng là có câu “Không thấy có người nào làm mà khoog cần nói”
Sao cái này cậu làm hời hợt vậy mà nói với tớ là dành hết tâm huyết để làm vậy hả? Cậu phải làm có tâm vào chứ? Đúng là “Người thì xông khói, lời nói xông hương”
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU
값도 모르고 싸다
(Không biết giá nên nói là rẻ)
남의 말하기는 식은
(Nói về người khác giống như ăn cháo nguội)
Hết chuyện ta ra chuyện người Mỗi khi tụ tập lại, khi chúng đi ra ngoài thì những người còn lại đều nói về bản thân mình Nói về người khác thì rất dễ Mọi sai lầm hay khuyết điểm của người khác thường là tâm điểm bản tán trong các cuộc trò chuyện Ở đây cho thấy nét tương đồng trong tục ngữ này của hai đất nước.
Ví dụ 왜 자꾸 다른 사람
얘기하면서 자기
얘기를 안 해요?
Sao cậu cứ nói về người khác và không nói bản thân mình vậy?
Sao bây giờ lại đổi chủ đề qua Minh rồi Đúng là hết chuyện ta ra chuyện người
7 Nhận thức về lời nói dối
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU
거짓말하는 입은 똥
먹는다 거짓말하고 뺨
맞는 것보다 낫다
(Mang ý nghĩa thà nói thẳng còn hơn là nhục nhã vì lời nói dối bị phát hiện)
Một điều nói dối, sám hối bảy ngày
Những câu tục ngữ này mang đến lời khuyên nói dối sẽ sinh ra nhiều hối hận, và lời nói dối thì sẽ luôn bị phát hiện,‘Dấu đầu thò đuôi’,
‘Giấy không gói được lửa’ lời nói mình nói ra phải luôn trung thực và tạo được niềm tin.
Ví dụ 좀 무안하더라도
사실을 사실대로
말해야지 거짓말을
하면 안 된다는
Dù có hơi xấu hổ thì cũng phải nói sự thật chứ không được nói dối
Tớ không muốn nói dối ba mẹ đâu Tớ thấy áy náy lắm Một điều nói dối xám hối bảy ngày.
1.8.Tầm quan trọng của việc nghe có chọn lọc
TỤC NGỮ VỀ LỜI NÓI CỦA VIỆT NAM ĐIỂM GIỐNG NHAU Tục ngữ
남의 말 다 들으면 목에 Kẻ nói đơn người nói kép Điều quan trọng như việc nói là
칼 벗을 날이 없다
(Nếu mà nghe hết lời người khác thì không có ngày nào cởi gông trên cổ) việc nghe một cách đúng đắn Ở đây người ta muốn khuyên rằng, không phải lúc nào nghe theo lời của người khác là đúng Nên nghe một cách có chọn lọc Người nghe phải lắng nghe và đưa ra phán đoán đúng đắn cho bản thân
남의 말을 너무 잘 듣고
순종만 하면 낭패 보는
일이 많다는 뜻으로 꼭,
자기가 들어야 할 말만
들어야 한다는 말이다
Nếu bạn nghe lời người khác và vâng lời quá nhiều, điều đó có nghĩa là bạn sẽ gặp nhiều thất bại, bạn nhất định phải nghe những gì mình cần nghe.
Cậu đang theo phe ai vậy?
Kẻ nói đơn, người nói kép, tớ chẳng biết tin ai.
Sự khác nhau của tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc qua lời nói
Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
Nói về những người làm tôi tớ chỉ vì miếng ăn mà luồn cúi chủ nhà chứ không phải sợ oai của chủ.
Nhà giàu nói đâu ra đấy Có tiền của thì dễ ăn nói
Trong lưng chẳng có một đồng, có nói như rồng cũng chẳng ai nghe.
Người không có tiền thì lời nói không có trọng lượng, không có ai nghe
Trong xã hội hiện đại, tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế là vô cùng lớn ở mọi quốc gia không riêng gì Việt Nam và Hàn Quốc Tuy nhiên xã hội truyền thống Hàn Quốc là xã hội Nho giáo và ưu tiên giá trị tinh thần hơn giá trị vật chất.
Có lẽ vì thế mà trong tục ngữ Hàn Quốc không có nhiều câu tục ngữ nhấn mạnh rõ ràng về sức mạnh kinh tế, ngược lại trong tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ nhấn mạnh rõ ràng về sức mạnh kinh tế như dưới đây:
Ngày xưa do ảnh hưởng của một số nền văn hóa Nho giáo ở Hàn Quốc và
Việt Nam nên tục ngữ cũng mô tả sự bất bình đẳng giới Ngày nay trong thời hiện đại, sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế- xã hội ngày hàng nhiều Tuy nhiên trong tục ngữ Việt Nam vẫn còn khá nhiều yếu tố bất bình đẳng giới Xã hội Việt Nam xưa coi thường và đánh giá thấp hiểu biết của người phụ nữ Người phụ nữ phải vâng lời cha mẹ, chồng và những người có quyền lực, dù muốn nói cũng phải kiềm chế
Cha mẹ nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa
Thói thường, những kẻ bề trên thường ỷ vào quyền thế mà lấn át kẻ dưới.
Muốn nói không, làm chồng mà nói
Chỉ có người chồng, người đàn ông mới có quyền nói và bịa chuyện để buộc tội Chồng giận thì vợ bớt lời Người phụ nữ phải biết nhẫn nhịn chồng để cuộc sống hôn nhân êm đẹp.
Từ đó, có thể thấy tục ngữ Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều nhận thức về sự bất bình đẳng giữa nam và nữ Vì tục ngữ cũng là một ngôn ngữ nên những câu tục ngữ mới được tạo ra, ý nghĩa của chúng cũng thay đổi và đôi khi chúng biến mất Đánh giá qua gương mặt:
3 Đánh giá qua ngoại hình Ông bà ta từ xưa có câu "nhìn mặt mà bắt hình dong" , họ đánh giá tính cách con người qua khuôn mặt Bởi vậy, số lượng câu tục ngữ về đánh giá qua gương mặt của Việt Nam là rất nhiều.
Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa
Người mỏng môi hay hớt lẻo, đưa chuyện, kẻ môi trớt, môi dày và trề thì hay nói điêu.
To mắt hay nói ngang Những người mắt to thường hay ngang ngược cố chấp, không màng đến ý kiến của người khác.
Cong môi hay hớt mỏng môi hay hờn
Người có môi cong hay hớt lẻo, nói nhiều, soi xét người khác; môi mỏng thì hay hờn lẫy
4.Tầm quan trọng của quyền lực:
Với bề dày hơn 4000 năm lịch sử, quyền lực hay người nắm quyền đã xuất hiện nhiều trong những tục ngữ Việt Nam Có lẽ vì vậy mà ta dễ dàng bắt gặp những câu tục ngữ liên quan đến quyền lực.
Muốn nói gian, làm quan hãy nói
Quan lại bất lương, chuyên nói gian để vu oan đổ vạ cho người khác để tìm cách ăn tiền.
Ngắn cổ bé miệng, kêu không thấu trời
Thân phận người nghèo hèn bị oan ức, không thể bày tỏ được với người trên. Thở ra khói, nói ra lửa Khi bạn thở, có khói và khi bạn nói, có
27 lửa Đó là lời nói của những người quyền lực có sức mạnh.
Tục ngữ là những lời nói được lưu truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng kinh nghiệm và trí tuệ mà nhân dân lao động thu được trong cuộc sống, vì vậy tục ngữ tự thân đã trở thành văn hóa ngôn ngữ Ngoài ra, tục ngữ là những lời nói ngắn gọn, có nhịp điệu hoặc vần điệu, không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với người nghe mà còn có hiệu quả truyền đạt cao Tuy nhiên, tục ngữ chứa đựng những kinh nghiệm hay giá trị, nhận thức ngôn ngữ độc đáo của người sử dụng ngôn ngữ, vì vậy việc học tục ngữ đối với người học tiếng Hàn là một việc không dễ dàng Để giải quyết vấn đề này, đã có nhiều nghiên cứu về tục ngữ trong nhiều lĩnh vực, nghiên cứu so sánh tục ngữ cũng được thực hiện một cách tích cực Tuy nhiên, nghiên cứu so sánh tục ngữ liên quan đến "lời nói" của Việt Nam còn thiếu sót.Do đó, nghiên cứu này đã so sánh nhận thức ngôn ngữ trong các tục ngữ liên quan đến "lời nói" của Hàn Quốc và Việt Nam Việc so sánh tục ngữ của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam liên quan đến lời nói có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa của hai dân tộc.
Thông qua việc so sánh tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc liên quan đến lời nói, chúng ta có thể thấy rằng hai dân tộc có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định trong cách nhìn nhận và đánh giá về lời nói.
Việc nghiên cứu và so sánh tục ngữ hai nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa ứng xử của hai dân tộc, từ đó có thể giao tiếp và ứng xử một cách phù hợp và hiệu quả hơn Thông qua việc so sánh nhận thức ngôn ngữ trong các tục ngữ liên quan đến "lời nói" của Hàn Quốc và Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong nhận thức ngôn ngữ của hai nước Những điểm tương đồng này cho thấy rằng hai nước có chung những giá trị văn hóa và quan niệm về ngôn ngữ Những điểm khác biệt này cho thấy rằng mỗi nước có những nét văn hóa và quan niệm riêng về ngôn ngữ Đề tài
"Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn liên quan đến 'lời nói'" không chỉ mang giá trị nghiên cứu mà còn mang giá trị về mặt văn hóa và xã hội Việc hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của một dân tộc không chỉ giúp làm phong phú thế giới ngôn ngữ mà còn giúp xây dựng sự thấu hiểu, tôn trọng, và tương tác tích cực giữa các quốc gia và văn hóa khác nhau.