1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận đề tài những điểm giống nhau của bộ luật hammurabi lưỡng hà và bộ luật manu ấn độ

29 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Điểm Giống Nhau Của Bộ Luật Hammurabi (Lưỡng Hà) Và Bộ Luật Manu (Ấn Độ)
Tác giả Hồ Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,85 MB

Nội dung

DAT VAN DE Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới, cụ thể đó là sự hình thành, vận động, phát triển của nhà nước và pháp luật trong thời kỳ p

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHI MINH

KHOA LUAT DAN SU

BAI TIEU LUAN

Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh 2153801012186

Trang 2

MUC LUC

LOI CAM ON 2 A DAT VAN DE 3

CHUONG I: Khai quát sự hình thành của 2 bộ luật -. 5-5 5552 4

1.1 Sự ra đời của Nhà nước Lưỡng Hà và pháp luật Lưỡng Hà - Bộ Luật Eu0ir)00 4

1.1.1 Sự ra đời của Nhà nước Lưỡng Hà - L2 2 2212222221 2222122xe 4 1.1.2 Sự ra đời của Bộ Luật Hammurabi - 2 2111119251111 125555111 xe ssxx 5

1.2 Sự ra đời của Nhà nước Ân Độ và Bộ luật Manu - -::-55cczsccce2 6 1.2.1 Sự ra đời của Nhà nước Ân ĐỘ -26c 2221 rrre 6

1.2.2 Sự ra đời của Bộ Luật Mianu c2 111111201111 1125111111551 1 1c ray 7

1.3 Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội 8

CHUONG II: Sự tương đồng giữa 2 bộ luật Hammurabi (Lưỡng Ha) va Manu

(Ấn Ðộ) 10

2.1 Quy định về hợp đồng - 5s ST E1 111111111711211 101112211121 rung 10 2.2 Quy định về hôn nhân gia đình s- + E1211EE12211112111171 22111 x2 xe 12 2.3 Quy định về thừa kế -s- + 212 1112111111111 1121111111211 211.1 crrtg l5 2.4 Quy định về hình phạt va tội phạm 2 5c c 2 11E 1221271112211 E1 crx l6 2.5 Quy định tố tụng s- 5211211 111111211211 1111111111111 2111171111212 1 ae 20 CHUONG III: Nhan xét vẫn đề 22

3.1 Đánh giá điểm giống nhau trong bộ luật Hammurabi và bệ luật Manu 23 3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc lập pháp hai bộ luật Hammurabi

C KẾT LUẬN 25 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu và thực hiện xin chân thành cảm ơn Ban giâm hiệu trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để chúng em được học tập, trao đối kiến thức trong thời gian qua Hơn hết, chúng em xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Th.S Nguyễn Phương Thảo - Giảng viên Khoa Luật Hành Chính - Nhà Nước trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em trong quá trình nghiên cứu vả thực hiện đề tài tiểu luận Chúng em đã rất nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song do bản thân vẫn còn hạn chế về kiến thức nên khó tránh khỏi việc còn sai sót trong bài làm Vì lẽ ấy, chúng em kính mong nhận được sự cảm thông cũng như những nhận xét, góp ý về bài làm của chúng em đến từ cô, dé từ đó chúng em có thể rút kinh nghiệm và làm phong phú hơn nữa về nội dung cho những lần nghiên cứu kế tiếp

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

A DAT VAN DE

Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới, cụ thể đó là sự hình thành, vận động, phát triển của nhà nước và pháp luật trong thời kỳ phương Đông cô đại với điển hình là hai quốc gia Lưỡng Hà và Ấn Độ tương ứng với hai bộ luật điển hình của mỗi nhà nước: bộ luật Hammurabi va bộ luật Manu Hai bộ luật là hình thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là phương tiện điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị trong mỗi nhà nước

Khi nghiên cứu về pháp luật không thê tách rời với việc nghiên cứu nhà nước bởi vì đây là mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước và pháp luật trong tiến trình lịch sử Tuy nhiên, ở đây ta nghiên cứu và phân tích sâu hơn về phần pháp luật của nhà nước Hai bộ luật trên là hai mô hình pháp luật điển hình của thời kỳ cô đại từ hai nhà nước lớn của phương Đông - được hình thành trên khu vực địa lý có điều kiện tự nhiên giống nhau Vì vậy, đặt ra vẫn đề nghiên cứu rằng pháp luật của Lưỡng Hà và Án Độ có những điểm nào tương đồng trong quy định pháp luật

Với mục đích hiểu rõ và phân tích sâu hai bộ luật Hammurabi (Lưỡng Hà) và bộ luật Manu (An Ð@) và để chỉ rõ những điểm chung mang tính phô biến cũng như những xu hướng chung của pháp luật phương Đông cô đại Vì thế, đề tài tiểu luận hướng đến nghiên cứu “Những điểm giống nhau của Bộ luật Hammurabi (Lưỡng

Hà) và Bộ luật Manu (Ấn Độ)”

Trong quá trình phân tích đề tài này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic, phân tích tông hợp và dựa vào quan điểm duy vật biện chứng có phê phán để mang đến những phân tích khách quan, phù hợp với lịch sử Từ đó, cung cấp kiến thức về sự hình thành, vận động, phát triển của pháp luật phụ thuộc vào điều kiện lịch sử và xã hội cụ thể bên trong mỗi nhà nước Rút ra những kết luận khách quan khoa học phù hợp với thực tế lịch sử, đánh giá được hiện tượng nhả nước và pháp luật thời kỳ cô đại ở phương Đông

Trang 5

B NOI DUNG

CHUONG I: Khai quát sự hình thành của 2 bộ luật

1.1 Sự ra đời của Nhà nước Lưỡng Hà và Bộ Luật Hammurabi 1.1.1 Sự ra đời của Nhà nước Lưỡng Hà

Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ởphơrát, tạo nên đồng bằng rộng lớn phì nhiêu màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp Đây còn là nơi giao thoa của nhiều con đường Đông - Tây - Nam - Bắc nên vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương mua bán hàng hóa và giao lưu văn hóa

chính trị xã hội, với đặc điểm địa hình để ngỏ ở mọi phía đã tạo điều kiện xâm nhập

các nền văn minh khác nhau, chính vì thế mà nền văn minh Lưỡng Hà không phải là nền văn minh thuần túy mà là sự tông hợp của nhiều nền văn minh

Về dân cư thì người Xume là cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà, sau đó đến người Xêmit và còn có nhiều cư đân khác Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên, người Xume đi cư từ khu vực rừng núi Trung Á đến định cư tại miền Nam Lưỡng Hà Do điều kiện thiên nhiên thuận lợi dẫn đến năng suất lao động tăng, lực lượng sản xuất phát triển nên đến cuối thiên niên kỷ thứ IV đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, xã hội Lưỡng Hà bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo, dần dần xuất hiện sự phân hóa giai cấp và từ đó xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ như Ua, Eridu, Lagat, Umma

Tuy nhiên, đến đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, khu vực Lưỡng Hà đã có sự thay thế về người làm chủ từ người Xume thay thành tộc người Áccát Áccát là một quốc gia hùng mạnh do Sácgôn sáng lập ra và ông đã sử dụng tài năng của mình đề tiến hành các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thô Hệ quả là các quốc gia khác đã bị tiêu diệt và thông nhất Nam Lưỡng Hà Sau đó, vị vua cuối cùng của quốc gia Áccát chết thì Áccát bị suy yếu, toàn bộ Lưỡng Hà bị người Guti chính phục và thống trị trong một khoảng 60 - 70 năm Vào năm 2150 trước Công nguyên người Guti bị đánh đuôi, quyền thống trị lại thuộc về vương triều III của Ua - dẫn đến sự phục hồi quyền cai trị của người Xume, nhưng đến cuối thể kỷ XXI trước Công nguyên Ua bị suy yếu và bị liên quân của Êlam, Amôrít lật đô Sau đó, thay vì rút quân về như Êlam thì Amôrít đã định cư ở lại Lưỡng Hà và xây dựng các tiểu vương quốc nhỏ, cụ thể như cô Babylon

Song với quá trình ra đời của nhà nước Lưỡng Hà thì về bộ máy nhà nước chính thế ở Lưỡng Hà cô đại là chính thể quân chủ chuyên chế tập quyền Ở giai đoạn này người đứng đầu nhà nước là vua (Patêxi/lugal), dưới vua là các đại than

Trang 6

giúp việc, có cơ quan tư pháp chuyên trách, có hội đồng thấm phán, có tòa án tối cao đều chịu sự giám sát của vua Không chỉ vậy, mỗi thành thị đều có một thị trưởng - đại diện cho nhà vua Nhưng dưới thời trị vì của vua Hammurabi, đất nước được chia thành hai khu vực hành chính lớn đứng đầu là tông đốc điều khiến tất cả mỗi quan hệ của xã hội lúc bấy 210

Thời kỳ hoàng kim nhất trong lịch sử Lưỡng Hà là thời kỳ của vương quốc

Babylon của người Amorites (đầu TK XIX TCN - đầu TK XVI TCN) - cường thịnh

nhất dưới thời trị vì của vua Hammurabi (1792-1750 TCN) Người Amorites đã quét sạch thế lực của người Elam ở miền Tây, chính phục các quốc gia đồng tộc

xung, thống nhất toàn bộ lãnh thô Lưỡng Hà rộng lớn Chính vì việc chính phục,

thống nhất lãnh thô diễn ra mạnh mẽ và đề quản lý một lãnh thổ rộng lớn như vậy thì việc biên soạn bộ luật nhằm thống nhất lãnh thổ là điều tối thiểu cần thiết trong lịch sử Lưỡng Hà thời Babylonia, từ đây luật pháp trở thành công cụ hữu hiệu của nhà nước Babylon

1.1.2 Sự ra đời của Bộ Luật Hammurabi Bộ luật Hammurabi không được xem là bộ luật đầu tiên, trên mảnh đất Lưỡng Hà không phải là một quốc gia duy nhất vì lịch sử của Lưỡng Hà, thời gian bị phân ly đài hơn cả thời gian mà Lưỡng Hà thống nhất Bộ luật đầu tiên trên vùng đất Lưỡng Hà đó chính là Bộ luật Umnammu nhưng đến nay nhiều người vẫn nghĩ rằng Bộ luật Hammurabi là bộ luật xưa cổ nhất của nhân loại

Bộ luật Hammurabi được phát hiện năm 1091 của đoàn khảo cô người Pháp, là bộ luật thành văn hoàn chỉnh đến giai đoạn hiện nay của chúng ta Bộ Luật Hammurabi được khắc trên một tắm đá bazan, cao khoảng 2m, chia làm 2 phần đó

là phần hình và phần chữ Đây chính là nguyên nhân tại sao đến thời này hiện nay

của chúng ta vẫn còn thay được sự tôn tại của Bộ luật Hammurabi vì được thể hiện bằng văn bản và khắc trên một tắm đá, sau khi bộ luật này ban hành thì được đặt ở nơi công cộng đề cho người dân dé dàng theo dõi việc xét xử

Bộ Luật Hammurabi bao gồm 282 Điều (hiện chỉ đọc được 247 Điều) Đây

là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị Bộ luật Hammurabi đã phản ánh quan hệ thống trị đương thời, cũng là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quan hệ đó Việc hình thành hai giai cấp đối kháng trong xã hội Lưỡng Hà: chủ nô và nô lệ Chủ nô là giai cấp thống trị và duy trì trật tự thống trị này bằng nhiều biện pháp

Trang 7

trong đó pháp luật được xem là một trong những biện pháp chủ yêu - được phản ánh rõ nét trong bộ luật - các quy phạm pháp luật của bộ luật đều hưởng sự điều chỉnh của mình vào việc bảo vệ quyên lợi cho giai cấp chủ nô, trừng trị nghiêm khắc hành

vi chéng lại chủ nô của nộ lệ

Bộ luật này được thể hiện bố cục ba phần là mở đầu, nội dung, kết luận Phần mở đầu của bộ luật khăng định rằng đất nước Babylon là một vương quốc do các thần linh tạo ra và chính các thần linh này đã trao đất nước cho vua Hammurabi dé théng trị, làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ và mọi người đều có cuộc sống hạnh phúc Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng nhưng không có sự tách rời giữa các lĩnh vực Và phần kết luận thì bộ luật Hammurabi khăng định lại công đức và uy quyên của vua Hammurabi, không những thế còn thể hiện tính răn đe của pháp luật, đánh dấu một bước phát triển vô cùng quan trọng của pháp luật

1.2 Sự ra đời của Nhà nước Án Độ và Bộ luật Manu 1.2.1 Sự ra đời của Nhà nước Ấn Độ

An Độ là một quốc gia lớn ở phía Nam châu Á, dựa vào thiên nhiên và địa hình có thể thấy Án Độ vừa là một tiêu lục địa thống nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau bên trong Lãnh thổ được chia làm 3 khu vực rõ rệt: Vùng nui Himalaya, ving Đồng bằng Ân - Hằng được tạo nên bởi hai con sông lớn là sông Hằng và sông Ân, và vùng cao nguyên Đê Can Thời cô trung đại, phạm vi địa lý của Ân Độ bao gồm cả nước Pakixtan, Nêpan, Bănglađét ngày nay

Do có sự chia cắt và khác nhau về điều kiện tự nhiên nên ở Ân Độ cổ đại không tồn tại một nhà nước mà có nhiều nhà nước được hình thành, giữa các quốc gia đó nỗi bật lên các vương quốc hùng mạnh đóng vai trò chủ đạo qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau và toản vùng Án Độ chỉ được thống nhất ở thời VƯƠơng quốc Moria - đây cũng là thời cực thịnh của Ấn Độ cô đại Theo các văn bia, sách vở của Phật giáo từ thế kỷ VI TCN ở miền Bac An Độ có hơn 10 tiêu quốc, sau một quá trình thôn tính lẫn nhau có hai nước trở thành mạnh nhất là Cosala và Magada Tiếp đó, đến nim 530 TCN, An Dé bi quan cua Alexando xt Makedonia xâm lược, năm 327 - 187 TCN, thu lĩnh của bộ lạc Moria là Sandoragupta là người có tài đã được nhiều lực lượng ủng hộ lên ngôi lập ra Vương triều Moria - thống nhất toàn bộ Ấn Độ

Nhà nước Ấn Độ là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền Đứng đầu nhà nước là vua có uy quyền rất lớn, là một bộ phận cơ thể của thánh thần nên rất linh

Trang 8

thiêng Bên cạnh vua có bộ máy quan lại giúp việc, đó là hội đồng trưởng lão, một vị quan tư tế, một viên chỉ huy quân sự và các quan khác phụ trách các lĩnh vực như ngân khó, lương thảo

Ở thời kỳ này, cùng với việc hình thành giai cấp và nhà nước, xã hội cũng được phân chia thành 4 đẳng cấp được gọi lả chế độ Vácna với sự cách biệt và khác biệt rất khắc khe giữa các đẳng cấp về nghề nghiệp, địa vị xã hội, địa vị pháp lý Đăng cấp thứ nhất là đăng cấp Brama (sinh ra từ miệng của thần Brama) bao gồm các tăng lữ của đạo Brama, đa số là chủng tộc Aaria, là đắng cấp cao nhất làm nghề tôn giáo, tiếp xúc với thần thánh cho nên cao quý nhất và được hưởng nhiều đặc quyên, đặc lợi nhất Đăng cấp thứ hai là đắng cấp Ksatoria (sinh ra từ cánh tay của thần Brama) gồm vua, quan và những người trong quân đội Đăng cấp thứ ba là đẳng cấp Vaisa (sinh ra từ đùi của thần Brama) gồm những người làm nông nghiệp, buôn bán, một số nghề thủ công mà nghề đó được coi là cao quý - là những người trực tiếp lao động ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội và bản thân mình Đẳng cấp thứ tư là đẳng cấp Sudra (sinh ra từ bàn chân của thần Brama) là những người cùng khô nhất, con cháu của các bộ lạc bại trận, ở ngoải tô chức công xã, đây lả đẳng cấp thấp hèn, khổ cực nhất và bị khinh tẻ nhất trong xã hội, họ phải phục vụ cho đẳng cấp trên, không được đọc kinh Veda (không được thừa nhận tái sinh một lần thức hai theo quan niệm tôn giáo Balamon) Sudra không phải là nô lệ, nô lệ không được xếp vào bất kỳ đẳng cấp nào Sự phân chia xã hội thành các đẳng cấp khác nhau ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống pháp luật của Ân Độ, đây xã hội vào một đêm trường trung cô

Cũng giống như các nhà nước ở phương Đông, nhà nước Ân Độ cô đại cũng là nhà nước quân chủ chuyên chế Đứng đầu là vua mà mọi quyền hành được thần thánh hóa, trời đã sáng tạo ra vua để che chở cả thế giới Bộ máy quan lại được chia làm 3 hội đồng: hội đồng thượng thư, hội đồng ngự tiền, cơ quan giám sát Ở Lưỡng Hà, vua là người thay mặt thần thánh để cai trị nhân dân, vua là người lập pháp tối cao của quốc gia Bởi vì chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo nên ở Ấn Độ thời cô đại sự thần thánh hóa của vua còn được thê hiện ngay cả trong pháp luật - bộ luật Manu

1.2.2 Sự ra đời của Bộ Luật Manu

Bộ luật Manu là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong pháp luật cô đại ở Ân Độ và

được xây dựng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên bởi giáo sĩ Bàlamôn Tương truyền răng bộ luật là một tác phâm chép lại lời răn dạy của thần

Trang 9

Manu, nhưng thực chất, đây là những luật lệ, những tập quán pháp theo quan điểm của giai cấp thống trị được các giáo sĩ Bảlamôn xây dựng, tập hợp lại dưới dạng trường ca, trình bảy dưới đạng câu song vẫn

Trong bộ luật Manu chế độ đẳng cấp Varna được thế hiện rõ nét, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo, đồng thời bản chất giai cấp và tính đăng cấp được thể hiện một cách sâu sắc C.Mác viết: "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tính thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" Trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng luôn giữ vai trò quyết định Pháp luật với tư cách là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nó luôn là tắm gương phản chiếu các quan hệ kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội

Bộ luật Manu của Ấn Độ cô đại do các giáo sĩ Bàlamôn xây dựng dựa trên các giáo luật, các điều luật của họ và các giáo sĩ đã nâng quy định đẳng cấp Bàlamôn này thành Bộ luật Manu Chính vì vậy, có thể khắng định rằng quy định của Bộ luật Manu là những hợp thức hóa về chế độ đăng cấp ở Bàlamôn và duy trì bảo vệ tầng lớp Bàlamôn, độc quyền trong việc giải thích tôn giáo Bộ luật Manu gồm có 12 chương, 2.658 Điều, điều chỉnh các quan hệ xã hội và những vấn đề khác như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ và đây là bộ luật mang tính hà khắc, đã man, sơ khai giai cấp và được xem là bách khoa toàn thư về Ân Độ cô đại

1.3 Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội

Hai nhà nước Lưỡng Hà và An Độ mặc dù hình thành trên những vùng có vị

trí địa lý khác nhau nhưng cùng là nhà nước phương Đông nên cũng có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên

Ấn Độ và Lưỡng Hà đều năm trên lưu vực các con sông lớn, các con sông này đã tạo nên đồng bằng phì nhiêu, cung cấp nguồn thực phẩm phong phú, còn là con đường giao thông của các quốc gia này Bên cạnh đó, các quốc gia này nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp từ rất sớm Mặc dù, hình thành quốc gia trên lưu vực các con sông lớn đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không kém những khó khăn, cư dân Lưỡng Hà, Ấn Độ sống tập trung bên bờ các con sông lớn nên họ phải đối mặt với hiểm họa lũ lụt, gây ra những thiệt hại về tài sản và cả về con người Hơn nữa, họ còn phải đối mặt với việc thiếu hụt nước tưới tiêu khi hạn hán kéo dài, hoạt động sản xuất nông

Trang 10

nghiệp phụ thuộc vào lưu lượng nước trong các con sông Chính bởi những khó

khăn này, cư dân phải hình thành nên công tác trị thủy, thủy lợi để đáp ứng nhu cầu

sinh hoạt và sản xuất trong đời sống của họ Tuy rằng được hình thành bởi các con sông lớn nhưng địa hình của các quốc gia được bao bọc bởi núi cao, sa mạc, biến cả - tạo nên địa hình phức tạp Trong một quốc gia mặc dù địa hình chủ yếu là đồng băng tương đối rộng với phù sa màu mỡ nhưng có những khu vực có địa hình phức tạp, gần sa mạc làm cho khu vực đó

trở nên khô nóng, không thuận lợi đề phát triển nông nghiệp và không đủ dé dap

ứng nhu cầu cho cư dân ở đó Vì thế mà trong chính nội bộ quốc gia cũng thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa các bộ tộc để tìm kiếm được vùng đất thuận lợi cho việc sinh sống

Sự hình thành nhà nước ở Lưỡng Hà vả An Độ cổ đại chịu tác động bởi nhiều yếu tố nhưng yếu tố về điều kiện kinh tế giữ một vai trò quyết định Với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng đồng đã có những ưu việt hơn so với công cụ đồ đá, công cụ bằng đồng phục vụ cho hoạt động trồng trọt và canh tác hiệu quả nên dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội đã tạo nên sự chuyền biến từ điều kiện kinh tế săn bắn, hái lượm sang nền kinh tế mà trong đó trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo Từ đó, nền sản xuất nông nghiệp phát triển cả về quy mô cũng như năng suất lao động, bởi những sự tác động của điều kiện tự nhiên nên phát triển kinh tế thì thủ công nghiệp cũng không thoát khỏi nông nghiệp một các triệt để và thương nghiệp không phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế của các quốc gia này mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp Thêm vào đó, một vấn đề về hình thức sở hữu, cũng bởi do nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất mà mang tính chất công, tài sản ruộng đất là của chung do sự liên kết lại để chống

lại thiên nhiên khắc nghiệt Vì lẽ đó, ở Lưỡng Hà và Ấn Độ có tư hữu về tư liệu sinh hoạt là chủ yêu chứ không phải là tư liệu sản xuất

Trong một quốc gia có sự tác động qua lại bởi nhiều yếu tố khác nhau, điều

kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế cũng dẫn đến những chuyên biến trong xã hội của

quốc gia Lưỡng Hà vả Án Độ Sự xuất hiện tư hữu diễn ra chậm chạp nhưng nó đã làm cho chế độ công xã thị tộc tan rã và bị thay thế bởi công xã nông thôn Chế độ tư hữu ra đời nhưng với sự chậm chạp của nó làm cho sự hình thành giai cấp và phân hóa giàu nghèo trong xã hội chưa thực sự sâu sắc và mâu thuẫn giữa các giai cấp chưa đến mức gay gắt không thể điều hòa được Xã hội lúc bấy giờ của các quốc gia hình thành giai cấp cơ bản: chủ nô - giai cấp giữ địa vị thống trị, bóc lột

Trang 11

giai cấp khác; nông dân và nô lệ - giai cấp bị trị và bị bóc lột Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước sẽ ra đời khi mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt không thể điều hòa được Mặc dù có sự phân chia như vậy nhưng sự mâu thuẫn giữa giai cấp này không đến mức gay gắt mà không thế điều hoà được Tuy nhiên, một vấn đề về hoạt động trị thủy vả chiến tranh đã thúc đây sự hình thành nhà nước Để phục vụ cho đời sống xã hội của người dân, họ cần thiết phải có một cơ quan quản lý các công trình trị thủy, hơn nữa cần phải có thủ lĩnh quân sự để tiến hành chiến tranh và củng có quân đội đảm bảo cho sự thắng lợi Bởi những yếu tô đó đòi hỏi nhà nước ra đời dù cho sản xuất chưa phat triển chưa đến mức độ và sự phân hóa chưa sâu sắc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Bởi những điểm tương đồng với nhau giữa Lưỡng Hà, Ân Độ về điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội cũng là một những khía cạnh làm cho pháp luật của

hai nhà nước này cũng có những quan điểm tương đồng với nhau để quản lý xã hội, duy trì quyền lực nhà nước

CHUONG II: Sự tương đồng giữa 2 bộ luật Hammurabi (Lưỡng Hà) và Manu

(Ấn Độ)

Pháp luật ở hai quốc gia Lưỡng Hà và Ân Độ được hình thành từ rất sớm cho nên kĩ thuật lập pháp trong thời kỳ này không được hoàn chỉnh Tuy nhiên, đây là

sự tiền bộ trong việc quản lý xã hội, hình thành nên những quy định pháp luật, một

công cụ để bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị Chính vì những điểm tương

đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhà nước đã làm cho pháp luật của

hai nhà nước cũng có những điểm tương đồng trong vấn đề điều chỉnh các đối tượng, quan hệ trong xã hội thời kỳ bấy giờ Khi tìm hiểu, phân tích và bình luận về hai bộ luật nỗi bật của phương Đông cô đại, bộ luật Hammurabi (Lưỡng Hà) và bộ ludt Manu (An Ðộ) có thể nhận thấy được những sự giống nhau mà các nhà lập pháp đã đưa ra về các lĩnh vực như hợp đồng, hôn nhân gia đình, thừa kế, hình phạt và tội phạm và về cả tô tụng

2.1 Quy định về hợp đồng

Bộ luật Hammurabi quy định về hợp đồng gồm có 4 loại hợp đồng là hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, hợp đồng lĩnh canh, hợp đồng gửi giữ Đối với hợp đồng mua bán thì bộ luật Hammurabi quy định rất rõ về điều kiện bắt buộc để có hiệu lực đối với hợp đồng ví dụ như là người bán phải là chủ thực sự của tải sản, tài sản phải có giá trị sử dụng và hợp đồng phải có người làm chứng Ngoài những quy định về điều kiện của hợp đồng thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu, chủ sở hữu là vấn

10

Trang 12

đề được quan tâm nhất trong các quy định về hợp đồng Bên cạnh về hợp đồng mua bán thì còn có hợp đồng vay, đối với hợp đồng vay thì bộ luật Hammurabi quy định mức lãi suất khác nhau đối với từng loại vay như vay thóc thì cũng có quy định về lãi suất riêng và đối với vay tiền thì cũng như vậy Loại hợp đồng khá được ưa chuộng trong xã hội của Hammurabi đó là hợp đồng lĩnh canh ruộng đất, lĩnh canh ruộng đất được trở thành một hoạt động phô biến trong đời sống sản xuất của người Babylon thời cô bởi ở thời kỳ này nền kinh tế nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo Vì vậy, hoạt động lĩnh canh ruộng đất là một trong những hợp đồng vô cùng quan trọng Hợp đồng cuỗi cùng xuất hiện trong bộ luật Hammurabi là hợp đồng gửi giữ, ở đây hợp đồng gửi giữ được bộ luật quy định trong Điều 104 - Điều 107 và Điều 121 - Điều 122 Có thể thấy được chế định hợp đồng trong bộ luật Hammurabi chỉ

ghi nhận riêng đối với hợp đồng mua bán khi mà đủ các điều kiện và đã có hiệu lực

của hợp đồng Đồng thời, về hình thức của hợp đồng thì bộ luật quy định phải được lập bằng văn bản và có người làm chứng, điều này có nghĩa rằng các thỏa thuận có thể được thi hành dựa trên chứng cứ băng văn bản và các quy tắc trong bộ luật Hammurabi được đưa ra một cách rõ rằng và cụ thể nhằm tránh các tranh chấp và đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện hợp đồng Nhin chung, bộ luật Hammurabi có những điểm tiến bộ mang tính chất nhân văn và kỹ thuật lập pháp của người Lưỡng Hà phát triển ở một mức độ nhất định

Chế định hợp đồng của bộ luật Manu có nhiều điểm tiễn bộ như là quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự Hợp đồng sẽ không có hiệu lực khi hợp đồng đó được ký với người bị tâm thần, người nát rượu hay người chưa vị thành niên; không thừa nhận các hợp đồng được ký kết do cưỡng bức hay lừa đảo, bí mật (Điều 163,165 chương 8) Hợp đồng được ký kết công khai Nếu hàng hóa bán ra có hư hỏng thì người mua có thể hủy hợp đồng (thời hạn hủy là 1,5 năm nếu mua hàng hóa là gia súc, một năm nếu hàng hóa là nô lệ - Điều 15 chương 4) Về hoạt động cho vay - mượn, quy định mức lãi suất khác nhau theo đẳng cấp, nếu người vay nợ chết thì họ hàng người đó phải trả nợ thay; nếu không trả được nợ thì biến thành nô lệ, con nợ dây dưa không chịu trả nợ thì sẽ bị chủ nợ lôi ra đánh đập cho đến khi con nợ trả được nợ mới thôi (Điều 49, 50) Bộ luật Manu còn có quy định về lãi suất nhưng khác so với bộ luật Hammurabi là lãi suất không theo vật Bộ luật Manu quy định lãi suất tùy theo đăng cấp, cụ thể đẳng cấp nào cảng cao thì lãi suất cảng

11

Trang 13

thap Chang han nhu, dang cấp Bàlamôn lãi suất là 2%, Ksatoria 3%, Vaisia 4%, Suđra 5% và sử dụng con nợ làm vật đảm bảo cho hợp đồng

Nhìn sơ qua thì bộ luật Manu đề cập đến nhiều loại hợp đồng và mỗi loại hợp đồng đều có các quy định riêng về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, bộ luật còn xác định rõ ràng nghĩa vụ của các bên, đặt ra được nguyên tắc về việc tuân thủ cam kết và thực hiện các hợp đồng Bộ luật Manu đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và duy trì xã hội vả pháp luật Án Độ cổ đại cung cấp được cho mọi người có một cái nhìn sâu sắc về cách xử lý hợp đồng

Nhìn chung, bộ luật Hammurabi và bộ luật Manu có quy định về chế định hợp đồng và đều nêu rõ các quy tắc và trách nhiệm liên quan đến việc ký kết, thực hiện hợp đồng Cả hai bộ luật đều cung cấp quy định về cách xử lý tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng thông qua các biện pháp như là phạt hoặc bồi thường thể hiện được tính nghiêm khắc, chặt chẽ trong hợp đồng Không chỉ thế, về chế định hợp đồng cả hai bộ luật đều có những điểm tiến bộ chung trong nguyên tắc giao kết hợp đồng như là đề cao tính hiệu lực của hợp đồng, nếu như không thỏa mãn đủ các điều kiện do luật đề ra thì hợp đồng sẽ không được công nhận và các bên khi tham gia hợp đồng dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện, trùng với ý chí của các bên dựa trên hình thức bằng văn bản hoặc có người làm chứng Đó là những tiến bộ tích cực và làm nền cho sự hình thành pháp luật sau này Chế định hợp đồng được quy định trong luật Hammurabi vả Manu đều được thừa nhận tam quan trọng của hợp đồng trong cuộc sống xã hội Do xã hội ngày càng phát triển, kinh tế có nhiều sự thay đổi nên dẫn đến mỗi quan hệ giữa các bên ngày càng phức tạp và đễ xảy ra tranh chấp, vì thế chế định hợp đồng của hai bộ luật ra đời đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên Có thể nói, bộ luật Hammurabi và bộ luật Manu là những bộ luật không chỉ có giá trị về mặt nghiên cứu pháp lý nói riêng mà còn là nguồn tài liệu phong phú, quý giá và có tiềm năng cho việc nghiên cứu nền văn minh thế giới cô đại

2.2 Quy định về hôn nhân gia đình

Quy định về hôn nhân gia đình của Bộ luật Hammurabi có 4 nội dung chính

là thủ tục kết hôn, nghĩa vụ vợ chồng, quy định về quyền ly hôn và nguyên tắc nhân đạo Theo Điều 128: “Nếu đân tự do cưới vợ mà không làm giấy tò thì người phụ nữ đó không phải là vợ của y.” Trong hôn nhân và gia đình hiện nay, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có giá trị rất lớn trong việc đăng ký giấy khai sinh cho con, mua thêm tài sản, đất đai hoặc ly hôn Thế nhưng, trong xã hội cô đại loại giấy tờ

12

Trang 14

này có một chức năng vô cùng quan trọng hơn cả là người đàn ông có giấy tờ chứng minh người phụ nữ đó là người vợ của y thì anh ta có thê bán bất cứ khi nảo vì tính chất của những gia đình ở xã hội phương Đông - Lưỡng Hà cô đại công nhận quyền gia trưởng của người đàn ông, người đàn ông là chủ gia đình - xã hội trọng trưởng, trọng vai trò của người đản ông, khi người đàn ông nắm vai trò chính, quyết định trong kinh tế thì người đàn ông cũng nắm vai trò chính trong xã hội Chính vì thế, địa vị của người đàn ông trong gia đình vô cùng lớn và nghĩa vụ lớn như thế nên người đàn ông có toàn quyền đối với người vợ của mình, là ông chủ, kẻ chiếm hữu đầy quyên hạn đối với vợ của mình Người đàn ông có quyền cưới vợ, quyền ly hôn với vợ, quyền đánh đập, thậm chí trong một số trường hợp ông ta còn có quyền giết vợ Nếu người đàn ông Lưỡng Hà mà phát hiện ra vợ của mình ngoại tình thì ông ta có quyên trói cả vợ và nhân tình thả xuống sông cho chết theo Điều 129: “Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắi, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông Nếu người chỗng của người vợ cho vợ mình được sống thì vua cũng bảo toàn tính mạng cho người phụ nữ đó” Nhưng mà trong Bộ luật này, khi tìm hiểu thì không có một quy định nào tương tự nếu như người phụ nữ phát

hiện ra chồng mình ngoại tình, đây chính là việc bất bình đăng vẻ giới tính, bất bình

đẳng giữa vợ và chồng trong hôn nhân gia đình và trong quan hệ ly hôn thì người chồng có quyền ly hôn với người vợ mặc dù người vợ không có lỗi Người chồng có quyền bỏ vợ, tuy nhiên Điều 138 của Bộ luật Hammurabi có quy định rằng: “Người dân tự do muốn bỏ vợ chưa sinh con cái thì phải cho thị một số bạc tương đương với lễ hỏi và phải trả lại những của hồi môn mà thị mang từ nhà cha mẹ về, sau đó có thể bỏ” Ö đây, người dân tự do họ có quyền bỏ vợ bất cứ khi nào nhưng qua Điều 138 thi đây là một trong những quy định có sự tiến bộ ít ỏi vì trong xã hội phương Đông mang tính chất là xã hội trọng trưởng, gia trưởng bảo vệ quyền lợi của người đản ông

Thế nhưng ở góc độ nào đó người ta cũng thấy được vai trò của người phụ nữ và bảo vệ người phụ nữ ở một mức độ nhất định, cụ thể là khi mà muốn bỏ vợ thì phải trả lại của hồi môn Việc trả lại của hồi môn xuất phát từ những quy định về thừa kế, tức là ở Bộ luật Hammurabi sẽ không có phân biệt là con trai hay con gái, trai hay gái đều sẽ được hưởng thừa kế Đối với con gái thì họ sẽ được hưởng thừa

kế đối với của hồi môn nghĩa là khi một người phụ nữ về nhà chồng, gia đình nhà

gái sẽ chuân bị của hồi môn cho người phụ nữ và họ sẽ mang về nhà chồng nhập tài sản vào gia đình nhà chồng Trong trường hợp họ ly hôn thì nhà chồng sẽ có nghĩa

13

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:17