Bài Tiểu Luận Đề Tài Lý Thuyết Thất Nghiệp Việc Làm Và Vận Dụng Ở Việt Nam Hiện Nay..pdf

26 0 0
Bài Tiểu Luận  Đề Tài Lý Thuyết Thất Nghiệp Việc Làm Và Vận Dụng Ở Việt Nam Hiện Nay..pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN : LỊCH SỬ CÁC THUYẾT HỌC KINH TẾ

ĐỀ TÀI : LÝ THUYẾT THẤT NGHIỆP VIỆC LÀM VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Nhóm : 5

Lớp học phần : 24100RLCP0221Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Thị Vân

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP 5

1.Khái niệm thất nghiệp 5

2 Phân loại thất nghiệp 7

2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp 7

2.2 Phân theo lý do thất nghiệp 8

2.3 Phân theo nguyên nhân gây thất nghiệp 8

2.4 Phân theo cung và cầu lao động 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA BIỆN PHÁP 9

1 Thực trạng thất nghiệp hiện nay 9

2 Phân loại thất nghiệp 12

2.1 Thiếu định hướng nghề nghiệp 12

2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp 12

2.3 Máy móc thiết bị hiện đại thay thế con người 12

2.4 Mức lương chưa hấp dẫn 12

2.5 Thiên tai, dịch bệnh 12

3 Tác động của thất nghiệp 13

3.1 Tác động kinh tế 13

3.2 Tác động xã hội, gia đình và bản thân 14

3.3 Tác động của bảo hiểm thất nghiệp 15

4.Biện pháp giảm tỉ lệ thất nghiệp 16

4.1 Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 16

4.2 Kích cầu 17

4.3 Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng 17

4.4 Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật 17

4.5 Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp 18

4.6 Tiếp tục triển khai các hính sách hỗ trợ an sinh xã hội 18

4.7 Hạn chế tăng dân số 18

2

Trang 3

4.8 Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động 18

CHƯƠNG III : MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 19Vấn đề thực tiễn ở Việt Nam hiện nay : 20KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 1986, Việt Nam chuyển cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Đến nay sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, ta đã thu được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng Trong những năm gần đây, đi cùng với sự đi lên toàn cầu nước ta cũng đạt được không ít thành tựu nhất định ở các ngành khác nhau như du

3

Trang 4

lịch, dịch vụ, xuất khẩu, y tế, Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân đồng thời cũng đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thử thách Một trong những thử thách đầy khó nhằn chính là vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành khắp mọi nơi trên Thế giới kéo dài từ năm 2020 thì tình trạng thất nghiệp trở nên ngày càng phổ biến và lan rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên toàn Thế giới Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội của Quốc gia Đối với nước ta là một đất nước có dân số đông thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động càng trở nên khó khăn hơn đặc biệt là những vùng ở nông thôn Hiện nay dịch bệnh đã được đẩy lùi tuy nhiên vấn đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao động tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn

Trong đề tài này, Nhóm 5 chúng em xin trình bày một số quan điiểm của nhóm về vấn đề thất nghiệp việc làm và vận dụng vào Việt Nam Chúng em hi vọng tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề này cũng như có phương hướng, biện pháp giảm thiểu thất nghiệp, thiếu việc làm để có thêm kiến thức, hiểu biết chính xác nhất cho đề tài này Đồng thời cũng để vận dụng vào chính đất nước mình

Nhóm 5 chúng em xin chân thành cảm ơn cô – Giảng viên học phần Lịch sử các thuyết học kinh tế đã tận tình hướng dẫn chúng em suốt quá trình học tập, tìm hiểu, thảo luận và xây dựng đề tài Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này, mặc dù đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu đọc tham khảo các tài liệu cũng như Giáo trình, sách báo nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức và kĩ năng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong cô thông cảm và đưa ra góp ý để bài chúng em tốt hơn, hoàn thiện hơn!

CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP

1 Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của xã hội hiện nay , khi mức thất nghiệp cao , tài nguyên bị lãng phí , thu nhập của người dân bị giảm sút

4

Trang 5

+ Về mặt kinh tế : mức thất nghiệp cao là thời kỳ GDP thực tế thấp hơn mức tiềm năng của nó ; mức thất nghiệp cao đi liền với mức cao của sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất

+ Về mặt xã hội : thất nghiệp gây ra tổn thất về sức lao động , tâm lý xã hội nặng nề

Thất nghiệp là tình trạng những người lao động không có việc làm và “(1) đã có những cố gắng cụ thể để tìm việc trong suốt 4 tuần trước đó , (2) bị giãn thợ khỏi 1 công việc và đang chờ được gọi trở lại , hay (3) đang chờ gọi đi làm trong tháng tới

? Vậy thất nghiệp là gì ?

- Một người bị coi là thất nghiệp khi : người đó đang trong độ tuổi lao động , có khả năng lao động đang tìm việc nhung chưa có việc làm

Ngoài ra còn có :

- Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm

- Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả công , lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật , hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật

- Lao động thiếu việc làm là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác dịnh là có việc làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ / tuần , có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ

Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp , những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm người đi học ( dưới 16 tuổi ) , nội trợ gia đình và những người không có khả năng lao động do đau ốm , bệnh tật và một số bộ phận

người không muốn tìm việc với những lí do khác nhau

5

Trang 6

Vận động trên thị trường lao động

Tỷ lệ thất nghiệp :

Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao động có việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp = U/ LF × 100%

(Nếu LF là lực lượng lao động, E là tổng số lao động có việc làm, U là số lao động thất nghiệp LF=E+U)

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp) Gộp lại, tất cả các nhân tố để sức ép đối với tiền lương và giá cả trên tất cả các thị trường đều cân bằng

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn 0 Vì trong một nước rộng lớn, mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa dạng, mức cung cầu về số

lượng hàng hoá, dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu

Tỷ lệ thất nghiệp liên quan chặt chẽ đến lạm phát Đó là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất mà đất nước có thể chấp nhận được ở mức trung bình mà không có

nguy cơ gây lạm phát tăng xoáy ốc.

Thời gian thất nghiệp

6

Trang 7

Có hai lý do quan trọng chi phối khiến cho tỷ lệ thất nghiệp có thể cao tại một thời điểm nhất định: (1) Xác xuất người lao động bị mất việc làm cao, (2) Lao động mất việc khó tìm được việc nên thời gian thất nghiệp thường kéo dài Vì vậy, khi đánh giá vấn đề quan trọng của thất nghiệp, ta cần xem xét thất nghiệp nhìn chung có tính chất ngắn hạn hay dài hạn Nếu thất nghiệp có tính chất ngắn hạn thì đó không phải vấn đề lớn Người lao động cần thời gian để chuyển từ làm việc này sang việc làm khác, thích hợp hơn với sở thích và năng lực, điều kiện của họ Ngược lại, nếu thất nghiệp có tính chất dài hạn thì đó quả thực là một vấn đề lớn Người lao động trong thờ gian này sẽ bị chịu sức ép lớn về kinh tế và tâm lý Do đó, việc nghiên cứu số liệu về “độ dài” của các “phiên” thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm

xác định mức độ ảnh hưởng của thất nghiệp đối với cuộc sống của người dân và cả của nền kinh tế đất nước.

Ví dụ : Giả định trong nền kinh tế có 100 người thất nghiệp và 99 người trong số này cơ thời gian thất nghiệp chỉ kéo dài 1 tuần, tuy nhiên thời gian thất nghiệp chỉ kéo dài 1 tuần Phần lớn thất nghiệp trong thời gian ngắn có nghĩa phần lớn người thất nghiệp trong thời chỉ có 1 tuần Nhưng trong khi đó , tổng số tuần thất nghiệp của nền kinh tế là 200 tuần ( 99+100) Do đó, phần lớn thất nghiệp của nền kinh tế là từ một người (101/200) Nói cách khác, phần lớn thời gian thất nghiệp có thể ngắn, nhưng phần lớn tuần thất nghiệp của người lao động có thể do một số ít người có thời gian thất nghiệp rất dài gây ra Cũng vì vậy, các nhà kinh tế và các chuyên gia hoạch định chính sách phải cẩn trọng khi diễn giải các số liệu thất nghiệp và có chương trình hỗ trợ người thất nghiệp cho phù hợp

- Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hỗ trợ người lao động thất nghiệp ở nền

+ Hỗ trợ đào tạo , bồi dưỡng , nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động ….

2 Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ về nó Có thể chia thành các loại như sau :

7

Trang 8

2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp

- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam – nữ) - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi – nghề)

- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn,…) - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

2.2 Phân theo lý do thất nghiệp

- Bỏ việc : Là những người tự ý xin thôi việc vì những lí do khác nhau như lương thấp, không hợp nghề,…

- Mất việc : Là những người bị các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lí do nào đó.

- Nhập mới : Là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm

- Tái nhập : Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

2.3 Phân theo nguyên nhân gây thất nghiệp

Thất nghiệp cơ cấu : là thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động Nguyên nhân có thể do (1) Người lao động thiếu kĩ năng hoặc (2) Sự khác biệt về địa điểm cư trú.

Thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân Ví dụ, mức cầu về loại lao động này tăng lên còn loại lao động khác thì giảm đi Trong trường hợp đó, thay đổi mức cung điều chỉnh không kịp, gây ra thất nghiệp Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu gộp chung lại gọi là thất nghiệp tự nhiên Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng.

Thất nghiệp cơ học : là thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ ,tìm việc mới; hoặc những người lao động mới hay gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.

Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp do tình trạng suy thoái về kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng Điều này phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp Nó gắn với gia đoạn suy thoái và đóng cửa chu kỳ kinh doanh.

8

Trang 9

Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường : Xảy ra khi tiền lương được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị - xã hội tác động

2.4 Phân theo cung và cầu lao động

Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động

- Thất nghiệp tự nguyện : một người được coi là thất nghiệp tự nguyện nếu như tại mức lương hiện có, người đó mong muốn nằm trong lực lượng lao động nhưng không mong muốn (chấp nhận) công việc được đưa ra - Thất nghiệp không tự nguyện : một người thất nghiệp không tự nguyện khi muốn đi làm với mức lương hiện có nhưng không tìm được việc.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA BIỆN PHÁP

1 Thực trạng thất nghiệp hiện nay

Trước đại dịch Covid-19, năm 2019 Việt Nam có số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ so với năm 2018 Theo theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.

Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh thành phố Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc, nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập…

9

Trang 10

Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng Ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng với 66,4% và 27%.

=> Tác động đến tình hình lao động, việc làm của cả nước và ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm trong quý I 2021 Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động gần 1,1 triệu người, giảm 137.000 người so với quý trước và tăng 12.100 người so với cùng kỳ năm trước Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm nay là 2,42%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn, cácquý giai đoạn 2019-2021

Đơn vị :%

10

Trang 11

Trong bối cảnh tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo thấp hơn so với năm trước, do sức cầu tại các nền kinh tế phát triển đang yếu đi và tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ giảm.

=> Các doanh nghiệp và thị trường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng bất lợi từ khó khăn của kinh tế thế giới

=> Đặc trưng của thị trường lao động Việt Nam có tỷ lệ phi chính thức cao nên mặc dù có một số doanh nghiệp cắt giảm hoặc giãn, hoãn lao động nhưng thất nghiệp chung biến động không nhiều so với quý trước.

Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 khoảng 1,08 triệu người, tăng 6,3 nghìn người so với quý trước và tăng 22,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 là 2,30%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới 3% (quý III năm 2022 là 2,79%, quý I năm 2023 là 2,66% và quý II năm 2023 là 2,75% và quý III năm 2023 là 2,78%).

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý giai đoạn 2020-2023

Tính chung 9 tháng năm 2023, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 1,07 triệu người, giảm 13,7 nghìn người so với cùng kỳ năm

11

Trang 12

trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2023 là 2,28%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng, giai đoạn2019-2023

=> So với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) và tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, hai tỷ lệ này đều giảm.

2 Phân loại thất nghiệp

2.1 Thiếu định hướng nghề nghiệp

Sinh viên, người lao động khi không định hướng được nghề nghiệp sẽ dẫn đến việc lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân.

=> Gây tình trạng chán nản, trì hoãn tìm việc, không tìm được công việc phù hợp với bản thân

2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp

Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chưa đạt yêu cầu Có những ngành nghề đòi hỏi trình độ hiểu biết, đào tạo, có chuyên môn sâu mà một phần lớn người lao động chưa đáp ứng được Khả năng ngoại ngữ của người lao động Việt Nam còn yếu, thiếu hiểu biết về văn hóa và luật phát của quốc gia mà hộ làm việc Thị trường lao động ở khu vực thành thị luôn phát triển mạnh hơn nông thôn, đây có lẽ là lý do tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn.

12

Trang 13

2.3 Máy móc thiết bị hiện đại thay thế con người

Trong thời đại 4.0 thời đại của công nghệ hiện nay, nhiều lao động đã bị thay thế bởi những máy móc tối tân Khi áp dụng và sử dụng máy móc Al, các công ty không cần phải quản lí chặt chẽ như công nhân và cũng không có chi phí bảo hiểm hay thanh toán thêm chi phí khác Trên hết, năng suất mà máy móc đem lại chắc chắn cao hơn so với công nhân,đó cũng là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm Chính vì thế, một số bộ phận người lao động sẽ không có việc làm.

2.4 Mức lương chưa hấp dẫn

Mức lương ở thị trường lao động chưa thực sự thỏa mãn người lao động, nhiều người lao động vẫn loay hoay đi tìm việc vì mức lương ở thị trường không xứng đáng với năng lực của họ.

2.5 Thiên tai, dịch bệnh

Thiên tai có thể ảnh hưởng tới phần lớn người lao động ở những khu vực bị ảnh hưởng, dẫn tới việc không có việc làm trong thời gian dài Ví dụ như lũ lụt, lũ quét, hạn hán khiến việc làm nông nghiệp bị trì hoãn Và chắc không còn quá xa lạ với chúng ta là dịch Covid-19 vừa qua, Covid-19 là căn bệnh hô hấp nguy hiểm nên hạn chế tiếp xúc và thực hiện giãn cách xã hội Điều này dẫn tới công việc bị trì trệ trong một thời gian rất dài, tất cả công việc đều phải dừng lại để thực hiện giãn cách Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người lao động bị mất nghiệp, nhiều doanh nhân, nhà máy, xí nghiệp phá sản.

3 Tác động của thất nghiệp 3.1 Tác động kinh tế

Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu kinh tế: làm giảm tổng sản phẩm do nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những hàng hóa và dịch vụ mà những người thất nghiệp đáng lẽ sản xuất ra, làm giảm khả năng thanh toán của cầu Định luật Okun (đặt theo tên của Arthur Melvin Okun, người đề xuất định luật này vào năm 1962) cho biết mối quan hệ giữa thất nghiệp và mức sụt giảm sản lượng của 1 quốc gia, được đúc kết từ quan sát thực nghiệm Theo định luật này, cứ 1% thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên thì tương ứng với 2% sự sụt giảm của sản lượng thực tế so với sản lượng tiểm năng.

Tình trạng nhiều người bị thất nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bản thân người lao động bị thất nghiệp và tổng thu nhập của gia đình Theo lý thuyết, khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu về hàng hóa và dịch vụ - tức là giảm nhu cầu có khả năng thanh toán Vì vậy, sẽ có ít hàng hóa và dịch vụ được tiến hành trao đổi và mua bán trên thị trường Kết quả làm

13

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan