1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nguyên tắc tổ chức hoạt động của tòa án nhân dân theo khoản 1 2 điều 103 hiến pháp 2013

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân theo khoản 1,2 điều 103 - Hiến pháp 2013
Tác giả Hồ Thu Huyền, Ngô Thùy Trang, Nguyễn Thị Hà Vy, Nguyễn Lê Thùy Linh, Phạm Thị Mỹ Lệ, Phạm Thị Lan, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Tôn Nữ Kim Anh, Phan Mai Minh Ánh, Trần Ngọc Thảo Nguyên
Trường học Trường Đại Học Luật – Đại Học Huế
Chuyên ngành Hiến pháp
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Nguyên tắc "Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia" :  Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1, điều 103 – Hiếnpháp 2013, với nội dung : “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án cóHội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA : LUẬT KINH TẾ

CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦATÒA ÁN NHÂN DÂN THEO KHOẢN 1,2 ĐIỀU 103 - HIẾN PHÁP

2013Học phần : Hiến pháp

Lớp : LKT K47A Thực hiện : Nhóm 6

- Hồ Thu Huyền - Ngô Thùy Trang - Nguyễn Thị Hà Vy - Nguyễn Lê Thùy Linh - Phạm Thị Mỹ Lệ - Phạm Thị Lan - Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Tôn Nữ Kim Anh - Phan Mai Minh Ánh - Trần Ngọc Thảo Nguyên

HUẾ - 2023

Trang 3

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước

được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phâncông và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Thực

hiện quyền tư pháp là một trong những chức năng rất quan trọng vàđược giao cho Tòa án nhân dân

 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

 Theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định, tổ chứcTòa án nhân dân gồm có:

- Tòa án nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân cấp cao - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàtương đương

- Tòa án quân sự

 Ngoài ra để bảo đảm Tòa án thực hiện được nhiệm vụ thi hànhcông lý mà hiến pháp đã giao, trong quá trình hoạt động Tòaán phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, quy định chặt chẽ về mặtthủ tục Có những nguyên tắc mang tính bao trùm toàn bộ hoạt

Trang 4

động của Tòa án, có những nguyên tắc chi phối việc thực hiện mộtloại công việc cụ thể của Tòa án.

 Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân đượchiểu là các quan điểm, tư tưởng chủ đạo, đồng thời cũng là các quytắc pháp lý quan trọng nhất và bao trùm toàn bộ hoạt động của hệ

thống Tòa án nhân dân, được quy định trong hiến pháp Có 7nguyên tắc hiến định được quy định trong điều 103 Hiến pháp2013, tiêu biểu đó là 2 nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử cóHội thẩm tham gia” và “Độc lập xét xử” với nội dung là khoản1 và khoản 2 của điều 103 Hiến pháp 2013.

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở pháp lý :

 Theo bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: - Điều 22 : Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia - Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định (nộidung Hiến pháp 2013 – Khoản 1 điều 103 )

- Hội thẩm quân nhân là người trực tiếp làm việc, sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ đem đến phiên tòa những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính xác, công minh.

 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Trang 5

- Điều 23: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo phápluật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xửcủa Thẩm phán, Hội thẩm.( nội dung Hiến pháp 2013 – Khoản 2 điều 103 )

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

2 Nội dung :

a Nguyên tắc "Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia" :

 Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1, điều 103 – Hiếnpháp 2013, với nội dung : “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án cóHội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rútgọn.”

 HỘI THẨM (TỨC HỘI THẨM NHÂN DÂN) là người đượcbầu theo quy định của pháp luật, để làm nhiệm vụ xét xửnhững vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nên Hội thẩm cũnglà một chức danh tố tụng

 Hội thẩm dân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giớithiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đồng thời,

Trang 6

cũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theođề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhấtvới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

 Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia được quyđịnh lần đầu tiên trong Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cảicách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, khi đó lần đầu tiên chếđịnh “hội thẩm nhân dân” được hình thành trong hệ thống Tòaán Đó cũng là cơ sở bước đầu cho sự phát triển hệ thống tưpháp Việt Nam.

 Đến Hiến pháp 2013 thì nguyên tắc này được cụ thể hóa bởi cácquy định của pháp luật với những nội dung như sau :

- Thứ nhất, một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân

Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng ” lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án.

- Thứ hai, hội thẩm chỉ xuất hiện trong hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm Xét xử phúc thẩm và xử giám đốc thẩm chỉ do các

thẩm phán thực hiện mà không có sự tham gia của hội thẩm Như vậy, nguyên tắc “xét xử có hội thẩm tham gia” không có nghĩa là hội thẩm tham gia mọi hoạt động xét xử của Tòa án mà chỉ tham gia vào lần xét xử đầu tiên đối với mỗi vụ việc

- Thứ ba, nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho nhân dân tham

gia vào hoạt động xét xử và tạo điều kiện cho hoạt động xét xử

Trang 7

Hoạt động xét xử có sự tham gia của nhân dân sẽ được tiến hành một cách khách quan, công bằng, chính xác bảo đảm được đúng pháp luật và bảo đảm được công lý, góp phần vào việc phòng ngừa

tội phạm Nguyên tắc này cũng cho thấy tính chất dân chủ của các hoạt động tư pháp trong đó có tư pháp hình sự.

- Thứ tư, việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm tham gia Hội thẩm quân nhân, Hội thẩm nhân dân là sẽ người được bầu hoặc cử tham gia vào hoạt động xét xử Với kinh nghiệm sống

của mình, cùng với kiến thức chuyên môn Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ, xác định sự thật của vụ án Hội thẩm quân nhân là người trực tiếp làm việc, sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ đem đến phiên tòa những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính xác, công minh

- Thứ năm, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm

phán Khi xét xử vụ án hình sự, mọi vấn đề phải được Thẩm phán

và Hội thẩm thảo luận và thông qua tại phòng nghị án Trong khi giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử cũng như trong khi quyết định bản án, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán

- Thứ sáu, để bảo đảm cho Hội thẩm tham gia hoạt động xét

xử có hiệu quả một mặt, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã ,

hội, các cơ sở kinh tế, các đơn vị vũ trang, các địa phương nơi Hội thẩm công tác và cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện thuận

Trang 8

lợi cho Hội thẩm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, và mặt khácHội thẩm phải tự mình bồi dưỡng kiến thức pháp lý, nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác xét xử.

 Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn không có sự tham giacủa Hội thẩm nhân dân do những nguyên nhân :

- Thủ tục rút gọn là một dạng đặc biệt của tố tụng hình sự, trongđó có sự giảm lược bớt một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong

việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nhằm mục đích giảm tảicông việc của cơ quan tố tụng, giải quyết nhanh chóng những loại ánđơn giản, chứng cứ rõ ràng, sớm khôi phục lại các quan hệ xã hội bịxâm hại, là thủ tục có tác động giáo dục, cải tạo bị cáo và giáo dụccộng đồng một cách có hiệu quả.

- Chính vì vậy mà trong thủ tục rút gọn sẽ không có hội thẩmtham gia và phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩmphán tiến hành

- Thủ tục rút gọn không phải là một thủ tục mới trong lịch sử lậppháp và áp dụng pháp luật ở nước ta Từ năm 1974, ở nước ta đã cónhững văn bản quy định về thủ tục rút gọn và đã được áp dụng trongthực tiễn điều tra, truy tố, xét xử Trên cơ sở kế thừa những quy định vềthủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng hình sự trước đó và thực tiễn ápdụng pháp luật

b Nguyên tắc “Độc lập xét xử” :

Trang 9

 “ Độc lập xét xử” là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạtđộng của hệ thống Tòa án trong nhà nước pháp quyền hiện đại. Nguyên tắc này ở Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều103 Hiến pháp năm 2013, với nội dung: “Thẩm phán, Hội thẩmxét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan,tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hộithẩm”

 Cho thấy được rằng, sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm là tổnghợp các biện pháp về xã hội, pháp luật, kinh tế, tổ chức nhằm hạnchế và ngăn chặn những tác động vào hoạt động xét xử Sự độc lậpđó được xem là sự độc lập trên thực tế đối với các yếu tố bên ngoàivà những yếu tố chủ quan của Hội thẩm và Thẩm phán trong thực

hiện nhiệm vụ xét xử Thẩm phán, Hội thẩm độc lập trong mọihoạt động của mình theo quy định của pháp luật tố tụng kể từkhi thụ lý vụ án cho tới khi kết thúc phiên tòa chứ không chỉgiới hạn bởi “khi xét xử”.

 Nguyên tắc “độc lập xét xử” được nhìn nhận trên hai phươngdiện:

- Thứ nhất, thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau khi thực

hiện chức năng xét xử Thẩm phán không được gây ảnh hưởng

hoặc tác động để Hội thẩm xử theo ý mình và ngược lại Cả hai loạichủ thể đều xét xử chỉ căn cứ vào pháp luật và niềm tin của mìnhvề pháp luật Đây là phương diện độc lập bên trong của Tòa án

Trang 10

- Khi xét xử, Thẩm phán độc lập với Hội thẩm trong việc xemxét và đánh giá chứng cứ để đưa ra các kết luận của mình màkhông lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của các thành viênkhác trong Hội đồng xét xử Đối với Hội thẩm, không một yêu

cầu hay đề nghị nào của những người khác có thể làm ảnh hưởngtới việc Hội thẩm áp dụng đúng pháp luật, theo đúng nội dung vàtinh thần của điều luật đối với các tình tiết của vụ án cụ thể

- Về nguyên tắc, Thẩm phán không được áp đặt ý kiến đối vớiHội thẩm khi xét xử Chỉ có thành viên Hội đồng xét xử mới được

tham gia nghị án Khi nghị án, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm

phán là người biểu quyết sau cùng Các vấn đề của vụ án đềuphải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số.

Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng

văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án Xét xử độc lập không cónghĩa là xét xử tùy tiện mà việc xét xử phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật.

động từ bên ngoài, bao gồm sự tác động từ các thẩm phán, hộithẩm đồng nghiệp cấp trên hay bất kì cơ quan, tổ chức nàokhác Đây là phương diện độc lập bên ngoài của thẩm phán và hội

thẩm

- Khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, Thẩm phán, Hộithẩm không bị phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra,không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát,

Trang 11

không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác hay của Tòaán cấp trên Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc

lập từ việc nhận định vụ án, diễn giải pháp luật, quyết định áp dụngpháp luật và ra bản án

- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được can thiệp, tác động tớicác thành viên của Hội đồng xét xử để buộc họ phải xét xử theo ýchí của mình Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòaán đều bị coi là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng tới tính kháchquan của hoạt động xét xử

 Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm cóthể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt dưluận xã hội nhưng khi ra quyết định về vụ án, Thẩm phán và Hội

thẩm phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét các vấnđề của vụ án một cách độc lập, khách quan, không bị ảnh hưởng, bịràng buộc bởi các quan điểm, ý kiến bên ngoài của vụ án

 Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra, đánh giá chứng cứ và cáctình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, khoa học, toàn diệncác chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, không được tùytiện, áp đặt ý chí chủ quan trong việc áp dụng pháp luật Quyếtđịnh của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã đượcthẩm tra tại phiên tòa

 Khi xét xử các vụ án hình sự, pháp luật hình sự và pháp luật tốtụng hình sự là những chuẩn mực, căn cứ để Thẩm phán vàHội thẩm xem xét, đối chiếu với sự việc xảy ra, với hành vi được

Trang 12

đưa ra xét xử và trên cơ sở các quy định của pháp luật, Hội đồng

xét xử đưa ra các phán quyết về hành vi phạm tội của bị cáo, về tộidanh và hình phạt được áp dụng đối với bị cáo một cách kháchquan, chính xác phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai mặt thống nhất của

một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng Độc lập tức là tuân theo

pháp luật và tuân theo pháp luật để được độc lập. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, pháp luật có những biện

pháp xử lý hành vi xâm phạm đến sự độc lập của thẩm phán và hộithẩm nhân dân: Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xửcủa Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.3 Ý nghĩa :

a Ý nghĩa của nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩmtham gia” được quy định tại khoản 2 điều 103 – Hiến pháp 2013,với nội dung: “việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hộithẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”: - Một là, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động

xét xử của Tòa án Việc tham gia vào công tác xét xử của Tòa án,

không chỉ là thực hiện quyền tư pháp, mà còn tham gia vào việckiểm soát thực hiện quyền tư pháp, thông qua việc góp tiếng nóiphản ánh tâm tư từ thực tiễn gắn bó gần gũi với đời sống hoàn cảnh

Trang 13

của người dân, bị cáo trong vụ án, để từ đó làm sáng tỏ nguyênnhân, hoàn cảnh phát sinh tội phạm cụ thể, phát sinh tranh chấp,…vào quá trình xét xử, nhằm giúp Hội đồng xét xử có sự đồng cảmtừ đó đưa ra quyết định thật chính xác, khách quan, bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của người dân theo quy định của pháp luật

- Hai là, tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và Nhân dân

thông qua cầu nối là Hội thẩm Cũng thông qua Hội thẩm, Tòa án

nắm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, tình cảm của Nhân dân.Một phán quyết của Tòa án chỉ có thể nhận được sự đồng tình củaNhân dân, khi nó phản ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh củapháp luật, khi thật sự là chỗ dựa về mặt tinh thần, là niềm tin vàocông lý của Nhân dân và khi đó tính thượng tôn pháp luật mớiđược đề cao

- Ba là, thông qua công tác xét xử Hội thẩm giúp Tòa án thực

hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

trong Nhân dân, tuyên truyền về kết quả xét xử, phân tích rõ cơ sởáp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ đó góp phầngiáo dục ý thức pháp luật của công dân tại nơi Hội thẩm làm việc

b Ý nghĩa của nguyên tắc “Độc lập xét xử” được quy định tạikhoản 2 điều 103 – Hiến pháp 2013, với nội dung : “Khi xét xử,Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo phápluật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việcxét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” :

Trang 14

 Đầu tiên việc pháp luật quy định nguyên tắc khi xét xử, Thẩmphán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luậtkhông chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa về thựctiễn thực hiện chức năng xét xử của Toà án nhân dân :

- Trước hết, việc tuân thủ nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính

khách quan trong việc xét xử và tính thống nhất của pháp luật,

đề cao trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trướcpháp luật, làm cho họ tự tin hơn khi đưa ra các quyết định liên quanđến vụ án Đồng thời, nguyên tắc này còn là “rào cản” để ngănngừa sự tác động của bất cứ cơ quan, cá nhân nào làm ảnh hưởngđến công tác xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và tạocho họ sự chủ động xem xét, đánh giá các chứng cứ, các tình tiếtcủa vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà, trong việc xác định cácquy phạm pháp luật cần áp dụng cũng như việc quyết định các vấnđề khác Trên ý nghĩa như vậy thì việc vi phạm nguyên tắc này tứclà vi phạm nghiêm trọng quy định của Hiến pháp, vi phạm Luật tổchức Toà án nhân dân và các văn bản pháp luật tố tụng khác

- Thứ hai, thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân

dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật góp phần đảmbảo và nâng cao chất lương xét xử các vụ án dân sự của Tòa án.

Đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của Thẩmphán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xư các vụ án dânsự

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w