1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn luật hành chính chủ đề trách nhiệm pháp lý của cán bộ công chức viên chức

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Pháp Lý Của Cán Bộ Công Chức, Viên Chức
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Khắc Hùng
Trường học Trường Đại Học Luật, Đại Học Huế
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục đích của đề tài (5)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu (5)
  • 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (5)
  • 5. Kết cấu tiểu luận (5)
  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (6)
    • 1.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý (6)
    • 1.2. Trách nhiệm chủ động của cán bộ công chức, viên chức (6)
    • 1.3. Trách nhiệm bị động của cán bộ công chức, viên chức (6)
    • 1.4. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý của cán bộ công chức,viên chức (6)
  • CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (7)
    • I. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ (7)
    • II. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (10)
    • III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT (11)
      • 5. Trách nhiệm của cán bộ công viên, viên chức (13)
      • 6. Các quy định xử phạt (13)
    • IV. TRÁCH NHIỆM KỈ LUẬT (14)
      • 2. Nguyên tắc xử lí kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức (14)
      • 3. Các hành vi của cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì bị xử lí theo các hình thức:. .16 4. Quy định xử phạt vi phạm kỷ luât (15)
        • 4.1 Đối với cán bộ, công chức (0)
        • 4.2 Đối với viên chức (0)
      • 5. Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật với cán bộ, công chức, viên chức là bao lâu? (17)
        • 5.1 Đối với cán bộ, công chức (0)
        • 5.2 Đối với viên chức (17)
    • V. TÌNH HUỐNG CỤ THỂ ĐỂ LÀM RÕ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KỶ LUẬT (18)
      • 1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống (18)
      • 2. Mục tiêu xử lý tình huống (0)
      • 3. Phân tích diễn biến tình huống (21)
      • 4. Nguyên nhân tình huống (0)
      • 5. Các phương án giải quyết tình huống (0)
      • 6. Tổ chức thực hiện phương án (0)
        • 1.1 Những giải pháp nâng cao đạo đức (26)
        • 1.2 Những giải pháp cụ thể (27)
      • 2. Kết luận (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Trách nhiệm chủ động của cán bộ công chức, viên chức: Trách nhiệm chủ động của cán bộ công chức, viên chức là nghĩa vụ mà cơ quan, cá nhân cán bộ công chức, viên chức phải thực hiện trướ

Mục đích của đề tài

Tôi thấy việc cải cách thủ tục hành chính, việc nâng cao, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ quản lý là hết sức cần thiết trong tình hình nhiệm vụ hiện nay, để đáp ứng cho yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế-xã hội.Trong thực tế đội ngũ cán bộ công chức có một bộ phận không nhỏ kém năng lực, phẩm chất, thiếu kiến thức kỹ năng xử lý hành chính Từ đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý cán bộ, công chức, công tác chuyên môn nội bộ cơ quan đơnvị mà tình huống Sau đây đã xảy ra ở một cơ quan hành chính sự nghiệp.

Nêu lên thực trạng vi phạm về trách nhiệm pháp lí của cán bộ công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, xác định những nguyễn nhân và những mặt hạn chế của thực trạng đó Kiến nghị và đưa ra các giải pháp hoàn thành trách nhiệm pháp lí của cán bộ công chức, viên chức cả về quy định pháp luật và tổ chức

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đối với phương pháp luận người viết chọn phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin làm hệ quy chiếu. Đối với phương pháp nghiên cứu được quy định ở pháp luật nên người viết sử dụng các biện pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và phân tích quy định của pháp luật để làm rõ trách nhiệm pháp lí của cán bộ công chức, viên chức.

Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận được trình bày theo ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội dung gồm 2 chương:

CHƯƠNG I: Một số vấn đề lý luận chung về cán bộ công chức, viên chức

CHƯƠNG II: Quy định pháp luật về các trách nhiệm pháp lí của cán bộ công chức,viên chức.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lí là quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lí ,những biện pháp cưỡng chế mang tính trừng phạt, răn đe theo quy định chế tài của nhà nước.

Trách nhiệm chủ động của cán bộ công chức, viên chức

Trách nhiệm chủ động của cán bộ công chức, viên chức là nghĩa vụ mà cơ quan, cá nhân cán bộ công chức, viên chức phải thực hiện trước Nhà nước, nhân dân trên cơ sở quy định của pháp luật và các nguyên tắc trong quản lý Nhà nước.

Trách nhiệm bị động của cán bộ công chức, viên chức

Trách nhiệm bị động của cán bộ công chức, viên chức là hậu quả mà Nhà nước áp dụng chế tài pháp luật đối với cơ quan, cá nhân cán bộ công chức,viên chức vi phạm nghĩa vụ khi thi hành công vụ, phải gánh chịu những bất lợi thiệt hại về thể chất, tinh thần do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đặc điểm trách nhiệm pháp lý của cán bộ công chức,viên chức

Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại trực tiếp vật chất hoặc tinh thần trên thực tế của Nhà nước, tổ chức, nhân dân trong khi thi hành công vụ Hành vi của cán bộ, công chức được coi là vi phạm khi thi hành công vụ khi thực hiện hành vi trái pháp luật và quyết định cấp trên, từ chối thực hiện quy định của pháp luật, lạm quyền, chậm trễ trong công vụ

Thứ hai, vấn đề trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức chia ra làm hai nhóm: nhóm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và nhóm cán bộ, công chức thực thicông vụ Việc chia ra làm hai nhóm thì dễ dàng trong việc xác định đối tượng cụ thể chịu trách nhiệm pháp lý, tránh việc chồng chéo trách nhiệm giữa các đối tượng.

Thứ ba, trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, chấn chỉnh Nội dung này được thể chế hóa vào quy định pháp luật, cụ thể là các nguyên tắc khi hoạt động công vụ được quy định tại điều 3 Luật cán bộ, công chức năm 2008

Thứ tư, hình thức lỗi của trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức là: cố ý hoặc vô ý Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có hành vi vi phạm trái pháp luật là lỗi của cán bộ, công chức Cũng có trường hợp khi thực hiện công vụ do sơ ý cán bộ, công chức gây ra lỗi Trường hợp không xác định được lỗi của cán bộ, công chức thì lỗi đó thuộc về cơ quan quản lý của cán bộ, công chức đó, đó là trách nhiệm của tập thể Lỗi cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường do cá nhân hay Nhà nước gây ra Trong trường hợp cá nhân cán bộ, công chức khi thi hành công vụ do điều kiện bất khả kháng thì họ có thể yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại đó.

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Trách nhiệm hình sự là hình thức truy cứu nghiêm ngặt nhất đối với công chức, áp dụng khi họ phạm tội trong quá trình thực hiện công vụ hoặc tái phạm sau khi đã bị xử lý kỷ luật hay hành chính Thực thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự là Tòa án, không có mối quan hệ trực thuộc giữa cơ quan thi hành trách nhiệm này với công chức vi phạm.

Trách nhiệm hình sự là hình thức cưỡng chế bên ngoài quan hệ công vụ còn trách nhiệm kỷ luật là hình thức cưỡng chế trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhà nước Tuy nhiên, chúng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ Căn cứ vào mức độ thiệt hại do vi phạm kỷ luật gây ra mà có thể có sự chuyển hóa từ trách nhiệm kỷ luật sang trách nhiệm hình sự Ngược lại, một công chức vi phạm hình sự có thể đồng thời với bản án của tòa án tuyên, còn bị cơ quan quản lý thi hành kỷ luật.

2 Quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự :

Trách nhiệm hình sự của công chức là hình thức trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất Cơ sở của trách nhiệm hình sự của công chức là việc thực hiện tội phạm trong hoạt động công vụ hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm Chủ thể áp dụng trách nhiệm hình sự là Tòa án (cơ quan xét xử) Giữa cơ quan áp dụng trách nhiệm hình sự với công chức vi phạm không có quan hệ trực thuộc

Trách nhiệm hình sự là hình thức cưỡng chế bên ngoài quan hệ công vụ còn trách nhiệm kỷ luật là hình thức cưỡng chế trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhà nước Tuy nhiên, chúng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ Căn cứ vào mức độ thiệt hại do vi phạm kỷ luật gây ra mà có thể có sự chuyển hóa từ trách nhiệm kỷ luật sang trách nhiệm hình sự Ngược lại, một công chức vi phạm hình sự có thể đồng thời với bản án của tòa án tuyên, còn bị cơ quan quản lý thi hành kỷ luật.

3 Đặc điểm của trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội được pháp luật quy định Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chỉ những người phạm tội do Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự Việc thực hiện tội phạm tạo ra sự kiện pháp lý phát sinh Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm này tồn tại khách quan từ thời điểm tội phạm được thực hiện, bất kể cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện hành vi vi phạm hay chưa.

4 Các quy định xử phạt vi phạm hình sự:

Với các cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ theo quy định của pháp luật như sau:

Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm

: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi + Đối với công chức việc.

– Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:

+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án

+ Hoàn trả cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên.

Hình thức kỷ luật đối với viên chức Căn cứ tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:

- Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: + Khiển trách;

- Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan

- Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý

- Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức

- Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức 2010, hình thức buộc thôi việc là một trong các hình thức kỷ luật đối với viên chức

Tùy theo tính chất, mức đô y nguy hiểm của hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả mà công chức, viên chức thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó, do vậy trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước Nhà nước.

2 Quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính :

Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước; c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

3 Đặc điểm của trách nhiệm hành chính:

Trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm là việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng một trong các hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức này.

4 Các quy định xử phạt vi phạm hành chính:

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của công dân Việc tịch thu này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, đúng đắn và tuân thủ các nguyên tắc tố tụng hành chính.

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Trách nhiệm vật chất là hậu pháp lí bất lợi về tài sản mà cán bộ, công chức phải chịu trước Nhà nước, nếu trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản của nhà nước hoặc của người khác, được thực hiện theo hình thức: bồi thường và hoàn trả - Khi cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 4, điều 39 pháp lệnh 1998) - Khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho chơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật (khoản 5, điều 39 pháp lệnh 1998).

2 Đặc điểm của trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức

Cơ sở phát sinh trách nhiệm là có thiệt hại gây ra cho Nhà nước ( trực tiếp hoặc gián tiếp) cho hành vi trái pháp luật, có lỗi.

- Chủ thể của quan hệ, trách nhiệm là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

- Đối tượng được " bồi thường " hoặc " hoàn trả " thiệt hại về tài sản là Nhà nước

- Trách nhiệm này không được áp dụng độc lập.

Quá trình truy cứu trách nhiệm vật chất giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tượng bị truy cứu, cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, chịu sự ràng buộc bởi mối quan hệ trực thuộc về công vụ Điều này ngụ ý rằng các bên liên quan có mối liên hệ chặt chẽ về mặt hành chính và cấp bậc, ảnh hưởng đến quá trình xác định, xử lý và thi hành các nghĩa vụ tài chính phát sinh do vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công.

- Khác với trách nhiệm dân sự

- Trách nhiệm vật chất theo luật hành chính có điểm giống với trách nhiệm vật chất theo luật lao động.

3 Nguyên tắc về bồi thường thiệt hại:

Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai

- Việc công chức bị xử lí kỉ luật không loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trường hợp có nhiều công chức cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, đơn vị thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm vật chất trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi người

- Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường

- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, đơn vị số tiền mà cơ quan, đơn vị đã bồi thường cho người thiệt hại.

4 Bồi thường thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ:

Cơ quan, đơn vị bồi thường cho người bị thiệt hại - Công chức gây thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà cơ quan, đơn vị đã bồi thường cho người bị thiệt hại * Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thành lập hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả, bồi thường thiệt hại Hội đồng có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá thiệt hại, xác định mức độ lỗi và khả năng kinh tế của công chức; trên cơ sở đó kiến nghị mức hoàn trả và phương thức hoàn trả.

5 Trách nhiệm của cán bộ công viên, viên chức:

- Người nào có lỗi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây ra thiệt hại thì người ấy phải bồi thường Nếu nhiều người có lỗi thì tất cả những người có lỗi đều phải bồi thường.

- Nếu người phụ trách công việc chứng minh được rằng lỗi không phải ở họ hoặc không phải do một mình họ gây ra thì xí nghiệp, cơ quan phải tìm ra người có lỗi và xác định rõ lỗi của từng người

Nếu thiệt hại xảy ra do các điều kiện khách quan không lường trước được hoặc vượt quá khả năng kiểm soát của con người, chẳng hạn như thiên tai, chiến tranh, và người chịu trách nhiệm đã nỗ lực hết sức để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại, họ sẽ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường Tuy nhiên, nếu người chịu trách nhiệm không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và khả năng để ngăn ngừa thiệt hại, họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Công nhân, viên chức chỉ phải bồi thường những thiệt hại đã trực tiếp gây ra cho tài sản của Nhà nước, không phải bồi thường những thiệt hại gián tiếp là hậu quả của việc tài sản bị thiệt hại gây ra

- Mức bồi thường cao hay thấp là tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ, thiệt hại nhiều hay ít, có cân nhắc hoàn cảnh xảy ra thiệt hại và tinh thần, thái độ công tác của người phạm lỗi - Nếu làm hư hỏng tài sản của Nhà nước thì, tuỳ tình hình, phải bồi thường cả hay một phần sự thiệt hại, nhưng mức bồi thường tối đa không quá 3 tháng lương và phụ cấp lương của người phạm lỗi - Cách thực hiện bồi thường là trừ dần vào lương hàng tháng, trừ trường hợp người phạm lỗi tự nguyện trả hết một lần

Số tiền trừ hàng tháng phải tính toán một cách hợp lý, sát với hoàn cảnh kinh tế của người phạm lỗi, nhưng không dưới 10% và không quá 30% số lương và phụ cấp lương hàng tháng của người phạm lỗi - Trong thời gian thực hiện việc bồi thường, nếu người phạm lỗi gặp khó khăn đột xuất trong đời sống thì có thể tạm thời được hoãn việc bồi thường; trường hợp cá biệt, xét nên có sự chiếu cố đặc biệt, thì cũng có thể được giảm, miễn mức bồi thường.

6 Các quy định xử phạt:

- Những vụ do vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, đều do xí nghiệp, cơ quan có trách nhiệm quản lý tài sản bị thiệt hại xử lý, trừ những trường hợp miễn, giảm mức bồi thường nói ở các điều 12 và 14 Thẩm quyền xử lý của từng loại xí nghiệp, cơ quan do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố quy định đối với các đơn vị thuộc địa phương, bộ chủ quản quy định đối với các đơn vị thuộc địa phương, bộ chủ quản quy định đối với các đơn vị thuộc Trung Ương

Trong trường hợp sự việc rõ ràng, thiệt hại không đáng kể và người phạm lỗi đã nhận trách nhiệm bồi thường, thủ trưởng đơn vị phải nhanh chóng xem xét và quyết định mức bồi thường Quyết định này được đưa ra sau khi thủ trưởng đơn vị đã tham vấn với ban chấp hành công đoàn cơ sở và kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị, nếu đơn vị chưa có kế toán trưởng).

Thủ trưởng cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm xét duyệt đơn khiếu nại, trả lời người khiếu nại và thẩm tra lại quyết định bồi thường của cấp dưới Họ có thẩm quyền bác bỏ hoặc sửa đổi quyết định của cấp dưới, đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong quá trình xử lý khiếu nại.

TRÁCH NHIỆM KỈ LUẬT

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2 Nguyên tắc xử lí kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức:

- Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn

Căn cứ theo quy định, hành vi vi phạm kỷ luật nếu tái phạm trong vòng 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực thì bị coi là tái phạm Trong trường hợp ngoài thời hạn nói trên, hành vi vi phạm được xem là lần đầu nhưng sẽ được xem xét là tình tiết tăng nặng khi đánh giá xử lý kỷ luật.

3 Các hành vi của cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì bị xử lí theo các hình thức:

Theo Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định

"Điều 6 Các hành vi bị xử lý kỷ luật

1 Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

2 Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau: a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác. d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác."

4 Quy định xử phạt vi phạm kỷ luât

4.1 Đối với cán bộ, công chức

- Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP

- Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

- Áp dụng đối với viên chức quản lý

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

5 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật với cán bộ, công chức, viên chức là bao lâu?

5.1 Đối với cán bộ, công chức

Theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

"Điều 80 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1 Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

2 Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

TÌNH HUỐNG CỤ THỂ ĐỂ LÀM RÕ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KỶ LUẬT

1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 1998, sau khi làm việc 5 năm tại một công ty Cổ phần xây dựng, anh M đã thi đỗ công chức thông qua tuyển dụng về làm việc tại phòng Hành chính Tài vụ thuộc Chi cục B có Lãnh đạo cơ quan là chú ruột Với lợi thế đó cùng với kinh nghiệm làm về xây dựng và sự khéo léo của bản thân, anh M đã tranh thủ được sự ủng hộ của cơ quan và được giao nhiệm vụ phụ trách thanh toán các dự án đầu tư xây dựng về phát triển nông thôn.

Là một cán bộ trẻ với rất nhiều lợi thế như vậy cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo cơ quan nên anh

M luôn được phân công phụ trách thanh toán về các dự án đầu tư lớn, có số vốn đầu tư hàng tỷ đồng Thời gian đầu anh M tỏ ra rất chăm chỉ làm việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, bước đầu đã gây được mối thiện cảm với cán bộ, công chức trong cơ quan. Nhưng sau hơn 3 năm công tác, sự khéo léo của mình và tư tưởng tư túi bắt đầu phát sinh khi được chịu trách nhiệm những dự án lớn, anh M bắt đầu nảy sinh ra việc gây khó dễ đối với các doanh nghiệp Anh M đã bắt đầu biết lợi dụng và tận dụng hết quyền hạn của người làm thanh toán dự án của mình, gây phiền hà sách nhiễu đối với doanh nghiệp để nhận tiền bồi dưỡng “bôi trơn” Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo cấp trên nhận được phản ánh của doanh nghiệp tố cáo anh M gây phiền hà, sách nhiễu đến thủ tục thanh toán Do không chi tiền “bôi trơn” theo yêu cầu của anh M nên hậu quả là mất thời gian, chậm việc thi công công trình Qua xem xét, lãnh đạo cơ quan B thấy sự việc có chiều hướng diễn biếnphức tạp Lãnh đạo cơ quan B đã mời đại diện doanh nghiệp H và anh M lên làm việc để tìm hiểu nguyên nhân và làm rõ vấn đề Sau hơn 2 giờ làm việc, không hiểu nội dung cuộc gặp thế nào nhưng sau đó doanh nghiệp H đã dừng việc tố cáo anh M gây phiền hà, sách nhiễu Sự việc không được làm sáng tỏ, chỉ thấy trong buổi giao ban chuyên môn hôm sau, lãnh đạo cơ quan B chỉ phê bình, nhắc nhở cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện tốt chế độ công vụ, tránh xảy ra trường hợp như đồng chí M vừa qua, do sơ xuất đã gây khó khăn cho doanh nghiệp H.

Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà của cán bộ M là vi phạm pháp luật lao động, Luật Cán bộ công chức và nội quy, quy chế ngành Tuy nhiên, cơ quan B lại không có bất kỳ biện pháp xử lý nào, dẫn đến sự bất bình trong dư luận về công tác tổ chức cán bộ.

Mục tiêu xử lý tình huống:

Trong tình huống này có nhiều vấn đề cần quan tâm: Xử lý kỷ luật đối với anh M, xử lý trách nhiệm đối với thủ trưởng cơ quan B Song trong khuôn khổ bài tiểu luận này, nhóm em chỉ đề cập đến vấn đề kỷ luật anh M của cơ quan B Một quyết định quản lý hành chính xác đáng cần phải được đưa ra để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm và ngăn ngừa những tiền lệ xấu trong tương lai Quyết định lỷ luật phải đảm bảo hài hoà lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể mà đại diện ở đây là cơ quan B và cá nhân anh M Việc xử lý kỷ luật nghiêm minh nhằm mục đích giáo dục công chức đồng thời góp phần phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của công chức Giải pháp cho trường hợp anh M phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật nhưng cũng phải mềm dẻo, linh hoạt Mặt khác nó phải đáp ứng được nhu cầu về mặt công tác, vừa phải hợp tình, hợp lý giúp anh M nhận ra những thiếu sót, sai phạm của mình để sửa chữa Đồng thời thông qua hình thức kỷ luật đối với anh M nhắc nhở mọi công chức, viên chức trong cơ quan phải tôn trọng và nâng cao đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện trách nhiệm vụ được giao, không để lặp lại tình trạng nêu trên.

Khen thưởng, kỷ luật đối với công chức là một việc rất cần thiết, tạo điều kiện cho công chức làm việc tốt hơn, nếu thiếu các hình thức khen thưởng, kỷ luật thì việc đánh giá cán bộ công chức hàng năm không có tác dụng Trong thực tế, công chức cho gắn với quyền lực công và phải giải quyết các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công dân và tổ chức hay vì mục đích vụ lợi cá nhân, nên có nhiều khả năng dẫn đến sai phạm kỷ luật.

Kỷ luật công chức mang ý nghĩa của kỷ luật hành chính, nó gắn liền với các hình thức: Hình thức mang tính danh dự, kỷ luật gắn liền với chức nghiệp, xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích cho hoạt động công vụ tốt hơn.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà công chức sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:* **Khiển trách:** Khi công chức có lỗi nhẹ, chưa đến mức phải cảnh cáo.* **Cảnh cáo:** Khi công chức có lỗi nghiêm trọng hơn khiển trách, nhưng chưa đến mức phải hạ bậc lương.* **Hạ bậc lương:** Khi công chức có lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng lực thực hiện công việc.* **Giáng chức:** Khi công chức có lỗi rất nghiêm trọng, không còn đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ hiện tại.* **Cách chức:** Khi công chức có lỗi cực kỳ nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc, quy định của pháp luật.* **Buộc thôi việc:** Khi công chức có lỗi rất nghiêm trọng, không còn đủ tư cách để tiếp tục công tác.

3 Phân tích diễn biến tình huống:

- Dựa trên cơ sở lý luận chúng ta có thể thấy anh M đã lơ là với công việc, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến công việc của đơn vị Hơn thế nữa anh M còn lợi dụng danh nghĩa cơ quan để nhận tiền bồi dưỡng của tổ chức, có thái độ thiếu thành khẩn khi bị phát giác Như vậy, xét về mặt nguyên tắc thì anh M đã vì phạm điều khoản quy định trong Luật Cán bộ công chức, vi phạm nội quy, quy chế cơ quan.

- Việc cơ quan B không tiến hành kỷ luật anh M mà chỉ nhắc nhở chung chung trong giao ban chuyên môn đã để lọt người, lọt tội, làm cho pháp luật không được thực hiện nghiêm minh Trong việc vi phạm của anh M thì lãnh đạo cơ quan B cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì chính lãnh đạo cơ quan B đã tạo ra những cơ hội và điều kiện để anh M vi phạm kỷ luật, núp bóng làm càn, cậy thế làm tiền trên sự vất vả của tổ chức, công dân và làm mất danh dự, uy tín của ngành Trách nhiệm của người lãnh đạo như vậy thì liệu hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính nhà nước tại cơ quan đó có còn hiệu lực? Trường hợp vi phạm kỷ luật của anh M nếu không giải quyết thoả đáng sẽ gây ảnh hưởng đến công tác của cơ quan B và chính bản thân anh

M, có thể tạo tiền lệ nguy hiểm trong công tác quản lý cán bộ, nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh trong bộ máy quản lý nhà nước, làm mất ổn định trong đoàn kết nội bộ cơ quan.

Cơ chế thị trường tác động khiến cán bộ M nhận thấy quyền lực của mình sau khi đảm nhiệm chức vụ mới và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp Từ đó, M lơ là công việc, không chịu học hỏi nâng cao trình độ, vi phạm nội quy, quy chế, bất chấp góp ý của đồng nghiệp M nhận và vòi tiền bồi dưỡng từ các tổ chức liên hệ công tác, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức.

Có thể nhìn nhận thấy những nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan ở đây là do chính bản thân anh M thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không nhận thức rõ được nhiệm vụ của người công chức Việc được tuyển vào cơ quan khi có kinh nghiệm làm bên ngoài ở các công ty xây dựng và tài quan hệ khéo léo của bản thân nên anh M tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm Nếu anh M có ý thức kỷ luật tốt hơn, biết nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc và cầu thị thì chắc chắn sẽ không xảy ra việc bàn cãi này Nhưng về khách quan mà nói đồng lương của cán bộ côg chức nước ta hiện nay còn thấp đặc biệt là với cơ quan có những đặc thù riêng, thường xuyên phải làm việc ngoài giờ và cả ngày nghỉ trong khi đồng lương không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình ở chốn thành thị đắt đỏ này Anh M lại là một cán bộ trẻ, đồng lương lại thấp trong khi nhu cầu tiêu dùng thì cao Mặt khác do công tác quản lý cán bộ ở cơ quan chưa tốt, những nội quy, quy định đề ra không giám sát và thực hiện không nghiêm túc Bên cạnh đó một bộ phận lãnh đạo trong cơ quan có phần nể sợ vì chú ruột anh M là người có chức sắc, nên không thể hiện thái độ dứt khoát, rõ ràng do đó anh M được dịp lấn lướt dẫn đến vi phạm pháp luật.

Hậu quả của tình huống:

Việc anh M vi phạm kỷ luật là rõ ràng nhưng cơ quan B đã không có bất cứ hình thức kỷ luật nào đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công việc và ảnh hưởng chung đến kết quả công tác của cơ quan Đồng thời, gây nên làn sóng dư luận, tạo tâm lý không tốt cho cán bộ công chức trong cơ quan đó là: biểu hiện xuôi chiều, là sự nể nang không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, là tiếp tay cho một số cán bộ, công chức có quyền lộng quyền, đạo đức công chức bị giám sút, dẫn đến bè phái mất đoàn kết nội bộ.

Các phương án giải quyết tình huống:

Cơ quan B phải tiến hành xử lý kỷ luật anh M theo quy trình thủ tục và hình thức kỷ luật thích hợp được quy định trong Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ – CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

Từ việc phân tích đánh giá tình huống nêu trên, theo tôi có thể giải quyết tình huống đó theo phương án sau:

Phương án 1: Cơ quan B ra quyết định cảnh cáo đối với anh M Ưu điểm của phương án: Thực hiện đúng theo các điều khoản quy định tại Luật cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ – CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w