1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Ứng dụng Logistics vào hoạt động nhà ga hàng hóa hàng không Tân Sơn Nhất SCSC

150 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Logistics vào hoạt động nhà ga hàng hóa hàng không Tân Sơn Nhất SCSC
Tác giả Nguyễn Hoành Hải
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Chung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 3,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1 Giới thiệu (14)
    • 1.2 Đặt vấn đề (15)
    • 1.3 Mục tiêu (18)
    • 1.4 Nội dung (18)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.6 Bố cục đề tài (19)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN (21)
    • 2.1 Cơ sở khoa học của việc ứng dụng logistics nhằm tối ƣu hóa hoạt động của nhà ga hàng hóa quốc tế Tân Sơn Nhất (0)
      • 2.1.1 Lý thuyết về Logistics (21)
      • 2.1.2 Phân loại logistics (22)
      • 2.1.3 Nội dung cơ bản của quản trị logistics (23)
      • 2.1.4 Chi phí và những lãng phí trong hoạt động logistics (24)
      • 2.1.5 Ứng dụng logistics của các nước trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và những bài học kinh nghiệm (25)
    • 2.2 Phương pháp luận (29)
    • 2.3 Nghiên cứu liên quan (31)
  • CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CÔNG TY SCSC – HIỆN TRẠNG NHÀ GA HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT (32)
    • 3.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn (32)
      • 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (32)
      • 3.1.2 Hệ thống tổ chức công ty SCSC (34)
    • 3.2 Thực trạng về cơ sở vật chất, mặt bằng, trang thiết bị phục vụ tại Nhà ga hàng hóa Quốc tế Tân Sơn Nhất (37)
    • 3.3 Phân tích và đánh giá hệ thống logistics hiện tại tại ga hàng hoá hàng không Tân Sơn Nhất (39)
      • 3.3.1 Quy trình phục vụ hàng hóa tại nhà ga hàng hóa Tân Sơn Nhất (39)
      • 3.3.2 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại nha ga SCSC (43)
      • 3.3.3 Phân bố các vị trí lưu kho trong nhà ga hàng hóa (44)
      • 3.3.4 Quy trình kiểm tra chất lƣợng và đánh giá dịch vụ tại nhà ga SCSC (53)
  • CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP (60)
    • 4.1 Bố trí mặt bằng nhà kho (60)
      • 4.1.1. Phân tích thực trạng lưu kho (60)
      • 4.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khu vực lưu kho (70)
      • 4.1.3. Đề xuất cải tiến về việc bố trí mặt bằng lưu kho (78)
      • 4.1.4. Đánh giá hiệu quả của việc tái bố trí mặt bằng lưu kho (83)
    • 4.2 Cải tiến dòng thông tin giữa các hoạt động trong hệ thống Logistics (87)
      • 4.2.1. Mô tả quá trình làm thủ tục nhận hàng hiện tại (87)
      • 4.2.2. Nhƣợc điểm của quy trình phục vụ thủ tục hiện tại (93)
      • 4.2.3. Đề xuất cải tiến (93)
      • 4.2.4. Kết quả sau cải tiến (94)
      • 4.2.5. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống mới so với hệ thống hiện tại (102)
  • CHƯƠNG V: XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ (105)
    • 5.3.1. Thông tin Không vận đơn (AWB) (108)
    • 5.3.2. Thông tin vị trí lưu trữ (109)
    • 5.3.3. Danh sách thiết bị (110)
    • 5.3.4. Kế hoạch bảo trì (111)
  • CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (113)
    • 6.1. Kết luận (113)
    • 6.2. Kiến nghị (114)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (54)
    • 1. Mã nguồn form thông tin không vận đơn (AWB) (122)
    • 2. Mã nguồn form danh mục thiết bị (129)
    • 3. Mã nguồn form kế hoạch bảo trì (139)

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau thời gian khủng hoảng và thị trường hàng hóa hàng không ngày càng cạnh tranh gay gắt, để có thể thỏa mãn tối đ

GIỚI THIỆU

Giới thiệu

Logistics đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khá lâu nhưng người Việt vẫn chƣa thật sự quen với thuật ngữ này Logistics là một trong số ít thuật ngữ khó dịch nhất vì nó bao hàm ý nghĩa quá rộng đến nổi không có một từ đơn ngữ nào có thể diễn tả cụ thể và rõ ràng nội dung của nó Có rất nhiều định nghĩa về logistics và dịch vụ logistics nhƣ sau:

Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ƣu các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng

Logistics còn có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản suất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng (theo nguồn UNESCAP - The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (theo nguồn World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert 1998)

Theo quy định tại điều 233 Luật thương mại 2005, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân/ tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” Như vậy nói một cách đơn giản, dịch vụ logistics là việc thực hiện và kiểm soát hàng hoá cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hoá đến nơi tiêu thụ hàng hoá cuối cùng”

Trong bảng xếp hạng thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 53 về hiệu quả hoạt động logistics Do vốn và nguồn nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của doanh nghiệp còn rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp logistics không có

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics còn rời rạc, thiếu sự hợp tác và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp mà đôi khi còn có những cạnh tranh không lành mạnh Vì lý do đó đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam so với các đối tác nước ngoài ngay trên thị trường nội địa

Tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống bến bãi chuyên nghiệp chƣa đƣợc hình thành và sơ sở hạ tầng chƣa đủ hoàn thiện để các doanh nghiệp kinh doanh logistics phát triển mạnh mẽ hơn Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang là sân bay duy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh phục vụ các dịch vụ hành khách và hàng hóa với tổng diện tích 1089,8 hecta gồm phần diện tích sân bay, phục vụ sân bay và phục vụ quốc phòng

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã có sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, còn có sự tham gia của 25 tập đoàn logistics nước ngoài có khả năng cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức trình độ cao Sự ra đời của hàng loạt các công ty giao nhận vận tải đã tạo ra nguồn cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải phong phú

Tóm lại, dịch vụ mà công ty giao nhận Việt Nam cung cấp cũng khá đa dạng, tuy vậy hầu nhƣ vẫn còn là những dịch vụ giao nhận truyển thống Mặt khác, các dịch vụ này chƣa đƣợc tổ chức xuyên suốt thành một chuỗi dịch vụ trong hoạt động logistics mà chỉ là những hoạt động riêng lẻ và ngắt quãng Các khách hàng giao trọn quá trình phân phối cho các công ty giao nhận Việt Nam còn rất ít.

Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không không còn chỉ để phục vụ những nhu cầu đặc biệt của quân đội, chuyển phát nhanh, nhu cầu khẩn cấp… Lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không ngày càng tăng cao vì vậy các nhà ga hàng hóa tại các sân bay nơi giao nhận và xử lý hàng hóa cho các hãng hàng không phải tối ƣu hóa hoạt động để đáp ứng nhu cầu khai thác, phục vụ các chuyến bay và cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực

Phục vụ hàng hóa hàng không là quá trình khá phức tạp Vận chuyển hàng hóa hàng không chỉ đƣợc lựa chọn khi hàng hóa đó cần đƣợc chuyển đến nơi nhận trong thời gian ngắn, vì thế yêu cầu về thời gian là yếu tố quan trọng nhất Phục vụ hàng hóa hàng không cần phải đƣợc tiến hành càng nhanh càng tốt Với áp lực của khối lƣợng hàng hóa và sức ép về thời gian đòi hỏi nhà ga phải sẵn sàng các nguồn lực để phục vụ tốt bao gồm nhân lực và hệ thống thiết bị; đặc biệt vào những lúc có nhiều chuyến bay đến và đi trong một khoản thời gian ngắn Vì thế việc lập kế hoạch và phân bổ các nguồn lực, bố trí mặt bằng kho bãi hợp lý là bài toán khó mà nhà ga hàng hóa nào cũng phải đối diện và giải quyết triệt để nhằm mục đích đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng

Một trong những thử thách lớn nhất đối với việc quản lý hoạt động của nhà ga hàng hóa là điều độ và bố trí mặt bằng kho bãi, hệ thống kệ lưu trữ và các thiết bị xếp dỡ hàng hóa để tối đa hóa công suất hoạt động của nhà ga với chi phí tổi thiểu

Luận văn này nghiên cứu những vấn đề chƣa đƣợc hoàn thiện trong hoạt động khai thác tại nhà ga hàng hóa quốc tế Tân Sơn Nhất của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn; đồng thời đƣợc thực hiện với mục đích tối ƣu hóa hoạt động khai thác để đáp ứng yêu cầu khách hàng Đƣợc trang bị cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh nhƣng hoạt động tại nhà ga hàng hoá vẫn chƣa thật sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn Mặt bằng nhà ga khá rộng nhưng bố trí hiện tại chưa hợp lý dẫn đến một số vị trí thường bị quá tải Đối với hàng xuất khẩu, quy trình phục vụ thông thường chỉ thực hiện vài giờ trước thời điểm đưa lên máy bay hoặc chỉ gom hàng trong ngày, có rất ít trường hợp lưu kho trung dài hạn thì mặt bằng lại đƣợc phân bố khá rộng Trong khi đó, mặt bằng đƣợc phân bổ cho khu vực phát hàng nhỏ hẹp gây quá tải, ùn tắc Lƣợng hàng hóa nhập khẩu thường nhiều và có thời hạn lưu kho dài hơn cho các trường hợp gặp những vướng mắc ở các thủ tục hải quan, thời gian thực hiện các công tác kiểm định, đóng thuế nhập khẩu, Một số vấn đề tồn tại cụ thể nhƣ sau:

- Phương pháp lưu trữ và giao nhận hàng hóa tốn nhiều thời gian để tìm kiếm cũng nhƣ chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học Việc các xe nâng hàng phải di chuyển trên những đoạn đường quá xa để cất và lấy hàng khi cần giao nhận làm ảnh hưởng đến thời gian phục vụ và dẫn đến sử dụng các thiết bị không đạt hiệu quả cao

- Việc bố trí mặt bằng và phân luồng di chuyển thiết bị không hợp lý thường xuyên gây ra hiện tƣợng tắc nghẽn

- Chƣa tối ƣu hóa quy trình phục vụ hàng hóa cho một chuyến bay bao gồm phương thức chất xếp, thời gian xử lý hàng hóa và các thủ tục kiểm soát, giao nhận

- Thiếu khả năng đáp ứng cho việc xử lý hàng hoá trong những tháng cao điểm, những ngày tập trung nhiều chuyến bay hoặc những ngày phải phục vụ với lượng hàng hoá bị ứ đọng do các chuyến bay trước đó bị hủy, lượng hàng hóa phải xử lý trong những ngày này lên đến 300 tấn/ ngày

- Chƣa phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống thông tin liên lạc giữa các phòng ban trong công ty cũng nhƣ thông tin về hàng hoá để giúp truy xuất nhanh trong các trường hợp xử lý bất thường

SCSC cần nhanh chóng áp dụng dịch vụ logistics vào hoạt động của nhà ga hàng hoá để khắc phục và giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên, do đó luận văn:

“Ứng dụng logistics vào hoạt động nhà ga hàng hoá hàng không Tân Sơn Nhất - SCSC” đƣợc đề xuất sẽ khái quát về thực trạng hoạt động khai thác hàng hóa hàng không, hệ thống thiết bị và bố trí mặt bằng nhà ga, đồng thời nêu lên những khó khăn hiện tại của công ty và đề xuất mô hình cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động tại nhà ga hàng hóa SCSC Luận văn cũng nêu lên những cơ hội và thách thức mà Công ty đang gặp phải để từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước những đối thủ trong và ngoài nước nhiều kinh nghiệm và có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ.

Mục tiêu

Ứng dụng logistics vào hoạt động nhà ga hàng hoá hàng không Tân Sơn Nhất – SCSC để thực hiện một số cải tiến nhằm tối ƣu hóa hoạt động của nhà ga và cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng:

- Bố trí và tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng mặt bằng kho bãi nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động khai thác tại nhà ga hàng hóa

- Cải tiến quy trình thực hiện các thủ tục để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng thông qua đăng ký/ truy xuất thông tin hàng hóa, giảm thời gian chờ làm các thủ tục giao nhận hàng… trên cơ sở hệ thống quản lý hiện có

- Đề xuất phần mềm hỗ trợ quản lý nhà ga hàng hóa để quản lý vị trí lưu trữ hàng hóa và hệ thống trang thiết bị tại nhà ga.

Nội dung

nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại

- Tìm hiểu về lý thuyết thiết kế hệ thống logistics và các nghiên cứu liên quan

- Ứng dụng kỹ thuật hậu cần để bố trí và tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng mặt bằng kho bãi nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động khai thác tại nhà ga hàng hóa

- Cải tiến quy trình thực hiện các thủ tục để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng thông qua đăng ký/ truy xuất thông tin hàng hóa, giảm thời gian chờ làm các thủ tục giao nhận hàng… trên cơ sở hệ thống quản lý hiện có

- Đề xuất phần mềm hỗ trợ quản lý nhà ga hàng hóa để quản lý vị trí lưu trữ hàng hóa và hệ thống trang thiết bị tại nhà ga

- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được và đề xuất hướng phát triển.

Phạm vi nghiên cứu

dịch vụ hàng hoá hàng không tại Nhà ga hàng hoá SCSC, bắt đầu từ khâu tiếp nhận hàng hoá của khách hàng từ xe tải đến việc khai báo các thủ tục Hải quan, thủ tục Hàng không, dịch vụ đóng gói và chất xếp hàng hoá, soi chiếu an ninh, lưu kho và đưa ra máy bay đối với hàng xuất khẩu; từ khâu tiếp nhận hàng hóa từ hãng vận chuyển tại sân đỗ máy bay, xếp dỡ, phân loại, lưu kho, thông báo đến các khách hàng và các thủ tục giao nhận hàng hóa giữa khách hàng và nha ga đối với hàng nhập khẩu… Với mục tiêu nghiên cứu điều độ và bố trí mặt bằng lưu kho và tính chất, yêu cầu của hàng hóa nhập khẩu; đề tài chú trọng nghiên cứu các thủ tục và quy trình phục vụ hàng nhập khẩu; kho bãi và các dãy kệ lưu kho tại khu vực hàng nhập

- Hoạt động thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi của hàng hóa nhập khẩu trong thời gian từ năm tháng 10 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012

- Đề tài giới hạn trong môi trường tất định, chưa xét đến các yếu tố ngẫu nhiên.

Bố cục đề tài

Luận văn bao gồm các 6 chương:

 Chương 1: Giới thiệu Giới thiệu về cơ sở, lý do hình thành đề tài, mục tiêu, nội dung, phạm vi và giới hạn của đề tài, bố cục khái quát luận văn

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận Trình bày các cơ sở lý thuyết ứng dụng trong quá trình thực hiện luận văn và các nghiên cứu liên quan

 Chương 3: Giới thiệu công ty SCSC – hiện trạng nhà ga hàng hóa hàng không Tân Sơn Nhất Trình bày quá trình hình thành và phát triển của công ty, các loại dịch vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình khai thác, quy trình kiểm tra chất lƣợng và đánh giá kết quả dịch vụ tại nhà ga SCSC

 Chương 4: Phân tích hiện trạng và các giải pháp

Thu thập, phân tích các số liệu thực tế về hoạt động khai thác hàng hóa và cách bố trí khu vực lưu trữ tại nhà ga hàng hóa, các bố trí mặt bằng nhà kho, nghiên cứu và đề xuất cải tiến quy trình phục vụ hàng hóa

 Chương 5: Thiết kế phần mềm quản lý nhà ga hàng hóa SCSC Đƣa ra yêu cầu cần thiết sử dụng phần mềm quản lý, phân tích hệ thống, giải thuật phần mềm và thiết kế phần mềm ứng dụng quản lý nhà ga hàng hóa SCSC bao gồm quản lý thông tin không vận đơn, vị trí lưu trữ và hệ thống thiết bị, kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị

 Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Phương pháp luận

Phương pháp diễn di ̣ch được sử dụng để tiếp câ ̣n vấn đề và mục tiêu trong luâ ̣n văn Các bước thực hiện quá trình nghiên cứu bao gồm: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thu thập thông tin; xem xét và phân tích thực trạng hoạt động khai thác của Công ty; đƣa ra vấn đề cần giải quyết; phân tích bài toán bố trí mặt bằng nhà kho, nghiên cứu và đề xuất cải tiến quy trình phục vụ hàng hóa, thiết kế phần mềm hỗ trợ quản lý nhà ga hàng hóa SCSC; đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống mới; đánh giá hiệu quả toàn bộ hoạt động khai thác sau khi áp dụng hệ thống mới; đề xuất ứng dụng hệ thống mới cho hoạt động của Công ty

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và Thu thập thông tin

Xem xét, phân tích thực trạng hoạt động khai thác của Công ty Đƣa ra vấn đề cần phải giải quyết

Lập mô hình bài toán

Thống kê số liệu và đề xuất cải tiến Quy trình phục vụ hàng hóa Thiết kế phần mềm Đánh giá hoạt động sau cải tiến Đánh giá Đề xuất ứng dụng hệ thống mới vào hoạt động của Công ty Bố trí mặt bằng nhà kho Đạt

Nghiên cứu liên quan

Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp logistics, một con số không nhỏ so với các quốc gia trong khu vực Nhƣng theo ý kiến đánh giá của Tổng thƣ ký Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (Viffas), viện Nomura (Nhật), các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đỏp ứng được ẳ nhu cầu thị trường nội địa Chờnh lệch trình độ giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khá lớn Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới đóng vai trò nhƣ những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài như nhận việc khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi… Chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics (Nguồn Vietnam Logistics review)

Với sự phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế, trong năm 2010, các nhà vận chuyển có những bước chuyển mình và gặt hái những thành công vượt bậc Các Hãng hàng không mới đã mở đường bay về Cảng hàng không Tân Sơn Nhất như Lion Air, Turkish Air và Cardig Air… mở ra thêm thị trường vận chuyển hàng hóa trong thời gian tới Tháng 11 năm 2011 nhà vận chuyển Fedex cũng đã tăng 6 chuyến bay một tuần đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Việt Nam sẽ có một bước đột phá và phát triển trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa Từ những yêu cầu thực tế của thị trường, nhà ga phục vụ hàng hóa hàng không cần có những bước phát triển mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, tái cơ cấu và bố trí mặt bằng nhà kho và không ngừng nghiên cứu cải tiến quy trình phục vụ để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nhà ga khác trong khu vực (Nguồn Aircargo World) Đã có nhiều nghiên cứu về cải tiến và tối ƣu hóa dịch vụ tại các nhà ga hàng hóa trong khu vực và quốc tế Những nghiên cứu cải tiến bao gồm việc đề xuất bố trí lại mặt bằng lưu kho sao cho tận dụng tối đa diện tích sử dụng, lắp đặt hệ thống cất lấy hàng tự động AS/RS, cực tiểu chi phí phục vụ, cải tiến hệ thống quản lý

Nhà ga hàng hóa Thái Lan – Thai Airway Air Cargo Terminal đã thành công nghiên cứu những nội dung nêu trên, áp dụng cho hoạt động khai thác (Nguồn Journal of Business Logistics Vol 15)

GIỚI THIỆU CÔNG TY SCSC – HIỆN TRẠNG NHÀ GA HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT

Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn với tên gọi tắt là

SCSC là liên doanh của Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Nam, Công ty Cổ phần Gemadept và một nhóm các nhà đầu tƣ tài chính, đƣợc thành lập từ tháng 04 năm 2008 theo giấy phép của Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ TP Hồ Chí Minh cấp SCSC đƣợc thành lập với hình thức đầu tƣ Công Tƣ (Public Private Partnership – PPP), là một dạng đầu tƣ còn khá mới mẻ của Việt Nam, vì là một trong những công ty đi tiên phong trong hình thức này nên công ty vẫn còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng của các thành viên và sự hỗ trợ từ nhà nước, SCSC có cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất tại Việt Nam UBND TP Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép đầu tƣ triển khai xây dựng dự án “ Nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” cho công ty SCSC từ tháng 04 năm 2009 với tổng vốn đầu tƣ hơn 50 triệu đô la Mỹ Tọa lạc trên diện tích 14,3 hecta trong khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, SCSC đầu tƣ xây dựng 2 hạng mục chính là sân đỗ máy bay với diện tích 52.000m 2 có sức chứa 3 máy bay Boeing 747-400F hoặc 8 Boeing 737 và khu vực nhà ga hàng hóa có diện tích 91.000m 2 với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 200.000 tấn hàng hóa/năm và giai đoạn 2 là 350.000 tấn/năm

Hình 3 1: Sơ đồ vị trí nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Cục hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không số 1696/GPCCDV-CHK ngày 28 tháng 6 năm 2010

Ga Hàng hóa hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất của SCSC đã đƣợc các nhà tƣ vấn chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không hàng đầu trên thế giới và trong nước cùng thực hiện như Lufthansa

Consultant với gói tƣ vấn xây dựng, Công ty tƣ vấn xây dựng Sân bay Nhật Bản (JAC) với gói thiết kế xây dựng, Công ty Coteccons là tổng thầu xây dựng và nhiều nhà thầu phụ có uy tín đƣợc chọn lựa kỹ lƣỡng cho các hạng mục xây dựng

Hình 3 2: Mặt bằng tổng thể nhà ga hàng hóa quốc tế Tân Sơn Nhất

Công ty SCSC đã không ngừng phấn đấu và từng bước hoàn thiện các dịch vụ phục vụ hàng hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế Từ tháng 07 năm 2010, SCSC trở thành thành viên Strategic Partnership và từ tháng 04 năm 2011 SCSC cũng trở thành thành viên IGHC – International Ground Handling Council của Hiệp Hội Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế (IATA)

3.1.2 Hệ thống tổ chức công ty SCSC

Cơ cấu tổ chức công ty SCSC bao gồm 6 phòng ban, 18 bộ phận và nhiều tổ chuyên trách để phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty SCSC đã đặt ra sứ mệnh và phương châm kinh doanh của mình với khẩu hiệu “Bringing perfection to you” (Mang đến sự hoàn hảo), SCSC không ngừng phấn đấu, cải tiến công nghệ hiện đại nhằm cung ứng dịch vụ với chất lƣợng hàng đầu và giá cả cạnh tranh

Hơn thế nữa, SCSC hướng tới mục tiêu thiết lập một nhà ga hàng hóa hàng không kiểu mẫu tại Việt Nam và trong khu vực Nhà ga hàng hóa SCSC sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các yêu cầu về dịch vụ hàng hóa hàng không của các khách hàng tại Việt Nam

Các phòng ban, bộ phận, tổ chuyên môn đều đƣợc phân công chức năng nhiệm vụ chuyên trách và quyền hạn để phục vụ hoạt động kinh doanh và hoàn thành mục tiêu, phương hướng xây dựng, phát triển lâu dài của công ty Mọi hoạt động của các phòng ban, bộ phận, tổ chuyên môn đều thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo định hướng của công ty gồm: a Chức năng

- Đầu tƣ, cung cấp và phát triển dịch vụ hàng hóa nội địa, hàng xuất nhập khẩu, hàng chuyển cảng/ quá cảnh bao gồm các dịch vụ phục

P QUẢN LÝ AN TOÀN CHẤT

DVKH vụ mặt đất theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế (IATA), kho thu gom hàng xuất khẩu, kho ngoại quan, cho thuê kho bãi, cho thuê sân đậu máy bay, cho thuê tòa nhà văn phòng và các dịch vụ phụ trợ khác

- Cung cấp các dịch vụ thủ tục hải quan về nhập khẩu – xuất khẩu

- Giới thiệu, cung ứng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa khách hàng

- Kinh doanh hỗ trợ những ngành nghề mà Pháp luật không cấm b Nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ quản lý và cung cấp các hoạt động về lĩnh vực hàng hóa hàng không

- Đảm bảo thực hiện và chấp hành nghiêm ngặt các quy định về an ninh, an toàn hàng không và trật tự - vệ sinh trong doanh nghiệp

- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tƣ phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt chất lƣợng và hiệu quả cao

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các ngành nghề đăng ký kinh doanh

- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký Thực hiện khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty

- Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, bồi dƣỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

Thực trạng về cơ sở vật chất, mặt bằng, trang thiết bị phục vụ tại Nhà ga hàng hóa Quốc tế Tân Sơn Nhất

hàng hóa Quốc tế Tân Sơn Nhất

Nhà ga hàng hóa Tân Sơn Nhất đƣợc thiết kế với những yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất nhằm cung ứng các dịch vụ thuận tiện, an toàn và tiết kiệm nhất cho khách hàng Với quy trình quản lý dịch vụ chủ yếu đƣợc thực hiện qua hệ thống mạng máy tính đồng bộ và hiện đại, SCSC rút ngắn thời gian và thủ tục làm hàng xuống mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc an toàn an ninh hàng không

Từ khu đậu xe rộng lớn có sức chứa 400 xe tải với 53 điểm xếp dỡ hàng hóa (truck- docks), hàng hóa đƣợc luân chuyển và kiểm tra qua hệ thống dây chuyền tự động trước khi được lưu trữ tại kho với trên 300 vị trí chứa hàng nguyên mâm, nguyên ULD, trên 1.500 vị trí chứa hàng rời, 150 vị trí (tương đương 300 ULD loại LD3) chứa ULD rỗng cho các hãng hàng không v.v Tại đây, hàng hóa đƣợc phân loại và lưu trữ trong các khu vực riêng biệt dành riêng cho từng loại hàng như kho chứa động vật sống AVI, kho lưu hàng giá trị cao VAL hay kho chứa hàng nguy hiểm DGR Nhà ga còn đƣợc đầu tƣ hệ thống thiết bị quản lý và kiểm soát hàng hóa hiện đại từ Châu Âu bao gồm hệ thống xếp dỡ hàng hóa tự động và quản lý hàng hóa dựa trên phần mềm hiện đại Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tƣ trang thiết bị phục vụ khai thác hiện đại và thân thiện với môi trường như các loại xe nâng xúc hàng hóa với nhiều chủng loại và tải trọng khác nhau, xe đầu kéo, hàng trăm chiếc dolly để kéo hàng ra tàu bay Hiện đại hơn, công ty đã đầu tƣ hệ thống máy soi chiếu an ninh gồm nhiều máy soi hàng rời/hàng kiện nhỏ và máy soi con-ten-nơ Hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc kiểm soát bằng hệ thống mã số (barcode) giúp nhận biết nhanh và rút ngắn thời gian phục vụ

Công ty SCSC đầu tƣ xây dựng và sở hữu nhà ga hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam với cơ sở vật chất tiện nghi và hệ thống thiết bị phục vụ quản lý hiện đại Đây là lợi thế cạnh tranh nổi trội của nhà ga hàng hóa so với các kho hàng hiện hữu Nhà ga SCSC có thể thực hiện đầy đủ chức năng của một nhà ga hàng hóa nhƣ các nhà ga ở các quốc gia khác trên thế giới Từ những nghiên cứu về bất cập và tồn động của các kho hàng hiện hữu, SCSC không ngừng cải tiến dịch vụ để dịch vụ kinh doanh nhanh chóng phát triển và chiếm thị phần trong nước cũng như hợp tác và phát triển kinh doanh với các nhà ga ở các nước trong khu vực Trong khoảng một năm hoạt động, nhà ga đã có 12 khách hàng, trong đó có 3 hãng hàng không với các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa – freighter là hãng hàng không Cargolux, hãng hàng không Thỗ Nhĩ Kỳ - Turkish Airlines và Cardig Air Một số hãng hàng không khách hàng khác nhƣ Tiger Air, Singapore Airlines, Lufthansa Cargo…

Hình 3 3: Hệ thống thiết bị phục vụ khai thác tại nhà ga

Hình 3.4: Các mâm, thùng chất xếp hàng hóa tại nhà ga

Phân tích và đánh giá hệ thống logistics hiện tại tại ga hàng hoá hàng không Tân Sơn Nhất

Tân Sơn Nhất 3.3.1 Quy trình phục vụ hàng hóa tại nhà ga hàng hóa Tân Sơn Nhất a Quy trình hàng xuất khẩu:

Hình 3.5: Mặt bằng bố trí khu vực khai thác và quy trình phục vụ hàng xuất

Bước 01: Di chuyển phương tiện chở hàng vào bãi đỗ xe qua cổng chính SCSC theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ

Bước 02: Chủ hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển làm thủ tục nhận thẻ kiểm soát an ninh (ACS) trong nhà ga tại Quầy ACS (Nếu khách đã có thẻ PPC thì bỏ qua bước này)

Bước 03: Chủ hàng xuất trình tài liệu và làm thủ tục nhận Phiếu giao hàng (VCT) tại phòng thủ tục hàng xuất

Bước 04: Khi được gọi vào giao hàng, người điều khiển phương tiện và Chủ hàng di chuyển qua cổng số 1

Bước 05: Di chuyển phương tiện vào đúng vị trí xuống hàng (Truckdock) tiến hành giao hàng cho nhân viên tiếp nhận của

Bước 06: Chủ hàng tiến hành làm thủ tục Hải quan tại văn phòng Hải quan đặt tại lầu 01 của Nhà ga (Đi cầu thang số 02) và Hải quan Kiểm hóa, Giám sát xuất khẩu tại tầng trệt Phương tiện di chuyển qua cổng bảo vệ số 02, sau đó trả thẻ TPC và nhận lại giấy tờ tuỳ thân tại quầy ACS

Bước 07: Chủ hàng thông báo cho nhân viên tài liệu cập nhật hệ thống lô hàng đã thông quan Thanh toán phí phục vụ tại phòng tài liệu hàng xuất

Bước 08: Chờ kiểm tra an ninh soi chiếu

Bước 09: Sau khi soi chiếu an ninh, hàng hoá không có bất thường Chủ hàng ra về qua cổng số 02 Trường hợp lô hàng có bất thường, chủ hàng liên hệ ngay với phòng tài liệu hàng xuất để xử lý

Bước 10: Trả lại thẻ kiểm soát an ninh trong nhà ga và nhận lại giấy tờ tùy thân tại quầy ACS b Quy trình hàng nhập khẩu

Hình 3.6: Mặt bằng bố trí khu vực khai thác và quy trình phục vụ hàng nhập

Bước 01: Di chuyển phương tiện chở hàng vào bãi đỗ xe qua cổng chính SCSC theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ

Bước 02: Chủ hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển làm thủ tục nhận thẻ kiểm soát an ninh (ACS) trong nhà ga tại Quầy ACS (Nếu khách đã có thẻ PPC bỏ qua bước này)

Bước 03: Chủ hàng xuất trình tài liệu và làm thủ tục nhận Phiếu nhận hàng (VCT) tại phòng thủ tục hàng nhập

Bước 04: Chủ hàng đi vào Nhà ga qua cổng bảo vệ số 01 hoặc số 02

Bước 05: Chủ hàng tiến hành làm thủ tục Hải quan tại văn phòng Hải quan đặt tại lầu 01 của Nhà ga (Đi cầu thang số 02) và Hải quan Kiểm hóa, Giám sát nhập khẩu tại tầng trệt

Làm thủ tục nhận hàng từ nhân viên giao hàng của SCSC và chờ làm thủ tục thông quan

Bước 06: Chủ hàng xuất trình giấy xác nhận hàng hóa đã hoàn tất thủ tục thông quan cho nhân viên giao hàng của SCSC tại Quầy giao hàng Trường hợp hàng hóa được thông quan, chủ hàng chờ nhận thông tin về vị trí chất hàng (truckdock) Trường hợp lô hàng chƣa đƣợc thông quan Nhân viên SCSC sẽ làm thủ tục hủy vé VCT

Bước 07: Sau khi nhận được thông tin về vị trí Truckdock Chủ hàng di chuyển hàng, người điều khiển phương tiện di chuyển phương tiện vào đúng vị trí Truck dock để chất hàng

Bước 08: Chủ hàng và phương tiện di chuyển qua cổng bảo vệ số 02

Bước 09: Trả lại thẻ kiểm soát an ninh trong nhà ga và nhận lại giấy tờ tùy thân tại quầy ACS

3.3.2 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại nha ga SCSC

Với đặc thù của nhà ga hàng hóa Hàng không, khu vực hàng xuất không sử dụng nhiều cơ sở kho bãi để lưu trữ hàng Các đơn vị giao nhận, đại lý, chủ hàng… thường chỉ chuyển hàng hóa đến nhà ga trước khi chuyến bay cất cánh vài giờ đồng hồ, sau khi hoàn tất các thủ tục gửi hàng, hàng hóa đƣợc bộ phận Build-up đóng gói/ chất xếp thành các kiện hàng đúng quy cách của các hãng vận chuyển và lưu kho tạm thời trong một thời gian rất ngắn rồi chuyển ra máy bay Nhƣ vậy, phần kho bãi và kệ chứa hàng của nhà ga dành phục vụ hàng xuất sẽ không đề cập trong luận văn này

Khu vực hàng nhập với khu vực kệ chứa hàng có sức chứa 1188 vị trí để Pallet nhựa, 139 vị trí dành riêng cho các loại hàng hóa đặc biệt nhƣ: hàng nguy hiểm, hàng hóa giá trị cao, hàng hóa là chất phóng xạ, động vật sống, hàng đông lạnh là những khu vực dành riêng, tuy có những thời điểm khu vực này có dƣ sức chứa cũng không thể chia sẻ cho các loại hàng hóa thông thường được

Theo thống kê số liệu từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 03 năm 2012, nhà ga phục vụ khoảng 16 chuyến bay/ ngày với lƣợng hàng hóa nhập khẩu lên đến hơn 100 tấn Trong đó, số liệu hàng hóa của tháng 10/2011 và tháng 12/2011 cho thấy trung bình mỗi ngày thiếu khoảng 70 vị trí lưu trữ và có những ngày thiếu đến 182 vị trí lưu kho Nguyên nhân chính là do mất cân đối giữa lƣợng hàng nhập kho, xuất kho và tồn kho

Nhƣ vậy ở thời điểm hiện tại, khi lƣợng hàng hóa nhập khẩu chƣa nhiều thì đã có hiện tƣợng thiếu vị trí kệ để hàng một số ngày trong tháng

SCSC cần lắp đặt thêm các dãy kệ cũng nhƣ bố trí hợp lý hơn việc sắp xếp hàng hóa lưu kho để đảm bảo có thể tiếp nhận hàng hóa của các chuyến bay trong thời gian tới

Việc lưu kho hiện tại được thực hiện chủ yếu dựa vào cảm tính của nhân viên lái forklift, thấy có chỗ trống thì đƣa vào nên không tối ƣu đƣợc thời gian cất/lấy hàng hóa

3.3.3 Phân bố các vị trí lưu kho trong nhà ga hàng hóa a Khu vực ETV storage 150 vị trí lưu trữ ULD tương đương kích thước container hàng không DQF trên 02 tầng của khu AS/RS này

Bảng 3 1: Thống kê vị trí lưu trữ của hệ thống kệ

Khu vực Dãy kệ Số tầng

Số vị trí để ULD mỗi tầng

Tổng số vị trí để ULD mỗi tầng

Kích thước container DQF như sau:

Hình 3.7: Kích thước con-ten-nơ chứa hàng DQF

Mô tả chi tiết khu vực ETV storage:

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Bố trí mặt bằng nhà kho

4.1.1 Phân tích thực trạng lưu kho

Lượng hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không trong năm 2011 bị ảnh hưởng đáng kể từ tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tuy vậy, theo thống kê từ phòng Kinh doanh của công ty, quý 4 năm 2011 là thời điểm lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh do các nhu cầu của thị trường vào dịp cuối năm, đặc biệt lƣợng hàng hóa tập trung nhiều trong tháng 10/2011

Với hiện trạng bố trí mặt bằng nhà kho ở Hình 4.1, nhiều ngày trong tháng 10/2011 đã xuất hiện tình trạng thiếu vị trí lưu trữ hàng hóa, cụ thể như Bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Thống kê lượng hàng hóa nhập khẩu và vị trí lưu trữ của tháng 10/2011

Số liệu nhập kho Số liệu xuất kho

Vị trí trống (slot) Số kiện

Tổng vị trí hàng nhập kho (slot)

Tổng vị trí hàng xuất kho (slot)

Chú thích: vị trí trống giá trị âm (-) thể hiện số vị trí còn thiếu so với yêu cầu lưu kho

Số liệu cho thấy số vị trí lưu kho thiếu ở hầu hết các ngày trong tháng Đặc biệt trong các ngày có nhiều chuyến bay, lƣợng hàng nhập kho tăng cao nhƣng lƣợng hàng xuất kho thấp Vì vậy, hàng hóa không có chỗ để trên hệ thống kệ mà phải tận dụng mặt bằng xung quanh nhà kho gây tắc nghẽn lối di chuyển của các thiết bị, khó nhận diện hàng hóa khi cần xuất kho, ảnh hưởng đến thời gian phục vụ, dễ nhầm lẫn và thất thoát hàng hóa khi xuất nhập kho

Các số liệu trên cho thấy tình trạng mặt bằng lưu trữ chưa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ hàng hóa Việc bố trí mặt bằng chƣa hợp lý gây ra sự thiếu hụt các vị trí lưu trữ so với yêu cầu thực tế của nhà ga

Hình 4 1: Hiện trạng mmặt bằng nhà khho

Với mặt bằng nhƣ Hình 4.1, hàng hóa đƣợc chuyển từ máy bay vào nhà ga đặt ở khu vực hàng nhập khẩu để tách dỡ tại vị trí BRK (breakdown) trước khi đưa vào các khu vực lưu trữ ở các dãy kệ A, B, C, D, E, F, G, DGR, ARM, SMA, HEA, COL Khi chủ hàng đến liên hệ nhận hàng và hoàn thành các thủ tục liên quan, hàng hóa sẽ được chuyển từ các vị trí lưu trữ trên đến các điểm phát hàng DLV1, DLV2, DLV3, DLV4, DLV5 và DLV6 để chất lên xe tải

Khoảng cách di chuyển từ khu vực xếp dỡ hàng hóa đến các khu vực lưu trữ, các điểm phát hàng được thống kê như Bảng 4.2 và Bảng 4.3:

Bảng 4.2: Khoảng cách giữa các điểm xếp dỡ BRK đến các vị trí lưu trữ Điểm xếp dỡ Điểm lưu trữ quy đổi Số vị trí thực tế (slots) Khoảng cách

Bảng 4 3: Khoảng cách giữa các vị trí lưu trữ đến các điểm phát hàng Điểm lưu trữ

Khoảng cách đến các điểm phát hàng (ĐVT: m)

DLV1 DLV2 DLV3 DLV4 DLV5 DLV6

TỔNG 16,463.0 17,378.0 18,293.0 19,208.0 20,123.0 21,038.0 Tổng tất cả các khoảng cách thiết bị phải di chuyển trong nhà ga 112,503

Lƣợng hàng hóa nhập khẩu tại nhà ga SCSC bao gồm các loại hàng hóa thông thường và hàng hóa đặc biệt Hiện nay, việc bố trí vị trí lưu trữ chỉ đƣợc phân chia theo hai loại hàng này và chƣa có sự phân biệt rõ ràng theo từng chủng loại; đặc biệt chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố về thời gian lưu trữ của từng loại hàng hóa riêng biệt Điều này dẫn đến sự bất tiện trong việc cất/ lấy hàng hóa khi nhập/ xuất kho Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu kho của một số loại hàng hóa thường xuyên được giao nhận tại nhà ga, luận văn đã thống kê số ngày lưu kho hàng hóa sau khi nhập khẩu ở Bảng 4.4:

Bảng 4.4: Thống kê thời gian lưu kho theo chủng loại hàng hóa nhập khẩu

Số ngày lưu kho Số AWB Loại hàng hóa

NEWSPAPER, PARTS, BANKNOTES, NSK BALL BEARING, LIVE TROP FISH, C P DIAMONDS, MOTOR

ACCESSORY, AIRCRAFT PARTS, LIVE ANIMALS, LABORATORY REAG, LEATHER GOODS.SHOES, METAL GRAZED CH, MEDICAL EQUIPME, HUMAN REMAIN

IPHONE, NEWSPAPER, MAILS, PARTS, BANKNOTES, OIL AND GAS,CABINET FRONT ASSY, RUBBER GOODS,

ODORIFEROUS MIXTURE, PERFUME COMPOUNDS, WEIGHING LOAD C, HARD DISC DRIVE, METAL GRAZED CHIP RES, COTTON WOVEN FA

TEXTILES, CHEMICALS, CHARTEK 7 PART B, COMAIL, OILWELL PARTS, 100%

COTTON WOV, FABRIC, BATHROOM PRODU, AUTOMOTIVE SPAR, PHARMACEUTICALS

TEXTILES, CHEMICALS, MACHINERY PARTS, PHARMACEUTICAL, MOTOR PARTS, ENVIRONMENTALLY HAZARDOUS, DIAGNOSTIC REAGENTS, FINISHED COW LE

CABLE GRAND, SENSOR, COMPUTER PARTS,

ANTISTATIC AGENT, AIRCRAFT, ROLLERS FOR

ELEVATOR MATERI, BALANCES ANALYT, OPHTHALMIC INST, COMPRESSOR PART, SIMATIC S7-200, MEDICAL MATERIA, MACHINERY PARTS,

LEATHER SHEEP SOFT NAPPA, CHEDDAR CHEESE, CHILLER CHEESE

N94 AN, DIGITAL CAMERA, ARMATURE SUB AS,

LABORATORY EQUIPMENT, DIAGNOSTIC REAGENTS, LEATHER ELYSE, STAINLESS STEEL, CALCIUM STEARAT, SHOE MATERIAL,

POTATO FLAKES, PRICETAGCARTOON, GLOVE, SOUND EQUIP, ELECTRONIC PART, FIELD EQUIPT, FABRIC, PHARMACEUTICAL

GLIMEPIRIDE, BATHROOM ACCESS, MEDICAL EQUIP, INDSUTRIAL SEWI, MOTION PICTURE MEDIA, LOAD BEAK SWITCHES

SPARE PARTS FOR TEXTILE MACHINE, SMART FLANGE, PAINT RELATED

HDD NETWORK APP, STAND WITH ADJUSTER,

FORKLIFT TRUCK, COMMERCIAL, HAZ, UN3363- DANGEROU, CATALOGUE, FRUIT JUICE

COLOUR ELEMENTS, BREAST ENHANCER, SUPLEMENT OF TH, FELT BELT, WEAT

FASHION, ACC, CORROSIVE LIQUID ACI, SURGE

SPARE PART ROVI, POWER ISLANDS, ROTOFLEX H.W.S

16 ngày 27 NEW CAR, ELECTRICAL ACCE

21 ngày 19 PRESS FIT PLUNGPART FOR

29 ngày 14 SPARE PARTS FOR PELL

60 ngày 9 AG CRYSTALS NOT REST

Tổng số AWB tháng 10 năm

Hình 4.2: Biểu đồ phân bố thời gian lưu kho hàng hóa trong tháng 10 năm 2011

Theo chính sách giá của công ty và điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hải quan, gần 70% lƣợng hàng hóa đƣợc lấy ra khỏi nhà ga SCSC trong khoảng 3 ngày kể từ khi máy bay hạ cánh Lƣợng hàng hóa này hầu hết là các loại hàng chuyển phát nhanh, hàng tươi sống, động vật sống, hàng quý hiếm, thi hài, linh kiện máy bay, thiết bị dầu khí, bưu kiện ngoại giao… do tính chất cấp bách và chi phí lưu kho cao Vì vậy, các loại hàng hóa này cần được phân loại khi nhập kho và lưu trữ ở những vị trí thuận tiện nhất để cực tiểu thời gian lấy hàng khi xuất kho Cụ thể cần ƣu tiên các vị trí lưu trữ ở các tầng 1, 2 tại các vị trí gần cửa giao hàng

4.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khu vực lưu kho Để thực hiện việc bố trí lại hệ thống kệ để hàng, bố trí lại mặt bằng nhà ga hợp lý hơn cũng nhƣ đề xuất lắp đặt hệ thống cất lấy hàng tự động (AS/RS) cho khu vực lưu kho hàng nhập nhằm tối ưu hóa hoạt động lưu kho và cất/lấy hàng hóa, luận văn nghiên cứu đến các yếu tố liên quan sau:

60 ng ày 32 ng ày 30 ng ày 29 ng ày 28 ng ày 27 ng ày 25 ng ày 24 ng ày 23 ng ày 21 ng ày 20 ng ày 19 ng ày 18 ng ày 17 ng ày 16 ng ày 15 ng ày 14 ng ày 13 ng ày 12 ng ày 11 ng ày 10 ng ày 9 ng ày 8 ng ày 7 ng ày 6 ng ày 5 ng ày 4 ng ày 3 ng ày 2 ng ày 1 ng ày 0 ng ày

Phân bố thời gian lưu kho hàng hóa trong tháng 10năm 2011 a Phương án lưu trữ

 Phương án lưu trữ ngẫu nhiên/cố định Thông qua bảng đánh giá ƣu điểm (+) và nhƣợc điểm (-) của từng tiêu chí dưới đây để có quyết định lựa chọn phương án lưu trữ phù hợp

Bảng 4.5: Tiêu chí đánh giá phương án lưu trữ

Tiêu chí đánh giá Phương án lưu trữ cố định

Phương án lưu trữ ngẫu nhiên

Thời gian lấy hàng khi có yêu cầu + -

Sự thuận tiện khi áp dụng phương pháp FIFO

Khả năng đáp ứng về quản lý hệ thống + -

Quá trình kiểm soát và thống kê + -

Khả năng đáp ứng nhu cầu dự phòng - +

Bảng 4.5 cho thấy với phương án lưu trữ ngẫu nhiên, công ty có thể tiết kiệm được diện tích cho khu vực lưu trữ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dự phòng được thể hiện ở ví dụ Bảng 4.6 Trong khi đó, phương án lưu trữ cố định cũng có một số ƣu điểm đáng kể nhƣ tiết kiệm đƣợc thời gian truy xuất hàng hóa, dễ quản lý và kiểm soát

Bảng 4.6: Ví dụ về nhu cầu vị trí lưu trữ Pallet trong tháng

Ví dụ này cho thấy khả năng tiết kiệm diện tích sử dụng của phương án lưu trữ ngẫu nhiên so với phương án lưu trữ cố định Với nhu cầu lưu trữ các loại pallet P1, P2, P3, P4, P5, nếu sử dụng phương án lưu trữ cố định bài toán đặt ra là phải thiết kế hệ thống đáp ứng với yêu cầu tối đa của từng chủng loại đƣợc thống kê qua số liệu hàng tháng Cụ thể trong ví dụ này, số vị trí lưu trữ cần thiết cho pallet P1 là 150 vị trí, P2 là 50 vị trí, P3 là 12 vị trí, P4 là 90 vị trí và P5 là 130 vị trí dẫn đến tổng số vị trí cần thiết kế theo phương án lưu trữ này là 432 vị trí Trong khi đó, nếu sử dụng phương án lưu trữ ngẫu nhiên số vị trí cần thiết kế cho tháng có yêu cầu cao nhất (tháng 7) cũng chỉ lên đến 375 vị trí Với điều kiện diện tích mặt bằng có giới hạn và cần cân nhắc đến khả năng đáp ứng nhu cầu dự phòng khi tăng thêm chuyến bay, phương án lưu trữ ngẫu nhiên được đề xuất áp dụng trong quá trình thực hiện cải tiến

 Lựa chọn cách bố trí hệ thống kệ - tích hợp với hệ thống xử lý hàng hóa:

Hệ thống lưu trữ 100% theo FIFO Hệ thống lưu trữ hỗn hợp

(FIFO/LIFO) Theo kiểu truyền thống (lƣng đối lƣng)

Lưu trữ thành từng khối

Lưu trữ động Đưa vào – Đẩy ra

Dạng kệ di chuyển đƣợc

Kệ theo kiểu truyền thống Kệ theo kiểu đƣa vào – đẩy ra

Với đặc thù hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn đóng kiện, chất xếp theo những kích thước cố định, phương án sử dụng hệ thống kệ theo kiểu truyền thống đƣợc ƣu tiên áp dụng tại nhà ga hàng hóa SCSC b Thiết kế cải tiến các thiết bị, công cụ và kích thước lối di chuyển trong khu vực lưu kho

 Thiết kế kích thước pallet:

Một trong những yêu cầu cần thiết là chuẩn hóa, giảm chủng loại và kích cỡ các pallet hiện đang sử dụng Với nguyên tắc tối thiểu hóa chủng loại pallet nhưng tối đa hóa khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trữ

Các loại pallet phổ biến hiện nay đƣợc phát triển từ những module tiêu chuẩn: (600x400) (theo tiêu chuẩn unit load device ISO) để có các pallet với kích thước:

Cải tiến dòng thông tin giữa các hoạt động trong hệ thống Logistics

4.2.1 Mô tả quá trình làm thủ tục nhận hàng hiện tại

Quy trình thực hiện thủ tục giao nhận hàng hóa tại Nhà ga hàng hóa SCSC được thực hiện thông qua các bước như sau: a Quy trình thực hiện thủ tục khi gửi hàng:

Trả thẻ TPC/ CUS LÀM THỦ TỤC

HẢI QUAN, SOI CHIẾU CÂN HÀNG HÓA TIẾP NHẬN HÀNG

NGƯỜI GỬI HÀNG ĐĂNG KÝ THÔNG TIN HÀNG HÓA/ TT CHỦ

HÀNG/ ĐẠI LÝ ĐĂNG KÝ XUẤT VCT ĐĂNG KÝ NHẬN THẺ TPC/CUS

KẾT THÚC ĐĂNG KÝ, ĐÓNG LỆ

KÝ BIÊN BẢN BÀN GIAO

- Khách hàng là các đại lý/ công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, chủ hàng cá nhân phải gửi xác nhận giao hàng với đầy đủ các chi tiết về số lƣợng, trọng lƣợng, thời gian, chủng loại hàng hóa và các thông tin theo yêu cầu của biểu mẫu phiếu đăng ký gửi hàng (Biểu mẫu 1 Tờ khai gửi hàng/ Shipper’s Letter of

Các thủ tục phải đƣợc trực tiếp gửi đến bộ phận tài liệu hàng xuất trước thời gian giao nhận hàng ít nhất là 12 giờ để được hướng dẫn các thủ tục liên quan

(Biểu mẫu 2 Mail Manifest/ Điện gửi hàng)

Chủ hàng/Đại lý/Tài xế đến gửi hàng phải liên hệ quầy thủ tục điền vào biểu mẫu cấp thẻ kiếm soát an ninh (thẻ tạm) và cung cấp thông tin để nhân viên cấp VCT

(Biểu mẫu 3 VCT – Vehicle Control Ticket)

Chủ hàng/ đại lý/ Tài xế đến gửi hàng phải điền thông tin vào biểu mẫu, gửi lại giấy CMND hoặc giấy tờ liên quan để nhân viên cấp thẻ tạm cho người (đối với chủ hàng hoặc đại lý vào làm thủ tục giao nhận hàng hóa) và thẻ tạm TPC cho phương tiện (đối với các trường hợp tài xế vào giao nhận hàng hóa, bao gồm cả những trường hợp tài xế là người thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa)

(Biểu mẫu 4 Phiếu điền thông tin đăng ký cấp thẻ tạm )

- Khi phương tiện được di chuyển vào khu vực gửi hàng tại các vị trí cửa tiếp nhận, chủ hàng/ đại lý tiến hành giao hàng cho nhân viên tiếp nhận, cân ký Các bước trên đều được ghi nhận vào các biểu mẫu bao gồm phiếu cân hàng, mẫu đăng ký gửi hàng, bảng kê chi tiết và mô tả hàng hóa, phiếu kiểm tra tình trạng và chủng loại hàng hóa

(Biểu mẫu 5 Phiếu chất xếp )

- Chủ hàng/đại lý thực hiện các thủ tục kê khai Hải quan cho các lô hàng tại quầy thủ tục hải quan trong khu vực nhà ga (theo biểu mẫu của cơ quan hải quan)

- Sau khi đƣợc thông quan, chủ hàng/ đại lý tập hợp các tờ khai, biểu mẫu đăng ký gửi về quầy thủ tục để nộp phí phục vụ Nhân viên thu ngân sẽ tính toán, thu tiền và xuất hóa đơn tài chính cho chủ hàng/ đại lý Đối với các khách hàng lần đầu đến gửi hàng hóa/ khách hàng lẻ, những khách hàng này phải điền thông tin xuất hóa đơn tài chính vào phiếu gửi thu ngân thực hiện

(Biểu mẫu 6 Phiếu điền thông tin xuất hóa đơn tài chính )

- Chủ hàng/ đại lý và nhân viên tiếp nhận ký biên bản bàn giao hàng hóa

(Biểu mẫu 7 Biên bản giao nhận hàng hóa xuất khẩu )

- Sau khi gửi hàng chủ hàng/ đại lý/ tài xế liên hệ quầy thủ tục để trả thẻ kiểm soát an ninh và nhận lại giấy tờ đã gửi lại quầy thủ tục khi mới đến

- Kết thúc thủ tục phục vụ tài liệu cho quá trình gửi hàng xuất khẩu b Quy trình thực hiện thủ tục khi nhận hàng:

LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN LƯU KHO

KIỂM TRA HÀNG HÓA VỚI NHÂN VIÊN PHỤ

TRÁCH LÀM THỦ TỤC & ĐÓNG LỆ PHÍ CHỦ HÀNG/ ĐẠI

LÝ ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

AWB/ TT CHỦ HÀNG/ ĐẠI LÝ ĐĂNG KÝ XUẤT VCT ĐĂNG KÝ NHẬN THẺ

KẾT THÚC KÝ BIÊN BẢN

- Khách hàng là các đại lý/ công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, chủ hàng nhận đƣợc thông báo nhận hàng sẽ liên hệ quầy thủ tục hàng nhập để nhận các chứng từ liên quan đến các lô hàng Tiếp theo, chủ hàng/ đại lý điền các thông tin yêu cầu vào biểu mẫu để làm thủ tục nhận hàng

(Biểu mẫu 8 Phiếu yêu cầu phục vụ)

- Chủ hàng/Đại lý/Tài xế tiến hành thanh toán phí phục vụ bao gồm phí lưu kho, phí lao vụ… và cung cấp thông tin theo biểu mẫu để được cấp VCT vào nhận hàng (các bước thực hiện giống nhƣ khi đến gửi hàng)

(Biểu mẫu 3: Phiếu đăng ký phương tiện giao nhận hàng VCT) (Biểu mẫu 5 Phiếu điền thông tin xuất hóa đơn )

- Chủ hàng/Đại lý/Tài xế cung cấp thông tin theo biểu mẫu để được cấp thẻ kiểm soát an ninh cho người và phương tiện vào nhận hàng

(Biểu mẫu 4 Phiếu điền thông tin đăng ký cấp thẻ tạm )

- Chủ hàng/đại lý thực hiện các thủ tục kê khai Hải quan cho các lô hàng tại quầy thủ tục hải quan trong khu vực nhà ga (theo biểu mẫu của cơ quan hải quan)

- Sau khi đƣợc thông quan, chủ hàng/ đại lý tập hợp các tờ khai, các chứng từ liên quan và liên hệ nhân viên giao hàng tại nhà ga kiểm tra các lô hàng sẽ nhận

(Biểu mẫu 9 Phiếu xuất kho)

- Chủ hàng/ đại lý và nhân viên tiếp nhận ký biên bản kiểm tra và bàn giao hàng hóa

(Biểu mẫu 10 Biên bản bàn giao tài liệu hàng hóa nhập khẩu )

- Sau khi gửi hàng chủ hàng/ đại lý/ tài xế liên hệ quầy thủ tục để trả thẻ kiểm soát an ninh

- Kết thúc thủ tục phục vụ tài liệu cho quá trình nhận hàng nhập khẩu

4.2.2 Nhƣợc điểm của quy trình phục vụ thủ tục hiện tại - Có nhiều bước thực hiện kèm với khách hàng phải hoàn chỉnh nhiều loại giấy tờ liên quan đến lô hàng cần gửi

- Mất nhiều thời gian cho việc kê khai các lô hàng trong quá trình đăng ký gửi hàng và thực hiện thủ tục gửi hàng; đặc biệt phải điền nhiều biểu mẫu có thông tin bị trùng lặp và chỉ thực hiện trực tiếp tại nhà ga Hiện nay, trung bình mỗi lô hàng đăng ký giao nhận, chủ hàng/ đại lý phải thực hiện 10 loại giấy tờ để hoàn thành các thủ tục giao nhận

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ

Thông tin Không vận đơn (AWB)

Hiển thị toàn bộ thông tin của một không vận đơn để người quản lý kho có thể biết chi tiết về tình trạng hàng hóa Ví dụ ngày xuất nhập, thông tin chủ hàng, chủng loại hàng hóa, vị trí lưu kho, các yêu cầu đặc biệt khi lưu trữ hàng…

Hình 5.4: Giao diện phần mềm – Thông tin không vận đơn (AWB)

Thông tin vị trí lưu trữ

Ứng dụng này cho biết số lượng vị trí đã được sử dụng cho việc lưu trữ, số lƣợng vị trí còn trống, địa chỉ chính xác của từng vị trí…

Người quản lý kho có thể dễ dàng nhận biết những vị trí nào còn trống thông qua các ô hiển thị màu xanh và các ô đã có hàng là màu đỏ

Với giao diện này người quản lý có thể nhanh chóng đưa ra kế hoạch sắp xếp hàng hóa cho các chuyến bay

Hình 5.5: Giao diện phần mềm – Thông tin vị trí lưu trữ

Danh sách thiết bị

Ứng dụng này cho phép người sử dụng quản lý danh mục thiết bị với đầy đủ thông tin liên quan nhƣ ngày sản xuất, nhà cung cấp, thông số kỹ thuật, ngày đƣa vào sử dụng,…

Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép chiết xuất các báo cáo liên quan

Hình 5.6: Giao diện phần mềm – Danh sách thiết bị

Kế hoạch bảo trì

Người sử dụng có thể lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị cũng như phân công người phụ trách theo dõi thực hiện

Với chức năng nhắc nhở, ứng dụng này giúp đảm bảo kế hoạch bảo trì định kỳ đƣợc tiến hành đúng hạn và tránh các thiếu sót có thể xảy ra

Hình 5.7: Giao diện phần mềm – Kế hoạch bảo trì

Ngày đăng: 24/09/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN