1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng mô hình quản lý vật tư – tồn kho tại Tổng Công Ty 28 - Tổng cục Hậu cần
Tác giả Mai Hoàng Tuấn
Người hướng dẫn GVC ThS Nguyễn Văn Chung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU (10)
    • 1.1 Đặt vấn đề (10)
      • 1.1.1 Nhận định chung về vấn đề tồn kho vật tư (10)
      • 1.1.2 Những vấn đề tồn kho vật tư tại Tổng Công Ty 28 – TCHC (10)
    • 1.2 Mục tiêu đề tài (11)
    • 1.3 Nội dung luận văn (11)
    • 1.4 Phạm vi và giới hạn đề tài (11)
    • 1.5 Bố cục luận văn (12)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN, TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (13)
    • 2.1 Phương pháp luận (13)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết về tồn kho (14)
      • 2.2.1 Chức năng của tồn kho (14)
      • 2.2.2 Chi phí tồn kho (14)
      • 2.2.3 Hệ thống (chính sách) tồn kho (14)
      • 2.2.4 Phương pháp phân loại ABC đối với hàng tồn kho (15)
      • 2.2.5 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu độc lập (16)
      • 2.2.6 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu rời rạc (19)
      • 2.2.7 Hệ thống tồn kho ngẫu nhiên nhu cầu độc lập (22)
    • 2.3 Quy hoạch tuyến tính (22)
    • 2.4 Các nghiên cứu liên quan (23)
  • CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TỒN KHO TẠI XÍ NGHIỆP DỆT TỔNG CÔNG (26)
  • TY 28 (10)
    • 3.1 Giới thiệu sơ lược về Tổng Công Ty 28 – TCHC – BQP (26)
      • 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (26)
      • 3.1.2 Sơ đồ tổ chức Tổng Công Ty 28 (Phụ lục đính kèm) (26)
      • 3.1.3 Qui trình Công nghệ tại Tổng Công Ty 28 (26)
    • 3.2 Khảo sát thực trạng tại Tổng Công Ty 28 (27)
      • 3.2.1 Giao hàng trễ (27)
      • 3.2.2 Nguyên nhân gây ra giao hàng trễ (27)
      • 3.2.3 Quản lý tồn kho (28)
      • 3.2.4 Quản lý lưu kho, xuất nhập nho (28)
      • 3.2.5 Quản lý thu mua vật tư (28)
      • 3.2.6 Kiểm soát chất lượng sản phẩm (28)
      • 3.2.7 Hệ thống thông tin (28)
    • 3.3 Phân tích hiện trạng quản lý vật tư –tồn kho tại Tổng Công ty 28 (28)
      • 3.3.1 Quản lý tồn kho (28)
      • 3.3.2 Dự báo không chính xác (29)
      • 3.3.3 Chính sách tồn trữ và mô hình tồn kho chưa hợp lý (29)
      • 3.3.4 Chủng loại nguyên vật liệu quá nhiều (29)
      • 3.3.5 Công suất nhà máy Dệt thấp (29)
      • 3.3.6 Không tận dụng được không gian lưu trữ trong kho (29)
      • 3.3.7 Bảo quản hàng hóa chưa tốt dẫn đến tồn lâu mất phẩm chất (29)
  • CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂN ĐỐI SẢN XUẤT ĐỂ TÌM RA NHU CẦU TỒN KHO NGUYÊN LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP DỆT-TỔNG CÔNG TY 28 (30)
    • 4.1 Sự cần thiết phải thành lập mô hình (30)
    • 4.2 Các thông số của mô hình (30)
      • 4.2.1 Các dữ liệu đầu vào (Input) (30)
      • 4.2.2 Năng lực tại Xí nghiệp Dệt (32)
      • 4.2.3 Các thông số tính tóan ràng buộc trong mô hình (34)
      • 4.2.4 Mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính (35)
      • 4.2.5 Xây dựng mô hình bài toán bằng ngôn ngữ Lingo (37)
  • CHƯƠNG 5 ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀO THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TỒN TRỮ NGUYÊN LIỆU NĂM 2010 (39)
    • 5.1 Khảo sát thực trạng sản xuất dự trữ nguyên liệu thực tế 2010 (39)
      • 5.1.1 Tổng hợp nhu cầu sản xuất cho năm năm 2010 (39)
      • 5.1.2 Khảo sát thực tế sản xuất và tồn trữ loại sản phẩm trong năm 2010 (40)
    • 5.2 Mô hình kế hoạch tồn kho đáp ứng không trễ đơn hàng (Mô hình 1) (42)
      • 5.2.1 Hàm mục tiêu (42)
      • 5.2.2 Áp dụng mô hình 1 sản xuất và tồn trữ loại sản phẩm trong năm 2010 (42)
      • 5.2.3 So sánh giá trị tồn kho (43)
      • 5.2.4 So sánh lượng gia công ngòai (43)
    • 5.3 Mô hình kế hoạch tồn kho đáp ứng cho trễ đơn hàng (Mô hình 2) (44)
      • 5.3.1 Hàm mục tiêu (44)
      • 5.3.2 Áp dụng mô hình 2 sản xuất và tồn trữ loại sản phẩm trong năm 2010 (44)
      • 5.3.3 So sánh giá trị tồn kho giữa mô hình 1 và 2 (46)
      • 5.3.4 Bảng tổng hợp so sánh giá trị tồn kho của thực tế và các mô hình (46)
  • CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÔ HÌNH SẢN XUẤT TỒN TRỮ NGUYÊN LIỆU (48)
    • 6.1 Quy trình nhập dữ liệu sản xuất (49)
    • 6.2 Quy trình nhập nhu cầu sản xuất một năm của công ty (50)
    • 6.3 Quy trình nhập loại sản phẩm (51)
    • 6.4 Quy trình nhập khối lượng hoàn thành sản phẩm (53)
    • 6.5 Quy trình nhập nhu cầu giao hàng theo thời đoạn (54)
    • 6.6 Quy trình kết nối Lingo để giải (55)
    • 6.7 Quy trình kết nối Excel để xuất ra kết quả được giải từ Lingo (56)
  • CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (57)
    • 7.1 Kết luận (57)
    • 7.2 Kiến nghị (57)
  • Tài liệu tham khảo (59)

Nội dung

Thiết kế mô hình cân đối sản xuất và tồn kho nguyên liệu vải bao gồm : số lượng vải mộc cần sản xuất theo tháng/năm dựa trên năng lực sản xuất tại xí nghiệp Dệt và số lượng vải mộc cần t

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

1.1.1 Nhận định chung về vấn đề tồn kho vật tư

Trong lãnh vực sản xuất, để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, các hoạt động của một tổ chức sản xuất phải luôn sẵn sàng, vì vậy phải tính toán và chuẩn bị đầy đủ cho mình các nguồn lực như vật tư, máy móc, con người, tài liệu sản xuất Trong 4 nguồn lực kể trên, nguyên liệu - vật tư là nguồn lực được các tổ chức quan tâm nhiều nhất

Nguyên liệu - vật tư không đầy đủ sẽ dẫn đến việc thiếu hụt, không đáp ứng được sản xuất cũng như không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn đến mất lợi nhuận

Nguyên liệu- vật tư dư thừa sẽ dẫn đến tồn trữ, hư hại, điều này làm cho tổ chức phải chịu phí tổn cho lưu trữ và sự suy giảm chất lượng

Trong thời gian gần đây, các tổ chức phải đối mặt bởi nhu cầu thị trường biến đổi liên tục như thời gian đặt hàng ngắn hơn, lượng đặt hàng nhỏ nhưng thường xuyên, các thông số sản phẩm thay đổi thường xuyên hơn thậm chí các thay đổi xảy ra ngay khi đang sản xuất, khả năng dự báo nhu cầu của các sản phẩm ngày càng khó khăn hơn

Tất cả các biến động này ảnh hưởng lên hiệu quả sản xuất kinh doanh tổ chức Do đó, để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt này, mỗi tổ chức phải có chính sách về tồn kho thích hợp Tồn kho cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, tồn kho thường chiếm khoảng trên 40% tổng vốn đầu tư của bất kỳ tổ chức công nghiệp nào, nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và bán hàng

Sự thay đổi trong chính sách tồn kho có thể có ảnh hưởng đặc biệt xuyên suốt tổ chức

Vì thế, đưa ra một mô hình mức tồn kho hợp lý trong các điều kiện khác nhau nhằm nâng cao mức phục vụ, khai thác tối đa các nguồn lực và đạt được lợi nhuận cao nhất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển của tổ chức

1.1.2 Những vấn đề tồn kho vật tư tại Tổng Công Ty 28 – TCHC

Tổng Công ty 28 hiện là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phòng với nhiệm vụ chính trị chủ yếu là sản xuất quân trang phục vụ quân đội và xuất khẩu Sản phẩm chủ lực của Tổng Công Ty là vải và sản phẩm may mặc khác Từ lâu, Tổng Công ty 28 đã được biết tới là một đơn vị có uy tín trong ngành Hậu cần Quân đội Tuy nhiên , Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 28 vẫn còn bất cập trong điều kiện sản xuất luôn luôn thay đổi, nhất là xảy ra thiếu nguyên vật liệu cho các đơn hàng gấp phục vụ cho xuất khẩu và hàng quốc phòng, đặc biệt là tính cấp thiết Chưa thiết lập được hệ thống xây dựng Tồn kho nguyên vật liệu để đảm bảo sự ổn định sản xuất tại các Xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty nhằm đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng cũng như đáp ứng được hiệu quả sản xuất Ổn định sản xuất là mục tiêu quan trọng của Tổng công Ty Với mức đầu tư dây chuyền hiện đại vào năm 1998 để phục vụ cho sản xuất, yêu cầu các nhà máy Sợi – Dệt – Nhuộm trực thuộc Tổng Công ty phải hoạt động tối đa công suất để đáp ứng nhu cầu vải cho Quốc phòng và xuất khẩu Ngoài ra, sản xuất tối đa công suất để khấu hao thiết bị trong giai đoạn thiết bị còn khấu hao cao Muốn đạt mục tiêu trên một mô hình tồn kho nguyên vật liệu nhằm ổn định sản xuất tại Tổng công ty là rất cần thiết

Mục tiêu đề tài

Xây dựng mô hình cân đối sản xuất để tìm ra nhu cầu nguyên liệu cho Xí nghiệp Dệt – Tổng công ty 28 để đạt mục tiêu sau đây :

• Đạt cực tiểu tổng giá trị tồn kho Với ràng buộc

• Không trễ đơn hàng (giao hàng đúng hạn))

• Tối đa công suất tại Xí nghiệp Dệt.

Nội dung luận văn

Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất - tồn kho hiện hành của xí nghiệp dệt nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại

Tìm hiểu về lý thuyết thiết kế hệ thống tồn kho, quy hoạch tuyến tính nhằm xác định công cụ giải bài toán thiết kế hệ thống tồn kho tối ưu

Thiết kế hệ thống tồn kho tối ưu với phương pháp cân đối sản xuất bằng quy hoạch tuyến tính với các mục tiêu: Cực tiểu giá trị tồn kho, tối đa hóa công suất của Xí nghiệp Dệt, cực đại mức phục vụ khách hàng

Thu thập số liệu về hệ thống sản xuất tại Xí nghiệp Dệt So sánh mô hình tìm được với thực trạng sản xuất tồn trữ nguyên liệu số liệu năm 2010

Thiết kế phần mềm hỗ trợ việc tìm lời giải trong luận văn, và chạy phần mềm hỗ trợ, tìm lời giải tối ưu

Kết luận và kiến nghị

Phạm vi và giới hạn đề tài

Chỉ thực hiện cho sản phẩm tại Xí nghiệp Dệt – Tổng công ty 28 – TCHC Xây dựng mô hình quy hoạch tuyến tính cho bài toán cân đối sản xuất tại nhà máy Dệt với hệ thống tồn kho tối ưu

Số liệu thu thập : số liệu nhu cầu trong năm 2010 cho các sản phẩm quốc phòng, công an và sản phẩm kinh tế, bao gồm 7 lọai sản phẩm vải như sau

Bảng 1.1 : Tên sản phẩm được khảo sát

Loại Tên vải ĐV tính Khách hàng Số lượng mét vải

Lọai 1 Vải len 50/50 Mét Quốc phòng 889.503

Lọai 2 Vải len 70/30 Mét Quốc phòng 269.162

Lọai 3 Vải Pe/vi Mét Quốc phòng 1.258.727

Lọai 4 Vải Pe/co Mét Quốc phòng 1.258.727

Lọai 5 Vải T/R 1 Mét Công an 668.974

Lọai 6 Vải T/R 2 Mét Công an 656.315

Lọai 7 Vải KT Mét Kinh tế 1.842.391

Bố cục luận văn

• Chương 1 : Giới thiệu tổng quan

• Chương 2: Trình bày những cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan đối với đề tài luận văn thiết kế hệ thống tồn kho tối ưu

• Chương 3: Nêu lên thực trạng hệ thống tồn kho vật tư Phân tích yếu tố gây nên tình trạng giao hàng chậm của Xí nghiệp Dệt – Tổng Công ty 28

• Chương 4: sẽ giới thiệu về bài toán thiết kế mô hình cân đối sản xuất tại Xi nghiệp Dêt để tìm ra nhu cầu nguyên liệu với các mục tiêu như: cực tiểu giá trị tồn kho, cực đại mức phục vụ khách hàng, tối đa công suất tại Xí nghiệp Dệt

• Chương 5: Áp dụng mô hình bài toán để so sánh với thực trạng sản xuất dự trữ nguyên liệu thực tế năm 2010 đã qua Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình

• Chương 6 :Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ để giải quyết mô hình bài tóan sử dụng các công cụ như : Excell, Lingo và chương trình phần C#

• Chương 7 sẽ là phần kết luận và kiến nghị, đề xuất những định hướng nghiên cứu trong tương lai

PHƯƠNG PHÁP LUẬN, TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Phương pháp luận

Hình 2.1: Phương pháp luận khảo sát luận văn

Tìm hiểu lý thuyết về vật tư tồn kho, các bài báo liên quan Tìm hiểu thực trạng về hệ thống Tồn kho –Vật tư tại Tổng Công ty 28

Xây dựng mô hình bài toán cân đối sản xuất tồn trữ tại Xí nghiệp Dệt – Tổng công ty 28 Thu thập số liệu cần khảo sát tại XN Dệt – Tổng công ty 28

Phân tích đánh giá kết quả

Kết luận và kiến nghị

Cơ sở lý thuyết về tồn kho

2.2.1 Chức năng của tồn kho

Tồn kho có 5 chức năng cơ bản sau: [1]

• Duy trì tính độc lập của các hoạt động

• Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu sản phẩm

• Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất

• Tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng nguyên vật liệu

• Giảm chi phí đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn

Chi phí tồn kho bao gồm:

• Chi phí mua hàng hay sản xuất (P): là chi phí đơn vị khi đã tồn kho bao gồm phí chuyên chở, giảm giá Trong sản xuất chi phí mua hàng bao gồm chi phí nhân công, vật tư, phí gián tiếp

• Chi phí đặt hàng hay thiết lập (C): phụ thuộc số lượng đơn hàng hay số lần thiết lập bao gồm chi phí thu thập phân tích người bán, chi phí lập đơn hàng, chi phí nhận và kiểm tra hàng…Trong sản xuất, chi phí thiết lập bao gồm chi phí thay đổi quá trình sản xuất

• Chi phí tồn trữ (H): bao gồm chi phí vốn, chi phí thuế, bảo hiểm, mất mát, lỗi thời, quá hạn, hư hỏng…

• Chi phí “hết hàng”: do hết hàng từ bên trong hay bên ngoài Chi phí hết hàng bên ngoài bao gồm chi phí đơn hàng chậm, chi phí mất đơn hàng và mất uy tín Phí hết hàng bên trong như chi phí ngưng sản xuất, chi phí hoàn thành chậm

2.2.3 Hệ thống (chính sách) tồn kho

Có 2 hệ thống tồn kho cơ bản: a Hệ thống kiểm soát liên tục

Trong hệ thống này, mức tồn kho được giám sát thường xuyên Khi mức tồn kho giảm đến mức đã quy định trước (điểm tái đặt hàng), thì đặt đơn hàng mới với lượng cố định

Lượng đặt hàng cố định được tính toán sao cho chi phí tồn kho là nhỏ nhất Ưu điểm của hệ thống này là mức tồn kho được ghi nhận liên tục giúp nhà quản lý biết được tình hình tồn kho Tuy nhiên chi phí cho việc theo dõi liên tục sẽ rất cao Hệ thống này đặt biệt thích hợp cho những hàng tồn kho thiết yếu b Hệ thống kiểm soát định kỳ

Vào khoảng thời gian nhất định sẽ kiểm tra định kỳ mức tồn kho để đặt hàng sao cho lượng tồn kho đạt mức đã định trước Vì vậy, lượng đặt hàng thay đổi theo từng thời đoạn

Vì vậy mức tồn kho không được kiểm tra trong khoảng thời gian giữa hai đơn hàng, nên hệ thống này ít tốn chi phí cho việc giám sát hơn so với hệ thống kiểm soát liên tục Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhược điểm là phải dự trữ lượng hàng tồn kho lớn để tránh sự thiếu hụt giữa hai lần kiểm tra

2.2.4 Phương pháp phân loại ABC đối với hàng tồn kho

Năm 1906, Vilfrodo Pareto phát hiện, trong xã hội tư bản, phần lớn tài sản của xã hội lại thuộc sở hữu của chỉ một số ít người Ông đã miêu tả hiện tượng này bằng một Đường cong, đây chính là Đường cong Pareto nổi tiếng Theo đó, các chuyên gia nghiên cứu về quản lý doanh nghiệp đã phát hiện ra rằng đường cong Pareto thực tế đã mô tả cho một quy luật trong kinh doanh, đó là trong các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, chỉ có một số ít sản phẩm đem lại lợi nhuận thực sự cho doanh nghiệp Trong cửa hàng bách hóa với rất nhiều sản phẩm đa dạng, phần lớn doanh thu và lợi nhuận lại chỉ phụ thuộc vào một vài mặt hàng; trong một doanh nghiệp, tổ chức, chỉ một số ít trong số hàng trăm nhân viên có khả năng sáng tạo thực sự Tương tự như vậy, trong việc khống chế hàng tồn kho cũng tồn tại quy luật Pareto, chúng được gọi là phương pháp phân loại ABC của việc khống chế hàng tồn kho

Phương pháp phân loại ABC rất đơn giản nhưng lại có ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực khống chế hàng tồn Bất cứ hệ thống khống chế hàng tồn nào, chỉ cần tích cực áp dụng phương pháp ABC để tiến hành phân loại và quản lý thì đều thu được hệ quả rõ rệt Áp dụng phương pháp phân loại ABC hay còn gọi là quy tắc 80-20, chúng ta chia hàng tồn kho thành 3 loại, trên cơ sở xác định giá trị và số lượng cần sử dụng cho hàng hóa

Loại A gồm các hàng hóa có giá trị chiến đến 80% tổng giá trị tồn kho nhưng về số lượng chỉ chiếm 20% lượng tồn kho

Loại B có giá trị chiếm 15%, số lượng chiếm 30%

Loại C có giá trị chỉ chiếm 5% nhưng vế số lượng lại chiếm đến 50% tổng số hàng tồn

Như vậy, xét từ góc độ quản lý hàng tồn kho, rõ ràng những loại hàng tồn kho thuộc nhóm A (chiếm 80% giá trị) cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ, liên tục và thường xuyên về mức tồn kho, lượng dự trữ và điều kiện bảo quản trong kho Đối với nhóm B, C tuy có số lượng lớn nhưng giá trị lại nhỏ, chỉ cần áp dụng biện pháp quản lý và kiểm kê định kỳ

2.2.5 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu độc lập

9 Mô hình EOQ là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford W Harris đề xuất, nhưng cho đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng

9 Kỹ thuật tồn kho theo kiểu này rất dễ sử dụng, nhưng khi sử dụng nó người ta phải dựa theo những giả định quan trọng sau đây:

− Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu phải thay đổi

− Phải biết trước thời gian kể từ lúc phát đơn hàng cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không thay đổi

− Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng ở một điểm thời gian đã định trước

− Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng

− Chỉ có duy nhất hai loại chi phí biến đổi là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ

− Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng thời gian

Hình 2.2 : Biến thiên mô hình EOQ

9 Tổng chi phí hàng năm:

P: phí mua đơn vị R: nhu cầu hàng năm C: phí đặt hàng đơn vị

H = PF: phí tồn trữ đơn vị hàng năm F: tỉ lệ phí tồn trữ trên phí mua hàng đơn vị hàng năm 9 Lượng đặt hàng kinh tế:

9 Số đơn hàng hàng năm: m = C

9 Điểm đặt hàng: B = RL/12 9 Tổng phí hàng năm: TC* = PR + HQ*

• Hệ thống với khoảng đặt hàng cố định 9 Hệ thống có chu kỳ - theo cơ sở thời gian 9 Khoảng đặt hàng cố định (T)

9 Lượng đặt hàng phụ thuộc:

− Mức tồn kho hiện tại

− Mức tồn kho cực đại _ E

Hình 1.3 Mô hình khoảng đặt hàng kinh tế TC = PR+ mC + m

RT CR Q = E = RT+RL = Q+B TC* = PR +HRT*

2.2.6 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu rời rạc

• Lô đặt hàng theo nhu cầu 9 Đặt hàng theo từng chu kì 9 Lượng đặt hàng bằng nhu cầu chu kì Q k =R k , K=1-:-n

• LFL không có chi phí tồn trữ 9 LFL không thích hợp với hệ thống:

− Chi phí tồn trữ cao

− Chi phí đặt hàng thấp

− Sản xuất liên tục, sản lượng cao

• Lượng đặt hàng theo chu kỳ 9 Định số chu kỳ, nhu cầu được thoả mãn bởi một lần đặt hàng 9 Tương tự EOQ/EOI

− h: phần chi phí tồn trữ trong mỗi chu kỳ

− R : Trung bình nhu cầu theo chu kỳ

− Lô hàng là nhu cầu tích lũytrong mỗi chu kỳ đặt hàng

− Hoạch định đơn hàng nhận ở chu kỳ có nhu cầu

9 Thuật toán trực quan của Edward Silver &Harlem Meal “Cực tiểu” chi phí trung bình chu kỳ khi số chu kỳ có nhu cầu thoả mãn bởi đơn hàng tăng dần 9 Chi phí trung bình trong T chu kỳ liên tiếp

− Thực hiện lập lại ở ck T+ 1 (i+1)

9 Chỉ tối ưu cục bộ 9 Ứng dụng tốt trong thực tiễn 9 Không dùng SMA với các trường hợp:

− Nhu cầu suy giảm nhanh

− Nhiều chu kỳ không có nhu cầu

• Phương pháp chi phí đơn vị nhỏ nhất

9 Phương pháp dò tìm trực quan, tương tự SMA “Cực tiểu “chi phí trung bình đơn vị khi số chu kỳ có nhu cầu thoả mãn bởi đơn vị hàng tăng dần

9 Chi phí trung bình đơn vị

− Thực hiện lặp lại ở các chu kỳ T+1

• Phương pháp PPA 9 Phương pháp trực quan, nhằm cực tiểu chi phí tổng 9 Định lượng đặt hàng và chi phí giữ tích lũy:

9 Lượng nhu cầu kinh tế

9 Lượng nhu cầu tích lũy

• Phương pháp IPPA 9 Phương pháp trực quan, tương tự PPA 9 Định lượng đặt hàng theo sự cân bằng chi phí đặt hàng và chi phí giữ gia tăng

9 Lượng nhu cầu gia tăng:

• Phương pháp ưu bằng quy hoạch nguyên (Mixed Integer programming) 9 Mô hình bài toán:

Tồn kho ban đầu: B 1 = 0 Tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ: B 1 - E i-1 = 0 i = 2,3, n Bảo đảm mua hàng kho Q >0: MZ i - Q i ≥ 0

E i > 0 i = 1,2, n Q i > 0 i = 1,2, n Z i = {0,1} i = 1,2, n Với C 0 : Chi phí đặt hàng

Z i : Biến nhị phân quyết định mua hàng B i : Tồn kho đầu chu kỳ i

E i : Tồn kho cuối chi kỳ i

2.2.7 Hệ thống tồn kho ngẫu nhiên nhu cầu độc lập

• Mức phục vụ 9 Mức phục vụ theo chu kỳ SL c = 1- P(M>B)

9 Mức phụ vụ theo đơn vị hết hàng SL u = 1- P(M>B)

9 Lượng tồn kho an toàn S = M a - M

• Đối với hệ thống tồn kho với khoảng đặt hàng cố định:

9 Mức phục vụ theo chu kỳ SL c = 1- P(M>E)

9 Mức phụ vụ theo đơn vị hết hàng SL u = 1- P(M>E)

Với M: Nhu cầu trong thời gian chờ

B: Điểm tái đặt hàng E: lượng tồn kho cực đại T: thời gian giữa 2 lần đặt hàng

Quy hoạch tuyến tính

Trong luận văn này, quy hoạch tuyến tính được sử dụng nhằm tìm kiếm lời giải tối ưu cho mô hình toán Quy hoạch tuyến tính là một kỹ thuật nhằm tối ưu hóa hàm mục tiêu tuyến tính, chịu sự giới hạn của các phương trình và bất phương trình tuyến tính Mô hình toán trong quy hoạch tuyến tính được định nghĩa như sau: [2]

a m1 x 1 + a m2 x 2 + a m3 x 3 + + a mn x n = b m x i ≥ 0 với i = 1, ,n b j ≥ 0 với j = 1, ,m Để tìm kiếm lời giải của quy hoạch tuyến tính, kỹ thuật đơn hình được sử dụng chủ yếu

Trong luận văn này, tôi không đi sâu vào phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính mà sử dụng phần mềm tính toán để tìm kiếm lời giải tối ưu thông qua mô hình toán do tôi thiết lập.

Các nghiên cứu liên quan

[3]Lê Lâm – Kinh Luân (2005) đã thiết kế phần mềm các mô hình tồn kho lý thuyết & xây dựng chương trình quản lý vật tư tồn kho cho công ty TNHH SX-TM-DV Vinh Thông Phần mềm Visual Basic được dùng để giải quyết quá trình lập kế hoạch cho sản xuất Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư cho Phân xưởng So sánh kết quả từ chương trình máy tính với thực tế, đề xuất những giải pháp để công ty chọn lựa và thực hiện theo phương án tối ưu

[4]La Minh Trường (2005) đã xây dựng hệ thống họach định nguồn lực sản xuất MRP II áp dụng cho công ty điện tử Philips đã giới thiệu tổng quát về các mô hình, cơ sở lý thuyết, thực hiện chương trình phần mềm áp dụng tại công ty Philips Luận văn sử dụng hệ thống họach định nguồn lực sản xuất MRP II nhằm giảm chi phí tồn kho, giảm nguồn lực dư thừa và duy trì sản xuất liên tục

[5]Lê Anh Tuấn (2010) thiết lập mô hình họach định nhu cầu vật tư và lập kế họach sản xuất nhiều giai đọan với mục tiêu cực tiểu chi phí và giảm thiểu rủi ro đã nghiên cứu và xây dựng một mô hình hoạch định vật tư sản xuất, kết hợp kế hoạch vật tư với kế hoạch sản xuất nhiều giai đoạn nhằm giải quyết cực tiểu tổng chi phí chuẩn bị và lưu trữ vật tư áp dụng cho Nhà máy Fujikura Fiber Optics Viet Nam – FOV Bên cạnh đó, sử dụng khả năng của phần mềm Lingo, hỗ trợ cho việc phân tích, chọn lựa và đưa ra các quyết định thoả mãn các mục tiêu, các phương án của mô hình hoạch định

[6]Jacob Wijngaard & Fikri Karaesmen (2007) với bài báo cung cấp thông tin về nhu cầu trước khi sản xuất trong điều kiện giới hạn sản xuất, trên cơ sở tối ưu đơn đặt hàng dựa vào chính sách tồn kho Mô hình này sử dụng cho 1 loại sản phẩm, mô hình sản xuất tồn kho ( make to stock model) Nhu cầu đến theo Poisson, với tốc độ đến λ Cở lô đặt hàng là số nguyên, với phân phối Function F(.) Thời gian sản xuất theo yêu cầu của khách hàng bằng h Vì vậy, các đơn đặt hàng được biết h là đơn vị thời gian sản xuất trước (biết trước sẽ xảy ra ) Có một cơ chế chấp nhận để xác định xem đơn đặt hàng chấp nhận hoặc từ chối Sau khi được chấp nhận, đơn đặt hàng được đặt tuần tự vào bảng đơn hàng Vào ngày đáo hạn, các đơn đặt hàng được so sánh với các hàng tồn kho có sẳn Nếu có đủ hàng tồn kho, thì phân phối theo thứ tự Nếu không, việc tồn trữ phải tăng lên do yêu cầu khách hàng tăng ) Các họat động sản xuất ở mức 1 (tỷ lệ sản xuất P có thể là bình thường là 1, mà không mất tính tổng quát, bằng cách thay đổi đơn vị thời gian) Sản xuất một cách chắt chắn và liên tục Sau khi một đơn vị sản phẩm được hoàn thành, họat động sản xuất có thể được dừng hoặc nó có thể tiếp tục sản xuất

Mục tiêu của hệ thống là tối đa hóa giá trị mang lại trung bình cho một đơn vị sản phẩm trong một đơn vị thời gian

[7]Fikri karaesmen, George liberopoulos & Yes dallery (2004) nghiên cứu về vấn đề khách hàng cung cấp những thông tin trước về nhu cầu của họ Làm thế nào chúng ta sử dụng thông tin này, và những gì là phải làm để có hiệu quả trong hệ thống? Khách hàng đến với nhu cầu nhỏ, với mong muốn ngay lập tức thỏa mãn nhu cầu của họ Nó có thể là có thể dự báo mô hình tổng cầu Hàng tồn kho giúp đáp ứng được những khó lường của nhu cầu

[8] Remar Hariharan & Paul Zipkin ( 1995) nghiên cứu vấn đề thông tin đặt hàng của khách hàng, thời gian chờ và sự tồn kho với kịch bản là đưa ra các tiêu chuẩn của các khía cạnh để tiết kiệm trong kho Thay vì phải đặt hàng , khách hàng cung cấp những thông tin trước về nhu cầu của họ Làm thế nào chúng ta sử dụng thông tin này, và những gì là phải làm để có hiệu quả trong hệ thống? Những câu trả lời được đưa ra rất đơn giản: Có chính sách rất đơn giản mà thực hiện có hiệu quả đó là nội dung của bài báo Ngoài ra, như "nhu cầu “ leadtimes" cải thiện hiệu suất trong leadtimes Tác giả cho rằng hàng hoá, lương thực có thể được mua hoặc sản xuất trước nhu cầu và được lưu trữ trong kho, trong khi các dịch vụ và sản phẩm tùy biến có thể không Tác giả thường xem các mối quan hệ khách hàng-nhà cung cấp, tồn kho giúp đáp ứng được nhữngkhó lường của nhu cầu Tất cả các thoả thuận đó kéo theo những mối quan hệ làm việc gần gũi hơn giữa các nhà cung cấp và khách hàng hơn so với bình thường tìm thấy trong thị trường hàng hóa

[9] Hòang Văn Hiến (2006 ) Khảo sát chính sách tồn kho trong sản xuất cho các sản phẩm dễ bị hư hỏng với lượng tồn trữ vật tư theo nhu cầu phụ thuộc và lượng dồn từng loại sản phẩm mau hỏng là những sản phẩm có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định như thực phẩm, thuốc, hóa chất, vv Có hai loại sản phẩm với các tài sản mau hỏng Đầu tiên, các mục dễ hỏng với vòng đời cố định, loại mặt hàng có thể được sử dụng trong một thời gian nhất định Sau khoảng thời gian cuộc sống, những người bị hư và cần được loại bỏ Thứ hai, mặt hàng dễ hư hỏng với vòng đời ngẫu nhiên, các mục có thể hỏng bất cứ lúc nào sau khi sản xuất Đối với những sản phẩm có tuổi thọ cố định khoảng thời gian một cách chính xác, các quyết định đặt hàng trong thời kỳ độc lập Luận văn này xem xét một hệ thống sản xuất tích hợp hàng tồn kho của một nhà sản xuất và nhà bán lẻ cho một sản phẩm dễ hư hỏng duy nhất với tỷ lệ hư hỏng không đổi Sản xuất và cung cấp thành phẩm cho các nhà bán lẻ thông qua nhiều lô hàng có kích thước bằng nhau trong một chu kỳ sản xuất Sản xuất tồn kho tích hợp với chính sách là một chính sách chung cho quá trình sản xuất của nhà sản xuất, vận chuyển, và tồn kho ở các cấp trên toàn chuỗi cung ứng Chi phí kiểm kê tổng hợp của hệ thống sản xuất tích hợp hàng tồn kho bao gồm các thiết lập chi phí, chi phí sản xuất, chi phí mất mát do hư hỏng, chi phí của nhà sản xuất, chi phí đặt hàng, giữ giá chi phí phân rã, và chi phí thiếu hàng của các nhà bán lẻ Hệ thống của tổng lợi nhuận, do đó, tổng lợi nhuận thu được sản xuất bởi nhà sản xuất và phân phối lợi nhuận thu được do bán lẻ

[10] Thành công của việc thiết lập sản xuất ban đầu góp phần gia tăng giá trị tăng trưởng kinh tế và phát triển Mô hình cung cấp cái nhìn sâu sắc vào việc quản lý thiết lập sản xuất ban đầu dựa trên xem xét các vấn đề hàng tồn kho và năng lực sản xuất trong Phân xưởng Mục tiêu tối đa hóa khả năng của sản xuất , sử dụng mô hình quá trình ra quyết định Markov Tác giả mô tả đặc điểm và so sánh các hình thức các chính sách tối ưu tồn kho theo mục tiêu Phân tích này cho thấy tầm quan trọng của phối hợp trong việc quản lý hàng tồn kho và khả năng sản xuất Phân tích cũng cho thấy một sự thiết lập ban đầu để kiếm tối đa hóa cơ hội sản xuất đều đặn để giữ cho năng lực sản xuất tối đa hóa mức độ trong một thời gian.

Giới thiệu sơ lược về Tổng Công Ty 28 – TCHC – BQP

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Được thành lập từ mùa xuân năm 1975, Công ty 28 hiện là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phòng với nhiệm vụ chính trị chủ yếu là sản xuất quân trang phục vụ quân đội Từ lâu, Công ty 28 đã được biết tới là một đơn vị có uy tín trong ngành Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam Ngoài lĩnh vực may mặc; công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực khác như: Sợi, Dệt, Nhuộm kinh doanh bất động sản, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất Cơ cấu tổ chức của Tổng Công Ty bao gồm 9 đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc công ty mẹ, 4 công ty con và 8 công ty liên kết với đội ngũ CB-CNV trên 4.000 người, các sản phẩm của Tổng Công ty đã được xuất sang rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật

3.1.2 Sơ đồ tổ chức Tổng Công Ty 28 (Phụ lục đính kèm)

3.1.3 Qui trình Công nghệ tại Tổng Công Ty 28

Hình 3.1: Qui trình sản xuất khép kín của Tổng Công ty 28

• Sản Phẩm : May mặc ( Hàng Quốc Phòng + Hàng Kinh tế )

• Dây chuyền : Kéo sợi => Dệt vải => Nhuộm hoàn tất => May

Quần áo Thời trang Sợi (CS 1300tấn )

Dệt (CS 6 tr mét vải)

Nhuộm (CS 10 TR mét vải)

9 Kéo sợi: 1.300 tấn sợi /năm (Phục vụ cho Dệt là 300 tấn, còn 1000 tấn bán ngoài)

9 Dệt vải: 6 triệu mét vải /năm (phục vụ cho hàng Bảo Hộ 4 triệu mét- Kinh tế 2tr mét) ( sử dụng khoảng 1.800 tấn sợi hàng năm , Bảo hộ chiếm tới 1.200 tấn, sợi cung cấp 300 tấn mua ngoài 900 tấn sợi )

9 Nhuộm: 10 triệu mét /năm (dư năng lực) 9 May: không hạn chế (dư năng lực)

Khảo sát thực trạng tại Tổng Công Ty 28

Số liệu về phàn nàn của khách hàng chính trong 3 năm do bộ phòng Kinh Doanh thu thập và thống kê từ các phàn nàn của khách hàng như sau:

Bảng 3.1 Thống kê phàn nàn của khách hàng từ Phòng Kinh Doanh từ năm 2008-2010)

STT Nguyên nhân Tỉ lệ phần trăm (%)

2 Chất lượng không ổn định 20

3 Thay đổi ngày giao hàng ( Báo trước) 15

4 Thái độ phục vụ của nhân viên 9

3.2.2 Nguyên nhân gây ra giao hàng trễ

Hình 3.2 Biểu đồ xương cá về nguyên nhân giao hàng trễ

Chính sách tồn trữ chưa hợp lý

Công suất nhà máy dệt thấp

Chủng lọai nguyên vật liệu nhiều

Từ biểu đồ nguyên nhân – kết quả, ta có thể tổng hợp các nguyên nhân gây nên việc giao hàng trễ và liên quan đến các hoạt động sau trong hệ thống sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty như sau :

• Dự báo không chính xác

• Chính sách tồn trữ và mô hình tồn kho chưa hợp lý

• Chủng loại nguyên vật liệu quá nhiều

3.2.4 Quản lý lưu kho, xuất nhập nho:

• Bảo quản hàng hóa chưa tốt, xuất nhập chưa sát với thống kê

• Không tận dụng được không gian lưu trữ

3.2.5 Quản lý thu mua vật tư:

• Nguồn cung ứng không ổn định

• Số lượng nhà cung ứng quá ít

3.2.6 Kiểm soát chất lượng sản phẩm:

• Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật

• Không kiểm soát chất lượng nguyên liệu khi nhận hàng

• Hệ thống thông tin không xuyên suốt trong toàn công ty

• Nhân viên kinh doanh thiếu thông tin về tiến độ sản xuất

Phân tích hiện trạng quản lý vật tư –tồn kho tại Tổng Công ty 28

Qua các nguyên nhân trên, sau đây là chi tiết hiện trạng các hoạt động tồn kho –vật tư tại Tổng Công ty :

Do công ty sản xuất cung cấp vải cho các công ty sản xuất may mặc quốc phòng trên tòan quốc với quy mô sản xuất ngày càng lớn, số lượng đơn hàng ngày càng nhiều, yêu cầu đáp ứng thời gian giao hàng càng khắt khe việc tính tóan nguyên liệu dự trữ là rất cần thiết

3.3.2 Dự báo không chính xác

Phương pháp dự báo hiện nay là dựa vào nhu cầu chu kỳ trước và kết hợp với kinh nghiệm của người quản lý Lượng tồn kho nguyên vật liệu có khi khá cao so với nhu cầu thực tế sử dụng chứng tỏ việc dự báo hiện tại của công ty có vấn đề Tuy nhiên có những nguyên liệu cần thiết thì lại không sẳn có cho sản xuất

3.3.3 Chính sách tồn trữ và mô hình tồn kho chưa hợp lý

Quản lý tồn kho chủ yếu theo kinh nghiệm, đang gặp khó khăn do chưa có phần mềm hỗ trợ để nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời Nguyên vật liệu nói chung và sợi cho Xí Nghiệp Dệt nói riêng luôn ở trạng thái thiếu nguyên liệu phải xuống máy lên mặt hàng khác (hoặc đóng máy chờ nguyên liệu) khi nguyên liệu về lại ồ ạt lên máy hoặc phải gia công bên ngoài

3.3.4 Chủng loại nguyên vật liệu quá nhiều

Ngoài ra, hiện số chủng loại nguyên vật tư vật liệu chính để sản xuất có rất nhiều Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý tồn kho và tạo nên chi phí tồn kho cao

3.3.5 Công suất nhà máy Dệt thấp

Công suất nhà máy Dệt thấp nhiều so với nhà máy nhuộm và may nên không đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong khi nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao

Bảng 3.1 Nhu cầu tăng hàng năm tại Xí nghiệp Dệt

(triệu mét vải) Tỉ lệ tăng

3.3.6 Không tận dụng được không gian lưu trữ trong kho

Vật tư được lưu trữ trên pallet là chủ yếu Các dãy kệ không được sử dụng nhiều và thường chỉ chất hai tầng kệ

3.3.7 Bảo quản hàng hóa chưa tốt dẫn đến tồn lâu mất phẩm chất

Không theo dõi sát tình trạng vật tư trong kho, vật tư tồn kho lâu ngày bị hỏng trong quá trình lưu trữ Không xuất nhập kho theo đúng nguyên tắc, vật tư hết hạn sử dụng không được phát hiện và giải quyết kịp thời.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂN ĐỐI SẢN XUẤT ĐỂ TÌM RA NHU CẦU TỒN KHO NGUYÊN LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP DỆT-TỔNG CÔNG TY 28

Sự cần thiết phải thành lập mô hình

Xuất phát từ thực tế tại Xí nghiệp Dệt, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty 28 chuyên cung cấp vải cho cho quốc phòng và đơn vị công an nhân dân, ngoài ra xí nghiệp Dệt còn đủ năng lực để phục vụ hàng Kinh tế Các đơn đặt hàng được xác định từ trước và thời điểm giao hàng được qui định theo từng thời đoạn trong năm Với câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào tổ chức sản xuất và dự trữ nguyên liệu tại Xí nghiệp Dệt để đạt 3 mục tiêu sau đây:

• Giảm thiểu chi phí tồn kho

• Sử dụng hết năng lực sản xuất tại xí nghiệp Dệt

• Đảm bảo giao hàng đúng hạn

Từ mục tiêu nêu trên, trong chương này tôi xin xây dựng mô hình bài tóan cân đối sản xuất tại xí nghiệp Dệt để tìm ra nhu cầu nguyên liệu sản xuất.

Các thông số của mô hình

a Các sản phẩm khảo sát Để khảo sát mô hình bài toán, tôi xét 7 loại sản phẩm vải sau đây cần dự trữ tại Xí nghiệp Dệt, các lọai sản phẩm như sau :

Bảng 4.1 Các sản phẩm cần khảo sát

Loại Tên vải Nguyên liệu để dệt

Lọai 1 Vải len 50/50 Sợi len 50/50 01 QP

Lọai 3 Vải Pe/vi Sợi Pe/vi 03 QP

Lọai 4 Vải Pe/co Sợi Pe/co 04 QP

Lọai 7 Vải KT Sợi KT 07 KT b Nhu cầu từng lọai sản phẩm trong năm:

Bảng 4.2 Nhu cầu vải trong năm 2010

Loại Tên vải ĐV tính

Lọai 1 vải len 50/50 Mét 889.503 QP

Lọai 2 vải len 70/30 Mét 269.162 QP

Lọai 3 Vải Pe/vi Mét 1.258.727 QP

Lọai 4 Vải Pe/co Mét 1.258.727 QP

Lọai 7 Vải KT Mét 1.842.391 KT c Thời gian nhận hợp đồng và kết thúc đơn hàng trong năm:

Bảng 4.3 Thời gian nhận và kết thúc hợp đồng ĐỢT I ĐỢT II

Lọai 1 Tháng 3/2010 Tháng 7 /2010 Tháng 9/2010 Tháng 2/2011 Lọai 2 Tháng 3/2010 Tháng 7 /2010 Tháng 9/2010 Tháng 2/2011 Lọai 3 Tháng 3/2010 Tháng 7 /2010 Tháng 9/2010 Tháng 2/2011 Lọai 4 Tháng 3/2010 Tháng 7 /2010 Tháng 9/2010 Tháng 2/2011 Lọai 5 Tháng 4/2010 Tháng 10/ 2010

Lọai 7 Thường Xuyên d Thời đoạn giao hàng:

Bảng 4.4 Thời gian và sản lượng giao hàng tính theo tỷ lệ % theo hợp đồng năm 2010

Bảng 5.5 Thời gian và sản lượng giao hàng tính bằng số theo hợp đồng năm 2010

4.2.2 Năng lực tại Xí nghiệp Dệt: a Năng lực về máy sản xuất : Bao gồm 2 lọai máy như sau:

• Máy dệt Picanol Delta – 0Mi (ký hiệu là D/O): Gồm 52 máy, đưa sợi ngang bằng khí (năng suất cao)

• Máy dệt Picanol GTX Gồm 16 máy, đưa sợi ngang bằng kiếm (năng suất thấp) b Năng suất từng mặt hàng có thể bố trí trên từng loại máy như sau Bảng 4.6 Năng suất máy cho từng loại mặt hàng năm 2010

Lọai máy sử dụng Tốc độ H/S máy Hệ số sử dụng

=0.016529 c Số luợc sử dụng trên máy Dệt

Mỗi mặt hàng vải phải cần sản xuất ra cần phải có một thiết bị đi chung với máy gọi là lược dệt (một máy dệt sản xuất 1 lọai sản phẩm cần kèm với một lược dệt để sản xuất sản phẩm đó )

Bảng 4.7 Số lược hiện có trên máy cho từng loại mặt hàng năm 2010

Số lược trên máy GTX 0 0 0 16 0 0 16 d Thời gian sản xuất tại Xí nghiệp Dệt : Xí nghiệp Dệt hiện có 3 ca sản xuất, thời gian sản xuất mỗi ca là 8h họat động liên tục trong ngày Trong tháng xí nghiệp nghỉ 4 ngày chủ nhật nên số ngày trung bình sản xuất tháng là 26 nhưng tùy vào từng tháng có 31 ngày hoặc nghỉ lễ tết ta sẽ có số ngày cụ thể sản xuất cho từng tháng trong năm 2010 như sau

Bảng 4.8 : Số ngày từng tháng sản xuất trong năm 2010

4.2.3 Các thông số tính tóan ràng buộc trong mô hình a Thời gian ca máy Để biết được khả năng sản xuất của nhà máy Dệt người ta thường sử dụng đơn vị tính toán là ca máy tức là:

TG ca máy = Tổng thời gian sản xuất ca/tháng * số máy hiện có trong xí nghiệp b Điều kiện ràng buộc từng loại máy:

Thời gian sản xuất = Năng suất máy *Số lược * Số Ca * Số ngày làm việc trong tháng c Hạn chế về số máy sẵn có

Vì tổng số lượt dệt lớn hơn nhiều so với số máy nên ta phải khống chế năng lực tối đa của nhà máy Dệt là không vượt quá 600 000 mét / tháng Đó là năng lực thiết kế tối đa của Xí nghiệp Dệt d Giá sản phẩm khảo sát Để mô hình đơn giản, ta lấy giá thấp nhất làm hệ số 1 và qui đổi các giá khác >1

Bảng 4.9 : Qui đổi giá sản phẩm

Lọai SP Giá tiền ( VNĐ)

Hệ số giá Giá trị qui đổi

Lọai 7 20.000 20.000/20.000 1 e Dữ liệu mô hình ( Thông số Tổng hợp đầu vào Số liệu năm 2010) Bảng 4.10 : Các dữ liệu đầu vào của mô hình

4.2.4 Mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính a Biến bài toán

• X ij : lượng sản xuất loại vải i tại thời đoạn thứ j trong xí nghiệp

• Sij: lượng sản xuất i tồn kho trong thời đọan j

• O ij : lượng sản xuất lọai vải i tại thời đoạn thứ j gia công ngoài xí nghiệp

• H i : giá tồn kho 1 đơn vị sản phẩm i trong 1 thời đoạn

• F i : giá sản phẩm i sản xuất ngoài xí nghiệp

• C i : năng lực sản xuất đối với sản phẩm i

• T i : thời gian sản xuất 1 sản phẩm i

• Tm: tổng thời gian sản xuất trong 1 tháng

• D ij : nhu cầu của sản phẩm i trong tháng j

• I ij : giá trị tồn kho của sản phẩm i tại thời đoạn j

• Với i=1,2… 7 : Số lọai sản phẩm cần sản xuất

• J= 1,2… 12 Số thời đoạn sản xuất b Hàm mục tiêu

Min giá trị tồn kho = số lượng sản phẩm tồn kho * giá tồn kho đơn vị

Min ∑ i,j S i,j × H i Với mọi i, j c Ràng buộc bài toán: bao gồm các ràng buộc sau

• Ràng buộc về nhu cầu khách hàng : Tổng sản phẩm i sản xuất trong thời đoạn j phải bằng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm i trong thời đoạn j

• Ràng buộc về năng lực sản xuất tại nhà máy: số lượng sản phẩm i sản xuất trong 1 thời đoạn j không được vượt quá năng lực sản xuất sản phẩm i tại nhà máy dệt

• Ràng buộc về thời gian sản xuất: tổng thời gian sản xuất trong 1 tháng phải bằng tổng thời gian sản xuất định mức của nhà máy dệt ( Vì chính sách phải hoạt động hết công suất của nhà máy dệt ) x T i = Tm Với mọi j

• Ràng buộc về năng lực tối đa công suất thiết kế : tổng số sản phầm sản xuất trong Xí nghiệp không được vượt công suất thiết kế của nhà máy trong 1 tháng

• Ràng buộc về biến không âm: X ij không được nhận giá trị âm

4.2.5 Xây dựng mô hình bài toán bằng ngôn ngữ Lingo

(Code phần mềm Lingo ở phụ lục E) Sau khi giải bài tóan giải bằng phần mềm Lingo dữ liệu đầu ra bao gồm:

• Sản lượng vải sản xuất được với công suất tối đa trên máy D/0 và GTX hàng tháng trong năm

• Tổng sản lượng hàng tháng và cho cả năm đáp ứng đúng thời gian yêu cầu giao hàng của khách hàng

• Sản lượng vải không đáp ứng kịp cần phải gia công ngòai

• Sản lượng vải tồn kho hàng tháng

• Giá trị của tồn kho hàng tháng ( theo hàm mục tiêu ) d Kết quả bài toán Sau khi chạy, ta có bảng kết quả điều độ sản xuất tại xí nghiệp Dệt như sau

• Sản lượng chạy trên máy Deta/Omi ( D/O)

7 116,64 116,64 116,64 116,64 116,64 113,25 50,308 63,726 116,64 116,64 116,64 37,026 Tổng số ca chạy trên máy D/O

Tổng SL chạy trên máy D/O

Sản lượng chạy trên máy GTX

Sản lương chạy máy GTX

7 78,408 75,504 78,408 75,504 78,408 0 11,859 0 78,408 32,270 0 0 Tổng số ca chạy trên máy GTX

Tổng Sản lượng chạy trên GTX

• Số lượng sản xuất tại xí nghiệp

• Số lượng sản phẩm gia công ngoài

Sản lượng cần gia công ngoài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

• Giá trị tồn kho mỗi thời đoạn tại xí nghiệp

7 41,515 80,127 121,642 160,254 201,769 161,492 70,126 0 41,515 36,893 0 0 Tổng giá trị tiền tồn kho 392,893 758,079 1,152,687 1,269,103 810,427 971,836 1,407,299 0 397,267 176,480 695,839 25,272

ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀO THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TỒN TRỮ NGUYÊN LIỆU NĂM 2010

Khảo sát thực trạng sản xuất dự trữ nguyên liệu thực tế 2010

5.1.1 Tổng hợp nhu cầu sản xuất cho năm năm 2010

Trong năm 2010 ngoài việc thực hiện sản xuất dự trữ nguyên liệu cho cả năm 2010, xí nghiệp còn phải sản xuất thêm phần còn lại của năm 2009 chuyển sang

Bảng 5.1 Sản lượng thiếu của các mặt hàng từ đơn hàng của năm 2009

Bảng 5.2 : Nhu cầu của năm 2010 của các mặt hàng,

Bảng 5.3 : Tổng số sản lượng cần phải sản xuất năm 2010 Sản phẩm Số lượng (m)

5.1.2 Khảo sát thực tế sản xuất và tồn trữ loại sản phẩm trong năm 2010 a Thực tế sản xuất và giao hàng năm 2010 Bảng 5.4 : Thời điểm giao hàng năm 2010

Bảng 5.5 Tổng số lượng cần giao hàng của số lượng thiếu và nhu cầu của năm 2010 được tổng hợp như sau:

Bảng 5.6 Kết thúc năm 2010, sản lựơng thực tế của công ty đuợc thống kê như sau:

Sản lượng sản xuất trong nhà máy:

Bảng 5.7 Sản lượng đã đi gia công ngoài:

Bảng 5.8 Lượng tồn kho trong năm 2010 tại các thời đoạn căn cứ vào nhu cầu giao hàng và số lựợng sản xuất như sau:

Nhận xét : Theo như bảng thống kê tồn kho thực tế năm 2010, các sản phẩm loại 1, 2, 3 luôn trễ đơn hàng vào các thời đoạn từ 5 đến 12 Sản phẩm kinh tế luôn trễ hàng từ thời đoạn 1 đến 6 Điều này thể hiện Xí nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mất chủ động trong hoạt động nhà máy b Tổng giá trị tồn kho năm 2010 được tính cho các sản phẩm có tồn kho dương, các sản phẩm bị thiếu không tính chi phí phạt như sau:

Bảng 5.9 Giá thành sản phẩm của các loại được quy đổi theo tỷ lệ như sau:

Bảng 5.10 giá Trị tồn kho qua các thời đoạn năm 2010 :

Mô hình kế hoạch tồn kho đáp ứng không trễ đơn hàng (Mô hình 1)

Cực tiểu giá trị hàng tồn kho

9 Không cho phép trễ đơn hàng,

9 Các đơn hàng vượt quá khả năng sản xuất trong một thời đọan được chuyển gia công ngoài

9 Loại sản phẩm 1 và 2 không được phép đưa gia công ngoài

9 Sản lượng gia công ngoài của mỗi loại sản phẩm không vượt 100,000 sp trong một thời đoạn

5.2.2 Áp dụng mô hình 1 sản xuất và tồn trữ loại sản phẩm trong năm 2010

Bàng 5.11 Kết quả sản lượng sản xuất trong nhà máy của các loại sản phẩm

Bảng 5.12 Sản lựơng cần phải gia công ngoài,

Bảng5.13 sản lượng tồn kho và tổng giá trị tồn kho qua các thời đoạn theo mô hình 1:

Nhận xét : Theo bảng kêt quả trên của mô hình 1 thì thời đoạn 1 và thời đoạn 8 đáp ứng được đơn hàng thiếu năm 2009 và nhu cầu năm 2010 bằng cách đưa các sản phẩm gia công ngoài khi vượt quá năng lực sản xuất trong nhà máy

5.2.3 So sánh giá trị tồn kho:

Hình 5.1 So sánh giá trị tồn kho mô hình 1 với thực tế 2010

Nhận xét : theo mô hình 1 thì giá trị tồn kho của các sản phẩm giảm hơn so với năm

2010 so với từng thời đoạn

5.2.4 So sánh lượng gia công ngòai

Bảng 5.14 tổng hợp các loại sản phẩm gia công ngòai của thực tế 2010 và mô hình 1:

Hình 5.2 So sánh sản lượng gia công ngòai của mô hình 1 với thực tế 2010

Nhận xét : mô hình 1 đưa thêm sản phẩm loại 6 ra ngoài gia công để đảm bảo nhu cầu giao hàng đúng thời đoạn Tổng sản luợng đưa gia công ngoài mô hình 1 có giảm so với thực tế năm 2010

Bảng 5.15 tổng hợp so sánh kết quả mô hình 1 và thực tế năm 2010

Hạng mục Mô hình 1 Thực tế năm 2010

1 Sản luợng thiếu so với nhu cầu vào thời đoạn cuối năm

Không có sản phẩm thiếu Thiếu các loại sản phẩm

2 Tổng giá trị tồn kho trong các thời đoạn

Giảm đáng kể so với năm 2010

3 Tổng sản lượng gia công ngoài

Mô hình kế hoạch tồn kho đáp ứng cho trễ đơn hàng (Mô hình 2)

Cực tiểu giá trị tồn kho thành phẩm

9 Công ty chấp nhận thực hiện đơn hàng trễ với số lượng trễ không vựợt quá 5% sản lượng nhu cầu của năm

9 Vẫn thực hiện chính sách gia công bên ngoài khi số lượng đơn hàng trễ vượt quá 5% định mức đơn hàng trễ

9 Loại sản phẩm 1 và 2 không được phép đưa gia công ngoài (giống mô hình 1)

9 Sản lượng gia công ngoài của mỗi loại sản phẩm không vượt 100,000 sp trong một thời đoạn (giống mô hình 1)

5.3.2 Áp dụng mô hình 2 sản xuất và tồn trữ loại sản phẩm trong năm 2010

Bảng 5.16 kết quả sản lượng sản xuất trong nhà máy:

Bảng 5.17 sản lượng gia công ngoài:

Bảng 5.18 ràng buộc về lượng giao hàng trễ so với kế hoạch năm:

Nhu cầu năm 2010 Định mức giao hàng trễ cho phép (5%)

Bảng 5.19 sản lượng giao hàng trễ qua các thời đoạn:

Nhận xét: vào thời đoạn 8 trong năm, khi nhu cầu cần giao hàng cao ở tất cả các loại sản phẩm, mô hình vừa có số lượng giao hàng trễ và gia công ngoài để thỏa điều kiện chính sách mới của công ty Đến cuối thời đoạn 12, sản lượng giao hàng trễ (thiếu so với nhu cầu năm 2010) cho hai sản phẩm loại 4 và loại 7

Bảng 5.20 tổng hợp sản lượng tồn kho và giá trị tồn kho thành phẩm của mô hình 2:

5.3.3 So sánh giá trị tồn kho giữa mô hình 1 và 2:

Hình 5.3 So sánh giá trị tồn kho của mô hình 1 với mô hình 2

Nhận xét : Với chính sách cho phép đơn hàng trễ giới hạn định mức 5% , tổng giá trị tồn kho qua các thời đoạn của mô hình 2 giảm hơn so với mô hình 1

5.3.4 Bảng tổng hợp so sánh giá trị tồn kho của thực tế và các mô hình:

Bảng 5.21 tổng hợp so sánh giá trị tồn kho của thực tế và các mô hình:

Bảng 5.22 tổng hợp các loại sản phẩm gia công ngòai của mô hình 1 và mô hình 2:

So sánh sản lượng gia công ngoài giữa hai mô hình

Hình 5.4 So sánh giá trị tồn kho của mô hình 1 với mô hình 2 Nhận xét : So với mô hình 1, sản lượng gia công ngoài ứng với từng loại sản phẩm trong mô hình 2 giảm hơn.

THIẾT KẾ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÔ HÌNH SẢN XUẤT TỒN TRỮ NGUYÊN LIỆU

Quy trình nhập dữ liệu sản xuất

Quá trình này được sử dụng để nhập dữ liệu theo các phương thức sản xuất của công ty:

Tháng, Thời đoạn, Số ngày, Số máy O/D, Số máy G, Số ca chạy máy, Thời gian sản xuất trên máy Delta/Omi, Thời gian sản xuất trên máy GTX Giao tác sẽ được bắt đầu với việc kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc nhập và kết thúc quá trình

Màn hình nhập dữ liệu sản xuất:

Quy trình nhập nhu cầu sản xuất một năm của công ty

Quá trình này được sử dụng để nhập nhu cầu sản xuất một năm của công ty theo theo loại sản phẩm: Loại 1, Loại 2, Loại 3, Loại 4, Loại 5, Loại 6, Loại 7 Giao tác sẽ được bắt đầu với việc kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc nhập và kết thúc quá trình

Màn hình nhập nhu cầu sản xuất một năm của công ty:

Quy trình nhập loại sản phẩm

Quá trình này được sử dụng để nhập dữ liệu theo các phương thức sản xuất của công ty:

Loại sản phẩm, Tốc độ sản xuất trên máy Delta/Omi (m/ca), Tốc độ sản xuất trên máy GTX (m/ca), Số lược hiện có trên máy Delta/Omi, Số lược hiện có trên máy GTX, Thời gian sản xuất tiêu chuẩn trên máy Delta/Omi, Thời gian sản xuất tiêu chuẩn trên máy GTX, Giới hạn thời gian sản xuất trên máy Delta/Omi, Giới hạn thời gian sản xuất trên máy GTX, Giá quy chuẩn sản xuất tại nhà máy, Giá quy chuẩn sản xuất bên ngoài, Định mức tồn kho, theo quy định công ty Giao tác sẽ được bắt đầu với việc kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc nhập và kết thúc quá trình

Màn hinh nhập loại sản phẩm:

Quy trình nhập khối lượng hoàn thành sản phẩm

Quá trình này được sử dụng để nhập dữ liệu theo các phương thức sản xuất của công ty:

Thời điểm hoàn thành, Thời đoạn Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc nhập và kết thúc quá trình

Màn hình nhập khối lượng hoàn thành sản phẩm:

Quy trình nhập nhu cầu giao hàng theo thời đoạn

Quá trình này được sử dụng để nhập nhu cầu giao hàng của công ty: Nhu cầu, Thời đoạn Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc nhập và kết thúc quá trình

Màn hình nhập nhu cầu giao hàng theo thời đoạn:

Quy trình kết nối Lingo để giải

Quá trình này được sử dụng để kết nối với hệ thống Lingo phục vụ cho việc giải các bài toán sản xuất Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu kết nối lại hoặc kiểm tra lại hệ thống Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc kết nối và kết thúc quá trình

Màn hình kết nối Lingo để giải:

Quy trình kết nối Excel để xuất ra kết quả được giải từ Lingo

Quá trình này được sử dụng để kết nối với hệ thống Excel phục vụ cho việc xuất ra kết quả các bài toán sản xuất Nếu không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu kết nối lại hoặc kiểm tra lại hệ thống Nếu hợp lệ, hệ thống sẽ hoàn tất việc kết nối và kết thúc quá trình

Màn hình kết nối Excel để xuất ra kết quả được giải từ Lingo:

Ngày đăng: 24/09/2024, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 :  Tên sản phẩm được khảo sát - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 1.1 Tên sản phẩm được khảo sát (Trang 12)
Hình 2.1: Phương pháp luận khảo sát luận văn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Hình 2.1 Phương pháp luận khảo sát luận văn (Trang 13)
Hình 2.2 :  Biến thiên mô hình EOQ - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Hình 2.2 Biến thiên mô hình EOQ (Trang 16)
3.1.2  Sơ đồ tổ chức Tổng Công Ty 28 (Phụ lục đính kèm) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
3.1.2 Sơ đồ tổ chức Tổng Công Ty 28 (Phụ lục đính kèm) (Trang 26)
Hình 3.2  Biểu đồ xương cá về nguyên nhân giao hàng trễ - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Hình 3.2 Biểu đồ xương cá về nguyên nhân giao hàng trễ (Trang 27)
Bảng 3.1  Nhu cầu tăng hàng năm tại Xí nghiệp Dệt - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 3.1 Nhu cầu tăng hàng năm tại Xí nghiệp Dệt (Trang 29)
Bảng 4.1   Các sản phẩm cần khảo sát - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 4.1 Các sản phẩm cần khảo sát (Trang 30)
Bảng 4.3  Thời gian nhận và kết thúc hợp đồng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 4.3 Thời gian nhận và kết thúc hợp đồng (Trang 31)
Bảng 4.4 Thời gian và sản lượng giao hàng tính theo tỷ lệ % theo hợp đồng năm 2010 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 4.4 Thời gian và sản lượng giao hàng tính theo tỷ lệ % theo hợp đồng năm 2010 (Trang 32)
Bảng 4.7.  Số lược hiện có trên máy cho từng loại mặt hàng năm 2010 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 4.7. Số lược hiện có trên máy cho từng loại mặt hàng năm 2010 (Trang 33)
Bảng 4.9 : Qui đổi  giá sản phẩm - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 4.9 Qui đổi giá sản phẩm (Trang 34)
Bảng 4.8 : Số ngày từng tháng sản xuất trong năm  2010 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 4.8 Số ngày từng tháng sản xuất trong năm 2010 (Trang 34)
Bảng  5.1 Sản lượng thiếu của các mặt hàng từ đơn hàng của năm 2009 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
ng 5.1 Sản lượng thiếu của các mặt hàng từ đơn hàng của năm 2009 (Trang 39)
Bảng 5.7 Sản lượng đã đi gia công ngoài: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.7 Sản lượng đã đi gia công ngoài: (Trang 40)
Bảng 5.6  Kết thúc năm 2010, sản lựơng thực tế của công ty đuợc thống kê như sau: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.6 Kết thúc năm 2010, sản lựơng thực tế của công ty đuợc thống kê như sau: (Trang 40)
Bảng 5.5  Tổng số lượng cần giao hàng của số lượng thiếu và nhu cầu của năm 2010  được tổng hợp như sau: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.5 Tổng số lượng cần giao hàng của số lượng thiếu và nhu cầu của năm 2010 được tổng hợp như sau: (Trang 40)
Bảng 5.8 Lượng tồn kho trong năm 2010 tại các thời đoạn căn cứ vào nhu cầu giao hàng  và số lựợng sản xuất như sau: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.8 Lượng tồn kho trong năm 2010 tại các thời đoạn căn cứ vào nhu cầu giao hàng và số lựợng sản xuất như sau: (Trang 41)
Bảng 5.9 Giá thành sản phẩm của các loại được quy đổi theo tỷ lệ như sau: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.9 Giá thành sản phẩm của các loại được quy đổi theo tỷ lệ như sau: (Trang 41)
Bảng 5.12 Sản lựơng cần phải gia công ngoài, - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.12 Sản lựơng cần phải gia công ngoài, (Trang 42)
Hình 5.1 So sánh giá trị tồn kho mô hình 1 với thực tế 2010 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Hình 5.1 So sánh giá trị tồn kho mô hình 1 với thực tế 2010 (Trang 43)
Bảng 5.14 tổng hợp các loại sản phẩm gia công ngòai của thực tế 2010 và mô hình 1: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.14 tổng hợp các loại sản phẩm gia công ngòai của thực tế 2010 và mô hình 1: (Trang 43)
Bảng 5.16 kết quả sản lượng sản xuất trong nhà máy: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.16 kết quả sản lượng sản xuất trong nhà máy: (Trang 44)
Bảng 5.20  tổng hợp sản lượng tồn kho và giá trị tồn kho thành phẩm của mô hình 2: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.20 tổng hợp sản lượng tồn kho và giá trị tồn kho thành phẩm của mô hình 2: (Trang 45)
Bảng  5.18 ràng buộc về lượng giao hàng trễ so với kế hoạch năm: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
ng 5.18 ràng buộc về lượng giao hàng trễ so với kế hoạch năm: (Trang 45)
Bảng 5.17 sản lượng gia công ngoài: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Bảng 5.17 sản lượng gia công ngoài: (Trang 45)
Bảng  5.19 sản lượng giao hàng trễ qua các thời đoạn: - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
ng 5.19 sản lượng giao hàng trễ qua các thời đoạn: (Trang 45)
Hình 5.3 So sánh giá trị tồn kho của mô hình 1 với  mô hình 2 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Hình 5.3 So sánh giá trị tồn kho của mô hình 1 với mô hình 2 (Trang 46)
Hình 5.4 So sánh giá trị tồn kho của mô hình 1 với  mô hình 2  Nhận xét : So với mô hình 1, sản lượng gia công ngoài ứng với từng loại sản phẩm  trong mô hình 2 giảm hơn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
Hình 5.4 So sánh giá trị tồn kho của mô hình 1 với mô hình 2 Nhận xét : So với mô hình 1, sản lượng gia công ngoài ứng với từng loại sản phẩm trong mô hình 2 giảm hơn (Trang 47)
BẢNG PHÂN BỐ MẶT HÀNG NĂM 2010 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý vật tư tồn kho tại tổng công ty 28 - tổng cục hậu cần
2010 (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN