Trong khi đó, tại Tp.HCM nhiều cơ sở tái chế nhựa hoạt động với quy mô nhỏ, công nghệ tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế thấp.. Đề tài nghiên cứu cơ s
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-
ĐÀO THỊ VIỆT HƯƠNG
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÍ TÁI CHẾ BAO BÌ NHỰA TẠI
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Trương Thanh Cảnh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Phan Thu Nga
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc Gia TP.HCM ngày 27 tháng 08 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1 PGS.TS Phùng Chí Sỹ 2 TS Lâm Văn Giang 3 PGS.TS Trương Thanh Cảnh 4 TS Phan Thu Nga
5 PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
Trang 3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: ĐÀO THỊ VIỆT HƯƠNG MSHV: 11260549 Ngày, tháng, năm sinh: 11/11/1985 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: Quản lý Môi trường Mã số: 608510
1- TÊN ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu mô hình phí tái chế bao bì nhựa tại thành phố Hồ
Chí Minh”
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Đánh giá hiện trạng hoạt động tái chế nhựa tại Tp.HCM - Nghiên cứu cơ sở và tính phí tái chế bao bì nhựa tại Tp.HCM - Đề xuất cơ chế thu – quản lý và các giải pháp hỗ trợ hoạt động thu – quản lý
phí tái chế tại Tp.HCM
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/08/2012 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/07/2013 5- BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thiện tốt luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cám ơn đến các thầy cô đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Vân Hà và chị Phạm Thị Diễm Phương nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn sinh viên Phạm Thị Anh Thư, Phạm Khánh Hiền, Huỳnh Ngọc Hà đã hỗ trợ trong việc khảo sát số liệu Tôi cũng xin cảm ơn em Hà Huỳnh Băng Tâm, em Lâm Thanh Hiền, bạn Nguyễn Thị Hồng Châm trong quá trình tính toán chi phí xử lý môi trường
Thân thiết cám ơn em Nguyễn Thị Vân Ny và bạn Trần Ngọc Châu đã động viên, khích lệ tôi trong thời gian qua Tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này
Sau cùng, tôi gửi lời cám ơn chân thành đến những người thân đã động viên và ủng hộ tôi vượt qua bao khó khăn trở ngại trên mọi bước đường và còn là động lực để tôi phấn đấu
Xin chân thành cám ơn
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, năm 2009, tại Tp.HCM, mỗi ngày thải ra 50 tấn rác thải từ bao bì nhựa Một lượng rác thải bao bì này không được thu gom để tái sử dụng mà vào bãi chôn lấp rác hoặc xả thải ra môi trường
Trong khi đó, tại Tp.HCM nhiều cơ sở tái chế nhựa hoạt động với quy mô nhỏ, công nghệ tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế thấp
Vì vậy, xây dựng công cụ kinh tế nhằm hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa là cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu lượng chất thải rắn phải xử lý và các vấn đề môi trường liên quan
Đề tài nghiên cứu cơ sở pháp lý và kinh tế, thực hiện tính phí tái chế bao bì nhựa tại Tp.HCM, đồng thời đề xuất cơ chế thu – quản lý phí và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của phí tái chế
Trang 6ABSTRACT
In 2009, according to the Institute for Tropical Technology and Environmental Protection (VITTEP), there were 50 tons of plastic packaging waste emitted per day in Ho Chi Minh city This amount of packaging waste is not collected to reuse but put on landfills or discharged into environment
Meanwhile, many plastic recycling facilities in HCM City operate in a small scale with backward technology, environmental pollution and low quality of recycled products
Therefore, developing economic tool to support plastic recycling operation is necessary in order to make use of resources, reduce solid waste and other environmental issues involved
This thesis studies the legal and economic basis of recycling plastic packaging fees in Ho Chi Minh city and its calculation performance, at the same time proposing revenue collection-cost management mechanisms and other solutions to improve the efficient of recycling fee operation.
Trang 7LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi tên là ĐÀO THỊ VIỆT HƯƠNG, là học viên cao học ngành Quản lý Môi trường khóa 2011, mã số học viên 11260549 Tôi xin cam đoan: luận văn cao học này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà
Các hình ảnh, số liệu và thông tin tham khảo trong luận văn này được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, được công bố rộng rãi và đã được tôi trích dẫn rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo Các bản đồ, đồ thị, số liệu tính toán và kết quả nghiên cứu được tôi thực hiện nghiêm túc và trung thực
Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2013
Tác giả
Trang 81.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Nội dung nghiên cứu 1
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.1. Nhựa và bao bì nhựa 7
1.1.1. Nhựa 7
1.1.2. Bao bì nhựa 10
1.2. Tái chế nhựa 11
Trang 92.1.1. Nguồn phát sinh chất thải nhựa/bao bì nhựa 33
2.1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải nhựa tại TP.HCM 33
2.2. Hiện trạng hoạt động của cơ sở thu gom trên địa bàn Tp.HCM 37
2.2.1. Hoạt động thu gom phế liệu tại Tp.HCM 37
2.2.2. Đánh giá hiện trạng thu mua- phân loại phế liệu nhựa tại Tp.HCM 45
2.3. Hiện trạng hoạt động của các cơ sở tái chế nhựa tại Tp.HCM 46
2.3.1. Hoạt động tái chế nhựa tại các cơ sở vừa và nhỏ 46
2.3.2. Hoạt động tái chế nhựa tại các doanh nghiệp nhựa lớn 57
2.3.3. Đánh giá hiện trạng hoạt động tái chế nhựa tại Tp.HCM 62
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH PHÍ TÁI CHẾ BAO BÌ NHỰA TẠI TPHCM 65
3.1 Tính phí tái chế bao bì nhựa 65
3.1.1 Cơ sở pháp lý 65
3.1.2 Cơ sở kinh tế 67
3.1.3 Tính toán phí tái chế bao bì nhựa 68
Trang 103.2 Đề xuất cơ chế thu – nộp phí 76
3.2.1. Đối tượng chịu phí 76
3.2.2. Đối tượng không chịu phí 76
3.3.2 Xây dựng quy chế hỗ trợ vốn 96
3.3.3 Thiết kế website hỗ trợ công tác thu – sử dụng phí 98
3.3.4. Công cụ giáo dục – truyền thông 98
3.3.5. Đánh giá hoạt động thu và quản lý phí tái chế 98
CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM PHÍ TÁI CHẾ BAO BÌ NHỰA TẠI TP.HCM 102
4.1. Giới thiệu sơ lược về công ty nhựa Tân Phú 102
Trang 114.2.1 Nguồn nguyên vật liệu đầu vào 104
4.2.2 Khối lượng bao bì đầu ra 105
4.2.3 Phí tái chế hàng năm mà công ty phải nộp 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 113
PHỤ LỤC 1PHIẾU KHẢO SÁT CƠ SỞ CƠ SỞ THU GOM 115
PHỤ LỤC 2PHIẾU KHẢO SÁT CƠ SỞ TÁI CHẾ 118
PHỤ LỤC 3DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ 122
PHỤ LỤC 4TÍNH TOÁN LỢI NHUẬN CƠ SỞ TÁI CHẾ (CHƯA TÍNH CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG) 124
PHỤ LỤC 5DANH SÁCH CƠ SỞ TÁI CHẾ TÍNH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 126
PHỤ LỤC 6TÍNH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 127
PHỤ LỤC 7TÍNH TOÁN LỢI NHUẬN CƠ SỞ TÁI CHẾ (GỒM CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG) 135
Trang 12
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS : Acrylon Butadiene Styrene
ABCRC : Hiệp hội tái chế bao bì nước giải khát Alberta (Canada)
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BVMT : bảo vệ môi trường
BVTV : bảo vệ thực vật BOD5 : nhu cầu oxy sinh hóa CBCRA : Hiệp hội tái chế bao bì nước giải khát Canada (Manitoba)
CO2 : cacbon đioxit COD : nhu cầu oxy hóa học CTR : chất thải rắn
dB : đơn vị đo cường độ âm thanh HDPE : Poly- Ethylene tỷ trọng cao JCPRA : Hiệp hội Tái chế Bao bì và đồ đựng Nhật Bản LDPE : Poly- Ethylene tỷ trọng thấp
ND$ : ký hiệu tiền tệ của Đài Loan NO : nitơ monoxit
PE : Poly Ethylene PET : Poly Ethylene Terephtalate
PP : Poly Propylen
Trang 13PS : Poly- Styrene PVC : Poly- Vinyl Clorua QTC : Qũy tái chế
SO2 : lưu huỳnh điôxit SPI : Hiệp hội ngành nhựa TCCP : tiêu chuẩn cho phép TEPA : Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan THC : tổng hợp chất hữu cơ
Tp.HCM : thành phố Hồ Chí Minh TSS : tổng chất răn lơ lửng UBND : ủy ban nhân dân
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình ký quỹ, phí tái chế bao bì nước giải khát ở Bristish Columbia,
Canada 20
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống tái chế bao bì tại Nhật 28
Hình 2.1 Thói quen sử dụng sản phẩm nhựa 34
Hình 2.2 Thói quen thải bỏ chất thải bao bì nhựa của các hộ dân TP.HCM 35
Hình 2.4 Hoạt động của mạng lưới thu mua phế liệu tại Tp.HCM 38
Hình 2.5 Biểu đồ về sự phân bố cơ sở thu gom tại Tp.HCM năm 2012 39
Hình 2.6 Diện tích mặt bằng của các cơ sở thu mua phế liệu tại năm 2012 41
Hình 2.7 Đối tượng bán phế liệu của các cơ sở thu mua 43
Hình 2.8 Ý kiến về khó khăn của cơ sở thu gom phế liệu tại Tp.HCM 44
Hình 2.9 Sự phân bố các cơ sở tái chế nhựa vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM 47
Hình 3.7 Thống kê mặt bằng sản xuất của các cơ sở tái chế nhựa được khảo sát 48
Hình 3.8 Số lượng lao động tại các cơ sở tái chế nhựa 48
Hình 3.9 Thu nhập bình quân của lao động 49
Hình 2.10 Sơ đồ quy trình tái chế nhựa tại các cơ sở vừa và nhỏ tại Tp.HCM 51
Hình 2.11 Tỷ lệ phần trăm các hình thức hoạt động tại các cơ sở tái chế nhựa tại Tp.HCM 54
Hình 2.12 Sự hiểu biết về Qũy tái chế chất thải Tp.HCM 56
Hình 2.13 Ý kiến của cơ sở tái chế về mở rộng quy mô tái chế 56
Hình 2.14 Tỷ lệ các công ty nhựa có hoạt động tái chế 57
Hình 2.15 Sơ đồ quy trình tái chế nhựa tại công ty nhựa Tân Phú 60
Hình 2.16 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty nhựa Tân Phú 62
Hình 3.1 Công suất của các cơ sở tái chế 73
Trang 15Hình 3.2 Sơ đồ dòng bao bì 84 Hình 3.3 Sơ đồ dòng phí tái chế 85 Hình 3.4 Đề xuất mô hình quản lý phí tái chế 87
Trang 16DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ký hiệu các loại nhựa 8
Bảng 1.2 Sản phẩm từ nhựa tái chế 14
Bảng 1.3 Phí tái chế bao bì nhựa tại British Columbia, Canada 19
Bảng 1.4 Vai trò và trách nhiệm các bên liên quan trong hệ thống tái chế ở Bristish Columbia, Canada 20
Bảng 1.5 Nguồn thu của mô hình phí tái chế Bristish Columbia - Canada 21
Bảng 1.6 Khoản chi của mô hình phí tái chế Bristish Columbia – Canada 22
Bảng 1.7 Phí tái chế bao bì nhựa tại Alberta, Canada 23
Bảng 1.8 Chi phí tái chế đơn vị tại Nhật 24
Bảng 1.9 Hệ số tính toán thông thường phí tái chế bao bì đối với người sử dụng tại Nhật 25
Bảng 1.10 Hệ số tính toán thông thường phí tái chế bao bì đối với đối tượng sản xuất tại Nhật 26
Bảng 1.11 Phí tái chế đơn vị đối với bao bì nhựa tại Đài Loan (ND$/kg) 29
Bảng 1.12 Vai trò và trách nhiệm các bên liên quan trong hệ thống tái chế tại Đài Loan 31
Bảng 2.1 Thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt 35
Bảng 2.2 Giá thu mua một số loại nhựa phế liệu tại Tp.HCM năm 2012 42
Bảng 2.3 Các loại máy móc đang được sử dụng tại cơ sở tái chế quy mô vừa và nhỏ 55
Bảng 3.1 Cơ sở kinh tế tính toán lợi nhuận của các cơ sở tái chế 68
Bảng 3.2 Lợi nhuận của các cơ sở tái chế (chưa tính đến chi phí xử lý nước thải) 71 Bảng 3.3 Tính toán lợi nhuận của các cơ sở tái chế (gồm chi phí xử lý nước thải) 74
Trang 17Bảng 3.4 Tính chi phí tái chế đơn vị 75
Bảng 3.5 Phân tích khía cạnh xu hướng quản lý môi trường, kinh tế và môi trường khi lựa chọn người nộp phí 78
Bảng 3.6 Sự khác nhau giữa 2 mô hình quản lý phí tái chế 82
Bảng 3.7 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống phí tái chế 88
Bảng 3.8 Tỷ lệ sử dụng phí tái chế 90
Bảng 3.9 Trách nhiệm của các bên liên quan trong sử dụng phí tái chế 91
Bảng 3.10 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu và sử dụng phí tái chế 93
Bảng 3.11 Nội dung thực hiện đánh giá hoạt động thu – chi phí tái chế 99
Bảng 4.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào công ty nhựa Tân Phú 105
Bảng 4.2 Khối lượng bao bì đầu ra 106
Bảng 4.3 Giá thành bao bì (trước và sau khi áp dụng phí tái chế) 108
Trang 18
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đang trong xu thế phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ Cùng với sự phát triển này, nhu cầu tiêu dùng tăng cao dẫn đến tăng lượng bao bì xả thải là tất yếu Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, năm 2009, tại Tp.HCM, mỗi ngày có khoảng 120 tấn bao bì được sử dụng, trong đó có 60% (chiếm 80 tấn/ngày) là bao bì nhựa và thải ra 50 tấn rác thải từ bao bì nhựa Một lượng rác thải bao bì này không được thu gom để tái sử dụng mà vào bãi chôn lấp rác hoặc xả thải ra môi trường
Hiện nay ở Tp.HCM nhiều cơ sở tái chế nhựa hoạt động từ lâu thường với quy mô nhỏ, công nghệ tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế thấp
Vì vậy, để đưa hoạt động tái chế nhựa phát triển nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu lượng chất thải rắn phải xử lý và các vấn đề môi trường liên quan thì việc đánh giá hiện trạng hoạt động của ngành tái chế nhựa ở Tp.HCM và xây dựng công cụ kinh tế hỗ trợ tái chế là cần thiết
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phí tái chế bao bì nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh” tạo cơ sở thúc đẩy hoạt động tái chế nhựa trên địa bàn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mức phí tái chế đối với bao bì nhựa và mô hình quản lý phí, nhằm phát triển ngành tái chế tại Tp.HCM
1.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu như trên, đề tài thực hiện những nội dung sau:
– Tổng quan về
+ Nhựa và bao bì nhựa + Tái chế nhựa/ bao bì nhựa
Trang 19+ Phí tái chế bao bì và mô hình quản lý phí đang được các nước trên thế giới áp dụng
+ Hiện trạng hoạt động tái chế nhựa tại Tp.HCM
– Nghiên cứu, xây dựng cơ sở phục vụ tính toán phí tái chế bao bì nhựa
+ Cơ sở tính phí tái chế: Cơ sở pháp lý Cơ sở kinh tế + Xây dựng và thu thập cơ sở dữ liệu tính phí tái chế:
Cơ sở dữ liệu để tính toán lợi nhuận của cơ sở tái chế: khảo sát các cơ sở
tái chế nhựa tại Tp.HCM về các khoản mục đầu tư, chi phí và doanh thu
Dữ liệu để tính chi phí môi trường (hệ thống xử lý nước thải): tính chất
nước thải, lưu lượng thải
– Tính toán mức phí tái chế bao bì nhựa
+ Tính toán lợi nhuận (chưa gồm chi phí môi trường) + Tính toán lợi nhuận (gồm chi phí môi trường) + Dựa trên cơ sở kinh tế tính phí tái chế bao bì
– Đề xuất đối cơ chế thu- quản lý phí tái chế tại Tp.HCM
+ Đề xuất cơ chế thu – nộp phí + Đề xuất hệ thống thu phí và quản lý phí tái chế bao bì + Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn phí thu được
– Áp dụng thử nghiệm phí tái chế tại một đơn vị cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế tại Tp HCM
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bao bì nhựa (plactics) và các đối tượng liên quan trong hệ thống tái chế:
Trang 20– Doanh nghiệp, cơ sở tái chế nhựa – Đối tượng thu gom phế liệu nhựa
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Bao bì được phát thải nhiều nhất tại các thành phố lớn với công nghiệp phát triển và sức tiêu dùng mạnh, nên đề tài tập trung nghiên cứu tại Tp.HCM, lấy đây làm trường hợp nghiên cứu điển hình, triển khai thí điểm trước khi nhân rộng mô hình lên cấp quốc gia
1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp luận
Sử dụng kết quả từ việc điều tra đối với nhóm đối tượng liên quan, tham khảo kinh nghiệm tính phí và quản lý phí của các nước, từ đó đề xuất cơ sở tính phí, cách thức quản lý phí thích hợp tại Tp.HCM
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp tổng quan tài liệu: nhằm thu thập thông tin từ các tài liệu, các
nguồn thông tin đáng tin cậy và các nghiên cứu đã được thực hiện về: + Nhựa và bao bì nhựa
+ Tái chế nhựa + Phí tái chế bao bì và quản lý phí ở một số nước trên thế giới
– Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu: được sử dụng để thu thập thông tin qua
việc khảo sát trực tiếp đối tượng liên quan Để đánh giá hiện trạng hoạt động tái chế nhựa và tính toán chi phí tái chế nhựa tại Tp.HCM, đề tài thực hiện điều tra khảo sát đối với các đối tượng sau:
+ Cơ sở thu gom phế liệu + Cơ sở tái chế nhựa Thực hiện điều tra theo quy trình sau:
Trang 21+ Chọn mẫu điều tra (45 cơ sở thu gom, 71 cơ sở tái chế nhựa) + Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng hỏi được xây dựng qua 3 bước: thiết kế sơ bộ,
phỏng vấn thử, hoàn thiện Sử dụng các dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và kết hợp cả hai dạng câu hỏi
¾ Bước 1: Thiết kế bảng hỏi sơ bộ: dựa theo yêu cầu và mục đích của dự án cũng như đặc điểm của đối tượng cần khảo sát Các câu hỏi tập trung váo các vấn đề chính sau:
• Đặc điểm cơ sở: tên cơ sở, loại hình doanh nghiệp, diện tích hoạt động, vốn, nguồn vốn, số lao động…
• Mô tả hoạt động sản xuất: công nghệ đang sử dụng tại cơ sở, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm Hệ thống xử lý chất thải của doanh nghiệp: xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải khí (bụi)… • Các chi phí liên quan đến quá trình hoạt động của cơ sở Doanh thu,
lợi nhuận trước thuế, thuế suất, các loại chi phí phải nộp khác, doanh thu, lợi nhuận sau thuế
• Ý kiến về phát triển hoạt động tái chế ¾ Bước 2: Phỏng vấn điều tra thử: khoảng 2-3 cơ sở cho mỗi nhóm cơ sở
đối tượng, phỏng vấn thử nhằm kiểm tra bảng hỏi, từ ngữ sử dụng và nội dung bản hỏi có phù hợp và đầy đủ hay chưa
¾ Bước 3: Chỉnh sửa bản hỏi hoàn chỉnh sau khi điều tra thử + Điều tra thu thập thông tin
– Phương pháp phân tích đánh giá dữ liệu
Từ dữ liệu điều tra khảo sát, đề tài thực hiện đánh giá hiện trạng hoạt động tái chế nhựa tại Tp.HCM:
+ Phân bố + Quy mô (diện tích, số lượng lao động)
Trang 22+ Quy trình sản xuất: nguồn nguyên liệu, công nghệ, sản phâm, hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ sở
+ Ý kiến về hỗ trợ hoạt động tái chế
– Phương pháp mô hình phân tích SWOT (Streghths, Weakness, Opportunities,
Threats): dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu cũng như thuận lợi và khó khăn của hoạt động tái chế nhựa, từ đó, đánh giá sự cần thiết của phí tái chế trong chính sách nâng cao hoạt động tái chế tại Tp.HCM
– Phương pháp phân tích số liệu định lượng: từ số liệu chi phí và doanh thu của
các cơ sở tái chế, đề tài thực hiện phân tích nhằm:
+ Tính toán lợi nhuận của cơ sở tái chế + Tính toán chi phí môi trường
+ Tính phí tái chế
– Phương pháp đánh giá và lựa chọn
+ Để xác định người nộp phí phù hợp trong số các đối tượng liên quan đến hoạt động sản xuất, xả thải bao bì (nhà sản xuất/nhập khẩu bao bì, nhà sản xuất/nhập khẩu hàng hóa sử dụng bao bì, người tiêu dùng), đề tài thực hiện đánh giá khía cạnh kinh tế, môi trường khi áp dụng phí đối với từng nhóm đối tượng nộp Từ đó lựa chọn đối tượng nộp phí
+ Phí tái chế được thu và quản lý bởi cơ quan nào là phù hợp? Để trả lời câu hỏi này, đề tài so sánh mô hình quản lý phí tái chế trên thế giới, từ đó liên hệ với điều kiện Tp.HCM để đề xuất mô hình quản lý phí phù hợp
1.6 Ý nghĩa đề tài 1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Xây dựng phương pháp tính phí tái chế bao bì nhựa, làm cơ sở cho nghiên cứu tính phí tái chế cho nhóm sản phẩm khác
Trang 231.6.2 Tính mới của đề tài
Đây là nghiên cứu đầu tiên về phí tái chế ở Tp.HCM
Trang 24CHƯƠNG 1 NHỰA/BAO BÌ NHỰA, PHÍ TÁI CHẾ BAO BÌ NHỰA VÀ
QUẢN LÝ PHÍ TÁI CHẾ TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Nhựa và bao bì nhựa 1.1.1 Nhựa
Nhựa được tạo thành từ chuỗi các phân tử được gọi là polyme Các loại polyme có thể được làm từ các hydro-cacbon có nguồn gốc từ than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ, các loại dầu hữu cơ và được chuyển đổi thành các vật liệu có tính chất như mong muốn
“Nhựa” là tên gọi chung cho rất nhiều loại chất dẻo, mỗi loại có những đặc tính và chức năng khác nhau, tính chất của mỗi loại chất dẻo có thể thay đổi bằng các phụ gia và khi kết hợp các loại chất dẻo và phụ gia khác nhau sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm đáp ứng những mục đích sử dụng khác nhau
– Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ: gồm 3 loại
+ Nhựa nhiệt dẻo : Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm Tmthì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại, thường được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái
sinh được nhiều lần, ví dụ như: PE, PP, PS, PET…
+ Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian ba chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh Một số loại nhựa nhiệt rắn: ure focmadehyt (UF), nhựa
epoxy, phenol focmadehyt (PF), nhựa melamin, polyeste không no + Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su
– Phân loại theo ứng dụng: 3 loại
+ Nhựa thông dụng : là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET,
ABS
Trang 25+ Nhựa kỹ thuật: là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại
nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp
+ Nhựa chuyên dụng: là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho
từng trường hợp – Phân loại theo khả năng tái chế
+ Nhựa có khả năng tái chế: gồm các loại nhựa nhiệt dẻo như PP, PE, PET,
hệ thống đồng nhất, thích hợp có thể áp dụng ở phạm vi toàn quốc
Bảng 1.1 Ký hiệu các loại nhựa
- Dùng làm chai, lọ đựng nước, giấy gói thức ăn, một số bao bì không thấm nước Hầu hết các chai soda và nước khoáng đều thuộc loại nhựa số 1
Loại nhựa này nhìn chung an toàn, tuy nhiên với bề mặt xốp có thể tích tụ vi khuẩn cũng như mùi vị nên loại này chỉ được xem là đồ nhựa sử dụng một lần, dễ dàng để tái chế
- Sản xuất đồ chơi và túi nhựa,
bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây hoặc chứa các loại nước tẩy rửa, ống dẫn nước
Tuy có màu đục nhưng loại này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp Nhựa số 2 cũng có thể
Trang 26Ký hiệu Ứng dụng Tính chất
và đường ống dẫn khí tự nhiên dễ dàng tái chế
- Ống nhựa, chai đựng dầu ăn, ống dẫn nước, các sợi cáp điện, bịch đựng máu, đồ chơi, thực phẩm bọc, chai dầu thực vật, bao bì vỉ
Trong thành phần nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những chất hóa học gây cản trở sự phát triển hormone do đó được xem là không an toàn khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao (đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng), do đó nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa này trong việc lưu trữ thực phẩm
- Túi nhựa, túi xách may mặc, chế tạo ra film (màng), giấy gói thực phẩm
Loại này được xem là khá an toàn, có khả năng tái chế
- Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xi rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút…
Loại này có khả năng tái chế
- Sử dụng rộng rãi trong việc đóng gói thực phẩm như khay đựng thịt và rau quả, chế tạo TiVi, máy nghe nhạc, đĩa và ly
Loại nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng, khó để tái chế
Trang 27Ký hiệu Ứng dụng Tính chất
dùng một lần
- Sản phẩm từ hỗn hợp nhựa.Loại này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, vỏ máy điện thoại, máy tính…
Không có tiềm năng tái chế- phải được chôn lấp
(Nguồn: Tổng hợp, 2012)
1.1.2 Bao bì nhựa a Khái niệm bao bì nhựa
Bao bì nhựa là loại sản phẩm được làm từ nhựa, dùng để chứa đựng và bảo vệ sản phẩm Ngoài ra, bao bì nhựa có vai trò rất lớn trong việc gây ấn tượng với khách hàng, nâng cao giá trị của sản phẩm, được coi như là yếu tố marketing thứ yếu
b Phân loại bao bì nhựa
Ngành sản xuất bao bì bằng chất dẻo (bao bì nhựa) có thể chia thành 3 nhóm chính: bao bì mềm một lớp và nhiều lớp; bao bì rỗng; bao bì dệt và bao bì khác
– Bao bì mềm: Là bao bì đơn, kép hoặc đa lớp, có kết hợp với các loại vật liệu
khác, dùng làm bao bì cho thực phẩm, nông sản, hải sản chế biến, mỹ phẩm, dược phẩm
+ Bao bì màng đơn là những nguyên liệu đưa vào máy từ hạt nhựa PE hoặc PP đùn thổi thành những sản phẩm ống, từ ống màng tùy theo kích cỡ để làm túi như túi bao bì phục vụ khách hàng tại các siêu thị, hay các sản phẩm hoa trái; bao bì đựng gạo, phân bón, xi măng…
Trang 28+ Bao bì màng ghép phức hợp hay còn gọi là bao bì nhựa mềm màng film cao cấp ghép nhiều lớp, nhằm bảo quản hàng hóa đạt được thời gian cần thiết, có thể để được đến 2 năm Người ta sử dụng loại bao bì này để đóng gói cho các sản phẩm cà phê, bánh, kẹo, mì ăn liền, thực phẩm cao cấp, mỹ phẩm, dược phẩm, xà bông, diệt sâu bọ, hải sản xuất khẩu và sử dụng trong nước, cùng
bao bì cho các hàng hóa cao cấp khác…
– Bao bì rỗng: chai lọ các loại bằng chất dẻo dùng để đóng gói các sản phẩm
như nước khoáng, dầu ăn, nước uống có ga, nước ép trái cây
– Bao bì khác: Bao bì dệt từ sợi PP, phục vụ cho nông sản, gạo, cà phê
đường và hoá chất phân bón, xi măng Ngoài các dạng bao bì chất dẻo nêu trên, các bao bì dạng tấm, định hình bằng công nghệ hút chân không, bao bì dạng thùng chứa như thùng chứa nước, các loại két
1.2 Tái chế nhựa 1.2.1 Chất thải nhựa
Chất thải nhựa là các sản phẩm nhựa đã được sử dụng và thải bỏ Chất thải nhựa bao gồm loại có thể tái chế và không thể tái chế Hầu hết các chất thải nhựa hiện nay đều có thể tái chế và thường được gọi là phế liệu nhựa
Tác hại của chất thải nhựa
So với kim loại, nhựa có nhiều ưu điểm như : nhẹ hơn, khả năng chống ăn mòn tốt hơn Do đó các sản phẩm được làm từ nhựa đã được sản xuất và sử dụng phục vụ đời sống con người trong nhiều lĩnh vực Nhu cầu đối với sản phẩm nhựa ngày càng tăng Tuy nhiên, cho đến nay con người bắt đầu nhận ra rằng chính những ưu điểm trong đặc tính của nhựa đã làm cho chất thải nhựa trở thành loại chất thải gây ra nhiều vấn đề môi trường nan giải không thể tránh khỏi trong quá trình xử lý chúng
– Nếu đốt chất thải nhựa theo cách thông thường, thì nhiệt độ cháy sẽ tăng
đáng kể, phá hủy tường lò đốt và tạo ra khí độc hại Đặc biệt đối với nhựa PVC khi đốt ở nhiệt độ 3000C – 8000C sẽ tạo ra dioxin là chất rất độc đối với môi trường tự nhiên và con người
Trang 29– Nếu chôn lắp, các chất thải này sẽ làm giảm sức chứa của bãi chôn lắp do đặc
điểm tỉ lệ thể tích: khối lượng cao và tính khó phân hủy được của chúng Trong môi trường đất, sản phẩm nhựa tổng hợp có thời gian phân hủy rất lâu từ hơn 10 năm đến 1000 năm Riêng với túi nylon thông thường, thời gian phân hủy trong tự nhiên khỏang 400 năm Bên cạnh đó, nhựa chứa các thành phần phụ gia như bột màu, chất ổn định, chất hóa dẻo….có thể có chì, cadmi là những chất độc hại Sự tích lũy chất thải nhựa trong đất làm giảm đáng kể năng suất đất trồng
– Chất thải nhựa đặc biệt là túi ni-lông được thải bỏ bừa bãi, trôi nổi trên sông,
hồ kênh rạch ngoài việc tạo ra những hình ảnh phản cảm, gây mất mỹ quan đô thị còn gây tắc nghẽn dòng chảy, là tác nhân truyền bệnh cho người và sinh vật, làm gia tăng mối đe dọa đối với nghể cá, nghề hàng hải, hoạt động của các nhà máy thủy điện, tưới tiêu và những hoạt động công cộng khác
– Hơn nữa, nhựa có nguồn gốc từ tự nhiên hóa thạch, nên việc gia tăng sản xuất
và tiêu thụ plastic sẽ gây áp lực nặng nề đối với nguồn tài nguyên không thể phục hồi vốn đã ngày càng nghèo nàn của trái đất
1.2.2 Tái chế nhựa
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất
a Phương pháp tái chế nhựa
Chất thải nhựa được tái chế bằng nhiều phương pháp và có thể được nhóm lại thành ba loại chính sau:
– Tái chế cơ học (hay tái chế vật liệu)
Tái chế cơ học là tái chế chất thải nhựa bằng các phương tiện vật lý thành các sản phẩm nhựa Nhựa sau khi phân loại sẽ được làm sạch và xử lý trực tiếp thành sản phẩm cuối cùng hoặc nghiền thành các mảnh nhỏ hay dạng hạt với chất lượng phù hợp đối với nhà sản xuất Các bước thực hiện để tái chế nhựa có thể thay đổi tùy
Trang 30vào quy mô sản xuất và mục đích sử dụng nhưng chủ yếu vẫn liên quan đến việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm, phân loại, xay nghiền nhỏ, rửa và sấy khô, sau đó chuyển hóa thành dạng vảy hoặc dạng hạt
Kỹ thuật này cũng thích hợp cho các nước đang phát triển vì tốn ít chi phí hơn so với những phương pháp khác, không đòi hỏi chuyên môn hoặc các kỹ năng khi thực hiện
Nhược điểm chính của phương pháp này là sự suy giảm các đặc tính sản phẩm sau mỗi lần tái chế, điều này xảy ra do sự cắt chuỗi phản ứng gây ra bởi sự hiện diện của nước và các tạp chất có tính axit dẫn đến phân tử lượng của nhựa tái chế giảm
– Tái chế hóa học (hay tái chế nguyên liệu)
Tái chế hóa học hoặc tái chế nguyên liệu là quá trình bẻ gãy các sản phẩm cao phân tử thành các đơn phân tử và các thành phần sau đó được đem trở lại làm nguyên liệu tái sản xuất Tái chế hóa học bao gồm khử polymer (thủy phân glucoza, methanolysis, thủy phân, thủy phân ammoniac…), khí hóa và oxy hóa một phần, nhiệt phân (phản ứng cracking xúc tác nhiệt hoặc hơi nước, nhiệt phân…), phản ứng tạo xúc tác, hydro hóa
Tùy vào loại nhựa tái chế, mong muốn thành phần và trọng lượng phân tử của sản phẩm mà thực hiện các phương pháp khác nhau trong tái chế nguyên liệu
– Tái chế thành nhiên liệu (xăng dầu, khí hóa lỏng LPG, dầu Diesel) – Tái chế thành các monomer
– Tái chể thành hóa chất công nghiệp Tuy nhiên, kỹ thuật tái chế này không phù hợp ở các nước đang phát triển vì đòi hỏi nhiều về chuyên môn, nhiều vốn và khá cồng kềnh
– Tái sinh nhiệt
Hàm lượng năng lượng của chất thải nhựa có thể thu hồi được trong quá trình gia nhiệt và quá trình hóa học như thủy phân Khi chất thải nhựa liên tục được tái chế sẽ mất dần tính chất vật lý và hóa học tại điểm cuối của vòng đời (end-of-life cycle), dẫn đến các sản phẩm có tiêu chuẩn và chất lượng thấp hơn và không có lợi về kinh
Trang 31tế để tái chế nữa Do đó đốt để thu hồi năng lượng là lựa chọn tối ưu về kinh tế ở
giai đoạn này
(Nguồn: Phạm Khánh Hiền, 2012)
b Sản phẩm từ nhựa tái chế
Bảng 1.2 Sản phẩm từ nhựa tái chế Loại nhựa Sản phẩm từ nhựa tái chế
PET
Sợi thảm, áo khoác, ra trải giường và túi bản rộng Dụng cụ đựng thực phẩm, thức uống (chai) và các vật dụng khác Film và tấm phim
HDPE
Các can dùng để đựng các vật phi thực phẩm như sữa tắm, dưỡng tóc, dung dịch giặt, chất tẩy rửa, dầu xe máy và chất chống đông Thanh nhựa dùng làm hiên nhà, hàng rào và bàn dã ngoại
Ống nước, gạch, thùng, sọt, chậu hoa, hàng rào, film và tấm film, thùng tái chế
PVC
Ống nước, hiên nhà, hàng rào, tấm bảng, máng xối, miếng nền cho tấm thảm, gạch và thảm chùi chân, sàn nhựa, tấm chắn bùn, hộp cassette, hộp điện, nón bảo hiểm, vòi nước tưới, và miếng ốp nhà di động
Bao bì, film và tấm film
LDPE Bao bì vận chuyển, lót thùng rác, gạch, các tấm nhựa, nội thất, film
và tấm film, thùng phân, thùng rác, miếng ốp bồn hoa và hiên nhà
Trang 32Loại nhựa Sản phẩm từ nhựa tái chế
Miếng muse Nhựa khác Chai lọ và các dụng cụ nhựa
(Nguồn: American Chemistry Council, 2013)
c Lợi ích của tái chế nhựa
– Về mặt kinh tế
¾ Tăng hiệu quả kinh tế cho ngành nhựa
+ Chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, do đó việc sử dụng phế liệu nhựa làm cho giá nguyên liệu đầu vào giảm khoảng 30% sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm hơn 15%
+ Một số khách hàng Nhật, Châu Âu, Mỹ chuộng những sản phẩm nhựa “thân thiện với môi trường”, một số yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái chế
¾ Giảm gánh nặng xử lý chất thải nhựa
Không chỉ đem lại lợi kích kinh tế cho ngành nhựa, tái chế chất thải nhựa còn giúp giảm chi phí sử dụng cho xử lý chất thải nhựa, vốn đang được chôn lấp cùng với các loại chất thải rắn sinh hoạt khác
– Về mặt xã hội
¾ Tái chế chất thải nhựa, đặc biệt là hoạt động thu gom và phân loại chất thải nhựa tạo cơ hội việc làm cho lao động trình độ thấp
Trang 33¾ Giảm lượng rác thải cần chôn lấp cũng có nghĩa giảm áp lực về diện tích đất dành cho chôn lấp, và đất sẽ được sử dụng cho các mục đích công cộng khác
¾ Góp phần bình ổn giá nguyên liệu cũng như sản phẩm nhựa trong nước
– Về mặt môi trường
¾ Tác động đầu tiên về mặt môi trường là tiết kiệm năng lượng Tái chế một chai nhựa tiết kiệm khoảng 1/3 năng lượng so với sản xuất một chai nhựa làm bằng hạt nhựa chính phẩm, giảm sự phát xạ các khí CO2, SO2
và NO Khí SO2 giảm khoảng 1/3, khí NO giảm 1/2 và khí CO2 giảm 1/3, giảm lượng nước sử dụng khoảng 90%
¾ Bảo tồn tài nguyên không thể tái tạo Nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, giảm sản xuất hạt nhựa giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ Việc sản xuất nhựa sử dụng 8% lượng dầu khai thác của thế giới, trong đó 4% dùng làm nguyên liệu và 4% sử dụng trong quá trình sản xuất
¾ Bên cạnh đó, thu gom và tái chế chất thải nhựa hiệu quả giúp giảm thiểu hàng loạt vấn đề môi trường liên quan đến chất thải nhựa như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất…
(Nguồn: Lê Văn Khoa, 2011)
d Ảnh hưởng của hoạt động tái chế nhựa đến môi trường
Theo tài liệu “Hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề tái chế nhựa” (Đặng Kim Chi, 2005) thực hiện đánh giá hiện trạng môi
trường làng nghề tái chế nhựa như sau:
– Môi trường nước
Công nghệ tái chế nhựa có mức độ cơ khí hóa cao, đạt 60 – 70% Tuy nhiên do máy móc phần lớn đã cũ và được tận dụng lại, không đồng bộ, hiệu quả sản xuất không cao do đó thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường
Trang 34Nước thải từ ngành tái chế nhựa có hàm lượng chất ô nhiễm COD = 70 – 135 mg/l, BOD5 = 34 – 84 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 1 – 2 lần
– Môi trường không khí
Nồng độ hơi khí ô nhiễm hầu hết vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể là:
¾ Bụi trong không khí dao động trong khoảng 0,45 – 1,33 mg/m3 vượt TCCP 0,5 – 4 lần
¾ Hàm lượng THC đo được ở khu vực các bãi rác gần cơ sở tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt TCCP 1,16 lần
– Chất thải rắn và môi trường đất
Kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa cho thấy: môi trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon, nitơ, photpho, độ chua, kim loại nặng đều ở mức trung bình
– Vi khí hậu
Hai yếu tố tác động mạnh đến vi khí hậu tại cơ sở tái chế nhựa là độ ẩm và tiếng ồn Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn từ 10 – 15 dB, độ ẩm tương đối cao (80 – 83%), hơi ẩm cuốn theo hơi hóa chất, dung môi hóa dẻo gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động
1.3 Phí tái chế bao bì nhựa và quản lý phí ở một số nước trên thế giới 1.3.1 Canada
a Manitoba
Phí tái chế được xây dựng nhằm trang trải chi phí tái chế bao bì nước giải khát, được điều chỉnh hàng năm dựa vào chi phí hoạt động và chi phí tái chế khác nhau
Phí tái chế ở Manitoba được tính chung là 2 cents/ đơn vị bao bì (Justin, 2013)
Nhà sản xuất bao bì nước giải khát nộp phí tái chế Tuy nhiên nhà sản xuất có thể quyết định chuyển phí qua nhà bán lẻ, và nhà bán lẻ chuyển phí qua người tiêu dùng Người tiêu dùng trả phí tái chế khi mua hàng
Phí tái chế được quản lý bởi Hiệp hội tái chế bao bì nước giải khát CBCRA, là tổ chức phi lợi nhuận của ngành công nghiệp nước giải khát, gồm đại diện từ ngành
Trang 35nước giải khát, nước trái cây, nước đóng chai, sữa, và các lĩnh vực bán lẻ Ngoài ra CBCRA còn chịu trách nhiệm hệ thống tái chế
Phí tái chế bao bì được thu sẽ được sử dụng trả chi phí cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý (tái chế) bao bì đồ uống đã sử dụng, bao gồm cả chương trình thu hồi,
chiến dịch giáo dục
b British Columbia
Năm 1970, Luật rác thải được ban hành ở British Columbia British Columbia trở thành nơi đầu tiên ở Bắc Mỹ thành lập hệ thống kí quỹ - hoàn chi cho bao bì nước ngọt và bia
Năm 1997, British Columbia ban hành Luật quản lý bao bì nước giải khát để thay thế Luật rác thải năm 1970, áp dụng cho tất cả bao bì nước giải khát trừ sữa, sản phẩm thay thế sữa, sữa gạo, sữa đậu nành, thực phẩm cho trẻ sơ sinh, thức ăn thay thế hoặc thức ăn bổ sung
Tháng 10/ 2004, Luật quản lý bao bì nước giải khát năm 1997 được thay thế bằng Luật tái chế Chương trình thu hồi bao bì nước giải khát là một phần nội dung của Luật tái chế
Chương trình này bắt buộc kí quỹ đối với tất cả bao bì bán ở British Columbia, Canada Người tiêu dùng phải trả tiền kí quỹ khi họ mua đồ uống và các khoản tiền gửi được hoàn trả đầy đủ khi họ mang bao bì sau khi sử dụng đến trạm tái chế (recycling depot) hoặc cửa hàng bán lẻ
Người tiêu dùng phải trả phí tái chế bao bì tại điểm mua sản phẩm Phí tái chế được các nhà sản xuất xây dựng để cung cấp thêm nguồn thu nhằm tài trợ cho hệ thống tái chế và được điều chỉnh hàng năm khi cần thiết Mức phí tính theo đơn vị bao bì và phụ thuộc vào kích thước và vật liệu bao bì
Trang 36Bảng 1.3 Phí tái chế bao bì nhựa tại British Columbia, Canada Sản phẩm Loại bao bì Dung tích Ký quỹ (¢) Phí tái chế (¢)
Trang 37Hình 1.1 Mô hình ký quỹ, phí tái chế bao bì nước giải khát ở Bristish
Columbia, Canada
(Nguồn: R3 Consulting Group, Inc and Clarissa Morawski, 2009)
Các nhà sản xuất nước giải khát chịu trách nhiệm cho các hoạt động và tài trợ hệ thống tái chế toàn tỉnh Các nhà sản xuất được đại diện bởi hai cơ quan quản lý: Encorp Pacific Canada cho các đồ uống không cồn, rượu vang, rượu mạnh, và Brewers Distributors Limited cho thiết bị làm mát, bia, rượu táo trong thủy tinh và bia lon
Bảng 1.4 Vai trò và trách nhiệm các bên liên quan trong hệ thống tái chế ở
Bristish Columbia, Canada Bên liên quan Vai trò
Trang 38Bên liên quan Vai trò
Cửa hàng bán lẻ
– Thu nhận bao bì rỗng ( 24 bao bì/ 1 khách hàng/ 1 ngày) – Hoàn lại tiền kí quỹ cho khách hàng
Nhà sản xuất/ Chủ thương hiệu
– Đăng kí số lượng nước giải khát bán ra cho EnCorp Pacific hoặc Brewers Distributor Limited
– Nộp tiền kí quỹ ban đầu cho EnCorp Pacific hoặc Brewers Distributor Limited
Nhà tái chế Thực hiện hợp đồng với EnCorp Pacific về việc thu gom
bao bì từ các trạm hoặc nơi bán lẻ Nhà nước hoặc
Chính quyền Tỉnh
Đặt ra những quy định, hướng dẫn thực thi, và giám sát chương trình
Chính quyền địa phương
Quản lý thông qua lệnh cấm bãi rác, thu gom và xử lý chất thải bao bì không được người tiêu dùng mang đến trạm tái chế
(Nguồn: R3 Consulting Group, Inc and Clarissa Morawski, 2009)
Nguồn thu và chi của Chương trình Bảng 1.5 Nguồn thu của mô hình phí tái chế Bristish Columbia - Canada
Nguồn thu Năm 2011
(triệu $) Tỷ lệ %
Tiền kí quỹ không hoàn lại 15.1 15.16%
Trang 39Nguồn thu Năm 2011
(triệu $) Tỷ lệ %
(Nguồn: Encorp pacific, 2011)
Chương trình có nguồn thu từ việc bán nguyên liệu tái chế, lợi nhuận từ tiền kí quỹ không hoàn trả, và phí tái chế được người tiêu dùng trả tại điểm bán hàng Trong đó nguồn thu từ phí tái chế chiếm cao nhất đến 33% tổng nguồn thu của chương trình
Bảng 1.6 Khoản chi của mô hình phí tái chế Bristish Columbia – Canada
Khoản chi Năm 2011
(triệu $) Tỷ lệ %
Xử lý và vận chuyển 51.4 59.15% Nhận thức cộng đồng 3.8 4.373%
Trang 40Bảng 1.7 Phí tái chế bao bì nhựa tại Alberta, Canada Sản phẩm Thông tin bao bì Phí tái
chế ($)
Ký quỹ ($)
Hoàn trả ($)
PET 0-1L PET >1L
0,00 0,05
0,10 0,25
0,10 0,25
HDPE 0-1L >1L
0,03 0,05
0,10 0,25
0,10 0,25
PP 0-1L >1L
0,03 0,05
0,10 0,25
0,10 0,25 Bao bì nhựa khác 0-1L
>1L
0,03 0,05
0,10 0,25
0,10 0,25
(Nguồn: Alberta Beverage Container Recycling Corporation, 2013)
Phí tái chế do nhà sản xuất nước giải khát nộp cho ABCRC, công ty quản lý không lợi nhuận thuộc tỉnh Nhiệm vụ của ABCRC là cơ quan đại diện cho nhà sản xuất nước giải khát, chịu trách nhiệm tái chế bao bì nước giải khát, tuân thủ theo quy định và Hội đồng quản lý bao bì nước giải khát Ban giám đốc ABCRC gồm đại diện nhà sản xuất nước giải khát
Phí tái chế được sử dụng cho hoạt động của hệ thống tái chế tại Alberta
1.3.2 Nhật
Theo “Luật tái chế đồ đựng và bao bì”1, các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc các loại
sau đây có trách nhiệm tái chế:
1 Japan Container and Packaging Recycling Law