TÓM TẮT Đề tài nhằm tập trung nghiên cứu tác động của các nguồn vốn phi vật chất gồm vốn xã hội, vốn con người và vốn tâm lý lên hiệu năng công việc cá nhân.. 1: Các khái niệm về nguồn
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiệu năng công việc cá nhân (individual job performance) hay cách nói ngắn hơn là hiệu năng cá nhân (individual performance) là một yếu tố rất quan trọng, không chỉ đối với bản thân các cá nhân làm việc trong tổ chức mà còn có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển của tổ chức (Erhard et al, 2010) Các tổ chức cần các cá nhân làm việc với hiệu năng công việc cao trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ, hướng đến lợi thế cạnh tranh, và cuối cùng là để đạt được mục tiêu tối hậu của mình
Về mặt nghiên cứu, hiểu biết và tiên đoán được hiệu năng cá nhân là một mục tiêu trung tâm của lĩnh vực hành vi tổ chức, quản trị nguồn nhân lực, tâm lý học tổ chức và tâm lý học công nghiệp, kể cả lĩnh vực quản trị chiến lược và sáng nghiệp (Boyle
Trong nền kinh tế truyền thống, vốn kinh tế là tài sản hữu hình (máy móc, cơ sở vật chất) Tuy nhiên, trong nền kinh tế tri thức, yếu tố này không còn là chủ đạo Thay vào đó, nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là vốn con người, vốn xã hội và vốn tâm lý (Luthans et al., 2004).
Một cách vắn tắt, vốn con người bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và năng lực làm việc của nhân viên trong tổ chức; vốn xã hội đề cập đến các nguồn tài nguyên về niềm tin (trust), mối quan hệ (relationship), và các mạng lưới giao tiếp (contact networks), còn vốn tâm lý tích cực đề cập đến 4 yếu tố: tự cường (tin vào kết quả tích cực của bản thân), hy vọng, lạc quan, và khả năng phục hồi Điều cần chú ý là, các yếu tố này có thể đo lường, phát triển và có thể được quản lý để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc cá nhân tốt hơn (Luthans et al 2004)
Theo chiều hướng này, gần đây đã có khá nhiều nghiên cứu cho thấy được tầm quan trọng và tác động của các dạng nguồn vốn này đến hiệu năng công việc cá nhân
Chẳng hạn theo Adler và Kwon (2002), vốn xã hội có tác động tích cực trên cả hai lĩnh vực: lĩnh vực nguồn nhân lực (như thành công trong công việc, doanh thu, và tìm kiếm việc làm) và lĩnh vực tổ chức (như trao đổi tài nguyên giữa các cá nhân, các đơn vị, các nhóm trong tổ chức, và giữa các tổ chức với nhau, tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp, với khách hàng ) Vốn con người có tương quan đến tăng trưởng thu thập cá nhân (Tchernis, 2010), hoặc vốn tâm lý và vốn con người cùng tác động lên mức lương của nhân viên (Goldsmith et al., 1997)
Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, vấn đề về năng suất và hiệu năng công việc của lao động Việt Nam hiện nay được đánh giá gần như ở mức thấp nhất so với khu vực
Theo kết quả khảo sát “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với tập đoàn Manpower tiến hành mới đây tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực Có 1/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo; 1/5 nhận xét lao động thiếu khả năng thích nghi với công nghệ mới; 1/3 doanh nghiệp không tìm được lao động có kỹ năng mà họ cần; 2/5 giám đốc điều hành gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động Tại một số ngành như chế biến thực phẩm, y tế, xây dựng, vận tải, hóa chất, dệt có tình trạng lao động thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng Lợi thế về chi phí nhân công thấp khi hoạt động tại Việt Nam đang dần mất đi sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài Theo TS Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần 1 Theo APO Productivity Databook 2012, Singapore là quốc gia có năng suất lao động cao nhất, đạt 89,9 nghìn USD/người lao động (tính theo sức mua tương đương năm 2005), tiếp theo là Đài Loan đạt 73,2 nghìn USD và Nhật Bản đạt 63,9 nghìn USD
Năng suất lao động của Việt Nam đạt 5,3 nghìn USD bằng 5,9% năng suất lao động của Singapore
Như vậy, hiệu năng lao động của Việt Nam vào hàng thấp nhất khu vực, và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiếm tỷ lệ cao nhất (Hình 1.2)
Hình 1 2: Thu nhập bình quân của lao động trong các loại hình doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, 2009)
Thế nhưng, trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện tại, chưa rõ được hiệu năng cá nhân được quan tâm và đánh giá ra sao, và liệu các nguồn vốn trong doanh nghiệp có được chú trọng đúng mức để nâng cao hiệu năng làm việc của nhân viên trong tổ chức? Có thể là rất cần đến các nghiên cứu để trả lời những thắc mắc này
1 TheoVnEconomy (http://www.vba.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&idU16:nan-suat-lao-dong- tai-viet-nam-thuoc-hang-day-khu-vuc&catidF:van-hoa-xa-hoi&Itemid0)
Tóm tắt từ góc độ nghiên cứu lẫn thực tiễn vừa nêu, phần nào cũng có thể nhận diện được khoảng trống nghiên cứu ở đây là:
(i) thiếu vắng các tìm hiểu trong đó xem xét đồng thời cả 3 dạng nguồn vốn trong sơ đồ của Luthans et al (2004) (không kể nguồn vốn kinh tế truyền thống) trong mối liên hệ với hiệu năng cá nhân;
(ii) thiếu vắng các nghiên cứu khảo sát đồng thời các tương tác giữa 3 dạng nguồn vốn hiện đại này, và
(iii) riêng cho bối cảnh VN, nghiên cứu về tác động của các nguồn vốn phi truyền thống lên hiệu năng cá nhân có thể có ý nghĩa thực tiễn đáng kể
Từ đó, đề tài nghiên cứu “Tác độ ng c ủ a v ố n xã h ộ i, v ố n con ng ườ i, và v ố n tâm lý lên hi ệ u n ă ng công vi ệ c cá nhân – m ộ t nghiên c ứ u t ạ i các công ty 100% v ố n n ướ c ngoài ở Vi ệ t Nam” được hình thành
Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh lân cận là Bình Dương Có hai lý do khiến tác giả xem xét chọn công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu này
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu sau:
- Nhận diện và xác định các tương tác giữa các yếu tố vốn xã hội, vốn con người và vốn tâm lý trong mối quan hệ với hiệu năng công việc cá nhân
Nghiên cứu này tập trung đo lường mức độ tác động của vốn xã hội, vốn con người và vốn tâm lý lên hiệu năng công việc cá nhân trong các tổ chức Từ đó, đề xuất một số kiến nghị thực tiễn để nâng cao hiệu năng công việc cá nhân, giúp các tổ chức cải thiện năng suất và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn.
PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên và quản lý tại các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài Đối tượng khảo sát: Do giới hạn về thời gian thực hiện nên đề tài chỉ tập trung khảo sát nhân viên và quản lý tại một số công ty:
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam - Công ty TNHH ScanCom Việt Nam
- Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam - Công ty TNHH Elca Việt Nam
- Công ty TNHH P&G Việt Nam - Công ty TNHH Renesas Việt Nam - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam
- Công ty Kuehne & Nagel Việt Nam
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hiệu năng công việc là một yếu tố quyết định chính yếu, xét về mức độ tổ chức lẫn cá nhân Đề tài giúp cá nhân mỗi nhân viên nhận thấy được sự ảnh hưởng của các nguồn vốn quan trọng (vốn con người, vốn xã hội, vốn tâm lý) đến hiệu năng công việc, từ đó, hướng đến việc trau dồi, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu năng cá nhân, tổ chức và đạt được thành công trong công việc
Bên cạnh, các doanh nghiệp, tổ chức nhận thấy được tầm quan trọng của các nguồn vốn trên sẽ có định hướng đúng hơn, hiệu quả hơn trong việc nâng cao hiệu năng làm việc của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu năng của tổ chức.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
- Giai đoạn nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính sẽ tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với những đối tượng cần thu thập thông tin Nghiên cứu này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố tác động lên hiệu năng công việc cá nhân và xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát
- Giai đoạn nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng khảo sát được gửi đến từng đối tượng được chọn lấy mẫu (gởi trực tiếp và gởi gián tiếp qua Google Docs) Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình đề xuất.
NỘI DUNG LUẬN VĂN
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan bao gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi giới hạn, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu
- Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm liên quan đến mô hình nghiên cứu, tiếp theo là xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết được đề nghị
- Chương 3: Trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu bao gồm nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, các phương pháp phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu, thiết kế thang đo, số mẫu cần thu thập, giới thiệu các tiêu chuẩn khi phân tích dữ liệu
- Chương 4: Trình bày kết quả của việc phân tích và kiểm định từ dữ liệu thu thập để đưa ra kết luận từ những giả thuyết nghiên cứu
- Chương 5: Tóm tắt lại những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu, đồng thời nêu ra những hạn chế của đề tài để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này đã giới thiệu sơ lược về nội dung chính của đề tài nghiên cứu Đồng thời, chương này cũng đã trình bày những mục quan trọng như lý do hình thành đề tài, mục tiêu cũng như ý nghĩa của nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
HIỆU NĂNG CÔNG VIỆC CÁ NHÂN
Theo Sonnentag & Frese (2001), có ba quan điểm khác nhau về hiệu năng: quan điểm về những khác biệt cá nhân (individual differences perspective), quan điểm tình huống (situational perspective), và quan điểm quá trình hiệu năng (process perspective)
Quan điểm về những khác biệt cá nhân cho rằng sự khác biệt giữa hiệu năng của các cá nhân là do sự khác biệt về khả năng, tính cách và động lực Do đó, để đảm bảo có hiệu năng cá nhân cao, tổ chức cần lựa chọn cá nhân dựa trên khả năng, kinh nghiệm và tính cách của họ Quan điểm tình huống đề cập đến các yếu tố của môi trường cá nhân và chúng kích thích, hỗ trợ hoặc cản trở hiệu năng công việc Đây có thể là các yếu tố gây căng thẳng (stress) như thiếu thông tin cần thiết, gặp vấn đề với máy móc, vật tư cũng như những căng thẳng trong môi trường làm việc Fay và Sonnentag (2000) đã chỉ ra rằng căng thẳng thậm chí có thể có một tác động mạnh đến sáng kiến cá nhân Và các cá nhân cần phải chú trọng đến các yếu tố, trạng thái tâm tư (lạc quan, tự tin về khả năng hoàn thành công việc tốt ) để giảm các yếu tố cản trở hiệu năng công việc Còn quan điểm quá trình hiệu năng cho rằng hiệu năng công việc phụ thuộc vào các yếu tố như xác định mục tiêu, mô hình nhận thức, và các quy trình phản hồi của các cá nhân có liên quan Điều cần chú ý là, mặc dù có những phát triển và nỗ lực trong nghiên cứu về hiệu năng cá nhân, nhưng một mô hình toàn diện tích hợp tất cả các quan điểm trên về hiệu năng vẫn còn chưa được hình thành Nghiên cứu này về cơ bản là đi theo tiếp cận khác biệt cá nhân như đã được vắn tắt ở trên
Theo Borman và Motowidlo (1993) cũng như Campbell (1990), hiệu năng công việc được định nghĩa như là giá trị tổng hợp đối với tổ chức của một tập hợp các hành vi mà một nhân viên đóng góp trực tiếp và gián tiếp đến mục tiêu của tổ chức
Còn theo Brown và Leigh (1996), nhân viên làm việc chăm chỉ hơn thì hiệu năng công việc sẽ cao hơn Đầu tư năng lượng cảm xúc (emotional energy) vào công việc sẽ có đóng góp tích cực vào mục tiêu tổ chức (Kahn, 1990) Những người đầu tư năng lượng cảm xúc vào vai trò của họ nâng cao hiệu năng thông qua sự thúc đẩy của việc tăng kết nối giữa các đồng nghiệp trong việc theo đuổi mục tiêu tổ chức (Ashforth & Humphrey, 1995)
Hiệu năng công việc cá nhân bao gồm những tập hợp riêng biệt các hoạt động đóng góp cho tổ chức theo những cách khác nhau (Campbell, 1990), được chia thành hai khía cạnh: thực hiện công việc chính thức (in role behavior) và thực hiện công việc phi chính thức (extra-role behavior)
2.1.1 Thực hiện công việc chính thức
Khía cạnh đầu tiên của hiệu năng công việc là thực hiện công việc chính thức, được định nghĩa là những hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành các nhiệm vụ cốt lõi của công việc, hoặc các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để hoàn thành nhiệm vụ tham gia vào "kỹ thuật cốt lõi" của một tổ chức (Borman & Motowidlo, 1993)
Những hành vi đặc trưng của công việc bao gồm thực hiện các nhiệm vụ được giao và tập trung vào một phạm vi công việc nhất định, được thỏa thuận trước và tương đối ổn định, ít thay đổi theo thời gian (Ilgen & Hollenbeck, 1991).
Theo mô hình hiệu năng phổ biến của Borman và Motowidlo (1997), thực hiện công việc chính thức được hiểu là “hiệu năng nhiệm vụ” (task performance) Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với hiệu năng công việc (job performance), nghiên cứu này sẽ dùng thuật ngữ thực hiện nhiệm vụ chính thức (in role behavior)
2.1.2 Thực hiện công việc phi chính thức
Hiệu năng công việc không chỉ bao gồm thực hiện các nhiệm vụ chính thức mà còn cả những nhiệm vụ nổi lên không chính thức, đóng góp cho tổ chức một cách ít trực tiếp hơn (Borman & Motowidlo, 1997) Các loại hành vi này bao gồm sự giúp đỡ, tính trung thực, sự tận tâm, và đạo đức tốt (Organ, 1988), không đóng góp trực tiếp vào giá trị cốt lõi của một tổ chức, nhưng thay vào đó, chúng đóng góp cho tổ chức bằng cách thúc đẩy một môi trường xã hội và tâm lý thuận lợi cho việc hoàn thành công việc liên quan đến giá trị cốt lõi của tổ chức (Borman & Motowidlo, 1997)
Theo nghiên cứu của Organ (1988), công việc phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất của tổ chức Công việc này góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi nguồn lực, tính sáng tạo và khả năng thích ứng của tổ chức.
Về thuật ngữ, thực hiện công việc phi chính thức chính là “hiệu năng theo ngữ cảnh” (contextual performance) của Borman & Motowidlo (1997), hay “hành vi công dân trong tổ chức” (organizational citizenship behavior) của William và Anderson (1991).
VỐN XÃ HỘI (SOCIAL CAPITAL)
Vài thập niên gần đây, thuật ngữ “vốn xã hội” xuất hiện khá nhiều trên các bài báo, bài nghiên cứu cả trong và ngoài nước
Theo PGS.TS Trần Hữu Quang (2010) 2 , vốn xã hội được ghép từ nhữngthuật ngữ thuộc những lĩnh vực khác nhau: “vốn” là một từ mang ý nghĩa kinh tế, được ghép với từ “xã hội” mà người ta thường hiểu một cách rất rộng Bản thân thuật ngữ
“vốn xã hội” được dùng để chỉ một thực thể bao quát đến mức khá mơ hồ và khó nắm bắt Do đó, dường như giới học thuật vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này Và hiện nay, các nhà nghiên cứu thường xác định nội hàm của nó tùy theo sự chọn lựa hướng tiếp cận và khảo sát của mình
Khái niệm về vốn xã hội được xuất hiện lần đầu tiên trong nghiên cứu của Hanifan (1916) Hanifan đặc biệt quan tâm đến việc trau dồi thiện chí, tình bằng hữu, sự cảm
Vốn xã hội là một khái niệm được sử dụng để mô tả các lợi ích mà cá nhân có được từ các mối quan hệ của họ, bao gồm cả thông tin và quan hệ xã hội tốt đẹp Các khái niệm mới hơn về vốn xã hội, như vốn xã hội mạng lưới, nhấn mạnh tầm quan trọng của các mạng xã hội trực tuyến trong việc xây dựng và duy trì vốn xã hội.
Theo Bourdieu (1985), vốn xã hội là một “mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, những mối liên hệ này ít nhiều đã được định chế hóa”.Theo Coleman (1990), vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norms), và sự tin cậy trong xã hội (social trust) – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung
Còn theo Nahapiet & Ghoshal (1998) vốn xã hội gồm ba khía cạnh - cấu trúc, quan hệ và nhận thức như sau:
- Khía cạnh cấu trúc (structural dimension) của vốn xã hội bao gồm cấu trúc của mạng xã hội và các mối tương tác giữa các đối tượng trong mạng xã hội đó
- Khía cạnh quan hệ (relational) của vốn xã hội thì đề cập đến tài sản bắt nguồn từ các mối quan hệ, đó là lòng tin, sự tin cậy, chuẩn mực, quy định và sự gắn kết
Niềm tin là thuộc tính của mối quan hệ còn sự tin cậy là thuộc tính của từng cá nhân tham gia mối quan hệ.
Vốn xã hội về mặt nhận thức được thể hiện ở tính dùng chung các quy ước và hệ giá trị, tạo nên sự hiểu biết chung về mục tiêu và cách hành động thích hợp trong hệ thống xã hội Tầm nhìn và giá trị chung tạo nền tảng để hoạt động của cá nhân và nhóm, đem lại lợi ích cho toàn tổ chức.
Thái và Ghoshal (1998) định nghĩa vốn xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm cấp độ cá nhân (Belliveau, O'Reilly, &
Wade, 1996), cấp độ tổ chức (Burt, 1992), và cấp độ xã hội (Putnam, 1995)
Mặc dù mỗi khía cạnh của vốn xã hội đại diện cho một đặc tính riêng biệt, nhưng cả ba khía cạnh này có tương quan với nhau, cụ thể là khía cạnh cấu trúc ảnh hưởng đến khía cạnh nhận thức và khía cạnh quan hệ (Nahapiet & Ghoshal, 1998), hay khía cạnh nhận thức có ảnh hưởng đến khía cạnh quan hệ (Tsai & Ghoshal, 1998)
2.2.2 Các mô hình lý thuyết có liên quan
Trước hết, ở nghiên cứu của Ariani (2012) về quan hệ giữa vốn xã hội với hiệu năng công việc, cấu trúc khái niệm vốn xã hội được thừa hưởng từ công trìnhcủa
Nahapiet và Ghoshal (1998), nhưng sự tương quan lẫn nhau giữa ba khía cạnh thành phần - cấu trúc, quan hệ và nhận thức - của vốn xã hội bị bỏ qua
Trong khi đó, nghiên cứu rất gần đây của Sun, Y (2012) cũng đã khẳng định tác động dương của vốn xã hội lên chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của người dùng, song trong đó, khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội hoàn toàn bị trung gian hóa (full mediation effect) bằng khía cạnh nhận thức và khía cạnh quan hệ của vốn xã hội như Hình 2.2
Khía cạnh nhận thức Lòng vị tha
Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu của Ariani (2012) Đối chiếu với 2 mô hình nghiên cứu của Ariani (2012) và Sun Y và cộng sự (2012) vừa dẫn, tác giả cho rằng quan hệ lẫn nhau giữa 3 khía cạnh thành phần của vốn xã hội nên được xem xét ngõ hầu phản ánh sát sao được nội hàm vốn xã hội từ lý thuyết kinh điển của Adler & Kwon (2002)
Theo đó, nghiên cứu này đưa ra ba giả thuyết sau đây về nội hàm vốn xã hội (sẽ được ký hiệu là H1a và H1b, H8a trong mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này, Hình 2.6):
- Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội có quan hệ dương với khía cạnh quan hệ của vốn xã hội (H1a)
- Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội có quan hệ dương với khía cạnh nhận thức của vốn xã hội.(H1b)
- Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có quan hệ dương với khía cạnh quan hệ của vốn xã hội.(H8a)
VỐN CON NGƯỜI (HUMAN CAPITAL)
Theo Malhotra (1999), trong kinh doanh, tri thức được thể hiện thông qua vốn con người (Intellectual Capital) bao gồm vốn con người (human capital), vốn cấu trúc (structural capital), tài sản tri thức (Intellectual assets) và hữu sản tri thức (intellectual properties) Còn theo Skandia (1998) cho là vốn con người (Intellectual Capital) gồm vốn con người (human capital) và vốn cấu trúc (structural capital) như Hình 2.3
Như vậy, vốn con người cũng được xem là tài sản vô hình như những tài sản vô hình khác của doanh nghiệp như uy tín, hình ảnh và nhãn hiệu Những tài sản vô hình này cùng với các tài nguyên hữu hình khác như tiền và hữu sản trong doanh nghiệp hình thành nên thị giá của tổ chức kinh doanh (Roos & Roos, 1997)
Lý thuyết về vốn con người (human capital theory) cho rằng doanh nghiệp không sở hữu trí thức, kỹ năng và năng lực (capabilities) mà chính nhân viên của họ mới sở hữu những trí thức này (Wright & ctg, 2001) Theo đó, có mối quan hệ giữa nguồn nhân lực (tri thức, kỹ năng và năng lực) với hành vi cụ thể của nhân viên trong doanh nghiệp cũng như với thực tiễn quản trị nhân lực của tổ chức tương ứng
Hình 2 3: Hình thức của các nguồn vốn (Skandia, 1998) Về nội dung khái niệm, vốn con người được định nghĩa là kho chứa (stock) các kỹ năng và kiến thức kinh doanh của nhân viên công ty (Hunt 2000), hay những kiến thức và kỹ năng của các chuyên viên trong công ty có thể được sử dụng để tạo ra dịch vụ chuyên nghiệp của công ty đó (Backer 1964), hoặc có thể được đại diện bằng hai chỉ số là bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm (Arrow 1973) Cũng cần chú ý là hầu hết các nghiên cứu đều xác lập rằng vốn con người sẽ thay đổi theo các ngành công nghiệp cụ thể
2.3.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan
Coleman (1988) trong nghiên cứu kinh điển “vốn xã hội trong việc tạo ra vốn con người” (social capital in the creation of human capital), đã cho rằng vốn xã hội có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn con người trong các thế hệ tiếp theo Cả vốn xã hội xét ở cấp độ gia đình và vốn xã hội trong cộng đồng đóng vai trò trong việc tạo ra nguồn vốn con người trong các thế hệ mới Theo đó, rất nhiều nghiên cứu nhấn mạnh rằng nguồn vốn xã hội là một nguồn lực quan trọng để truy cập, khai thác và sử dụng kiến thức cá nhân và tập thể, và qua đó cung cấp giá trị chiến lược cho các tổ chức (Nahapiet & Ghoshal, 1998) Nói cách khác, vốn xã hội sẽ tác động đến việc tạo ra nguồn vốn con người cá nhân (Reiche, 2009), được hiểu như là toàn bộ phạm vi kiến thức có thể được chia sẻ thông qua các trao đổi của vốn xã hội
Từ đó, có thể thấy được tác động của vốn xã hội lên vốn con người và giúp tác giả đi đến các giả thuyết sau đây (sẽ được ký hiệu là H4a và H5a trong mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này, Hình 2.6):
- Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội có tác động dương đến vốn con người (H4a)
- Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có tác động dương đến vốn con người (H5a)
Mặt khác, vốn con người chính là các nền tảng về giáo dục, kinh nghiệm và kỹ năng Đây là các yếu tố cơ bản nhất góp phần nâng cao hiệu năng công việc của cá nhân Theo Goldsmith và cộng sự (1997), nghiên cứu cũng cho thấy rằng Vốn con người là một trong những yếu tố tác động hiệu năng công việc của người lao động
Qua đó, tác giả cũng có thể đạt đến các giả thuyết sau (sẽ được ký hiệu là H6a và H6b trong mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này, Hình 2.6):
- Vốn con người có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ chính thức (H6a)
- Vốn con người có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức (H6b)
Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của Luthans và cộng sự (2004) “Vốn tâm lý tích cực: bên cạnh vốn con người và vốn xã hội” cũng cho thấy được nội dung và các mối liên hệ giữa các nguồn vốn phi vật chất này Do đó, giả thuyết H8b được hình thành:
- Vốn con người có tác động dương đến vốn tâm lý (H8b).
VỐN TÂM LÝ (PSYCHOLOGICAL CAPITAL)
2.4.1 Khái niệm về vốn tâm lý
Theo Duckworth và cộng sự (2004), tâm lý học tích cực là nghiên cứu khoa học về hoạt động tối ưu của con người Nó liên quan đến hạnh phúc và hoạt động tối ưu, và nhằm mục đích mở rộng trọng tâm của tâm lý học lâm sàng, giúp vượt qua đau khổ và cách làm giảm đau khổ Luthans (2002) gọi tâm lý tích cực tại nơi làm việc là hành vi tổ chức tích cực (positive organizational behavior, POB) Theo đó, POB là một phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa vào trạng thái tâm lý tích cực và được định nghĩa là “nghiên cứu và ứng dụng năng lực tâm lý và sức mạnh nguồn nhân lực theo hướng tích cực để đo lường, phát triển và quản lý một cách hiệu quả trong việc nâng cao năng suất” (Luthans, 2002)
Giá trị của tâm lý học tích cực ngày càng được công nhận trong quản lý nguồn nhân lực (Seligman & Csikszentmihalyim 2000, Linley & Joseph 2004, Luthans et al
2007b) Hiện đã có khá nhiều nghiên cứu đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau về mối quan hệ của tâm lý học tích cực với sự hài lòng công việc, động lực, năng suất, hiệu năng công việc, hạnh phúc, cam kết với tổ chức, yếu tố tình cảm tích cực…
(Martin 2005, Quinn 2005, Peterson et al 2008, Sin & Lyubomirsky 2009) Ở cấp độ cá nhân, vốn tâm lý là một nguồn lực tâm lý có thể thúc đẩy tăng trưởng và hiệu năng Ở cấp độ tổ chức, tương tự như vốn con người và vốn xã hội, vốn tâm lý có thể tạo đòn bẩy, mang lại lợi tức đầu tư, và lợi thế cạnh tranh thông qua cải thiện hiệu năng làm việc của nhân viên (Luthans & ctg, 2005) Theo Luthans và cộng sự (2007), cấu trúc tâm lý tích cực gồm hy vọng, khả năng phục hồi, lạc quan và tự cường:
- Khả năng tự cường (Self-efficacy): có sự tự tin đảm nhận và sự nỗ lực cần thiết để đạt thành công trong nhiệm vụ đầy thách thức
- Lạc quan (Optimism): tạo một trạng thái tích cực về những thành công ở hiện tại và trong tương lai
- Hy vọng (Hope): kiên trì hướng tới mục tiêu và khi cần thiết có thể thay đổi hướng đi để đạt được thành công
Khả năng phục hồi là khả năng duy trì tinh thần tích cực hoặc thậm chí mạnh mẽ hơn thường lệ khi đối mặt với những tình huống khó khăn và nghịch cảnh, nhằm đạt được thành công (Luthans và cộng sự, 2007).
2.4.2 Các mô hình lý thuyết liên quan
Trước hết, Yip và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng vốn xã hội (như là tiền tố) có tác động tích cực đến sức khỏe nói chung, sức khỏe tâm lý (vốn tâm lý) nói riêng (như là kết quả), cũng như sự thỏa mãn hạnh phúc của con người
Từ đó, tác giả đề xuất hai giả thuyết (sẽ được ký hiệu là H4b và H5b trong mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này, Hình 2.6):
- Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội có tác động dương đến vốn tâm lý (H4b)
- Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có tác động dương đến vốn tâm lý (H5b)
Tiếp theo, trong nghiên cứu trên 422 mẫu của công nhân Trung Quốc, Luthans và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng trạng thái tâm lý tích cực của nhân viên có tương quan mạnh với hiệu năng công việc của họ và kết quả này nhất quán với đánh giá từ những giám sát viên của họ
Luthans và cộng sự (2007) chỉ ra rằng không những vốn tâm lý của nhân viên tương quan dương với hiệu năng và sự thỏa mãn công việc của họ, mà còn có tương quan dương mạnh liên quan đến việc tích hợp bốn khía cạnh của vốn tâm lý với hiệu năng và sự hài lòng công việc thay vì xét riêng rẽ từng khía cạnh của vốn tâm lý
Tương tự, một nghiên cứu gần đây cũng có cùng kết quả là vốn tâm lý tương quan dương với hiệu năng công việc (Sun T và cộng sự, 2012)
Tự cường Hi vọng Khả năng phục hồi Lạc quan
Tự tin Vốn tâm lý
Hình 2 4: Mô hình nghiên cứu của Sun T và cộng sự (2012)
Từ cơ sở trên, tác giả đi đến các giả thuyết sau (sẽ được ký hiệu là H7a và H7b trong mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này, Hình 2.6):
- Vốn tâm lý tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ chính thức (H7a)
- Vốn tâm lý tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức (H7b).
CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
Công ty vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài có mặt tại hầu khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỉ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu; và ở phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh Tập trung nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh bởi hai thành phố này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, sức mua cao hơn và lực lượng lao động lành nghề hơn 3
3 http://www.hanoitie.com.vn/vi/tin-tuc/dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam
Hình 2 5: Tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế (Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2010)
Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng lên Những dự án này hiện nay chiếm 76% tổng số dự án được cấp giấy phép và 55% vốn đăng ký, trong khi các doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm phần còn lại
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm ẳ tổng vốn đầu tư của cả nước, 43,6% sản lượng công nghiệp (2004), 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (2005) và 15,9% GDP của Việt Nam.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ
Hình 2 6: Mô hình nghiên cứu đề nghị
Các gi ả thuy ế t c ủ a mô hình đượ c tóm t ắ t nh ư sau:
H1a: Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội có quan hệ dương với khía cạnh quan hệ của vốn xã hội
H1b: Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội có quan hệ dương với khía cạnh nhận thức của vốn xã hội
H2a: Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ chính thức
H2b: Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức
H3a: Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ chính thức
H3b: Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức
H4a: Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội có tác động dương đến vốn con người
H4b: Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội có tác động dương đến vốn tâm lý
H5a: Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có tác động dương đến vốn con người
H5b: Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có tác động dương đến vốn tâm lý
H6a: Vốn con người có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ chính thức
H6b: Vốn con người có tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức
H7a: Vốn tâm lý tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ chính thức
H7b: Vốn tâm lý tác động dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức
H8a: Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có quan hệ dương với khía cạnh quan hệ của vốn xã hội
H8b: Vốn con người tác động dương lên vốn tâm lý.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày đầy đủ các cơ sở, nền tảng lý thuyết của đề tài nghiên cứu
Theo đó, các giả thuyết được đưa ra và một mô hình nghiên cứu được đề nghị
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua hai phương pháp: định tính và định lượng
Nghiên cứu định tính ban đầu nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính là thảo luận và phỏng vấn sâu Nội dung phỏng vấn và thảo luận đối thoại được thống nhất và dựa trên các câu hỏi của thang đo ban đầu Nội dung thảo luận được ghi nhận, tổng hợp để làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung biến quan sát, cũng như sử dụng các thuật ngữ phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam Đối tượng tham gia phỏng vấn và thảo luận là nhân viên và quản lý tại các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của thang đo đã thiết kế và điều chỉnh phù hợp bối cảnh tại Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết có cấu trúc Cỡ mẫu tối thiểu cho EFA sơ bộ là 50 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 119 quan sát
- Nghiên cứu chính thức: cũng sẽ được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Qua quá trình xem xét và phân tích, mô hình lý thuyết của đề tài gồm bảy khái niệm với bốn mươi ba biến quan sát Dựa trên mô hình này, 16 giả thuyết được phát biểu và các giả thuyết này sẽ được kiểm định thông qua các dữ liệu sơ cấp thu thập được Đề tài sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định thang đo, và tiếp theo dùng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, rồi từ đó đi đến kết luận cuối cùng
Dựa trên cơ sở lý thuyết về các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, thang đo nháp một được xây dựng Trên cơ sở này, một tập các biến quan sát (của thang đo nháp một) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (các khái niệm nghiên cứu) Với sự khác nhau về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội và bối cảnh nghiên cứu nên các thang đo có thể chưa thật sự phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam Do đó, nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận tay đôi nhằm điều chỉnh thang đo nháp ban đầu
Sau khi được điều chỉnh, thang đo nháp mới này (gọi là thang đo nháp hai) được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ Thang đo nháp hai được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ của một mẫu có kích thước n = 119 Các thang đo này tiếp tục được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính: phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA Các biến quan sát cuối cùng còn lại (tức thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức
Thang đo chính thức hoàn chỉnh dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được kiểm định lần nữa bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA, và phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA Sau kiểm định này, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Cronbach’s Alpha NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu (Nguyễn T.D., 2007)
Kiểm định độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, độ giá trị hội tụ và phân biệt
Kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết
Phân tích và diễn dịch kết quả
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đánh giá sơ bộ Xây dựng biến
Thảo luận tay đôi Phỏng vấn sâu
THANG ĐO HIỆU CHỈNH (Thang đo nháp 2) NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO SƠ BỘ
Hai loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo định danh và quãng Thang đo định danh được sử dụng để phân loại dữ liệu định tính, không mang ý nghĩa về mặt lượng Thang đo quãng, ngược lại, đo các đặc tính chủ quan bằng cách sử dụng các khoảng cách đều nhau giữa các điểm dữ liệu, cho phép so sánh trực tiếp về độ lớn.
Sơ sở hình thành thang đo nháp một dựa trên lý thuyết nền tảng, tận dụng các thang đo đã được ứng dụng trong các nghiên cứu trước Thang đo này thiết kế một tập hợp các biến quan sát thực nghiệm nhằm đánh giá một biến tiềm ẩn chưa được quan sát trực tiếp.
Do sự khác biệt về văn hóa và trình độ kinh tế-xã hội, các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứu ở nước khác có thể phải được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam Để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, phỏng vấn sâu được thực hiện để đảm bảo người trả lời sẽ hiểu đúng và hiểu đầy đủ ý nghĩa từ ngữ của từng phát biểu cũng như các phát biểu sẽ được thích nghi với bối cảnh cụ thể của nghiên cứu hiện tại Với kết quả ở bước này, thang đo nháp một được điều chỉnh thành thang đo nháp hai là thang đo sẽ được dùng tiếp theo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ.
THANG ĐO NHÁP MỘT
Các thang đo gốc ban đầu được sử dụng trong các nghiên cứu trước (xem chương hai) đều là tiếng Anh, vì vậy, cần dịch sang tiếng Việt để phù hợp với đối tượng trả lời bảng câu hỏi tại các công ty tiến hành khảo sát, những người không đủ thành thạo tiếng Anh.
Và các thang đo tiếng Việt này sau khi được hiệu chỉnh xong sẽ được dịch ngược sang tiếng Anh (với sự hỗ trợ của một giáo viên Anh ngữ) để đảm bảo sự tương đương về ngữ nghĩa (xem Nguyễn T.D., 2007)
Kiểu thang đo được sử dụng ở đây là thang đo quãng (thang đo Likert) với bảy lựa chọn, một cách tổng quát, tương ứng từ 1= “Rất hoàn toàn không đồng ý” đến 7 “Rất hoàn toàn đồng ý"
3.2.1 Thang đo vốn xã hội
Thang đo vốn xã hội dựa trên thang đo của Sun Y và cộng sự (2012) Thang đo này gồm ba khái niệm ứng với ba khía cạnh của vốn xã hội: cấu trúc của vốn xã hội, quan hệ của vốn xã hội và nhận thức của vốn xã hội
3.2.1.1 Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội
Khía cạnh cấu trúc là các mối tương tác xã hội giữa các cá nhân với nhau, thể hiện mối quan hệ, mức độ giữ liên lạc giữa các nhân viên trong bộ phận đang xét và giữa các nhân viên ở các phòng ban khác nhau
Bảng 3.1: Thang đo khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội (Sun Y và cộng sự, 2012)
3.2.1.2 Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội
Niềm tin và sự tin tưởng là nền tảng trong mọi mối quan hệ, thể hiện bằng sự tôn trọng lẫn nhau Trong bối cảnh một tổ chức, niềm tin và sự tin tưởng được xây dựng giữa các nhân viên và giữa các phòng ban, tạo nên một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Bảng 3.2: Thang đo khía cạnh quan hệ của vốn xã hội (Sun Y và cộng sự, 2012)
Khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội
Nhân viên trong bộ phận của tôi duy trì quan hệ tốt với các nhân viên bộ phận khác
Nhân viên trong bộ phận của tôi dành nhiều thời gian giao tiếp với nhân viên các bộ phận khác
Nhân viên trong bộ phận của tôi có biết một số nhân viên ở các bộ phận khác ở mức độ cá nhân
Nhân viên trong bộ phận của tôi có liên lạc thường xuyên với các nhân viên bộ phận khác
Khía cạnh quan hệ của vốn xã hội
Mối quan hệ được đặc trưng bởi sự tôn trọng lẫn nhau giữa các nhân viên trong bộ phận của tôi và các nhân viên ở các bộ phận khác
Mối quan hệ được đặc trưng bởi tình bạn cá nhân giữa các các nhân viên trong bộ phận của tôi và các nhân viên bộ phận khác
Mối quan hệ được đặc trưng bởi sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên trong bộ phận của tôi và các nhân viên bộ phận khác
Mối quan hệ được đặc trưng bởi sự giúp đỡ qua lại giữa các nhân viên trong bộ phận của tôi và các nhân viên bộ phận khác
3.2.1.3 Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội:
Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội thể hiện cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông chung và mang tính dễ hiểu giữa các nhân viên, cũng như giữa các phòng ban khác nhau
Bảng 3.3: Thang đo khía cạnh nhận thức của vốn xã hội (Sun Y và cộng sự, 2012)
Khía cạnh nhận thức của vốn xã hội
Khi tương tác với các nhân viên bộ phận khác, chúng tôi sử dụng thuật ngữ phổ biến hoặc thuật ngữ chung
Trong khi thảo luận với các nhân viên bộ phận khác, chúng tôi sử dụng mô hình truyền thông chung dễ hiểu
Khi giao tiếp với các nhân viên bộ phận khác, chúng tôi sử dụng các hình thức tường thuật dễ hiểu
3.2.2 Thang đo vốn tâm lý
Thang đo vốn tấm lý dựa trên thang đo của Luthans và cộng sự (2007), gồm có bốn khái niệm chính: khả năng tự cường, hi vọng, khả năng phục hồi và lạc quan
3.2.2.1 Khả năng tự cường (Self-efficacy)
Khả năng tự cường là khái niệm thể hiện sự tự tin của mỗi nhân viên Đó chính là sự tự tin giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc, đi tìm giải pháp lâu dài hoặc tự tin giao tiếp và trình bày ý tưởng trước đồng nghiệp cũng như đối tác bên ngoài công ty
Bảng 3.4: Thang đo khả năng tự cường (Luthans và cộng sự, 2007)
Tôi cảm thấy tự tin phân tích một vấn đề để tìm ra giải pháp lâu dài
Tôi cảm thấy tự tin khi đại diện cho đồng nghiệp trong các cuộc họp với cấp quản lý
Tôi cảm thấy tự tin góp ý vào những cuộc thảo luận về chiến lược của công ty
Tôi cảm thấy tự tin giúp thiết lập các mục tiêu trong phạm vi công việc của tôi
Tôi cảm thấy tự tin khi giao tiếp với các đối tác bên ngoài công ty (như nhà cung cấp, khách hàng)
Tôi cảm thấy tự tin khi trình bày thông tin trước một nhóm các đồng nghiệp
Hi vọng thể hiện sự hi vọng cho mục tiêu công việc đề ra, hi vọng để xử lý và thoát khỏi các ách tắc trong công việc bằng nhiều cách khác nhau
Bảng 3.5: Thang đo hi vọng (Luthans và cộng sự, 2007)
3.2.2.3 Khả năng phục hồi (Resilience)
Khả năng phục hồi trong công việc đề cập đến khả năng trở lại trạng thái bình thường sau những khó khăn, áp lực encountered Nhân viên sở hữu khả năng phục hồi cao có thể vượt qua những tình huống căng thẳng, nhiều áp lực nhờ khả năng đối mặt và giải quyết tốt mọi vấn đề công việc.
Nếu tôi bị ách tắc trong công việc, tôi có thể nghĩ ra nhiều cách để thoát khỏi điều này
Có rất nhiều cách khác nhau xung quanh bất kỳ vấn đề nào
Bây giờ tôi thấy mình khá thành công trong công việc
Tại thời điểm hiện tại, tôi đang hăng hái theo đuổi các mục tiêu công việc của tôi
Tại thời điểm này, tôi đáp ứng được các mục tiêu công việc mà tôi đã đặt ra cho bản thân mình
Tôi có thể nghĩ ra nhiều cách để đạt được mục tiêu công việc hiện tại của tôi
Bảng 3.6: Thang đo khả năng phục hồi (Luthans và cộng sự, 2007)
Khi tôi có một trở ngại trong công việc, tôi gặp khó khăn trong việc hồi phục lại bình thường
Tôi thường giải quyết các khó khăn trong công việc bằng cách này hay cách khác
Tôi có thể nói tôi có thể làm công việc một mình nếu tôi phải làm
Tôi cảm thấy tôi có thể xử lý nhiều việc ở cùng một thời điểm
Trong công việc này, có nhiều thứ không bao giờ theo ý muốn của bạn
Tôi thường xuyên gặp những việc căng thẳng
Sự lạc quan thể hiện suy nghĩ tích cực, cũng như tinh thần vui vẻ hướng đến kết quả công việc một cách tốt nhất
Bảng 3.7: Thang đo lạc quan (Luthans và cộng sự, 2007)
Tôi có thể vượt qua những thời điểm khó khăn tại nơi làm việc bởi vì tôi đã có kinh nghiệm trước đây
Có một số việc có thể dẫn đến sai lầm cho tôi với cách làm việc của mình Tôi luôn luôn nhìn vào mặt tích cực của những vấn đề liên quan đến công việc của tôi
Khi điều gì không chắc chắn đối với tôi trong công việc, tôi thường mong đợi là tốt nhất
Tôi tiếp cận công việc theo hướng tích cực Tôi lạc quan về những công việc tương lai sẽ xảy ra với tôi trong tương lai
3.2.3 Thang đo v ố n con ng ườ i
Thang đo vốn con người dựa trên thang đo của Griffith và Lusch (2007) Vốn con người được thể hiện qua kinh nghiệm, kỹ năng làm việc cùng với việc tham dự các chương trình đào tạo, và có các bằng cấp chuyên môn liên quan
Bảng 3 8: Thang đo vốn con người (Griffith và Lusch, 2007)
Tôi có nhiều kỹ năng trong công việc
Tôi có năng lực trong công việc hiện tại
Tôi có nhiều bằng cấp và đào tạo về chuyên ngành
Tôi có nhiều kinh nghiệm trong công việc
3.2.4 Thang đo hiệu năng công việc cá nhân
3.2.4.1 Hành vi thực hiện nhiệm vụ chính thức (In role Behavior)
Hiệu năng công việc cá nhân được thể hiện qua các nhiệm vụ chính thức và cụ thể, thường được quy định trong bảng mô tả công việc cho mỗi nhân viên (Williams &
Bảng 3 9: Thang đo thực hiện nhiệm vụ chính thức (Williams & Anderson, 1991)
3.2.4.2 Hành vi thực hiện nhiệm vụ phi chính thức (Ex-tra role Behavior)
Thang đo hành vi thực hiện nhiệm vụ phi chính thức được xây dựng dựa trên thang đo của Lee và Allen (2002), thể hiện hành vi công dân trong tổ chức (Organizational Citizenship Behavior) Hiệu quả cá nhân trong bối cảnh này cũng được thể hiện thông qua hành động và đóng góp cụ thể của từng nhân viên.
THANG ĐO NHÁP HAI
Nghiên cứu định tính sơ bộ được tiến hành qua phỏng vấn và thảo luận tay đôi với các đối tượng khảo sát được trình bày ở Bảng 3.11
Bảng 3 11: Danh sách các đối tượng khảo sát trong định tính sơ bộ
Tên Chức vụ Phòng ban Công ty
Năm sinh Số năm kinh nghiệm
Nguyễn Thị Hà Giang Nhân viên Mua hàng Fujikura VN 1987 3
Bùi Ngọc Khuyến Nhân viên Mua hàng Fujikura VN 1979 11
Bùi Trung Tấn Nhân viên Kế hoạch Pepper-Fuchs 1989 1.5
Nguyễn Xuân An Trưởng phòng Kho Kuehne & Nagel 1987 3.5
Trịnh Ngọc Hân Nhân viên Kế hoạch Unilever VN 1982 8
Trần Thị Lan Ngọc Nhân viên Kế hoạch Unilever VN 1988 2
Lê Thị Kim Ửng Trưởng phòng Kế hoạch ScanCom VN 1987 3
Trần Quốc Minh Nhân viên IT Renesas 1985 5
Nguyễn Hữu Phước Giám sát Sản xuất P&G 1985 5
Nguyễn Duy Hải Project leader IT ELCA 1984 7 Địa điểm: Tại công ty của các đối tượng phỏng vấn và quán nước
Trong quá trình phỏng vấn và thảo luận trực tiếp cũng như theo nhóm, thang đo nháp đóng vai trò quan trọng như một công cụ gợi ý và hướng dẫn Nó giúp các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi theo từng chiều kích, chỉnh sửa và định hình câu chữ, từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể của Việt Nam.
Dàn bài cho nghiên cứu định tính được trình bày ở Phụ Lục 1
Như vừa thuyết minh, sau quá trình phỏng vấn gồm trò chuyện tay đôi và thảo luận nhóm (Phụ lục 1), thang đo nháp hai được hình thành như Bảng 3.12
Bảng 3 12: Thang đo nháp hai
Tên biến Nội dung khái niệm
ST01 Đồng nghiệp trong bộ phận của tôi duy trì quan hệ tốt với nhân viên bộ phận khác
ST02 Đồng nghiệp trong bộ phận của tôi dành nhiều thời gian giao tiếp với nhân viên bộ phận khác
ST03 Đồng nghiệp trong bộ phận của tôi giữ liên lạc thường xuyên với nhân viên các bộ phận khác
REL4 Có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong bộ phận của tôi và nhân viên các bộ phận khác
REL5 Có tình bạn cá nhân giữa các đồng nghiệp trong bộ phận của tôi và nhân viên các bộ phận khác
REL6 Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong bộ phận của tôi và nhân viên các bộ phận khác
REL7 Có sự giúp đỡ qua lại giữa các đồng nghiệp trong bộ phận của tôi và nhân viên các bộ phận khác
CO08 Khi giao tiếp với nhân viên các bộ phận khác, tôi thường sử dụng những thuật ngữ thông dụng
CO09 Khi làm việc với nhân viên các bộ phận khác, tôi thường sử dụng các phương tiện truyền thông phổ biến
CO10 Khi trao đổi với nhân viên các bộ phận khác, tôi thường dùng các hình thức trình bày dễ hiểu
SE11 Tôi cảm thấy tự tin khi cố gắng xác định giải pháp cho một vấn đề dài hạn
SE12 Tôi cảm thấy tự tin khi trình bày công việc của mình trong các cuộc họp với các cấp quản lý
SE13 Tôi cảm thấy tự tin khi đóng góp trong các cuộc thảo luận về chiến lược của công ty
SE14 Tôi cảm thấy tự tin trong việc xác lập mục tiêu của các công việc có liên quan
SE15 Tôi cảm thấy tự tin khi giao tiếp với các đối tác bên ngoài công ty
SE16 Tôi cảm thấy tự tin khi trình bày một chủ đề công việc trước các đồng nghiệp
HO17 Hiện tại tôi thấy mình tương đối thành công trong công việc
HO18 Tại thời điểm hiện tại, tôi đang hăng hái theo đuổi các mục tiêu công việc của mình
HO19 Tôi có thể nghĩ ra nhiều cách để đạt được các mục tiêu công việc hiện tại của mình
RE20 Tôi thường giải quyết các khó khăn trong công việc bằng nhiều cách khác nhau
RE21 Tôi có thể chủ động thực hiện công việc tùy theo yêu cầu của công ty
RE22 Tôi có thể xử lý nhiều công việc ở cùng một thời điểm
RE23 Khi gặp trở ngại trong công việc, tôi thấy mình vẫn giữ được trạng thái bình thường
OP24 Với kinh nghiệm trước đây t ôi có thể vượt qua những thời điểm khó khăn trong công việc
OP25 Tôi có thể học hỏi từ những thất bại trong quá khứ
OP26 Tôi luôn nhìn vào mặt tích cực trong những vấn đề liên quan đến công việc của mình
OP27 Trong công việc, tôi luôn lạc quan về những gì sẽ xảy ra trong tương lai
HU28 Tôi có nhiều kỹ năng trong công việc
HU29 Tôi có năng lực xử lý công việc
HU30 Tôi có nhiều bằng cấp liên quan đến công việc
HU31 Tôi có nhiều kinh nghiệm trong công việc
Hi ệ u n ă ng công vi ệ c cá nhân
IN32 Tôi luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được quy định trong bảng mô tả công việc
IN33 Tôi hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao
IN34 Tôi luôn có hiệu quả xử lý công việc cao
EX35 Tôi luôn hỗ trợ công việc của đồng nghiệp khi họ vắng mặt
EX36 Tôi luôn giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc của họ
EX37 Tôi luôn giúp đồng nghiệp mới hòa nhập vào công ty
EX38 Tôi luôn quan tâm đến đồng nghiệp cả trong cuộc sống của họ
EX39 Tôi thường xuyên tham gia vào việc phát triển hình ảnh của công ty
EX40 Tôi luôn tự hào khi được đại diện cho công ty tham gia vào sinh hoạt cộng đồng
EX41 Tôi thường đề xuất những ý tưởng để cải tiến các hoạt động của công ty
EX42 Tôi luôn thể hiện lòng trung thành đối với công ty
EX43 Tôi luôn phản ứng trước các nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến công ty
CHỌN MẪU
Theo Hair và cộng sự (2006) tốt hơn khi kích thước mẫu có tỉ lệ quan sát/biến đo lường 5/1 -10/1 Cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng để sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum LikeHood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và ctg, 1998) Trong khi đó, Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp lấy mẫu thuận tiện
Theo đó, phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc thu nhập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Như đã trình bày ở chương một, đối tượng khảo sát của đề tài là nhân viên và quản lý ở các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chủ yếu trên địa bàn thành phố HCM và tỉnh Bình Dương
Mẫu được thu thập qua hai cách:
Tác giả triển khai phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi trực tiếp nhằm thu thập số liệu từ đối tượng nghiên cứu 520 bảng câu hỏi được gửi đến bạn bè, người thân làm việc tại các công ty 100% vốn nước ngoài Kết quả thu được 442 bảng câu hỏi, trong đó có 428 mẫu hợp lệ sau khi loại bỏ 14 mẫu thiếu thông tin.
Khảo sát được thực hiện bằng bảng Google Docs trực tuyến với 24 phản hồi Tuy nhiên, do thiếu thông tin về tên công ty, phòng ban của người trả lời nên chỉ có 11 mẫu khảo sát đủ thông tin được sử dụng để phân tích dữ liệu.
Như vậy, tổng số mẫu thu được là 439 mẫu, thõa mãn yêu cầu về số mẫu (cở mẫu tối thiểu là 5 x số tham số ước lượng).
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý với sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS 20 và SEM AMOS 20 Ban đầu, dữ liệu sẽ được mã hóa và làm sạch rồi mới chuyển qua các phân tích tiếp theo
Phân tích mô tả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả trong SPSS Nội dung này sẽ cho biết các đặc điểm của mẫu như độ tuổi, giới tính, trình độ, vị trí công tác, phòng ban của dữ liệu thu thập được
3.5.2 Phân tích độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) Độ tin cậy của thang đo chỉ sự nhất quán của một công cụ đo lường khi nó sử dụng để đo cùng một đối tượng trong cùng một điều kiện Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và sự tương quan giữa biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Độ tin cậy của thang đo được kiểm tra qua hai chỉ số (Hair và ctg, 1998):
- Hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) không nhỏ hơn 0.3
- Độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên
Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 0.6 thì tác giả sẽ tiếp tục loại bớt biến quan sát có giá trị “Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến” (Cronbach’s Alpha If Item Delete) lớn nhất
Khi đó thang đo mới được chọn sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha chính là giá trị
“Cronbach’s Alpha If Item Delete” tương ứng với biến quan sát đã bị loại
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và ctg, 1998) Mục tiêu của phân tích nhân tố khám phá EFA là xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến một tập biến đo lường và cường độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường Trong nghiên cứu, phân tích nhân tố sẽ góp phần rút gọn một tập gồm rất nhiều biến đo lường thành một số nhân tố và mỗi nhân tố đại diện cho phần lớn ý nghĩa của các biến quan sát trong các nhân tố đó (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Tập hợp các biến quan sát của 10 khái niệm lý thuyết chính sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích này được sử dụng để nhóm các biến quan sát thành các nhân tố và nhận diện các yếu tố theo nhân tố trích được Các nhân tố mới có thể khác biệt so với các yếu tố (khái niệm) trong mô hình lý thuyết, vì vậy mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết được điều chỉnh tương ứng theo kết quả phân tích EFA
Các tiêu chuẩn được áp dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:
H ệ s ố KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤0.05 Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố khám phá là các biến phải có tương quan với nhau (các biến đo lường phản ảnh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung), kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố khám phá thích hợp
Tiêu chu ẩ n Kaiser (Kaiser criterion): loại bỏ những nhân tố kém quan trọng Chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng có Eigenvalue không nhỏ hơn 1.0 (Garson, 2003), Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố
Tiêu chu ẩ n ph ươ ng sai trích (Varance explained criteria): tổng phương sai trích không nhỏ hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988)
Phương pháp kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA để loại dần các biến có trọng số (hay factor loading) nhỏ hơn 0.5 Theo Hair & ctg (1998, trang 111), factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, còn factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Quá trình phân tích nhân t ố EFA : Việc phân tích nhân tố EFA đối với các biến trong các thang đo của đề tài được tiến hành qua 3 bước (phỏng theo Nguyễn Đình Thọ, 2011):
- Bước 1: phân tích EFA cho riêng từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của thang đo Bước này sẽ được thực hiện với phép trích principal component và phép quay là varimax
- Bước 2: phân tích EFA chung cho tất cả các thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu để đánh giá sơ bộ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt nội bộ
Bước này sẽ được thực hiện với phép trích principal axis factoring vì tính chất đa hướng của các thang đo và phép trích này cũng được cho rằng đem đến hiệu quả tốt hơn trong việc xây dựng các nhân tố Phép quay sử dụng ở đây sẽ là promax
- Bước 3: kiểm tra lại độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần nữa cho các nhân tố mới được thiết lập
3.5.4 Kiểm định mô hình thang đo
3.5.4.1 Giới thiệu về mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling ) thông qua phần mềm AMOS (Analysis of Moment Structures) được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu
SEM là mô hình cấu trúc thống kê tuyến tính được sử dụng rộng rãi trong khoa học nghiên cứu hành vi Các kỹ thuật thống kê chủ yếu trong SEM bao gồm: phân tích đường dẫn, phân tích nhân tố khẳng định, mô hình nhân quả với các biến tiềm ẩn, phân tích phương sai và mô hình hồi quy tuyến tính bội.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài Theo đó, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, hướng phân tích dữ liệu cho định lượng sơ bộ, định lượng chính thức và kiểm định mô hình lý thuyết cùng giả thuyết nghiên cứu cũng được giới thiệu Sau quá trình nghiên cứu định tính, tháng đo nháp hai được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức Phần kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện theo phương pháp lấy mẫy thuận tiện bằng hình thức gửi bảng câu hỏi trực tiếp và khảo sát trực tuyến qua công cụ Google Docs Thông tin thu nhập từ nghiên cứu định lượng này dùng để sàng lọc ra các biến quan sát đo lường các khái niệm thành phần Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng ở bước này
Với 119 mẫu dữ liệu thu nhập được, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện chủ yếu nhằm đánh giá độ tin cậy và tính đơn hướng của thang đo Điều này giúp kịp thời có những điều chỉnh nếu thang đo không phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và mức độ đo lường chính xác của thang đo.
4.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phần này trình bày bước đầu tiên của đánh giá sơ bộ thang đo là phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ trước các biến không phù hợp Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi nó có độ tin cậy từ 0.60 trở lên
4.1.1.1 Độ tin cậy của thang đo vốn xã hội Độ tin cậy của thang đo vốn xã hội được trình bày qua Bảng 4.1, ở đó các chỉ số Cronbach’s alpha và chỉ số tương quan biến tổng đều thõa mãn điều kiện về hệ số tin cậy đã nêu
Bảng 4.1: Độ tin cậy của thang đo vốn xã hội
Biến quan sát Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Khía cạnh cấu trúc: α = 0.713
4.1.1.2 Độ tin cậy của thang đo vốn tâm lý:
Các chỉ số Cronbach’s alpha của vốn tâm lý đều lớn hơn 0.6 và chỉ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 như kết quả ở Bảng 4.2.
Bảng 4 2: Độ tin cậy của thang đo vốn tâm lý
Biến quan sát Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Khả năng tự cường: α = 0.853
4.1.1.3 Độ tin cậy của thang đo vốn con người
Thang đo vốn con người cũng đạt được độ tin cậy với hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (xem Bảng 4.3)
Bảng 4.3: Độ tin cậy của thang đo vốn con người
Biến quan sát Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Vốn con người:α = 0.785
4.1.1.4 Độ tin cậy của thang đo hiệu năng công việc cá nhân
Thang đo hiệu năng công việc cá nhân cũng đạt được các chỉ tiêu về hệ số tin cậy như Bảng 4.4, ở đó hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3
Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo hiệu năng công việc cá nhân
Biến quan sát Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến Thực hiện nhiệm vụ chính thức: α = 0.822
Thực hiện nhiệm vụ phi chính thức: α = 0.884
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phần định lượng sơ bộ sẽ được tiến hành qua phân tích nhân tố EFA (Bảng 4.5)
Bảng 4.5: Tính đơn hướng của các thang đo
Khái niệm biến Hệ số tải Tồng phương sai trích (%) Eigenvalue KMO
Thực hiện nhiệm vụ chính thức 74.112 2.223 718
Thực hiện nhiệm vụ phi chính thức 52.068 4.686 0.895
Qua kết quả định lượng sơ bộ, các thang đo đều thỏa điều kiện về chỉ số độ tin cậy và tính đơn hướng Do đó, các biến khảo sát trong định lượng sơ bộ sẽ được giữ lại trong bảng khảo sát chính thức tiếp theo.
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
Bộ mẫu dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và thời gian lấy mẫu là 2 tháng (tháng 6 – 7, năm 2013) Tổng số mẫu thu thập được gồm 442 bảng khảo sát trực tiếp và 24 bảng khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Docs
Tuy nhiên, 466 bảng khảo sát này sẽ được loại bỏ lỗi trước khi xử lý và phân tích để giảm tối đa lỗi phát sinh trong quá trình phỏng vấn và nhập liệu Bảng khảo sát thiếu thông tin (nhiều câu hỏi bỏ trống), bảng trả lời giống nhau cho tất cả câu hỏi (đối tượng trả lời cho có lệ), bảng khảo sát trực tuyến không điền tên công ty (vì đây là yếu tố quan trọng để xác định đúng loại hình doanh nghiệp cho nghiên cứu này) sẽ bị loại dù điền đầy đủ thông tin.
Kết quả thu được cuối cùng là 428 bảng khảo sát trực tiếp và 11 bảng từ Google docs Do vậy, phần nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được thực hiện với 439 bảng khảo sát Đặc điểm mẫu được thống kê được trình bày ở Bảng 4.6, gồm công ty, phòng ban, độ tuổi, thu nhập, cấp bậc, học vấn và tình trạng hôn nhân Các đối tượng phỏng vấn làm việc ở các lĩnh vực như: gia công - sản xuất, phần mềm, ngân hàng, kho vận…và gồm nhiều phòng ban khác nhau Tỷ lệ nam nữ khá cân đối (59.7 % - 40.3
%), trong đó đối tượng thuộc nhân viên và quản lý về công nghệ thông tin và phòng kế hoạch là cao nhất (31% - 20.5%); đến 74.9% đối tượng phỏng vấn ở độ tuổi từ
26 đến 35, và 22.3% dưới 26 tuổi, cho thấy được đa số nhân viên và quản lý ở độ tuổi rất trẻ, mặt bằng thu nhập hàng tháng khá cao (26.2% thu nhập trên 15 triệu/tháng); đại học và sau đại học chiếm 89.8% và với tỷ lệ độc thân cao (61.3%)
Bảng 4.6: Thống kê mẫu Đặc điểm mẫu Tần suất Phần trăm (%)
Kỹ thuật - Quy trình sản xuất 41 9.3
Thu nhập/tháng (Việt Nam đồng)
Tình trạng hôn nhân Độc thân 269 61.3 Đã lập gia đình và chưa có con 57 13.0 Đã lập gia đình và có con 113 25.7
4.2.2 Kiểm định thang đo với Cronbach's alpha và EFA
Sau khi dữ liệu được làm sạch, 439 mẫu được dùng cho định lượng chính thức sẽ được tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA nhằm kiểm định thang đo lần nữa ở giai đoạn chính thức này (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011)
Phần kiểm định thang đo được thực hiện qua 3 bước:
- Bước 1: Phân tích EFA, Cronbach’s Alpha cho từng thang đo để đánh giá hệ số tin cậy và tính đơn hướng của thang đo
Phân tích EFA chung được thực hiện để đánh giá tính hội tụ và phân biệt của tất cả các thang đo trong mô hình Bước này nhằm mục đích xác định các biến không đạt yêu cầu về độ tin cậy và loại bỏ chúng khỏi mô hình, giúp đảm bảo độ chính xác và giá trị của kết quả nghiên cứu.
- Bước 3: Đánh giá hệ số lại Cronbach’s Alpha cho các thang đo
Các tiêu chuẩn để sàng lọc bao gồm hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.5; hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0.3; hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6; KMO >0.5; phần trăm phương sai trích được VE > 50% (Hair & ctg, 2006)
Kết quả ở đây cho thấy các hệ số tải đều lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích lớn hơn 50%, KMO lớn hơn 0.6 tại Eigenvalue lớn hơn 1 (Bảng 4.7) Như vậy, tất cả các thang đo đều thỏa mãn những tiêu chuẩn về độ tin cậy và tính đơn hướng
Bảng 4 7: Kết quả Cronbach’s Alpha và EFA cho từng thang đo
Tên biến Hệ số tải Tồng phương sai trích (%) Eigenvalue KMO
Thực hiện nhiệm vụ chính thức: α = 0.766 68.281 2.048 0.695
Thực hiện nhiệm vụ phi chính thức: α = 0.876 50.556 4.550 0.888
Sau khi phân tích EFA cho từng thang đo riêng lẻ ở bước 1, ở bước 2 các thang đo sẽ được phân tích EFA chung để đánh giá độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt
Phân tích EFA chung cho các thang đo lần 1
Các biến REL05, OP24, EX35, EX36 có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại trước (Bảng 4.8)
Bảng 4 8: Kết quả EFA lần 1
Phân tích EFA chung cho các thang đo lần 2
Kết quả chạy EFA sau khi loại 4 biến REL05, OP24, EX35, EX36 được trình bày ở Bảng 4.9
Các chỉ số thống kê như KMO là 0.843, tổng phương sai trích (%) là 50.316 Eigenvalues =1.042 đều thõa mãn các chỉ tiêu trong phân tích nhân tố EFA
Bảng 4 9: Kết quả EFA lần 2
Kết quả ở Bảng 4.9 cho thấy các hệ số tải đều lớn hơn 0.5, các hệ số tải chéo (cross loading) đều lớn hơn 0.3 Và sau khi thực hiện phân tích EFA, có 4 biến bị loại, đó là REL05, OP24, EX35, và EX36
4.2.2.3 Kết quả bước 3 Ở bước này, hệ số Cronbach’s alpha sẽ được xem xét lại lần nữa để kiểm định lại hệ số tin cậy cho các thang đo sau khi loại biến trong quá trình ngay EFA trước đó (Bảng 4.10) Các thang đo đều thỏa mãn về hệ số tin cậy và hệ số tương quan biến tổng, nên tất cả các biến này sẽ được dùng để phân tích nhân tố khẳng định CFA tiếp theo
B ả ng 4 10 : Kết quả Cronbach’s Alpha sau EFA
4.2.3 Kiểm định các thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA
Sau khi kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA được thực hiện Theo đó, để kiểm định giá trị phân biệt của tất cả các khái niệm xem xét trong nghiên cứu, một mô hình tới hạn được thiết lập Trong mô hình tới hạn, hay còn gọi là mô hình đo lường tổng thể này, các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau
Trong kiểm định phân phối của biến quan sát, các skewness và kurtosis tương ứng nằm trong khoảng [-1; +1] Do đó, phương pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình nhằm đảm bảo tính phù hợp (Muthen & Kaplan, 1985).
Việc kiểm định CFA được tiến hành theo 2 bước như sau:
Bước 1: Kiểm định giá trị hội tụ, và độ tin cậy tổng hợp Các thang đo của các khái niệm mô hình được đưa vào phân tích nhân tố CFA chung với nhau
Các điều kiện gồm (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011):
- Mô hình đo lường đạt được độ phù hợp với dữ liệu thị trường
Thang đo Hệ số Cronbach’s
Hệ số tương quan biến tổng
Thực hiện nhiệm vụ chính thức 0.766 0.572 – 0.622
Thực hiện nhiệm vụ phi chính thức 0.866 0.522 – 0.693
- Hệ số hồi quy (hệ số tải) chuẩn hóa của tất cả các biến quan sát trong thang đo đó phải bằng hoặc lớn hơn 0.6
- Phương sai trích VE không nhỏ hơn 0.50
- Độ tin cậy tổng hợp (CR) của các thang đo phải lớn hơn 0.60
THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Theo các giả thuyết được phát biểu ở chương 2 và kết quả ước lượng mô hình đã được trình bày Kết quả cho thấy giả thuyết H2b, H4a, và H6b không ủng hộ cho nghiên cứu này Các giả thuyết H1a, H1b, H2a, H3a, H3b, H4a, H4b, H5a, H5b, H6a, H7a, H7b, H8a, H8b đều được ủng hộ (p ≤ 0.05)
4.3.1 Kết quả về thang đo
Có mười khái niệm nghiên cứu ở dạng biến tiềm ẩn và đơn hướng, đó là khía cạnh cấu trúc, khía cạnh quan hệ, khía cạnh nhận thức (vốn xã hội), vốn con người, khả năng tự cường, khả năng phục hồi, hi vọng, lạc quan (vốn tâm lý), thực hiện nhiệm vụ chính thức, thực hiện nhiệm vụ phi chính thức (hiệu năng công việc cá nhân)
Kết quả đánh giá sơ bộ các khái niệm trên cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và độ giá trị (Cronbach’s Alpha, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt) Kết quả đo lường trong nghiên cứu này cho thấy các thang đo được xây dựng và kiểm định trên bối cảnh quốc tế có thể sử dụng cho các nghiên cứu tại bối cảnh Việt Nam thông qua một số bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp
4.3.2 Kết quả về mô hình nghiên cứu và các quan hệ
Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu đạt được độ phù hợp với dữ liệu thị trường
Mười ba giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết được chấp nhận do có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (P < 0.05), có 3 giả thuyết H2b, H4a, và H6b không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (P > 0.05)
Qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy được, các yếu tố như khía cạnh quan hệ, khía cạnh nhận thức của vốn xã hội, vốn con người và vốn tâm lý đều có ảnh hưởng tích cực đến thực hiện nhiệm vụ chính thức, trong đó vốn tâm lý có tác động mạnh nhất với hệ số hồi quy cao nhất (0.497) Tuy nhiên, chỉ có khía cạnh nhận thức của vốn xã hội và vốn tâm lý là có ảnh hưởng dương đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức, khía cạnh quan hệ của vốn xã hội và vốn con người không ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức Điều đó có thể được giải thích rằng, thực hiện nhiệm vụ chính thức vốn là những công việc, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho mỗi nhân viên Và những yếu tố về vốn xã hội, vốn con người và vốn tâm lý cao sẽ giúp cho nhân viên xử lý và hoàn thành những nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng, dễ dàng, hiệu năng công việc cao Đối với yếu tố thực hiện nhiệm vụ phi chính thức, đây là những công việc, những nhiệm vụ không được liệt kê trong bảng mô tả công việc, được thực hiện do ý thức cá nhân của mỗi nhân viên Do đó, khía cạnh quan hệ của vốn xã hội và vốn con người có cao đi chăng nữa cũng không có ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ phi chính thức Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khía cạnh nhận thức của vốn xã hội và vốn tâm lý mới có tác động làm tăng hiệu năng công việc cá nhân qua thực hiện nhiệm vụ phi chính thức của nhân viên
4.3.2.1 Mối quan hệ giữa các khái niệm của vốn xã hội
Theo kết quả kiểm định mô hình lý thuyết, ba khía cạnh cấu trúc, quan hệ và nhận thức của vốn xã hội có tác động tích cực lẫn nhau Cụ thể, vốn xã hội cấu trúc ảnh hưởng mạnh mẽ đến vốn xã hội quan hệ và nhận thức, đồng thời vốn xã hội nhận thức cũng tác động tích cực đến vốn xã hội quan hệ Do đó, cả ba giả thuyết đưa ra về mối quan hệ giữa các khía cạnh vốn xã hội (H1a, H1b và H8a) đều được xác nhận.
Hình 4 5: Mối quan hệ giữa các khái niệm của vốn xã hội
Khái niệm và lý thuyết về vốn xã hội đã được nghiên cứu và phát triển khá lâu Tuy nhiên, nó chỉ được cụ thể hóa rõ ràng, dễ hiểu qua các nghiên cứu của Ghoshal và cộng sự (1998) dưới dạng 3 thành phần là khía cạnh cấu trúc, quan hệ và nhận thức
Nghiên cứu của Ghoshal và cộng sự chỉ ra rằng có mối tương quan giữa các khái niệm về cấu trúc, nhận thức và quan hệ trong văn hóa tổ chức Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây vẫn còn rời rạc, chưa cung cấp cái nhìn tổng thể về những mối liên hệ này Ví dụ, nghiên cứu của Nahapiet & Ghoshal (1998) chỉ ra ảnh hưởng của khía cạnh cấu trúc lên khía cạnh nhận thức và quan hệ, nhưng lại bỏ qua mối quan hệ giữa khía cạnh nhận thức và quan hệ Trong khi đó, một nghiên cứu khác (Tsai & Ghoshal, 1998) mới đi sâu hơn vào mối liên hệ giữa khía cạnh nhận thức và quan hệ.
Nhiều nghiên cứu khác về vốn xã hội cũng được thực hiện Tuy nhiên để cho thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã không xét đến mối tương quan lẫn nhau giữa ba khía cạnh thành phần của vốn xã hội (nghiên cứu của Ariani năm 2012 về quan hệ giữa vốn xã hội với hiệu năng công việc được đề cập ở chương hai)
Khía cạnh nhận thức Khía cạnh quan hệ β= 0.239 (p = 0.003) β= 0.533 (p < 0.001 ) β= 0.200 (p= 0.015)
Ngoài ra, cùng với nghiên cứu của Sun Y và cộng sự (2012) đã đề cập ở Chương hai, nghiên cứu này đã góp phần khẳng định mối tương quan giữa ba khía cạnh thành phần của vốn xã hội và khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội hoàn toàn bị trung gian hóa (full mediation effect) bằng khía cạnh nhận thức và khía cạnh quan hệ của vốn xã hội
Do đó, với kết quả nghiên cứu trên cho thấy được mối tương quan lẫn nhau giữa các khái niệm của vốn xã hội, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về vốn xã hội và mối tương quan giữa các thành phần của nó Kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định lại các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Ghoshal và cộng sự (1998), và Sun Y và cộng sự (2012)
4.3.2.2 Mối quan hệ giữa Vốn xã hội, Vốn con người và Vốn tâm lý
Hình 4 6: Mối quan hệ giữa vốn xã hội, vốn con người và vốn tâm lý Qua phân tích trên đã cho thấy khía cạnh cấu trúc của vốn xã hội hoàn toàn bị trung gian hóa (full mediation effect) bởi khía cạnh quan hệ và nhận thức, nghĩa là khía cạnh cấu trúc sẽ ảnh hưởng lên các khái niệm khác thông qua khía cạnh nhận thức và khía cạnh quan hệ Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình nghiên cứu này
Vốn tâm lý Khía cạnh cấu trúc
Vốn tâm lý Khía cạnh cấu trúc
Dựa vào kết quả ở Hình 4.6, có thể thấy được khía cạnh nhận thức của vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến vốn con người và vốn tâm lý Tuy nhiên, khía cạnh quan hệ chỉ tác động dương lên vốn tâm lý mà không có ảnh hường lên vốn con người
Kết quả này khá dễ hiểu và phản ánh đúng với thực tại
Vốn con người chính là những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức nhân viên tích lũy theo thời gian học tập, trau dồi, nó có thể được đo lường và được lượng hóa Còn vốn tâm lý, đó chính là khái niệm thiên về ý thức, tâm lý, khó lượng hóa; chính là khả năng tự cường, sự tự tin, niềm hi vọng, lạc quan và khả năng tự phục hồi qua những khó khăn xảy ra của mỗi nhân viên Như vậy, vốn tâm lý chịu sự ảnh hưởng mạnh hơn vốn con người bởi những mối quan hệ tốt, thường xuyên liên lạc và dùng chung những thuật ngữ, phương tiện truyền thông chung dễ hiểu giữa các nhân viên với nhau
Nghiên cứu này có kết quả giống với các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã được trình bày ở Chương hai Ví dụ, Yip và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng vốn xã hội (như là tiền tố) có tác động tích cực đến sức khỏe nói chung, sức khỏe tâm lý (vốn tâm lý) nói riêng (như là kết quả), cũng như sự thỏa mãn hạnh phúc của con người
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết
Kết quả phân tích với Cronbach’s Alpha, EFA và CFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, phương sai trích, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Kết quả SEM cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường tốt hơn so với mô hình cạnh tranh, và trong mười sáu giả thuyết đề ra, có mười ba giả thuyết được chấp nhận Bên cạnh, kết quả của đề tài cũng được so sánh, đối chiếu với kết quả của các đề tài nghiên cứu trước có liên quan Chương tiếp theo trình bày kết quả nghiên cứu chính, đóng góp của đề tài, cũng như hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.