Luân văn tốt nghiệp đã đề xuất mạng lưới quan trắc môi trường liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến bauxite Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn đã thực hiện các nội d
TỔNG QUAN
Đặt vấn đề
Việt Nam được xem là một trong những nước có trữ lượng quặng Bauxite lớn trên thế giới Theo Báo cáo của chính phủ (2009) thì tổng trữ lượng quặng bauxite đã được xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn (đứng thứ 3 thế giới), phân bố chủ yếu ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên với trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 5,4 tỷ tấn, trong đó Đăk Nông khoảng 3,4 tỷ tấn (chiếm 63% tổng trữ lượng), Lâm Đồng khoảng 975 triệu tấn (chiếm 18%), Gia Lai - Kon Tum khoảng 806 triệu tấn (chiếm 15%) và Bình Phước khoảng 217 triệu tấn (chiếm 4%) Từ những năm thập niên 80 Việt Nam đã có những đợt thăm dò trữ lượng quặng bauxite ở khu vực Tây Nguyên nhằm đưa vào khai thác tiềm năng khoáng sản này tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật cũng như tính khả thi về mặt kinh tế nên việc tiến hành khai thác thương mại chưa được thực hiện
Ngày nay nhu cầu sử dụng alumina - nhôm trên thế giới hiện tại và trong tương lai ngày càng gia tăng, giá trị kinh tế ngày càng lớn và điều kiện khai thác ở Việt Nam tương đối dễ dàng, quặng có chất lượng tốt Chính vì vậy chính phủ Việt Nam tập trung thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite - alumina trở thành một trong những ngành công nghiệp khai khoáng chế biến mũi nhọn đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương có tiềm năng khoáng sản này Để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite - alumina nhiều tiềm năng này Từ năm 2005, Văn phòng chính phủ đã ra thông báo số 190/TB-VPCP ngày 11/10/2005 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng chính phủ về phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Bauxite giai đoạn đến năm 2010 có xem xét đến năm 2020 và các dự án đầu tư khai thác Bauxit, sản xuất Alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên và đến Năm 2007 lần đầu tiên chính phủ đã ban hành quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 về việc quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Bauxite giai đoạn 2007-2010, có xét đến năm 2025 và cũng theo quy hoạch này, từ năm 2007 đến 2025, Việt Nam sẽ xây dựng 6 nhà máy chế biến alumina ở Ðắk Nông, Lâm Ðồng, và Bình Phước; 1 nhà máy luyện nhôm tại Bình Thuận
Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) được sự đồng ý của Chính phủ đã tiến hành triển khai 02 dự án khai thác và chế biến bauxite đầu tiên ở Việt Nam đó là Dự án Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (tại huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng) và Dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (tại huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông) Đây là 02 dự án có quy mô khai thác chế biến quặng bauxite lớn nhất ở Việt Nam hiện nay Đối với dự án hai (Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng đã cơ bản xây dựng xong và đang tiến hành chạy thử Đối với dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ đang trong quá trình xây dựng
Vấn đề tăng cường quản lý, giám sát các tác động đến chất lượng môi trường do hoạt động khai thác, chế biến bauxite khi 02 dự án trên đi vào hoạt động được Chính phủ và Bộ TN-MT đặc biệt quan tâm Hiện nay 02 dự án khai thác và chế biến Bauxite tại Đắk Nông và Lâm Đồng đang trong gia đoạn xây dựng và chuẩn bị đi vào vận hành nhưng hiện vẫn chưa có một chương trình quan trắc tổng thể ở cấp quốc gia được xây dựng làm cơ sở cho việc định kỳ tiến hành quan trắc môi trường ở khu vực xung quanh dự án nhằm cung cấp các số liệu phục vụ cho việc theo dõi hiện trạng và đánh giá diễn biến môi trường, cũng như phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường đối với dự án
So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước, đất, không khí từ lúc bắt đầu lập dự án năm 2009 đến thời gian bắt đầu đi vào hoạt động năm 2013 đến nay chúng ta có nhận xét chung như sau:
Chất lượng nước mặt: Theo diễn biến số liệu từ năm 2010 đến quý I/2014 chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như NO2 -
, COD, BOD 5 và kim loại như Cr 6+
Chất lượng nước ngầm: Hầu hết các năm đều bị ô nhiễm bởi các thông số như pH, Coliform, NO2, NO 3 , Fe tổng
Chất lượng đất: Các thông số như As, Cu đều vượt ngưỡng cho phép
Môi trường không khí tại khu vực khai thác và chế biến bauxite nhìn chung không bị ảnh hưởng, theo số liệu thống kê Ngoại lệ duy nhất là tiếng ồn vượt mức cho phép, cho thấy cần có biện pháp giảm tiếng ồn để đảm bảo chất lượng sống cho cộng đồng địa phương.
Ngoài vấn đề nêu trên, đặc biệt là địa hình khai thác, chế biến của nhà máy này nằm ở đầu nguồn hệ thống sông đóng vai trò rất quan trọng đối với các tỉnh Vùng kinh tế Trọng điểm phía Nam đó là hệ thống sông Đồng Nai Chính vì vậy vấn đề quy hoạch công tác bảo vệ môi trường, giám sát, quan trắc nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các sự cố môi trường là vô cùng cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc của hoạt động khai thác, chế biến Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.
Nội dung nghiên cứu
1.3.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Tổng quan về ngành khai thác, chế biến bauxite – luyện nhôm nói chung và khai thác chế biến alumin tại Tân Rai nói riêng
- Tổng quan về luận chứng xây dựng mạng lưới quan trắc tổng thể tác động môi trường;
1.3.2 Đánh giá hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tân Rai, Lâm Đồng
Giám sát chất lượng môi trường toàn diện trong quá trình hoạt động khai thác và chế biến bauxite, bao gồm tuyến vận chuyển, thông qua việc thu thập mẫu, khảo sát thực địa và phân tích dữ liệu tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng Kết quả được cập nhật thường xuyên và chính xác để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trong không gian và thời gian, hỗ trợ các hoạt động kiểm soát tác động môi trường, đảm bảo bảo vệ môi trường bền vững.
1.3.3 Phân tích đánh giá các tác động
- Nhận dạng các vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh và tiếng ồn trong vùng nhằm đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời
- Xây dựng các tiêu chí lựa chọn các điểm, thành phần quan trắc trong mạng lưới quan trắc
- Đề xuất mạng lưới quan trắc tổng thể cho hoạt động khai thác, chế biến bauxite Tân Rai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xây dựng mạng lưới quan trắc tác động môi trường của dự án Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng tại Tây Nguyên là một phần quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của khu vực này Mạng lưới này sẽ cung cấp thông tin về tác động môi trường của các hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển bauxite, giúp các cơ quan quản lý có cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp can thiệp và giám sát hiệu quả.
Các điểm quan trắc sẽ thực hiện xung quanh khu vực dự án, các điểm có tác động đến khu vực dân cư xung quanh và quan trắc các điểm dọc theo tuyến đường vận chuyển alumina, hóa chất, nguyên liệu cho nhà máy dựa trên 03 thành phần quan trắc: quan trắc môi trường nước mặt, nước dưới đất và môi trường không khí
Phạm vi thực hiện luận văn cụ thể như sau:
- Tại khu vực dự án (42 km 2 );
- Tại khu vực xung quanh dự án (cách dự án 1km).
Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp tổng quan số liệu:
Các nguồn thông tin và số liệu thu thập bao gồm:
- Hiện trạng tổng quan của Tân Rai: điều kiên kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường;
- Số liệu tổng quan về dự án “Tổ hợp bauxite – Nhôm Lâm Đồng”: hạng mục dự án, công suất
- Các cơ sở dữ liệu bản đồ của Bảo Lâm, Lâm Đồng;
1.5.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường:
- Khảo sát và lấy mẫu tại các vị trí của dự án có ảnh hưởng đến môi trường;
- Phân tích chất lượng môi trường: đất, nước, không khí
1.5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Sử dụng phần mềm excel xử lý số liệu phân tích;
- Sử dụng các phần mềm mapinfo xây dựng các điểm quan trắc.
Tính khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài
1.6.1 Tính khoa học Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để điều tra, nghiên cứu như: Khảo sát điều tra thực tế, phân tích mẫu, tham khảo các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu có liên quan đến đề tài, ứng dụng các phần mềm như: excel, mapinfo để thể hiện mạng lưới quan trắc môi trường…
1.6.2 Tính thực tiễn và tính mới của đề tài
Ngành công nghiệp khai thác, chế biến Bauxite là một ngành khai khoáng và chế biến còn khá mới tại Việt Nam Đây cũng là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm cao đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân xung quanh dự án Chính vì vậy việc xây dựng một mạng lưới quan trắc môi trường tổng thể nhằm cung cấp diễn biến hiện trạng môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như cung cấp thông tin cho người dân là rất cần thiết
Do dự án đều nằm ở khu vực cao nguyên, đây là khu vực thượng nguồn của hệ thống sông Đồng Nai nên sự cố môi trường đối với hoạt động khai thác, chế biến Bauxite ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ lưu Chính vì vậy việc tăng cường quan trắc giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố môi trường là rất quan trọng
Ngoài ra các số liệu quan trắc cung cấp các số liệu khoa học cho nhà máy khai thác, chế biến bauxite cải tiến quy trình công nghệ nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh, đồng thời đây cũng là cơ sở để phục vụ các nghiên cứu khoa học.
LUẬN CHỨNG CHO SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Tổng quan ngành khai thác, chế biến Bauxite và luyện nhôm
2.1.1 Lịch sử khai thác và sử dụng bauxite
Từ xa xưa, bauxite đã được sử dụng trước khi được tinh chế thành nhôm Người dân Guyana đã sử dụng quặng bauxite làm vật liệu xây dựng nhà ở, còn được gọi là laterit.
“bùn nâu” mà sau này được gọi là bauxite Loại vật liệu này còn được sử dụng để làm bình đựng và các đồ gia dụng trong gia đình trước đây Mãi đến năm 1825, khi nhà hóa học Đan Mạch, Hans Oerstad đã tách được một lượng nhỏ nhôm từ bauxite, từ đó về sau những quy trình tách nhôm từ bauxite bắt đầu được hình thành Năm 1886, Charles Hall người Mỹ và Paul Heroult trong những nghiên cứu độc lập đã đề xuất quá trình điện phân alumin để sản xuất nhôm kim loại Quy trình tách nhôm từ quặng bauxite nổi tiếng nhất và được ứng dụng cho đến ngày nay đó là quy trình Bayer, quy trình này được nhà khoa học Karl Bayer giới thiệu vào năm 1887 Đây được xem là quy trình có ảnh hưởng lớn nhất đối với ngành luyện kim Ngày nay, quy trình này vẫn không thay đổi và nó tạo ra hầu hết alumina (Al 2 O 3 ) trên thế giới
2.1.2 Sự phân bố của bauxite
Các quặng bauxite phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, Caribe, Địa Trung Hải và vành đai xung quanh xích đạo, người ta tìm thấy quặng bôxít ở các vùng lãnh thổ như Úc, Nam và Trung Mỹ (Jamaica, Brazil, Surinam, Venezuela, Guyana), châu Phi (Guinea), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam), Nga, Kazakhstan và châu Âu (Hy Lạp)
Hình 2.1 Trữ lượng và trữ lượng có khả năng khai thác bauxite của các nước trên thế giới
Ban đầu hoạt động khai thác bauxite, chế biến alumia và luyện nhôm phát triển mạnh ở vùng Địa Trung Hải nhưng về sau do chi phí khai thác ngày càng cao nên hoạt động này dần dần chuyển sang các nước vùng Nam Mỹ và châu Úc Hiện nay, Úc được xem là nước có ngành công nghiệp khai thác bauxite, chế biến alumia và luyện nhôm phát triển nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu hàng đầu
Bảng 2.1 Các nước có tài nguyên quặng bauxite hàng đầu thế giới
Các nước Sản xuất (ngàn tấn) Trữ lượng chắc chắn (Tr tấn)
Tài nguyên dự báo (Tr tấn)
Nguồn: U.S Geological Survey Mineral Commodity Summaries, 2007-2008 và 2011-
Hình 2.2 Các nước sản xuất Bauxite trên thế giới
2.1.3 Quy trình sản xuất nhôm
Quy trình sản xuất nhôm toàn cầu trải qua ba giai đoạn chính, gồm: khai thác bauxite, chế biến alumina và luyện nhôm Giai đoạn chế biến alumina thực hiện theo quy trình Bayer, chuyển bauxite thành alumina Giai đoạn luyện nhôm tiến hành theo quy trình Hall-Heroult, biến alumina thành nhôm thông qua điện phân.
+ Phương pháp khai thác bauxite (bauxite mining) Khai thác và chế biến bauxite rất đơn giản và không cần đến kỹ thuật cao như các ngành khai khoáng khác Thông thường, bauxite được khai thác từ các mỏ lộ thiên sau khi ủi đi lớp đất mặt (top soil) và cây cối ở bên trên Số đất mặt này được gom lại đưa vào khu vực dự trữ để dùng vào việc hoàn thổ vùng mỏ sau khi hoàn tất việc khai thác Thảm bauxite có chiều dày trung bình từ 4m đến 6m Khai thác thường ít phải dùng khoan hay đặt thuốc nổ Quặng bauxite sau khi được khai thác được vận chuyển về nhà máy để được đập vụn, xay, nghiền hoặc rửa để loại bỏ bùn, đất trước khi đem đi chế biến Khác với các quặng kim loại, phần lớn quặng bauxite đều có đủ tiêu chuẩn
2.1.4 Phương pháp chế biến alumin (alumina refining)
Alumin được chế biến từ bauxite bằng phương pháp Bayer Phương pháp này được Karl Joseph Bayer phát minh vào năm 1887 Đây là phương pháp ít tốn kém nhất để chế biến alumina và vẫn còn thông dụng cho đến ngày hôm nay
Trước tiên quặng bauxite được nghiền cho đều hạt, sau đó tiến hành trộn với sodium hydroxide (NaOH) trong bồn chuyển hóa (digester) dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành một dung dịch (solution) gồm sodium aluminate (NaAlO 2 ) và cặn (residues) sắt (ion), silicon, và titanium, thường được gọi là bùn đỏ (red mud) Bùn đỏ được đưa sang bồn lọc (filter), ở đó, cặn sẽ lắng xuống đáy bồn và được thải ra ngoài
Sau đó, dung dịch sodium aluminate (NaAlO 2 ) được bơm qua bồn kết tủa (precipitator), ở đó hóa chất (vôi để tái sinh xút) được thêm vào, sodium alumina (NaAlO 2 ) ngậm nước được kết tinh và tạo mầm dưới dạng các tinh thể trihydrat (Al(OH) 3 ), các tinh thể này sẽ lắng xuống đáy bồn sau đó được rửa sạch trước khi đưa sang bồn sấy quay (rotary or fluidised calciner) ở nhiệt độ lên đến 1.100 o C để sấy khô thành bột alumina nguyên chất màu trắng Dung dịch sodium hydroxide được đưa qua bồn chuyển hóa để dùng lại Phương pháp Bayer này cần từ 2 đến 3 tấn bauxite để chế biến 1 tấn alumina
Hình 2.3 Quy trình chế biến Alumina(Al 2 O 3 ) từ quặng bauxite
Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân alumina (Al2O3) trong dung dịch cryolite nóng chảy theo phương pháp Hall-Héroult Quá trình này bao gồm việc cho dòng điện cường độ cao chạy qua chất điện phân, trong đó điện cực dương bằng than coke và điện cực âm là lớp lót carbon hoặc graphite của nồi Alumina phản ứng với carbon trong môi trường điện phân, tạo thành nhôm nóng chảy và carbon dioxide Nhôm nóng chảy tích tụ ở đáy nồi và được lấy ra theo định kỳ, trong khi oxy được giải phóng thoát ra ngoài.
Tiến trình luyện nhôm bằng phương pháp Hall-Héroult là một tiến trình liên tục vì việc ngừng và chạy lại nồi luyện nhôm rất khó khăn Nếu việc sản xuất bị ngừng quá 4 tiếng đồng hồ do mất điện, nhôm trong nồi sẽ đặc cứng và phải tốn kém để sửa chữa nồi Phương pháp Hall-Héroult có thể luyện 2 tấn alumina thành 1 tấn nhôm nhưng đòi hỏi rất nhiều điện năng (khoảng 15.7 kWh/kg hay 15.7 MWh/tấn nhôm).
Tổng quan dự án khai thác bauxite và chế biến alumin tại Tân Rai
2.2.1 Quy mô, công suất khai thác:
- Công suất sán xuất: 600.000 tấn/năm;
- Công suất nhà máy tuyển: 1.600.950 tấn quặng tinh
- Công suất khai thác quặng: 4.318.000 tấn/năm
2.2.2 Công nghệ sản xuất nhôm:
Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ sản xuất alumin
Quặng tinh từ khu đồng nhất và chứa quặng bauxite được đưa vào hệ thống dd sau lọc
Huyền phù sau hóa tách Pha loãng
Dung dịch loãng Hàa tách
Lắng tách bùn đỏ dd chảy tràn từ tb lắng Lọc dd Alumin dd sau lọc Trao đổi nhiệt
Rửa hydrat dd tuần hoàn
Alumin thành phẩm dd tuần hoàn
Nước ngưng khu cô đặc dd
Khí than Nhà máy khí hóa
HT nước tuần hoàn Sữa vôi dd sau kiềm hóa và khử muối
Kiềm hóa và khử muối
Cát thải dd sau rửa máy nghiền hở Tại đây, bauxite được nghiền ướt sau khi được hòa trộn với sữa vôi với nồng độ khoảng 180g/L và dung dịch tuần hoàn có hàm lượng Na 2 O K khoảng 168,47g/L; Na 2 O c khoảng 12,4 g/L; Al2O 3 khoảng 96,33 g/L Hàm lượng chất rắn trong huyền phù sau nghiền ≈ 400 g/L với cỡ hạt 100% < 0,3 mm (50% < 0,12mm) huyền phù sau nghiền được đưa tới thiết bị gia nhiệt để nâng nhiệt độ huyền phù từ 76 0 C lên khoảng 120 0 C sau đó được đưa vào các bồn chứa khử silic có cánh khuấy trong khoảng thời gian 8h Huyền phù sau khử silic sẽ được hòa trộn với dung dịch tuần hoàn để giảm hàm lượng chất rắn trong huyền phù xuống khoảng 200 – 250 g/L
Sau đó được đưa đến các thiết bị gia nhiệt sơ cấp được cung cấp nhiệt bởi các thiết bị tách hơi trong khu vực hòa tách Huyền phù sau khi được gia nhiệt sơ cấp được chuyển tới thiết bị thứ cấp để đảm bảo nhiệt độ huyền phù đưa vào hòa tách khoảng 145 0 C, áp suất 5at và thời gian hòa tách từ 45 – 60 phút Huyền phù sau hòa tách có áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đưa qua các thiết bị tách hơi sẽ được dùng để gia nhiệt cho huyền phù sau quá trình khử silic được chuyển sang Khu vực hòa tách (quá trình gia nhiệt sơ cấp) Huyền phù sau hòa tách được pha loãng bởi dòng tràn từ thiết bị rửa thứ nhất làm giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 102 0 C và được đưa qua Cyclone tách cát Phần tách cát ra sẽ được đưa qua hệ thống rửa để thu hồi xút và alumin quay lại dây truyền Cát sau rửa được đưa ra bãi thải Huyền phù sau tách cát sẽ được đưa vào thiết bị lắng hiệu suất cao Tai đây, các chất rắn lơ lửng sẽ được tách ra khỏi dung dịch alumin hòa tan theo phương pháp lắng trọng lực dưới xúc tác của các chất trợ lắng tổng hợp Phần bùn tách ra sẽ được đưa qua các thiết bị rửa ngược siêu cấp hiệu suất cao để tận thu xút và alumin hòa tan ở cặn bùn trước khi thải ra ngoài môi trường
Dung dịch sau lắng – dung dịch chứa thành phần alumin hòa tan còn chứa một ít bã lơ lửng (< 200mg/L) sẽ được lọc bởi 4 thiết bị lọc màng (01 dự phòng) Dung dịch sau lọc với nồng độ chất rắn < 8mg/L sẽ được làm nguội bằng cách tro đổi nhiệt với dung dịch qua sử dụng Hệ thống trao đổi nhiệt tấm ba cấp sẽ được sử dụng cho quá trình trao đổi nhiệt Trong đó, hai nhóm của trao đổi nhiệt dạng tấm (hai thiết bị lắp nối tiếp cho mỗi nhóm) được lựa chọn cho trao đổi nhiệt giai đoạn 1, pha lạnh là dung dịch đã sử dụng Hai nhóm của trao đổi nhiệt tấm (hai thiết bị lắp nối tiếp cho mỗi nhóm) được cho trao đổi nhiệt giai đoạn 2, pha lạnh là dung dịch đã qua sử dụng
Hai nhóm của trao đổi nhiệt tấm (mỗi nhóm một thiết bị) được lựa chọn cho trao đổi nhiệt giai đoạn 3, các thiết bị sẽ được đặt tại đỉnh của bồn thứ nhất của quá trình kết tinh giai đoạn 2, pha lạnh là nước làm mát tuần hoàn Sau khi dung dịch aluminate được hạ nhiệt sẽ được hòa trộn với mầm tinh tạo ra dung dịch quá bão hòa có nhiệt độ
≈ 67 0 C và được đưa vào 3 thiết bị tạo mầm Sau khi qua giai đoạn tạo mầm, dung dịch aluminate sẽ được chảy tràn sang các thiết bị kết tinh cho quá trình phát triển tinh thể
Mầm thô được đưa vào thiết bị kết tinh tăng khả năng kết tinh Sau khi kết tinh tới kích thước yêu cầu, các tinh thể hydrate được phân ly bằng cyclone sơ cấp Huyền phù hydrate được lọc thành dạng cát để làm nguyên liệu nung Lò nung alumin đốt nóng hydrate ở nhiệt độ 1100 – 1200 0 C bằng khí than, tạo thành alumin Alumin sau khi nung được lưu kho và đóng bao để xuất bán Trong trường hợp lò nung hỏng hoặc cần tiêu thụ hydrate trực tiếp, hydrate được lưu kho để xuất bán.
Dung dịch huyền phù sau hòa tách hydrate sẽ được đưa tới clyclone thứ cấp
Tại đây mầm thô sẽ được tách ra khỏi dung dịch Mầm thô sau khi được tách ra sẽ được lọc bằng máy lọc đĩa rồi cấp cho quá trình kết tinh Dung dịch bao gồm mầm tinh và dung dịch đã qua sử dụng được đưa đến bể lắng mầm tinh và được phân tách bởi máy lọc băng để cung cấp mầm tinh cho quá trình tạo mầm Dung dịch sau tách mầm tinh được chuyển tới khu vực trao đổi nhiệt rồi chuyển sang khu vực cô đặc, 40% lượng dung dịch qua sử dụng được chuyển vào hệ thống cô đặc để tăng nồng độ Na2Ok từ 135,74 g/L lên 250 g/L rồi đưa vào bồn hiệu chỉnh dung dịch, kết hợp với 60% dung dịch qua sử dụng và bổ sung thêm 7,79 m 3 /h (nồng độ Na2O k = 478,16 g/L) một lượng kiềm tạo thành dung dịch tuần hoàn
2.2.3 Tuyến đường vận chuyển quặng Bauxite và alumin của Bauxite Tân Rai
- Hoạt động vận chuyển Bauxite bao gồm:
+ Vận chuyển quặng bauxite từ khu mỏ về nhà máy tuyển
+ Vận chuyển quặng bauxite sau tuyển bằng băng chuyền từ nhà máy tuyển về nhà máy alumin
+ Hoạt động chuyên chở sản phẩm alumin đến các cảng và hoạt động vận chuyển hóa chất, than, đá vôi để phục vụ cho quá trình chế biến alumin
- Hoạt động vận chuyển sản phẩm alumin, hóa chất và nguyên liệu phục vụ hoạt động khai thác: Tỉnh lộ 725-Quốc lộ20-Tỉnh lộ 769-Quốc lộ 51-Cảng Gò Dầu (Đồng Nai)
2.2.4 Các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển alumin
2.2.4.1 Quá trình xây dựng nhà máy alumin của Bauxite Tân Rai
Các công trình được xây dựng như: xưởng tuyển, điều hành sản xuất, tuyến băng tải, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than, kho vật liệu nổ sẽ phát sinh các chất ô nhiễm như: chất thải rắn, bụi, độ ồn, nước thải sinh hoạt
Hình 2.5 Một số hình ảnh về bauxite Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
2.2.4.2 Quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển alumin của Bauxite Tân Rai
Suy giảm đa dạng sinh học, bụi, ồn, ô nhiễm nước ngầm, hơi kiềm, bùn đỏ
Hình 2.6 Sơ đồ mô tả suy giảm đa dạng sinh học, bụi, ồn, ô nhiễm nước ngầm, hơi kiềm, bùn đỏ
Luận chứng xây dựng mạng lưới quan trắc
2.3.1 Các yếu tố cần thiết để xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường 2.3.1.1 Các mục tiêu quan trắc môi trường chung
Thuật ngữ "quan trắc" bao hàm quá trình thu thập dữ liệu theo định kỳ, bao gồm quan sát và đo lường các chỉ tiêu môi trường, nhằm theo dõi sự biến động của chất lượng môi trường theo thời gian Theo nghĩa hẹp, quan trắc tập trung vào lấy mẫu, đo lường liên tục và phân tích các thông số vật lý, hóa học và sinh học của môi trường trong một khoảng thời gian cụ thể.
Quan trắc là một trong những chức năng không thể thiếu trong quản lí môi trường nói chung, trong đó có môi trường không khí và nước nói riêng Mục tiêu của nó là:
- Nhằm phát hiện ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước, từ đó kịp
Vận chuyển quặng nguyên khai về nhà máy tuyển
Vận chuyển quặng nguyên khai về nhà máy alumin
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại
- Nước thải tuyển - Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, công nghiệp
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, nguy hại
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, nguy hại; quặng đuôi thải: bùn đỏ và bùn oxalat;
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Sử dụng nhiên liệu; thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tỉnh
- Phục vụ cho công tác qui hoạch môi trường và cuối cùng là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo cho phát triển bền vững của tỉnh
- Chương trình quan trắc được tiến hành để thu thập các thông tin về số liệu, nồng độ của các chất ô nhiễm Từ các thông tin đó giúp tiên liệu được phạm vi hay mức độ hủy hoại môi trường do các chất ô nhiễm Cũng có thể đánh giá xu hướng tăng hay giảm của các tham số gây ô nhiễm cụ thể, từ đó sẽ có các biện pháp kiểm soát, xử lí khác cần thiết được triển khai Thực hiện công tác tiên liệu này bằng cách so sánh hay đối chiếu các dữ liệu quan trắc với các tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trường
Bảng 2.2: Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường của Việt Nam
STT Số hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ
5 QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp Chính vì quan trắc là một công cụ quan trọng để quản lí có hiệu quả chất lượng môi trường, nên mục tiêu chủ yếu nữa của chương trình quan trắc chất lượng môi trường là tạo ra nhận thức và cảnh báo sớm tác động có hại của các chất ô nhiễm đến môi trường nước, không khí, cũng như sức khỏe con người và của cải vật chất
2.3.1.2 Các chức năng cấu thành của một hệ thống quan trắc môi trường
Một hệ thống quan trắc nói chung có nhiều thông số chức năng, các thông số này rất khác nhau và phức hợp
Những thông số chủ yếu là:
- Lập kế hoạch - Triển khai - Vận hành Các thông số chức năng chủ yếu tham gia trong hệ thống quan trắc được trình bày trong hình 2.7
Hình 2.7 Các thông số chức năng của một hệ thống quan trắc môi trường
Sử dụng thông tin Thiết kế mạng lưới
Ra quyết định Xử lí dữ liệu
Hình 2.8 Các hoạt động tác nghiệp trong một hệ thống quan trắc môi trường
2.3.1.3 Trang thiết bị quan trắc môi trường
Trang thiết bị đo lường sử dụng cho lấy mẫu và phân tích (cả hiện trường lẫn
Các nhu cầu thông tin Các mẫu lập báo cáo Các thủ tục tác nghiệp Đánh giá sử dụng Thiết kế mạng lưới
Xác định vị trí trạm Lựa chọn thông số giám sát Tần suất lấy mẫu
Các kỹ thuật phân tích Các thủ tục tác nghiệp Kiểm tra chất lượng Ghi chép dữ liệu
Nhận dữ liệu hiện trường và PTN
Sàng lọc và xác minh Lưu giữ và tra cứu Lập báo cáo
Kỹ thuật lấy mẫu Các phép đo trên hiện trường Bảo quản mẫu Điểm lấy mẫu Vận chuyển mẫu
Số liệu thống kê tóm tắt cơ bản
Phân tích Các chỉ số chất lượng Diễn giải kiểm tra chất lượng Các mô hình chất lượng phòng thí nghiệm) là một bộ phận không thể thiếu của trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Phương hướng là cố gắng trang bị các thiết bị đồng bộ với mạng lưới quan trắc quốc gia Các trang thiết bị được chia thành 4 nhóm loại: (a) thiết bị phân tích lí học; (b) thiết bị phân tích hóa học; (c) thiết bị phân tích sinh học; (d) các thiết bị xử lí dữ liệu Một số chủng loại thiết bị là loại thủ công, trong khi đó các thiết bị khác là loại bán tự động hoặc tự động hoàn toàn
Lựa chọn đúng chủng loại thiết bị quan trắc giúp cho chúng ta tiến hành các phép đo phù hợp, đòi hỏi có độ nhạy, chính xác cao Trong quá trình sử dụng các thiết bị quan trắc môi trường cần phải lưu ý đến các vấn đề như:
- Nghiên cứu kỹ tính năng của các thiết bị đo lường
- Dự toán kinh phí bảo dưỡng trang thiết bị
- Tuân thủ đúng qui cách vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị
2.3.1.4 Lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích
Lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích phải thực hiện đúng qui trình nghiêm ngặt
Một mẫu phải được xử lí sao cho không để xảy ra các thay đổi đáng kể về thành phần, trước khi tiến hành các thí nghiệm Các phương pháp phân tích tốt nhất cũng không có giá trị, nếu sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu không chính xác Các kỹ thuật lấy mẫu rất khác nhau, tùy thuộc đối tượng giám sát cần có kỹ thuật lấy mẫu riêng phù hợp và việc xác định đúng vị trí lấy mẫu và các thiết bị phụ trợ cũng có ý nghĩa quan trọng
Một số loại thiết bị phân tích thông dụng nhất:
- Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử - Phép đo phổ phát xạ
- Plasma kép cảm ứng (ICP) và các hệ phân tích liên quan - Chuẩn độ bằng phương pháp đo điện thế
- Các điện cực ion chọn lọc - Phép sắc kí khí (GC) và phép phổ khối/sắc kí khí (GCMS) - Phép sắc kí ion
2.3.1.5 Chương trình phân tích a Lựa chọn các phương pháp phân tích:
Lựa chọn các đối tượng để đo đạc giám sát phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của trạm quan trắc Sau khi xác định được đối tượng để đo lường, cần phải lựa chọn các phương pháp phân tích thích hợp Để đảm bảo thành công một chương trình phân tích, cần phải tuân thủ đúng các qui trình phân tích, sử dụng đúng qui cách các phương tiện và thiết bị phân tích, kỹ năng của các nhân viên phân tích b Các phương pháp báo cáo kết quả phân tích:
Công tác báo cáo kết quả phân tích là một khâu quan trọng trong một chương trình phân tích Trạm quan trắc và phân tích môi trường sẽ thực hiện theo mẫu biểu thống nhất của quốc gia để thuận tiện cho công tác trao đổi, chia sẻ và quản lí số liệu với các trạm trong mạng lưới quan trắc của cả nước c Kiểm tra chéo các kết quả phân tích: Định kì tham gia gửi mẫu kiểm tra chéo với các phòng thí nghiệm khác để tránh sai sót có thể xảy ra Thực hiện các yêu cầu về QA/QC phù hợp trong phân tích, xét nghiệm d Diễn giải các kết quả phân tích:
Có ý nghĩa quan trọng trong trình bày kết quả quan trắc
2.3.1.6 Xử lí dữ liệu và tư liệu hóa Để ứng dụng có kết quả các dữ liệu quan trắc, cần phải tiến hành xử lí các dữ liệu quan trắc đúng qui cách và lưu trữ các dữ liệu đó bằng công tác tư liệu hóa chuẩn mực Công tác tư liệu hóa chuẩn mực các dữ liệu sẽ giúp tạo ra các số liệu thống kê về các vấn đề chất lượng môi trường dài hạn lẫn các sự kiện ngắn hạn
2.3.1.7 Ứng dụng máy tính trong quan trắc môi trường
Máy tính được ứng dụng rộng rãi trong quan trắc ô nhiễm môi trường Có thể đấu nối một máy tính với các thiết bị phân tích phòng thí nghiệm và máy tính sẽ trở thành một công cụ có giá trị trong quan trắc môi trường Ví dụ: nhiều kỹ thuật phân tích phù hợp với hoạt động quan trắc ô nhiễm có thể đấu nối với máy tính như huỳnh quan tia X, phép nghiên cứu phổ vi ba và cộng hưởng từ hạt nhân đã được biết đến
Các máy tính rất phù hợp trong ứng dụng quan trắc và phân tích môi trường, vì chúng có khả năng thích ứng với mọi điều kiện môi trường
2.3.1.8 Nghiên cứu, triển khai và đào tạo nhân lực cần thiết cho quan trắc
Trong chương trình quan trắc chất lượng môi trường thì công tác nghiên cứu và triển khai về các phạm trù quan trắc chất lượng môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lí chất lượng môi trường Chính vì vậy mà công việc này luôn được chú trọng và đề cao nhằm xây dựng tốt hệ thống quan trắc Công tác đào tạo mở rộng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ luôn phải được quan tâm để chương trình quan trắc có khả năng triển khai tốt với tiêu chuẩn chất lượng cao, làm cho chương trình quan trắc môi trường hiệu quả hơn
2.3.2 Quan trắc về chất lượng nước mặt 2.3.2.1 Chất lượng môi trường nước:
Tiêu chuẩn chất lượng nước được qui định đưa vào mục tiêu sử dụng Chất lượng môi trường nước tự nhiên được đánh giá qua:
- Đặc điểm các yếu tố vật l ý (độ đục, chất rắn, phóng xạ, màu, nhiệt độ), nồng độ các chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh trong nguồn nước
- Thành phần và trạng thái quần thể của thủy sinh trong nước
- Do việc xác định các thành phần hóa, lý được thực hiện tin cậy, ổn định với độ chính xác cao nên các tổ chức môi trường quốc tế và các quốc gia đều sử dụng các thông số hoá, lý để qui định các tiêu chuẩn chất lượng nước
Thành phần thủy sinh là yếu tố ít biến động tức thời khi chất lượng nước thay đổi, song sai số giữa các đơn vị quan trắc và phương pháp quan trắc lại khá lớn Do đó, chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể về thành phần thủy sinh Tuy nhiên, chúng thường được xem xét sử dụng để bổ sung thông tin, đặc biệt là các loài thủy sinh nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng nước và ô nhiễm (thủy sinh chỉ thị).
2.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước tự nhiên:
Tài nguyên nước được quyết định bởi 2 yếu tố:
- Khối lượng nước thoả mãn nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao do việc tăng dân số, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
- Chất lượng nước thoả mãn yêu cầu của từng mục tiêu sử dụng: nước sinh hoạt, thủy sản và du lịch…
Theo chu trình thủy văn, khối lượng nước ở qui mô toàn cầu không thay đổi mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, vùng này tới vùng khác tuỳ theo điều kiện môi trường Trong khi đó, chất lượng nước ngày càng suy giảm do việc tăng dân số, tăng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp, dịch vụ và suy giảm thực vật che phủ Chất lượng nước là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, sức khoẻ con người và sản xuất
Các nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm nước các kênh rạch, sông, hồ, biển là:
- Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, cơ quan, trường học
- Nước thải công nghiệp từ cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ
- Nước chảy tràn do mưa, lũ, lụt từ vùng nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư đưa vào nguồn nước
- Nước mưa cuốn theo các tác nhân ô nhiễm không khí đưa vào nguồn nước
- Chất thải rắn chứa hoá chất, dầu mỡ, vi trùng từ sinh hoạt và công nghiệp
Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội khu vực bauxite
Khu vực tiến hành công tác thăm dò mỏ Bauxite Tân Rai-Bảo Lâm- Lâm Đồng có diện tích 42 km 2 nằm trên địa phận 3 xã Lộc Thắng, Lộc Phú, Lộc Ngãi thuộc huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, cách thị trấn Bảo Lộc 20 km về phía Đông Bắc Nhà máy alumin đặt tại xã Cát Quế
Bảng 3.1: Tọa độ vị trí của nhà máy alumin
Bảng 3.2: Ranh giới xưởng tuyển
Hình 3.1 Bản đồ vị trí khu vực dự án bauxite Tân Rai – Lâm Đồng
3.1.1.2 Điều kiện địa hình, địa mạo Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng Độ cao trung bình 900m so với mặt biển Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà Các dòng sông suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình, tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông
Bảo Lâm là nơi chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng nên khu vực nghiên cứu có diện mạo địa hình khá phức tạp.Toàn khu vực địa hình chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam
- Độ dốc bình quân : 15-25 0 - Độ cao tuyệt đối : 723 m - Độ cao tương đối: 103 m
Hình 3.2 Bản đồ địa hình tỉnh Lâm Đồng
3.1.1.3 Điều kiện địa chất a Địa hình thạch học
Phân bố địa chất khu vực nghiên cứu bao gồm đất đá hệ tầng La Ngà (J2ln) và đá xâm nhập phức hệ Định Quán ( J3dq) làm nền Trên bề mặt là đất sườn tàn tích và tàn tích (Delulu, eluvi-edQ,eQ), dọc theo sông hồ chứa có trầm tích aluvi thềm bậc 1 (aQIV), còn tại các suối và lòng sông đầu mối phân bố rải rác aluvi (aQ IV 2).
- Giới Mezozoi- thống Jura giữaHệ tầng La Ngà (9J 2 ln)
Chúng chỉ phân bố ở khu vực hồ chứa thành phần thạch học gồm bột kết xen kẹp sét kết Chúng có đường phương khá ổn định theo hướng đông bắc- tây nam với góc cắm 50-70 o tạo thành nhiều nếp lồi, nếp lõm Tại khu vực tiếp xúc với đá mác ma xâm nhập phức hệ Định Quán, đá thường bị biến chất mạnh mẽ tạo thành đá phiến đốm sần corđierit, đá sừng và quaczit
Bột kết có màu xám tối đến đen, phân lớp xen chéo hoặc không rõ ràng Dưới kính hiển vi các mảnh vụn gồm các hạt tròn cạnh và nửa tròn cạnh, đường kính 0.01- 0.02mm Thành phần thạch học gồm mảnh vụn thạch anh 40-50%, plagioclo 15-20%, phenfat 6-8%, mútcovit và biotit, clorit hoá 5-15%, khoáng vật quặng hidroxit, tạp chất hưu cơ chiếm 1-5%, xi măng là sét Cấu tạo dạng định hướng, kiến trúc bột biến dư
Cát kết màu xám tro dưới kính hiển vi gồm các hạt méo mó kích thước hạt từ 0,1 đến 0,3mm, thành phần hạt vụn chiếm 5-70% trong đó thạch anh chiếm 30-40%, plagiocla 15-18%, phenpat 8-10%, vụn đá silic 6-8% và ít mảnh đá andezit, biotit, musxcovit Thành phần xi măng chủ yếu là sét, biotit, musxcovit cacbonat và ít khoáng vật nặng
Các lớp mỏng hoặc thấu kính phiến sét có màu xám tối đến đen, thông thường gặp các thớ chẻ Dưới kính hiển vi, chúng gồm các vảy hạt sét phân bố đồng đều theo bề mặt thớ chẻ Khoáng vật gồm chủ yếu là sét, clorit, biotit, musxcovit, vi hạt thạch anh và sét than Cấu tạo phiến
Khi bị biến chất thành đá phiến đốm vết đốm sần corđierit thì dưới kính hiển vi kiến trúc ban biến tinh nền vi vảy biến tinh, ban biến tinh chiếm 45-50% gồm corđierit, anđalzit bị biến đổi, phần nền gồm các khoáng vật sét Sericit clorit, biotit, fenspat, thạch anh, vi quặng và vật chất than
Chiều dày của hệ tầng La Ngà khoảng 700-800m
- Các thành tạo trầm tích đệ tứ (Q)
Trên toàn bộ bề mặt đá có nguồn gốc khác nhau đều được phủ kín bởi các lớp tàn tích không phân chia (edQ) và tàn tích (eQ) Các lớp này chủ yếu là đất sét chứa vón kết laterit ở mức độ khác nhau; riêng trên đá granite còn chứa nhiều tảng lăn cỡ lớn hoặc tảng sót.
+ Trầm tích aluvi: Trong khu vực nghiên cứu trầm tích aluvi phát triển Có thể chia thành 3 loại aluvi thềm bậc I, aluvi lòng sông và aluvi đầm lầy
Trầm tíchaluvi aQ IV 1 : Thành phần gồm đất sét, á sét màu nâu vàng, đốm loang lổ, trên bề mặt nhiều nơi còn lộ ra rải rác cuội sỏi thạch anh khá tròn cạnh, chiều dày khoảng vài mét đến hơn chục mét
Trầm tích aluv-đầm lầy (aQ IV 2
-ahQ IV 2 ) tại những vùng trũng , chổ cửa của nhiều con suối, thường tạo nên những đầm lầy, do đó trầm đọng những lớp đất bùn cát, bùn á sét màu đen, chứa nhiều hưu cơ, chiều dày 1 đến 5m, dưới là á cát, cát
Khi nghiên cứu tổng thể khối Macma xâm nhập khu vực Bảo Lâm thì phức hệ Định Quán này đã phân chia thành 5 pha phân dị Macma trên cơ sở nghiên cưu ngoài trời và phân tích thành phần thạch học trong phòng
Năm pha phân dị gồm:
- Pha điorit hoặc điorit thạch anh ( J 3 dq 1 ) - Pha granođiorit biotit horblen hạt nhỏ vừa, có chỗ là monzogranođiorit và monzon thạch anh ( J 3 dq 2)
- Pha granit biotit sáng màu hạt nhỏ vừa ( J 3 dq 3) - Pha granit pocfia (Granofia)
- Các pha mạch granít, kiến trức vi pecmatit, mạch Điaba, chiều rộng 2-4m
Trong khu vực nghiên cứu gồm có 3 pha: pha 2 ( J 3 dq 2), pha 3 ( J 3 dq 3) và pha mạch aplit
Tuy nhiên ranh giới giữa pha 3 và pha đá mạch aplit thường không rõ ràng do vậy chúng tôi gộp chung vào pha 3
Ph ức hệ Định Quán pha 2 ( J 3 dq 2 ) Đá có màu xám đen và lốm đốm da báo do sự tụ của các khoáng vật màu và chiếm tới 20% diện tích bề mặt đá Kích thước hạt từ nhỏ đến vừa, thỉnh thoảng có hạt lớn (