DANH MỤC TU VIET TATTU VIET TAT DIEN GIAIH&S Health & Safety - Sức khỏe va An toànAT An toàn ATLD An toàn lao độngATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩmBHLĐ Bảo hộ lao động BNN Bệnh nghề nghiệ
Trang 1TRUONG DAI HOC BACH KHOA
LUONG THI HOA
Chuyên ngành: QUAN LY MOI TRƯỜNGMã số: 12260655
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học :
1/ TS TRAN THỊ VAN 2/ TS HÀ DUONG XUAN BẢO (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi va chữ ky)
Cán bộ cham nhận xét I : TS NGUYEN VAN QUÁN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi và chữ ký)Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS LAM VAN GIANG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi và chữ ký)Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 6tháng 0T năm 2014
Thanh phan Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:(Ghi r6 họ, tên, học ham, học vi của Hội đồng cham bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1 PGS.TS Nguyễn Phước Dân — Chủ tịch Hội đồng2.TS Tran thị Vân — Cán bộ hướng dẫn khoa học3.TS Nguyễn Văn Quán — Cán bộ phản biện I4 TS Lâm Văn Giang — Cán bộ phản biện 2
5 TS Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh — Thư kýXác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyênngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có).
CHỦ TỊCH HỘI DONG TRUONG KHOA MOI TRUONG
Trang 3NHIEM VỤ LUẬN VAN THẠC SĨHọ tên học viên: L ONG THI HÒA - ¿5s ssss+s+s s2 MSHV: 12260655Ngày, tháng, năm sinh: 10/03/1988 wo eee Nơi sinh: Đắk LắkChuyên ngành: Quản Lý Môi Trường «<< +<<<<+ Mã số:
I TÊN DE TÀI: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn HSE (Health, Safety and Environment- sức khỏe, an toàn và môi trường) cho Nhà máy xi măng Laƒarge, huyện Nhơn Trạch, tỉnhDong Nav’.
H NHIEM VU VÀ NOI DUNG:1- Khao sat thực trạng sức khỏe, an toàn và môi trường vệ sinh công nghiệp (HSE) và
hoạt động quan ly HSE tại NM xi mang Lafarge.2- Phan tích va đánh giá hoạt động công tac quan ly HSE tai NM xi măng Lafarge.3- Dé xuất các biện pháp cải thiện công tac quan lý HSE và dé xuất xây dung bộ tiêu
chuẩn HSE cho NM xi măng Lafagre, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Dong Nai.Ill NGÀY GIAO NHIEM VU: (Ghi theo trong QD giao dé tai) wo IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIEM VU: (Ghi theo trong QD giao dé tải) V CÁN BO HƯỚNG DAN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):
1/TS HÀ D ONG XUAN BẢO, Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM2/ TS TRAN THỊ VAN, Viện Môi trường- Tài nguyên, ĐHQG TP.HCM
Tp HCM, ngày thang 02 năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DÂN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
1/ TS Trần Thị Vân2/ TS Hà Dương Xuân Bao
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên của luận văn này em xin trân trọng gởi đến quý thầy cô khoa MôiTrường trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM lời cảm ơn chân thành nhất Trongsuốt thời gian học tập tại trường, dưới sự dìu dắt tận tình của các thay cô đã truyềnđạt cho em nhiều kiến thức và những kinh nghiệm chuyên môn
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hà Dương Xuân Bảo và cô Trần Thị Vânđã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văntốt nghiệp
Xin cảm ơn Công ty TNHH Lafarge xi măng đặc biệt là anh Tuyến (phòng Quản lýchất lượng) và anh Vinh (phòng An toàn) đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấpthông tin giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và là chỗ dựacho em trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã rất cô găng để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này một cách tốt nhất có thé,nhưng em vẫn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ýcủa thay cô và bạn bè
Xin chân thành cảm ơn!
Tp HCM, tháng 02 năm 2014Học viên thực hiện
Lương Thị Hòa
HVTH: Lương Thị Hoa, Trang 1GVHD: TS Tran Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc áp dụng các hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp, an toàn lao động va môitrường làm việc (HSE) hiện nay được áp dụng phổ biến trên thế giới và đã đượcđưa vào áp dụng tại Việt Nam trong hon 10 năm qua.
Nội dung chính của nghiên cứu là xem xét thực trạng các van dé liên quan HSE vàphân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản lý các vấn đề HSE tại Nhà máy xi măngLafarge Từ hiện trạng và kết quả phân tích, đánh giá, nghiên cứu đề xuất các giảipháp cải thiện, nâng cao hiệu quả quan lý các vấn dé HSE của Nhà máy Đôngthời, dé xuất các biện pháp ưu tiên thực hiện dé giải quyết những vẫn dé bất cậphiện nay tại Nhà máy Cuối cùng, Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ tiêu chuẩnHSE, dùng làm cơ sở để đánh giá, kiểm soát và quản lý các vẫn đề HSE cho Nhàmáy.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc xây dựng vả áp dụng bộ tiêu chuẩn HSE sẽ giúp choNhà máy nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý HSE: kiểm soát, ngăn ngừa và giảmthiêu tai nạn, ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động sản xuất tại Nhà máy Đồng thời,tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và thời gian cho các hoạt động quan lý của Nhamáy mà vẫn đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe, an toàn cho người lao động vàbảo vệ môi trường.
Trang 6The application of the management system of occupational health, labor safety andcurrent environmental work (HSE) are commonly applied in the world and hasbeen introduced in Vietnam for over 10 years
The main contents of the research is to examine the status of issues related to HSEand analysis, to evaluate the effectiveness of management HSE issues at LafargeCement Plant From the current situation and the results of analysis, evaluation,research and propose solutions to improve, enhance effective management HSEissues of Factory At the same time, the proposed implementation of prioritymeasures to solve the existing problems at the Factory Finally, the proposedresearch of construction HSE standards, used as a basis for assessing, control andmanager HSE issues for the Factory.
Through research showed that the construction and application of HSE standardswill help for enhance effective performance management HSE of Factory: control,prevent and minimize accidents, the pollution arising from the activities productionat the plant At the same time, saving cost, human resource and time for theoperation management of the Factory that ensuring effective health care, safety forlabor and environmental protection.
HVTH: Luong Thi Hoa, Trang 3GVHD: TS Tran Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 7LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIÁ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện trêncơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thựctiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Vân và TS Hà Dương XuânBảo Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trìnhbày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưatừng được ai công bố trước đây
Tp HCM, tháng 12 năm 2013Tác giả luận văn
Lương Thị Hòa
Trang 8MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨLOI CẢM ƠN 5c 1 1 1 1 1 111112151111111101 111101011111 1101 1101.111101 11 111111111111 1y |TOM TAT LUẬN VĂN G1 1111111111 5115111111111 11 111111515111 11 11111111 rrki 2LOI CAM DOAN CUA TÁC GIA - E221 3 1515251121111 11111111111 ce 4MUC LUC 922 5
M.9/:810/9:7.0/65:I 202 8M.9/:8 10/920) 2 9DANH MỤC TU VIET TAT L -G- E963 9E SE EE 31 1E 39v 118 vn ng: 11AY COE 5) Oe 130.1 Tinh cấp thiết của dé tài + + c6 t2 1 3 1515151121 111111 1111011111511 01 1111 ty 130.2 Mục tiêu để tài -c - + Sc 3221 12 12111211210111 0101111111101 1111111 re 140.3 Nội dung nghiÊn CUU - G9900 vn 14
0.4 Phương pháp luận nghiÊn CỨU: (<< 1139991010111 1 3 99 11 ngờ 14
0.5 Giới hạn và phạm vi nghiÊn CỨU - - << 5S 19000111 ngư 17
0.6 Ý nghĩa của dé tài c1 S323 1115111111 112111 1111111115 1101 011110101011 cy 0 180-7 Tính mới của dé tài ¿5-56 S623 3EE 3932212311 212111 1121111111111 1111k 18CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAI LIEU LIEN QUAN DEN DE TÀI 191.1 TONG QUAN VE HSPEE - G112 91919191 1 51111101111 111111 111111 ri 191.1.1 Khai niệm về HSE (Health, Safety and Environment) ‹‹‹‹‹- 191.1.2 HSE và việc giải các vẫn dé liên quan đến An toàn và sức khỏe 201.1.3.Cac nội dung của HSÏE << 20
1.2 TONG QUAN VE NGÀNH SAN XUẤT XI MĂNG -2- 5c csescsesea 241.2.1 Giới thiệu chung về ngành sản xuất xi măng ¿-5- 55 +52 c2£sc5¿241.2.2.Nganh sản xuất xi măng trên thé giới - - 2 252 +s+£+E+£z£E£Eceseerrsred 24
GVHD: TS Tran Thị Vân & TS Hà Dương Xuân Bao
Trang 91.2.3.Nganh sản xuất xi măng Việt Nam - ¿5-2 + 25222 SE£ESESEEEcErkererrrsred 251.3 TÔNG QUAN VE NHÀ MAY XI MĂNG LAFARGE - 5 ss+s+scssa 26
1.3.1 Quá trình hình thành Tập đoàn Lafarge và Nha may xi mang Lafarge —huyện Nhơn Trach, tinh Đồng im 261.3.2 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Lafarge xi măng — Dong Nai 271.3.3.Cơ cau tô chức nhân sự và bố trí cơ sở tại Nha máy xi măng Lafarge 281.3.4.Quy trình sản xuất chung của Nhà máy xi măng Lafarge - 281.3.5 Trang thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản XUẤT c.c¿ 301.3.6 Các loại sản phẩm của Nhà máy xi măng Lafarge - 5525555552 3l
CHƯƠNG 2 KHAO SÁT THỰC TRANG HSE VA CONG TAC QUAN LÝ HSE
TẠI NHÀ MAY XI MĂNG LAFAIRGPE - << <s< < se sEsesseseEeesessesesseseeeree 322.1.THỰC TRANG HSE TẠI NHÀ MAY XI MĂNG LAFARGE 322.1.1.Quy trình sản xuất và các vẫn dé HSE phát sinh -5- 5 c5: 322.1.2.Các vẫn dé về HSE tại Nhà máy xi măng Lafarge - - 2 55c: 362.1.3 Thực trạng các van đề HSE tại NM Lafarge S11 ke 422.2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY CÁC VAN ĐỀ HSE TẠI NHÀ MAY
XI 0600.006 57
2.2.1 Bộ phận quan lý công tac HSE tai Nhà may xi măng Lafarge 57
2.2.2 Thực trang quan lý công tác sức khỏe nghề nghiệp - +55: 582.2.3 Thực trạng quan ly An toàn lao động (S) -Ă SH hy62
2.2.4.Thuc trạng quản ly môi trường vệ sinh công nghiệp 73
CHUONG 3 PHAN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOAT DONG QUAN LY CÔNG TÁC
HSE TẠI NHÀ MAY XI MĂNG LAEFAIRGPE 5-5-5< << cscseseeeeeeeeeeeesesese 793.1 UNG DUNG PHAN TICH SWOT CHO HOAT ĐỘNG CONG TAC QUAN LÝHSE TẠI NM XI MĂNG LAFARGE cecesessscesecescecesescscessecseescscsceecacacectacaceeees 79
Trang 10CHUONG 4 DE XUẤT GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUÁ CONG TÁC HSEVÀ BỘ TIỂU CHI HSE CHO NHÀ MAY XI MĂNG LAFARGE 91
4.1 DE XUẤT CAC BIEN PHAP CAI THIEN CONG TAC QUAN LY HSE 914.1.1 Nhóm giải phap quan ly - << c c1 ng re 9]
4.1.2 Nhóm giải pháp kỹ thuat 0.0.0 - 2E S2 SE£ESEEEEEE2EEEE E511 11121 934.1.3 Nhóm giải pháp đào tạo, giáo dục, truyền thông - -. -5- +: 954.1.4 Các giải pháp ưu tiên thực hiỆn - G G5 1133339011 1 1 nh eg %6
4.2 ĐÊ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIEU CHUAN HSECHO NHÀ MAY XIMĂNGLAFARGE wececccccccccescesssssccssesscesessessscessssecsssscssessecsasssesssssscesesssssasssessssssessceusesseens 984.2.1 Co sở xây dựng hệ thông HSE cho NM xi măng Lafarge 984.2.2 Dé xuất hệ thống văn ban cho bộ tiêu chuẩn HSE của NM xi măng
Lafarge oo dg - 98
4.2.3 Xây dựng chi tiết một số tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn HSE 99
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, << s2 S2 S299 sex csesssscse 110
A KET LUẬN Gv 111919111 5 111151111 111012111 H11 ng ưu 110; 8.20 111TAI LIEU THAM KHHẢO G6 SE EE SE E93 919198 3E 511191 8 1 9 111151511 xe 112PHU LUC: DANH SÁCH THIẾT BỊ SAN XUẤT CUA NHÀ MAY XI916.2.) 0 -‹-+‹1S 114LY LICH TRÍCH NGANG s1 E111 5691121 1 5 11915111 3 5111015113 ri 117
HƯTH: Lương Thị Hòa, CC C7 C7 7 7 Trang7
GVHD: TS Tran Thị Vân & TS Hà Dương Xuân Bao
Trang 11DANH MỤC BANG BIEUBang 1.1: Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất tại NM 31
Bảng 1.2: Danh mục sản phẩm của Nhà máy ¿2 - + 25+ e+E+E£e+xexererrerered 31Bang 2.1 Các yếu tô liên quan HSE từ NM Lafarge c.ceccccccsessssesesseseseseseseseeseseeeeees 36Bang 2.2 Thực trang và tác động của các vấn đề HSE tại NM XM Lafarge 42
Bảng 2.2a Kết quả đo VKH (nhiệt độ và độ âm) tại NM Lafarge «««- 52
Bảng 2.2b- Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh - 52Bang 2.2c- Kết quả phân tích chất lượng không khí ống khói - 55-5: 53Bảng 2.2d Vị trí và số lượng trang bị nhà vệ sinh, nhà tắm và b6n rửa tay 34Bảng 2.2e: Danh sách CTR công nghiệp thông thường 55555555 se+sss 56Bảng 2.2f: Danh sách chất thải nguy hại phát sinh trong thực tẾ - +: 56Bảng 2.3 Bộ phận quản lý các van dé HSE tại NM Lafarge 52 c5 55 55c: 57Bang 2.4 Thực trang công tác chăm sóc sức khỏe tai NM XM Lafarge 58Bang 2.5 Thực trang công tac quản ly ATLD tai NM Lafarge +5 62Bang 2.6 Thực trang quan ly MT'VSCN tai NM Lafarge 2< <5 s4 73Bang 3.1 Phân tích SWOT cho công tác quản ly HSE tại NM xi mang Lafarge 79Bang 3.2 Phan tích, đánh giá thực trạng công tác quan ly HSE tai NM Lafarge 81Bang 4.1 Dé xuất nhóm giải pháp quản LY c.cccccccsessssesesesesessesessesesesseseseseeseseeeeseens 9]Bang 4.2 Dé xuất nhóm giải pháp kỹ thuật 0 csesesesessesessesesestsseseseeseseeeeseens 93Bảng 4.3 Dé xuất nhóm giải pháp đảo tạo, giáo dục, truyền thông - 95Bảng 4.4 Hệ thống văn bản cho bộ tiêu chuẩn HSE của NM xi măng Lafarge 98Bang 4.5 Chi tiết Tiêu chuẩn Quản lý sức khỏe nghề nghiệp -. 5+: 100Bảng 4.6 Chi tiết Tiêu chuẩn về Thiết bị bảo hộ cá nhân - - 525555552 102Bảng 4.7 Chi tiết Tiêu chuẩn Vệ sinh tại NM xi măng Lafarge 5-5-5¿ 107
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1- Sơ đồ phương pháp luận ¿+ ¿+2 S5E2E£SE2E£E2E£EEEE2EEEE2EEEE2EEE 21232121 2ekcrk 15
Hình 1.1 Nhà máy Lafarge tai KCN Ông K80 - 5-52 21222121 1212121 22121111 re 27
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại nhà máy Xi MAN Lafarge 55s ss++scssss 28Hình 1.3 Sơ đồ bồ trí ha tang trong Nha máy xi mang Lafarge .- ¿5-52 ©2+s+csc5+2 28Hình 1.4 Quy trình công nghệ sản xuất tại NM xi măng Lafarge - ¿©:+5c5s 552 29Hình 2.1 Quy trình sản xuất và các van dé phát sinh liên quan đến HSE 33Hình 2.2 Bui phát sinh từ sản xuất và bám trên cây xanh -¿- - ¿+25 x+xczxsrxcxe2 56Hình 2.3 Phòng y tẾ ¿S11 2221111 21212212121212112121111211112121111212 1121112121111 re 61
Hình 2.4 Bang báo giá và định lượng thức ăn - - S2 1333101113551 113811111111 rry 61
Hình 2.5 Bình nước uống o.e.cecccccccccscssessssessssesessesesscscsscsesscsssessssesussssusssssecsessssesseaesessssesssseeesees 61Hình 2.6 Tram xử lý nước Cap cecccccccccccccscssssesseseesescssesesssesssssessssssucsssusecsessssessssesessssesssseeesees 61
Hình 2.8 Các quy định, hướng dan vé an toàn được dán ở sảnh khu văn phòng 70
Hình 2.7 Các Poster về an toàn dán tại ÌNÑM L5 1S S0 101215111 11111 151511111 E151151 E515 E 70
Hình 2.10 Thông báo công khái các vụ tai nạn tại các NM của tập đoàn - 70Hình 2.9 Bang thông tin an toàn tại Căn tir 5G 3 1921199 11199 ng ng vn re 70Hình 2.11 Đài nước chữa Chay - - - - LH ng TH ng HH 7]
Hình 2.12 Ong dẫn nước chữa cháy -¿- 2 S12 22EE2121E212212111215 2111111121111 ece 7
Hình 2.14 Đường đi dành cho người di ĐỘ - - 1 1221111119 1111395111118 11 1g key 7
Hình 2.13 Cách ly va đặt biển cảnh báo khu vực trạm điện và phòng phân phối điện 71Hình 2.15 Biển báo, hướng dan c.ccecccccccscscssesesssscssesessesesscscsscsesesssscssssesussesussssusecsesscscsneaees 71đường di và quy định vận tỐC ceecceccccccsccccsscscscsscscscscsscsesesesscscssscscscsssescevssacscscsuessscsesscaeaes 7Hình 2.116 Poster tuyên truyén lái xe an fOầnn -¿-¿- 5: 2 222x932 SE2E2E232121 212122111212 cxe 7Hình 2.17 Khu vực cau cảng và bảng quy định ra vào KV cầu cảng -5- 55c: 72Hình 2.18 Biển báo nguy hiểm tại KV cầu cắng -¿- 5: 52222 2212121121222 xe 72Hình 2.19 Văn bản hướng dẫn ứng phó khẩn Cap ¿+ 2 ©5 +2£2E£2£2x£EczE+zrxzxrsrxez 72
Hình 2.21 Cây xanh trong khuôn viên NM - Q11 SH ngu 77Hình 2.20 Nhà nghỉ cho công nhân - - - c2 1691011191119 993011 1991 ng ngư 77
Hình 2.23 Mương dẫn thu gom nước mưa - - 5:52 S222 SE 2*2E2E‡ESEEEEEEE2E2EEeErkrrrrrrrerekd 77Hình 2.22 Căn tin với hệ thống tường băng kính + 5255 S2£2E££E2E££2E+Ezxzxrerxez 7]Va Gen 0011010810 nggạụỤỤỘỢỪỪỪ: 77Hình 2.24 Bé thu gom và lắng cặn nước MUA ¿2 52252 SE£EvEE2EEEE2EEEEESErkekerkrkes 78
Hinh 2.25 Tram xu 06.1000) 0n e.- 78
GVHD: TS Tran Thị Van & TS Hà Duong Xuân Bao
Trang 14DANH MỤC TU VIET TAT
TU VIET TAT DIEN GIAIH&S Health & Safety - Sức khỏe va An toànAT An toàn
ATLD An toàn lao độngATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩmBHLĐ Bảo hộ lao động
BNN Bệnh nghề nghiệpCD Cong doan
CNSX Công nghệ sản xuấtCSSK Chăm sóc sức khỏeCTR Chat thải ranDN Doanh nghiépHSE Health, Safety and Environment (Sức khỏe, An Toàn và Môi
trường)KV Khu vựcLLSX Lực lượng sản xuấtMTNN Môi trường nghề nghiệpMTSXCN Môi trường sản xuất công nghiệpMTVSCN Môi trường vé sinh công nghiệpNCN Ngành công nghiệp
NL Nguyên liệuNLD Người lao độngNM Nhà máy
NN Nghề nghiệpNSDLĐ Người sử dụng lao độngNT Nước thai
NTSH Nước thải sinh hoạtNTSX Nước thải sản xuấtONKK Ô nhiễm không khíONMT Ô nhiễm môi trườngPCCC Phòng cháy chữa cháyPPE Personal protective equipment - Thiết bị bảo vệ cá nhânPTBV Phát triển bền vững
GVHD: TS Tran Thị Vân & TS Hà Dương Xuân Bao
Trang 15TỪ VIET TAT DIEN GIAI
PTGT Phương tiện giao thông
QHSX Quan hé san xuatQLCL Quan lý chat lượngSK Suc khoe
SKNN Sức khỏe nghề nghiệpSS Chat ran lơ lửngSX San xuat
SXCN San xuất công nghiệpTBSX Thiết bị sản xuấtTH Trường hợpTNGT Tai nạn giao thôngTNLD Tai nan lao dongTNMT Tài nguyên và môi trườngVKH Vị khí hậu
VS Vệ sinhVSCN Vệ sinh công nghiệpVSLĐ Vệ sinh lao độngVSMTCN Vệ sinh môi trường công nghiệpXLNT Xử lý nước thải
XM Xi mang
Trang 16MO DAU
0.1 Tinh cấp thiết của dé tàiQuá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đưa nên kinh tếViệt Nam phát triển nhanh chóng Trong đó, kinh tế công nghiệp với khoa học kỹthuật và công nghệ ngày càng hiện dai, đang dần chiếm tỷ trọng ngày càng cao vàgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cau kinh tế quốc gia
Xi mang (XM) là một trong những ngành công nghiệp (CN) được hình thành sớmnhất ở nước ta (để phục vụ cho quá trình cai trị của người Pháp, cùng với cácngành than, dệt, đường sắt) Trong những năm qua, ngành XM đóng góp một phankhông nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12%GDP Sự phát triển với tốc độ cao của nên kinh tế kéo theo nhu cầu về XM luôntăng mạnh qua các năm Vì thế, Chính phủ xác định XM là ngành phát triển chiếnlược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế Tính đến tháng 01 năm 2010, nuớc ta đã cókhoảng 90 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng(SXXM) trong cả nước Trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty XMViệt Nam, 5 công ty liên doanh, hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác [1].Tuy nhiên, ngoài những lợi ích và đóng góp to lớn vào nền kinh tế, ngành CN XMlại được xếp vào nhóm ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các nhà máy(NM) sử dụng công nghệ cũ với đặc điểm: tiêu thụ nhiều năng lượng, năng suấtthấp, tải lượng ô nhiễm cao (hàm lượng bụi phát sinh từ các quá trình nghiền, sảnxuất clinker, đóng bao lớn), sử dụng nhiều nhiên liệu, gây tiếng ồn lớn từ các quátrình nghiền liệu, nghién xi, các quá trình cơ khí, xa thải lượng lớn chất thải rắn(CTR) và nước thải (NT) từ quá trình sản xuất (SX), gây 6 nhiễm không khí(ONKK) với các yếu tổ bụi, CO», NO¿ )[2]
Với đặc điểm trên, các NM XM luôn tiềm an những nguy cơ gây ô nhiễm môitrường (ONMT), ảnh hưởng đến an toàn (AT) và sức khỏe (SK) những người laođộng (NLD) làm việc tai NM cũng như người dân sống ở khu vực (KV) xungquanh NM Vi vay, việc xây dựng va áp dụng một hệ thống quản lý nhằm đảm baohiệu quả sản (SX) xuất cũng như AT, SK NLĐ, giảm thiểu gây ONMT tại NMSXXM là điều cực kì quan trọng Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Nghiên cứu xâydựng bộ tiêu chuẩn HSE (Health, Safety and Environment - sức khỏe, an toàn
HVTH: Lương Thị Hòa, Trang 13GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 17và môi trường) cho Nhà máy xi mang Lafarge, huyện Nhơn Trạch, tỉnh ĐôngNai” được thực hiện nhằm xây dựng một bộ tiêu chuẩn dé làm cơ sở quản lý, kiểmsoát các vẫn đề sức khỏe (SK), an toàn (AT) và môi trường (MT) của NM một cáchhiệu quả.
0.2 Mục tiêu đề tàiTrong nghiên cứu này, dé tai tập chung vào 2 mục tiêu chính, bao gồm:1/ Phân tích, đánh giá hiện trạng các van dé liên quan đến sức khỏe, an toan và môi
trường vệ sinh công nghiệp (HSE) tai NM xi măng Lafagre.2/ Đề xuất xây dựng bộ tiêu chuẩn HSE phf hợp với thực tế hoạt động của NM xi
măng Lafarge Từ đó góp phần nâng cao hiệu qua công tác đảm bảo các van désức khỏe, an toàn và môi trường VSCN tại NM.
0.3 Nội dung nghiên cứuĐể đạt mục tiêu trên, định hướng đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
1) Khao sát thực trạng sức khỏe, an toàn và môi trường vệ sinh công nghiệp(HSE) và hoạt động quan lý HSE tại NM xi măng Lafarge.
2) Phân tích và đánh giá hoạt động công tác quan ly HSE tại NM xi măngLafarge.
3) Dé xuất các biện pháp cải thiện công tác quản lý HSE và dé xuất xây dựng bộtiêu chuẩn HSE cho NM xi măng Lafagre, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đông Nai.0.4 Phương pháp luận nghiên cứu:
Phương pháp luận nghiên cứu được tác giả trình bay qua sơ đồ sau (hình 0.1):
Trang 18- Tổng quan về HSE
TONG QUANTAI LIEU Tổng quan về ngành sản xuất xi măng(Phương pháp: i :
nghiên cứu, chọn ông quan vê NM xI măng Lafarge
lọc, tổng hợp tài
liệu) ` , A ek ak
— Quy trinh san xuat va cac van dé HSE
Thực trang Các van đề HSE
HSE
—| Thực trạng các van dé HSE
—] Bộ phận quản ly HSE
Vv ` Ch
> , Quan lý Sức khỏe nghề nghiệp: \/ Cham soc
KHAO SAT | | sức khỏe cộng đồng: 2/ Vấn đề sơ cấp cứu; 3/
HIEN TRANG |- Bệnh nghề nghiệp; 4/ Ngộ độc thực phẩm;
(Phương pháp: 5/ Chế độ làm việc và phúc lợithực địa/ chuyên
gia/thu thập tai Thuc trang Quan lý An toàn lao động: l/ An toàn
liệu) —} công tác quản |— chung: 2/ An toàn PCCC; 3/ An toàn điện;
4/ An toàn làm việc trên cao; 5/ An toàn giao
thông; 6/ An toàn thiết bị sản xuất; 7/ An toànbảo trì bảo dưỡng: 8/ An toàn hóa chất; 9/ Antoàn KV cầu cảng: 10/ An toàn Nha thầu;
11/ Ứng phó khẩn cấplý HSE ||
Quan lý Môi trường công nghiệp: lí Vi khí
|_| hậu; 2/ Khí thải và bụi; 3/ Tiếng ôn; 4/ Chiếu
sáng và thông gió; 5/ Nước uống và nước cấp;6/ Nước thải; 7/ Chất thai ran
XAY DUNG BO | f_ Hệ thống văn bản cho bộ tiêu chuẩn
TIỂU CHUAN HSH LÍ Chị tiết một số tiêu chuẩn
Hình 0.1- Sơ đồ phương pháp luận
HVTH: Lương Thị Hoa, Trang 15GVHD: TS Tran Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 19— Đề thực hiện các nội dung trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau đây:a/ Phương pháp nghiên cứu, chọn lọc và tong hop tài liệu
Phương pháp này được áp dụng để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài và hỗ trợ cácnội dung chính thông qua việc thu thập, tong hợp các tài liệu liên quan, bao gồm:— Tài liệu về HSE và các lĩnh vực của HSE
Tài liệu vê ngành sản xuat xi măng trong nước và trên thê giới.— Thông tin chung về Nhà máy xi măng Lafarge
Công tác quản lý các vẫn về HSE tại Nhà máy xi măng Lafagre.— Nguồn sưu tầm từ các tài liệu đã được công bố và từ mạng internet.b/ Phương pháp điều tra và khảo sát hiện trường (thực địa)
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung (1), thực hiện khảo sát, điềutra thực trạng hoạt động đảm bao sức khỏe, an toàn và môi trường tại nhà máy, cuthể như sau:
+ Van dé sức khỏe nghệ nghiệp — bao gồm :1 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng2 Van dé sơ cấp cứu
3 Bệnh nghề nghiệp4 Ngộ độc thực phẩm5 Chế độ làm việc và phúc lợi+ Van dé An toàn lao động — bao gồm các lĩnh vực :
1 Van dé an toàn chung2 An toàn phòng cháy chữa cháy, nỗ3 An toàn điện
4 An toàn làm việc trên cao5 An toàn giao thông
6 An toàn làm việc với thiết bị sản xuất7 An toàn bao tri, bảo dưỡng
8 An toàn hóa chất9 An toàn KV cầu cảng
10 Quản lý nhà thầu
Trang 20+ Van dé môi trường vệ sinh công nghiệp — bao gồm:1 Vi khí hậu
Khí thải và bụiTiếng ồnChiếu sáng và thông gióNước uông và nước capAW FY x9 Nước thai
7 Chat thai ranĐiều tra va quan sát thực tế hoạt động của NM nhăm xác định những mối nguyhiểm tiềm ấn tại NM
c/ Phương pháp chuyên giaTác giả theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiếncủa các chuyên gia liên quan đến ngành XM, nhân viên AT của NM XM Lafargevà chuyên gia HSE (phỏng van, đặt câu hỏi, trao đổi, ) nhăm hoàn thiện nộidung, phương pháp va kết quả nghiên cứu (nội dung (2) và (3))
d/ Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích điểm mạnh (Strengths),điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy co (Threats) dựa vào hiệntrạng thực tế
Phương pháp này dùng để đánh giá hiện trạng thực tại so với mục tiêu và địnhhướng thực hiện (nội dung (2)) Từ đó có thé đề xuất những giải pháp phù hợp vớithực tế hoạt động của NM
0.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.— Giới hạn nghiên cứu: Các vẫn đề liên quan đến sức khỏe, an toàn và môi trường
VSCN (thuc trạng HSE và công tác quan ly HSE) của NM xi mang Lafarge,huyén Nhon Trach, tinh Đồng Nai
— Pham vi nghiên cứu: Nha máy sản xuất xi măng Lafarge thuộc Công ty TNHHLAFARGE xi măng, địa chi: KCN Ong Kèo, xã Phước Khánh, huyện NhơnTrạch tỉnh Đồng Nai
HVTH: Lương Thị Hòa, Trang 17GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 210.6 Y nghĩa của đề tài— Ýnghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ góp phan nâng cao hiệu quả công tác dam
bảo sức khỏe, an toàn và môi trường VSCN cho NM xi măng Lafarge, mang lạicho NLD một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và những lợi ích tích cựccho NM XM Lafarge (về kinh tế) nói riêng và cộng đồng (môi trường và xã hội)nói chung.
— Ý nghĩa khoa hoc: Đề tài có ý nghĩa khoa học vì kết quả của dé tai được hìnhthành từ việc khảo sát thực tế, sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích,đánh giá thực trạng tại NM xi măng Lafarge Từ đó dé xuất các giải pháp phù hopvới thực tế hoạt động của NM
0.7 Tính mới của đề tàiĐến nay, NM xi măng Lafarge chỉ áp dụng một số chính sách, điều khoản chungcủa tập đoàn Lafarge về công tác an toàn, vệ sinh lao động vào hoạt động của NMmà chưa có 1 nghiên cứu, xem xét nào để thành lập một bộ tiêu chuẩn phù hợp vớithực tế hoạt động cua NM, làm cơ sở để kiểm soát, quản lý công tác HSE tại NM.Do đó, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế hoạt động của NM để đề xuấtra 1 bộ tiêu chuẩn HSE riêng cho NM chính là tính mới của dé tài
Trang 22CHUONG 1 TONG QUAN TÀI LIEU LIEN QUAN DEN DE TÀI
Trong phan nay, tác giả trình bay tong quan các nội dung sau:— Tổng quan về HSE
— Tổng quan về ngành sản xuất xi măng— Tổng quan về Nhà máy xi măng Lafarge1.1 TONG QUAN VE HSE
1.1.1 Khái niệm về HSE (Health, Safety and Environment).Sức khỏe, An Toàn va Môi trường (Health, Safety and Environment — HSE) làngành hoạt động vì su AT va SK cua NLD, sự bảo toàn của máy móc, thiết bị, tàisản và sự phát triển bền vững đối với MT sống và làm việc [3]
Công tác HSE là các hoạt động hướng đến các mục đích: Đảm bảo SK NLD(Health); Dao bao sự AT của NLD và các trang thiết bị, tài sản của DN (Safety);và góp phan vào sự phát triển bền vững (PTBV) đối với MT (Environment) [3].NLD là nhân lực chính trong hoạt động SX, tạo ra của cai vật chất cho xã hội SKvà tính mang cua NLD nói riêng và con người nói chung được xem là tài sản quýnhất đối với bản thân, gia đình NLD, DN va xã hội Ngành HSE xác định việcđảm bao AT cho NLD cũng như bảo toàn cho trang thiết bị, tài sản của DN,chính là bảo đảm nguồn lực chủ yếu cho doanh DN tôn tại và phát triển
MT là nơi con người sinh sống và làm việc, cũng là nơi chứa nguồn tài nguyêncần thiết phục vu cho hoạt động SX, tạo ra sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho nhucầu sống và hưởng thu cua con người Việc bảo vệ MT là bảo vệ nguồn tàinguyên, nguồn sống chung của nhân loại, là trách nhiệm của tất cả mọi người,chính là bảo vệ cuộc sống mà mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp
Tiêu chí mà công tác HSE hướng tới bao gồm: Ngăn ngừa tai nạn (Health); Giảm
thiểu rủi ro (Safety); Bảo vệ MT (Environment) [3].Phan lớn các quốc gia trên thế giới đã đưa các van dé về HSE vào các văn bảnpháp luật, mang tính bat buộc việc thực thi đến các tổ chức, DN và cá nhân NLD.Ngoài ra, các luật pháp, chính sách về lao động ngày càng được that chặt và sự rađời các hiệp định hàng rào trong thương mại và các hệ thống quản lý ISO 14001,ILO — OSH 2001, OSHSA 18001, ISO 9001 đưa đến đòi hỏi sự có mặt củaHSE mọi lúc, mọi nơi.
HVTH: Lương Thị Hoa, Trang 19GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 231.1.2 HSE và việc giải các van đề liên quan đến An toàn và sức khóe.Mọi DN đều có thể gap rủi ro, tai nạn, hỏa hoạn hoặc ONMT Do đó cần thiếtphải dé ra các kế hoạch cần thực hiện trong trường hợp tai họa xảy ra Từ đó giúpDN giảm thiểu chỉ phí và tăng hiệu quả làm việc của DN [4].
HSE giúp DN xác định các rủi ro có thể gặp phải và kết hợp vào trong kế hoạchphục hồi sau tai họa Từ đó giúp DN giảm khả năng tại họa xảy ra và có thé dễdàng phục hồi sau sự có
1.1.3 Các nội dung cua HSE
1.1.3.1 Sức khỏe nghề nghiệp (Health).a/ Khái niệm về sức khỏe nghề nghiệp (SKNN)
SKNN là những yếu tố liên quan đến SK NLD, được hình thành do tiếp xúcthường xuyên và lâu dài với các tác nhân của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghềnghiệp [3]
b/ Mục đích của công tác đảm bảo SKNN:Bảo vệ NLD tránh những yếu tố bất lợi cho SK do những rủi ro có thé phát sinhtrong quá trình tác nghiệp trong đó chú ý đến những vấn đề sau:
+ Tình trạng NLD: duy trì và nâng cao tình trang vật chất, tinh than và xã hộicủa NLD trong mọi ngành nghề
+ Điều kiện làm việc: Phòng tránh những điều kiện làm việc không phù hợp, gâyảnh hưởng xau đến sức khỏe NLD
+ Các yếu tô rui ro: Phòng ngừa tác động xau đến SK của vi khí hậu kém, trangbị thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp
+ Moi trường nghệ nghiệp (MTNN): Dam bảo một MTNN phù hợp với nhu cauvật chat và tinh thần của NLD
+ Sw thích ứng: Đảm bảo sự thích ứng lâu dài của NLD đối với MT làm việc vàtính chat của công viéc/nghé nghiệp
1.1.3.2 An toàn trong sản xuất công nghiệp (SXCN) (Safe).a/ Khái niệm về bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn trong SXCN
— Bảo hộ lao động (BHLĐ) là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹthuật, kinh tế - xã hội để loại trừ, phòng tránh các yếu tố nguy hiểm, có hại phátsinh trong SX, tao điều kiện lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao động
Trang 24thiệt hại khác cho NLD [4].— BHLĐ là môn khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn bản pháp luật, các biện
pháp về tô chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện laođộng nham: a/Bảo vệ SK, tính mạng con người trong lao động: b/ Nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm; c/ Bảo vệ MT lao động nói riêng và MT sinhthái nói chung góp phan cải thiện đời sống vật chất và tinh than của NLĐỊ[5].— Kỹ thuật an toàn lao động (ATLĐ): Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chan
thương, sự phòng tránh TNLD trong SX, nhằm bảo đảm AT SX và BHLD choNLĐ Đề ra và áp dụng các biện pháp tô chức và kỹ thuật cần thiết nham tao
điều kiện làm việc AT cho NLD dé đạt hiệu quả cao nhất [4].b/ Mục đích và ý nghĩa của công tác BHLĐ: nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người mà trước hết là của chính NLD, bao gồm:— Bao đảm cho moi NLD những điều kiện làm việc AT, vệ sinh (VS), thuận lợi và
tiện nghi nhất.— Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho
NLD.— Góp phân vào việc bảo vệ và PIBV nguồn nhân lực lao động.1.1.3.3 Moi trường vệ sinh công nghiệp
a/ Khái niệm về môi trường vệ sinh công nghiệp và các yếu tố liên quan:Môi trường vệ sinh công nghiệp (MTVSCN) còn được biết đến với tên gọi Môitrường sản xuất công nghiệp (MTSXCN): bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tôvật chất nhân tạo bên trong và xung quanh DN, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtcủa DN và đời sống của NLD
Vệ sinh lao động (VSLĐ): môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tôcó hại trong sản xuất đối với sức khỏe NLĐ, tìm các biện pháp cải thiện điều kiệnlao động, phòng ngừa các BNN, nâng cao khả năng lao động cho NLD [6].
b/ Vi khí hậu trong SXCNVi khí hậu (VKH) là trạng thái ly học cua không khí trong khoảng không gian thuhẹp gom cac yếu tố nhiệt độ, độ âm, bức xạ nhiệt và gió (vận tốc chuyên độngkhông khí) Điều kiện VKH trong SX phụ thuộc vào tính chất của quá trình côngnghệ và khí hậu địa phương [5].
HVTH: Lương Thị Hòa, Trang 21GVHD: TS Tran Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 25c/ Van đề phòng chống bụi trong sản xuấtBui là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé, tôn tại lâu trong không khí dướidạng bụi bay, bụi lang và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù ) [3].
Tiêu chuẩn về bụi được quy định ở QD 3733/2002/BYT.d/ Van đề tiếng ồn và chan động trong SXCN
Tiếng ôn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không cónhịp (chu kỳ) gây cho con người cảm giác khó chịu Tiếng ồn (tự nhiên hoặcnhân tạo) mang tính tương đối: gây cảm giác khó chịu với người này nhưng khônggây khó chịu với khác Để đánh giá cảm giác nghe của con người, ta dùng mứccường độ âm đo bằng dB )[5]
Chan động (rung động) bao gồm rung đứng va rung ngang, là dao động cơ hoccủa vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịchtrong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ởtrạng thai tinh )[6].
Anh hưởng của tiếng ôn, chan động đến sức khỏe của con người:+ Tiếng ôn làm giảm sự tập trung, giảm hiệu quả làm việc; tác động đến hệ thân
kinh trung ương (gây rối loan dù ở mức thấp 50 — 70 dB), hệ thống tim mach(gây rối loạn trương lực bình thường của mạch máu, rối loạn nhịp tim) và cơquan thính giác (mệt mỏi, giảm thính lực, diéc )[3] Tại nơi sản xuất, theo QD3733/2002/BYT cho phép mức ôn tối đa là 85dB trong 8 tiếng Nếu mức ôntăng 5dB thì thời gian tiếp xúc giảm 4 ) [7]
+ Chấn động gây tác hại trước tiên đến hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ảnhhưởng đến các cơ quan khác, gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng, tuyếnsinh dục nam nữ, viêm khớp, thoái hóa khớp [6].
e/ Van đề chiếu sáng trong sản xuấtChiếu sáng là cung cấp ánh sáng cho KV làm việc (toàn phan hoặc cục bộ) nhamtạo ra một chế độ sáng phù hợp theo tính chất công việc cua NLD, đảm bao khanăng nhìn rõ, nhìn tinh va xử lý nhanh các hình ảnh nhìn thay của mat NLD
Tiêu chuẩn về chiêu sáng được quy định ở QD 3733/2002/BYT.Tic động của chiếu sáng: Việc chiếu sáng không dam bảo theo tiêu chuẩn quyđịnh sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực, tác động xấu đên SK của NLĐ và giảm
Trang 26+ Gây mệt mỏi cho mắt do phải điều tiết liên tục và quá mức chịu đựng của mắt.+ Gây các BNN về mắt nếu duy trì tình trạng chiếu sáng kém thường xuyên và
lâu dài.+ Tăng khả năng xảy ra TNLĐ vì NLD luôn làm việc trong trang thái mắt căng
thăng, mệt mỏi dẫn đến mắt tập trung, không nhìn rõ vật f/ Van đề thông gió công nghiệp
Thông gió là quá trình thay đối không khí trong KV làm việc đã ô nhiễm (nóng,nhiễm độc ) bang không khí mới, tươi, sạch từ MT bên ngoài (khí trời) nhằm cảithiện MT làm việc [3] Điều này luôn can thiết vì trong quá trình hoạt động, SXtrong KV làm việc luôn phát sinh khí thải của con người, nhiệt độ cao do vận hànhmáy móc, khí thải độc hai từ các công đoạn (CD) SX thực tế
Mục đích cua thông gió: Khử nhiệt thừa, chống nóng, điều hòa VKH; khử bụi,khử độc.
g/ Van đề vệ sinh, nước uốngVan dé VS chung bao gồm: Trang bị đủ nhà VS cho NLD; Nhà VS phải sạch sẽ,đảm bao VS; Có trang bị đủ nhà tắm hợp VS; Nhà xưởng (san nhà, tường, tran,cửa ) được VS, lau chùi sạch sẽ, khô ráo Có hệ thống thoát nước; Các loại rácđược thu gom, phân loại, bỏ đúng nơi quy định, có trang bị các thùng rác day du:Các loại máy móc thiết bi được VS, bảo dưỡng, lau chùi thường xuyên và sạch sé:Có nơi dé quan áo cho công nhân khi thay ra; Có trang bị vòi, bồn nước rửa tay vàvòi nước cấp cứu [5]
Nước uống, bao gồm: Trang bi day đủ nước uống hợp VS cho NLD; Theo QD3733/BYT/2002, tại các cơ sở có thuê lao động phải đảm bảo lượng nước uống1,5 lit/nguoi/ca sản xuất; Nước uống phải đạt tiêu chuẩn nước uống đóng chai củaBYT: Các cơ sở phải lay mẫu phân tích nước uống hoặc yêu câu các nhà cung cấpcung cấp kết quả phân tích nước [7]
HVTH: Lương Thị Hoa, Trang 23GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 271.2 TONG QUAN VE NGÀNH SAN XUẤT XI MĂNG1.2.1 Giới thiệu chung về ngành sản xuất xi măng
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được tạo thành bangcách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia Khi tiếp xúcvới nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hỗ gọi là hỗXM Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ XM bắt dau quátrình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vậtliệu có cường độ và độ 6n định nhất định [S]
Quá trình SXXM có thé chia thành 3 CD chính, bao gồm: CD chuẩn bị nguyên,nhiên liệu; CD nung clinker; CD nghiền và đóng bao XM
Công nghệ sản xuất (CNSX) XM: Tùy theo đặc điểm của 16 nung clinker, CNSXXM được chia thành: CNSX XM băng lò quay phương pháp ướt, CNSX XM bằnglò quay phương pháp khô và CNSX XM băng lò đứng
Ngành SXXM và các van dé về tài nguyên, môi trường: SXXM thuộc loại CNnặng tiêu thụ nhiều tài nguyên như đá vôi, đất sét và năng lượng (điện, nhiệt )và có khả năng gây ONMT cao (phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn và nhiệt thảicao ) [8].
1.2.2 Ngành sản xuất xỉ măng trên thế giớiTrên thé giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước SXXM, tuy nhiên các nước cóNCN XM chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc về Trung Quốc, An Độ và mộtsố nước ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Indonesia, Việt Nam [9]
Theo dự báo nhu cau sử dung XM ti nay đến năm 2020: Tăng hàng năm3.6%/năm Nhu câu sử dung XM có sự chênh lệch lớn giữa các KV trên thé giới:nhu cầu các nước đang phát triển 4.3%/năm, riêng châu Á bình quân 5%/năm, cácnước phát triển xấp xỉ 1%/năm Hiện nay đã xuất hiện tình trạng dư thừa công suất
của các NM, pho biến là ở Đông Au, Dong Nam A [9]
Nhu cầu tiêu thu XM trên toàn cầu không ngừng tăng Từ năm 1950 cho đến nay,sản lượng XM liên tục tăng cùng với sự phát triển trong CNSX XM Lượng XMtiêu thụ năm 2005 trên toàn thé giới là 2,283 triệu tan và đến năm 2010 đã lên tới3,294 triệu tan [8]
Trang 281.2.3 Ngành sản xuất xi măng Việt NamTại Việt Nam, XM là một trong những ngành CN cơ bản và được hình thành sớmnhất, cùng với các ngành dệt may, than, đường sắt NM XM đầu tiên của ViệtNam được xây dựng ở Hai Phòng vào ngày 25/12/1889 [8].
Từ năm 2008, CN SXXM được phát triển mạnh do sản lượng XM SX trong nướcchưa đáp ứng được nhu cau tiêu thụ
Đến năm 2010, Việt Nam đã có trên 105 NM tham gia trực tiếp vào SXXM, SX ởmức 52 triệu tan, đáp ứng đủ nhu cau tiêu thụ và một phan xuất khẩu sang nướcngoài [8].
HVTH: Lương Thị Hòa, Trang 25GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 291.3 TONG QUAN VE NHÀ MAY XI MĂNG LAFARGE1.3.1 Qua trinh hinh thanh Tap doan Lafarge va Nha may xi mang Lafarge —
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.Lafarge là công ty có thâm niên lâu năm nhất trong số 3 công Ty XM lớn nhấttrên thế giới, được Jean-Auguste Pavin de Lafarge thành lập năm 1833 trongthung lũng Rhône ở Pháp Ban đầu đặt tên công ty với tư cách là nhà cung cấp đávôi chất lượng cao, công ty đã phát triển mạnh trong hơn 177 năm qua để trởthành “công ty số một trong nước về XM” [10]
Hiện Lafarge có trụ sở chính ở Paris, lãnh đạo tập đoàn Lafarge là Giám đốc, Chủtịch kiêm Giám đốc điều hành, Bruno Lafont Hội đồng quản trị Tập đoàn có thêm17 thành viên nữa, 10 người trong số họ là các thành viên độc lập Cùng với Hộiđồng quản trị còn có 78,000 nhân viên làm việc ở 78 quốc gia, hoạt động trong 3lĩnh vực mang lại lợi nhuận cho công ty: XM, cốt liệu bê tông và thạch cao VềXM, Lafarge có 160 NM SX và tuyến dụng 46,468 nhân viên ở 48 quốc gia XMtừ lâu vẫn là một trong những lĩnh vực SX kinh doanh quan trọng nhất của tậpđoàn [10].
Sự hiện diện đầu tiên của Lafarge tại Việt Nam là vào năm 2001 thông qua liêndoanh bê tông trộn sẵn Lafarge phát triển mạnh tại Việt Nam trong năm 2006 khiđưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm của NM nghiền XM tai Dong Nai, NM tamtrần thạch cao tại Khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước, và mạng lưới 6 trạm trộnbê tông xung quanh TP Hồ Chí Minh Hiện tại, Lafarge đang có gần 400 nhânviên tại Việt Nam [11].
Nhà máy nghiền xi mang Lafarge (sau đây gọi tat là NM xi măng Lafarge, thuộcCông ty TNHH Lafarge xi măng - Liên doanh giữa Tap đoàn Lafarge - Pháp vàCông ty TNHH Đoàn Đức, với tỷ lệ góp vốn phía Pháp là 70%) được xây dựng tạiKCN Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và chính thứcđi vào hoạt động ngày 26/7/2006 NM có công suất 500.000 tân/năm Sản phẩmXM Lafarge của NM mang thương hiệu Lavilla PCB40 (bao) NM có một cầucảng dài 185m, một bến sà-lan dài 300m, có thể nhận tàu có trọng tải 5,000 -30,000 tan và có thé nhận 2 sà-lan cùng vào bốc dỡ hàng [12]
Trang 301.3.2 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Lafarge xi măng — Đồng NaiTên công ty viết băng tiếng việt: Công ty TNHH LAFARGE xi măng.Tên công ty viết bằng tiếng Anh: LAFARGE CEMENT JOINT VENTURECOMPANY.
Nam thành lập: 2003 (chính thức đi vào hoạt động thang 7 năm 2006).Địa chỉ trụ sở chính: KCN Ông Keo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnhDong Nai
Dia chi văn phòng: Lau 12, Toa nhà Bitexco, 19-25 Nguyễn Huệ, Q1, Tp.HCMNgành nghé sản xuất, kinh doanh: Sản xuất xi măng
Diện tích: 74.000 m”, trong đó:+ Diện tích đất xây dựng: 60.000 m*+ Diện tích cảng: 14.000 mˆ
+ Diện tích cây xanh thảm cỏ: 20.000 m2 (chiếm 27% tổng diện tích mặt băng).Lao động làm việc tại NM XM Lafarge - NLD làm việc làm việc tạ NM XMLafarge là 170 người, chia thành 3 ca làm việc, bao gom:
+ Các nhân viên thuộc Công ty TNHH Lafarge xi măng: 55 người, bao gồm Giámđốc NM, nhân viên các phòng sản xuất, phòng bảo trì, phòng quản lý chấtlượng và phòng an toàn.
+ Các nhân viên thuộc Nhà thầu: 115 người, chủ yếu là công nhân
Trang 311.3.3 Cơ cầu tô chức nhân sự và bồ trí co sở tại Nhà máy xi mang Lafarge— Cơ cau tổ chức tai NM XM Lafarge được thể hiện trong hình 1.2.
Giám đốc ` ` zNM Phòng hành chính
Phòng sản xuất Phòng bảo Phòng quản lý Phòng An
trì chât lượng toàn
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại nhà máy xi măn Lafarge
(Nguôn: Nhà máy xi măng Lafarge 2013)— Bồ trí nhà xưởng, văn phòng, các KV SX, quan lý tại NM XM Lafarge được thé
hiện trong hình 1.3 sau:
" VaR
—.“ Oo | eee, | 6
|
„7“ Vi Seng báo
Canker Oygxum Sig Ng/2ox
Hình 1.3 Sơ đồ bồ trí hạ tầng trong Nhà máy xi mang Lafarge
(Nguôn: Nhà máy xi măng Lafarge, 2012)1.3.4 Quy trình sản xuất chung của Nhà máy xi măng Lafarge
a/ Quy trình công nghệ sản xuất (CNSX) xi măng tại NM xi mang LafargeNM XM Lafarge là NM SXXM từ nguyên liệu (NL) dau vào là Clinker, thạch caovà các chất phụ gia Quy trình CNSX cụ thé của NM được thể hiện trong hình 1.4như sau:
Trang 32Tàu chở Clinker
ỶTàu chở thạch cao b Cau ngoam < Tau , xa lan cho phu gia
VvThiét bi khi dong
Vv
XI măng rời
Vv
Hình 1.4 Quy trình công nghệ sản xuất tai NM xi mang Lafarge
(Nguồn: Công ty Lafarge, 2013)b/ Thuyét minh quy trinh CNSX:
— Công đoạn (CP) tiếp nhận NL sản xuất: NL sản xuất được nhập về NM bang taubiên, xà lan cập cảng chuyên dùng của NM, được câu ngoạm kiêu gau boc dỡ lên
HVTH: Lương Thị Hòa, Trang 29GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 33phéu tiếp nhận, vào kho chứa qua hệ thống băng tải Ngoài ra, một phan phụ gianghiền được nhập về NM băng các xe chuyên dụng.
— CD nghién XM:+ XM duoc nghién bang chu trinh kin, qua phan ly OSEPA hiéu suat cao.+ Day các két chứa riêng cho mỗi loại nguyên liệu có các cân băng định lượng
cấp liệu định lượng theo cấp phối tính toán đi vào băng tải cấp cho máy nghiên.+ Ra khỏi máy nghiền, XM được gầu tải đưa lên phân ly, hạt thô sẽ quay trở lại
đầu vào Hạt XM mịn đạt yêu cầu chế tạo đưa lên silo chứa qua hệ thống thiếtbị vận chuyên máng khí động, gau tải
+ XM bột từ silo có thé rút ra chuyển thăng lên xe bổn (XM xá) hoặc tiếp tụcchuyển qua công đoạn đóng bao
— CD đóng bao và xuất XM:+ XM bột được tải từ các đáy silo qua sàng rung rồi nạp vào két chứa trung gian,
đáy két chứa có tháo liệu kiểu tang quay cấp liệu đều đặn cho mỗi máy đóngbao bằng hệ thống máng khí động và gau tải
+ Máy đóng bao kiểu quay 6 vòi, năng suất 80 tấn/giờ Phía dưới có hệ thông thuhoi bụi đưa lại gau tai trở lại két chứa trung gian
+ Xm được xuất băng đường bộ và đường thủy qua các thiết bị vận chuyển băngtải có bao che chống bụi, tránh mưa
1.3.5 Trang thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuấta/ Trang thiết bị phục vụ SX
— Với đặc thù ngành SXXM, NM sử dụng nhiều máy móc thiết bị phức tạp, có khốilượng lớn.
— Các loại máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động SX trong phụ lục 1.b/ Các loại nguyên, nhiên liệu và hóa chất được sử dụng trong quá trình SX
— Các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ hoạt động sản xuất tại NM đượcthé hiện trong bảng 1.3 như sau:
Trang 34Bảng 1.1: Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất tại NM
STT Tên gọi Don vị tính | Số lượng/ tháng1 | Clinker Tan 28
2 | Thạch cao Tan 1.63 | Puzzolan Tan 104 | Xi Tan 45 | Phụ gia trợ nghiền Tan 1.3756 | Dầu DO Lit 197 | Nhu câu sử dung điện Kwh/thang | 950.39
(Nguôn: Nhà máy xi măng Lafarge, 2012 [13])1.3.6 Các loại sản phẩm của Nhà máy xi măng Lafarge
Chủng loại và khối lượng sản phẩm của NM XM Lafarge được thể hiện trongbang 1.4 như sau:
Bảng 1.2: Danh mục sản phẩm của Nhà máy.Loại sản phẩm Đơn vị Sản lượngXi măng bao — Lavilla PCB40 Tan/ năm 320.000Xi măng xá — Tower PCB40 Tan/ năm 180.000
(Nguôn: Nhà máy xi măng Lafarge, 2012 [13])
HVTH: Lương Thị Hòa, Trang 3ÏGVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 35CHƯƠNG 2 KHAO SÁT THỰC TRANG HSE VÀ CÔNG TÁC QUAN
LÝ HSE TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LAFARGE
Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng các vấn dé HSE từ hoạt động, sảnxuất cua NM và thực trạng công tác quản lý các van dé HSE tai NM
2.1 THUC TRANG HSE TẠI NHÀ MAY XI MĂNG LAFARGE2.1.1 Quy trình san xuất và các van dé HSE phát sinh
a/ Mỗi liên hệ giữa QTSX va các van dé phát sinh liên quan đến HSE được thê hiệntrong hình 2.1.
Trang 36CÐ I:
NHẬP
NGUYÊN
LIEU SANXUAT
CD ?:DUA
NGUYENLIEU LEN
KETCHUA
CD 3:
PHOILIEU VANGHIEN
XI MANG
CD 4:DUA XI
Câu ngoạmđiện, nhiệt độ cao, độ chói ánh sáng lớn, công
việc đơn điệu
Vv
Bang taiBui, tiếng ôn, CTR, ket băng tdi, té ngã, chập
điện, công việc đơn điệu, thiệt bị chuyên động
Vv
Kho chứa nguyên liệuBui (clinker, phụ gia) có khả năng gây BNN,
độ âm không khí tháp, nhiệt độ cao
Vv
Xe xúc lật Bui, tiếng ôn, khí thai, bi xe xúc phải, sự ion hóakhông khí, căng thăng đâu óc, công việc don
Băng tảiBụi, tiếng ôn, CTR, kẹt băng tải, té ngã, chập
điện, công việc đơn điệu, thiệt bị chuyên động Ỷ
Gau tải Bui, tiếng ôn, CTR, nguyên liệu rơi vãi gây bụi,mức độ ion hóa trong KK cao, công việc don
Ỷ điêu thiết hi chuyền done
Két chứa nguyên liệu Le Bui (clinker, phụ gia) có kha năng gây BNN,
Vv
Can dinh luongBui, tiéng ồn, chập điện, thiết bị chuyên
động
Ỷ Bui, tiếng ôn, CTR, ket băng tai, té ngã, chập
Băng tải điện, công việc đơn điệu, thiết bị chuyên động,
nhiệt độ cao, hơi nóng
| chập điện, căng tháng đâu óc Ỷ
„w —S Silo xi mangBui xi măng, độ am thap, thiếu ánh sáng tự
| nhiên, nhiệt độ cao, thiêu thông gió
eo Tmxx
Xuất xi mang rời
Ỷ
y
Bui xi măng, tiéng ôn, khí
Sang rungBui xi măng, thiết bị chuyên động,
tiéng ôn, chập điện, không khí 6
nhiêm Két chứa trung gianBui (xi măng), có khả năng gây các
thải từ thiết bị vận vấn dé về da, hô hap, chuyển P ¥ Bu xi măng, CTR, thiết bị chuyền
Máy đóng bao động, tiếng ôn, công việc don
Bui xi măng, tiéng ôn lớn, thiết bị[ Xuất xi măng bao bchuyén động, ket băng tải, xi măng
trot từ trÊn cao xuong
Hình 2.1 Quy trình sản xuất và các van dé phát sinh liên quan đến HSE
HVTH: Lương Thị Hoa,GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 33
Trang 37b/ Thuyết minh QTSX:— CD I- Nhập NL SX: NL SX được nhập về NM bang tau biển, xà lan cập cảng của
NM, được cầu ngoam kiểu gầu bỗc dỡ lên phéu tiếp nhận, vào các kho chứa quahệ thống bang tai Ngoài ra, một phan phu gia trợ nghiên được nhập về NM bangcác xe chuyên dụng được đưa thang vào kho chứa phụ gia Tại CD 1, các van dévề HSE phát sinh bao gồm:
+ Bui từ các điểm đồ NL (kho chứa), hoạt động của xe chở phụ gia, cau ngoam,băng tải
+ Khí thai từ các hoat động của phương tiện: tàu, xà lan, xe chở phụ gia + CTR bao gồm băng tải hư, gié lau chùi trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các
máy móc, thiết bi, các bộ phận thiết bị thải ra khi bảo trì, thay thé + Tiếng én phat sinh từ hoạt động cua tàu, xe, xà lan, cau ngoam, bang tai + Nguy co xảy ra các TNLD: kẹt người vào băng tải, té nga, bi nguyên liệu rơi
vãi, đồ lên người, chập điện gây sự cố hay cháy nỗ tại các KV có sử dụngđiện
+ Nguy co phát sinh các BNN về hô hấp, da, điếc — CĐ 2 - Dwa NL lên két chứa: NL tù các kho chứa được các xe xúc lát xúc,
chuyển lên băng tai dé vận chuyển đến các gdu tai Từ gdu tai, NL tiếp tục đượcđưa lên các két chứa NL dé chuẩn bị cho công đoạn phối liệu và nghiên Clinker.Trong quá trình vận hành, CD 2 cũng phát sinh các van dé HSE, cụ thể:
+ Bui tu hoạt động xúc, đồ NL của xe xúc lật, vận chuyển và đồ NL lên gau taicủa băng tai va hoạt động đỗ NL lên các két chứa của gầu tải
+ Khí thai từ hoat động của các xe xúc lật.+ CTR bao gồm băng tải hu, giẻ lau chùi trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các
máy móc, thiết bi, các bộ phận thiết bị thải ra khi bảo trì, thay thé + Tiếng ôn phát sinh từ hoạt động của xe xúc lật, băng tdi
+ Nguy cơ xảy ra các TNLĐ: kẹt người vào băng tải, té nga, xe xúc lật xúc vàocông nhân làm việc trong KV kho chứa, bị NL rơi vãi, đồ lên người
+ Nguy cơ phát sinh các BNN về hô hấp, da, - CPD 3 -— Phối liệu và nghiền XM: Cân định lượng tại day các két chứa, tự động
định lượng chính xác từng loại NL theo tính toán và đi vào băng tai để phối liệu
Trang 38dòng khí nóng được thôi vào băng tai XM được nghiền bằng mdy nghiên bi chutrình kín, qua phân ly OSEPA hiệu suất cao CD phối liệu và nghiền XM phát sinhnhiều van dé HSE như sau:
+ Bui từ hoạt động can định lượng, phối liệu, sây và vận chuyển NL trên băng tai
+ Khí thải từ việc đốt dầu DO dé cấp hơi nóng cho quá trình say NL.+ CTR bao gôm băng tải hư, túi lọc bụi tại nhà nghiền, các viên bị nghiền bị mòn,
giẻ lau chùi trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, các bộphận thiết bị thải ra khi bảo trì, thay thé
+ Tiếng ôn phát sinh từ hoạt động của băng tải, máy nghiên.+ Hơi nóng phát sinh từ quá trình say NL tại băng tai.+ Nguy cơ xảy ra: chập điện, cháy nồ do các thiết bị điện, bỏng do hơi nóng từ
băng tải + Nguy cơ phát sinh các BNN về hô hấp, thính giác (diéc), da, — CPD 4- Đưa XM về Silo chứa: XM sau khi ra khỏi máy nghiên, được gầu tải đưa
lên thiét bi phân ly, hat thô sẽ quay trở lại đầu vào Hạt XM mịn đạt yêu cầu đượcđưa lên silo chứa qua hệ thống thiết bị vận chuyển máng khí động, gầu tải Côngđoạn vận chuyên XM thành phẩm từ mdy nghiên về Silo chứa phát sinh các vẫn déHSE như sau:
+ Bui từ hoạt động của thiét bị phân ly, máng khí động, gầu tải và việc đỗ XM tạiSilo chứa.
+ CTR bao gom lớp vai hư cua mang khí động, túi lọc bụi tai Silo chứa, gié lauchùi trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, các bộ phận thiếtbị thải ra khi bảo trì, thay thế
+ Tiếng ôn phát sinh từ hoạt động của thiét bị phân ly, máng khí động, gdu tải+ Nguy cơ xảy ra: chập điện, cháy nô do các thiết bị điện
+ Nguy cơ phát sinh các BNN về hô hấp, thính giác (diéc), da, — CD 5— Đóng bao và xuất XM: XM bột được rút trực tiếp từ đáy các Silo chứa lên
xe bon dé xuất đưa đến nơi tiêu thụ (XM xd) Phan còn lại được tải từ đáy các siloqua sàng rung rồi nạp vào két chứa trung gian day két chữa có tháo liệu kiểu tangquay cấp liệu đều đặn cho mỗi mdy đóng bao bằng hệ thống mdng khí động vàgau tải XM bao được xuất băng đường bộ và đường thủy qua thiết bi vận chuyểnbăng tải có bao che chống bụi, tránh mưa Hoạt động của CD này phát sinh nhiều
HVTH: Lương Thị Hoa, Trang 35GVHD: TS Trân Thị Van & TS Ha Duong Xuân Bao
Trang 39vân đê về HSE, cụ thê:+ Bui từ hoạt động tháo XM xá từ Silo chứa, hoạt động của sàng rung, tại két
chứa trung gian, máy đóng bao và hoạt động vận chuyển XM + Khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển XM rời+ CTR bao gồm vải hư của máng khí động, túi lọc bụi tai Silo chứa và máy đóng
bao, băng tải, giẻ lau chùi trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các máy móc, thiếtbị, các bộ phận thiết bị thải ra khi bảo trì, thay thế, bao bì hỏng
+ Tiếng ôn phát sinh từ hoạt động của máng khí động, gdu tải, máy đóng bao,băng tải và các xe vận chuyên XM rời.
+ Nguy cơ xảy ra: chập điện, cháy nỗ do các thiết bị điện + Nguy cơ phát sinh các BNN về hô hấp, thính giác (diéc), da, 2.1.2 Các van đề về HSE tai Nhà máy xi măng Lafarge
Từ QTSX và các vấn dé phát sinh liên quan đến HSE (hình 2.1) cùng với việc khảosát thực tế hoạt động tai NM, tác giả trình bày chỉ tiết các yếu tô liên quan HSE tạiNM XM Lafarge trong bang 2.1.
Bảng 2.1 Các yếu tô liên quan HSE từ Nha máy xi mang Lafarge
— Va đập vào cau cảng— Tiếng ôn
— Khí thải— Nguy cơ té ngã xuống nước— NLD có thé bị căng thăng đầu óc, mat tập trung gây
nguy co mat an toànI.2- Nhập và vận
chuyển NL lênbăng tải bang caungoạm
— Tiếng ôn từ sự chuyển động của câu trục, gầu ngoạm.— Bui từ quá trình ngoạm NL (bui phụ gia, bụi Clinker ).— Nguy cơ tế ngã (làm việc trên cao) khi bảo trì bảo
dưỡng cầu trục, gầu ngoạm.— Nguy cơ bị cau ngoạm va phải khi làm việc gần KV cau
trục.
— Gây bệnh về phối (viêm phối, viêm phế quản )
Trang 40CÔNG DOAN/HOAT
ĐỘNG/KHU VỰC CAC YEU TO LIÊN QUAN HSE
— Cường độ, độ chói anh sáng lớn,công việc đơn điệu dễgây cho NLD nhàm chan, mat tập trung
1.3- Vận chuyển NL(Clinker, thạch cao,phu gia) bang bangtải đến kho chứa
— Ôn do sự vận hành của băng tải.— Bui từ NL được van chuyển trong băng tải và quá trình
VS băng tai.— CTR: bang tai hu.— CTR nguy hại: Gié lau dính dầu, mỡ, nhớt trong quá
trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị.— Nguy cơ bị kẹt giữa các phân truyền động của băng tải
(khi VS, bảo dưỡng băng tai).— Té ngã khi rướn người nhận hàng hóa hay vướng quan
áo vào băng tải.— Hàng hóa từ băng tải vùi lap/roi đè lên người- Nguy cơ phát sinh BNN vẻ phối (viêm phế quản mãn
tính, bụi phôi), da (viêm da, sam đa ).CD 2 - DUA NL LÊN KET CHUA
2.1- Xe xúc lat xúc NLlén bang tai
— Tiếng ồn do hoạt động của xe xúc lật— Bui phát sinh từ các công đoạn xúc, đồ NL lên.— Khí thai (SO,, NO,, CO, ) phat sinh từ các xe xúc.— CTR được thai ra khi sửa chữa, thay thé các phần mài
mòn của máy móc, thiết bị.CTR nguy hại: Giẻ lau dính dầu mỡ, dau, nhớt thải ratrong quá trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị vậnchuyển;
— Nguy cơ bị NL rơi, vãi vùi lap, đè lên người.— Nguy cơ bị cán, kẹp khi làm việc trong phạm vi của các
thiết bị máy xúc, gầu tải.— Nguy cơ phát sinh các bệnh về hô hấp, da, thính giác— Nguy co gây tai nan do làm việc căng thang, công việc
đơn điệu 2.2- Vận chuyển NL
băng băng tải
— Tiếng ồn do hoạt động của băng tải— Bui phát sinh từ việc van chuyển NL trên băng tải.— CTR bao gồm băng tải hu, phần CTR được thải ra khi
sửa chữa, bao trì băng tai.
GVHD: TS Tran Thị Van & TS Hà Duong Xuân Bao