CHƯƠNG 2 LUẬN CHỨNG CHO SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
2.3. Luận chứng xây dựng mạng lưới quan trắc
2.3.1. Các yếu tố cần thiết để xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường
Thuật ngữ “quan trắc” được sử dụng theo các cách khác nhau, song nói chung, để chỉ một qui trình lặp đi lặp lại các hoạt động quan sát và đo lường một hay nhiều thông số chất lượng môi trường để có thể quan sát được những thay đổi diễn ra trong một thời gian. Theo nghĩa hẹp hơn, thuật ngữ này chỉ được sử dụng để mô tả hoạt động lấy mẫu, phép đo liên tục có hệ thống và phân tính các thông số lí, hóa và sinh của môi trường theo thời gian nhất định.
Quan trắc là một trong những chức năng không thể thiếu trong quản lí môi trường nói chung, trong đó có môi trường không khí và nước nói riêng. Mục tiêu của nó là:
- Nhằm phát hiện ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước, từ đó kịp
Khai thác quặng
Vận chuyển quặng nguyên khai về nhà
máy tuyển
Tuyển quặng
Vận chuyển quặng nguyên khai về nhà
máy alumin
Sản xuất alumin
Vận chuyển alumin
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước thải thi công;
- Nước thải khai thác;
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại.
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước thải tuyển - Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, công nghiệp.
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, nguy hại
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Chất thải rắn: sinh hoạt, nguy hại; quặng đuôi thải:
bùn đỏ và bùn oxalat;
- Nước thải.
- Bụi, các hơi khí, ồn, rung;
- Sử dụng nước;
- Sử dụng nhiên liệu;
- Sử dụng nguyên liệu.
- Sử dụng nước;
- Sử dụng nhiên liệu;
- Sử dụng nguyên liệu.
- Sử dụng nhiên liệu;
thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tỉnh.
- Phục vụ cho công tác qui hoạch môi trường và cuối cùng là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo cho phát triển bền vững của tỉnh.
- Chương trình quan trắc được tiến hành để thu thập các thông tin về số liệu, nồng độ của các chất ô nhiễm. Từ các thông tin đó giúp tiên liệu được phạm vi hay mức độ hủy hoại môi trường do các chất ô nhiễm. Cũng có thể đánh giá xu hướng tăng hay giảm của các tham số gây ô nhiễm cụ thể, từ đó sẽ có các biện pháp kiểm soát, xử lí khác cần thiết được triển khai. Thực hiện công tác tiên liệu này bằng cách so sánh hay đối chiếu các dữ liệu quan trắc với các tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trường.
Bảng 2.2: Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường của Việt Nam
STT Số hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn
1 QCVN 05:2013/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
2 QCVN 06:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
3 QCVN 19:2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
4 QCVN 20: 2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.
5 QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
6 QCVN 09:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm
7 QCVN 08:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt
8 QCVN 40 :2011/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp Chính vì quan trắc là một công cụ quan trọng để quản lí có hiệu quả chất lượng môi trường, nên mục tiêu chủ yếu nữa của chương trình quan trắc chất lượng môi trường là tạo ra nhận thức và cảnh báo sớm tác động có hại của các chất ô nhiễm đến môi trường nước, không khí, cũng như sức khỏe con người và của cải vật chất.
2.3.1.2. Các chức năng cấu thành của một hệ thống quan trắc môi trường
Một hệ thống quan trắc nói chung có nhiều thông số chức năng, các thông số này rất khác nhau và phức hợp.
Những thông số chủ yếu là:
- Lập kế hoạch - Triển khai - Vận hành Các thông số chức năng chủ yếu tham gia trong hệ thống quan trắc được trình bày trong hình 2.7
Hình 2.7. Các thông số chức năng của một hệ thống quan trắc môi trường
Sử dụng thông tin Thiết kế mạng lưới
Thu thập mẫu
PTN phân tích
Ra quyết định Xử lí dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Hình 2.8. Các hoạt động tác nghiệp trong một hệ thống quan trắc môi trường
2.3.1.3. Trang thiết bị quan trắc môi trường
Trang thiết bị đo lường sử dụng cho lấy mẫu và phân tích (cả hiện trường lẫn
Sử dụng thông tin
Các nhu cầu thông tin Các mẫu lập báo cáo Các thủ tục tác nghiệp Đánh giá sử dụng Thiết kế mạng lưới
Xác định vị trí trạm Lựa chọn thông số giám sát Tần suất lấy mẫu
PTN phân tích
Các kỹ thuật phân tích Các thủ tục tác nghiệp Kiểm tra chất lượng Ghi chép dữ liệu
Xử lí dữ liệu
Nhận dữ liệu hiện trường và PTN
Sàng lọc và xác minh Lưu giữ và tra cứu Lập báo cáo
Thu thập mẫu
Kỹ thuật lấy mẫu Các phép đo trên hiện trường Bảo quản mẫu
Điểm lấy mẫu Vận chuyển mẫu
Phân tích dữ liệu
Số liệu thống kê tóm tắt cơ bản
Phân tích Các chỉ số chất lượng Diễn giải kiểm tra chất lượng Các mô hình chất lượng
phòng thí nghiệm) là một bộ phận không thể thiếu của trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh. Phương hướng là cố gắng trang bị các thiết bị đồng bộ với mạng lưới quan trắc quốc gia. Các trang thiết bị được chia thành 4 nhóm loại: (a) thiết bị phân tích lí học; (b) thiết bị phân tích hóa học; (c) thiết bị phân tích sinh học; (d) các thiết bị xử lí dữ liệu. Một số chủng loại thiết bị là loại thủ công, trong khi đó các thiết bị khác là loại bán tự động hoặc tự động hoàn toàn.
Lựa chọn đúng chủng loại thiết bị quan trắc giúp cho chúng ta tiến hành các phép đo phù hợp, đòi hỏi có độ nhạy, chính xác cao. Trong quá trình sử dụng các thiết bị quan trắc môi trường cần phải lưu ý đến các vấn đề như:
- Nghiên cứu kỹ tính năng của các thiết bị đo lường.
- Dự toán kinh phí bảo dưỡng trang thiết bị.
- Tuân thủ đúng qui cách vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị.
2.3.1.4. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích
Lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích phải thực hiện đúng qui trình nghiêm ngặt.
Một mẫu phải được xử lí sao cho không để xảy ra các thay đổi đáng kể về thành phần, trước khi tiến hành các thí nghiệm. Các phương pháp phân tích tốt nhất cũng không có giá trị, nếu sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu không chính xác. Các kỹ thuật lấy mẫu rất khác nhau, tùy thuộc đối tượng giám sát cần có kỹ thuật lấy mẫu riêng phù hợp và việc xác định đúng vị trí lấy mẫu và các thiết bị phụ trợ cũng có ý nghĩa quan trọng.
Một số loại thiết bị phân tích thông dụng nhất:
- Phép đo trắc quang;
- Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử - Phép đo phổ phát xạ
- Plasma kép cảm ứng (ICP) và các hệ phân tích liên quan - Chuẩn độ bằng phương pháp đo điện thế
- Các điện cực ion chọn lọc - Phép sắc kí khí (GC) và phép phổ khối/sắc kí khí (GCMS) - Phép sắc kí ion
2.3.1.5. Chương trình phân tích
a. Lựa chọn các phương pháp phân tích:
Lựa chọn các đối tượng để đo đạc giám sát phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của
trạm quan trắc. Sau khi xác định được đối tượng để đo lường, cần phải lựa chọn các phương pháp phân tích thích hợp.
Để đảm bảo thành công một chương trình phân tích, cần phải tuân thủ đúng các qui trình phân tích, sử dụng đúng qui cách các phương tiện và thiết bị phân tích, kỹ năng của các nhân viên phân tích.
b. Các phương pháp báo cáo kết quả phân tích:
Công tác báo cáo kết quả phân tích là một khâu quan trọng trong một chương trình phân tích. Trạm quan trắc và phân tích môi trường sẽ thực hiện theo mẫu biểu thống nhất của quốc gia để thuận tiện cho công tác trao đổi, chia sẻ và quản lí số liệu với các trạm trong mạng lưới quan trắc của cả nước.
c. Kiểm tra chéo các kết quả phân tích:
Định kì tham gia gửi mẫu kiểm tra chéo với các phòng thí nghiệm khác để tránh sai sót có thể xảy ra. Thực hiện các yêu cầu về QA/QC phù hợp trong phân tích, xét nghiệm.
d. Diễn giải các kết quả phân tích:
Có ý nghĩa quan trọng trong trình bày kết quả quan trắc.
2.3.1.6. Xử lí dữ liệu và tư liệu hóa
Để ứng dụng có kết quả các dữ liệu quan trắc, cần phải tiến hành xử lí các dữ liệu quan trắc đúng qui cách và lưu trữ các dữ liệu đó bằng công tác tư liệu hóa chuẩn mực. Công tác tư liệu hóa chuẩn mực các dữ liệu sẽ giúp tạo ra các số liệu thống kê về các vấn đề chất lượng môi trường dài hạn lẫn các sự kiện ngắn hạn.
2.3.1.7. Ứng dụng máy tính trong quan trắc môi trường
Máy tính được ứng dụng rộng rãi trong quan trắc ô nhiễm môi trường. Có thể đấu nối một máy tính với các thiết bị phân tích phòng thí nghiệm và máy tính sẽ trở thành một công cụ có giá trị trong quan trắc môi trường. Ví dụ: nhiều kỹ thuật phân tích phù hợp với hoạt động quan trắc ô nhiễm có thể đấu nối với máy tính như huỳnh quan tia X, phép nghiên cứu phổ vi ba và cộng hưởng từ hạt nhân đã được biết đến.
Các máy tính rất phù hợp trong ứng dụng quan trắc và phân tích môi trường, vì chúng có khả năng thích ứng với mọi điều kiện môi trường.
2.3.1.8. Nghiên cứu, triển khai và đào tạo nhân lực cần thiết cho quan trắc
Trong chương trình quan trắc chất lượng môi trường thì công tác nghiên cứu và triển khai về các phạm trù quan trắc chất lượng môi trường có ý nghĩa rất quan trọng
trong công tác quản lí chất lượng môi trường. Chính vì vậy mà công việc này luôn được chú trọng và đề cao nhằm xây dựng tốt hệ thống quan trắc. Công tác đào tạo mở rộng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ luôn phải được quan tâm để chương trình quan trắc có khả năng triển khai tốt với tiêu chuẩn chất lượng cao, làm cho chương trình quan trắc môi trường hiệu quả hơn.