Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc của hoạt động khai thác Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng (Trang 63 - 77)

CHƯƠNG 2 LUẬN CHỨNG CHO SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

3.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội khu vực bauxite

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực tiến hành công tác thăm dò mỏ Bauxite Tân Rai-Bảo Lâm- Lâm Đồng có diện tích 42 km2 nằm trên địa phận 3 xã Lộc Thắng, Lộc Phú, Lộc Ngãi thuộc huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, cách thị trấn Bảo Lộc 20 km về phía Đông Bắc. Nhà máy alumin đặt tại xã Cát Quế.

Bảng 3.1: Tọa độ vị trí của nhà máy alumin

TT

Tọa độ (Vn 2000)

X Y

1 477.748 1.288.734

2 477.889 1.288.875

3 477.889 1.289.511

4 477.778 1.289.623

5 478.025 1.289.870

6 477.748 1.290.147

7 477.041 1.289.441

Bảng 3.2: Ranh giới xưởng tuyển

TT

Tọa độ (Vn 2000)

X Y

1 481.333 1.289.890

2 481.709 1.289.880

3 481.801 1.289.825

4 482.361 1.290.071

TT Tọa độ (Vn 2000)

X Y

5 482.361 1.290.341

6 482.808 1.290.727

7 481.333 1.290.095

Hình 3.1. Bản đồ vị trí khu vực dự án bauxite Tân Rai – Lâm Đồng

3.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình 900m so với mặt biển. Mặc dù không có nhiều núi cao (Tiou Hoan 1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhưng nơi đây lại là vùng phát

sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sông La Ngà. Các dòng sông suối chính như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối nhỏ để đổ vào sông La Ngà. Ở phía bắc huyện Bảo Lâm cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng là ranh giới tự nhiên của huyện với tỉnh Đắc Nông.

Bảo Lâm là nơi chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng nên khu vực nghiên cứu có diện mạo địa hình khá phức tạp.Toàn khu vực địa hình chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.

- Độ dốc bình quân : 15-250 - Độ cao tuyệt đối : 723 m - Độ cao tương đối: 103 m

Hình 3.2. Bản đồ địa hình tỉnh Lâm Đồng

3.1.1.3. Điều kiện địa chất

a. Địa hình thạch học

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu phân bố đất đá hệ tầng La Ngà (J2ln) và đá xâm nhập phức hệ Định Quán (J3dq). Phủ lên chúng là đất sườn tàn tích và tàn tích (Delulu, eluvi-edQ,eQ), dọc sông khu vực hồ chứa phổ biến trầm tích aluvi

thềm bậc 1(aQIV) và tại các con suối, lòng sông khu vực đầu mối rải rác có phân bố aluvi (aQIV2).

- Giới Mezozoi- thống Jura giữaHệ tầng La Ngà (9J2ln)

Chúng chỉ phân bố ở khu vực hồ chứa. thành phần thạch học gồm bột kết xen kẹp sét kết. Chúng có đường phương khá ổn định theo hướng đông bắc- tây nam với góc cắm 50-70otạo thành nhiều nếp lồi, nếp lõm. Tại khu vực tiếp xúc với đá mác ma xâm nhập phức hệ Định Quán, đá thường bị biến chất mạnh mẽ tạo thành đá phiến đốm sần corđierit, đá sừng và quaczit.

Bột kết có màu xám tối đến đen, phân lớp xen chéo hoặc không rõ ràng. Dưới kính hiển vi các mảnh vụn gồm các hạt tròn cạnh và nửa tròn cạnh, đường kính 0.01- 0.02mm. Thành phần thạch học gồm mảnh vụn thạch anh 40-50%, plagioclo 15-20%, phenfat 6-8%, mútcovit và biotit, clorit hoá 5-15%, khoáng vật quặng hidroxit, tạp chất hưu cơ chiếm 1-5%, xi măng là sét. Cấu tạo dạng định hướng, kiến trúc bột biến dư.

Cát kết màu xám tro dưới kính hiển vi gồm các hạt méo mó kích thước hạt từ 0,1 đến 0,3mm, thành phần hạt vụn chiếm 5-70% trong đó thạch anh chiếm 30-40%, plagiocla 15-18%, phenpat 8-10%, vụn đá silic 6-8% và ít mảnh đá andezit, biotit, musxcovit. Thành phần xi măng chủ yếu là sét, biotit, musxcovit cacbonat và ít khoáng vật nặng.

Các lớp mỏng hoặc thấu kính phiến sét có màu xám tối đến đen, thông thường gặp các thớ chẻ. Dưới kính hiển vi, chúng gồm các vảy hạt sét phân bố đồng đều theo bề mặt thớ chẻ. Khoáng vật gồm chủ yếu là sét, clorit, biotit, musxcovit, vi hạt thạch anh và sét than. Cấu tạo phiến.

Khi bị biến chất thành đá phiến đốm vết đốm sần corđierit thì dưới kính hiển vi kiến trúc ban biến tinh nền vi vảy biến tinh, ban biến tinh chiếm 45-50% gồm

corđierit, anđalzit bị biến đổi, phần nền gồm các khoáng vật sét Sericit clorit, biotit, fenspat, thạch anh, vi quặng và vật chất than.

Chiều dày của hệ tầng La Ngà khoảng 700-800m.

- Các thành tạo trầm tích đệ tứ (Q)

Trên toàn bộ bề mặt của đá có nguồn gốc khác nhau đều được phủ kín sườn tàn tích (edQ) và tàn tích (eQ) không phân chia. Chúng hầu hết thuộc loại đất sét có chứa

vón kết laterit với mức độ khác nhau, trên đá granít còn chứa nhiều tảng lăn cỡ lớn hoặc tảng sót.

+ Trầm tích aluvi: Trong khu vực nghiên cứu trầm tích aluvi phát triển. Có thể

chia thành 3 loại aluvi thềm bậc I, aluvi lòng sông và aluvi đầm lầy.

Trầm tíchaluvi aQIV1: Thành phần gồm đất sét, á sét màu nâu vàng, đốm loang lổ, trên bề mặt nhiều nơi còn lộ ra rải rác cuội sỏi thạch anh khá tròn cạnh, chiều dày khoảng vài mét đến hơn chục mét.

Trầm tích aluv-đầm lầy (aQIV2

-ahQIV2). tại những vùng trũng , chổ cửa của

nhiều con suối, thường tạo nên những đầm lầy, do đó trầm đọng những lớp đất bùn cát, bùn á sét màu đen, chứa nhiều hưu cơ, chiều dày 1 đến 5m, dưới là á cát, cát.

+ Macma xâm nhập.

Khi nghiên cứu tổng thể khối Macma xâm nhập khu vực Bảo Lâm thì phức hệ Định Quán này đã phân chia thành 5 pha phân dị Macma trên cơ sở nghiên cưu ngoài trời và phân tích thành phần thạch học trong phòng.

Năm pha phân dị gồm:

- Pha điorit hoặc điorit thạch anh (J3dq1) - Pha granođiorit biotit horblen hạt nhỏ vừa, có chỗ là monzogranođiorit và monzon thạch anh (J3dq2)

- Pha granit biotit sáng màu hạt nhỏ vừa (J3dq3) - Pha granit pocfia (Granofia)

- Các pha mạch granít, kiến trức vi pecmatit, mạch Điaba, chiều rộng 2-4m.

Trong khu vực nghiên cứu gồm có 3 pha: pha 2 (J3dq2), pha 3 (J3dq3) và pha mạch aplit.

Tuy nhiên ranh giới giữa pha 3 và pha đá mạch aplit thường không rõ ràng do vậy chúng tôi gộp chung vào pha 3.

Phức hệ Định Quán pha 2 (J3dq2)

Đá có màu xám đen và lốm đốm da báo do sự tụ của các khoáng vật màu và chiếm tới 20% diện tích bề mặt đá. Kích thước hạt từ nhỏ đến vừa, thỉnh thoảng có hạt lớn (<1cm) nên tạo ra kiến trúc Pocfia, cấu tạo khối, rắn chắc.

Các đá granođiorit có thành phần khoáng vật tạo đá chủ yếu là Plagiocla (30- 45%) Otocla (20-30%) thạch anh (20%) Horblen (12%) Biotit (6-7%) còn lại là các khoáng vật nặng và phụ. Plagiocla dạng tấm lăng trụ tự hình hơn Otocla. Các hạt

Fenspat nói chung khá đều, song hầu hết dạng bị biến đổi thứ ban tinh như Xeririt hoá chẳng hạn làm bề mặt nhiễm bẩn. Các Phenpat Kali là những ban tinh khá đẳng thước đến 1cm tạo ra kiến trực Pocfia, song ít bị biến đổi thứ sinh hơn so với Plagiocla.

Các đá Monzogranođiorit có thành phần khoáng vật là Plagiocla (38-46%), Thạch anh (18-28%), Fénpat kali (14-16%), Biotit (8-12%), Pyroxen bị amphibol hoá (8-10%), Horblen lục (2-3%) và <1% hoặc vài hạt Apatit, Zincon và quặng Magnetit.

Kiến trúc hạt nửa tự hình. Cấu tạo khối rắn chắc.

Các đá Monzonit thạch anh có thành phần khoáng vật là Plagiocla và Fenspat kali gần bằng nhau (24-35%), Thạch anh (13-24%), Pyroxen (3-8%), Amphibol (8- 12%), Biotit (7-10%), Horblen lục và nâu (0-3%). Ngoài ra còn ít hạt Apatit, Zincon,Epidot,…Kiến trúc khảm, hạt nửa tự hình-mozonit. Cấu tạo khối rắn chắc.

Phức hệ Định Quán pha 3 và đá mạch (J3dq3) Pha xâm nhập này phân bố ở khu vực núi cao. Granit sáng màu, cấu tạo khối với kiến trúc hạt nửa tự hình, dạng Pocfia, xen lẫn kiến trúc aplit, đôi chổ trúc vi grabophia, cỡ hạt nhỏ là chính, có chỗ hạt vừa. Ngoài ra đá còn có ánh phớt hồng và lốm đốm đen. Ngoài thực địa có khi rất khó xác nhận ranh giới giữa Granođiorit và Granit, cũng như giữa Granit bionit và Granit aplit bởi ở đó có sự phân dị từ đầu.

Khoáng vật tạo đá chủ yếu là Fenspat, trong đó tỷ lệ giữa Plagiocla và Fenspat kali gần tương đương, có khi Fenspat Kali thường trội hơn. Trong Plagiocla dao động từ 19-20% đến 30-35% Fenspat Kali dao động từ 27 đến 35-45%, Thạch anh từ 30- 35% đến 45%. Khoáng vật màu có Biotit chiếm 1-2% đến 6-7%, riêng Horblen có gặp đôi ba hạt không đáng kể và một vài khoáng vật khác như Actinonit, Apatit, Zincon, Epidot…

b. Cấu trúc kiến tạo

(1) Vị trí kiến tạo

Khu vực Bauxite Tân Rai nằm ở phần trung tâm đới hoá macma kiến tạo Mezozoi muộn Kainozoi muộn- Kainozoi chia làm 2 phụ giai đoạn hoạt hoá macma kiến tạo Mezozoi muộn và phụ giai đoạn Kainozoi tương ứng với các phụ giai đoạn trên, có thể chia làm 2 phức hệ thành hệ kiến trúc hoạt hoá.

Phức hệ- thành hệ kiến trúc hoạt hoá Mêzozoi muộn (J2-3): Cấu tạo nên tầng kiến trúc này là các đá cát bột kết xen kẹp sét kết. Đá hầu như không biến chất khu vực, song do hoạt động của macma xâm nhập tuổi Jura muộn (J3) gây biến chất nhiệt

khá mạnh và tạo ra các đới sừng hoá bao quanh khối xâm nhập. Sau thời điểm này, khu vực nghiên cứu trở thành vùng bóc mòn nâng cao. Các đỉnh đồi bát úp có cao độ 700-800m có vỏ phong hoá dày và trên bề mặt có chỗ chồng chất nhiều tảng đá lăn cỡ lớn.

Phức hệ- thành hệ trúc hoạt hoá Kainozoi (N-QI1): Bao gồm các lớp phủ bazan olivin kiềm và các thành tạo trầm tích bở rơi tuổi Đệ Tứ phân bố dọc các sông suối với chiều dày không lớn tạo thành lớp phủ Bảo Lộc-Bảo Lâm.

(2) Đứt gãy

Phá huỷ kiến tạo trong khu vực nghiên cứu phát triển không nhiều. Khu vực nghiên cứu phân bố ở trung tâm đới hoạt hoá Mezozoi muộn- Kainozoi Đà Lạt và được bao bọc bởi các đứt gãy sâu: Phía bắc là đứt gãy Rạch Giá- Tuy Hoà, Phía đông là đứt gãy Đức Trọng – Cà Ná, phía nam đứt gãy Vạn Ninh – Tánh Linh, phía tây nam đứt gãy Phước Long-Phan thiết.

Các đứt gãy sâu này tương ứng với bậc II theo phân cấp ĐCCT (TCVN 4253- 86), Theo bản đồ kiến tạo động đất thì dự án nằm khá xa các đứt gãy nêu trên nên cấp động đất phông là 6. Trong khối cấu trúc kiến tạo đó có các đứt gãy được phân chia theo các bậc thấp hơn là các đứt gãy bậc III, IV và các khe nứt kiến tạo bậc V, được phân chia phù hợp theo TCVN 4253-86.

Bảng 3.3: Phân loại đứt gãy và khe nứt kiến tạo

(Theo TCVN 4253-86)

Tên đứt gãy hoặc đới phá

huỷ kiến tạo

Bậc Chiều dài

Chiều rộng đới dịch chuyển hoặc

khe nứt,

2

Chiều rộng đới ảnh hưởng hoặc đới đá

thay đổi,

3

Khoảng cách TB giữa các đới kiến tạo

Đứt gãy sâu

1 Đứt gãy

III IV

3,0-30km 0,3-3,0km

1-3m 0,1-1,0m

10-30m 3-10m

1-3km 0,2-2km

Khe nứt kiến tạo

Lớn TB Nhỏ

V VI VII

30-300m 10-30m

<10m

3-10cm 0,3-3,0cm

1-3cm

0,3-3,0m 3-30cm

1-3cm

0-30m 3-10m 0,3-3,0m

1: Đứt gãy sâu: phân bố xa khu công trình

2: Đới chuyển dịch của phá huỷ kiến tạo gồm dăm kết mềm yếu và đất sét kiến tạo, trong khe nứt nhét sét kiến tại milonit

3: Đới ảnh hưởng của phá huỷ kiến tạo và khe nứt lớn, trung bình gồm

đá nứt nẻ tăng cao, đới có đá thay đổi của khe nứt kiến tạo là đới đá có thay đổi màu sắc, thường bị oxit sắt hoá.

(3) Khe nứt

Trong đá Granit phát triển khe nứt nhiều, có 2 hệ thống khe nứt tương ứng với các đới phá huỷ kiến tạo cũng như phương các suối. Đó là phương ĐB-TN, TB-ĐN và á vĩ tuyến.

Khe nứt phần lớn phẳng, rỗng. Về chất nhét trong khe nứt có thể có thể tóm tắt:

Khe nứt rỗng 70%, khe nứt nhét sét 15%, khe nứt có oxit sắt 15%. Các hệ thống khe nứt chính có thể nằm 310-32555-85, 215-22075-80, 0-1085-90, các hệ thống khe nứt thứ yếu 28585, 13050.

c. Các hiện tượng địa chất vật lý

Đặc điểm của khu vực nghiên cứu là các hiện tượng địa chất vật lý phát triển rộng rãi, mà chủ yếu là xâm thực bóc mòn, trượt lở và phong hoá.

(1) Hiện tượng xâm thực bóc mòn

Trên toàn bộ bề mặt địa hình (từ phần trầm tích Aluvi) cho đến nay vẫn xảy ra hiện tượng bóc mòn. Kết quả của hiện tượng đó tạo nên các rãnh xói, ở dạng suối cạn với độ dốc lớn, lòng sông lộ đá gốc và trên hầu hết bề mặt san bằng cũng như bề mặt sườn đều phủ đất Eluvi. Các suối cắt sâu, độ dốc lớn vẫn còn tiếp tục xâm thực sâu, bởi vì dạng mặt cắt lòng sông còn ở dạng chữ V…

(2) Hiện tượng phong hoá.

Quá trình phong hoá với đặc điểm phát triển trên mọi bề mặt địa hình, trên mọi loại đá gốc và phân biệt được các đới phong hoá theo mặt cắt đứng. Có thể tóm tắt vỏ phong hoá trên nền các loại đá như sau:

Đối tượng đới nguyên khối (II): Đá không có dấu hiệu của quá trình phong hoá

như bề mặt khe nứt không có oxit sắt. Trong đá có khe nứt với đặc điểm là rỗng, hẹp hoặc kín. Các khoáng vật tạo đá hầu như bị thay đổi. Chỉ tiêu cơ lý của đá hầu như không thay đổi theo đọ sâu. Tính thấm bé và thay đổi theo độ sâu.

Đới phong hoá nhẹ và dở tải (IB): Đặc điểm chủ yếu của khối đá là có vết của

quá trình phong hoá mà thể hiện rỏ nhất là trên bề mặt khe nứt đều bị phủ màng oxit

sắt, 1 số dọc theo khe nứt đá đã bị biến đổi màu sắc. Nhìn chung màu sắc của đá phong hoá không khác gì đá của đới II. Cường độ của đá có bịĠgiảm so với đới II, nhưng khi thí nghiệm từng thỏi đá riêng lẻ thì mọi tính chất cơ lý thấp không đáng kể so với đá đới II. Chiều dày của đới thay đổi từ 4 đến 15m.

Đới phong hoá trung bình (IA2): Đá bị phong hoá và phân hủy thành dăm đá

tảng lẫn sét với hàm lượng sét ≤ 50%, đá bị vỡ vụn do các khư nứt rộng và được nhét đất sét trong khe nứt, đá có mức độ cứng chắc trung bình. Chiều dài của đới từ 1-5m.

Đới phong hoá mạnh (IA1): Đá bị phong hoá và phân huỷ thành đất lẫn dăm đá

gốc, hàm lượng đất sét ≥50%. Nõn khoan nhìn bề ngoài có dạng đá, dùng búa đập nhẹ dễ vỡ, đôi khi lấy tay có thể bóp vỡ được. Tính chất cơ lý của chúng gần như đất eluvi.

Trong đới còn giữ có nguồn gốc tầm tích. Chiều dày đới IA1 của đất đá phức hệ Định Quán vài chục cm cho tới vài chục mét, đất đá hệ tầng La Ngà mỏng hơn.

Phân bố trên đới IA1 là đất Eluvi các lớp 3, lớp 2 và Eluvi-Deluvi lớp1.

* Lớp 3 (eQ): Đất á cát, á sét có màu vàng nâu vàng, phớt trắng, hồng; Phần dưới có chứa dăm sạn mềm yếu của đá gốc. Đất lớp 3 còn giữ được cấu trúc của đá mẹ. Trong lớp 3 thỉnh thoảng còn gặp các khối sót của đới IA1 và IA2. Chiều dày 5- 15m.

* Lớp 2 (eQ): Đất á sét, á cát màu loang lổ, nâu đỏ. Đất kém chặt, trạng thái cứng. Chiều dày 3-8m.

* Lớp 1 (eQ): Đất sét, á sét màu nâu đỏ, xốp, có chứa ít vón kết laterit và dăm sạn. Trong phức hệ Đinh Quán tại các sườn núi dốc gần khe suối thường có nhiều tảng lăn đá granit, granođiorit , kich thước và chục cm đến một vài mét, cứng chắc. Chiều

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

Hình 3.3. Bản đồ phân chia các tiểu vùng sông suối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

a. Đặc điểm của nước dưới đất:

Căn cứ vào tài liệu khảo sát của Đoàn địa chất thủy văn – Địa chất công trình 707 (nay là Đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước) và các tài liệu khảo sát về địa chất thủy văn, nước dưới đất khu vực mỏ Tân Rai có các tầng chứa nước sau:

- Nước trong trầm tích aluvi tuổi Đệ Tứ (AQIV): Trầm tích aluvi có diện phân bố nhỏ hẹp thành những dải kéo dài không liên tục ở những thung lũng hẹp ven đồi với tổng diện tích khoảng 4 – 5km2. Thành phần thạch học trầm tích aluvi là: Cát, sét, sạn, sỏi, bùn sét đa nguồn gốc, sắp xếp hỗn tạp và chiều dày 2 – 3cm. Nguồn cung cấp nước cho trầm tích aluvi là nước mưa, nước trên bề mặt và nước dưới đất trong vỏ phong hóa. Do đất đá có tính thấm nước yếu nên nhiều nơi đất bị sình lầy, nhất là về mùa mưa, nước được tiêu thoát qua con đường bốc hơi và bổ sung cho nước suối. Về mùa khô phần lớn đất sình lầy bị khô se và rắn chắc.

- Đới chứa nước vỏ phong hóa phát triển trên phun trào bazan hệ tầng Tân Rai (βN12-3tr): Do tác dụng phong hóa mà phần trên cùng của phun trào bazan hệ tầng Tân Rai đã hình thành nên đới phong hóa khá dày, ở phần đỉnh đồi chiều dày phong hóa đạt tới 10 – 12m, càng gần các thung lũng và suối càng mỏng dần thậm chí có nơi do

tác dụng xâm thực của dòng chảy làm vỏ phong hóa bị bóc sạch để lộ đá bazan. Đới chứa nước này có đặc điểm là phân bố không liên tục. Ở phần đỉnh đồi tuy chiều dày vỏ phong hóa lớn nhưng nằm ở địa thế cao nên bị phơi khô chỉ đóng vai trò tiếp nhận nước mưa ngấm xuống để bổ sung nước cho phần địa thế thấp ở sườn và chân đồi. Ở phần thấp như các thung lũng thì chiều dày vỏ phong hóa giảm xuống tối thiểu.

- Nước dưới đất trong các thành tạo phun trào bazan hệ tầng Tân Rai (βN12-3tr):

Phun trào bazan có bề dày rất lớn được tạo bởi nhiều pha phun trào khác nhau. Các lớp bazan có thể nằm ở dạng lớp phủ, có cấu tạo mặt xốp. Nước dưới đất thường tồn tại trong lỗ hổng và khe nứt của bazan nơi tiếp xúc giữa các pha phun trào dưới dạng nước áp lực, phần lớn đá bazan ít bị nứt nẻ đóng vai trò là đá cách nước. Lưu lượng trung bình của các lỗ khoan đạt từ 1,39 – 3,71l/s, tỷ lưu lượng q chỉ đạt 0,28 0 0,31l/sm, mực nước tĩnh trong các lỗ khoan thay đổi từ 0,5 – 13,4m, hệ số thấm K thay đổi từ 0,34 – 2,5m/ngày. Nguồn cung cấp nước cho hệ tầng chứa nước này là nước mặt và nước mưa ngấm qua vỏ phong hóa. Chất lượng nước thuộc loại siêu nhạt là loại Bicabonat, nhóm natri kiểu I (theo phân loại Alekin). Nước dưới đất trong các thành tạo bazan được xem là đối tượng cung cấp nước có triển vọng trong khu vực, chất lượng tốt, độ cứng nhỏ nên thuộc loại nước mềm. Do tàng trữ sâu nên nước khó bị nhiễm bẩn.

- Nước trong trầm tích Jura giữa hệ tầng La Ngà (J2ln): Các thành tạo thuộc hệ tầng La Ngà phân bố ở phía tây, tây bắc và một số ở phía đông khu mỏ. Thành phần thạch học gồm: Cát kết, bột kết và sét kết với mức độ nứt nẻ yếu vì vậy đây là địa tầng rất nghèo nước.

b. Đặc điểm của dòng chảy mặt

Sông, hồ: Khu vực nhà máy Alumin và nhà máy Tuyển nằm gần khu vực Hồ Cai Bảng, Hồ Cát Quế nay là hồ bùn đỏ và chỉ còn một con suối nhỏ dẫn gần khu vực hồ bùn đỏ, hồ Bảy Mẫu.

Khu khai thác mỏ Bauxite thuộc thượng lưu sông Dargna. Hệ thống sông suối chính và các suối nhánh đã tạo thành hệ thống thủy văn của khu vực và đều đổ vào sông Dargna ở phía tây nam và hồ tự nhiên Cát Quế.

- Sông Dargna chảy từ độ cao 810m xuống độ cao 785. Lưu lượng nhỏ nhất đo được là Qmin = 0,355m3/s, lưu lượng lớn nhất là Qmax = 11,669m3/s. Lưu vực hơn 100km2, chiều dài hơn 50km. Bề rộng của suối từ 10 – 30m, nước sâu 1 – 2m, độ dốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc của hoạt động khai thác Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)