1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới – Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Tác giả Đặng Thị Hồng Đào
Người hướng dẫn PGS.TS Phùng Chí Sỹ
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới – Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

DỤNG THỬ NGHIỆM TẠI XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN

CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường

Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐẶNG THỊ HỒNG ĐÀO MSHV: 13260605 Ngày, tháng, năm sinh: 07/02/1987 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường Mã số: 60850101

I TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây

dựng nông thôn mới – Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu chỉ số thực hiện môi trường và các giải pháp để nâng cao việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình nông thôn mới - Xây dựng bộ chỉ thị cho tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng NTM - Xây dựng phương pháp tính và phân cấp nông thôn mới theo chỉ số EPI

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chỉ số EPI trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tính chỉ số EPI và đề xuất nâng cao chỉ số EPI trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/12/2015 IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành chương trình cao học và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm động viên chân thành từ nhiều người, tôi xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất

Trước tiên, tôi xin cảm ơn Cha Mẹ, các Anh Chị Em trong gia đình đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần to lớn cho tôi trong suốt thời gian qua

Tiếp đến, tôi xin gửi lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Phùng Chí Sỹ đã tận tình hướng dẫn, giảng giải những kiến thức vô cùng hữu ích cho tôi thực hiện Luận văn

Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến quý Thầy cô ở Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý giá liên quan đến ngành môi trường trong suốt quá trình học tập

Xin cảm ơn các anh chị trong UBND xã Thạnh Xuân và Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ tôi trong việc phân tích số liệu thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình nông thôn mới

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các thành viên lớp cao học Quản lý Tài nguyên và Môi trường khóa 2013 đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Với thời gian nghiên cứu có hạn và vốn kiến thức nhất định nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, dạy bảo của quý thầy cô để luận văn của tôi hoàn thiện hơn

Trân trọng cám ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2015

Đặng Thị Hồng Đào

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn “ Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong chương trình nông thôn mới – Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” nhằm đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình nông thôn mớitại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang Từ đó, xây dựng bộ chỉ thị thực hiện tiêu chí môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số thực hiện môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn của xã

Trên cơ sở điều tra, thu thập số liệu, Luận văn đề xuất ra bộ chỉ thị rút gọn thực hiện tiêu chí môi trường áp dụng cho xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang bao gồm 5 chỉ thị và 18 thông số

Kết quả tính toán chỉ số thực hiện môi trường (EPI) thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho thấy chỉ số thực hiện môi trường chỉ đạt ở mức thấp Điều này chứng tỏ rằng việc thực hiện tiêu chí môi trường (TC17) trong chương trình nông thôn mới của xã đạt hiệu quả không cao, chưa đạt được mục tiêu mà tiêu chí đưa ra

Từ kết quả trên xác định những nguyên nhân khiến chỉ số EPI thấp, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số thực hiện môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã giai đoạn 2015 – 2020

Trang 6

ABSTRACT

The Thesis " Study on developing the Environmental Performance Index in the new rural program – case study in Thanh Xuan commune, Chau Thanh A district, Hau Giang Province" to evaluate the implementation of environmental criteria in the new rural program in Thanh Xuan commune, Chau Thanh A district, Hau Giang From there, a set of environmental performance indicators have been developed and solutions to improve environmental performance indicators in new rural development program of the commune have been proposed

Base on the results of data investigation and collecting, the short-listed environmental indicators have been suggested to apply for implementation of environmental criteriain Thanh Xuan commune, Chau Thanh A district, Hau Giang Provincewhich contain 5 indicators and 18 parameters

Calculation results of environmental performance index (EPI) for Thanh Xuan commune, Chau Thanh A districst, Hau Giang Province shown that EPIs meets the low level This demonstrates that the implementation of environmental criteria (TC17) in new rural program achieve not high efficiency, do not meet the goal that the criteria have been given

Based on the mentionned above results, the causes of low EPI index have been determined, the solutions to improve environmental performance index in the new rural program for the commune in the period of 2015 – 2020 have been proposed

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phùng Chí Sỹ, ngoài những nội dung tham khảo đã được trích dẫn, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Tác giả Đặng Thị Hồng Đào

Trang 8

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

5.1 Phương pháp luận 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 10

CHƯƠNG 1 12

TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ, CHỈ THỊ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 12

1.1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 12

1.2 TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG (EPI) 16

1.2.1 Khái niệm về chỉ số EPI 16

1.2.2 Thang điểm định lượng bằng số cho EPI 18

1.3 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG (EPI) 19

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 19

1.3.2 Nghiên cứu trong nước 25

CHƯƠNG 2 30

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 30

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC 30

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30

2.1.2 Tài nguyên nước 31

2.1.3 Tài nguyên đất đai 31

2.1.4 Nhân lực 32

Trang 9

2.2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG CỦA XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU

GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 32

2.2.1 Mục tiêu chung 32

2.2.2 Nội dung thực hiện và lộ trình thực hiện 32

2.3 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG 33

3.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG SỐ, CHỈ THỊ, CHỈ SỐ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 40

3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG SỐ, CHỈ THỊ, CHỈ SỐ THỰC HIỆN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 42

3.2.1 Các khái niệm về thông số, chỉ số, chỉ thị trên Thế giới 42

3.2.2 Các khái niệm về thông số, chỉ số, chỉ thị tại Việt Nam 43

3.3 ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ THỊ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 44

3.3.1 Chỉ thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 44

3.3.2 Chỉ thị nước thải, chất thải, rác thải, được thu gom và xử lý 45

3.3.3 Chỉ thị cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường 47

3.4 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI 52

CHƯƠNG 4 54

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI THEO CÁC THÔNG SỐ, CHỈ THỊ, CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG – ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM TẠI XÃTHẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG 54

4.1 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC CHỈ THỊ 54

Trang 10

4.2 ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI THEO CÁC CHỈ SỐ, CHỈ THỊ TẠI XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG 554.2.1 Chỉ thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 554.2.2 Chỉ thị rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý 564.2.3 Chỉ thị cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường 604.2.4 Chỉ thị đường làng, ngõ xóm cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường 624.2.5 Chỉ thị nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch 644.3 TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG 64

4.3.1 Bộ chỉ thị rút gọn để đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân – huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang 644.3.2 Phân cấp độ chỉ số thực hiện môi trường trong chương trình nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 814.4 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN 81

CHƯƠNG 5 84ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

84

5.1.GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH 84

5.1.1 Giải pháp đối với vấn đề cấp nước và sử dụng nước trên địa bàn xã

845.1.2 Giải pháp đối với vấn đề tiêu thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn xã 865.1.3 Giải pháp đối với vấn đề rác thảiđược thu gom xử lý trên địa bàn xã

885.1.4 Giải pháp đối với vấn đề cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn môi trường trên địa bàn xã 915.1.5 Giải pháp đối với vấn đề đường làng, ngõ xóm, cảnh quan sạch đẹp trên địa bàn xã 935.1.6 Giải pháp đối với vấn đề nghĩa trang 94

5.2.GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 94

Trang 11

5.2.1 Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và sự hợp tác của người

dân về bảo vệ môi trường 94

5.2.3 Tăng cường công tác quản lý của các hội và đoàn thể trên địa bàn xã 96

5.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý 97

Trang 12

CIESIN: Center for Earth Information Science Information Network

(Trung Tâm Hệ Thống Thông Tin Khoa Học Địa Cầu) CAEP: Chinese Academy for Enviromental Planing (Viện hàm lâm

Trung Quốc về Chương trình Môi trường) City U: City University of Hong Kong (trường đại học Thành phố

Hồng Kông)ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long EPI: Enviroment Performance Index (Chỉ số thực hiện môi trường) ESI: Environmental Sustainability Index (Chỉ Số Môi Trường Bền

Vững)GDP gross domestic product (tổng sản phẩm quốc dân)GTVT: Giao thông vận tải

MDGs: Millennium Development Goals ( Mục Tiêu Phát Triển Thiên

Niên Kỷ) MTQG: Mục tiêu Quốc gia

NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PT: Proximity to Target ( đến gần mục tiêu) PTNT: Phát triển nông thôn

Trang 13

VH – TT – DL: Văn hóa – thể thao – du lịch YCELP: Yale Center for Environmental Law and Policy (Trung Tâm

Luật Môi Trường & Chính sách Yale)

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0.1 Phiếu tham khảo ý kiến chuyên gia 9

Bảng 1.1 Cách đánh giá tiêu chí theo từng vùng 15

Bảng 1.2 Khung chỉ số kết quả hoạt động môi trường EPI năm 2010 theo ĐH Yale và Columbia 21

Bảng 3.1 Bộ chỉ thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 45

Bảng 3.2 Bộ chỉ thị chất thải, nước thải thu gom xử lý 46

Bảng 3.3 Bộ chỉ thị các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường 49

Bảng 3.4 Bộ chỉ thị đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường 50

Bảng 3.5 Bộ chỉ thị đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường 51

Bảng 4.1 Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã 56

Bảng 4.2 Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn Quốc gia 56

Bảng 4.3 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy địnj 57

Bảng 4.4 Số chợ có nhà vệ sinh, hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn xã [14] 58

Bảng 4.5 Tỷ lệ các tổ chức có nhà vệ sinh tự hoại và hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh 58

Bảng 4.6 Số hộ sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý rác thải của xã 59

Bảng 4.7 Tỷ lệ các tổ chức có tổ thu gom và xử lý rác sinh hoạt hợp vệ sinh hoặc ký hợp đồng với các đơn vị thu gom rác 59

Bảng 4.8 Số người thu gom rác thải trên địa bàn xã 59

Bảng 4.9 Số trạm trung chuyển trên địa bàn xã 60

Bảng 4.10 Tỷ lệ rác thải được thu gom trên địa bàn xã 60

Bảng 4.11 Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã có hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn xã 61

Bảng 4.12 Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký hồ sơ đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn xã 61

Bảng 4.13 Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã 62Bảng 4.14 Số tổ vệ sinh môi trường của xã 63

Bảng 4.15 Tỷ lệ hộ thực hiện cảnh quan xanh – sạch – đẹp trên địa bàn xã 63

Bảng 4.16 Tỷ lệ đường ấp được cứng hóa trên địa bàn xã 63

Bảng 4.17 Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa trên địa bàn xã 64

Bảng 4.18 Tỷ lệ hộ gia đình chôn cất phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán tại địa phương 64

Trang 15

Bảng 4.19 Bộ chỉ thị rút gọn đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong chương

trình nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 65

Bảng 4.20 Kết quả tính PT 66

Bảng 4.21 Tính trọng số đối với các thông số 80

Bảng 4.22 Thang điểm đánh giá chỉ số thực hiện môi trường cho xã Thạnh Xuân –Huyện Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang 81

Bảng 4.23 Tác động của các chỉ thị đến việc thực hiện tiêu chí môi trường 82

Bảng I.2 Thông số: Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 103

Bảng I.3.Thông số: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn Quốc gia 103

Bảng I.4 Thông số: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định 104

Bảng I.5 Thông số: Số chợ xã nông thôn có nhà vệ sinh và hệ thống tiêu thoát nước104Bảng I.6 Thông số: Tỷ lệ hộ sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý rác thải của xã 105

Bảng I.7 Thông số: Số người thu gom rác thải trên địa bàn xã 105

Bảng I.8 Thông số: Số trạm trung chuyển trên địa bàn xã 106

Bảng I.9 Thông số: Tỷ lệ rác thải được thu gom trên địa bàn xã 106

Bảng I.10 Thông số: Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã có hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn xã 107

Bảng I.11 Thông số: Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã 107

Bảng I.12 Thông số: Tỷ lệ hộ thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, đường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp trên địa bàn xã 108

Bảng I.13 Thông số: Số tổ vệ sinh môi trường của xã 108

Bảng I.14 Thông số: Tỷ lệ đường ấp được cứng hóa trên địa bàn xã 109

Bảng I.15 Thông số: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa trên địa bàn xã 109

Trang 16

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 0.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu và nội dung tương ứng 5

Hình 1.1 Phạm vi chỉ số EPI 24

Hình 2.1 Bản đồ hành chánh huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang 30

Hình 5.1 Mô hình lọc nước quy mô hộ gia đình xử lý nước sông và nước ngầm 85

Hình 5.2 Mô hình nhà vệ sinh tự hoại 87

Hình 5.3 Mô hình hầm biogas đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ 88

Hình 5.4 Mô hình điểm thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật 89

Hình 5.5 Mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt 90

Hình 5.6 Mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao 91

Trang 17

MỞ ĐẦU 1 SỰ CẦN THIẾT

Nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém và đặc biệt là môi trường nông thôn ngày càng bị ngày càng ô nhiễm

Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được xem là chương trình rất thiết thực vì sự ổn định, phồn vinh của đất nước Sau 4 năm thực hiện chương trình, nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi đã được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao

Tuy nhiên, việc hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm Điển hình như, việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường (TC 17) trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí về hộ sử dụng nước sạch chỉ mới đưa ra tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh của từng khu vực như khu vực miền Bắc và Tây Nguyên là 80%, đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là 90%, duyên hải nam trung bộ là 50% Việc hướng dẫn này rất chung chung và sẽ gặp khó khăn cho các xã khi thực hiện Chẳng hạn như, việc xác định tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch sẽ gặp trở ngại khi không xác định được bao nhiêu hộ sử dụng nước sạch, địa điểm lấy mẫu nước ở đâu, thí nghiệm mẫu nước dựa vào những chỉ số nào, hay mẫu nước lấy bao nhiêu lần và số lượng lấy mẫu,…những điều này sẽ gây nên những khó khăn khi xác định tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch Hay như chỉ tiêu về nghĩa trang trong tiêu chí môi trường thì trong quy định chung quy định mỗi xã có ít nhất một nghĩa trang Nhưng điều này liệu có được thực thi tốt khi phong tục tập quán ở mỗi vùng là khác nhau Khi đó có thể một số xã vì chạy theo thành tích, vì muốn xã được công nhận là nông

Trang 18

thôn mới mà đối phó lại như vậy sẽ không đạt được hiệu quả mà chương trình đề ra Ngoài ra, khi đánh giá việc thực hiện so với tiêu chí thì trong quy định chung của chương trình chỉ đề ra hai mức đạt và không đạt Điều này sẽ không đánh giá được toàn bộ quá trình phấn đấu của một xã Như vậy sẽ không khuyến khích và động viên sự phấn đấu của các xã trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới Vì thế, việc lượng hóa công việc thực hiện tiêu chí cùng với việc phân thành từng cấp bậc cách đánh giá việc thực hiện sau đó đề ra các giải pháp được xem là cần thiết nhằm phát triển nông thôn mới theo tiêu chí môi trường hiện nay

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang dựa trên các văn bản pháp lý do Chính phủ, Bộ NN & PTNT, UBND tỉnh ban hành bao gồm:

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020

Thông tư Hướng dẫn số 54/2009/TT - BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT – BKH & ĐT - BTC ngày 13/4/201 của Bộ NN& PTNT – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020

Kế hoạch số 42/UBND – KH ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trang 19

Kế hoạch số 32/KH - UBND ngày 15/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ - UBND ngày 01/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông mới tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2010-2020

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xây dựng được chỉ số thực hiện môi trường (Enviromental Performance Index - EPI) trong xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm cải thiện môi trường phục vụ xây dựng nông thôn mới – Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Phạm vi không gian nghiên cứu: xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu hiện trạng sẽ được thu thập trong giai đoạn 2011 – 2015

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, định hướng nội dung nghiên cứu được thực hiện trình tự sau:

Nội dụng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về

tiêu chí môi trường, chỉ số thực hiện môi trường (EPI) và các giải pháp xây dựng nông thôn mới

Nội dung 2: Xây dựng bộ chỉ thị cho tiêu chí môi trường (TC 17) trong

chương trình xây dựng nông thôn mới

Trang 20

Nội dung 3: Xây dựng phương pháp tính chỉ số thực hiện môi trường

(Enviromental Performance Index - EPI) trong xây dựng nông thôn mới và phân cấp nông thôn mới theo chỉ số EPI

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao chỉ số EPI trong xây dựng

nông thôn mới

Nội dung 5: Áp dụng thử nghiệm tính chỉ số EPI và đề xuất các giải pháp

nâng cao chỉ số EPI trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Trang 21

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện theo sơ đồ phương pháp nghiên cứu và nội dung như sau:

Hình 0.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu và nội dung tương ứng 5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về tiêu chí môi trường, chỉ số thực hiện môi trường (EPI) và các giải pháp

xây dựng nông thôn mới

Tính chỉ số thực hiện môi trường (EPI) và phân cấp nông thôn mới

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu

Khảo sát, điều tra thực địa Tổng hợp và phân tích số liệu Xử lý số liệu

Phương pháp tính toán chỉ số thực hiện môi trường (EPI)

Phương pháp phân hạng để đánh giá mức độ phát triển nông thôn mới

Phương pháp so sánh Phương pháp chuyên gia Phương pháp khảo sát điều tra thực địa Phương pháp tính toán chỉ số thực hiện môi trường (EPI)

Trang 22

5.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để đạt nội dung xây dựng cơ sở khoa học cho luận văn, thực hiện nội dung (1) (2) thông qua việc thu thập tài liệu:

- Thu thập cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn trong chương trình xây dựng nông thôn mới

- Thu thập tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về việc xây dựng tiêu chí môi trường, chỉ số thực hiện môi trường (EPI) và các giải pháp xây dựng nông thôn mới

- Thu thập thông tin về việc hướng dẫn xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí môi trường

- Thu thập các thông tin, số liệu về tình hình phát triển nông thôn theo tiêu chí môi trường của xã Thạnh Xuân

5.2.2 Phương pháp xây dựng bộ chỉ thị

Phương pháp này dùng để xây dựng các nhóm chỉ thị cho từng tiêu chí cụ thể trong tiêu chí môi trường ( gồm 5 tiêu chí cụ thể trong TC 17) trong chương trình xây dựng nông thôn mới dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý do nhà nước ban hành điển hình như sau:

Nhóm chỉ thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: gồm các thông số được xây dựng dựa trên cơ sở QCQG 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, QĐ 879/ QĐ – TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) bao gồm các thông số như pH, độ đục, mùi vị, màu sắc, hàm lượng Amoni, hàm lượng sắt,…

Nhóm chỉ thị rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý: các thông sốbao gồm:

Nhóm xử lý rác bao gồm các thông số như sau: + Khối lượng rác phát sinh trong hộ gia đình + Khối lượng rác phát sinh trong nông nghiệp + Khối lượng rác phát sinh trong chăn nuôi + Khối lượng rác phát sinh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh,…

Trang 23

Nhóm thu hồi rác bao gồm các thông số như sau: + Tỉ lệ % rác hộ gia đình

+ Tỉ lệ % rác trong nông nghiệp + Tỉ lệ % rác trong chăn nuôi + Tỉ lệ % rác trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, … Nhóm phương pháp xử lý rác bao gồm các thông số: + Tỷ lệ rác được đốt

+ Tỷ lệ rác được tái chế + Tỷ lệ rác được chôn lấp + Tỷ lệ rác được tái sử dụng,… Các chỉ thị còn lại cũng làm theo trình tự như trên Phương pháp này dùng thể thực hiện nội dung (2)

5.2.3 Phương pháp lấy mẫu, đo đạc và phân tích

Do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, học viên tham khảo số liệu lấy mẫu, đo đạc và phân tích từ dự án

5.2.4 Phương pháp tính toán chỉ số thực hiện môi trường ( EPI)

Phương pháp này được sử dụng để thực hiện nội dung (3) Sau khi xác định bộ chỉ thị cho các tiêu chí cụ thể trong tiêu chí 17 của chương trình xây dựng nông thôn mới Từ đó tính chỉ số EPI cho từng chỉ thị

Quy trình trình tự các bước áp dụng cho tính toán chỉ số EPI như sau:

Bước 1: Thu thập, tổng hợp số liệu diễn tiến theo thời gian của các chỉ thị

đã đề nghị giai đoạn từ năm 2011 – 2015 Sau đó nhóm từng dữ liệu theo thành phần và được lưu trữ bằng phần mềm Excel

Bước 2: Chuẩn hóa dữ liệu theo hàm toán tử log

Chuẩn hóa nguồn số liệu theo hàm logarit 10:

Tính giá trị trung bình của , rồi lấy độ lệch chuẩn

Trang 24

Tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo độ lệch chuẩn đường phân phối dữ liệu trung bình

Chuẩn hóa lại nguồn số liệu theo phương pháp: + Nếu , thì giữ nguyên giá trị hệ số phát thải + Nếu , thì tiến hành + (cộng) 0,025 vào giá trị hàm số , rồi chuẩn hóa lại dữ liệu theo công thức: Xi = 10yi (1+0,025)

+ Nếu δi > 97,5% thì tiến hành – (trừ) 0,975yi vào giá trị hàm log(yi), rồi chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: Xi = 10yi (1-0,975)

Chuyển dữ liệu từ Excel vào phần mềm Statgraphics 15 để tính toán các đặc trưng mẫu và vẽ các đồ thị minh họa

Bước 3: Tính giá trị PT

Nếu giá trị đo càng cao càng tốt

Nếu giá trị đo càng cao càng xấu

Nếu Smin> SO thì PT = 0

Nếu Si< SO thì PT = 1 Trong đó:

PT: proximity to target (gần đến mục tiêu) SO: giá trị chuẩn

Si: giá trị đo được của chỉ thị i, lấy giá trị trung bình trong dãy số liệu Smax: Giá trị lớn nhất của chỉ thị i trong dãy số liệu

Smin: Giá trị nhỏ nhất của chỉ thị i trong dãy số liệu

Bước 4: Lấy ý kiến 10 chuyên gia về tác động của các tiêu chí lên quá trình

xây dựng nông thôn mới Trọng số của các chỉ thị đưa vào tính toán là giá trị trung bình

Bước 5: Đánh giá mức độ thuận chiều hay ngược chiều của các chỉ thị

trong xây nông thôn mới:

Trang 25

Đối với các chỉ thị ảnh hưởng tốt đến chỉ số thực hiện môi trường: (+) Đối với các chỉ thị ảnh hưởng xấu đến chỉ số thực hiện môi trường: (-)

Bước 6: Tính chỉ số môi trường EPI từ các chỉ thị đã gán trọng số

5.2.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

Phương pháp được sử dụng trong nội dung (3) Dữ liệu được lưu trữ bằng phần mềm Excel Chuyển dữ liệu từ Excel vào phần mềm Statgraphics 15 để tính toán các đặc trưng mẫu và vẽ các đồ thị minh họa

5.2.6 Phương pháp phân hạng để đánh giá thực hiện tiêu chí môi

trường trong chương trình nông thôn mới

Phương pháp này dùng để thực hiện nội dung (3) Sau khi tính toán được chỉ số EPI, tiến hành phân hạng đánh giá mức độ thực hiện tiêu chí môi trường của xã với mức thang điểm của EPI từ 0 - 1 như sau:

EPI từ 0 - < 0.2 : rất thấp EPI từ 0.2 - < 0.4 : thấp EPI từ 0.4 - < 0.6 : trung bình EPI từ 0.6 - < 0.8 : cao

EPI từ 0.8 - < 1 : rất cao

5.2.7 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp là cơ sở để thực hiện nội dung (4), (6) Phương pháp này dựa trên ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước

Hình thức thu thập thông tin từ các chuyên gia được thực hiện thông qua việc gửi phiếu xin ý kiến, trao đổi thư từ, tổ chức hội thảo liên quan đến nội dung đề tài

Phiếu chuyên gia được thiết kế sau khi xác định chỉ số

Bảng 0.1 Phiếu tham khảo ý kiến chuyên gia

Trang 26

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

Chuyên gia n

Điểm tổng cộng

Trọng số

Thông số 1 Thông số 2 Thông số n

Từ phiếu tham vấn ý kiến chuyên gia cho biết các thông số nào quan trọng và ưu tiên Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp

5.2.8 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa

Phương pháp này được sử dụng để hoàn thành nội dung (3), (5) Khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thạnh Xuân Điều tra khảo sát hiện trạng môi trường trên địa bàn xã như tình hình sử dụng nước sạch ở các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như quy hoạch nghĩa trang của xã Thạnh Xuân,

5.2.9 Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp này được sử dụng để hoàn thành nội dung (6) Áp dụng thử nghiệm tính chỉ số EPI và đề xuất các giải pháp nâng cao chỉ số EPI trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

6 TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 6.1 Tính mới

Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường (EPI) trong xây dựng nông thôn mới là một đề tài mới dựa trên cơ sở là điều tra đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã hiện nay Từ đó lượng hóa việc thực hiện tiêu chí môi trường và phân cấp cách đánh giá tổng hợp các tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới Sau đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số EPI trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Trang 27

6.2 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan, ban ngành của các xã nằm trong dự án chương trình xây dựng nông thôn mới xem xét lại việc thực hiện được tốt hơn và đánh giá sâu sắc hơn tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay

Đề tài cung cấp các phương pháp luận, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công cuộc đánh giá và so sánh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Thành Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với các địa phương khác Từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí môi trường

6.3 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý thực hiện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số EPI trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Góp phần vào việc đánh quá được quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã

Trang 28

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ, CHỈ THỊ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG

TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG NÔNG

Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm.[1] Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí) Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí) Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí) Nhóm IV: Văn hóa – xã hội – môi trường (có 04 tiêu chí) Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 04 tiêu chí)

 Đối với tiêu chí môi trường trong chương trình nông thôn mới được hướng dẫn thực hiện như sau:

Tiêu chí 17 (TC 17): Môi trường [2]

Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng;

90% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;

Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định Giải thích từ ngữ:

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định:

Trang 29

+ Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009

+ Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia theo vùng quy định như sau:

Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia

Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia

Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ: 85% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia

Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan

+ Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh

Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu:

+ Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp;

Trang 30

+ Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội;

+ Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường

Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch: + Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang);

+ Có quy chế quản lý nghĩa trang; + Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại

Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là: + Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh;

+ Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng, hợp vệ sinh;

+ Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung  Cách đánh giá tiêu chí theo từng vùng [2]

Trang 31

Bảng 1.1 Cách đánh giá tiêu chí theo từng vùng

Tên tiêu chí

Nội dung

tiêu chí

Chỉ tiêu theo vùng

TDMN phía

Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung

bộ

Duyên hải Nam

TB

Tây Nguyên

Đông Nam bộ

ĐB sông

Cửu Long

TC 1

1.1 1.2 1.3

hóa)

100% cứng

hóa

100% (70% cứng hóa)

100% (70% cứng hóa)

100% (50% cứng hóa)

100% cứng

hóa

100% (30% cứng hóa)

Trang 32

TC 18

18.1

18.2 18.3 18.4

Trang 33

được sử dụng để bổ túc cho Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals, MDGs) và kết hợp với GDP (gross domestic product) mà từ lâu dùng để đo mức độ an sinh (wellbeing) Mặc dù, Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ có bao gồm vấn đề môi trường bền vững, nhưng không có phương pháp định lượng môi trường thiết thực, trong lúc định lượng mục tiêu giảm nghèo (poverty reduction), y tế và giáo dục rất rõ ràng Vì vậy, từ năm 2000 ESI được sử dụng để bổ sung các thiếu sót trên, giúp chính phủ của các quốc gia trên khắp thế giới định lượng để đạt mục tiêu về môi trường sống của quốc gia mình Chủ đích của ESI là cung cấp việc định lượng bằng số cho mục tiêu phát triển bền vững đạt được của mỗi quốc gia [3]

ESI kết hợp 76 yếu tố của môi trường, kể cả tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, cố gắng quản lý môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng cải thiện môi trường Vì bao gồm quá nhiều yếu tố, công thức ESI trở nên không thực tiễn để hướng dẫn thiết thực việc hoạch định chính sách cho quốc gia [3]

Vì vậy, kể từ năm 2006, nhóm hợp tác nghiên cứu Yale - Colombia giản dị hóa công thức ESI thành EPI - Chỉ số thực hiện môi trường (Environmental Performance Index) để mọi quốc gia dễ dàng áp dụng thực tiễn hơn Công thức mới này dựa vào các dữ kiện của chính sách và kết quả thực thi của mỗi quốc gia, qua sự minh bạch hóa Chỉ số thực hiện môi trường EPI được lượng định qua con số để các nước dễ nhận thấy thế mạnh hay yếu điểm của mỗi mục tiêu thực thi ở quốc gia mình [4]

Như vậy, Chỉ số EPI ( Environmental Performance Index) được xây dựng dựa trên các chỉ thị thực hiện môi trường, nó nói lên kết quả thực hiện môi trường để phục vụ các mục tiêu của những người lập chính sách môi trường Thông qua chỉ số EPI các quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ xác định rõ các vấn đề ưu tiên trong việc hoạch định chính sách môi trường của quốc gia, có hướng đi rõ ràng và cụ thể hơn trong công tác quản lý môi trường của địa phương [5]

Chỉ số EPI được hình thành từ các chỉ thị thực hiện môi trường của từng nhóm chủ đề Tùy theo điều kiện thu thập dữ liệu môi trường các chỉ thị môi

Trang 34

trường ngày càng cụ thể và đa dạng hơn Chỉ số EPI cũng là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán từ các chỉ thị đặc trưng Thang điểm tích hợp của chỉ số EPI nằm trong khoảng 0 – 100 điểm Chỉ số EPI càng cao thì kết quả hoạt động môi trường càng tốt [5]

1.2.2 Thang điểm định lượng bằng số cho EPI

Để định lượng qua con số cho EPI năm 2012, trung tâm thu thập tổng cộng 22 chỉ số, mỗi chỉ số đều có thang điểm bằng con số đánh giá từ yếu (số nhỏ) đến mạnh (số lớn) Hai mục tiêu chính của EPI là:

 Môi trường ảnh hưởng sức khỏe (Environmental Health) gồm 3 quan điểm chính sách, và 5 chỉ số [4]

 Sức khỏe do môi trường: chỉ có 1 chỉ số

 Tài nguyên nước (Water resources): gồm 1 chỉ số [4]

 Biến đổi lượng nước

 Đa dạng sinh học & môi sinh (Biodiversity & habitat) gồm 3 chỉ số [4]

 Bảo vệ môi trường xấu  Bảo tồn vùng sinh học đặc thù  Bảo tồn vùng sinh học biển

 Nông nghiệp (Agriculture): gồm 2 chỉ số [4]

Trang 35

 Trợ cấp nông nghiệp  Luật lệ về thuốc diệt sâu

 Rừng (Forests): gồm 3 chỉ số [4]

 Trữ lượng cây rừng  Biến đổi diện tích che đất  Rừng biến mất

 Ngư nghiệp (Fisheries): gồm 2 chỉ số [4]

 Áp lực đánh cá vùng thềm duyên hải  Lạm thác trữ lượng cá

 Biến đổi khí hậu & năng lượng (Climate change & energy): gồm 4 chỉ số [4]

 CO2/đầu người  CO2/ GDP bằng USD  CO2/ KWH

 Sản xuất điện qua năng lượng tái tạo (2) Ý nghĩa và sự cần thiết của chỉ số hoạt động môi trường

Chỉ số EPI được dùng để đo mức độ hiệu quả thực hiện các mục tiêu chính sách môi trường Các chính sách môi trường này hướng đến 2 mục tiêu chính đó là (1) sức khỏe cộng đồng liên quan tới môi trường và (2) khả năng tồn tại lâu dài của hệ sinh thái Chỉ số EPI xây dựng trên 10 nhóm chủ đề liên quan đến hoạt động có ảnhhưởng đến môi trường sẽ giúp nhà quản lý nắm được diễn biến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng do hoạt động môi trường chung trên địa bàn trongquá khứ; đồng thời đưa ra các giải pháp liên quan cho hoạt động môi trường trong tương lai

1.3 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG (EPI)

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới

1.3.1.1 Chỉ số thự hiện môi trường (EPI) theo ĐH Yale và Comlumbia

Năm 2006, EPI ( Environmantal Performance Index) thí điểm mở đầu đánh dấu giai đoạn đánh giá hoạt động môi trường thông qua xây dựng chỉ số EPI trên thế giới, với sự đóng góp của chuyên gia trường Đại học Yale, Đại học Columbia và các tổ chức liên quan khác như CIESIN (Mạng lưới trung tâm thông tin khoa

Trang 36

học quốc tế trái đất) EPI 2006 cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các mục tiêu cụ thể, xác định các vấn đề ưu tiên trong việc lựa chọn chính sách Chỉ số EPI 2006 gồm 16 chỉ thị, 6 nhóm chính sách phục vụ cho 2 mục tiêu chính ).[3]

EPI 2006 tập trung vào hai mục tiêu cơ bản: (i) bảo vệ sức khỏe con người khỏicác áp lực môi trường, và (ii) thúc đẩy sức sống của các hệ sinh thái và quản lý tài nguyên thiên nhiên Để đạt được hai mục tiêu chính này thì nghiên cứu đã đưa ra sáu nhóm chủ đề, đó là (1) Sức khỏe môi trường, (2) Chất lượng không khí, (3) Tài nguyên nước, (4) Đa dạng sinh học và môi trường sống, (5) Năng suất của tài nguyên thiên nhiên và (6) Năng lượng bền vững Phục vụ cho sáu nhóm chính xác này là 16 chỉ thị.[3]

Chỉ số EPI 2008 nhấn mạnh thêm vấn đề về mức độ đe dọa của môi trường, thông qua 25 chỉ thị phục vụ 6 nhóm chủ đề và 2 mục tiêu (YCEP, 2008); chỉ số EPI 2010 gồm 25 chỉ thị, 10 nhóm chủ đề hướng đến 2 mục tiêu chính là sức khỏe môi trường và sức sống hệ sinh thái [3]

Các chỉ thị môi trường xây dựng chỉ số EPI qua các giai đoạn ngày càng cụ thể và phức tạp hơn, đánh giá được mức độ tác động của các hoạt động lên môi trường

Khung chỉ số kết quả hoạt động môi trường EPI năm 2010 theo ĐH Yale và Columbia

Trang 37

Bảng 1.2 Khung chỉ số kết quả hoạt động môi trường EPI năm 2010 theo ĐH Yale và Columbia [3]

Sức khỏe môi trường (50%)

Bệnh tật về môi trường (25%)

Bệnh tật về môi trường (25%)

Ô nhiễm không khí (tác động đến con người) (12,5%)

Bụi đô thị (6,3%) Ô nhiễm không khí trong nhà (6,3%)

Nước (tác động đến con người) (12,5%)

Nhu cầu nước sạch (6,3%) Nhu cầu vệ sinh (6,3%)

Sức sống hệ sinh thái và

quản lý tài nguyên

Ô nhiễm không khí (tác động hệ sinh thái) (4,2%)

SO2 (2,1%) NOx (0,7%) VOC(0,7%) Nước (tác động hệ sinh

thái) (4,2%)

Chỉ số chất lượng nước (2,1%) Áp lực nước (1%)

Chỉ số nước khan hiếm (1%) Đa dạng sinh học và nơi cư

trú (4,2%)

Bảo vệ quần xã sinh vật (2,1%) Bảo vệ môi trường cư trú (1%) Bảo vệ động vật biển (1%) Rừng (4,2%) Rừng bao phủ (2,1%)

Rừng trồng (2,1%) Thủy sản (4,2%) Chỉ số dinh dưỡng biển (2,1%)

Trang 38

Khai thác thủy sản (2,1%) Nông nghiệp (4,2%) Cường độ nước sử dụng cho

nông nghiệp (0,8%) Quy chế thuốc trừ sâu (1,3%) Trợ cấp nông nghiệp (2,1%) Biến đổi khí hậu (25%) Phát thải phí nhà kính/ người

(12,5%) Phát thải khí cacbon ngành điện (6,3%)

Phát thải khí cacbon ngành công nghiệp (6,3%)

(Nguồn: YCEP, 2010)

1.3.1.2 Chỉ số thực hiện môi trường (Enviromental Performance Index – EPI)

tại Trung Quốc

Một EPI bao gồm các chỉ số môi trường được chuẩn hóa để tiến gần đến với những mục tiêu chính sách EPI có mức thang từ 100 (bảo vệ môi trường tốt nhất) đến 0 (ít bảo vệ môi trường nhất) Các chỉ số này được nhóm vào những loại chính sách có liên quan và được tổng hợp vào một nhóm chỉ thị chung có trọng số hoặc không có trọng số Các chỉ số này cung cấp một thước đo cho các quy mô có liên quan như quốc gia, tỉnh, thành phố Các văn bản pháp lý khác nhau được thành lập cho mục tiêu chính sách môi trường Việc so sánh những thuận lợi phương pháp tiến đến gần mục tiêu (Proximity to Target - PT) giữa các đơn vị địa lý như quận, thành phố, tỉnh hay quốc gia cũng như phân tích bằng cách nào các tỉnh và quốc gia thực hiện mỗi vấn đề chính sách [6]

Một EPI bao gồm các yếu tố sau: - Một khung các chỉ thị được xây dựng một cách cẩn thận và có cơ sở lý thuyết bao gồm dãy các vấn đề môi trường được ưu tiên nhất

Trang 39

- Các phép tính cơ bản cho mỗi chỉ số - Những mục tiêu chính sách dựa trên những quyết định công khai của chính phủ

- Sự minh bạch về phương pháp luận đối với việc xây dựng chỉ số và một khả năng đánh giá những điều không chắc chắn trong dữ liệu nguồn

- Những chương trình đo đạc liên tục cung cấp thường xuyên, những cập nhập thống nhất với tất cả các dữ liệu được yêu cầu và tính toán các chỉ số [6]

Để phát triển EPI cấp quốc gia đòi hỏi phải có nhiều bước Bước ưu tiên đầu tiên là thành lập một khuôn khổ Việc xác định khung này bao gồm nhiều mụ tiêu liên quan và quan điểm chính sách của quốc gia Đối với khuôn khổ EPI Trung Quốc là chủ đề của cuộc thảo luận sâu rộng và bền vững kinh tế Những mục tiêu này không có trong EPI quốc tế Mục tiêu này tập trung phần lớn vào hiệu quả tài nguyên mà được xem là ưu tiên nhất trong chính sách của chính phủ Trung Quốc [6]

Sau khi khung khuôn khổ được thành lập, mỗi chỉ số cho từng loại chính sách cần được xác định rằng hầu hết đều được đo chặt chẽ bằng thông số quan tâm Đối với EPI năm 2010, các tiêu chí sau đây được sử dụng:

- Sự liên quan: Chỉ số theo dõi các vấn đề môi trường có thể áp dụng tại nhiều quốc gia với một loại các trường hợp [6]

- Định hướng thực hiện: Chỉ số cung cấp các dữ liệu thực nghiệm về điều kiện môi trường xung quanh hay kết quả nền cho các vấn đề liên quan hoặc là một dữ liệu có giá trị nhất như những kết quả đo lường [6]

- Sự minh bạch: Các chỉ số được dựa trên dữ liệu khoa học ngang nhau hoặc dữ liệu từ Hoa Kỳ hoặc những tổ chức khác có tính phí thu thập dữ liệu [6]

- Chất lượng dữ liệu: Dữ liệu đại diện cho phép đo lường có giá trị nhất Tất cả các bộ dữ liệu tiềm năng được xem xét về chất lượng và được kiểm chứng Những dữ liệu không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản thì bị bỏ đi [6]

Thường những chỉ số được dựa trên cơ sở dữ liệu có giá trị nhưng cũng có những chỉ số vẫn chưa có dữ liệu có sẵn gắn với vấn đề môi trường quan trọng cần quan tâm và thúc đẩy các nổ lực thu thập dữ liệu Nói chung, các dữ liệu đến

Trang 40

từ các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học hoặc các cơ quan quốc tế Việc định dạng dữ liệu được làm sau khi thu thập hay xử lý số liệu Dữ liệu từ các trạm quan trắc chất lượng nước hoặc không khí là dữ liệu điểm, dữ liệu từ các cuộc khảo sát đa dạng sinh học có thể đại diện cho ước tính điểm hoặc khu vực, dữ liệu từ kết quả mô hình hoặc viễn thám được diện cho những phần tử hoặc những khu vực rộng lớn hơn [6]

Để được tổng hợp, dữ liệu thô cần phải được chuyển đổi thành các chỉ số Các EPI toàn cầu dựa trên một phương pháp gần đến mục tiêu Chỉ số được đo dựa trên vị trí của nó trong phạm vi được xác lập bởi các quốc gia thực hiện thấp nhất (tương đương với 0 trên thang điểm từ 0-100) và mục tiêu (tương đương với 100) [6]

Điều này có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

(nguồn: CAEP, City U, 2009)

Khoảng cách đến mục tiêu Khoảng cách

quốc tế

Mục tiêu

Thực hiện thấp hơn

Thực hiện tốt hơn

x 100 [6]

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Jay Emerson, A. et al. (2010). 2010 Enviromental Performance Index (online). Yale center for enviroment laws policy, xem ngày 1/5/2015, từ&lt;http:// www.ciesin.org/documents/EPI_2010_report.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2010 Enviromental Performance Index
Tác giả: Jay Emerson, A. et al
Năm: 2010
[5] Tiên, T.T. H., (2012). Xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và sự bền vững môi trường của tỉnh Bình Dương (Thạc sỹ). Viện Tài Nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và sự bền vững môi trường của tỉnh Bình Dương
Tác giả: Tiên, T.T. H
Năm: 2012
[6] Chinese Academy for Enviromental Planing, City University of Hong Kong, YCELP, CIESIN. (eds.) (2009). Toward a China Enviromental Performance Index (CEPI). City university of Hong Kong, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toward a China Enviromental Performance Index (CEPI)
Tác giả: Chinese Academy for Enviromental Planing, City University of Hong Kong, YCELP, CIESIN. (eds.)
Năm: 2009
[7] Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (2011). Đề án Xây dựng mô hình nông thôn mới xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (giai đoạn 2011 - 2020). UBND xã Thạnh Xuân. Tỉnh Hậu Giang , 31 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Xây dựng mô hình nông thôn mới xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Năm: 2011
[8] Cục thống kê tỉnh Hậu Giang (2012). Niên giám thống kê huyện Châu Thành A năm 2011, chi cục thống kê huyện Châu Thành A. Tỉnh Hậu Giang, 81 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Châu Thành A năm 2011
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Hậu Giang
Năm: 2012
[11] Tuyền, T.T. V., (2012). Nghiên cứu xây dựng hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và sự bền vững môi trường của tỉnh Hậu Giang (Thạc sỹ). Viện Tài Nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và sự bền vững môi trường của tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Tuyền, T.T. V
Năm: 2012
[15] Lý, C. Đ, (2006). “Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông”. Science&amp; Technology Development, Enviroment &amp;Resources, Vol.9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông”. "Science "& Technology Development, Enviroment &Resources
Tác giả: Lý, C. Đ
Năm: 2006
[16] Nghị, L. T, (2011). “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh”.Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Nghị, L. T
Năm: 2011
[17] Quang, K. D, (2012). “Lồng ghép tiêu chí môi trường vào chương trình nông thôn mới tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội”.Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lồng ghép tiêu chí môi trường vào chương trình nông thôn mới tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Tác giả: Quang, K. D
Năm: 2012
[18] Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (2011). Tài liệu hỏi và đáp về việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới,. UBND xã Thạnh Xuân. Tỉnh Hậu Giang, 18 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hỏi và đáp về việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới
Tác giả: Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Năm: 2011
[22] Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang (2014), Hội thảo Mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo Mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Năm: 2014
[23] Loan, T.T. V., (2012). Xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và sự bền vững môi trường của thành phố Hà Nội (Thạc sỹ). Viện Tài Nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và sự bền vững môi trường của thành phố Hà Nội
Tác giả: Loan, T.T. V
Năm: 2012
[1] Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Văn phòng Chính phủ, số 1491/2009/QĐ-TTg, Hà Nội Khác
[2] Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (2009). Thông tư hướng hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. BNNPTNT, số54/2009/TT-BNNPTNT, Hà Nội Khác
[4] Hồng, T. Đ. (2012). Định lượng môi trường sống (online), truy cập ngày 22/1/2015, từ:&lt;http://khoahocnet.com/2012/05/11/tran-dang-hong-phd-dinh-luong-moi-truong-song/&gt Khác
[9] Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (2009). Thông tư hướng hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. BNNPTNT, số54/2009/TT-BNNPTNT, Hà Nội Khác
[10] UBND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (2011). về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã Thành Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, số 2624/QĐ,Hậu Giang Khác
[12] Thủ tướng Chính phủ (2010). Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Văn phòng Chính phủ, số800/2010/QĐ-TTg, Hà Nội Khác
[13] Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (2013). Thông tư hướng hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. BNNPTNT, số41/2013/TT-BNNPTNT, Hà Nội Khác
[14] UBND Xã Thạnh Xuân (2015). Báo cáo Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới đến năm 2015 của xã Thạnh Xuân - huyện Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang, số 179/BC – UBND, Hậu Giang Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu và nội dung tương ứng  5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 0.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu và nội dung tương ứng 5.2. Phương pháp nghiên cứu (Trang 21)
Bảng 1.2. Khung chỉ số kết quả hoạt động môi trường EPI năm 2010 theo ĐH  Yale và Columbia [3] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 1.2. Khung chỉ số kết quả hoạt động môi trường EPI năm 2010 theo ĐH Yale và Columbia [3] (Trang 37)
Hình 2.1. Bản đồ hành chánh huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 2.1. Bản đồ hành chánh huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang (Trang 46)
Bảng 3.1. Bộ chỉ thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.1. Bộ chỉ thị sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (Trang 61)
Bảng 3.2. Bộ chỉ thị chất thải, nước thải thu gom xử lý - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.2. Bộ chỉ thị chất thải, nước thải thu gom xử lý (Trang 62)
Bảng 3.3. Bộ chỉ thị các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.3. Bộ chỉ thị các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường (Trang 65)
Bảng 3.5. Bộ chỉ thị đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.5. Bộ chỉ thị đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – (Trang 67)
Bảng 4.1. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã [14] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.1. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã [14] (Trang 72)
Bảng 4.2. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn Quốc gia [14] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.2. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn Quốc gia [14] (Trang 72)
Bảng 4.6. Số hộ sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý rác thải của xã [14] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.6. Số hộ sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý rác thải của xã [14] (Trang 75)
Bảng 4.11. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã có hồ sơ cam kết bảo vệ môi - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.11. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã có hồ sơ cam kết bảo vệ môi (Trang 77)
Bảng 4.12. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký hồ sơ đề án bảo vệ môi - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.12. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký hồ sơ đề án bảo vệ môi (Trang 77)
Bảng 4.14. Số tổ vệ sinh môi trường của xã [14] - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.14. Số tổ vệ sinh môi trường của xã [14] (Trang 79)
Bảng 4.20. Kết quả tính PT - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.20. Kết quả tính PT (Trang 82)
Bảng 4.20. Kết quả tính PT - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.20. Kết quả tính PT (Trang 83)
Bảng 4.22. Thang điểm đánh giá chỉ số thực hiện môi trường cho xã Thạnh - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.22. Thang điểm đánh giá chỉ số thực hiện môi trường cho xã Thạnh (Trang 88)
Hình 5.1. Mô hình lọc nước quy mô hộ gia đình xử lý nước sông và nước ngầm - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 5.1. Mô hình lọc nước quy mô hộ gia đình xử lý nước sông và nước ngầm (Trang 92)
Hình 5.2. Mô hình nhà vệ sinh tự hoại - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 5.2. Mô hình nhà vệ sinh tự hoại (Trang 94)
Hình 5.3. Mô hình hầm biogas đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ  5.1.3.  Giải pháp đối với vấn đề rác thải đƣợc thu gom xử lý trên địa bàn xã - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 5.3. Mô hình hầm biogas đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ 5.1.3. Giải pháp đối với vấn đề rác thải đƣợc thu gom xử lý trên địa bàn xã (Trang 95)
Hình 5.4. Mô hình điểm thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 5.4. Mô hình điểm thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật (Trang 96)
Hình 5.5. Mô hình ủ phân vi sinh ƣa nhiệt từ rác thải sinh hoạt - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 5.5. Mô hình ủ phân vi sinh ƣa nhiệt từ rác thải sinh hoạt (Trang 97)
Hình 5.6. Mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hình 5.6. Mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao (Trang 98)
Bảng I.1. Danh sách người tham gia đánh trọng số - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.1. Danh sách người tham gia đánh trọng số (Trang 109)
Bảng I.3.Thông số: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn Quốc gia - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.3.Thông số: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn Quốc gia (Trang 110)
Bảng I.4. Thông số: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.4. Thông số: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn (Trang 111)
Bảng I.8. Thông số: Số trạm trung chuyển trên địa bàn xã - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.8. Thông số: Số trạm trung chuyển trên địa bàn xã (Trang 113)
Bảng I.9. Thông số: Tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom trên địa bàn xã - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.9. Thông số: Tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom trên địa bàn xã (Trang 113)
Bảng I.12. Thông số: Tỷ lệ hộ thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.12. Thông số: Tỷ lệ hộ thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, (Trang 115)
Bảng I.15. Thông số: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa trên địa bàn xã - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.15. Thông số: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa trên địa bàn xã (Trang 116)
Bảng I.14. Thông số: Tỷ lệ đường ấp được cứng hóa trên địa bàn xã - Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Áp dụng thử nghiệm tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
ng I.14. Thông số: Tỷ lệ đường ấp được cứng hóa trên địa bàn xã (Trang 116)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN