1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tìm hiểu nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của các cấp quản lý ở ngành xây dựng về trách nhiệm xã hội

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của các cấp quản lý ở ngành xây dựng về trách nhiệm xã hội
Tác giả Lê Thị Thanh Xuân, Lại Văn Tài, Trương Thị Lan Anh
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Quản Lý Công Nghiệp
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 487,33 KB

Nội dung

Nhận thức của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài này nhằm bắt đầu những bước khám phá đầu tiên trong việc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Ở NGÀNH XÂY DỰNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Mã số đề tài: T-QLCN-2013-64

Thời gian thực hiện: 06/2013 đến 06/2014

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Thanh Xuân Cán bộ tham gia đề tài: ThS Lại Văn Tài

TS Trương Thị Lan Anh

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 03/2014

Trang 2

Mẫu trang 1:

Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện đề tài

(Ghi rõ học hàm, học vị, đơn vị công tác gồm bộ môn, Khoa/Trung tâm) 1 ThS Lê Thị Thanh Xuân – Bộ môn Tiếp thị và Quản lý – Khoa Quản Lý Công Nghiệp 2 ThS Lại Văn Tài – Bộ môn Tiếp thị và Quản lý – Khoa Quản Lý Công Nghiệp

3 TS Trương Thị Lan Anh – Bộ môn Tiếp thị và Quản lý – Khoa Quản Lý Công Nghiệp

Trang 3

TÓM TẮT

Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR-Corporate Social Responsibility) ở các nước đang phát triển còn rất hạn chế Ngành xây dựng Việt Nam có rất nhiều scandals trong quá trình hoạt động, và những sự cố này đã dẫn đến những câu hỏi về trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng Bài báo này tìm hiểu CSR trong ngành xây dựng thông qua nhận thức của các nhà quản lý về CSR Trong nghiên cứu này, định nghĩa CSR của Carroll (1979, 1991) được sử dụng để làm mô hình nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý trong 09 doanh nghiệp xây dựng là cách thức thu thập thông tin Kết quả cho thấy, mặc dù Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các nhà quản lý vẫn có nhận thức mức độ quan trong của môi trường là một trách nhiệm của các doanh nghiệp Hơn nữa, các nhà quản lý cũng cho rằng các đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp là các kỳ vọng của xã hội Tuy có nhiều điểm mới trong nhận thức của các nhà quản lý về CSR, nhưng họ không nhận thức một cách đầy đủ và có hệ thống Do đó, họ cần nhiều sự hỗ trợ hơn từ nhà nước để có thể áp dụng CSR trong hoạt động kinh doanh thực tế

Trang 4

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành một hoạt động cần được ưu tiên trong hoạt động kinh doanh Số lượng các công ty quan tâm đến CSR ngày càng gia tăng đáng kể Để các doanh nghiệp có thể áp dụng và thống nhất CSR vào chiến lược kinh doanh, điều quan trọng chính là vai trò của lãnh đạo trong việc truyền thông về các hoạt động CSR Hơn nữa, CSR hiện nay được xem là “một việc cần ưu tiên của các lãnh đạo công ty” (Porter và Kramer, 2006)

Các lãnh đạo công ty áp dụng CSR trong hoạt động kinh doanh để làm thỏa mãn các mong đợi của khách hàng nhằm mục tiêu tăng thị phần, tăng sức mạnh thương hiệu, củng cố hình ảnh công ty, nâng cao năng lực công ty để thu hút và duy trì khách hàng, giảm chi phí hoạt động, tăng sự hấp dẫn đối với nhà đều tư (Kotler và Lee, 2005) Tương tự, Paine (1996) cho rằng, các doanh nghiệp cần phát triển các phương pháp khác nhau để phân tích và thực thi các quyết định về CSR CSR cần được phối hợp trong hoạt động kinh doanh như là một lựa chọn mang tính chiến lược của nhà lãnh đạo, và kết quả thu được sẽ là các nguồn tài nguyên như thời gian, năng lực tài chính, tài nguyên con người (Waldman và Siegel, 2008) Trong khi thực thi nhiệm vụ quản lý của mình, các lãnh đạo công ty, đặc biệt là các CEO hình thành văn hóa tổ chức bằng chính các giá trị và tính cách cá nhân của mình (Berson, Oreg và công sự, 2008) Và, chính những điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thức ra quyết định và thực hiện CSR (Agle, Mitchell và công sự, 1999)

Nói một cách khác, người lãnh đạo có một ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chức (sự ảnh hưởng này chỉ sau sự ảnh hưởng của người chủ công ty) Người lãnh đạo hình thành giá trị của tổ chức bằng việc xây dựng các đặc tính công ty thông qua các bài học và giá trị đạo đức (Ciulla, 1999) Vai trò của người lãnh đạo có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến việc anh ta có thể áp dụng CSR vào hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông (Waldman và Siegel, 2008) Hơn nữa, sự ảnh hưởng này không chỉ tác động đến nhân viên, mà còn đến các đối tượng hữu quan khác như khách hàng, nhà nước và cộng đồng (Berson, Oreg và cộng sự, 2008; Waldman và Siegel, 2008)

Mặc dù CSR đã được nghiên cứu từ rất lâu ở các quốc gia đã phát triển, nhưng các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển còn rất hạn chế Đặc biệt, không có nhiều nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của các nhà quản lý về CSR Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, CSR thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý Năm 2005, diễn đàn CSR Việt Nam (http://www.csrvietnamforum.net) được hình thành để cung cấp thông tin về

Trang 5

CSR cho các doanh nghiệp Năm 2008, sự cố công ty Vedan xả nước thải chưa xử lý ra sông Thị Vải lại dấy lên câu hỏi của cộng đồng về các trách nhiệm với xã hội và môi trường của các doanh nghiệp Các nghiên cứu về CSR ở Việt Nam còn rất hạn chế Đặc biệt, đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu nhận thức của các nhà quản lý về CSR

Nghiên cứu này được khảo sát trong ngành xây dựng Có một số lý do dẫn đến việc chọn ngành xây dựng để thực hiện nghiên cứu Lý do thứ nhất là vì ngành xây dựng phát triển rất nhanh trong những năm gần đây và nổi lên nhưng một ngành công nghiệp quan trọng có đóng góp lớn cho sự phát triển của Việt Nam (Quan, 2010) Hơn nữa, vai trò của ngành xây dựng còn được chính phủ đề cao, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam và lực lượng lao động (Bộ, 2009) Ý do thứ hai là vì sự giới hạn trong hoạt động và quản lý các dự án xây dựng đã dẫn đến chất lượng công trình kém, tai nạn lao động, và hiện tượng tham nhũng (Bộ, 2009; Ling, Phạm và cộng sự, 2009) Lý do cuối cùng là vì ngành xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sự ổn định của xã hội (Murray và Dainty, 2009)

Nghiên cứu này giúp bổ sung vào lý thuyết CSR ở các quốc gia đang phát triển bằng cách tìm hiểu nhận thức về CSR của các nhà quản lý ở Việt Nam Nhận thức của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài này nhằm bắt đầu những bước khám phá đầu tiên trong việc nghiên cứu CSR theo chiều sâu nhận thức tại Việt Nam Nghiên cứu này nhận dạng những đánh giá của các nhà quản lý về vai trò của nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong việc hỗ trợ các công ty xây dựng áp dụng CSR vào hoạt động kinh doanh của mình

Việc tìm hiểu nhận thức cá nhân của người quản lý về CSR sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về CSR trong hiểu biết của họ, và cung cấp một nguồn thông tin tham khảo cho quản lý cấp ngành và nhà nước tong việc ban hành các chính sách và quy định luật lệ trong hoạt động thực tế

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Mô hình CSR của Carroll

Trong nghiên cứu thực hiện năm 1979, Carroll đã thống nhất các mặt liên quan của CSR và phát biểu thành một định nghĩa bao gồm tất cả các loại trách nhiệm mà một doanh nghiệp phải thực hiện để thỏa mãn mong đợi của các đối tượng hữu quan Định nghĩa là bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân ái

Trang 6

2.1.1 Trách nhiệm kinh tế

Theo Carroll (1979 , 1991), để có thể tồn tại trong một thị trường cạnh tranh cao, các doanh nghiệp – “những đơn vị kinh tế căn bản” - phải tạo ra lợi nhuận Do đó, rất dễ dàng để thấy rằng “tạo ra lợi nhuận” là một trách nhiệm quan trọng mà một doanh nghiệp phải thực hiện để thỏa mãn các chủ sở hữu doanh nghiệp Các hoạt động “tạo ra lợi nhuận” có thể bao gồm tối đa hóa cổ tức, củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường, hay hoạt động với hiệu năng cao

2.1.2 Trách nhiệm pháp lý

Theo Carroll (1979, 1991), các hoạt động thuộc về trách nhiệm kinh tế phải được hoàn thành trong khuôn khổ của pháp luật Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm cơ bản và nên tảng như trách nhiệm kinh tế và được xác định bởi nhà nước – là cơ quan đại diện cho cộng đồng và toàn dân (Dalton và Cosier, 1982)

2.1.3 Trách nhiệm đạo đức

Theo Carroll (1979), có nhiều vấn đề còn gây tranh cãi trong dư luận và cộng đồng về các hành vi và hoạt động thuộc phạm vi pháp lý hay đạo đức Tuy nhiên, trách nhiệm đạo đức xuất phát từ “các giá trị và chuẩn mực mới xuất hiện” (Theo Carroll, 1991, trang 41) và không thực sự cần thiết văn bản hóa vào luật lệ hay quy định (Carroll 1991, 1998) Cũng chính vì không được văn bản hóa thành luật, những trách nhiệm loại này là không bắt buộc nhưng lại được các đối tượng hữu quan mong đợi và có thể sẽ được chuyển thành các trách nhiệm pháp lý trong tương lai

2.1.4 Trách nhiệm nhân ái

Trách nhiệm nhân ái yêu cầu doanh nghiệp trở thành một công dân tốt trong xã hội (Carroll 1979, 1991) Loại trách nhiệm này không bắt buộc, không được quy định trong các văn bản luật, không được xem là các hoạt động thuộc phạm vi đạo đức CSR không chỉ giới hạn ở các hoạt động từ thiện, nhân ái Các trách nhiệm nhân ái cũng chỉ là một trong số các trách nhiệm của doanh nghiệp

Tóm lại, định nghĩa về CSR của Carroll (1991) cung cấp một khái niệm bao quát và đầy đủ về một doanh nghiệp có trách nhiệm Các trách nhiệm của doanh nghiệp bao gồm cố gắng tạo ra lợi nhuận, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, cư xử có đạo đức, và là một công dân tốt Do tính bao quát và đầy đủ của khái niệm CSR, nghiên cứu này chọn và sử dụng định nghĩa này để hình thành các câu hỏi phỏng vấn, và phát triển khung phân tích dữ liệu

Trang 7

2.2 Các nghiên cứu về CSR ở Việt Nam

Quá trình rà soát các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có rất ít các nghiên cứu và chính sách về CSR ở Việt Nam Nghiên cứu đầu tiên về CSR ở Việt Nam được thực hiện năm 2004 Sau khi thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật “CSR ở Việt Nam”, báo cáo này do Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội thực hiện, với sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới Sau báo cáo này, Trung tâm Pháp Việt (Centre Franco – Vietnamien de Formation A la Gestion) thực hiện một chuỗi các nghiên cứu về CSR và xuất bản năm 2008 Các nghiên cứu tại Việt Nam cho đến nay chủ yếu giới hạn ở các vấn đề về lực lượng lao động, quan hệ lao động, và về môi trường (Chinh 2008, Hương 2008a và 2008b, Nhu 2008)

Từ những vấn đề trong nghiên cứu này có thể nói rằng CSR ở Việt Nam đang được nhận thức tốt hơn, mặc dù chưa bao quát hết các khía cạnh của CSR Hơn nữa, thông tin về CSR ở Việt Nam từ “Diễn đàn CSR Việt Nam” được ghi nhận từ các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tượng hữu quan, tập trung vào các vấn đề về lao động và môi trường, vai trò của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội cho các đối tượng hữu quan

Một đặc điểm chung của các nghiên cứu này là các nghiên cứu đều tập trung vào khảo sát sinh viên ngành quản trị để đánh giá nhận thức của họ về khái niệm CSR và các hoạt động CSR (Thang 2008) Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “CSR gần như là một khái niệm không được biết đến ở Việt Nam” và CSR không được dạy hoặc giới thiệu cho sinh viên ngành quản lý hay kinh doanh Theo kết quả của các khảo sát này, các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp được xem là hoạt động chính của CSR

Dựa vào tổng quan lý thuyết về CSR ở Việt Nam có thể kết luận rằng CSR là một khái niệm mới xuất hiện và hoàn toàn chưa được hiểu và áp dụng rõ ràng, chính xác, và nhất quán trong các quyết định của doanh nghiệp Các nghiên cứu khảo sát chỉ thu thập thông tin từ các sinh viên Các nghiên cứu có đối tượng tham gia là các nhà quản lý còn rất hạn chế

3 Phương pháp luận

Mục đích chính của nghiên cứu này là khảo sát nhận thức của các nhà quản lý về CSR và tìm hiểu môi trường có ảnh hưởng đến nhận thức của họ Do đó, phương pháp chính để thu thập số liệu là hình thức phỏng vấn trực tiếp với các nhà quản lý Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng và hiệu chỉnh dựa theo định nghĩa về CSR của Carroll (1979) Các câu hỏi này nhằm tìm hiểu nhận thức về CSR của người quản lý, sự hiểu biết của họ về các trách nhiệm mà một doanh nghiệp phải thực hiện, và ý kiến

Trang 8

của họ về vai trò của nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp Yếu tố quan trọng của quá trình phỏng vấn chính là để cho người tham gia phỏng vấn nói về suy nghĩ, hiểu biết và ý kiến của họ một cách tự nhiên

Dựa vào mục đích của nghiên cứu này, các khía cạnh khác nhau của nhận thức của các nhà quản lý được tìm hiểu theo chiều sâu Chính vì vậy, mẫu nghiên cứu không cần đại diện của tất cả các cấp quản lý Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được chọn là các nhà quản lý cấp trung Quá trình chọn mẫu nghiên cứu chỉ có yêu cầu về tính đa dạng và đầy đủ của thông tin (Boeije 2010) Do đó, cách lấy mẫu có mục đích và lấy mẫu thuận tiện là hai cách lấy mẫu phù hợp nhất đê có thể thu thập được các quan điểm khác nhau của người tham gia phỏng vấn (Miles và Huberman 1994, trang 27) Để có thể tiếp cận được với đối tượng nghiên cứu phù hợp với yêu cầu, một danh sách các công ty và các nhà quản lý được liệt kê trước khi tiếp cận và thực hiện Tuy nhiên, danh sách này được hiệu chỉnh liên tục trong quá trình thu thập thông tin Bất cứ nhà quản lý nào được những người đang tham gia phỏng vấn giới thiệu đều được bổ sung vào danh sách

Nghiên cứu này tập trung vào các công ty xây dựng, đặc biệt là các công ty thi công – là những công ty có những hoạt động có ảnh hưởng lớn đến xã hội Người tham gia phỏng vấn là các giám đốc dự án, trưởng bộ phận, giám đốc công ty thành viên của chín công ty tham gia khảo sát (xem bảng 1 và bảng 2) Nguyên nhân của việc chọn các nhà quản lý cấp trung là vì quản lý cấp trung trong các công ty xây dựng là những đối tượng phù hợp (Flick, Kardorff và cộng sự 2004) Hơn nữa, các nhà quản lý cấp trung là những người tách mục tiêu công ty thành các mục tiêu nhỏ để thực hiện (Bateman và Scott 2011) Mẫu khảo sát không bao gồm các nhà quản lý cấp thấp Trong ngành xây dựng Việt Nam, các quản lý cấp thấp thường xuyên đổi việc, đổi công ty, đổi theo công trình; do đó mẫu nghiên cứu này không phù hợp Hơn nữa, vai trò của các nhà quản lý cấp thấp trong tổ chức, đặc biệt với vai trò thông tin là rất hạn chế (Jones và George 2008) Chính vì vậy, nhà quản lý cấp thấp không là đối tượng khảo sát của nghiên cứu này

Bảng 1: Thông tin về đối tượng tham gia khảo sát

Quản lý Vị trí quản lý Năm sinh Giới tính Số năm ở vị trí hiện tại

Quản lý A2 Giám đốc công ty thành viên 1956 Nam 16 Quản lý B2 Trưởng phòng dự án 1975 Nam 4 Quản lý C2 Giám đốc dự án 1982 Nam 2 Quản lý E2 Trưởng phòng nhân sự 1975 Nữ <1 Quản lý F1 Giám đốc dự án 1979 Nam 5 Quản lý G1 Giám đốc dự án 1980 Nam 3 Quản lý H2 Giám đốc công ty thành viên 1956 Nam 18

Quản lý J1 Giám đốc dự án 1982 Nam 6 Quản lý K2 Trưởng phòng dự án 1975 Nam 6

Trang 9

Trong số các công ty tham gia khảo sát có 07 công ty thi công, 01 công ty thiết kế và 01 công ty sản xuất vật liệu xây dựng Các công ty trong mẫu khảo sát có hình thức sở hữu khác nhau, bao gồm công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty tư nhân (Xem bảng 2) Quá trình thu thập thông tin được thực hiện trong 6 tháng

Bảng 2: Lĩnh vực hoạt động, độ lớn và hình thức sở hữu của các công ty tham gia khảo

Công ty J Công ty cổ phần Thi công 250 Công ty K Công ty cổ phần Thi công 94 Phân tích chủ điểm (thematic analysis) được sử dụng để phân tích thông tin và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu Theo Gibson và Andrew (2009), phân tích chủ điểm có 3 mục tiêu chính, bao gồm xác định sự đồng nhất, xác định sự khác biệt, và xác định mối quan hệ Với những mục tiêu này, phân tích chủ điểm hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

4 Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện trong ngành xây dựng để tìm hiểu nhận thức của các nhà quản lý về CSR Do đó, phần này sẽ trình bày những vấn đề có liên quan đến CSR được xác định từ thông tin phỏng vấn Các vấn đề thể hiện được tất cả các khía cạnh về CSR từ nhận thức cá nhân của các nhà quản lý Phần này bao gồm hai nội dung chính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, nhận thức của các nhà quản lý về CSR bao gồm các vấn đề được xác định như môi trường, đóng góp cho xã hội, danh tiếng và uy tín công ty, các vấn đền liên quan đến tính kinh tế và pháp lý, các vấn đề về đạo đức và các hoạt động nhân ái Thứ hai là về vai trò của nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong việc khuyến khích các doanh nghiệp vận dụng CSR vào hoạt động kinh doanh của mình

4.1 Nhận thức của các quản lý về CSR 4.1.1 Các vấn đề về môi trường

Một điểm đáng ngạc nhiên là hầu hết những quản lý tham gia nghiên cứu đều đề cập đến các vấn đề về môi trường như là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi

Trang 10

kinh doanh trong ngành xây dựng Khi được hỏi họ nghĩ gì về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH, tức là CSR trong bài), các quản lý đã đề cập đến môi trường, bao gồm môi trường làm việc, môi trường xã hội, và môi trường sinh thái Một số người bàn đến việc cải thiện môi trường như:

“… bất kỳ một doanh nghiệp nào, sau khi thành công ở một mức nào đó, về mặt kinh tế thì phải quay trở lại phục vụ cho cộng đồng, đồng thời phải cải thiện được cải thiện môi trường.” (Quản lý H2, kết quả phỏng vấn)

Trong khi những quản lý khác nhấn mạnh rằng trong khi thi công, hoặc ở các công trường xây dựng, các công ty xây dựng không được làm gì có ảnh hưởng xấu đến môi trường Theo suy nghĩ của một quản lý vẫn còn trẻ:

“Trách nhiệm xã hội (TNXH) là … những việc làm của mình không gây ra những ảnh hưởng đến bên ngoài, người dân, rồi môi trường .” (Quản lý C2, kết quả phỏng vấn)

Tương tự, một quản lý khác chia sẻ ý kiến của mình như sau:

“Mình phải có trách nhiệm thi công một dự án tốt để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.” (Quản lý G1, kết quả nghiên cứu)

Một quản lý trẻ khác ở một công ty xây dựng tư nhân nói rằng:

“Nói chung, theo em, khi mà mình kinh doanh và làm việc thì mình cố gắng làm sao giữ cho môi trường làm việc của mình luôn được sạch đẹp.” (Quản lý F1, kết quả phỏng vấn)

4.1.2 Đóng góp cho xã hội

Đóng góp cho xã hội là vấn đề thường xuyên được nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn sau vấn đề về môi trường Các quản lý thực sự nhận thức được trách nhiệm phải đóng góp cho xã hội của các doanh nghiệp và của các cá nhân – những người làm việc trong các doanh nghiệp này

Các quản lý trong nghiên cứu này chỉ ra rằng một công ty đóng góp cho xã hội

thông qua hoạt động của mình Các chủ điểm được nhắc đến bao gồm “phục vụ cho sự phát triển của xã hội”, “phục vụ cộng đồng”, “tạo lợi ích cho xã hội bằng cách ảnh hưởng vô hình”, và “đóng góp cho xã hội” Các hoạt động khác nhau được đề cập để

thể hiện sự đóng góp cho xã hội của một công ty Các hoạt động CSR được thể hiện chủ yếu thông qua sự nỗ lực của một doanh nghiệp để góp phần tạo ra một xã hội tốt

Trang 11

đẹp hơn trong chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng, mỹ quan đô thị và tài sản xã hội Một quản lý cấp trung ở một doanh nghiệp thi công lớn thể hiện rằng:

“… một cty hoạt động trong XH và có trách nhiệm với nó giống như 1 đứa con có trách nhiệm với gia đình của mình, sinh ra trong gia đình và có trách nhiệm với gia đình EM nghĩ 1 cách đơn giản là như vậy CSR, theo em là, cty tồn tại và phát triển thì cũng phải mang trách nhiệm liên đới VD như cty phát triển ở địa phương nào đó thì giúp cho dân địa phương có công ăn việc làm Hoặc như cty du lịch muốn mở 1 cái resort thì họ góp phần XD cơ sở hạ tầng, nó không chỉ phục vụ cho hoạt động của cty mà nó còn góp phần nào đó cho XH.” (Quản lý E2, kết quả phỏng vấn)

Hoặc, một quản lý khác giải thích sự đóng góp của doanh nghiệp chính là lợi ích vô hình cho xã hội như

“…… người dân TP chiêm ngưỡng những công trình như công trình cao nhất VN hiện nay ở đường Ham Nghi, VD như thế … Đương nhiên, công trình đó do đơn vị khác làm … nhưng đó cũng là một cái hưởng thụ … một cái giá trị về …” (Quản lý B2, kết quả phỏng vấn)

Một số quản lý giải thích rằng trong việc thực hiện CSR, đóng thuế nhiều cũng được xem là một hình thức đóng góp cho xã hội và cộng đồng Một giám đốc dự án ở một doanh nghiệp thi công lớn thể hiện quan điểm của mình như sau:

“Hoạt động có lợi nhuận thì đóng góp qua hình thức thuế cho XH, nhà nước phát triển, thúc đẩy XH phát triển theo.” (Quản lý C2, kết quả phỏng vấn)

Mặc dù hầu hết các đáp viên đều tin rằng loại trách nhiệm này là của doanh nghiệp, nhưng vẫn có những ý kiến cho rằng sự nỗ lực cá nhân cũng có thể đóng góp cho xã hội và cộng đồng thông qua hoạt động của công ty Theo ý kiến của những quản lý này, cần nhấn mạnh khía cạnh chuyên môn khi thực thi công việc để có thể tạo ra những sản phẩm tốt nhất Một quản lý lớn tuổi chỉ ra rằng:

“TNXH thì … theo anh … nó có mấy mặt Thứ nhất, là công việc mình đang làm, đối với TNXH nó như thế nào Đó là về công việc chuyên môn Về phía anh và cty anh, nó là thiết kế và tư vấn Thế thì TN của cty hoặc cá nhân là phải làm tốt mảng chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của XH, và mỗi ngày nó phải mỗi nâng cao lên để mang đế cho XH những sản phẩm tốt nhất Đó là TN về XH Còn TN về chuyên môn, về

Trang 12

cái thực tế mỗi người đang làm như thế nào thì mỗi ngày nó phải tốt hơn Thì đó là TN đối với XH của anh về mặt chuyên môn.” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

4.1.3 Uy tín và danh tiếng công ty

Một vấn đề được hầu hết các quản lý nhắc đến khi nói về CSR là uy tín và danh tiếng của công ty Theo ý kiến của họ, việc xây dựng danh tiếng và uy tín là một trách nhiệm mà các công ty phải thực hiện để phản hồi kỳ vọng của xã hội và cộng đồng Một quản lý lớn tuổi nhấn mạnh rằng:

“Thì lúc đầu người ta đâu có ý thức về trách nhiệm Nhưng dần dà đến một lúc nào đó rồi, người ta cảm thấy là… thật cần phải làm những cái như vậy Trách nhiệm là mình tạo ra một cái uy tín thương hiệu cho mình, cái đó là cái phải làm thôi.” (Quản lý H2, kết quả phỏng vấn)

Tương tự, một quản lý còn trẻ nhấn mạnh rằng:

“…làm sao làm tốt hơn nữa để trở thành một nhà thầu có uy tín, không những ở VN mà còn vươn ra thị trường nước ngoài trong thời gian sắp tới.” (Quản lý F1, kết quả phỏng vấn)

Một điểm quan trọng trong hoạt động kinh doanh là quản lý chất lượng, vì điều này có ảnh hưởng lớn đến danh tiếng và uy tín công ty Quản lý ở một công ty cổ phần nêu ý kiến của mình như sau:

“…để sản phẩm mình làm ra đạt chất lượng Trong quá trình làm thì phải đảm bảo kiểm tra, kiểm soát chất lượng, không để … tránh trường hợp này kia thì ảnh hưởng đến chất lượng công trình, sau này ảnh hưởng uy tín VD công trình làm xong, chống thấm, hoặc là XD xong mà cứ một thời gian sau, 1 tháng 2 tháng gì đó, bị thấm, hay bị nứt gì đó thì sẽ ảnh hưởng.” (Quản lý C2, kết quả phỏng vấn)

4.1.4 Các yếu tố về kinh tế và pháp lý

Tương đồng với tháp CSR của Carroll (1991), các yếu tố kinh tế và pháp lý là hai trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp được tất cả các quản lý tham gia nghiên cứu này đề cập đến

Tất cả các đáp viên nhấn mạnh rằng yếu tố kinh tế là một loại trách nhiệm cực kỳ quan trọng của một doanh nghiệp bởi vì đó mục tiêu chính yếu khi hoạt động kinh doanh Thậm chí có ý kiến cho rằng tạo ra lợi nhuận là loại trách nhiệm duy nhất mà một doanh nghiệp phải thực hiện, đặc biệt trong giai đoạn đầu hoạt động

Trang 13

Tuy nhiên, cách mà các quản lý hiểu và mô tả các trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực kinh tế rất khác nhau Theo quan điểm của các quản lý, trách nhiệm kinh tế thể hiện trong nhiều hoạt động khác nhau như: tạo công ăn việc làm và đảm bảo công việc cho người lao động, tạo ra lợi nhuận, hoạt động có hiệu quả, cung cấp các sản phẩm cho chất lượng và thẩm mỹ, và kinh doanh thành công Đa số các quản lý nhấn mạnh trách nhiệm tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp Một quản lý giải thích như sau:

“Hoạt động hiệu quả, chính xác là 1 trách nhiệm Vì, nói chung là, KD là phải có lợi nhuận, KD mà không có lợi nhuận thì không ai hoạt động hết Hoạt động có lợi nhuận thì đóng góp qua hình thức thuế cho XH, nhà nước phát triển, thúc đẩy XH phát triển theo.” (Quản lý C2, kết quả phỏng vấn)

Một quản lý khác có suy nghĩ tương tự như sau:

“… Hoạt động có lãi có thể được xem là có trách nhiệm với xã hội” (Quản lý J1, kết quả phỏng vấn)

Một vấn đề khác thường xuyên được nhắc đến là tạo công ăn việc làm, đảm bảo việc làm, cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên Một quản lý chỉ ra rằng:

“…Một công ty phải đảm bảo được việc làm cho CNV, cho công nhân, … vì họ có đủ công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập thì người ta sẽ sống tốt hơn.” (Quản lý G1, kết quả phỏng vấn)

Chất lượng của các công trình xây dựng cũng được các nhà quản lý đề cập khi nói về các khía cạnh kinh tế Một kỹ sư-quản lý ở một công ty thiết kế và tư vấn nhấn mạnh như sau:

“TN của cty hoặc cá nhân là phải làm tốt mảng chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của XH, và mỗi ngày nó phải mỗi nâng cao lên để mang đế cho XH những sản phẩm tốt nhất Đó là TN về XH Còn TN về chuyên môn, về cái thực tế mỗi người đang làm như thế nào thì mỗi ngày nó phải tốt hơn Thì đó là TN đối với XH của anh về mặt chuyên môn.” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

Hoặc một quản lý ở một công ty thi công giải thích:

“…KD có lợi nhuận thì có nghĩa là … tạo ra nhiều công trình, những sản phẩm đẹp thì XH phát triển.” (Quản lý C2, kết quả phỏng vấn)

Liên quan đến các vấn đề về pháp lý, các quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này Thậm chí, một vài quản lý còn kết nối trách nhiệm pháp

Trang 14

lý với sự cạnh tranh trên thị trường Do đó, để tồn tại, các doanh nghiệp phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định, luật lệ Đa số các quản lý xác nhận rằng các doanh nghiệp không được phép làm gì sai trái và họ phải thật rõ ràng Ví dụ như các công ty xây dựng phải nhận thức và thực hiện đầy đủ tất cả các yêu cầu của nhà nước, cơ quan quản lý ngành hoặc quy định của các cơ quan nhà nước có liên quan Khi được hỏi về trách nhiệm của một doanh nghiệp với xã hội, một quản lý trẻ ở một công ty thi công thể hiện ý kiến của mình như sau:

“…Mình nghĩ, một công ty làm ăn đàng hoàng, làm ăn tốt, rõ ràng, minh bạch … nói chung như vậy thì đã là giúp ích cho XH nhiều rồi đó …” (Quản lý J1, kết quả phỏng vấn)

Hoặc, một quản lý khác chỉ ra rằng:

“… Còn ngành xây dựng thì ngoài đóng góp về mục đích sử dụng của sản phẩm, thì TNXH là mình phải theo các nguyên tắc và yêu cầu, VD: mua bảo hiểm cho các công trình xung quanh, vì khi xảy ra tai nạn thì các công trình xung quanh bị thiệt hại rất hơn, thiệt hại đó DN không thể đảm đương nổi Việc mua bảo hiểm đó như là một trách nhiệm cho cộng đồng xung quanh.” (Quản lý K2, kết quả phỏng vấn)

Thậm chí có một quản lý giải thích CSR là không được phạm luật khi kinh doanh Ý kiến của quản lý này như sau:

“…Cố gắng đừng vi phạm luật này nọ thì tui nghĩ là trách nhiệm với XH rồi, vì nếu mà có chuyện gì, cty mà sụp thì tui nói 3000 vấn đề sẽ xảy ra.” (Quản lý H2, kết quả phỏng vấn)

Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong quá trình thi công, thiết kế, tư vấn cũng được phân loại vào các vấn đề pháp lý bởi vì các đáp viên cho rằng đó chính là các quy định đặc biệt quan trọng Một quản lý chỉ ra rằng:

“ … nhưng ràng buộc về mặt pháp lý, tiêu chuẩn của nhà nước … anh không được quyền … làm ra khỏi tiêu chuẩn của nhà nước, hoặc là dùng tiêu chuẩn của My, tiêu chuẩn của Anh hoặc của Nhật nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam Ví dụ như hiện nay đang sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ … hết tất cả mọi thứ … nhưng những tiêu chuẩn này phải đáp ứng được tiêu chuẩn của Việt Nam và tất cả mọi thứ đều phải tuân thủ pháp luật Không có một cái gì làm ngoài pháp luật được Ngay cả thiết kế 1 cái dầm, 1 cái đan như thế này là phải tuân thủ hết toàn bộ, đúng tiêu chuẩn!” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

Trang 15

4.1.5 Các yếu tố đạo đức

Khi được hỏi liệu có loại trách nhiệm nào không được quy định trong văn bản luật, nhưng xã hội kỳ vọng các doanh nghiệp thực hiện hay không, hầu hết các đáp viên đều đề cập đến yếu tố đạo đức nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh, cho dù là doanh nghiệp hay cá nhân người hành nghề Theo sự hiểu biết của các quản lý, những vấn đề này được hiểu và thực thi tùy thuộc rất lớn vào mỗi công ty, mỗi cá nhân Nguyên nhân là vì:

“Văn bản là 1 chuyện, mà áp dụng lại đi qua 1 việc khác Có nghĩa là 1 văn bản có thể hiểu nhiều nghĩa khác nhau Trong ngành xây dựng này cũng vậy Trong tiêu chuẩn luôn, tiêu chuẩn nhà nước quy định 1 điều thế này, nhưng mà em đọc khác, anh đọc khác, suy nghĩ khác, cho nên cách áp dụng nó khác nhau, tùy theo mỗi người mà có thể áp dụng ở một cách thức nào đó, nó có 1 điểm chung nhưng vẫn có những điểm riêng của nó Điểm riêng đó thì tùy theo trình độ … người kỹ sư áp dụng như thế nào… Đại đa số là những điểm chung hết nhưng mà có những điều thì phải do bản thân người đó quyết định Cho nên nó đi ra khỏi những văn bản pháp luật, các quy định …” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

Trong phạm vi về CSR, trách nhiệm đạo đức là gì đó “được kỳ vọng hoặc ngăn cản bởi các thành viên trong xã hội, dù rằng những điều đó không được luật quy định” (Carroll 1991) Trên thực tế, các đáp viên đều nhận thấy rõ điều này Khi được hỏi, một quản lý đề cập ngay đến yếu tố lương tâm nghề nghiệp như sau:

“…tâm nghề nghiệp … Thật ra thì cái đó, luật pháp không có bắt buộc, mà chỉ quy định theo các tiêu chuẩn của XD, các luật XD … Thật ra cái đó do thực trạng của từng người thôi Cái đó nó giống như … … nói như thế nào … kiểu như làm hết trách nhiệm của mình, đừng để những cái … lề thói … do … cái đó giống như đạo đức nghề nghiệp Thay vì, mình làm kỹ hơn, đẹp hơn …” (Quản lý B2, kết quả phỏng vấn)

Tuy nhiên, cũng có một quản lý không đồng ý khi được hỏi về đạo đức nghề nghiệp hay lương tâm nghề nghiệp Theo ý kiến của quản lý này, tất cả các quy định đều được thể hiện trên văn bản pháp lý một cách rõ ràng, và không có gì nhiều hơn để mong đợi Các doanh nghiệp và các cá nhân không cần quan tâm điều gì là nên hay không nên làm

Trang 16

4.1.6 Các vấn đề về hoạt động nhân ái

Tất cả các quản lý đều mô tả các hoạt động CSR thông qua các hoạt động từ thiện và nhân đạo như xây dựng nhà tình thương, cấp học bổng, v.v… Một quản lý thể hiện ý kiến của mình như sau:

“ … TNXH là việc trích lợi nhuận của cty đưa qua … như xây nhà ình thương, tình nghĩa, làm công tác nhân đạo, cứu trợ … Đó là 1 TNXH của cty phải làm việc đó, và phải làm Đó là 1 trách nhiệm ngoài chuyên môn Thì trích từ lợi nhuận ra để làm việc đó và trách nhiệm của cty là kêu gọi những người trong cty để tham gia trong việc XHH.” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

Theo quan điểm của một số quản lý, hoạt động nhân ái là một phần hiển nhiên của hoạt động CSR Để trả lời câu hỏi “CSR là gì?”, một quản lý trẻ liệt kê các hoạt động thể hiện CSR như sau:

“…Em nghĩ TNXH có nhiều thứ VD như cty hoạt động thành đạt cũng là có TNXH, vì chị thành đạt nhiều thì đóng thuế nhiều, góp vào ngân sách Hoặc TNXH cũng là tạo điều kiện cho đời sống của nhân viên tốt cũng là một phần hoặc làm các công tác từ thiện … Thì nó có rất nhiều thứ.” (Quản lý K2, kết quả phỏng vấn)

Tuy nhiên, có một số quản lý không cho rằng các hoạt động từ thiện là trách nhiệm của doanh nghiệp Theo ý kiến của những quản lý này, các hoạt động từ thiện là những hoạt động mà các doanh nghiệp nên thực hiện nếu họ có khả năng thực hiện Một quản lý nêu ý kiến của mình như sau:

“Những hoạt động này là sự nhân ái, đó không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp” (Quản lý G1, kết quả phong vấn)

Thậm chí có một quản lý còn nhấn mạnh rằng các hoạt động nhân ái chỉ có thể là trách nhiệm của doanh nghiệp nếu điều này được nêu rõ trong sứ mạng của công ty

“Nếu như vậy, trong sứ mạng của công ty sẽ phải tuyên bố … tui sẽ phải làm việc đó, đúng không? Tôi phải làm từ thiện … tôi phải làm các chương trình XH … ghi như vậy thì rõ ràng là cái trách nhiệm nhưng mà mình nghĩ, sứ mệnh, tầm nhìn của các cty không có ghi như vậy đâu, đúng không? … (Quản lý J1, kết quả phỏng vấn)

Trang 17

4.2 Vai trò của nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp

Tất cả các đáp viên đều nhận thức và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà nước trong việc khuyến khích các doanh nghiệp vận dụng CSR vào hoạt động Tất cả quản lý đều nhận ra vai trò của nhà nước trong việc ban hành các chính sách thúc đầy việc áp dụng CSR để thiết lập một nền tảng pháp lý cho tất cả các công ty, kiểm soát và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng CSR trong hoạt động thực tế

Một vai trò khác của nhà nước mà các ứng viên đề cập đến là vai trò định hướng, dẫn dắt các doanh nghiệp làm quen với các yêu cầu ngày càng cao và để truyền thông các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp ngay khi có thể Một giám đốc dự án thể hiên như sau:

“Tôi nghĩ, vai trò của nhà nước là rất quan trọng trong việc kiểm soát và hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách ban hành các chính sách phù hợp Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc áp dụng CSR” (Quản lý G1, kết quả phỏng vấn)

Hơn nữa, nhà nước còn được mong đợi tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của xã hội bằng việc ban hành các chính sách ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, VD ngành giáo dục Theo quan điểm của các quản lý, lý do chính là vì:

“… ý thức con người mới là cái cơ bản … Chứ anh có văn bản này kia, phạt nặng thì cũng không thay đổi được …” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

Tuy nhiên, từ ý kiến nhận định của các quản lý, hiện tại nhà nước chưa thực hiện vai trò của mình Một quản lý thể hiện ý kiến của mình như sau:

“…Thực ra, nhà nước có vai trò trong việc đưa ra các chính sách, định hướng, còn hỗ trợ thì em thấy là … chưa Hy vọng tương lai sẽ có sự hỗ trợ từ nhà nước.” (Quản lý F1, kết quả phỏng vấn)

Theo ý kiến của các đáp viên, hiệp hội nghề nghiệp chưa có vai trò nào quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận CSR Thậm chí, có hai quản lý không biết và không có thông tin gì về các hiệp hội nghề nghiệp trong ngành xây dựng Khi được hỏi về vai trò của hiệp hội nghề nghiệp trong việc thúc đẩy CSR, hầu hết các đáp viên đều không nêu được ý kiến nào của ngành Cụ thể, các câu trả lời đều có thể được phản ánh quan ý kiến của một quản lý lớn tuổi như sau:

“ Tôi không biết! Tôi chẳng thấy họ có ảnh hưởng hay vai trò gì…” (Quản lý B2, kết quản phỏng vấn)

Trang 18

Theo một quản lý lớn tuổi, các hiệp hội đã từng rất tốt trong nền kinh tế bao cấp và đã từng có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành:

“Trước đây, thời bao cấp, thì những hội đó có phát huy tác dụng, nhưng mà đến bay giờ … những hội đó … hầu như những ảnh hưởng về mặt chuyên môn, thông tin thì rất là ít … Nó giống như 1 hội đồng làm phản biện đối với TP, hay đối với vấn đề chung với cộng đồng Là tiếng nói của nhiều người và họ tập hợp lại để nói … Tuy nhiên hoạt động của những hội này rất hạn chế và thành viên của những hội này không phải là giỏi … Với lại từ mỗi bản thân mỗi cty đều có thể tự giải quyết công việc của mình, không cần đến …” (Quản lý A2, kết quả phỏng vấn)

5 Thảo luận kết quả

Các chủ điểm được xác định trong nghiên cứu này dẫn đến quá trình thảo luận như sau:

Thứ nhất – Mặc dù Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các nhận thức về môi trường của các quản lý được thể hiện khá rõ ràng Các quản lý, cho dù ở lứa tuổi

nào, đều có nhận thức về môi trường, bao gồm môi trường làm việc, môi trường xã hội và môi trường sinh thái; và họ xếp trách nhiệm môi trường là một trong các yếu tố của CSR Tuy nhiên, nhận thức của các quản lý chỉ mới dừng ở việc có những quan tâm ban đầu về môi trường Mặc dù, trên thực tế, công tác thi công ở các công trường xây dựng ở Việt Nam phát sinh nhiều vấn đề trong môi trường; nhưng quan tâm của các quản lý ngành xây dựng chỉ là “không có ảnh hưởng xấu đến môi trường” hoặc “giữ môi trường làm việc sạch sẽ”, chứ chưa có những giải pháp cụ thể trong thi công

Thứ hai – mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng, nhưng có thể ghi nhận được hầu

hết các quản lý ý thức được trách nhiệm của doanh nghiệp và của các cá nhân trong việc đóng góp cho xã hội Một loại trách nhiệm mà các công ty xây dựng phải thực

hiện đó là đóng góp cho xã hội và cộng đồng dân cư, cho dù là tài sản hữu hình như cơ sở hạ tầng, hay lợi ích vô hình như mỹ quan đô thị Nhận thức này có thể được giải thích được bởi vai trò của các công ty xây dựng, đặc biệt là các kỹ sư, kiến trúc sư trong việc thiết kế và phát triển các đô thị và cơ sở hạ tầng Hơn nữa, danh tiếng và uy tín công ty cũng được hiểu là một kỳ vọng của xã hội Lý do để giải thích những suy nghĩ này có thể xuất phát từ việc mong muốn tạo ra một xã hội phồn thịnh

Thứ ba – nhận thức của các quản lý về các trách nhiệm của doanh nghiệp tương đồng với tháp CSR của Carroll (1991) Một mặt, nguyên nhân là vì nhận thức của các

quản lý hoàn toàn tương đồng với tháp CSR của Carroll với hai loại trách nhiệm đầu

Ngày đăng: 24/09/2024, 05:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN