12 2.3 Sử dụng mạng xã hội và chấp nhận công nghệ Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang đến hàng loạt những tính năng và ứng dụng hữu ích trên mạng Internet, đặc biệt trong thời
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mạng xã hội
Mạng xã hội có thể hiểu rộng như là Internet hoặc các thiết bị di động dựa trên không gian xã hội được thiết kế tạo điều kiện thông tin liên lạc, hợp tác và chia sẻ nội dung trên mạng thông qua các kết nối mạng Mạng xã hội cho phép các cá nhân xây dựng một hồ sơ cá nhân công khai hoặc bán công khai trên nền tảng của dịch vụ đó với một danh sách các người dùng khác mà họ chia sẻ kết nối và có thể xem qua các danh sách của những người khác về kết nối được thực hiện thông qua mạng xã hội đó (Ellison &ctg, 2007) Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Mạng xã hội đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các mạng xã hội này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Theo thống kê về số lượng người sử dụng của statista 2015 (Hình 2-1), facebook đang là mạng xã hội có được số lượng người dùng lớn nhất thế giới với hơn 1.4 tỉ tài khoản sử dụng, tiếp sau đó là các mạng xã hội như QQ, WhatsApp, QZone, Google+, Linkedln
Hình 2-1: Số lượng người dùng mạng xã hội (Statista, 2015)
2.1.1 Đặc điểm của mạng xã hội:
Theo một nghiên cứu 2007 được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ đại học Rice, đại học Maryland và viện Max Planck phân tích ra được những đặc điểm của mạng xã hội (Mislove & ctg, 2007) bao gồm:
Dựa trên người dùng: Mạng xã hội được xây dựng và định hướng bởi chính người sử dụng Người dùng sẽ quyết định nội dung của các trang mạng xã hội, sự định hướng nội dung được xác định bởi bất cứ ai tham gia vào mạng xã hội đó Đây là chính là những điều thú vị và tính động tạo nên sự hấp dẫn của mạng xã hội
Tính cá nhân: Mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có một hồ sơ với một trang cá nhân của riêng mình Người dùng có thể thiết lập các thông tin cá nhân, đăng tải các bài viết, trạng thái… và thiết lập tính riêng tư cho nó, có thể công khai toàn bộ hoặc công khai một phần trong giới hạn một số thành phần bạn bè của nó
Tính tương tác: Các thành viên có thể tương tác với nhau thông qua các kênh giao tiếp của mạng xã hội như: trò chuyện, email, tham gia vào các nhóm, hoặc tham gia các trò chơi trực tuyến trên mạng xã hội đó
Tính cộng đồng: Mạng xã hội được xây dựng và duy trì dựa trên các đặc tính của cộng đồng, các nhóm được thiết lập dựa trên sở thích, niềm tin, công việc, học tập… và những đóng góp về kiến thức sẽ giúp phát triển mạng xã hội đó
Tính quan hệ: Mạng xã hội cho phép các thành viên thoải mái lựa chọn và phát triển các mối quan hệ của mình thông qua tính cộng đồng của nó Các thành viên có càng nhiều mối quan hệ trong mạng xã hội thì sẽ có nhiều cơ hội thiết lập thêm nhiều mối quan hệ khác dựa trên mối quan hệ sẵn có của thành viên đó
Tính cảm xúc: Mạng xã hội có một tính năng vượt trội so với những trang web khác, mạng xã hội không những cung cấp nội dung mà nó còn hỗ trợ người dùng chia sẻ thông tin và kèm theo những cảm xúc thông qua trạng thái, biểu tượng và đặc biệt là sự chia sẻ của cộng đồng bạn bè trên mạng xã hội của thành viên đó
Tóm lại, những tính chất trên cho thấy mạng xã hội mang nhiều đặc điểm về xã hội học hơn so với những hệ thống khác như website, blog
Mô hình chấp nhận công nghệ
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), được phát triển bởi Davis (1989) (Hình 2-1) là một trong những mô hình được áp dụng rộng rãi nhất được sử dụng để giải thích sự chấp nhận hệ thống thông tin của các cá nhân TAM là một hệ thống thông tin lý thuyết được chuyển thể từ lý thuyết hành động (TRA), được thiết kế đặc biệt cho mô hình chấp nhận hệ thống thông tin của các người dùng tiềm năng Mục đích của TAM là dự đoán sự chấp nhận và chuẩn đoán các vấn đề thiết kế trước khi người dùng sử dụng thực sự hệ thống thông tin
11 mới Vì vậy, TAM đã được sử dụng rộng rãi cho các mục đích dự đoán, giải thích và tăng sự hiểu biết về sự chấp nhận sử dụng các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực khác nhau TAM cho thấy rằng khi các cá nhân gặp phải các công nghệ hệ thống thông tin mới, hai biến chính ảnh hưởng như thế nào và khi nào khi các cá nhân sẽ sử dụng hệ thống Hai biến chính của TAM là: cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu dụng Cảm nhận hữu dụng được gọi là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất đối với công việc của họ (Davis, 1989) Cảm nhận dễ sử dụng được gọi là “mức độ mà người ta tin rằng sử dụng hệ thống một cách dễ dàng” (Davis, 1989) TAM đề xuất rằng niềm tin vào cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người dùng hệ thống thông tin Thái độ của người dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi dự định để sử dụng và tiếp sau đó là việc sử dụng thực tế hệ thống Cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng cả hai đều có ảnh hưởng đến hành vi dự định Cảm nhận dễ sử dụng cũng ảnh hưởng đến cảm nhận hữu dụng Hành vi dự định cũng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các biến bên ngoài thông qua cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng
Hình 2-1: Mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989)
2.3 Sử dụng mạng xã hội và chấp nhận công nghệ
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang đến hàng loạt những tính năng và ứng dụng hữu ích trên mạng Internet, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của những người dùng ngày càng cao đòi hỏi các ứng dụng trên Internet phải có những yếu tố đặc biệt và quan trọng nhất phải tạo được sự liên kết giữa các cá nhân với nhau vì nhu cầu xã hội của con người là rất lớn Chính vì thế, trong tất cả các ứng dụng, dịch vụ nổi trội nhất vẫn là mạng xã hội Từ khi mạng xã hội ra đời nó đã mang đến những thay đổi tích cực trong đời sống của mọi người, mạng xã hội cung cấp những tính năng cần thiết và hữu ích giúp cho con người có thể chia sẻ thông tin, giao tiếp, mua bán hay quảng bá hình ảnh… tạo sự liên kết xã hội của các thành viên trên mạng xã hội với nhau Từ khi mạng xã hội ra đời, nó đã tạo ra nhiều thay đổi trong cách thức kết nối giữa các cá nhân với nhau và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của các cư dân mạng Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó, một loạt các nghiên cứu xoay quanh vấn đề thói quen, ý định về việc sử dụng mạng xã hội ngày càng được thực hiện nhiều chẳng hạn như Roblyer & ctg năm 2010 nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội Facebook giữa các sinh viên và các nhân viên trong trường đại học để xem xét khả năng sử dụng mạng xã hội phục vụ cho công việc học tập và làm việc của mình Kết quả trong nghiên cứu cho thấy, sinh viên ở trường đại học sử dụng mạng xã hội Facebook thường xuyên hơn để phục vụ hỗ trợ cho công việc trong lớp học nhiều hơn so với các nhân viên trong trường đại học, các nhân viên vẫn sử dụng cách sử dụng truyền thống để trao đổi và làm việc đó là sử dụng thư điện tử Một nghiên cứu khác của Lin & ctg năm 2011 cho thấy dự định tiếp tục sử dụng mạng xã hội hay không phụ thuộc vào tính giải trí của mạng xã hội đó, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng mạng xã hội, bên cạnh đó số lượng các đồng nghiệp và sự hữu dụng của mạng xã hội sẽ tác động mạnh đến dự định tiếp tục sử dụng mạng xã hội của người dùng Nghiên cứu của Kwon & ctg năm 2010 với mô hình chấp nhận công nghệ TAM hiệu chỉnh, cho thấy cảm nhận hữu dụng tác động mạnh đến việc sử dụng mạng xã hội, khi các thành viên trên mạng xã hội tin rằng những cải tiến trên mạng xã hội sẽ làm tăng tính hiệu quả của việc chia sẻ thông tin hoặc kết nối với mọi người của họ Nghiên cứu của Chiu & ctg năm 2013 (Hình 2-2) cho biết kiến trúc chủ trương của
13 mô hình chấp nhận công nghệ TAM phù hợp để thực hiện các nghiên cứu về hành vi trên các trang mạng xã hội
Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu Chiu & ctg, 2013 Kết quả của nghiên cứu này cho biết tính giải trí và mối quan hệ nhận thức sẽ tác động mạnh đến các hành vi ý định tiếp tục sử dụng mạng xã hội Do đó, trong đề tài này sẽ sử dụng các nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội trên nền tảng chủ trương là mô hình chấp nhận công nghệ để nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội
2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự cần thiết để giới thiệu các biến biên ngoài vào mô hình chấp nhận công nghệ để cải thiện và làm tăng sức mạnh giải thích của mô hình (Davis
& ctg, 1989; Venkatesh & ctg, 2003) Trong mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989) không thể hiện rõ ràng các biến bên ngoài vào mô hình được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông qua cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu dụng Do
14 đó, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng để mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ bằng cách thêm các yếu tố bên ngoài vào mô hình, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến đặc điểm hệ thống thông tin Ví dụ, Davis (1993) đã mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm hệ thống Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác động của các biến bên ngoài đều thông qua trung gian qua cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu ích Nghiên cứu còn kết luận rằng bằng cách xem xét các yếu tố khác bên ngoài vào mô hình chấp nhận công nghệ sẽ làm tăng mức độ giải thích mức độ chấp nhận sử dụng của người dùng Bên cạnh đó, một số nghiên cứu kết hợp các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như cá nhân, tổ chức, các thuộc tính hệ thống, các lý thuyết về xã hội vào mô hình chấp nhận công nghệ Ví dụ, nghiên cứu của Chiu & ctg năm 2013, sử dụng các biến ngoại như: Tự thông tin, mối quan hệ, cảm nhận thuận tiện, cảm nhận giải trí vào mô hình chấp nhận công nghệ, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến ngoại tác động trực tiếp đến việc sử dụng mạng xã hội thông qua cảm nhận thuận tiện, cảm nhận giải trí, mối quan hệ có sự tác động trực tiếp đến ý định sử dụng mạng xã hội
Trong đề tài này, mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng cho các mạng xã hội được sử dụng Một mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng bao gồm việc sử dụng thực tế chứ không phải chỉ là một ý định sử dụng, mặc dù hành vi có ý định sử dụng là yếu tố dự báo mạnh nhất về việc sử dụng thực tế (Venkatesh, 2003) được xây dựng Bốn yếu tố bên ngoài bao gồm: bản sắc xã hội, lòng vị tha, hiện diện từ xa và tự hiệu quả tri thức được xem xét đưa vào mô hình chấp nhận công nghệ TAM để kiểm định tác động của các biến này lên việc sử dụng thực tế mạng xã hội của người dùng Bên cạnh đó, cảm nhận khuyến khích được đề xuất thêm vào trong mô hình chấp nhận công nghệ để xem tác động của biến tiềm ẩn này đối với việc sử dụng thực tế mạng xã hội Mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày trong (Hình 2-3)
Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Bản sắc xã hội: được định nghĩa là tri thức của các cá nhân cho rằng họ thuộc về một nhóm cụ thể nào đó, cùng với một số ý nghĩa cảm xúc và giá trị mà người đó có được khi thuộc về các nhóm xã hội nhất định (Abrm & Hogg, 1990) Bản sắc xã hội còn có nghĩa là tương tự như những người khác, nhận thức và hành động như những người khác trong nhóm, nhìn thấy mọi thứ từ quan điểm của nhóm Theo lý thuyết về bản sắc xã hội (Hwang, 2010), một thành viên sẽ cố gắng để duy trì và nâng cao danh tiếng về nhóm mà thành viên đó thuộc về Vì vậy, bản sắc xã hội có thể được miêu tả như một nguyên mẫu của nhóm, các giá trị niềm tin, thái dộ, cảm giác của cá nhân tìm kiếm sự tối ưu cân bằng giữa việc giảm thiểu sự khác nhau trong nhóm của họ và tăng cường sự khác biệt với các nhóm bên ngoài Thành viên có bản sắc xã hội cao sẽ có xu hướng nhận thức ra những tích cực của nhóm họ so với các nhóm khác, và tự họ sẽ có những hình ảnh tích cực về nhóm (Clement et al., 2001) Như vậy giả thuyết chính của lý thuyết bản sắc xã hội là những người có động cơ duy trì và cải tiến hình ảnh bản thân họ như là một thành viên của nhóm (Ely, 1994)
Bản sắc xã hội dẫn đến các cá nhân nhận thức họ trong ngữ cảnh là những đặc trưng của họ chia sẻ với các thành viên khác hơn là sự khác biệt của họ (Shen et al., 2010), điều này góp phần làm mờ đi sự khác biệt giữa cá nhân và nhóm Trong nghiên cứu này, bản sắc xã hội là nhận thức của các thành viên thuộc về nhóm xã hội đó là các cộng đồng, hội, nhóm nơi mà các thành viên có động lực tương tác với những người khác thông qua mạng xã hội Bagozzie &Dholakia (2002) xác nhận rằng bản sắc xã hội thúc đẩy sự tham gia tương tác trực tuyến bằng cách tăng cường “we-intention” – nghĩa là cam kết của các cá nhân tham gia vào hành động chung, nó liên quan đến một thỏa thuận ngầm định hay rõ ràng giữa các thành viên tham gia vào các hành động chung Bản sắc xã hội cho thấy sự bao hàm cảm xúc đối với cộng đồng ảo, nuôi dưỡng lòng trung thành, các hành vi công dân của các thành viên trên đó Trong nghiên cứu này, bản sắc xã hội kỳ vọng sẽ tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng và cảm nhận khuyến khích
H1a: Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
H1b: Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H1c: Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Lòng vị tha: là mối quan tâm vô tư và vô vị lợi cho hạnh phúc của người khác (Oxford
Dictionary), lòng vị tha tạo ra một sức mạnh trong mối quan hệ trên các mạng xã hội thông qua mối quan hệ giữa các thành viên với nhau (Curry O &ctg, 2012) Lòng vị tha được phân chia thành 2 loại: lòng vị tha trong dòng họ (Kin Altruism) và lòng vị tha đối xứng (Reciprocal Altruism) Trong đó, lòng vị tha trong dòng họ liên quan đến các xu hướng cảm thấy đồng cảm và gắn bó với người thân để tạo nên những cơ hội riêng cho mình, lòng vị tha đối xứng liên quan đến việc giúp đỡ người khác dựa trên niềm tin rằng những người được giúp đỡ này, họ sẽ giúp đỡ lại mình trong tương lai Trên mạng xã hội, ta thấy được người sử dụng đều mang đặc điểm của 2 loại lòng vị tha này, ví dụ: Mạng xã hội
Google + cung cấp cho người sử dụng chức năng thiết lập mối quan hệ với những người khác (bạn bè, gia đình, người quen…) để giúp cho người sử dụng dễ dàng trong việc trao đổi và ứng xử Lòng vị tha cho thấy sự gắn kết của các thành viên trong mạng xã hội và các hành vi tạo ra một quan hệ tốt hơn trên mạng xã hội Lòng vị tha trong thực tế là một nhân tố phức tạp và cũng là một nhân tố chính yếu đại diện để giải thích hành vi của con người (Rachlin, 2002) Để minh họa lòng vị tha trong mô hình chấp nhận công nghệ, lòng vị tha cần được sự hỗ trợ bởi một cấu trúc cảm nhận như: cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng, cảm nhận khuyến khích để làm tăng sức mạnh giá trị để giải thích cho việc sử dụng thực tế mạng xã hội Trong nghiên cứu này, lòng vị tha được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích và cảm nhận khuyến khích
H2a: Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội H2b: Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H2c: Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Hiện diện từ xa: được sử dụng để mô tả cảm giác của một người đang hiện diện trong một thế giới ảo (Held & Durlach, 1992; Steuer, 1995) Khái niệm về hiện diện từ xa trở thành một thành phần quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về cách mọi người truyền đạt kinh nghiệm thông qua môi trường thực tế ảo hoặc môi trường trung gian (Steuer, 1995) Nói cách khác, hiện diện từ xa có nghĩa là cá nhân họ cảm thấy mình đang ở xa hơn nơi họ đang ở hiện tại (Kim & Biocca, 2004) Trên mạng xã hội, hiện diện từ xa có thể đóng góp cho người dùng một giao diện thống nhất và tự nhiên Đặc biệt, sử dụng các chức năng của hiện diện từ xa, người dùng có thể cảm nhận các thành viên khác trên mạng xã hội nhận được các liên lạc nhanh chóng, hiệu quả mà không bị cản trở bởi các yếu tố tâm lý Kim và Biocca giả thuyết nghiên cứu Gerrig rằng thông tin trong một môi trường trung gian là dễ tiếp cận hơn khi một người sử dụng cảm thấy hiện diện trong môi trường ảo hơn khi thành viên đó cảm thấy trong môi trường vật lý (Gerrig, 1993; Kim &Biocca, 2004) Theo đó, đề tài giả định rằng, trong dịch vụ mạng xã hội, người sử dụng tiếp xúc trong một môi trường ảo có thể cảm nhận được tính hữu dụng để làm cho người dùng cảm thấy xây dựng
18 được mối quan hệ với các thành viên khác đang ở xa Trong khi đó, một người nếu cảm nhận được hiện diện từ xa họ có nhiều khả năng có được những sự khích lệ từ những người khác Do đó, trong nghiên cứu này, hiện diện từ xa được kỳ vọng sẽ có tác động dương lên cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng và cảm nhận khuyến khích
H3a: Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
H3b: Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H3c: Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự cần thiết để giới thiệu các biến biên ngoài vào mô hình chấp nhận công nghệ để cải thiện và làm tăng sức mạnh giải thích của mô hình (Davis
& ctg, 1989; Venkatesh & ctg, 2003) Trong mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989) không thể hiện rõ ràng các biến bên ngoài vào mô hình được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông qua cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu dụng Do
14 đó, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng để mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ bằng cách thêm các yếu tố bên ngoài vào mô hình, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến đặc điểm hệ thống thông tin Ví dụ, Davis (1993) đã mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm hệ thống Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác động của các biến bên ngoài đều thông qua trung gian qua cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu ích Nghiên cứu còn kết luận rằng bằng cách xem xét các yếu tố khác bên ngoài vào mô hình chấp nhận công nghệ sẽ làm tăng mức độ giải thích mức độ chấp nhận sử dụng của người dùng Bên cạnh đó, một số nghiên cứu kết hợp các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như cá nhân, tổ chức, các thuộc tính hệ thống, các lý thuyết về xã hội vào mô hình chấp nhận công nghệ Ví dụ, nghiên cứu của Chiu & ctg năm 2013, sử dụng các biến ngoại như: Tự thông tin, mối quan hệ, cảm nhận thuận tiện, cảm nhận giải trí vào mô hình chấp nhận công nghệ, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến ngoại tác động trực tiếp đến việc sử dụng mạng xã hội thông qua cảm nhận thuận tiện, cảm nhận giải trí, mối quan hệ có sự tác động trực tiếp đến ý định sử dụng mạng xã hội
Trong đề tài này, mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng cho các mạng xã hội được sử dụng Một mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng bao gồm việc sử dụng thực tế chứ không phải chỉ là một ý định sử dụng, mặc dù hành vi có ý định sử dụng là yếu tố dự báo mạnh nhất về việc sử dụng thực tế (Venkatesh, 2003) được xây dựng Bốn yếu tố bên ngoài bao gồm: bản sắc xã hội, lòng vị tha, hiện diện từ xa và tự hiệu quả tri thức được xem xét đưa vào mô hình chấp nhận công nghệ TAM để kiểm định tác động của các biến này lên việc sử dụng thực tế mạng xã hội của người dùng Bên cạnh đó, cảm nhận khuyến khích được đề xuất thêm vào trong mô hình chấp nhận công nghệ để xem tác động của biến tiềm ẩn này đối với việc sử dụng thực tế mạng xã hội Mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày trong (Hình 2-3)
Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Bản sắc xã hội: được định nghĩa là tri thức của các cá nhân cho rằng họ thuộc về một nhóm cụ thể nào đó, cùng với một số ý nghĩa cảm xúc và giá trị mà người đó có được khi thuộc về các nhóm xã hội nhất định (Abrm & Hogg, 1990) Bản sắc xã hội còn có nghĩa là tương tự như những người khác, nhận thức và hành động như những người khác trong nhóm, nhìn thấy mọi thứ từ quan điểm của nhóm Theo lý thuyết về bản sắc xã hội (Hwang, 2010), một thành viên sẽ cố gắng để duy trì và nâng cao danh tiếng về nhóm mà thành viên đó thuộc về Vì vậy, bản sắc xã hội có thể được miêu tả như một nguyên mẫu của nhóm, các giá trị niềm tin, thái dộ, cảm giác của cá nhân tìm kiếm sự tối ưu cân bằng giữa việc giảm thiểu sự khác nhau trong nhóm của họ và tăng cường sự khác biệt với các nhóm bên ngoài Thành viên có bản sắc xã hội cao sẽ có xu hướng nhận thức ra những tích cực của nhóm họ so với các nhóm khác, và tự họ sẽ có những hình ảnh tích cực về nhóm (Clement et al., 2001) Như vậy giả thuyết chính của lý thuyết bản sắc xã hội là những người có động cơ duy trì và cải tiến hình ảnh bản thân họ như là một thành viên của nhóm (Ely, 1994)
Bản sắc xã hội dẫn đến các cá nhân nhận thức họ trong ngữ cảnh là những đặc trưng của họ chia sẻ với các thành viên khác hơn là sự khác biệt của họ (Shen et al., 2010), điều này góp phần làm mờ đi sự khác biệt giữa cá nhân và nhóm Trong nghiên cứu này, bản sắc xã hội là nhận thức của các thành viên thuộc về nhóm xã hội đó là các cộng đồng, hội, nhóm nơi mà các thành viên có động lực tương tác với những người khác thông qua mạng xã hội Bagozzie &Dholakia (2002) xác nhận rằng bản sắc xã hội thúc đẩy sự tham gia tương tác trực tuyến bằng cách tăng cường “we-intention” – nghĩa là cam kết của các cá nhân tham gia vào hành động chung, nó liên quan đến một thỏa thuận ngầm định hay rõ ràng giữa các thành viên tham gia vào các hành động chung Bản sắc xã hội cho thấy sự bao hàm cảm xúc đối với cộng đồng ảo, nuôi dưỡng lòng trung thành, các hành vi công dân của các thành viên trên đó Trong nghiên cứu này, bản sắc xã hội kỳ vọng sẽ tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng và cảm nhận khuyến khích
H1a: Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
H1b: Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H1c: Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Lòng vị tha: là mối quan tâm vô tư và vô vị lợi cho hạnh phúc của người khác (Oxford
Dictionary), lòng vị tha tạo ra một sức mạnh trong mối quan hệ trên các mạng xã hội thông qua mối quan hệ giữa các thành viên với nhau (Curry O &ctg, 2012) Lòng vị tha được phân chia thành 2 loại: lòng vị tha trong dòng họ (Kin Altruism) và lòng vị tha đối xứng (Reciprocal Altruism) Trong đó, lòng vị tha trong dòng họ liên quan đến các xu hướng cảm thấy đồng cảm và gắn bó với người thân để tạo nên những cơ hội riêng cho mình, lòng vị tha đối xứng liên quan đến việc giúp đỡ người khác dựa trên niềm tin rằng những người được giúp đỡ này, họ sẽ giúp đỡ lại mình trong tương lai Trên mạng xã hội, ta thấy được người sử dụng đều mang đặc điểm của 2 loại lòng vị tha này, ví dụ: Mạng xã hội
Google + cung cấp cho người sử dụng chức năng thiết lập mối quan hệ với những người khác (bạn bè, gia đình, người quen…) để giúp cho người sử dụng dễ dàng trong việc trao đổi và ứng xử Lòng vị tha cho thấy sự gắn kết của các thành viên trong mạng xã hội và các hành vi tạo ra một quan hệ tốt hơn trên mạng xã hội Lòng vị tha trong thực tế là một nhân tố phức tạp và cũng là một nhân tố chính yếu đại diện để giải thích hành vi của con người (Rachlin, 2002) Để minh họa lòng vị tha trong mô hình chấp nhận công nghệ, lòng vị tha cần được sự hỗ trợ bởi một cấu trúc cảm nhận như: cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng, cảm nhận khuyến khích để làm tăng sức mạnh giá trị để giải thích cho việc sử dụng thực tế mạng xã hội Trong nghiên cứu này, lòng vị tha được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích và cảm nhận khuyến khích
H2a: Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội H2b: Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H2c: Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Hiện diện từ xa: được sử dụng để mô tả cảm giác của một người đang hiện diện trong một thế giới ảo (Held & Durlach, 1992; Steuer, 1995) Khái niệm về hiện diện từ xa trở thành một thành phần quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về cách mọi người truyền đạt kinh nghiệm thông qua môi trường thực tế ảo hoặc môi trường trung gian (Steuer, 1995) Nói cách khác, hiện diện từ xa có nghĩa là cá nhân họ cảm thấy mình đang ở xa hơn nơi họ đang ở hiện tại (Kim & Biocca, 2004) Trên mạng xã hội, hiện diện từ xa có thể đóng góp cho người dùng một giao diện thống nhất và tự nhiên Đặc biệt, sử dụng các chức năng của hiện diện từ xa, người dùng có thể cảm nhận các thành viên khác trên mạng xã hội nhận được các liên lạc nhanh chóng, hiệu quả mà không bị cản trở bởi các yếu tố tâm lý Kim và Biocca giả thuyết nghiên cứu Gerrig rằng thông tin trong một môi trường trung gian là dễ tiếp cận hơn khi một người sử dụng cảm thấy hiện diện trong môi trường ảo hơn khi thành viên đó cảm thấy trong môi trường vật lý (Gerrig, 1993; Kim &Biocca, 2004) Theo đó, đề tài giả định rằng, trong dịch vụ mạng xã hội, người sử dụng tiếp xúc trong một môi trường ảo có thể cảm nhận được tính hữu dụng để làm cho người dùng cảm thấy xây dựng
18 được mối quan hệ với các thành viên khác đang ở xa Trong khi đó, một người nếu cảm nhận được hiện diện từ xa họ có nhiều khả năng có được những sự khích lệ từ những người khác Do đó, trong nghiên cứu này, hiện diện từ xa được kỳ vọng sẽ có tác động dương lên cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng và cảm nhận khuyến khích
H3a: Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
H3b: Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H3c: Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Tự hiệu quả: là niềm tin của con người về khả năng của mình có thể tạo ra một mức độ thể hiện mà nó có ảnh hưởng đến các sự kiện trong cuộc sống của họ Niềm tin tự hiệu quả xác định cách mà mọi người cảm thấy, suy nghĩ, thúc đẩy mình cư xử Niềm tin như thế tạo ra những hiệu ứng khác nhau thông qua bốn quá trình lớn: quá trình nhận thức, động lực, tình cảm và lựa chọn (Bandura, 1994) Tự hiệu quả là một hình thức tự đánh giá có ảnh hưởng đến quyết định về những hành vi thực hiện, số lượng nỗ lực và sự kiên trì để đưa ra khi phải đối mặt với những trở ngại, thể hiện quyền làm chủ của hành vi (Bandura, 1982) Nhìn chung, tự hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến động cơ và hành vi của các cá nhân Những người có tự hiệu quả cao sẽ có nhiều khả năng để thực hiện hành vi có liên quan nhiều hơn so với những người có tự hiệu quả thấp (Hsu, 2007) Gần đây hơn, các khái niệm về tự hiệu quả đã được áp dụng để quản lý tri thức để xác nhận hiệu quả của niềm tin của hiệu quả cá nhân trong việc chia sẻ tri thức, đó là tự hiệu quả tri thức Tự hiệu quả tri thức là khả năng tạo ra tri thức mà có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ cũng như các thành viên khác trong mạng xã hội, việc này sẽ thúc đẩy và ảnh hưởng đến việc người sử dụng tham gia tích cực vào mạng xã hội và kết nối với các thành viên khác thông qua việc chia sẻ những kiến thức của mình Trên mạng xã hội, tự hiệu quả tri thức sẽ tác động đến việc sử dụng thực tế mạng xã hội, người có tự hiệu quả tri thức
19 cao, sẽ tự tin với những kiến thức của mình và cảm thấy dễ dàng trong việc sử dụng mạng xã hội, cảm nhận được tính hữu dụng của dịch vụ mình đang sử dụng và đặc biệt, những người có tự hiệu quả tri thức cao sẽ sử dụng kiến thức của mình hỗ trợ giúp đỡ, khuyến khích các thành viên khác, từ đây sẽ làm tăng giá trị của cảm nhận khuyến khích đối với việc sử dụng mạng xã hội Trong nghiên cứu này, tự hiệu quả tri thức được kỳ vọng sẽ tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu dụng và cảm nhận khuyến khích
H4a: Tự hiệu quả tri thức sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
H4b: Tự hiệu quả tri thức sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H4c: Tự hiệu quả tri thức sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội
Cảm nhận dễ sử dụng: là mức độ mà người ta tin rằng sử dụng hệ thống một cách dễ dàng
(Davis, 1989) Trong nghiên cứu này, nhận thức dễ sử dụng là nhận thức mà người ta tin rằng dịch vụ mạng xã hội là dễ dàng sử dụng mà không cần phải cố gắng nhiều để sử dụng nó Mô hình chấp nhận công nghệ nhận xét rằng, nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ sử dụng và cũng ảnh hưởng gián tiếp đến thái độ sử dụng thông qua nhận thức hữu dụng
H5: Cảm nhận dễ sử dụng sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
H7: Cảm nhận dễ sử dụng sẽ có tác động dương đến sử dụng thực tế của mạng xã hội
Cảm nhận khuyến khích: là một loại hỗ trợ xã hội vô hình, khuyến khích không giống như tài chính hoặc hỗ trợ vật chất để cung cấp cho một người nào đó bằng cách chăm sóc sức khỏe tâm lý Thông qua sự khuyến khích, mọi người có thể thoát khỏi những kích thích tiêu cực hoặc phục hồi lại trạng thái ban đầu sau những căng thẳng (Heitzmann & Kaplan,
Tóm tắt
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về khái niệm và đặc điểm về mạng xã hội, việc sử dụng mạng xã hội dựa trên nền tảng mô hình chấp nhận công nghệ Trên cơ sở này, một mô hình nghiên cứu đề xuất và chín giả thuyết được đưa ra Nghiên cứu này cho rằng các tiền tố bản sắc xã hội (SI), lòng vị tha (AT), hiện diện từ xa (TP) và tự hiệu quả tri thức (KS) sẽ tác động vào việc sử dụng mạng xã hội thông qua: cảm nhận dễ sử dụng (PE), cảm nhận hữu dụng (PU) và cảm nhận khuyến khích (PC) Chương tiếp theo trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu để kiểm định mô hình nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Đề tài sẽ được thực hiện thông qua hai giai đoạn (Hình 3-1): nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Tiến độ thực hiện các nghiên cứu được trình bày trong bảng 3-1
Phương pháp Kỹ thuật Thời gian Địa điểm
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm 01/2015 Việt Nam Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 02/2015 Việt Nam
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 02-05/2015 Việt Nam
Bảng 3-1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu Quy trình nghiên cứu:
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu và hiệu chỉnh từ Thọ, N Đ &ctg (2011)
Như trong trình bày ở Hình 3-1, quy trình nghiên cứu được hiệu chỉnh từ Thọ &ctg năm
Bước 1: Điều chỉnh thang đo
Quy trình điều chỉnh thang đo trong nghiên cứu này dựa vào quy trình Churchill (1979) đưa ra Tuy nhiên, phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (comfirmatory factor
23 analysis) được sử dụng để đánh giá giá trị của thang đo thay cho phương pháp truyền thống MTMM (multitrait multimethod) do Churchill đề nghị Thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ và các biến ngoại được bổ sung vào dựa trên các nghiên cứu của Wallace & ctg năm 2014, Kwon & ctg năm 2010, Chen & ctg năm
2009 và Cheung & ctg năm 2011 Trên cơ sở này, một tập hợp các biến quan sát (thang đo nháp 1) được đưa ra để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu)
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ
Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, có thể các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển chưa thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam, cho nên tập các thang đo được điều chỉnh và bổ sung thông qua thảo luận nhóm tập trung và thảo luận tay đôi (Nghiên cứu sơ bộ định tính) Thông qua kết quả của nghiên cứu này thang đo nháp 1 được điều chỉnh và nó được gọi là thang đo nháp 2
Thang đo nháp 2 được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với một mẫu có kích thước n 0 Các thang đo này được điều chỉnh thông qua kỹ thuật chính: (1) phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Trong phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation)
0.3) nhưng nhỏ hơn nhiều so với các biến khác trong phân tích cronbach’s alpha Thang đo sử dụng thực tế AU có biến quan sát AU3 không đạt yêu cầu trong phân tích nhân tố khám phá EFA bị loại, hệ số cronbach’s alpha của nhân tố này được tính lại Cụ thể là cronbach’s alpha của thang đo sử dụng thực tế AU là 0.790
Thảo luận kết quả
Các giả thuyết được chấp nhận và bác bỏ được trình bày trong bảng 4-36
Giả thuyết Phát biểu Kết quả
Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội Ủng hộ
Bản sắc xã hội sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội Ủng hộ
Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội Ủng hộ
Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội Không ủng hộ H2c
Lòng vị tha sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội Ủng hộ
Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
Hiện diện từ xa sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội Ủng hộ
Tự hiệu quả tri thức sẽ có tác động dương đến cảm nhận dễ sử dụng của mạng xã hội
Tự hiệu quả tri thức sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội
Tự hiệu quả tri thức sẽ có tác động dương đến cảm nhận khuyến khích của mạng xã hội Ủng hộ
Cảm nhận dễ sử dụng sẽ có tác động dương đến cảm nhận hữu dụng của mạng xã hội Ủng hộ
Cảm nhận khuyến khích sẽ có tác động dương đến nhận thức hữu dụng của mạng xã hội Ủng hộ
Cảm nhận dễ sử dụng sẽ có tác động dương đến sử dụng thực tế của mạng xã hội Ủng hộ
Cảm nhận hữu dụng sẽ có tác động dương đến sử dụng thực tế của mạng xã hội Ủng hộ
Cảm nhận khuyến khích sẽ có tác động dương đến sử dụng thực tế của mạng xã hội Ủng hộ
Bảng 4-36: Kết quả kiểm định giả thuyết Kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu cho thấy, bản sắc xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận hữu dụng và cảm nhận khuyến khích Nghĩa là, người sử dụng mạng xã hội trong một nhóm bản sắc văn hóa nào đó sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành viên khác bằng cách khuyến khích các thành viên trong cùng nhóm bản sắc xã hội của mình, điều này làm tăng giá trị cảm nhận khuyến khích đồng thời cũng sẽ làm tăng thêm giá trị của
82 cảm nhận hữu dụng khi những người trong cùng một nhóm bản sắc xã hội muốn thể hiện mình thuộc về nhóm xã hội đó (giả thuyết h1b và h1c) Tiếp theo, lòng vị tha ảnh hưởng gián tiếp đến cảm nhận hữu dụng thông qua cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận khuyến khích Nghĩa là, người sử dụng có lòng vị tha thường đưa ra những lời khuyến khích giúp đỡ người khác, giúp cho các thành viên khác tăng giá trị cảm nhận khuyến khích khi họ tham gia vào mạng xã hội Một người dùng nhận thấy mạng xã hội là một dịch vụ hữu ích họ sẽ chia sẻ và khuyến khích những người khác tham gia vào mạng xã hội đó Lòng vị tha cũng tác động đến cảm nhận dễ sử dụng, nó giúp cho các thành viên tham gia trên mạng xã hội cảm nhận được sử dụng mạng xã hội một cách dễ dàng mà không cần phải cố gắng nhiều, điều này cũng làm tăng giá trị của cảm nhận hữu dụng khi một người dùng nào đó cảm nhận mạng xã hội dễ sử dụng họ sẽ cảm thấy dịch vụ mạng xã hội này hữu ích hơn (giả thuyết h2a, h2c) Kế đến, hiện diện từ xa tác động gián tiếp đến cảm nhận hữu dụng thông qua cảm nhận khuyến khích Công nghệ phát triển cho phép các cá nhân sử dụng mạng xã hội gửi và nhận một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, điều này cho thấy, hiện diện từ xa tác động đến cảm nhận khuyến khích Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội cho phép nhấn mạnh sự hiện diện của các thành viên khác để tạo cho họ có điều kiện giao tiếp một cách dễ dàng và thuận tiên hơn nhờ Internet (Cheung, 2011) Ví dụ như, sự hiện diện của các thành viên khác trên mạng xã hội có thể được nhìn thấy bởi các chức năng newsfeed, nó lưu giữ các hành động của bạn bè khi họ đăng nhập và mạng xã hội (giả thuyết 3c) Tiếp đó, tự hiệu quả tri thức tác động gián tiếp đến cảm nhận hữu dụng thông qua cảm nhận khuyến khích Nghĩa là, khi một thành viên có hiệu quả tri thức cao, họ dễ dàng sử dụng tri thức của mình để đưa ra những lời khuyên, khuyến khích các thành viên khác trên mạng xã hội, điều này sẽ làm tăng giá trị của cảm nhận khuyến khích, đồng thời tác động lên cảm nhận hữu dụng (giả thuyết 4c) Kế đến, ta thấy cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận khuyến khích đều có tác động trực tiếp đến cảm nhận hữu dụng (giả thuyết h5, h6) điều này dễ dàng nhận thấy, khi một thành viên đó trên mạng xã hội cảm nhận dịch vụ mạng xã hội là một dịch vụ dễ dàng sử dụng không cần phải nổ lực cố gắng quá nhiều để học cách sử dụng nó, thì lúc này giá trị về cảm nhận hữu dụng của họ cũng sẽ tăng lên Bên cạnh, cảm nhận khuyến khích cũng tương tự như vậy, khi một thành viên nào đó của mạng
83 xã hội cảm nhận được mạng xã hội là một dịch vụ hữu ích, cần thiết cho mọi người sử dụng trong công việc, học tập, giải trí thì những thành viên đó có xu hướng sẽ mời gọi, khuyến khích những người mình tham gia vào mạng xã hội đó Cuối cùng, việc sử dụng thực tế mạng xã hội bị tác động trực tiếp bởi cảm nhận dễ sử dụng (giả thuyết h7) và cảm nhận hữu dụng (giả thuyết h8), điều này cũng đồng nghĩa với việc mô hình chấp nhận công nghệ hoàn toàn thích hợp để giải thích việc sử dụng mạng xã hội của người sử dụng và cũng cho kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu của Chiu & ctg năm 2013 Riêng cảm nhận khuyến khích tác động trực tiếp đến việc sử dụng thực tế mạng xã hội (giả thuyết h9), điều này cũng cho thấy khi một thành viên tham gia vào một mạng xã hội, họ sẽ có xu hương mời gọi và khuyến khích các đối tượng khác tham gia vào mạng xã hội mà họ đã tham gia
Kết quả phân tích đa nhóm được trình bày ở phần trên cho thấy, nhóm giới tính có sự khác biệt về việc sử dụng mạng xã hội, hai điểm khác biệt ở đây chủ yếu ở việc cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận khuyến khích Ở giới tính nam, họ sẽ sử dụng mạng xã hội khi họ cảm nhận được sự khuyến khích từ một hay nhiều thành viên khách trên mạng xã hội đó, yếu tố về cảm nhận dễ sử dụng mạng xã hội không có ý nghĩa đối với nhóm giới tính này Điều này cũng ngụ ý rằng, các bạn nam giới có xu hướng không quan tâm đến việc mạng xã hội có dễ dàng sử dụng hay không mà họ chỉ quan tâm đến cảm nhận khuyến khích, khi họ nhận được những lời mời hoặc những chia sẻ về mạng xã hội, họ sẽ có xu hướng sử dụng mạng xã hội Ngược lại, giới tính nữ không quan tâm đến cảm nhận khuyến khích, họ sẽ dễ dàng sử dụng mạng xã hội hơn khi cảm nhận mạng xã hội là dễ dàng sử dụng, không cần phải tốn quá nhiều thời gian để học cách sử dụng mạng xã hội đó Ở nhóm trình độ, cũng cho thấy sự khác biệt khá lớn về việc sử dụng mạng xã hội, trong khi nhóm trình độ trên đại học (từ đại học trở lên) yếu tố về cảm nhận khuyến khích có sự tác động mạnh nhất đến việc sử dụng mạng xã hội mà yếu tố cảm nhận dễ sử dụng không có ý nghĩa Điều này cho thấy, nhóm người có trình độ trên đại học họ sẽ có xu hướng chia sẻ, khuyến khích những người khác tham gia vào mạng xã hội, nơi mà họ có thể sử dụng những tri thức của mình để khuyến khích người khác và tìm ra được những lời động viên, chia sẻ khác để tiếp
84 tục sử dụng mạng xã hội Bên cạnh đó, cảm nhận dễ sử dụng không tác động đến việc sử dụng mạng xã hội ở nhóm này, điều này cho thấy, nhóm người có trình độ trên đại học họ sẽ không quá khó khăn để sử dụng mạng xã hội nên yếu tố cảm nhận dễ sử dụng không có ý nghĩa ở nhóm này Ngược lại, cảm nhận dễ sử dụng tác động mạnh đến việc sử dụng mạng xã hội đối với nhóm người có trình độ dưới đại học ( từ THPT đến đang học đại học), họ sẽ sử dụng một mạng xã hội khi họ cảm nhận mạng xã hội này dễ dàng học tập để sử dụng Lý giải cho việc này, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy ở nhóm đối tượng này, họ vẫn chưa trang bị cho mình đủ một lượng kiến thức để tự tin với khả năng của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, họ vẫn thích sử dụng một mạng xã hội hơn khi không cần phải tốn quá nhiều công sức để học cách sử dụng nó Kế tiếp, ở nhóm theo độ tuổi, ở nhóm độ tuổi dưới 25, ở nhóm lứa tuổi này đối tượng được khảo sát đa phần là những học sinh, sinh viên nên cũng có kết quả tương tự như với nhóm có trình độ dưới đại học khi cảm nhận dễ sử dụng tác động mạnh đến việc sử dụng mạng xã hội ở đối tượng này Và tương tự, ở nhóm có độ tuổi lớn hơn 25, đa phần là những người đã đi làm, và tốt nghiệp đại học nên kết quả cũng tương đồng với lại phần phân tích đa nhóm của nhóm trình độ trên đại học Cuối cung, ở nhóm về nghề nghiệp, kết quả phân tích đa nhóm cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội không có sự khác biệt về nghề nghiệp, điều này cho thấy, các đối tượng dù đang làm việc ở bất kì lĩnh vực nào nhưng khi sử dụng mạng xã hội, họ cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội.
Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ và phần nghiên cứu chính thức để kiểm định thang đo cho mô hình nghiên cứu đề xuất Kết quả ở phần nghiên cứu sơ bộ cho thấy, trong phần nghiên cứu định tính có 1 phát biểu bị loại bỏ “Tôi cảm thấy tự tin thể hiện rõ ý tưởng của mình trên mạng xã hội” do đồng nghĩa với 1 phát biểu còn lại “Tôi cảm thấy tự tin nhấn mạnh đến ý tưởng của tôi vào văn bản, bằng lời nói hoặc các hình thức tượng trưng” trong khái niệm tự hiệu quả tri thức, các phát biểu còn lại được người khảo sát đánh giá dễ hiểu, những phát biểu này được dùng làm thang đó nháp để thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ Ở phần nghiên cứu định lượng sơ bộ, kỹ thuật hệ số tin cậy tổng hợp và
85 phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để kiểm định sơ bộ lại thang đo, kết quả cho thấy có 2 biến quan sát bị loại là KS3, KS5 trong khái niệm tự hiệu quả tri thức do có hệ số tải nhân tố 25) nhưng không có sự khác biệt về nghề nghiệp của các đối tượng được khảo sát Điều này bổ sung cho nghiên cứu gốc về sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu người dùng trong việc sử dụng mạng xã hội Đây cũng là một kết quả đáng lưu ý dành cho những người làm quản lý, tiếp thị hay kinh doanh về việc sử dụng mạng xã hội để thu hút người dùng, cần lưu ý về nhu cầu của mỗi đối tượng, vì mỗi đối tượng có sự khác biệt về nhu cầu cũng như việc sử dụng mạng xã hội khác nhau
Bên cạnh đó, kết quả đề tài nghiên cứu thực hiện được một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, cơ sở lý thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ cho thấy sự khan hiếm của các nghiên cứu thực nghiệm của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội tại thị trường Việt Nam Đề tài xem xét tính khả thi của mô hình chấp nhận công nghệ tại các nước phát triển trong việc giải thích hành vi tương tự tại các nước đang phát triển (Hàn Quốc – Việt Nam) Kết quả nghiên cứu cho thấy có những kết quả tương đồng với nhau giữa các nghiên cứu tại các thị trường khác nhau, làm tăng độ tin cậy cho mô hình thang đo
Thứ hai, các nghiên cứu trước đó đã cho rằng mô hình chấp nhận công nghệ TAM chưa được hoàn thiện nên khuyến khích mở rộng các mô hình bằng cách thêm vào các yếu tố bên ngoài vào mô hình chấp nhận công nghệ Trong đề tài này, các yếu đã được xem xét đưa vào đó là: bản sắc xã hội, lòng vị tha, hiện diện từ xa, tự hiệu quả tri thức và cảm nhận
92 khuyến khích Đề tài này còn mở rộng mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ bằng cách phát triển một mô hình nghiên cứu và kiểm định lại mô hình nghiên cứu này với dữ liệu thực nghiệm thu được trong nghiên cứu này Mô hình góp phần xác nhận sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam và tăng cường chức năng giải thích của mô hình chấp nhận công nghệ
Thứ ba, đề tài đóng góp cho việc nghiên cứu về việc chấp nhận sử dụng mạng xã hội là việc xác định một số yếu tố quan trọng của cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng trong mô hình chấp nhận công nghệ Kết quả cho thấy, cảm nhận hữu dụng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mạng xã hội Điều này cho thấy, người dùng sẽ sử dụng mạng xã hội khi họ nhận thấy được tính hữu dụng và lợi ích của nó
Cuối cùng, đề tài bổ sung thêm một thành phần quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, đó là khái niệm tự hiệu quả tri thức Khái niệm tự hiệu quả tri thức tác động gián tiến đến việc sử dụng thực tế thông qua cảm nhận khuyến khích Điều này cho thấy, các cá nhân tham gia sử dụng mạng xã hội, nếu có một tri thức cao và họ tự tin về những tri thức mình có được, họ sẽ dễ dàng sử dụng những tri thức của mình để hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích người khác tham gia vào mạng xã hội đó Đây là một trong những yếu tố then chốt trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, khi mà tri thức trở thành một công cụ quan trọng trong đời sống.
Các hàm ý quản trị
Dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm gợi ý cho nhà quản trị khai thác các kết quả này để thu hút người dùng cho mạng xã hội hoặc cộng đồng của công ty mình
Về mặt tiếp thị: mạng xã hội là một công cụ hữu hiệu trong việc quảng bá hình ảnh của công ty, tổ chức Tuy nhiên, việc làm như thế nào để thu hút người dùng có thể sử dụng mạng xã hội và tham gia vào những cộng đồng, fan page, trang bán hàng… của tổ chức mình đây là một câu hỏi được đặt ra Đề tài này hỗ trợ cho các nhà quản trị thấy được sự
93 tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội, từ đó nhà quản trị cần xây dựng một chiến lược phát triển các nội dung trên trang mạng xã hội của mình phong phú hơn, phù hợp với từng đối tượng khác hàng của tổ chức, đặc biệt quan tâm đến tính hữu dụng của trang mạng xã hội do tổ chức mình tạo ra
Về nguồn nhân lực: có thể nói đây là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp và tổ chức Việc tuyển chọn được những lao động giỏi vào doanh nghiệp là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm Hiện nay, khi mà mạng xã hội trở thành một công cụ đa năng, việc thu hút nhân lực giỏi là ứng viên cho các công ty và doanh nghiệp trở nên phổ biến Việc sử dụng mạng xã hội sẽ tạo một kênh kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp là rất cần thiết đặc biệt là những lao động giỏi Vì vậy, việc tìm hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội sẽ hỗ trợ cho nhà quản trị trong khâu tìm hiểu về đối tượng mà mình đang cần và sẽ có những thông tin cần thiết hữu ích cho người lao động thông qua một kênh giao tiếp mới đó là mạng xã hội
Về văn hóa tổ chức: khi mạng xã hội trở thành một công cụ, một dịch vụ không thể thiếu trong đời sống của mỗi người trong xã hội hiện đại, làm thế nào để sử dụng mạng xã hội một cách tốt nhất để phát triển văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp của mình, đây là một câu hỏi dành cho những nhà quản trị Những tác động mà mạng xã hội mang đến nó có phù hợp với nền văn hóa mà tổ chức của chúng ta muốn xây dựng? Làm thế nào để sử dụng mạng xã hội như là một tổ chức có thể tạo ra một tác động lớn trong việc tạo ra những kinh nghiệm mà tác động đến nền văn hóa của doanh nghiệp Kinh nghiệm tạo ra văn hóa, mạng xã hội tạo ra những trải nghiệm, các nhà quản trị cần nhận ra rằng tất cả những kinh nghiệm tạo ra văn hóa và những văn hóa đó hoặc sẽ ủng hộ cho doanh nghiệp hoặc là chống đối lại doanh nghiệp đó Mạng xã hội tạo ra những kinh nghiệm, thời gian cho các nhân viên giao tiếp với nhau trong và ngoài doanh nghiệp, mạng xã hội cung cấp một công cụ giao tiếp mạnh mẽ giúp thúc đẩy nhanh sự thay đổi văn hóa cần thiết trong nội bộ doanh nghiệp đó Việc xây dựng và sử dụng mạng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa trong doanh nghiệp hứa hẹn sẽ đem đến nhiều thành công cho doanh nghiệp đó Chính vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội như là một kênh truyền thông trong tổ chức
94 mình, phổ biến, đưa các tin tức, hình ảnh liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra một kênh giao tiếp mới giữa nhân viên và doanh nghiệp, tạo một tiền đề để phát triển văn hóa doanh nghiệp một các mới mẻ và phát triển hơn
Về chia sẻ tri thức: từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi người sử dụng tự tin vào tri thức của mình họ sẽ có xu hướng đưa ra những lời khuyên, những lời động viên khuyến khích người khác, từ đó người dùng sẽ cảm nhận được sự khuyến khích, cũng như cảm nhận được sự hữu dụng của mạng xã hội, từ đây sẽ làm tăng mức độ sử dụng mạng xã hội của người dùng Do đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội hoặc xây dựng mới một mạng xã hội cho riêng mình để kết nối các thành viên trong tổ chức lại với nhau, chia sẻ những tri thức, động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc Ví dụ: xây dựng các cộng đồng mời gọi các nhân viên của công ty mình tham gia để trau dồi kỹ năng, kiến thức như là các khóa học kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, các hoạt động vui chơi hoặc tạo các trang web trên mạng xã hội để giúp các thành viên trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, tâm tư, nguyện vọng và là nơi để giúp cho nhân viên thỏa mãn được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của họ Từ những điều này, sẽ làm cho chất lượng tri thức của nhân viên sẽ được tăng lên, hiệu quả làm việc của mọi người sẽ tốt hơn, từ đây nó sẽ tạo thành một mối liên kết vô hình gắn kết giữa các nhân viên với nhân viên, nhân viên với công ty.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định
Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phương pháp này dễ thực hiện nhưng độ tin cậy không cao về tính đại diện Trong nghiên cứu tiếp theo, phương pháp chọn mẫu sử dụng theo phương pháp lấy mẫu theo xác suất và có phân nhóm đối tượng phù hợp trong việc sử dụng một loại mạng xã hội nào đó, hoặc theo một lĩnh vực cụ thể nào đó như CNTT, kinh tế, nhân viên văn phòng… để tăng tính cụ thể của nghiên cứu
Thứ hai, nghiên cứu chỉ mới xem xét các yếu tố về nhận thức xã hội và đặc điểm cá nhân mà chưa xem xét đến một số nhân tố khác có thể tác động đến việc sử dụng mạng xã hội như: tính giải trí, yếu tố kỹ thuật của hệ thống, kỹ năng sử dụng công nghệ của người dùng, vốn xã hội Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo cần quan tâm đến các nhân tố khác nữa để góp phần vào việc giải thích việc sử dụng mạng xã hội, ví dụ như yếu tố giải trí, yếu tố về vốn xã hội, yếu tố về khả năng sử dụng công nghệ của người dùng, yếu tố về hệ thống
Cuối cùng, nghiên cứu chỉ mới phân tích cấu trúc đa nhóm của các nhóm giới tính, trình độ, độ tuổi, nghề nghiệp mà chưa phân tích theo mạng xã hội của người sử dụng Trong nghiên cứu tiếp theo cần quan tâm đến việc lựa chọn mạng xã hội để khảo sát và phân tích để xem xét về tác động của các yếu tố trong mô hình đối với từng loại mạng xã hội cụ thể
Tóm lại, trên đây vừa trình bày là toàn bộ nội dung nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội Một trường hợp tại Việt Nam” với những kết quả đạt được, đề tài nghiên cứu đã thực hiện được những mục tiêu đề tài đề ra, cũng như một số kiến nghị nhằm gợi ý cho nhà quản trị khai thác các kết quả này để tăng cường việc sử dụng mạng xã hội hoặc xây dựng một mạng xã hội mới phù hợp với tổ chức mình Bên cạnh các kết quả đạt được đó, đề tài cũng không tránh khỏi còn một số hạn chế như đã nêu trên, hi vọng những đề xuất và gợi ý sẽ thiết thực cho các nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới
Abrams, D and Hogg, M.A., (1990), An introduction to the social identity approach, Social identity theory: constructive and critical advances 1–
Bagozzi, R P., & Dholakia, U M (2002) Intentional social action in virtual communities Journal of interactive marketing, 16(2), 2-21
Bandura, A (1993) Perceived self-efficacy in cognitive development and functioning Eductaion psychologist, 28(2), 117-148
Chen, I Y., & Chen, N S (2009) Examining the factors influencing participants' knowledge sharing behavior in virtual learning communities.Educational Technology & Society, 12(1), 134
Cheung, C M., Chiu, P Y., & Lee, M K (2011) Online social networks: Why do students use facebook? Computers in Human Behavior, 27(4), 1337-
Chiu, Y K., & Huang, C W (2013) Using Behavior of Social Network Sites
Based on Acceptance Model In Information Computing and Applications (pp 57-66) Springer Berlin Heidelberg
Chu, S C., & Kim, Y (2011) Determinants of consumer engagement in electronic word-of-mouth (eWOM) in social networking sites
Churchill Jr, G A (1979) A paradigm for developing better measures of marketing constructs Journal of marketing research, 64-73
Clement, R., Noels, K., & Doeneault, B (2001) Interethnic contact, identity, and psychological adjustments in the mediating and moderating roles of communication Journal of Social Issues, 57, 559–578
Curry, O., Roberts, S G., & Dunbar, R I (2013) Altruism in social networks:
Evidence for a ‘kinship premium’ British Journal of Psychology, 104(2), 283-295
Davis, F (1989a) Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology MIS Quarterly, 13, 319–340 Ellison, N B (2007) Social network sites: Definition, history, and scholarship.Journal of Computer‐Mediated Communication, 13(1), 210-
Ely, R J (1994) The effects of organizational demographics and social identity on relationships among professional women Administrative Science Quarterly, 39(2), 203–238
Gerbing, D W., & Anderson, J C (1988) An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment Journal of marketing research, 186-192
Heitzmann, C A., & Kaplan, R M (1988) Assessment of methods for measuring social support Health Psychology, 7(1), 75
Hoelter, J W (1983) The analysis of covariance structures goodness-of-fit indices Sociological Methods & Research, 11(3), 325-344
Hsu, M H., Ju, T L., Yen, C H., & Chang, C M (2007) Knowledge sharing behavior in virtual communities: The relationship between trust, self- efficacy, and outcome expectations International Journal of Human- Computer Studies,65(2), 153-169
Hwang, Y (2010), Investigating the role of identity and gender in technology mediated learning, Behaviour & Information Technology, 29( 3), 305–
Kim, T., & Biocca, F (1997) Telepresence via television: Two dimensions of telepresence may have different connections to memory and persuasion.[1].Journal of Computer‐Mediated Communication, 3(2), 0-0
Kwon, O., & Wen, Y (2010) An empirical study of the factors affecting social network service use Computers in Human Behavior, 26(2), 254-263
Lin, K Y., & Lu, H P (2011) Why people use social networking sites: An empirical study integrating network externalities and motivation theory.Computers in Human Behavior, 27(3), 1152-1161
María-del-Carmen Alarcón-del-Amo*, C L.-R.-Á.-B (2012) Analysis of acceptance of social networking sites African Journal of Business Management , 6(29), 8609-8619
Mislove, A., Marcon, M., Gummadi, K P., Druschel, P., & Bhattacharjee, B
(2007, October) Measurement and analysis of online social networks InProceedings of the 7th ACM SIGCOMM conference on Internet measurement (pp 29-42) ACM
Rachlin, H (2002) Altruism and selfishness Behavioral and Brain
Roblyer, M., McDaniel, M., Webb, M., Herman, J., & Witty, J V (2010)
Findings on Facebook in higher education: A comparison of college faculty and student uses and perceptions of social networking sites The
Shen, K.N., Yu, A.Y & Khalifa, M (2010) Knowledge contribution in virtual communities: accounting for multiple dimensions of social presence through social identity, Behaviour & Information Technology, 29(4),
Steuer, J (1995) Defining virtual reality: Dimensions determining telepresence
In F Biocca & M Levy (Eds.), Communication in the age of virtual reality (33–56) Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum and Associates
Venkatesh, V., Morris, M., Davis, G., & Davis, F (2003) User acceptance of information technology: Toward a unified view MIS Quarterly, 27, 425–
Wallace, L G., & Sheetz, S D (2014) The adoption of software measures: A technology acceptance model (TAM) perspective Information & Management, 51(2), 249-259
Duy, N H (2009) Phân tích dữ liệu với phần mềm AMOS Tp.Hồ Chí Minh: Đại học kinh tế
Thọ, N Đ (2011) Nghiên cứu khoa học Marketing Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Tp.HCM: Nhà xuất bản lao động
Thọ, N Đ (2013) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh Tp Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản lao động xã hội
Trọng, H (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức
PHỤ LỤC 1a: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI/ PHỎNG VẤN SÂU
Tôi tên là Nguyễn Thanh Khương, học viên cao học ngành hệ thống thông tin trường đại học bách khoa Tp.HCM Hiện tại, tôi thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội: một trường hợp tại Việt Nam” Đề tài được mong đợi sẽ là cơ sở để đánh giá thái độ của người tham gia mạng xã hội về việc chấp nhận và tiếp tục sử dụng mạng xã hội, đồng thời là cơ sở để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cung cấp các dịch vụ tốt hơn và phục vụ cho các nhà khai thác các khả năng tìm năng của mạng xã hội dành cho những người tham gia mạng xã hội Ở đây, không có quan điểm hay thái độ đúng hay sai, tất cả các đóng góp của anh/chị đều là các thông tin hữu ích cho nghiên cứu này Rất mong được sự hỗ trợ của anh/chị
B Phần gạn lọc thông tin
Các thông tin dưới đây dùng để xác định đối tượng thảo luận có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu sơ bộ hay không Khi đối tượng được thảo luận có một quan sát vào quyết định ngưng, thì sẽ không sử dụng đối tượng này trong thực hiện nghiên cứu sơ bộ
Các câu hỏi để gạn lọc thông tin bao gồm:
(1) Anh/Chị đã đi làm hay vẫn còn đi học?
Vẫn còn đi học Tiếp tục Đã đi làm Tiếp tục
(2) Anh/Chị đã từng sử dụng internet?
(3) Anh/chị có sử dụng các dịch vụ mạng xã hội SNS (Facebook, youtube, twitter, …)
(4) Anh/Chị vui lòng cho biết anh chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây?
Từ 16 tuổi trở lên Tiếp tục
1 Phần nội dung liên quan đến các dịch vụ mạng xã hội (SNS)
1 Anh/ chị có biết những dịch vụ mạng xã hội nào đang được sử dụng hiện nay? Theo Anh/ Chị mức độ phổ biến của những mạng xã hội này?
2 Anh/ Chị có quan tâm đến các dịch vụ mạng xã hội? Anh/ Chị có sử dụng mạng xã hội? Anh/ Chị hãy cho biết anh chị đã sử dụng nó được bao lâu?
3 Anh/ Chị đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ mạng xã hội của các anh chị như thế nào? Ưu và khuyết điểm của mạng xã hội đó?
4 Theo Anh/ Chị những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội?
5 Anh/ Chị có cho rằng việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội có bị ảnh hưởng bởi nhận dạng xã hội (bản sắc xã hội)? Cho ý kiến?
6 Anh/ Chị có cho rằng việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội của các thành viên trong mạng xã hội sẽ bị ảnh hưởng bởi lòng vị tha? Cho ý kiến?
7 Anh/ Chị có cho rằng việc thấy mình hiện diện từ xa trên dịch vụ mạng xã hội sẽ tác động đến việc sử dụng mạng xã hội? Cho ý kiến?
8 Anh/ Chị có cho rằng việc nhận được tri thức trên dịch vụ mạng xã hội (Tự hiệu quả tri thức) và biến thành cái riêng của mỗi cá nhân trên dịch vụ mạng xã hội sẽ tác động đến việc sử dụng mạng xã hội? Cho ý kiến?
9 Anh/ Chị có cho rằng việc nhận thức sử dụng mạng xã hội một cách dễ dàng sẽ tác động đến việc sử dụng mạng xã hội? Cho ý kiến?
10 Anh/ chị có cho rằng việc nhận thức hữu dụng của dịch vụ mạng xã hội sẽ tác động đến việc sử dụng mạng xã hội? Cho ý kiến?
11 Anh/ Chị có cho rằng việc khuyến khích thành viên khác trên dịch vụ mạng xã hội sẽ tác động đến việc sử dụng mạng xã hội? Cho ý kiến?
2 Phần nội dung đánh giá về thang đo:
Phụ lục 2: Bản thảo bảng câu hỏi khảo sát
Sử dụng các phát biểu sau để tìm hiểu ý kiến của người được phỏng vấn:
Là một thành viên của mạng xã hội, vị trí của tôi là rất quan trọng với tôi
Là một thành viên của mạng xã hội, tôi là loại người thích tham gia vào các cộng đồng của tôi
Các hoạt động trên mạng xã hội của tôi là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi i Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào? iii Với từng hạng mục, có cần bổ sung hay loại bỏ phát biểu nào không?
Tôi có xu hướng khuyến khích những người đang ở trong một cuộc khủng hoảng hoặc thực sự cần thiết
Tôi thường giúp mọi người về giải pháp khi mọi người hỏi tôi những giải pháp
Tôi đưa lời chúc mừng khi mọi người cho tôi biết tin tốt i Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào? iii Với từng hạng mục, có cần bổ sung hay loại bỏ phát biểu nào không?
Khi SNS kết thúc, tôi cảm thấy như tôi đã gặp những người khác
Tôi cảm thấy rằng các SNS tạo ra một thế giới mới
Trong khi tham gia với các SNS, tôi cảm thấy mình đang ở trong một xã hội khác nhau Trong khi tham gia với các SNS, SNS thế giới là có thật hoặc hiện tại với tôi như với
“thế giới thực” i Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì? ii Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào? iii Với từng hạng mục, có cần bổ sung hay loại bỏ phát biểu nào không?
Cảm nhận dễ sử dụng
Học cách sử dụng SNS là dễ dàng cho tôi
Quá trình sử dụng SNS là rõ ràng và dễ hiểu