1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề Các Nguồn Lực Tự Nhiên Và Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Trung Quốc..pdf

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nguồn Lực Tự Nhiên Và Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Trung Quốc
Tác giả Dương Đình Cẩn, Phạm Huyền My, Võ Thuỳ Loan, Hà Lê Mỹ Anh, Nguyễn Văn Thiên, Nguyễn Vũ Trường Bình, Nguyễn Thị Thuý An, Nguyễn Ngọc Thu Ngân, Nguyễn Lê Khánh Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng
Chuyên ngành Địa Lý Kinh Tế - Xã Hội Thế Giới
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 16 MB

Cấu trúc

  • 1. Địa lý (4)
  • 2. Dân số (5)
  • 3. Chính trị (5)
  • 4. Kinh tế (6)
  • 5. Văn hoá – Xã hội (6)
  • B. Các nguồn lực tự nhiên: 1. Vị trí địa lý (7)
    • 2. Địa hình (8)
    • 3. Khí hậu (9)
    • 4. Các nguồn lực tự nhiên (10)
  • Chương 2: Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội ở Trung Quốc (12)
    • 2.1 Điều kiện xã hội (13)
    • 2.2 Sự phát triển kinh tế (14)
  • Chương 3: Phân tích du lịch và tự xây dựng một chương trình du lịch tại (21)
    • 3.1 Phân tích sâu về du lịch Trung Quốc (21)
    • 3.2 Xây dựng chương trình du lịch (0)

Nội dung

Bởi thế, tìm hiểu và am hiểu Trung Quốc cũng như văn hoá Trung Quốc đó làam hiểu giá trị con người Trung Quốc, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có thểdể dàng tiếp cận, thâm nhập và hiểu

Địa lý

• Tên nước: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

• Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.

• Diện tích: Trung Quốc là đất nước lớn thứ 3 trên thế giới.Với tổng diện tích toàn quốc khoảng 9.600.000 km², và chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới là 22,117 km từ cửa sông áp lục đến Vịnh Bắc Bộ

• Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C Ba khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.

• Địa hình: Trung Quốc là một đất nước có nhiều núi, diện tích vùng núi chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích cả nước Vùng núi bao gồm nương rẫy, đồi núi và cao nguyên

• Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn

Bản đồ đất nước Trung Quốc

Dân số

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới hiện có tổng số dân 1,41 tỷ người 2022( không bao gồm Hồng Kông Ma Cao và Đài Loan) Trong đó dân số thành thị của Trung Quốc tăng nhanh và chiếm 59,2% dân số cả nước, dân nông thôn chỉ chiếm41,8%

Trung Quốc là một nước đa dân tộc thống nhất, có 56 dân tộc Trong đó người Hán nhiều nhất, chiếm khoảng 92% dân số cả nước, dân tộc Choang có hơn 15 triệu người, tiếp sau là Mãn Hồi, Duy Ngô Nhĩ Di, Thổ Gia, Mông Cổ, Tạng, Bố Y Dao, Triều Tiên Bạch Hà Nhì, Ca-dắc, Lê, và Thái dân số đều lớn hơn một triệu Những dân tộc ít người nhất chỉ cỏ vài nghìn người như dân tộc Ngạc Luân Xuân và Ngạc Ôn Khắc.

Sự phân bố của các dân tộc Trung Hoa có đặc điểm là vừa tập trung vừa phân tán, vừa có khuynh hưởng sống pha tạp, vừa có khuynh hưởng sống tụ họp thành nhóm nhỏ, đan xen phân bố Người Hán phân bố ở khắp nơi trên đất nước, chủ yếu tập trung ở lưu vực 3 con sông lớn là Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và đồng bằng Tùng Liêu, còn lại là phân tán ở các địa phương, sống chung với các dân tộc khác.

Các dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung ở vùng đông bắc, tây bắc và khu vực biên giới phía tây nam, còn lại là phân bố rải rác ở khắp nơi trong cả nước Điều này đã xúc tiến sự giao lưu văn hoá và học tập lẫn nhau giữa các dân tộc, hình thành nên một mối quan hệ tương hỗ mật thiết không thể tách rời.

Hiến pháp Trung Quốc quy định Tất cả các dân tộc nước Cộng hoà Nhân dân TrungHoa đều binh đẳng, tất cả các dân tộc đều là anh em thân mật trong một đại gia đình thống nhất.

Chính trị

- Hành chính : 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.

- Thể chế nhà nước : Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước Xã hội Chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo Lấy liên minh công nông làm nền tảng Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của Trung Quốc Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước.

Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Uỷ ban Chính trị Hiệp thương toàn quốc (gọi tắt là Chính Hiệp,tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểuNhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sátNhân dân. Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-7-1921, hiện có hơn

60 triệu Đảng viên Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Ủy viên thường vụ BộChính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người Ngoài Đảng Cộng sản TrungQuốc, còn có 8 đảng phái khác nhau đều thừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ mà Trung Quốc gọi là "Hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS": Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội kiến quốc dân chủ, Hội xúc tiến dân chủ, Đảng dân chủ nông công, Đảng Chí công, Cửu tam học xã và Đồng minh tự trị dân chủ ĐàiLoan.

Kinh tế

• Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ (CNY)

• Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 8.4%

• GDP theo đầu người: khoảng 6100 (USD)

• GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 10.6% Công nghiệp: 49.2% Dịch vụ: 40.2%

• Lực lượng lao động: 807.3 (triệu người)

• Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 43% Công nghiệp: 25% Dịch vụ: 32%

• Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, lúa mỳ, khoai tây, ngũ cốc, lạc, chè, kê, lúa mạch, táo, bông, hạt có dầu, thịt lợn, cá

• Công nghiệp: Khai thác và chế biến quặng sắt, sắt, thép, nhôm, kim loại khác, than đá, máy móc xây dựng, dệt và thêu, dầu lửa, xi măng, hóa chất, phân bón, sản phẩm tiêu dùng (bao gồm các sản phẩm giầy dép, đồ chơi) điện, chế biến thực phẩm, thiết bị vận chuyển

• Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc, sản phẩm điện, thêu, dệt, thép, điện thoại di động

• Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Đức

• Mặt hàng nhập khẩu: Nhiên liệu từ khoáng và dầu, thiết bị y tế và quang học, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ.

• Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Đức

Văn hoá – Xã hội

- Người Trung Quốc vẫn luôn tự hảo bởi họ có lịch sử và nền văn hoả lâu đời Trung quốc là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, là đại diện cho một phần ý thức hệ của người phương Đông Chúng ta có thể kể đến một số những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mạnh Tử Lão Tử với những triết lý đạo đức và giáo lý căn bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức hệ của người Trung Quốc.

- Trong suốt chiều dài lịch sử, qua mỗi chiều đại thì nền văn hoá Trung Quốc lại phát triển thêm những nấc thang mới Từ đời nhà Tần với bộ chữ viết đầu tiên, với công trình kiến trúc nổi tiếng là Vạn Lý Trưởng Thành cho đến thời Đường Với sự phát triển toàn diện trên cả lĩnh vực tư tưởng và văn hóa nghệ thuật Và tiếp tục phát triển qua triều đại nhà Thanh cho đến ngày nay Theo dòng xoáy của lịch sử dân tộc, các giá trị truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật vẫn luôn được bảo tồn phát huy. Trong buổi khai mạc Olympic 2008, chúng ta đã thấy được toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá Trung Quốc và thấy rõ người tự hảo về nó như thế nào.

- Trung Quốc là một nước đa dân tộc thống nhất có 56 dân tộc Trong đó người Hán nhiều nhất, chiếm khoảng 92% dân số cả nước Người Hán và các dân tộc thiểu số vừa cư trú một cách tập trung vừa cư trú tương đối pha tạp, đã xúc tiến sự giao lưu văn hoá và học tập lẫn nhau giữa các dân tộc, hình thành nên một mối quan hệ tương hỗ mật thiết không thể tách rời.

- Trung Quốc là một nước đa tôn giáo, số người có tín ngưỡng lên tới hơn 100 triệu người Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo đều được truyền bả tại Trung Quốc Ngoài ra còn một tôn giáo đặc thủ Trung Quốc là Đạo giáo, và một số tôn giáo khác như Samman giáo, Đông chính giáo Đông ba giáo

- Phật giáo Hồi giáo, Thiên chúa giáo Cơ đốc giáo, Đạo giáo đều thiết lập những đoàn thể mang tính toàn quốc hoặc địa phương Các đoàn thể tôn giáo mang tính toàn quốc gồm Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc, Hiệp hộiHồi giáo Trung Quốc, Giáo đoàn Thiên chúa giáo Trung Quốc, Ủy ban vận động Ải quốc Tam tự Cơ đốc giáo Trung Quốc, Hiệp hội Cơ đốc giáo Trung Quốc Các đoàn thể này tiến hành tuyển cử theo điều lệ riêng của mình để bầu ra cơ cấu lãnh đạo và người lãnh đạo, giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo của mình một cách tự chủ, độc lập mở các trường đào tạo về tôn giáo, in ấn phát hành sách kinh, xuất bản báo chí tôn giáo, thực hiện các hạng mục công ích xã hội.

Các nguồn lực tự nhiên: 1 Vị trí địa lý

Địa hình

- Địa hình của Trung Quốc là một bức tranh tuyệt đẹp của sự cao và hiểm trở Khoảng 60% diện tích của quốc gia này được chiếm bởi những dãy núi cao vút lên trên mức

1000 mét Điều đáng chú ý là phù điêu thiên nhiên tại phía tây cao hơn và tạo nên một khung cảnh ấn tượng, trong khi phía đông của đất nước thì trải dài với các độ cao thấp hơn Vị trí địa lý của Trung Quốc là một điểm đặc biệt trên bản đồ thế giới, kéo dài tới khoảng 5.026 kilômét trên khối lục địa Đông Á Quốc gia này giáp biển Hoa Đông, Vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải và Biển Đông, nằm ở vùng biển có hình dạng không ngừng biến đổi, tạo nên một phần quan trọng trong cấu trúc địa lý.

- Đặc biệt là Trung Quốc còn có sự đa dạng về địa hình, từ sa mạc cằn cỗi đến những dãy núi cao chót vót, cũng như những vùng đất rộng lớn không thích hợp cho sự sinh sống Nửa phía đông của quốc gia này bao gồm các vùng ven biển, nơi gặp gỡ giữa đồng bằng màu mỡ, đồi núi, sa mạc, thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới Trong khi đó, nửa phía tây của Trung Quốc đặc biệt nổi bật với một vùng trũng cao nguyên ngập nước, với quy mô đồ sộ, bao gồm cả phần cao nguyên cao nhất trên mặt đất Sự bất đối xứng giữa sự rộng lớn của lãnh thổ và sự cằn cỗi của vùng nội địa phía tây đặt ra một loạt vấn đề chiến lược quan trọng liên quan đến phòng thủ và phát triển Mặc dù có một loạt cảng biển tốt trải dài dọc theo bờ biển dài hơn 18.000 kilômét, tuy nhiên, định hướng truyền thống của đất nước này không chú trọng vào việc liên kết với biển mà hướng vào việc phát triển một quốc gia mạnh mẽ với trung tâm tại Hoa Trung và miền nam Trung Quốc, và mở rộng ra đồng bằng phía bắc của nước Vùng đất nước này còn được đặc trưng bởi sự hiện diện đáng kể của dòng sông màu vàng, một mạng lưới sông ngòi mạnh mẽ có sự đóng góp quan trọng vào cuộc sống và nền kinh tế của Trung Quốc Ngoài ra, ở phía nam, quốc gia này còn có cao nguyên Tây Tạng, một vùng cao nguyên rộng lớn nằm ở độ cao đáng kể Phía bắc của cao nguyên Tây Tạng, bạn sẽ bắt gặp sa mạc Gobi và Taklamakan, hai khu vực sa mạc vô cùng khắc nghiệt, kéo dài từ cực tây bắc qua Mông Cổ Những đặc điểm địa lý độc đáo này tạo nên một bức tranh vùng đất đa dạng và phong cảnh hùng vĩ, đồng thời đánh dấu sự đa dạng về cơ hội và thách thức cho Trung Quốc trong việc xây dựng và phát triển Trung Quốc, về độ cao, có một phân bố đa dạng, chia thành ba bậc cao từ phía tây sang phía đông, tạo nên một hình ảnh vùng đất thú vị và độc đáo Tại bậc cao nhất, miền Tây nổi tiếng với độ cao trung bình lên tới 4000 mét so với mực nước biển và được xem như "nóc nhà của thế giới." Khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải nằm trong vùng cao này, nơi đám mây thấp bay và những ngọn núi vút cao đẹp đẽ.

- Tiếp theo là khu vực có độ cao trung bình khoảng 2000 mét so với mực nước biển, bao quanh phía bắc và phía đông của cao nguyên Tây Tạng Các khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông và các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây ở phía bắc, cùng với Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu ở phía tây nam, đều thuộc về vùng cao thứ hai này Đây là một vùng đất đa dạng với những núi non trùng điệp, rừng rú núi cao và sự hòa quyện của thiên nhiên và văn hóa Cuối cùng, chúng ta đến với bậc thấp nhất, là các đồng bằng với độ cao trung bình dưới 200 mét, nằm ở phía đông bắc, đông và đông nam của vùng cao thứ hai trên Phần lớn các tỉnh Trung Quốc nằm trong vùng đồng bằng này, nơi có cánh đồng mênh mông, sông ngòi mạnh mẽ và một cuộc sống nông thôn phồn thịnh Tất cả những bậc cao độ này tạo ra một sự đa dạng địa lý độc đáo, thúc đẩy sự phát triển và năng suất trong nhiều khía cạnh của đất nước này

Khí hậu

- Khí hậu Trung Quốc có đặc điểm rất đa dạng với sự khác biệt giữa các vùng miền. Tuy nhiên, nó chủ yếu được chia thành bốn mùa rõ rệt: mùa xuân ấm áp và khô ráo, mùa hè nóng và ẩm, mùa thu mát mẻ và khô hơn, và mùa đông lạnh và khô Dưới đây là một số đặc điểm chi tiết về`` khí hậu Trung Quốc:

- Miền Bắc Trung Quốc: Trong mùa đông, nhiệt độ thường rất lạnh, thậm chí có thể xuống dưới âm 10 độ C hay thậm chí âm 20 độ C ở một số vùng cao Mùa hè thì nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình từ 30-35 độ C, và đôi khi còn cao hơn Thời tiết mùa xuân và thu khá ngắn, giữa sự chuyển giao từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại Vào những tháng này, nhiệt độ thường ở mức ấm áp và thời tiết mát mẻ, là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng cảnh quan thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời.

- Miền Nam Trung Quốc cũng có khí hậu đặc trưng của mỗi mùa Trong mùa đông, nhiệt độ thường ấm áp hơn so với miền Bắc, tuy nhiên vẫn có thể có những ngày lạnh và mưa phổ biến Mùa hè thì nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình từ 30-35 độ C. Trong mùa này, miền Nam Trung Quốc thường phải đối mặt với mưa lớn và bão đi qua Xuân và thu có thời tiết ẩm ướt và ấm áp, với nhiệt độ trung bình dao động từ 20-

- Vùng Tây Bắc Trung Quốc có khí hậu lục địa đặc trưng Mùa đông ở đây rất lạnh, khô và có gió mạnh Nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C, và có thể có tuyết rơi Những ngày đông này đòi hỏi người dân phải ấm áp và tránh tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh

- Mùa hè ở vùng này không quá nóng như miền Nam Trung Quốc, nhưng nhiệt độ vẫn có thể dao động từ 20-30 độ C Các vùng Tây Bắc cũng thường chịu ảnh hưởng của mưa Mưa có thể kéo dài và gây ra lũ lụt trong một số khu vực Vì vậy, mùa hè cần chuẩn bị để đối phó với những trận mưa lớn.

- Vùng Đông Nam Trung Quốc có khí hậu nhiệt đới đặc trưng Mùa đông ở đây thường ấm áp hơn so với các vùng khác trong nước Nhiệt độ trung bình có thể dao động từ 10-20 độ C Mưa phổ biến và thường xuyên xảy ra trong mùa đông, đó là một yếu tố quan trọng duy trì độ ẩm cho vùng này

- Mùa hè ở vùng Đông Nam Trung Quốc được đánh giá là nóng và ẩm Nhiệt độ có thể vượt qua 30 độ C và đôi khi có thể lên đến 40 độ C Độ ẩm cao cũng là một đặc điểm chính của mùa hè ở đây Các trận bão cũng thường xảy ra trong mùa hè và có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực

- Vùng Tây Nam: Vùng Tây Nam Trung Quốc thường trải qua mùa đông ấm áp và mưa phổ biến Mùa hè nóng và ẩm Nhiệt độ thường cao suốt cả năm

- Tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.

Các nguồn lực tự nhiên

 Đất đai: Trung Quốc có diện tích rộng lớn, với các loại đất phong phú và đa dạng như đất canh tác, đất chăn nuôi, đất khai thác khoáng sản, và đất rừng. Đất đai là nguồn lực quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp.

 Rừng: Trung Quốc có diện tích rừng rộng lớn, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng Rừng cung cấp nguồn gỗ, cải thiện chất lượng đất và nước, bảo vệ môi trường và sinh thái Nhưng trong quá khứ, rừng đã bị khai thác quá mức gây hủy hoại môi trường và sinh thái Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách bảo vệ rừng và tái tạo, nhằm duy trì và phục hồi nguồn lực này.

 Tài nguyên nước: Trung Quốc có những con sông và hồ lớn như sông Hoàng

Hà, sông Dương Tử, và hồ Nam Triều Tiên Nguồn nước này rất quan trọng cho lĩnh vực năng lượng thủy điện, giao thông vận tải hàng hải và nông nghiệp. Nước được sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp, và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, việc ô nhiễm nước từ công nghiệp và nông nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề về chất lượng nước và cung cấp nước cho dân số đông đúc của Trung Quốc Chính phủ đã đầu tư vào các dự án xử lý nước thải và quản lý tài nguyên nước để giải quyết vấn đề này

 Khoáng sản: Trung Quốc là một trong những quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới Các nguồn tài nguyên như than, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, quặng đồng và quặng bauxite đã đóng góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc Việc khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước Nhưng việc khai thác và chế biến đã gây ra ô nhiễm môi trường và thiệt hại địa chất Chính phủ đã thực hiện các biện pháp để quản lý bền vững nguồn tài nguyên này và đẩy mạnh công nghệ và quy trình khai thác sạch hơn.

 Năng lượng: Trung Quốc sở hữu lượng trữ lượng than khổng lồ, là quốc gia sản xuất than và tiêu thụ than lớn nhất thế giới Tuy nhiên, việc sử dụng than gây ra ô nhiễm môi trường và khí thải carbon cao

 Năng lượng tái tạo: Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và thủy điện Đây là một phần quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc để gia tăng sự bền vững và giảm ô nhiễm môi trường.

=> Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc đã trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp từ thập kỷ 1980 Nhờ chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới Những chỉ số kinh tế quan trọng như GDP, xuất khẩu, và đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng mạnh mẽ.

=> Trung Quốc đã có sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại Công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa và xuất khẩu đã trở thành những ngành kinh tế chủ chốt Đồng thời, Trung Quốc cũng đã tăng cường đầu tư và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao, như công nghệ thông tin,truyền thông, ô tô và hàng không.

=> Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng đối diện với một số thách thức, bao gồm ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng thu nhập, và các vấn đề xã hội như tăng tội phạm và thiếu việc làm ở một số khu vực.

? Thuận lợi và khó khăn của các nguồn lực tự nhiên để phát triển du lịch:

 Trung Quốc có nhiều nguồn lực tự nhiên đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Dưới đây là một số ưu điểm của các nguồn lực tự nhiên của Trung Quốc:

1 Địa hình đa dạng: Trung Quốc có địa hình đa dạng với các dãy núi, sông ngòi, biển cả và vùng đồng bằng Điều này tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và đa dạng, từ những ngọn núi tuyết phủ trắng cho đến những bãi biển trải dài.

2 Thảo nguyên và sa mạc: Thảo nguyên rộng lớn và các khu vực sa mạc như Sa mạc Gobi cung cấp cơ hội khám phá và trải nghiệm thiên nhiên hoang dã, thu hút du khách yêu thích khám phá và phiêu lưu.

3 Khoáng sản và tài nguyên biển: Trung Quốc là một trong những quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản và biển lớn Các khu vực khai thác khoáng sản như dầu mỏ, than đá và kim loại quý là điểm đến hấp dẫn cho du khách quan tâm đến nguồn lực tự nhiên.

 Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn và thách thức khi sử dụng các nguồn lực tự nhiên để phát triển du lịch ở Trung Quốc:

1 Bảo vệ môi trường: Việc phát triển du lịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và tác động lên con người và động vật hoang dã Do đó, việc bảo vệ và bảo tồn môi trường là một thách thức lớn.

2 Quản lý và bảo tồn: Cần có một quản lý chặt chẽ và hiệu quả để đảm bảo sự bền vững và bảo tồn của các nguồn lực tự nhiên Việc phát triển du lịch cần phải được tiến hành một cách bền vững và có kế hoạch để tránh suy thoái nguồn lực tự nhiên.

Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội ở Trung Quốc

Điều kiện xã hội

Trung quốc là nước đông dân nhất thế giới.

Từ cuối những năm 1960, chính phủ trung quốc đã đưa ra nhiều chính sách ,biện pháp nghiêm khắc để giảm mức sinh và đã thành công trong việc kế hoạch hóa gia đình ,đưa ra tỉ lệ gia tăng xuống thấp,song từ đó cũng nảy sinh ra vấn đề xã hội phức tạp phải giải quyết kết cấu giới tính nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ :(52/48)

Trung quốc là nước có số dân di cư đưa ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.Họ có mặt hầu hết tất cả quốc gia Hiện nay do chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nên đông người trung quốc từ nước ngoài và người nước ngoài về trung quốc nhiều hơn người ra đi.Nguồn lao động dồi dào nhưng không phân bố đều trên lãnh thổ.Số dân ở độ tuổi lao động chiếm 57% dân số.Việc sử dụng hợp lí nguồn lao động luôn là vấn đề cấp bách.Những năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm tạo việc làm cho người lao động ở trong và ngoài nước (xuất khẩu lao động , xây dựng xí nghiệp hương trấn , đầu tư , xây dựng tiến công vào miền tây)

Mật độ dân số trung bình hơn 100 người /km2, nhưng phân bố không đều , vùng phía đông dân cư tập trung đông đúc mật độ 500 người/km2,có nơi đến 1.000 người/km2.Vùng phía tây dân cư thưa Đó cũng là vấn đề nhà nước rất quan tâm tronng những năm đầu thế kỉ XXI

Trung quốc là nước có nhiều dân tôc:56 dân tộc , mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng , có những kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau ,đều đó tạo cho trung quốc có một nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc

Tỉ lệ dân thành thị 40% dân số Trung Quốc có 678 thành phố , nhiều thành phố trên 1 triệu dân : Thượng Hải, bắc kinh , thiên tân , thanh đảo , quảng châu…

Công nghiệp hóa nông thôn đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã ,góp phần phong phú thị trường hàng hóa và dân số ở đô thị ngày càng tăng

Trung quốc có nền văn hóa lâu đời , ngày nay còn bảo tồn nhiều công trình kiến trúc cổ kinh lâu dài ,cung điện ,đền chùa ,nhiều tác phẩm nghệ thuật ,công trình khoa học lớn có giá trị , nhằm thu hút khách du lịch , thu ngoại tệ lớn và nâng cao dân trí cho người dân trung quốc

Thành phố Thượng Hải – Trung Quốc

Trung quốc rất chú ý phát triển đến khoa học-công nghệ đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí , nhà nước đề ra biện pháp chính sách nhằm phát huy tài năng của đất nước,coi trọng chất xám Do vậy trung quốc có khoảng 10 triệu sinh viên ,4 vạn tiến sĩ ,40 vạn thạc sĩ … Ngoài ra trung quốc cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài để học tập.Vì vậy đã tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động cho những nghành sản xuất mới , đòi hỏi hàm lượng khoa học kĩ thuật như công nghệ vũ trụ ,công nghệ thông tin ,nguyên tử,hóa dầu… Trình độ của đội ngũ lao động là chủ yếu quan trọng của giai đoạn hiện nay để phát triển nên công,nông nghiệp đa dạng hiện đại của nền kinh tế tri thức.

Sự phát triển kinh tế

a) Quá trình phát triển kinh tế:

Trước cách mạng,Trung Quốc là nước phong kiến,nửa thuộc địa Nông nghiệp lạc hậu, chiếm địa vị chủ yếu trong nền kinh tế Công nghiệp nhỏ bé Cơ cấu bất hợp lí (chủ yếu là công nghiệp nhẹ) và tập trung ở vùng Đông Bắc.

Sau cách mạng đến trước hiện đại hoá (1949 – 1978) nền kinh tế bị nhiều xáo trộn lớn Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Trung Quốc giải phóng đất nước, thành lập nhà nước CHND Trung Hoa và xây dựng theo mô hình XHCN.

Song thực tế gần 30 năm, đất nước trải qua nhiều bước thăng trầm bởi những kế hoạch phiêu liêu, nóng vội của đại nhảy vọt" và "cách mạng văn hoá vô sản" Cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế – xã hội Sản xuất ở tất cả các ngành đều giảm sút Đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần ngột ngạt do những biến động chính trị mạnh mẽ.

Từ năm 1978 đến nay Trung Quốc thực hiện chiến lược hiện đại hoá đất nước. Đường lối phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc được xác định bằng bốn hiện đại hoá với ba chiến lược nhóm khác phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội Trong hai thập kỉ qua nhờ đường lối cải cách Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế thay đổi mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống người dân nâng lên rõ rệt. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng cao, ổn định suốt hơn hai thập kỉ từ 7 – 8%/năm mặc dù nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng âm do cuộc khủng hoảng tài chính, đồng nhân dân tệ không bị mất giá.Vốn FDI đổ vào Trung Quốc đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018, lên 89,26 tỷ USD Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 3.250 tỷ USD vào cuối tháng 12/2021, tăng 33,6 tỷ USD so với năm 2020 trở thành nước đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa của Trung Quốc quý I/2023 đạt 9.890 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,8% so cùng kỳ năm 2022 Và là nước xuất siêu Trung Quốc đang vững bước vào thế kỉ XXI, xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. đẩy mạnh cải cách, mở cửa để xây dựng một nước Trung Hoa hùng mạnh Tuy nhiên Trung Quốc còn nhiều khó khăn như dân số quá đông, sự phân hoa giàu nghèo, nạn thất nghiệp đòi hỏi phải được giải quyết b) Một số ngành kinh tế chủ yếu;

- Công nghiệp: Từ sau cuộc cải cách năm 1978, công nghiệp Trung Quốc đã có những bước tiến lớn, đặc biệt trong những năm gần đây nền công nghiệp phát triển rất mạnh, góp phần khẳng định vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế Trong cơ cấu, công nghiệp chiếm tỉ lệ 40,5% (2017) bên cạnh việc phát triển ngành truyền thống như khai thác than, luyện kim, dệt, gốm sứ, đổ dùng gia đình thì các ngành công nghiệp hiện đại điện tử, hoá chất, công nghệ thông tin, công nghiệp vũ trụ được đầu tư và phát triển.

+ Công nghiệp năng lượng và nhiên liệu: Khai thác than đạt 3,3 tỷ tấn (2017) đứng đầu thế giới Than tập trung ở vùng Đông Bắc Hoa Bắc (trong các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Sơn Đông).

+ Khai thác dầu: Đây là ngành trẻ, phát triển với tốc độ nhanh nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước Trung Quốc vẫn phải nhập dầu, sản lượng dầu đạt 64,69 triệu tấn trong tháng 8

+ Sản xuất điện: 417,78 tỉ kWh (2022)Cơ cấu diện năng Trung Quốc phá triển cả nhiệt, thuỷ điện, điện nguyên tử và thuỷ triều Đặc biệt xây dựng đập Tam Hiệp trên thượng nguồn sông Trường Giang nhằm mục đích cung cấp điện năng và trị thuỷ dòng sông này Đây là công trình lớn, nổi tiếng của Trung Quốc.

+ Luyện kim đen phát triển với tốc độ nhanh, là một trong ba nước (Trung Quốc, Nhật Bản Hoa Kỳ) sản xuất nhiều thép nhất và đứng đầu thế giới Sản lượng 180 triệu tấn (2002), 200 triệu tấn (2003), 300 triệu tấn (2005) Những khu liên hợp gang thép lớn

An Sơn, Bao Đầu, Thái Nguyễn, Vũ Hán, Nam Kinh…

+ Công nghiệp nhẹ là ngành truyền thống, nổi tiếng thu hút lực lượng lao động lớn như dệt, chế biến sản phẩm nông nghiệp, gốm sứ, dụng cụ gia đình, đồ chơi trẻ em… + Công nghiệp hiện đại

• Chế tạo máy: phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là máy móc chính xác đòi hỏi hàm lượng khoa học cao, công nghiệp chế tạo ô tô tăng nhanh, sản xuất 3,32 triệu xe (2022) vượt Đức trở thành nước xuất khẩu oto lớn thứ hai.

• Công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử đang phát triển nhanh, trở thành ngành trụ cột của nền kinh tế Năm 2002 sản xuất trên 40 triệu máy thu hình, chiếm 30% sản lượng thế giới và là nước đứng đầu về số lượng Trung Quốc là thị trường phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới Năm 2002 doanh thu của ngành này đạt 120,8 tỉ USD Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về số điện thoại di động với 300 triệu máy, số máy có định là 300 triệu (2003). Đến năm 2010 đứng thứ 2 sau Mĩ và 2015 ngang bằng Mĩ Ngành công nghệ thông tin không chỉ phát triển ở các thành phố vùng Đông, đến nay đã phát triển ở các thành phố ở vùng Trung và Tây.

• Công nghiệp vũ trụ được đầu tư mạnh, phát triển không chỉ nhằm mục đích quốc phòng mà còn phục vụ dân sinh như dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại Ngày 15/10/2003, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên quỹ đạo, trở về Trái Đất an toàn "Thần Châu VI" tháng 10/2005 phóng thành công tàu vũ trụ “Thần châu VI" với thời gian dài hơn và số người đông hơn Đó là niềm tự hào của người dân Trung Quốc và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế tri thức hiện nay.

- Nông nghiệp: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc những năm là nông nghiệp phát triển tương đối cao và toàn diện nhờ khai thác hiệu quả qua quỹ đất nông nghiệp cùng với kĩ thuật mới, quản lí tốt nhờ những chính sách, biện pháp phù hợp và có sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp kịp thời nên sản lượng cây trồng và vật nuôi tăng.

- Sản lượng lương thực 2022 đạt 686,53 triệu tấn tăng 0,5% so với năm trước Con số này đánh dấu năm thứ 8 liên tiếp tổng sản lượng ngũ cốc của nước này vượt quá 650 triệu tấn.

Phân tích du lịch và tự xây dựng một chương trình du lịch tại

Phân tích sâu về du lịch Trung Quốc

Tổ chức du lịch-lữ hành thế giới dự tính, năm nay ngành du lịch Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 33,6% và đóng góp 298,2 tỷ NDT vào giá trị GDP, tạo ra hơn 54 triệu việc làm Trong 10 năm tới, du lịch nước này sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ bình quân 10,4% mỗi năm, đưa Trung Quốc trở thành nước phát triển kinh tế du lịch đứng thứ tư thế giới.

Tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc, qua các quan chức ngành du lịch, chúng tôi được biết, du lịch Trung Quốc phát triển mạnh, trước hết là dựa vào thế mạnh tiềm năng văn hoá đặc sắc, phong phú Trung Quốc là một đất nước rộng lớn có nền văn hoá rực rỡ, lâu đời Vì vậy, đến bất cứ địa phương nào, du khách cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn Người Trung Quốc hôm nay đã rất biết gìn giữ, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống ấy để phát triển du lịch Những ngày hội văn hoá độc đáo của người Choang, người Mông, người Dao ở Vân Nam, Quảng Tây; những điệu múa, khúc ca của những người du mục trên cao nguyên Thanh-Tạng; mỗi địa danh, tên mỗi nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ , tất cả đều được gìn giữ và biến thành những sản phẩm du lịch đặc sắc mang nhãn hiệu “Trung Quốc”

Các di tích lịch sử văn hoá như Trường thành, Di hoà viên, Thập tam lăng ở Bắc Kinh; hồ Tây ở Hàng Châu; lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán dẫu bị thời gian và chiến tranh tàn phá ghê gớm, song đều được người Trung Quốc hôm nay không tiếc tiền của, công sức, xây dựng, khôi phục Theo ước tính của Tổ chức du lịch-lữ hành quốc tế thì đầu tư cho ngành du lịch- lữ hành Trung Quốc năm 2004 lên tới 512,1 tỷ NDT, chiếm 9,6% tổng kim ngạch đầu tư của cả nước Bên cạnh kiến trúc cổ, cùng với sự vươn lên về kinh tế, những công trình hiện đại của Trung Quốc cũng không kém phần hấp dẫn Đến Bắc Kinh, ngoài các di tích cổ, du khách có thể ngắm phố đêm Tràng An lộng lẫy; dạo phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh sầm uất Còn ở Thượng Hải, ngoài Dự Viên, tháp truyền hình Minh Châu, phố đi bộ Nam Kinh là những điểm không thể thiếu trong hành trình của khách tham quan.

Hiện nay, hầu như ở các địa phương của Trung Quốc đều xây dựng thành công phố đi bộ-mua sắm như Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh Các thành phố lớn của Trung Quốc đã xây dựng thành công mô hình du lịch kết hợp thương mại, thu hút khách du lịch đến không chỉ tham quan, mà còn mua sắm, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư Cục phó Cục du lịch Bắc Kinh Ôn Tử Cát cho biết, hiện nay, trong số hơn 3 triệu du khách nước ngoài đến thành phố mỗi năm, có khoảng 30% là du khách thương mại

Sức hấp dẫn và sự thành công của ngành du lịch Trung Quốc còn do công tác quảng bá du lịch luôn được chú trọng Những lời quảng cáo ấn tượng và hàm súc như: “Bất đáo Trường thành phi Hảo Hán”, hay “Non nước Quế Lâm đứng đầu thiên hạ” , được truyền tụng từ bao năm qua đã có tác động thôi thúc hàng triệu khách du lịch đến với Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và có những chính sách thiết thực để thúc đẩy du lịch phát triển

Các bạn đồng nghiệp Trung Quốc cho biết, vào dịp Tết âm lịch, ngày Quốc tế lao động 1-5, Quốc khánh hàng năm, Trung Quốc đều cho nghỉ trọn một tuần, gọi là

“Tuần lễ vàng”, để tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch, mua sắm Đây là những tuần lễ “bội thu” đối với ngành du lịch Riêng “Tuần lễ vàng” 1-5 năm nay, Trung Quốc đón tiếp hơn 100 triệu lượt du khách và ngành du lịch đạt mức doanh thu 39 tỷ NDT Bên cạnh đó, việc quy phạm hóa, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên làm công tác du lịch; tạo các hành lang pháp lý, cải tiến trong việc cấp thị thực nhập cảnh đã tạo tiền đề quan trọng cho việc tổ chức, thu hút khách Có thể nói, ở Trung Quốc, giữa các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại, hải quan, giao thông vận tải đã tìm được tiếng nói chung, phối hợp nhịp nhàng

Một trong những lý do căn bản khiến du lịch Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong những năm qua là do thu nhập của người dân đã được nâng cao đáng kể Nếu năm 1978, khi Trung Quốc vừa thực hiện cải cách, mở cửa, thu nhập bình quân đầu người/ năm là 1.459 NDT, thì đến năm 2023, con số này đã đạt khoảng 19.672 nhân dân tệ Thu nhập của người dân tăng cao không chỉ khiến du lịch trong nước sôi động, mà số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cũng tăng đáng kể Theo thống kê, trên bình diện toàn cầu, Trung Quốc là thị trường outbound lớn nhất thế giới với gần 155 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới với 255 tỷ USD năm 2019.

Trong những ngày ở Bắc Kinh, Thượng Hải, chúng tôi cũng đã gặp không ít các đoàn nông dân từ tỉnh xa về tham quan Một hướng dẫn viên du lịch cho biết, nông dân thường lập thành các đoàn gồm một làng hoặc dòng họ, sẵn sàng chi từ 1.000-2.000 NDT để được “ngồi máy bay đi thăm thủ đô!”.

3.2 Xây dựng một chương trình tại Trung Quốc:

Phương tiện: Hãng hàng không Vietnam Airline

5/11-11/11 giá 23.990.000VND Đà Nẵng– Hà Nội– Bắc Kinh VN186B– VN512R 06:50- 10:00Thượng Hải– Hà Nội –Đà Nẵng VN531R– VN181B 15:10-22:00

Bắc Kinh Đến với thành cổ lịch sử, văn hóa nổi tiếng thế giới Nơi đây lưu giữ được khá nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh lâu đời, tinh hoa văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ, đến với Di Hòa Viên cung điện mùa hè của các vua chúa…

Là thành phố ở tỉnh Giang Tô, nằm ở hạ lưu sông Dương Tử Tô Châu nổi tiếng với những cây cầu đá đẹp và các khu vườn cổ được thiết kế tỉ mỉ Unessco đã liệt kê một số vườn cây cảnh cổ điển tại Tô Châu vào danh sách di sản thế giới năm 1997 và 2000.

Người Trung Quốc có câu: “Trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng”, ám chỉ vẻ đẹp tuyệt đỉnh của vùng Hàng Châu Đến với Hàng Châu, bạn sẽ được du ngoạn Tây Hồ với những cây cầu bắt ngang, những gian hàng và các bức tượng được trưng bày Hơn nữa, Làng Long Tỉnh – thiên đường của trà, Linh Ẩn Tự sẽ mang lại cho du khách cảm giác thư thái, trôi về phía an yên Dạo trên phố đi bộ Qinghefang, bạn chắc chắn sẽ bị thu hút bởi rất nhiều những món hàng và thỏa sức mua sắm.

Thành phố có mật độ dân số lớn nhất Trung Quốc – Nằm bên dòng Hoàng Phố êm đềm, Thượng Hải mang vẻ đẹp nửa hiện đại nửa cổ kính của những công trình kiến trúc Nơi đó có những di tích, danh thắng nổi tiếng đáng để du khách dừng bước như miếu Thành Hoàng, cầu Nam Phố, bến Thượng Hải, Tháp Truyền hình Đông Phương Minh Châu, phố Nam Kinh hay chùa Phật Ngọc… Sức hấp dẫn của Thượng Hải luôn để lại ấn tượng không bao giờ phai trong lòng du khách dù chỉ một lần đặt chân đến.

TOUR CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

Hành trình độc đáo mang đến những trải nghiệm lý thú, cảm nhận sự đa dạng về lịch sử, văn hóa, con người Trung Hoa

Thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh và di tích nổi tiếng: Cung

Vương Phủ Vạn lý Trường thành, Di Hoà Viên, Ô trấn

Trải nghiệm tàu hỏa siêu tốc từ thủ đô Bắc Kinh đến thành phố tơ lụa Tô Châu; ngồi thuyền ngắm cảnh Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu.

Khám phá Thượng Hải hiện đại sôi động bên dòng Hoàng Phố êm đềm,

Bến Thượng Hải, tháp Truyền hình Đông Phương Minh Châu, phố Nam Kinh

Thưởng thức món Vịt Quay Bắc Kinh lừng danh thiên hạ, đặc sản Thượng Hải và Những món ăn Quảng Châu.

Ngày 1: Đà Nẵng-Hà Nội- Bắc Kinh (ăn trưa trên MB/Tối)

Sáng 5:00: Quý khách tại điểm tập trung sân bay Đà Nẵng làm thủ tục chuyến bay đi Hà Nội VN186B.

06:50: Quý khách sẽ di chuyển qua Khu Quốc tế và làm thủ tục bay chuyến Hà Nội - Bắc Kinh VN512R vào lúc 10:00.

11h30: Qúy khách sẽ tới sân bay Bắc Kinh và di chuyển về khách sạn Đến nơi Quý khách check in khách sạn Radisson Blu Hotel Beijing Sau đó đi thăm quan Di Hoà Viên – Cung điện mùa hè của các vua chúa đời Minh, Thanh với Cung

Từ Hy, Tháp Dâng Hương, Hồ Côn Minh, Vạn Thọ Đường. Đến tối Qúy khách được thưởng thức bữa tối với Vịt Quay Bắc Kinh lừng danh tại

Nhà hàng Quanjude, sau đó Qúy khách tự do tham quan trong ngày đầu

Ngày 2: Thiên An Môn-Cung Vương Phủ -Phố Tiền Môn(ăn sáng/trưa/tối) Sáng: Đoàn dùng điểm tâm rồi di chuyển đi tham quan

Quảng Trường Thiên An Môn – trung tâm chính trị của Trung Quốc: Đại Lễ Đường, Đài Tưởng Niệm Các Anh Hùng Liệt Sỹ, nhà Tưởng Niệm Mao Chủ Tịch.

Sau bữa ăn trưa sẽ tiếp tục tham quan:

Cung Vương phủ còn có tên là Phủ Hòa Thân, cho đến nay công trình này vẫn được giữ nguyên vẹn dù đã trải qua hơn 2 thế kỷ Vương phủ này thuộc sở hữu của vị quan

Ngày đăng: 23/09/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w