1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề trình bày quan điểm hcm về vấn đề độc lập dân tộc và sự vận dụng trong bảo về vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày quan điểm HCM về vấn đề độc lập dân tộc và sự vận dụng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay
Tác giả Đỗ Duy Đức
Người hướng dẫn Th.s Lê Thu Trang
Trường học Đại học công nghệ GTVT
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 729,14 KB

Nội dung

Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội Nghị ở Vécxây Pháp năm 1919 mà ở đó Tổng thống Mỹ V.Wilson đã kêu gọi trao quyền tự quyết cho các dâ

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTCBỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

*********

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chủ đề: trình bày quan điểm HCM về vấn đề độc lập dân tộc và sự vậndụng trong bảo về vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ của tổ quốc hiện nay

Họ và tên: ĐỖ DUY ĐỨC Lớp: 71DCJ11

GV hướng dẫn: Th.s Lê Thu Trang

GV chấm 1 GV chấm 2

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 4

I PHẦN LÍ THUYẾT: Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 4

1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dântộc 4

2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân 6

3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 7

4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, các tập 1, 2, 4, 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

20112 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.170

Trang 3

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Lê Thu Trang đã giảng dạy

tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bàitiểu luận này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạnchế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiếnđóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiệnhơn

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành côngvà hạnh phúc.”

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mọi quốc gia dân tộc, những thành tố hữu cơ không thể tách rời, tạonên quyền dân tộc cơ bản của mọi quốc gia Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước, nghĩa vụ cao cả của mọi người dân

NỘI DUNGI PHẦN LÍ THUYẾT: Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm Điều đó nói lên một khát khao to lớn của dân tộc ta là, luôn mong nuốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng,bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy Người nói rằng, cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội Nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919 mà ở đó Tổng thống Mỹ V.Wilson đã kêu gọi trao quyền tự quyết cho các dân tộc trên thế giới, thay mặt nhóm những

người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách

của nhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp

lý và đòi các quyền tự do, dân chủ Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng qua sự kiện trên cho thấy lần đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành.Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người - “những quyền mà

không ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng

Trang 5

Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng, bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” 1

Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là:

“ a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” 2

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ

Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thựcđã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”3

Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong nuốn hoà bình Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” Khi 4

thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn

quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt

đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc - giá trị thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành được: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” 5

Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam: ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, chư hầu vào miền Nam tiến hành chiến lược “Chiến tranh cụcbộ” và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của

các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới “Không có gì quý hơn độc

lập, tự do”6 Với tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng

chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng phải ký kết Hiệp định

1Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.1.ịộ

2Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.3, tr.1.ịộ

3Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.3.ịộ

4Hồồ Chí Minh: Toàn t p, ậ NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.522.ịộ

5Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.534.ịộ

6Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.15, tr.131.ịộ

Trang 6

Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quânMỹ về nước.

2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhândân

đánh giá Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.Người cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục,

trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp

năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” , Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương 7

nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi “Đó là lẽ phải không ai chốicãi được” Trong 8 Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập…dân chúng được tự do…thủ tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết ruộng đất củađế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi hành luật ngày làm 8 giờ” Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 9

thành công, nước nhà được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” 10

Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh nhân dân đói rét, mù chữ… , Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải… Làm cho dân có ăn

Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành”11.Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột:

7Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.1.ịộ

8Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ,NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.1.ịộ

9Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.3, tr.1,2.ịộ

10Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ,NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.64.ịộ

11Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.175.ịộ

Trang 7

bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” 12

3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng chiêubàimị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc lậptự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là nhằm che đậybản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệtđể trên tất cả các lĩnh vực Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không cóquyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chínhriêng… , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnhđất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thùtrong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành được,

Người đã thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ

ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủCộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quânđội của mình, tài chính của mình” 13

4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chia đất nước ta ra ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng Sau Cách mạng Tháng Tám, miền Bắc nước ta thì bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, miền Nam thì thực dân Pháp xâm lược và sau khi độc chiếm hoàn toàn Việt Nam, một lần nữa thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam Kỳ tự trị” hòng chia cắt nước ta một lần nữa Tronghoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh để thống nhất Tổ quốc Tháng 2 năm 1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nướcnhà: “Dù khó khan gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi

12Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ, NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.187.ịộ

13Hồồ Chí Minh: Toàn t pậ,NxbChính tr quồốc gia, Hà N i, 2011, t.4, tr.583ịộ

Trang 8

Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

II PHẦN LIÊN HỆ 1 Bối cảnh trong nước và thế giới đặt ra yếu cầu bảo vệ vũng chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay

Hiện nay, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có những biến động mau lẹ, phức tạp và khó lường Nhiều vấn đề mới đang đặt ra cho nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hình hình mới Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng vẫn luôn có những diễn biến phức tạp Cục diện “nhất siêu đa cường” còn có thể tiếp tục tồn tại trong những năm tới đây, song xu thế đa cực, đa trung tâm ngày càng phát triển Các nước lớn tiếp tục hợp tác và đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, trong đó, việc tranh giành ảnh hưởng chiếm ưu thế nhưng tránh đối đầu trực tiếp Xu thế toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển, thúc đẩy mạnh hơn nền kinh tế tri thức, tăng trưởng xanh và bền vững ở nhiều nước Các vấn đề an ninh phi truyền thống như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, sự bùng nổ dân số, sự thiếu hụt nguồn nước sạch, năng lượng và lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, đồng hóa văn hóa, chiếntranh tiền tệ, an ninh mạng… ngày càng trở thành các thách thức lớn đối với cộng đồng thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm quyền lực của thế giới trong thế kỷ XXI Cục diện khu vực và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực tiếp tục bị chi phối bởi quan hệ Mỹ - Trung Sự tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc đối với các nước trong khu vực và sự can thiệp của nước ngoài dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng Trongkhu vực vẫn tồn tại nhiều “điểm nóng”, có thể xảy ra xung đột như: tranh chấp chủquyền biển đảo, khai thác tài nguyên ở Biển Đông Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bước vào thời kỳ hợp tác mới, ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình, nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới và còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa một số nước trong khu vực Quan hệ giữa các nước vẫn là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt Tình hình chính trị nội bộ vẫn còn bất ổn ở một số nước; vấn đề dân tộc, tôn giáo, sắc tộc, hoạt động

Trang 9

chống đối có vũ trang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến môi trường an ninh khu vực.

Ở trong nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cơ bản ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn Những yếu kém của nền kinh tế chậm được khắc phục, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, ra sức lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta Trong khi đó, “nhận thức về quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của một số cán bộ, đảng viên trong các ngành,các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” Sự phối 2

hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đối ngoại chưa thật đồng bộ, gây khó khăn trong phát triển đối tác chiến lược theo chiều sâu, tạo sự ủng hộ mạnh mẽ, hiệu quả trong các tình huống phức tạp Bên cạnh đó, các hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ ở nước ta luôn có những diễn biến phức tạp

2 Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh để bảo vệ vũng chắc độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước nêu trên đang đặt ra cho sự nghiệp

bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay những vấn đềcần tiếp tục nhận thức và giải quyết một cách có hiệu quả

Một là, xuất hiện nhiều tình huống mới, phức tạp và khó lường do sự biến đổi mau

lẹ của tình hình thế giới và sự chuyển hóa nhanh chóng giữa đối tác và đối tượng Các nước lớn, các cường quốc có những động thái mới - đặc biệt là những động thái có tính chất thỏa hiệp, “mặc cả” về các lợi ích giữa các nước lớn có thể làm tổn hại đến Việt Nam

Hai là, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia đang là vấn đề nổi bật chi phối quan hệ

quốc tế Nhiều nước, nhất là các nước lớn, vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình sẵn sàng hủy bỏ các cam kết, thậm chí bỏ rơi, phản bội đồng minh để bắt tay, thỏa hiệpvới nhau

Ba là, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang nổi lên và có ảnh

hưởng chi phối mọi mặt đời sống đất nước, đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta Những diễn biến phức tạp, căng thẳng của tình hình Biển Đông và hành động của nước lớn xâm phạm độc lập, chủ quyền vùng biển sẽ gây biến động, chi

Trang 10

phối lớn đến ổn định tình hình, buộc đất nước ta phải tập trung huy động sức mạnhtổng hợp để đối phó, giải quyết Vấn đề đặt ra là phải vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo, vừa giữ được môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Bốn là, an ninh phi truyền thống đang phát triển phức tạp, có ảnh hưởng đến nước

ta Vấn đề là chúng ta phải sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyềnthống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống

Năm là, vấn đề phát triển sức mạnh quốc phòng để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ

quốc, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao của kẻ địch

Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung làm tốt các nội dung sau đây:

Một là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường đoàn

kết nội bộ, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực hiện tốt tám nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, trước hết tập trung vào thực hiện thắng lợi ba nhiệm vụ cấp bách mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra Củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Nắm bắt và giải quyết kịp thời những bức xúc của dân Không ngừng hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn kết chặt chẽ với đổi mới cách tổ chức thực hiện và nâng cao rõ rệt kết quả thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân

Hai là, đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là nhà

nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện dân chủ, công bằng, công khai thực sự; có chính sách hợp lòng dân, giải quyết tốt vấn đề đất đai, giảm dần sựphân hóa giàu nghèo Tăng cường nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN