1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hòa bằng đường hàng không tại công ty cổ phần dịch vụ vận chuyển toàn cầu GTS

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (8)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 5. Kết cấu của khóa luận (9)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ (11)
    • 1.1. Giao nhận hàng hóa (11)
      • 1.1.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa (11)
      • 1.1.2. Các phương thức giao nhận hàng hóa và đặc điểm của các phương thức (12)
    • 1.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa và hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (16)
      • 1.2.1. Khái niệm (16)
      • 1.2.3. Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (19)
      • 1.2.4. Vai trò của cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa (24)
      • 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (26)
      • 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa (28)
    • 1.3. Công tác cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại doanh nghiệp (31)
    • 1.4. Cơ sở pháp lý và các nguyên tắc quy định về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (32)
      • 1.4.1. Cơ sở pháp lý của giao nhận và vận tải quốc tế bằng đường hàng không (32)
      • 1.4.3. Trách nhiệm của người giao nhận (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TOÀN CẦU GTS (38)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS (38)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp (38)
      • 2.1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp (40)
      • 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của GTS (45)
      • 2.1.4. Khách hàng và thị trường (47)
      • 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2021 – 2023 (51)
    • 2.2. Thực trạng cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS (53)
      • 2.1.2. Tình hình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (53)
      • 2.1.3. Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (55)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (60)
      • 2.1.5. Đánh giá hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (70)
      • 2.1.6. Nhận xét chung đối với hoạt động cung ứng vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (83)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ (90)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS (90)
      • 3.1.1. Dự báo về thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. 84 3.1.2. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS (90)
      • 3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS (92)
      • 3.2.1. Tối ưu hóa quy trình và tăng cường hợp tác đối tác (94)
      • 3.2.2. Quản lý chi phí hiệu quả (94)
      • 3.2.3. Đào tạo và phát triển nhân viên (95)
      • 3.2.4. Tăng cường thông tin thị trường và định vị cạnh tranh (96)
      • 3.2.5. Cải thiện quản lý và an toàn hàng hóa (97)
      • 3.2.6. Tăng cường giao tiếp và thông tin cho khách hàng (97)
    • 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị với Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS (98)
      • 3.3.1. Đầu tư vào công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin (98)
      • 3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới vận chuyển (99)
      • 3.3.3. Tập trung vào tiêu chuẩn và quy trình an toàn (100)
      • 3.3.4. Phát triển dịch vụ đặc biệt cho thị trường thương mại điện tử (101)
  • KẾT LUẬN (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)
  • PHỤ LỤC (105)

Nội dung

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu, việc chuyển giao hàng hóa nhanh chóng và an toàn giữa các quốc gia trở thành yếu tố quyết định đối với sự thành công của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp vận chuyển và logistics. Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ cung ứng giao nhân hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác nhau như vận tải đường biển và nội thủy, vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đượng bộ,… Song, giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chiếm 20- 30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế nhưng chỉ chiếm khoảng trên 1% tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế. Giao nhận vận tải bằng đường hàng không chiếm vị trí số một trong chuyên chở hàng hóa cần giao khẩn cấp, hàng hóa giao ngay như hàng mau hỏng, dễ thối, hàng cứu trợ khẩn cấp, súc vật sống và các loại hàng nhạy cảm với thời gian. Công ty GTS đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, nơi mà khách hàng đòi hỏi các dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, tin cậy và hiệu quả. Đặc biệt, trong lĩnh vực hàng không, tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng là yếu tố không thể phớt lờ. Công ty phải đối mặt với áp lực từ việc cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa chất lượng cao và giảm thiểu thời gian giao nhận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Việc áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty GTS trở nên cấp thiết để đảm bảo sự cạnh tranh và bền vững trong ngành. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển, cải thiện hệ thống quản lý và giám sát, đào tạo nhân viên, cập nhật công nghệ mới, và xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với các đối tác vận chuyển và các đơn vị liên quan khác.

Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu, việc chuyển giao hàng hóa nhanh chóng và an toàn giữa các quốc gia trở thành yếu tố quyết định đối với sự thành công của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp vận chuyển và logistics Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ cung ứng giao nhân hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác nhau như vận tải đường biển và nội thủy, vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đượng bộ,… Song, giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chiếm 20- 30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế nhưng chỉ chiếm khoảng trên 1% tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế Giao nhận vận tải bằng đường hàng không chiếm vị trí số một trong chuyên chở hàng hóa cần giao khẩn cấp, hàng hóa giao ngay như hàng mau hỏng, dễ thối, hàng cứu trợ khẩn cấp, súc vật sống và các loại hàng nhạy cảm với thời gian.

Công ty GTS đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, nơi mà khách hàng đòi hỏi các dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, tin cậy và hiệu quả Đặc biệt, trong lĩnh vực hàng không, tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng là yếu tố không thể phớt lờ Công ty phải đối mặt với áp lực từ việc cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa chất lượng cao và giảm thiểu thời gian giao nhận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Việc áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty GTS trở nên cấp thiết để đảm bảo sự cạnh tranh và bền vững trong ngành Điều này bao gồm việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển, cải thiện hệ thống quản lý và giám sát, đào tạo nhân viên, cập nhật công nghệ mới, và xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với các đối tác vận chuyển và các đơn vị liên quan khác.

Nắm bắt được tình hình đó, dựa vào kiến thức học được ở trên trường và kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty cổ phần dịch vụ vận chuyển toàn cầu GTS, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn nên em đã chọn để tài

“Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hòa bằng đường hàng không tại công ty cổ phần dịch vụ vận chuyển toàn cầu GTS” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty Cổ phần dịch vụ vận chuyển toàn cầu GTS trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích: Phân tích dữ liệu và thông số liên quan đến công ty để có thể hiểu rõ hơn về các khía cạnh của hoạt động công ty, từ những thành tựu đã đạt được đến những hạn chế còn tồn tại Phương pháp này yêu cầu sự tỉ mỉ và tập trung, nhưng lại cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất và tiềm năng phát triển của công ty.

- Phương pháp thống kê: Thu thập và phân tích các chỉ số về sản xuất, doanh số bán hàng, thị phần và các yếu tố khác để xác định được xu hướng và biến động trong hoạt động kinh doanh của công ty, đưa ra các dự đoán và chiến lược dựa trên dữ liệu cụ thể và có thể tin cậy.

- Phương pháp logic: Tổng hợp và đánh giá toàn diện về hoạt động của công ty Kết hợp cả sự hiểu biết về ngành công nghiệp và kinh nghiệm thực tế để đưa ra những nhận định và đề xuất có cơ sở khoa học về tình hình kinh doanh của công ty.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các nhân sự lâu năm tại công ty, chúng ta có thể nhận được cái nhìn chính xác và đáng tin cậy về tình hình thực tế và những khía cạnh cụ thể của hoạt động công ty Điều này giúp tối ưu hóa quá trình đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp với bối cảnh cụ thể của công ty.

- Phương pháp định lượng: Thiết kế bảng hỏi khảo sát khách hàng đã từng sử udnjg dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty GTS Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích các kết quả thu được từ khảo sát. Các kỹ thuật thống kê bao gồm thống kê mô tả (mô tả đặc điểm của dữ liệu) và thống kê trung bình (đánh giá ý kiến của khách hàng về hiệu quả cung ứng dịch vụ).

Hướng đánh giá kết quả thống kê trung bình: Dựa theo giá trị khoảng cách:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/5 = (5-1)/5 = 0.8

Theo đó, nếu giá trị Mean là:

- Từ 1.00 – 1.80 (làm tròn thành 1): Rất không hài lòng

- Từ 1.81 – 2.60 (làm tròn thành 2): Không hài lòng

- Từ 2.61 – 3.40 (làm tròn thành 3): Trung lập

- Từ 3.41 - 4.20 (làm tròn thành 4): Hài lòng

- Từ 4.21 - 5.00 (làm tròn thành 5): Rất hài lòng

Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm các chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Chương 2: Thực trạng hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTSChương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển ToànCầu GTS

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Giao nhận hàng hóa

1.1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa

Trong hoạt động thương mại quốc tế và trong một số trường hợp đặc biệt, việc mua và bán hoặc vận chuyển hàng hóa thường xuyên xảy ra giữa các bên ở cách xa nhau Quá trình vận chuyển hàng hóa, đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc thực hiện các hợp đồng mua bán quốc tế và đạt được mục tiêu của các bên liên quan Từ việc hàng hóa được chuyển đi, đến việc hàng đến tay người mua hoặc người nhận, một loạt các hoạt động phải được thực hiện một cách liên tục Quá trình này bao gồm nhiều bước khác nhau, từ việc chuẩn bị hàng hóa tại cảng xuất phát, thủ tục gửi hàng, tổ chức và giám sát việc xếp dỡ hàng hóa trên phương tiện vận chuyển, đến việc giao hàng cho người nhận tại điểm đến cuối cùng Tất cả những công việc này, mặc dù đa dạng, nhưng lại đều có mục tiêu chung, đó là đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến đúng nơi, đúng thời điểm và trong tình trạng hoàn hảo Tất cả quá trình này được gọi là nghiệp vụ giao nhận - một phần quan trọng của chuỗi cung ứng quốc tế

Theo Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) thì giao nhận vận tải (freight forwarding) được định nghĩa như sau: “Giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa”.

Có thể nói, giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng - Shipper - Consignor) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng -

Consignee) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ từ người thứ ba khác.

1.1.2 Các phương thức giao nhận hàng hóa và đặc điểm của các phương thức

Trong thương mại quốc tế hiện nay có nhiều phương thức giao nhận hàng hóa Nếu căn cứ theo phương thức vận tải, các phương thức giao nhận hàng hóa bao gồm: giao nhận hàng hóa bằng đường biển, giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, giao nhận hàng hóa bằng đường sắt, giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng container, giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng phương thức vận tải đa phương thức,

Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc lựa chọn và xác định phương thức giao nhận là hết sức quan trọng Hai bên mua và bán sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau nhằm lựa chọn phương thức giao nhận quốc tế phù hợp nhất Để lựa chọn phương thức giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế, cần dựa vào các đặc điểm của từng phương thức như sau:

1.1.2.1 Phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Do đặc điểm 2/3 diện tích bề mặt trái đất là biển nên phương thức vận tải biển rất thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn và cự ly vận chuyển dài, vì vậy phương thức giao nhận bằng đường biển là một trong những phương thức vận tải ra đời sớm nhất và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thương mại của xã hội loài người

Tại Điều 13 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển Tàu biển quy định trong Bộ luật Hàng hải 2015 không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Phương thức này có một số ưu điểm như sau:

- Các tuyến đường biển đều là đường giao thông tự nhiên trừ các hải cảng và kênh đào nhân tạo.Do vậy đòi hỏi không nhiều về vốn cũng như sức lao động để xây dựng và bảo dưỡng các tuyến đường này.

- Năng lực chuyên chở bằng đường biển được coi là không hạn chế, có những tàu với trọng tải cực lớn.

- Trên cùng một chuyến đường có thể cùng lúc hoạt động hai hay nhiều chuyến tàu.

- Giá thành vận tải biển rất thấp so với các phương thức vận tải khác.

1.1.2.2 Phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Phương thức giao nhận bằng đường hàng không ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến thời điểm hiện nay, vận tải hàng không cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thương mại quốc tế Phương thức vận tải hàng không thích hợp để vận chuyển các lô hàng nhỏ, hàng hóa đòi hỏi giao hàng ngay, an toàn và chính xác, hàng hóa có giá trị cao và hàng hóa có cự ly vận chuyển dài Phương thức này có một số ưu điểm sau:

- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau.

- Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh Tốc độ vận tải hàng không gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô, và 8 lần tàu hỏa Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800- 1000 km/ giờ rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển (12 - 25 Hải Lý/ giờ), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60- 80 km/ giờ) hoặc ô tô (60-80 km/ giờ).

- Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác.

- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao Vận tải hàng không đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chính trị, xã hội trong từng thời điểm mà không phương thức vận tải nào có thể đáp ứng được như viện trợ khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất

- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiện vận tải khác.

- Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác.

1.1.2.3 Phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường bộ

Theo quy định tại Khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì Vận tải đường bộ được hiểu như sau: Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ. Vận tải đường bộ chủ yếu dùng các loại xe máy, xe tải nên rất linh hoạt trong quá trình vận tải hàng hóa, không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thể thay đổi trong quá trình vận chuyển.

Phương thức giao nhận bằng đường bộ là phương thức vận tải phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải Tuy phương thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hóa lớn như vận tải bằng đường thủy hay nhanh chóng bằng vận chuyển hàng không, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hóa có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ Phương thức giao nhận bằng đường bộ này có những ưu điểm nổi bật như sau:

- Tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình

- Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình

- Luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa

1.1.2.4 Phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường sắt

Vận chuyển đường sắt, một hệ thống vận tải với sự kết hợp của đường ray và bánh xe kim loại, không chỉ là một phương tiện giao thông mà còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế Hệ thống này không chỉ dành cho việc vận chuyển hàng hóa mà còn dành cho việc vận chuyển hành khách Cấu trúc của nó bao gồm các đầu máy và toa xe, tạo thành các đoàn tàu di chuyển trên đường ray Do đó, tính cơ động của vận tải đường sắt không cao, và phụ thuộc vào hạ tầng đường sắt phát triển Vận tải đường sắt đã tồn tại từ lâu đời và được coi là một phương thức vận chuyển quan trọng trên toàn cầu.

Song, phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường sắt mang lại một số ưu điểm như sau:

- Hiệu quả về chi phí: So với các phương tiện vận chuyển khác như đường bộ hoặc hàng không, vận tải đường sắt thường có chi phí thấp hơn đối với việc vận chuyển hàng hóa trên các quãng đường xa.

Dịch vụ giao nhận hàng hóa và hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

1.2.1.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa

Có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) Theo các quy định của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ này được xác định là bất kỳ loại hình dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, tổ chức gom hàng, quản lý lưu kho, thực hiện bốc xếp, đóng gói và phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán và thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.

Tại Việt Nam, theo Luật Thương mại 2005, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng) Theo đó, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ, các chứng từ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).

Người làm dịch vụ giao nhận (freight forwarder) khi nhận việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải Trừ phi bản thân người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn tự mình tham gia làm bất kỳ khâu thủ tục chứng từ nào đó Còn thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận hàng lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của những người thứ ba.

1.2.1.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là quá trình vận chuyển hàng hóa sử dụng các phương tiện máy bay nhằm chuyển đổi và di chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích mong muốn Đây là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (Cargo Aircraft), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).

Trong quá trình này, hàng hóa được đóng gói cẩn thận và sau đó được chuyển đến các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc được vận chuyển trong buồng chở hàng của máy bay hành khách Phương thức này thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có giá trị cao, yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng và có thể là những hàng hóa cần phải đảm bảo điều kiện bảo quản nhất định

Với sự phát triển của nền kinh tế và mở cửa của giao thương giữa các quốc gia, giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không trở nên phổ biến và chiếm ưu thế Đặc biệt, đội bay ngày càng được mở rộng và các tuyến bay hàng không ngày càng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự di chuyển hiệu quả và nhanh chóng của hàng hóa trên phạm vi toàn cầu Đây là một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng hiện đại, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp có yêu cầu về thời gian giao hàng chặt chẽ như thực phẩm tươi sống, y tế và sản phẩm công nghệ cao.

Một phần quan trọng của hoạt động này là quản lý đồng bộ giữa các bước trong quy trình vận chuyển hàng hóa Từ việc tiếp nhận hàng tại điểm xuất phát, xử lý và đóng gói hàng hóa, đến việc vận chuyển qua hạ cánh, thông quan hải quan, kiểm tra an toàn và bảo quản, mỗi bước đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác.

Trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận này, việc quản lý thời gian là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Với các yêu cầu giao hàng chặt chẽ và thời gian đòi hỏi, việc điều phối lịch trình chính xác và đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa là điều không thể phớt lờ.

Hơn nữa, quản lý rủi ro là một phần quan trọng của hoạt động cung ừng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Việc đảm bảo an toàn và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt là khi phải đối mặt với các yếu tố như thời tiết, kiểm soát an ninh và yêu cầu pháp lý, là một thách thức đối với các nhà cung ứng dịch vụ hàng không.

1.2.1.3 Hiệu quả cung ứng dịch vụ giao nhận hàng họa bằng đường hàng không

Hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu và phát triển của ngành vận tải hàng không Đối với các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này, việc đảm bảo hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả không chỉ đảm bảo sự thành công mà còn giúp tối ưu hóa chi phí và tăng cường cạnh tranh. Một trong những yếu tố quan trọng đó là hiệu suất của quy trình vận chuyển hàng hóa Đường hàng không được biết đến với tốc độ vận chuyển nhanh chóng, giúp giảm thiểu thời gian giao hàng so với các phương tiện vận chuyển khác như đường bộ hoặc đường biển Việc này không chỉ mang lại lợi ích về thời gian mà còn giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và giảm thiểu rủi ro liên quan đến trễ giao hàng.

Tính linh hoạt của đường hàng không cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa Các chuyến bay có thể được điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu cụ thể của khách hàng hoặc theo yếu tố thời tiết và điều kiện khác nhau, giúp tối ưu hóa lịch trình vận chuyển và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Thêm vào đó, sự đồng bộ trong quản lý và xử lý hàng hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Việc sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chuyên nghiệp giúp đảm bảo rằng hàng hóa được xử lý và vận chuyển một cách chính xác và hiệu quả, từ quá trình tiếp nhận đến quá trình giao nhận cuối cùng Điều này giúp giảm thiểu sự cố và trục trặc trong quy trình vận chuyển, đồng thời tối ưu hóa tài nguyên và chi phí.

Tóm lại, hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không đòi hỏi sự đồng bộ, quản lý thời gian và quản lý rủi ro chặt chẽ để đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu.

1.2.3 Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

1.2.3.1 Quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không

* Bước 1: Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đại lý đối với hàng nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh sẽ trực tiếp tìm kiếm những nhà nhập khẩu đang có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài và cần sử dụng dịch vụ do các doanh nghiệp kinh doanh Logistics cung cấp.

* Bước 2: Báo giá và nhận chứng từ

Công tác cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại doanh nghiệp

Những dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không mà doanh nghiệp thường tiến hành là:

- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở;

- Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi tại cảng hàng không

- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa;

- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa

- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê phương tiện hàng không, lưu cước

- Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng

- Làm thủ tục Hải quan, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng

- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ

- Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận

- Thu xếp chuyển tải hàng hóa

- Nhận hàng từ gửi chuyên chở và giao cho người nhận

- Gom hàng,lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp;

- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa;

- Lưu kho, bảo quản hàng hóa,

- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa,

- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi,

- Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải,

- Thông báo tổn thất với người chuyên chở,

- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường.

Ngoài ra người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như vận chuyển máy móc, thiết bị cho công ty, vận chuyển quần áo may sẵn trong các Container đi thẳng đến cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài Đặc biệt trong những năm gần đây người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải.

Cơ sở pháp lý và các nguyên tắc quy định về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

1.4.1 Cơ sở pháp lý của giao nhận và vận tải quốc tế bằng đường hàng không

Các nguồn luật điều chỉnh

Chuyên chở hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không quốc tế được điều chỉnh bằng các công ước, quy tắc, nghị định thư về vận tải hàng không quốc tế, cụ thể:

- Công ước Vacsava 1929 - Công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế.

- Nghị định thư sửa đổi công ước Vacsava 1929, ký kết tại Hague ngày 28/9/1955 nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1995.

- Nghị định thư bổ sung số 1: được ký kết tại thành phố Montreal ngày25/09/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1

- Nghị định thư bổ sung số 2: được ký kết tại thành phố Montreal ngày 25/09/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 2.

- Nghị định thư bổ sung số 3: được ký kết tại thành phố Montreal ngày 25/09/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 3

- Nghị định thư bổ sung số 4: được ký kết tại thành phố Montreal ngày 25/09/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 4.

Các công ước, hiệp định, nghị định thư nói trên chủ yếu sửa đổi về giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn hành khách, thiệt hại về hàng hóa, hành lý và thời gian thông báo tổn thất, khiếu nại của người chuyên chở hàng không.

Bên cạnh các công ước, hiệp định, nghị định thư quốc tế nói trên thì còn có:

- Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định tương tự như các công ước quốc tế.

- Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành

1.4.2 Nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa

Căn cứ theo Điều 167 “Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá” trong Văn kiện Quốc hội toàn tập tập VIII (1992 – 1997) Quyển

4 1996 – 1997 có quy định người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Cụ thể:

+ Tiếp nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển.

Bên cung cấp dịch vụ giao nhận phải đưa phương tiện vận chuyển đến nhận hàng hoá vận chuyển theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng vận chuyển Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp với tính chất hàng hoá.

Bên cung cấp dịch vụ giao nhận có nghĩa vụ nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển đúng thời gian và địa điểm theo thảo thuận Trường hợp Bên cung cấp dịch vụ giao nhận nhận chậm hàng làm phát sinh chi phí bảo quản hàng hoá cho bên thuê vận chuyển thì phải bồi thường các thiệt hại đó Trường hợp bên thuê vận chuyển giao hàng chậm thì Bên cung cấp dịch vụ giao nhận yêu cầu bên thuê vận chuyển bồi thường các thiệt hại phát sinh do bị lưu giữ phương tiện vận chuyển.

Bên cung cấp dịch vụ giao nhận được quyền từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng Nhưng trong thực tế thì người vận chuyển chỉ có thể từ chối việc vận chuyển trong trường hợp việc thay thế hàng hoá vận chuyển làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vận chuyển hoặc những người thuê vận chuyển khác.

Ngoài ra, bên cung cấp dịch vụ giao nhận có quyền từ chối nhận những hàng hoá không đảm bảo các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết theo thoả thuận của các bên Người vận chuyển được quyền từ chối vận chuyển hàng hoá cấm lưu thông, hàng hoá có tính chất nguy hiểm, độc hại.

Nếu hợp đồng quy định bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận chuyển thì Bên cung cấp dịch vụ giao nhận có nghĩa vụ hướng dẫn việc sắp xếp hàng hoá trên phương tiện vận chuyển và có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa theo đúng hướng dẫn.

+ Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo đúng các điều kiện đã thoả thuận. Trong giai đoạn này, bên cung cấp dịch vụ giao nhận có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm trả hàng Trường hợp bên cung cấp dịch vụ giao nhận giao hàng không đúng địa điểm đã quy định thì phải thanh toán chi phí vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên thuê vận chuyển.

Bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển: Theo thông lệ chung thì nghĩa vụ bảo quản hàng hoá của Bên cung cấp dịch vụ giao nhận phát sinh từ thời điểm Bên cung cấp dịch vụ giao nhận tiếp nhận hàng hoá vận chuyển do bên thuê vận chuyển giao và kết thúc khi đã giao hàng hoá cho người nhận tại địa điểm trả hàng.

+ Trả hàng cho người có quyền nhận hàng.

Trả hàng là nghĩa vụ cơ bản của người vận chuyển trước người gửi hàng cũng như người có quyền nhận hàng (nếu người gửi hàng không đồng thời là người nhận hàng).

Trả hàng hoá vận chuyển đúng đối tượng.

Thông báo về việc hàng hoá đến cho người có quyền nhận hàng Trường hợp các bên thoả thuận trả hàng tại địa chỉ của người nhận thì người vận chuyển không phải thông báo hàng đến.

Trả hàng đúng phương thức đã thoả thuận.

Nếu bên cung cấp dịch vụ giao nhận đã vận chuyển hàng hoá đến địa điểm trả hàng đúng thời hạn quy định nhưng không có người nhận hàng, thì Bên cung cấp dịch vụ giao nhận có thể gửi hàng hoá tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc bên có quyền nhận hàng biết Các chi phí gửi giữ, bảo quản hàng hoá do bên thuê vận chuyển hoặc bên có quyền nhận hàng hoá chịu.

Bên cung cấp dịch vụ giao nhận có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người thuê vận chuyển và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản cước phí và chi phí vận chuyển hoặc khi chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng cho việc thanh toán các khoản cước phí và chi phí nói trên.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TOÀN CẦU GTS

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TOÀN CẦU GTS

Tên quốc tế : GTS GLOBAL TRANSPORTATION SERVICES JOINT STOCK

Mã số thuế : 0109636347 Địa chỉ : Số 5, ngách 95/15 đường Nam Dư, Phường Lĩnh Nam,

Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Người đại diện : TRỊNH ANH ĐỨC Điện thoại : 0834355999

Quản lý bởi : Chi cục thuế Quận Hoàng Mai

Loại hình DN : Công ty cổ phần ngoài NN

Tình trạng : Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Hình 2.1: Mã QR dẫn đến website gtshop.vn

Slogan : “Uy tín tạo niềm tin” (Reputation builds trust)

Hình 2.2: Logo của công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS

Nguồn: gtshop.vn 2.1.1.2 Các mốc lịch sử trong quá trình hình thành

Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS được thành lập vào tháng 7 năm 2021 bởi ông Trịnh Anh Đức và các thành viên góp vốn GTS là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế và cung cấp các dịch vụ mua hộ, dịch vụ chuyển phát nội địa tại Việt Nam. GTS có một hệ thống đối tác rộng khắp trên thế giới, đảm bảo cho khách hàng nhận được dịch vụ nhanh chóng, chất lượng và tiết kiệm chi phí Các mốc lịch sử hình thành:

- Năm 2021 - 2022: GTS mở rộng danh mục dịch vụ, cung cấp thêm dịch vụ mua hộ hàng hóa quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa và dịch vụ kho bãi.

- Giai đoạn 2023 – nay GTS đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế Công ty hiện có 62 nhân sự, trong đó có nhiều chuyên gia, nhân viên có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm Công ty đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng và đối tác rộng khắp, bao gồm các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước…

2.1.1.3 Nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh

- Nhiệm vụ: Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS đã xác định nhiệm vụ chiến lược phát triển là kết hợp với công nghệ thông tin cùng với các đối tác quốc tế để cung cấp dịch vụ và sản phẩm có quy mô tại Việt Nam.

- Tầm nhìn: Đến năm 2030 chúng tôi hướng đến việc trở thành nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực mua sắm toàn cầu, vận chuyển và đấu giá, xây dựng một tương lai mà mọi giao dịch đều được thực hiện với sự minh bạch, hiệu quả và tin cậy.

- Sứ mệnh: Doanh nghiệp tiên phong, mang đến những giải pháp mua sắm hàng hóa quốc tế nhanh chóng - hiệu quả - tin cậy nhất, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí

- Giá trị cốt lõi: Cam kết thực hiện mọi giao dịch với sự minh bạch và trung thực tuyệt đối, xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác lâu dài.

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà còn tối ưu hóa quá trình vận hành để mang lại sự hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

- Luôn lắng nghe và đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu của khách hàng, tạo ra trải nghiệm tuyệt vời nhất cho họ.

2.1.1.4 Quy mô của công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Chuyển Toàn Cầu GTS

Hơn 3 năm hình thành và phát triển không ngừng, GTS đã từng bước phấn đấu trưởng thành hoàn thiện để khẳng định tên tuổi của mình trong thị trường mua hàng quốc tế - giao nhận hàng hóa quốc tế và trong nước Ngày đầu mới thành lập công ty chỉ tập trung vào vận chuyển hàng hóa quốc tế nhỏ lẻ, sau đó mở rộng thị trường và quy mô thị trường với 2 chi nhánh và một kho hàng hoá, vị trí cụ thể như sau:

- Chi nhánh Hà Nội: Số 2, Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 21 đường A4, Phường 12, Tân Bình, Hồ Chí Minh

- Kho hàng: Số 5, ngách 95/15 đường Nam Dư, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

2.1.2 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp

2.1.2.1 Các chức năng nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh

Bảng 2.1: Các dịch vụ kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

2 4102 Xây dựng nhà không để ở

3 4211 Xây dựng công trình đường sắt

4 4212 Xây dựng công trình đường bộ

5 4221 Xây dựng công trình điện

6 4222 Xây dựng công trình cấp, thoát nước

7 4229 Xây dựng công trình công ích khác

8 4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

11 4321 Lắp đặt hệ thống điện

12 4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

13 4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

14 4330 Hoàn thiện công trình xây dựng

15 4390 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

16 4610 Đại lý, môi giới, đấu giá

17 4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

21 4641 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

22 4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

23 4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

24 4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

25 4653 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

26 4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

28 4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh

29 4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

30 4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

31 4751 Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh

32 4753 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

34 4761 Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

35 4771 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

36 4772 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

37 4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

38 4791 Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet

39 4922 Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh

40 4931 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

41 4932 Vận tải hành khách đường bộ khác

42 4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

43 5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

45 5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

48 5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

49 5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

50 6311 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

52 7020 Hoạt động tư vấn quản lý

53 7110 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

54 7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

56 7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng

57 8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

58 8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Theo giấy phép đăng ký ngày nghề kinh doanh, công ty đăng ký kinh doanh với 58 loại ngành nghề, GTS chủ yếu kinh doanh các hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế vận tải nội địa là chính, các hoạt động mua bán chỉ nhằm mục đích khi được khách hàng ủy thác có thể trao đổi mua bán hàng hóa với nước ngoài.

2.1.2.2 Các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp

Cùng với nền kinh tế hội nhập đang phát triển mạnh mẽ, Công ty Cổ phầnVận Chuyển Toàn Cầu GTS đã không ngừng nỗ lực xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng khi kinh doanh trong các lĩnh vực:

Ngành nghề kinh doanh chính

- Vận Chuyển Hàng Hóa, Giao Nhận Vận Chuyển Hàng Hóa

Sản phẩm và dịch vụ

- Dịch vụ nhập hàng Quốc Tế

- Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế

- Giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế

Dịch vụ vận chuyển JP, US

Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về VN. Khách hàng chủ yếu là các đối tượng sau:

+ Khách hàng ở tại nước ngoài có nhu cầu gửi hàng về VN: đóng hàng mang trực tiếp đến kho hoặc đóng hàng gửi qua đường bưu điện đến kho

+ Khách hàng ở tại Việt Nam bán hàng order: khách tự mua chuyển hàng đến sau đó kho sẽ đóng hàng chuyển về VN

Dịch vụ mua hộ JP, US

Dịch vụ mua hộ nhắm đến đối tượng khách hàng không thể tự mua hàng / thanh toán tại nước ngoài => sẽ nhờ công ty mua hộ và vận chuyển về Việt Nam. Đối với tuyến JP: công ty tự thanh toán được 100% Đối với tuyển US: đẩy đơn qua các đối tác, checker chỉ định Mỗi checker, đối tác có đặc điểm riêng.

Các dịch vụ chuyển phát hàng nội địa

Dịch vụ phát hàng nội thành Hà Nội:

Phạm vi phát hàng: các quận nội thành HN (không bao gồm một phần Long Biên, Gia Lâm, Hà Đông, một phần Bắc Từ Liêm.

Phí phát hàng: các quận nội thành freeship với đơn >5kg Các đơn

Ngày đăng: 22/09/2024, 20:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình “Quản trị chuỗi cung ứng”, Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
9. Nguyễn Thị Kim Oanh và Thái Bùi Hải An, (2023), Giáo trình “Giao nhận và vận tải quốc tế”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao nhận và vận tải quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh và Thái Bùi Hải An
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2023
10. Tổng cục Thống kê (2023). “THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2023”, https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/12/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2023/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2023
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Năm: 2023
3. Litaco Express (2020). Vận chuyển hàng hóa đường hàng không: Dự báo xu hướng giai đoạn 2020 - 2025, https://www.lita.com.vn/tin-tuc/tin-chuyen-nganh/van-chuyen-hang-hoa-duong-hang-khong-du-bao-xu-huong-giai-doan-2020-2025.html Link
8. Mordor Intelligence™ Industry Reports (2024). Phân tích quy mô và thị phần giao nhận vận tải hàng không - Xu hướng và dự báo tăng trưởng (2024 - 2029), https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/air-freight-forwarding-market Link
1. Vương Thị Anh Đào và cộng sự (2020). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận nhập khẩu hàng nguyên Container bằng đường biển tại công ty TNHH TMDV xuất nhập khẩu Trương Việt trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Khác
11. Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w