1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt Động kinh doanh tại công ty

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 190,28 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (2)
    • 1.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh (2)
    • 1.1.2. Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh (2)
    • 1.1.3. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh (3)
    • 1.1.4. Nhóm chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh hoạt động kinh doanh (4)
    • 1.1.5. Một số khái niệm liên quan (8)
    • 1.2. Phương pháp nghiên cứu (9)
      • 1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (9)
      • 1.2.2. Công cụ xử lý và phân tích số liệu (10)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích (10)
  • CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (14)
    • 2.2. Phân tích tình hình vốn và tài sản của Công ty (17)
      • 2.2.1. Phân tích chung về tình hình vốn của Công ty (17)
      • 2.2.2. Phân tích về tình hình tài sản (20)
    • 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty (23)
      • 2.3.1. Các chỉ số khả năng thanh toán (23)
      • 2.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn (24)
      • 2.3.3. Phân tích khả năng sinh lời (26)
    • 2.4. Đánh giá (28)
      • 2.4.1. Ưu điểm (28)
      • 2.4.2. Nhược điểm (29)
  • CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (33)
    • 5.1. Kết luận (33)
    • 5.2. Kiến nghị (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

Hoạt động kinh doanh là toàn bộ nghiệp vụ kinhh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó phản ánh qua các chi tiêu kinh tế của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính. Phân tích hoạt động kinh doanh là phân chia các hoạt động, các quá trình, kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các nhân tố và sử dụng các phương pháp để so sánh, đánh giá hiện tại và quá khứ, nhằm nhận biệt được lợi thế, bất lợi và đồng thời có thể sự báo được xu hướng phát triển và tìm ra nhừng giải pháp có hiệu quả hơn. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh tượng trưng cho một yêu tố cơ bản thuộc phạm trù kinh tế. nó thể hiện cách mỗi doanh nghiệp sử dụng tài nguyên của nền kinh tế nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. Nói một cách ngắn gọn, việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho công ty đưa ra được những phương án tối đa hóa được mức lợi nhuận thu về trên mức chi phí thấp nhất.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là toàn bộ nghiệp vụ kinhh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó phản ánh qua các chi tiêu kinh tế của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính.

Phân tích hoạt động kinh doanh là phân chia các hoạt động, các quá trình, kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các nhân tố và sử dụng các phương pháp để so sánh, đánh giá hiện tại và quá khứ, nhằm nhận biệt được lợi thế, bất lợi và đồng thời có thể sự báo được xu hướng phát triển và tìm ra nhừng giải pháp có hiệu quả hơn.

Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh tượng trưng cho một yêu tố cơ bản thuộc phạm trù kinh tế nó thể hiện cách mỗi doanh nghiệp sử dụng tài nguyên của nền kinh tế nhằm đạt được mục đích đã đặt ra Nói một cách ngắn gọn, việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho công ty đưa ra được những phương án tối đa hóa được mức lợi nhuận thu về trên mức chi phí thấp nhất.

Kết quả hoạt động kinh doanh là thành tựu mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình hoạt động Đây chính là mục tiêu tối thượng mà doanh nghiệp hướng đến, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.

Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh

Giúp doanh nghiệp nắm được điểm mạnh để củng cố và phát huy cũng như nhận ra điểm yếu để kịp thời khắc phục Giúp doanh nghiệp phát huy tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế nhũng rủi ro trong kinh doanh, là cơ sở để đưa ra những quyết định, hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, doanh nghiệp cần hoạt động hiệu quả để duy trì sự tồn tại Phân tích hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoạt động, xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những điều chỉnh phù hợp để cải thiện hiệu quả kinh doanh, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và thành công trong nền kinh tế thị trường.

Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trong vì nó giúp doanh nghiệp nắm được những mục sau đây:

- Phân tích tài chính thị trường và các khía cạnh khách giúp đánh giá sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trong ngành.

- Nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu và qua đó có thể tập trung vào mảng mạnh và khắc phục những nhược điểm để tối ưu hóa hiệu suất.

- Phân tích giúp đánh giá xu hướng thị trường, giúp doanh nghiệp dự đoán đucojw và thích nghi với sự biến động của môi trường kinh doanh.

- Dựa trên thông tin phân tích, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và linh hoạt để đối phó với thách thức và cơ hội

- Hiểu rõ được hoạt động kinh doanh giúp tối ưu hóa quy trình, quản lý nguồn lực một cách thông minh và hiệu quả

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giữ một vị trí trọng yếu đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Đó là một trong các phương pháp quản lí kinh doanh có lãi được các doanh nghiệp đã áp dụng từ xưa tới nay.Phân tích hoạt động kinh doanh để kiểm tra, đánh giá quá trình hoàn thành những mục tiêu kinh doanh thế nào, các chỉ tiêu đề ra đạt ở đâu, rút ra các bài học, chỉ rõ lý do khách quan, chủ quan và tìm các giải pháp phù hợp nhằm khai thác được tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng để doanh nghiệp quản lý từng mặt hoạt động trong kinh doanh Thông qua phân tích mỗi mặt hoạt động của doanh nghiệp về công tác lãnh đạo sản xuất, công tác quản lý lao động tiền lương, công tác tài chính, công tác kế toán, công tác quản trị để doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động kinh doanh với việc tham dự chi tiết của mỗi phòng nghiệp vụ, các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp.

Nói một cách ngắn gọn, phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra được những quyết định thông hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Nhóm chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh hoạt động kinh doanh

Hiệu quả sử dụng lao động Tổng số lao động Ý nghĩa: bình quân một lao động tạo ra bao nhiêu động lợi nhuận

1.1.4.2 Chỉ tiêu về chi phí

Giá vốn hàng bán Tỷ suất GVHB/DTT =

Doanh thu thuần Ý nghĩa: cứ 100 đồng doanh thu được tạo ra cần bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.

Chi phí bán hàng Tỷ suất CPBH/DTT Doanh thu thuần Ý nghĩa: cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra cần bao nhiêu đồng chi phí bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ suất CPQLDN/DTT Doanh thu thuần Ý nghĩa: cứ 100 đồng doanh thu thuần được tạo ra cần bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.1.4.3 Chỉ tiêu về tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Nguyên giá tài sản cố định Ý nghĩa: cứ một đồng tài sản được đầu tư vào sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu

LNTT Hiệu quả sử dụng tái sản cố định Nguyên giá tài sản cố định Ý nghĩa: cứ một đồng tài sản được đầu tư vào sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

1.1.4.4 Các tỉ số khả năng thanh toán a.Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ số này là thước đo khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường Nhưng nếu một tỷ số thanh toán ngắn hạn quá cao có thể không tốt, doanh nghiệp khó quản lý các tài sản lưu động của mình. b.Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiền (là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu) với các khoản nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn

1.1.4.5 Hiệu quả sử dụng vốn a.Hiệu quả sử dụng tổng số vốn Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn chỉ tiêu được sử dụng là số vòng quay toàn bộ vốn:

Doanh thu thuần Số vòng quay toàn bộ vốn Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi chỉ số này càng lớn đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn càng cao, ngược lại, khi chỉ số này càng thấp đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn càng thấp. a.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ tiêu được sử dụng là số vòng quay vốn lưu động:

Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động Vốn lưu động bình quân Trong đó: Vốn lưu động bình quân= TSNH bình quân – Nợ ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Khi giá trị nhỏ hơn 1, doanh thu ròng thấp hơn vốn lưu động bình quân, cảnh báo rủi ro thanh khoản trong tương lai gần Ngược lại, giá trị nằm trong khoảng 1,5 - 2 cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định.

Mặt khác, tỷ lệ càng cao, vượt mức 2 cũng chưa chắc tốt Vòng quay vốn lưu động càng cao, càng thể hiện công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để sinh lời. b.Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định chỉ tiêu được sử dụng là số vòng quay vốn cố định :

Doanh thu thuần là tổng giá trị doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định Vốn cố định bình quân là giá trị trung bình của vốn cố định được sử dụng trong năm, được tính bằng cách lấy giá trị nguyên giá bình quân (trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và cuối kỳ) trừ đi giá trị hao mòn lũy kế bình quân (trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và cuối kỳ) Số vòng quay vốn cố định là tỷ số giữa doanh thu thuần và vốn cố định bình quân, cho biết tốc độ luân chuyển vốn cố định trong năm Các chỉ số này là một phần trong hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định của doanh nghiệp Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.

1.1.4.6 Phân tích khả năng sinh lời a.Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Doanh thu thuần Thường sử dụng lợi nhuận sau thuế (LNST) Phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ.

Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ROS càng cao thể hiện hiệu khả năng sinh lợi từ kinh doanh càng lớn ROS càng cao, tỷ lệ chi phí phát sinh trên mỗi đồng doanh thu càng thấp, doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả. b.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tổng tài sản Tỷ số này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó phản ánh khả năng sinh lợi từ các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp

ROA càng cao → Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản, hoặc tần suất khai thác tổng tài sản càng cao Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp tạm thời có ROA cao không hẳn là vì khai thác tài sản một cách hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản, có thể ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. c.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của VCSH Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một đơn vị VCSH đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, từ đó phản ánh hiệu quả khai thác VCSH của doanh nghiệp và mức doanh lợi mà nhà đầu tư đạt được khi đầu tư vào doanh nghiệp Do đó, ROE được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, là cơ sở để ra quyết định đầu tư.

Một số khái niệm liên quan

a) Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là thành phần thiết yếu của báo cáo tài chính, giúp tổng hợp thông tin về tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả của một công ty Nó được chia thành hai phần chính: phần tài sản và phần nguồn vốn và nợ phải trả.

Phần tài sản của bảng cân đối kế toán bao gồm:

Tài sản cố định: Bao gồm các tài sản dài hạn như đất đai, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận chuyển, và tài sản khác.

Tài sản lưu động: Bao gồm các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản tài trợ và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm.

Các khoản nợ khác: Bao gồm các khoản nợ khác mà công ty phải trả trong vòng hơn 1 năm như nợ vay dài hạn và các khoản nợ khác.

Phần nguồn vốn và nợ phải trả của bảng cân đối kế toán bao gồm:

Vốn chủ sở hữu: Đại diện cho vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào công ty, bao gồm vốn góp và lợi nhuận tích lũy.

Vay nợ dài hạn: Bao gồm các khoản vay mà công ty phải trả trong vòng hơn 1 năm, chẳng hạn như vay ngân hàng dài hạn, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác.

Vay nợ ngắn hạn: Bao gồm các khoản vay mà công ty phải trả trong vòng 1 năm như vay ngắn hạn, các khoản nợ ngắn hạn khác và các khoản phải trả.

Bảng cân đối kế toán giúp hiển thị sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn/nợ phải trả của công ty Nếu tổng giá trị tài sản bằng tổng giá trị nguồn vốn và nợ phải trả, thì bảng cân đối kế toán được coi là cân đối Nó cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu, dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trong khóa luận chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp tại doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, được thu thập từ phòng tài - chính kế toán để phân tích các hoạt động kinh doanh, tình hình lao động, tình hình tiêu thụ của công ty Từ các số liệu đó có thể xác định mối quan hệ giữa chúng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Tham khảo các luận văn tài liệu có liên quan trên các trang thông tin điện tử hay sách báo,…tìm kiếm nguồn thông tin có ích có thể đánh giá thực trạng và đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.

1.2.2 Công cụ xử lý và phân tích số liệu

Từ những thông tin có được, tiến hành thống kê, xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsof Excel và Microsof Word dùng để soạn thảo, vẽ biểu bảng và tính toán.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

 Phương pháp thống kê: Là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật… nhằm tìm ra bản chất và quy luật vốn có của những hiện tượng ấy giúp cho việc xem xét các biến động của hiện tượng trong hiện tại và dự đoán các biến động của hiện tượng trong tương lai.

 Phương pháp dãy số thời gian: Là việc dùng con số biểu thị các đặc điểm về lượng của dãy số thời gian nhằm phân tích dự đoán các chỉ tiêu thống kê theo thời gian.

Trong bài viết, tác giả đánh giá mức độ phát triển dựa trên các chỉ tiêu định lượng như Chỉ số phát triển định gốc, Chỉ số phát triển liên hoàn, Số bình quân và Tốc độ tăng trưởng bình quân Những chỉ số này cung cấp thông tin cụ thể về tình trạng và diễn biến của sự phát triển, giúp đánh giá khách quan và toàn diện.

 Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích ngang): Được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Để tiến hành so sánh được cần giải quyết theo các vấn đề cơ bản sau:

 Tiêu chuẩn so sánh: Chỉ tiêu được chọn là căn cứ là kỳ gốc tùy theo yêu cầu phân tích mà chọn các căn cứ hoặc kỳ gốc phù hợp.

 Điều kiện so sánh: So sánh được giữa hai chỉ tiêu kinh tế phải quan tâm cả về không gian lẫn thời gian

Quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu thể hiện dưới ba hình thức: Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. Điều kiện cần thiết khi so sánh: là phải xác định trị số gốc thích hợp của chỉ tiêu để so sánh Phải đảm bảo thống nhất nội dung kinh tế của chỉ tiêu gốc và thực tế, nếu chỉ tiêu thực tế có thay đổi nội dung thì cần tính lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới phải đảm bảo thống nhất phương pháp tính, đơn vị tính của chỉ tiêu so sánh.

- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp số tương đối là phép chia giữa hai giá trị của hai chỉ tiêu kinh tế, bao gồm chỉ tiêu của kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc Việc so sánh này giúp thể hiện cấu trúc, mối quan hệ theo tỷ số, tỷ lệ hoàn thành, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các đối tượng nghiên cứu.

Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y: là biểu hiện tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô: là kết quả so sánh nhưng các trị số của các chỉ tiêu kinh tế đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu phân tích.

Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến đổi của chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và các tỷ số tài chính qua 2 năm 2021-2022 nhằm xác định nguyên nhân, xu hướng phát triển, từ đó tìm ra biện pháp để củng cố, phát huy,khắc phục, cải tiến quá trình quản lý.

Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh Để phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận, Khóa luận sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhân tố kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.

Trong đó: L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2021-2022 Đơn vị tính: VND

Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch số lượng

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

(22,52) 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20-11)

6 Doanh thu hoạt động tài chính

8 Chi phí quản lý kinh doanh

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

10 Thu nhập 31 0 0 0 - khác 11 Chi phí khác 32 284.508.155 1.174.922 283.333.233

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

(55,97) 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn: BCTC của công ty

Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho năm 2021-2022, tác giả rút ra một số điểm chính như:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh Giảm từ 206.525.510.786 đồng năm 2021 còn 143.694.382.752 đồng năm 2022 Doanh thu giảm 30,42%, điều này là kết quả của nhiều yếu tố như sự suy giảm nhu cầu thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ, hoặc thậm chí là ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung hoặc vấn đề trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Doanh thu hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này tăng mạnh từ 14.251.747 đồng năm 2021 lên 105.830.140 đồng năm 2022 (tăng 642,58%) Sự tăng đột ngột của doanh thu hoạt động tài chính xuất phát từ lãi suất, thay đổi trong cách công ty quản lý đầu tư và cả các giao dịch tài chính đặc biệt trong năm Vì doanh thu hoạt động tài chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, sự thay đổi mạnh này cần được quản lý một cách cẩn thận để đảm bảo rằng nó không tạo ra tác động tiêu cực đến tình hình tài chính tổng thể của công ty.

Giá vốn hàng bán năm 2022 giảm mạnh 22,52% so với năm 2021, từ 181.032.840.079 đồng xuống còn 140.261.815.798 đồng Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí nguyên liệu Áp lực cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp phải giảm giá để duy trì thị trường.

Chi phí tài chính: Tăng mạnh từ 1.805.157.600 đồng năm 2021 lên 2.924.309.565 đồng năm 2022, tăng 62% Sự tăng lên chủ yếu bởi chi phí lãi vay (tăng từ 0 lên 2.924.309.565 đồng), với một số đặc điểm cụ thể như thay đổi lãi suất, và do công ty phải tăng cường tài chính để đối mặt với các thách thức tài chính.

Chi phí thuế TNDN: Giảm từ 75.695.855 đồng năm 2021 xuống còn 33.331.185 đồng năm 2022, giảm 55,97% Điều này là kết quả của sự thay đổi trong các chính sách thuế, và do công ty áp dụng các biện pháp giảm thuế để giảm áp lực tài chính.

Công ty đã đối mặt với sự giảm giá vốn hàng bán, điều này có thể làm tăng lợi nhuận gộp, nhưng sự tăng chi phí tài chính và giảm chi phí thuế TNDN cũng cần được quản lý để đảm bảo tình trạng tài chính tổng thể của công ty.

Chi phí quản lý kinh doanh đã giảm đáng kể, từ 23.322.110.655 đồng năm 2021 xuống chỉ còn 447.431.604 đồng năm 2022, tương đương mức giảm 98,08% Để ứng phó với thách thức tài chính, công ty đã triển khai nhiều biện pháp giảm chi phí quản lý kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự cải thiện hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, điều này không hiệu quả khi chi phí tài chính vẫn tăng đến 62% và chi phí khác cũng tăng (24.115.07%).

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh Giảm từ25.492.670.707 đồng năm 2021 còn 3.432.566.954 đồng năm 2022 Lợi nhuận gộp giảm đến 86,54%, xuất phát từ giảm doanh thu và/hoặc tăng chi phí về giá vốn Mặc dù giá vốn hàng bán giảm 22,52% tuy nhiên do doanh thu giảm mạnh kéo theo lợi nhuận gộp cũng giảm theo

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm từ 379.654.199 đồng năm 2021 còn 166.655.925 đồng năm 2022 (giảm 56,10%) Lợi nhuận gộp giảm 22.060.103.753 đồng (giảm 86,54%) là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận thuần giảm dù chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh (giảm tới 22.874.679.051 đồng, tương ứng giảm 98,08%) và doanh thu từ hoạt động tài chính tăng nhưng giá trị tăng 91.578.393 đồng là quá thấp so với chi phí cho hoạt động này (chi phí tăng 1.119.151.965 đồng).

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 302.783.422 đồng năm 2021 còn âm 151.183.415 đồng năm 2022 (giảm 149,93%) Lợi nhuận sau thuế giảm và âm là một dấu hiệu rõ ràng của tình hình tài chính khó khăn Công ty đang phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính và cần phải tìm ra giải pháp để cải thiện hiệu suất kinh doanh.

Tóm lại, công ty đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính do giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận Các biện pháp giảm chi phí đã được thực hiện, nhưng vẫn cần có chiến lược chi tiết để tái cấu trúc và cải thiện hiệu suất kinh doanh để đối mặt với thách thức ngày càng phức tạp của thị trường.

Phân tích tình hình vốn và tài sản của Công ty

2.2.1 Phân tích chung về tình hình vốn của Công ty

Bảng 2.2 Tình hình vốn của Công ty Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch số lượng

25,17 2 Người mua trả 63.653.571.926 0 63.653.571.926 - tiền trước 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

10,86 6 Vay và nợ thuê tài chính

(1,00) II Vốn chủ sở hữu 14.950.350.013 15.101.533.428 (151.183.415)

1 Vốn góp của chủ sở hữu 15.000.000.000 15.000.000.000 0

- 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Nguồn: BCTC của công ty

Nợ phải trả: Công ty đã phải mắc nhiều nợ để duy trì hoạt động kinh doanh và có sự gia tăng đáng kể trong các khoản nợ phải trả.

Tổng nợ phải trả tăng từ 398.164.868.245 đồng năm 2021 lên 445.284.887.172 đồng năm 2022 (tăng 11,83%) Tăng nợ cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo rằng áp lực tài chính không trở nên quá mức Công ty cần đảm bảo rằng chiến lược tài chính là bền vững và có thể đáp ứng được mọi thách thức.

Phải trả người bán tăng mạnh đến 125,17%, là do việc mở rộng quy mô và nhu cầu tăng cao

Người mua trả tiền trước tăng lớn từ 0 lên 63.653.571.926 đồng, cho thấy có sự sự điều chỉnh trong chính sách thanh toán và mối quan hệ tích cực với khách hàng.

Sự tăng mạnh trong phải trả người bán và người mua trả tiền trước là một dấu hiệu tích cực, thể hiện sự tăng cường quan hệ với đối tác kinh doanh.

Phải trả khác cũng có sự tăng lên đáng kể Phải trả khác tăng thêm 10.800.000.000 đồng (tăng 10,8%) là do tăng cường các mối quan hệ kinh doanh và các cam kết khác.

Nợ vay và nợ thuê tài chính tại năm 2022 giảm 106,69 tỷ đồng (tương đương 46,9%), từ 227,48 tỷ đồng xuống còn 120,79 tỷ đồng Sự sụt giảm này là kết quả của chiến lược chủ động cắt giảm đầu tư và tái cấu trúc nợ của doanh nghiệp nhằm giảm bớt áp lực tài chính.

Tổng cộng nguồn vốn tăng từ 413.266.401.673 đồng năm 2021 lên 460.235.237.185 đồng năm 2022 (tăng 11,37%) Tổng vốn tăng chủ yếu do nợ phải trả tăng Còn lại Vốn chủ sở hữu (VCSH) và Lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối giảm Đây là chiến lược của công ty để có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư, mở rộng quy mô, và đối mặt với các thách thức kinh doanh Tăng cường nguồn vốn từ nợ được sử dụng để đầu tư vào các dự án lợi nhuận cao hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, có thể tạo ra cơ hội tăng trưởng và cạnh tranh.

VCSH giảm nhẹ từ 15.101.533.428 đồng năm 2021 xuống 14.950.350.013 đồng năm 2022 (giảm 1,00%) Điều này là kết quả của việc chia cổ tức và sử dụng một phần của VCSH để giảm áp lực tài chính.

LNST năm 2022 của công ty bị âm 49.649.987 đồng, giảm mạnh so với năm 2021 (âm 101.533.428 đồng) Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận được dùng để thanh toán cổ tức và công ty chấp nhận lỗ để tái đầu tư vào các dự án chiến lược Tuy nhiên, cần có những biện pháp cải thiện hiệu suất tài chính và sinh lời trong thời gian tới.

Để duy trì hoạt động, công ty đang tăng vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, việc gia tăng nợ đi kèm với rủi ro tài chính, cần quản lý cẩn trọng để đảm bảo tính ổn định và bền vững Các quyết sách về nguồn vốn, sử dụng lợi nhuận và quản lý Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể và quá trình tăng trưởng tương lai của công ty.

2.2.2 Phân tích về tình hình tài sản

Bảng 2.3 Tình hình tài sản của công ty Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch số lượng

A Tài sản ngắn hạn 397.859.489.982 343.354.829.528 54.504.660.454 15,87 I Tiền và các khoản tương đương tiền 4.346.543.170 3.653.225.936 693.317.234

II Đầu tư tài chính

(22,24) 2 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 4.941.260.630 6.354.907.950 (1.413.647.320)

III Các khoản phải thu 318.188.257.299 319.450.161.831 (1.261.904.532)

(0,40) 1 Phải thu của khách hàng 280.895.746.503 264.926.371.649 15.969.374.854

6,03 2 Trả trước cho người bán 37.286.786.925 45.421.904.817 (8.135.117.892)

1 Thuế GTGT được khấu trừ 2.139.295.050 2.384.757.448 (245.462.398)

0,15 - Giá trị hao mòn lũy kế (*)

11,37 Nguồn: BCTC của công ty

Tổng tài sản tăng đáng kể: tăng từ 413.266.401.673 đồng năm 2021 lên 460.235.237.185 đồng năm 2022, tăng 46.968.835.512 đồng tương ứng 11,37%. Điều này chủ yếu do tăng tài sản ngắn hạn (TSNH) (tăng từ 343.354.829.528 đồng năm 2021 lên 397.859.489.982 đồng năm 2022, tăng 54.504.660.454 đồng tương ứng 15,87%) trong khi tài sản dài hạn (TSDH), đầu tư tài chính và các khoản phải thu giảm.

TSNH tăng chủ yếu do hàng tồn kho và tiền mặt, tài sản khác, cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhẹ từ 3.653.225.936 đồng năm 2021 lên 4.346.543.170 đồng năm 2022, tăng 693.317.234 đồng (tương ứng 18,98%) Tăng tiền và các khoản tương đương tiền có thể củng cố khả năng thanh toán ngay và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Hàng tồn kho tăng mạnh: tăng từ 11.497.571.420 đồng năm 2021 lên 63.196.231.390 đồng năm 2022, tăng 51.698.659.970 đồng tương ứng

449,65% Điều này có thể là kết quả của việc mua sắm lớn hoặc mở rộng kinh doanh cũng có thể là dấu hiệu của sự tăng cường khả năng cung ứng Tuy nhiên, tình trạng doanh thu của công ty không tốt, có sự suy giảm do đó đây cũng có thể là do công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa Công ty cần có sự điều chỉnh phù hợp để tránh tình trạng tồn đọng hàng hóa, gây rủi ro về tài chính trong tương lai.

Tài sản khác tăng mạnh: tăng từ 2.398.962.391 đồng năm 2021 lên 7.187.197.493 đồng năm 2022, tăng 4.788.235.102 đồng, tương ứng 199,60%, chủ yếu là do tăng của tài sản khác (tăng 5.033.697.500 đồng tương ứng 35.436,24%), còn Thuế GTGT được khấu trừ giảm nhẹ (giảm 245.462.398 đồng tương ứng 10,29%)

TSDH giảm 10,78% từ 69.911.572.145 đồng năm 2021 xuống còn 62.375.747.203 đồng năm 2022, giảm 7.535.824.942 đồng Nguyên nhân chính là do tài sản cố định giảm, trong khi xây dựng cơ bản dở dang tăng nhẹ (172.345.455 đồng).

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty

2.3.1 Các chỉ số khả năng thanh toán

Bảng 2.4 Các chỉ số khả năng thanh toán của công ty Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch số lượng

Tỉ số thanh toán ngắn hạn (A/B) 0.89

0.03 3.61 Tỉ số thanh toán nhanh (Quick

0.08) (9.83) Nguồn: BCTC của công ty

Tỉ số thanh toán ngắn hạn:

Tỉ số thanh toán ngắn hạn tăng nhẹ từ 0.86 năm 2021 lên 0.89 năm 2022, tăng 3,61% Tỉ số này cho biết khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đã cải thiện, tuy nhiên đây là tỷ số rất thấp so với tỷ lệ bình thường 2:1 Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn và giảm áp lực tài chính.

Tỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio):

Tỉ số thanh toán nhanh giảm từ 0.83 năm 2021 xuống 0.75 năm 2022, giảm 9,83% Điều này là kết quả của sự gia tăng đột ngột của hàng tồn kho (HTK), tạo ra áp lực cho khả năng thanh toán nhanh Tỉ số này thấp, cho thấy công ty có khó khăn trong việc thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn mà không cần phải bán HTK Điều này đặt ra thách thức cho công ty để quản lý tốt hơn quá trình quay vòng vốn và tối ưu hóa TSNH.

Công ty có sự cải thiện về Tỉ số thanh toán ngắn hạn nhưng vẫn ở mức rất thấp và tỉ số thanh toán nhanh giảm Điều này đòi hỏi sự quản lý cẩn thận để đảm bảo khả năng thanh toán hiệu quả trong tình hình tài chính biến động.

2.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.5 Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch số lượng

1 Doanh thu thuần về BH &

5c Giá trị hao mòn lũy kế (*)

5d Giá trị hao mòn lũy kế BQ (12.258.219.022)

8 Số vòng quay vốn lưu động

9 Số vòng quay vốn cố định

10 Số vòng quay toàn bộ vốn

Nguồn: BCTC của công ty

Hiệu quả sử dụng tổng số vốn

Chỉ số vòng quay vốn lưu động giảm từ 0,50 năm 2021 xuống 0,31 năm 2022, cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn Sự suy giảm này dẫn đến lãng phí và không tối ưu hóa tài nguyên, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn Do đó, công ty cần tập trung cải thiện quản lý vốn để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ số số vòng quay vốn lưu động âm 2,81 phản ánh doanh thu không tương xứng với vốn lưu động, sử dụng tài sản và nợ ngắn hạn không hiệu quả Việc đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho và khoản phải thu để thúc đẩy doanh số có thể dẫn đến nợ xấu và hàng tồn kho lỗi thời, gây rủi ro về thu hồi nợ và ảnh hưởng khả năng thanh toán Doanh nghiệp cần xem xét và cải thiện quản lý vốn lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán và tính hiệu quả của vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ số số vòng quay vốn cố định đạt 1,59 Cứ một đồng vốn cố định trong năm 2022, công ty tạo ra được 1,59 đồng doanh thu thuần Hệ số này khá tốt tuy nhiên công ty vẫn cần cải thiện thêm.

Tổng thể, công ty đang đối mặt với một số thách thức trong việc quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là vốn lưu động Cần có sự chú ý đặc biệt đến việc cải thiện hiệu suất sử dụng vốn toàn bộ và quản lý vốn lưu động để đảm bảo tình trạng tài chính ổn định và khả năng thanh toán.

2.3.3 Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.6 Bảng chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch số lượng

1 Doanh thu thuần về BH &

2 LNST thu nhập doanh nghiệp

44) Nguồn: BCTC của công ty

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

ROS năm 2022 âm (-0,0011) cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu Mức giảm 171,76% so với năm trước là một dấu hiệu tiêu cực ROS thấp thậm chí âm cho thấy, tỷ lệ chi phí phát sinh trên mỗi đồng doanh thu rất thấp, doanh nghiệp quản lý chi phí chưa hiệu quả Cần xem xét và điều chỉnh chi phí và cấu trúc giá để cải thiện ROS Chiến lược mới có thể bao gồm tối ưu hóa chi phí và tăng giá để tối ưu hóa lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

ROA năm 2022 âm (-0,0003) cho thấy doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận từ tài sản của mình Sự giảm 144,84% so với năm trước là một tín hiệu đáng lo ngại Cần xem xét chi phí và quản lý tài sản một cách hiệu quả hơn để cải thiện ROA Đồng thời, cần kiểm soát đầu tư vào tài sản để tránh giảm ROA do giảm đầu tư vào tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE năm 2022 âm (-0,0101) chỉ ra rằng doanh nghiệp không tạo ra giá trị cho cổ đông từ VCSH Sự giảm 150,44% so với năm trước là một dấu hiệu tiêu cực, hiệu quả khai thác VCSH của doanh nghiệp và mức doanh lợi mà nhà đầu tư đạt được khi đầu tư vào doanh nghiệp không khả quan Điều này thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chưa tốt Cần xem xét chi phí, quản lý vốn và cơ cấu tài chính để cải thiện ROE Điều này có thể bao gồm tái cấu trúc nợ và tối ưu hóa cơ cấu vốn.

Công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận từ doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu, nên cần có kế hoạch chiến lược cụ thể để cải thiện khả năng sinh lời Các kế hoạch này có thể bao gồm điều chỉnh chi phí, quản lý tài sản và tái cấu trúc cơ cấu tài chính.

Đánh giá

Dựa vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, và tài sản của công ty trong giai đoạn 2021-2022, dưới đây là một số điểm mạnh của công ty:

Giảm chi phí quản lý kinh doanh: Công ty đã thực hiện biện pháp giảm chi phí quản lý kinh doanh một cách đáng kể (giảm 98,08%) Điều này thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của công ty trong việc ứng phó với thách thức tài chính.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, (tăng 642,58%).

Tăng cường quan hệ đối tác kinh doanh: Sự gia tăng đáng kể trong phải trả người bán và người mua trả tiền trước là một dấu hiệu tích cực Nó thể hiện rằng công ty đang củng cố quan hệ với đối tác kinh doanh, có thể mang lại lợi ích trong việc đàm phán giá cả và điều kiện thanh toán.

Chiến lược giảm nợ và tái cấu trúc tài chính: Quyết định giảm mạnh vay và nợ thuê tài chính, cùng với chiến lược tăng cường nguồn vốn từ nợ phải trả, có thể là biểu hiện của một chiến lược tự chủ tài chính Điều này có thể giảm áp lực tài chính và tăng tính linh hoạt.

Gia tăng tổng vốn, đặc biệt là thông qua nợ phải trả, sẽ cung cấp nguồn lực cần thiết để đầu tư vào các dự án hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, tạo ra cơ hội tăng trưởng và khả năng cạnh tranh.

Chia cổ tức và tái đầu tư: Việc sử dụng một phần của VCSH để chia cổ tức và giảm áp lực tài chính là một biện pháp tốt Nó thể hiện sự chú trọng vào lợi ích người đầu tư và đồng thời giúp tạo ra sự ổn định tài chính, nhưng cần có sự quản lý cẩn thận để đảm bảo sự ổn định và bền vững trong tương lai.

Quản lý nợ cẩn thận: Mặc dù nợ tăng, nhưng có vẻ công ty đang quản lý nợ một cách cẩn thận để tránh áp lực tài chính quá mức.

Tăng tổng tài sản: Tăng mạnh tổng tài sản cho thấy sự mở rộng và đầu tư của công ty Nó là dấu hiệu của chiến lược tăng trưởng và sẵn sàng đối mặt với thách thức kinh doanh.

Tăng cường khả năng thanh toán ngay: Sự tăng của tiền mặt và các khoản tương đương tiền, cũng như hàng tồn kho, có thể củng cố khả năng thanh toán ngay của công ty Điều này là quan trọng để đối mặt với nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Gia tăng tài sản khác đáng kể, đặc biệt là tài sản khác, cho thấy sự đa dạng hóa của công ty và mở rộng vào các lĩnh vực mới hoặc các dự án mang tính chiến lược Điều này có thể phản ánh tình hình tài chính lành mạnh và chiến lược kinh doanh hiệu quả của công ty.

Tối ưu hóa đầu tư tài chính: Giảm đầu tư tài chính vào các hạng mục mang lại lợi nhuận thấp có thể là biểu hiện của việc tối ưu hóa chiến lược đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng sinh lời cao hơn.

Khả năng thanh toán ngắn hạn có sự cải thiện: Tỉ số thanh toán ngắn hạn tăng nhẹ từ 0.86 năm 2021 lên 0.89 năm 2022, cho thấy một sự cải thiện trong khả năng thanh toán ngắn hạn.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định khá tốt: Chỉ số số vòng quay vốn cố định đạt 1,59, cho thấy công ty tạo ra được 1,59 đồng doanh thu thuần từ mỗi đồng vốn cố định.

Nhược điểm của công ty:

Công ty đang phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể cả về doanh thu lẫn lợi nhuận Lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng nặng nề, nguyên nhân chính là do doanh thu giảm và/hoặc chi phí giá vốn tăng.

Tăng chi phí tài chính: Chi phí tài chính đã tăng đáng kể (62%), đặc biệt là chi phí lãi vay, có thể gây áp lực tài chính thêm cho công ty Điều này cho thấy công ty đang phải tăng cường tài chính để đối mặt với áp lực tài chính.

Ngày đăng: 18/09/2024, 21:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w