1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sưu tầm phiên Âm dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sưu tầm - Phiên âm - Dịch nghĩa di sản văn hóa Hán Nôm ở Hiệp Thiên Cung, Thành phố Cần Thơ
Tác giả Lê Yến Như
Trường học Trường Đại học Sư Phạm
Chuyên ngành Ngành Sư Phạm Ngữ Văn
Thể loại Luận văn tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 35,93 MB

Nội dung

Sưu tầm, lí giải về câu đối và hoành phi tại chùa Hiệp thiên cung, Cái răng, cần thơ. Bao gồm cả phiên âm, dịch nghĩa.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA SƯ PHẠM

Sau khoảng thời gian gần bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học thì emcũng đã nổ lực học tập và ích lũy được một số vốn kiến thực hữu ích nhằmmục đích phục vụ cho chuyên ngành dạy học sau này.Thì em đã quyết địnhchọn cho mình đề tài mang tên “Sưu tầm - Phiên âm - Dịch nghĩa Hán Nôm ởHiệp Thiên Cung, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ” Trong suốt quá trìnhlàm luận văn em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ đến từ Thầy Cô, gia đình,cũng như chú giữ chùa

Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu từ quý Thầy Cô

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20…

Trang 2

Lê Yến Như

TÓM TẮT

Luận văn “ Sưu tầm - phiên âm - dịch nghĩa di sản văn hóa Hán Nôm ở HiệpThiên Cung, Thành phố Cần Thơ” được triển khai trong 3 chương Chương 1,luận văn nêu đôi nét và tổng quan về nghiên cứu, lịch sử hình thành, kiến trúc,đối tượng thờ cúng và các ngày lễ được tổ chức tại Hiệp Thiên Cung Ởchương 2, em đã tìm hiểu về các khái niệm và giá trị văn hóa của câu đối vàhoành phi Chương 3, em tiến hành phiên âm, dịch nghĩa hệ thống di sản vănhóa Hán Nôm ở Hiệp Thiên Cung của cổng chính, chính điện và tổ đường.Góp phần vào việc xây dựng và lan tỏa những nét văn hóa cổ truyền ở CáiRăng đến các thế hệ sau này

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP THIÊN CUNG (協天宮) 3

1.1 Một số nghiên cứu liên quan 3

2.1.1 Khái niệm Câu đối 16

2.1.2 Nguồn gốc Câu đối 17

2.1.3 Phân loại Câu đối 19

2.1.4 Một số nguyên tắc trong Câu đối 26

2.2 Hoành phi 28

2.2.1 Khái niệm Hoành phi 28

2.2.2 Phân loại Hoành phi 29

2.2.3 Giá trị văn hóa 31

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Hiệp Thiên Cung là một trong những ngôi chùa có sự gắn bó đặc biệt đối vớingười dân ở khu vực quận Cái Răng nói riêng cũng như thành phố Cần Thơ nói chung.Đây là một trong những nơi mang đậm dấu ấn về văn hóa của người Hoa xưa Khinhững người Hoa di dân từ Trung Quốc sang Việt Nam đã chọn mãnh đất màu mỡ phùxa để lập nghiệp, sinh sống Trong quá trình di dân đến vùng đất mới này, họ đã mangtheo niềm tin tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân với niềm tin được phù hộ, chở cheđể gia đình có được một cuộc sống tốt hơn, bình yên hơn nơi mảnh đất xa xôi mà họđã lựa chọn dừng chân lại Vì vậy, cộng đồng người Hoa ở Cái Răng từ xa xưa đã lậpngôi miếu nhỏ thờ Quan Thánh Đế Quân ngay trong lòng chợ Cái Răng để cầu cho bàcon sản xuất được mùa, mua mau bán đắt, gia đạo bình an Cũng từ đây, miếu đã trởthành nơi diễn ra những hoạt động tâm linh, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu củacộng đồng Năm 1856, ngôi miếu được xây mới, mở rộng và đặt tên là “Miếu QuanCông” Đến năm 1904, miếu một lần nữa được trùng tu, sơn sửa và đổi tên thành“Hiệp Thiên Cung”

Đến Hiệp Thiên Cung, người dân không chỉ được thỏa mãn, đáp ứng về mặttinh thần trong đời sống tâm linh của bản thân mà còn học được nhiều bài học bổ íchvề đọa đức làm người, về cách đối nhân xử thế Những bài học ấy được các bậc tiềnbối để lại qua những câu đối, hoành phi, được lưu giữ tại đây Nhưng điều đáng nóilà, những câu đối, hoành phi ấy lại được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm – một thứ văn tựmà ngày nay không còn được sử dụng phổ niến trong đời sống xã hội của người ViệtNam nữa Đây cũng là lý do mà những lời răn dạy của các bậc tiền bối không đượctruyền tải đến người dân mỗi khi họ đến viếng chùa Xuất phát từ lý do này, người viếtchọn đề tài “SƯU TẦM - PHIÊN ÂM - DỊCH NGHĨA DI SẢN HÁN NÔM Ở HIỆPTHIÊN CUNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốntìm hiểu di sản văn hóa thành văn và lan tỏa những nét văn hóa cổ truyền ở Cái Răngđến với các thế hệ trẻ sau này

2 Mục đích nghiên cứu

Với nghiên cứu “SƯU TẦM - PHIÊN ÂM - DỊCH NGHĨA DI SẢN HÁNNÔM Ở HIỆP THIÊN CUNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ”, người viết hướng đến cácmục đích như giới thiệu về Hiệp Thiên Cung, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về câuđối và hoành phi, tìm hiểu, phiên âm, dịch nghĩa về di sản văn hóa Hán Nôm tại HiệpThiên Cung, quận Cái Răng Việc hoàn thành các mục đích này sẽ góp phần quantrọng vào việc bảo tồn, phát triển và tôn vinh di sản văn hóa Hán Nôm tại Hiệp ThiênCung, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và ý thức về giá trị văn hóa của cộng

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Đối với nghiên cứu “Khảo sát di sản văn hóa Hán NômHiệp Thiên Cung, quận Cái Răng”, người viết tiến hành tìm hiểu lịch sử, hệ thống disản văn hóa Hán Nôm tại Hiệp Thiên Cung, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ Cụthể:

Tổng quan các nghiên cứu về thành phố Cần Thơ và Hiệp Thiên CungTrình bày các khái niệm, phân loại,… của câu đối và hoành phi

Sưu tầm, phiên âm dịch nghĩa các câu đối và hoành phi Hán Nôm ở Hiệp ThiênCung

Đối tượng nghiên cứu: các câu đối, hoành phi Hán Nôm và một số di sản vănhóa Hán Nôm khác nếu có ở Hiệp Thiên Cung, quận Cái Răng

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong suốt quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau đây:

Phương pháp điền dã: Phương pháp này được người viết sử dụng khi mô tả vịtrí, phiên âm và dịch nghĩa của các câu đối, hoành phi, sắc phong, bài vị tại Hiệp ThiênCung, nhằm mục đích thu thập thông tin chi tiết về di sản văn hóa tại đây

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Người viết đã áp dụng phương pháp này đểtìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Hiệp Thiên Cung trong suốt thờigian, từ đó thu thập thông tin cần thiết để viết luận văn

Phương pháp thống kê – phân loại: Người viết đã sử dụng phương pháp này đểmô tả về kiến trúc của đình, thống kê số lượng các hoành phi, câu đối tại Hiệp ThiênCung, nhằm cung cấp thông tin cụ thể và rõ ràng về di sản văn hóa tại địa điểm nghiêncứu

Phương pháp văn bản học: Người viết áp dụng phương pháp này khi phiên âm,dịch nghĩa, chú giải, xử lý so sánh, đối chiếu, tra từ điển, để chuyển đổi các văn bảnhoành phi, câu đối từ chữ Hán sang tiếng Việt

Trang 6

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP THIÊN CUNG (協天宮)1.1 Một số nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thơ (2014) tìm hiểu về đặc trưng tín ngưỡng thờThiên Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) Nghiên cứu này đưa ra cái nhìntổng quan về sự lan truyền và biến đổi của tín ngưỡng này từ nguồn gốc tại Phúc Kiến,Trung Quốc, đến vùng đất Nam bộ Việt Nam Với hơn 50 miếu Thiên Hậu được xâydựng và hoạt động tại ÐBSCL bởi cả cộng đồng người Hoa và người Việt, nghiên cứutập trung vào việc phân tích sâu rộng về vai trò và ý nghĩa của tín ngưỡng này trongđời sống tâm linh và văn hóa của cư dân địa phương Nguyễn Ngọc Thơ cũng nhấnmạnh sự giao thoa văn hóa giữa người Hoa, người Việt và người Khmer qua tục thờThiên Hậu, tạo nên một biểu tượng của sự đa văn hóa và sự kết nối gắn bó giữa cácdân tộc trong khu vực Qua việc phân tích sâu rộng về tục thờ Thiên Hậu ở ÐBSCL,nghiên cứu này cũng đề cập đến sự biến đổi trong chức năng và quan niệm về thầnthánh này, từ một hải thần bảo hộ đi biển đến một vị phúc thần, thần bảo vệ cộngđồng, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống cũng như ý thứcbản sắc dân tộc ở địa phương

Võ Thị Ánh Tuyết và Đào Vĩnh Hợp (2016) với nghiên cứu “Hoành phi, liễnđối tại hội quán Trung Hoa ở Hội An, Quảng Nam”: Trải qua thế kỷ XVII-XVIII, khiHội An trở thành một đô thị thương cảng phồn thịnh, cộng đồng người Hoa đã xâydựng và duy trì các hội quán như Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ vàQuảng Triệu Những hội quán này vẫn tồn tại đến ngày nay, đồng thời gìn giữ nhữnggiá trị kiến trúc và di vật đặc biệt Trong số đó, hoành phi và liễn đối là những di vậtđặc biệt, mang nhiều giá trị khảo cổ, Hán Nôm, văn hóa, xã hội, nghệ thuật thư phápvà văn học Chúng phản ánh đời sống tâm linh, ý niệm và trình độ nghệ thuật củangười dân cúng và người thợ tạo tác, góp phần quan trọng trong việc hiểu về văn hóavà lịch sử định cư của người Hoa ở Hội An Hội quán Trung Hoa, là nơi tụ họp của 5bang người Hoa ở Hội An, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử định cư của họ Hiệnnay, không gian thờ cúng của hội quán dành những vị trí trang trọng nhất để treo cáchoành phi và liễn đối, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và bảo tồn văn hóa củangười Hoa và vùng đất Hội An nói chung

Nguyễn Văn Ngoạn (2016) tập trung vào việc khảo sát lịch sử và phát triển củađình thần Dư Khánh ở Tân Uyên, Bình Dương, đồng thời nghiên cứu về hoành phi vàcâu đối Hán Nôm được đặt ở ngôi đình này Bài viết chủ yếu tập trung vào việc phântích nội dung và tự dạng chữ Hán Nôm trên các hoành phi và câu đối, bao gồm việcchép lại, phiên âm, dịch nghĩa và chú giải Những chữ trong các hoành phi và câu đối

Trang 7

của hoành phi và câu đối là đa dạng, bao gồm cả các kiểu chữ được đắp nổi lên tường,viết bằng sơn lên tường hoặc lên gỗ, và các kiểu chữ khác nhau như chân, khải, thảo,viết tắt, và giản thể Nội dung của hoành phi và câu đối cũng đa dạng, từ việc ghi lạicông đức của thần thánh và tổ tiên đến việc ca ngợi và khuyên bảo về đức độ và lòngnhân ái Qua nghiên cứu này, ta có thêm hiểu biết về vùng đất và con người Tân Uyên,Bình Dương, cũng như về lịch sử và nghệ thuật của chữ Hán Nôm và văn hóa tâm linhtrong cộng đồng.

Phạm Ngọc Hường (2017) với nghiên cứu “Nghiên cứu văn bia Hán Nôm thànhphố Hồ Chí Minh”: Mặc dù số lượng và đa dạng về nội dung, hình thức của văn bia ởthành phố này không bằng các khu vực khác như miền Bắc, miền Trung, nhưng vẫn đềcập đến nhiều khía cạnh của đời sống và văn hóa xã hội Sự hiện diện lớn của cư dânngười Hoa cũng góp phần tạo ra một lượng lớn văn bia chữ Hán trong các nơi như hộiquán, chùa, miếu người Hoa Văn bia tại thành phố Hồ Chí Minh phản ánh nhiều vấnđề trong đời sống xã hội từ lịch sử, kinh tế, văn học, nghệ thuật đến tín ngưỡng tôngiáo và hoạt động từ thiện Mặc dù không phong phú, nhưng nó vẫn cung cấp mộtnguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội của người dânSài Gòn Văn bia tại thành phố Hồ Chí Minh chưa nhận được sự quan tâm đúng mứctừ các nhà nghiên cứu Nhiều công trình di tích bị bỏ quên hoặc bị xâm lấn, giải tỏa màkhông có sự can thiệp của các ban ngành văn hóa Điều này đặt ra vấn đề về bảo tồn vàphát huy giá trị của văn bia Hán Nôm Nghiên cứu này nhấn mạnh vào vai trò và giátrị của văn bia Hán Nôm tại thành phố Hồ Chí Minh trong việc hiểu về lịch sử, vănhóa và xã hội của địa phương này, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể để bảo tồnvà phát huy giá trị của chúng

Nguyễn Kim Châu (2019) với nghiên cứu “Ý nghĩa giáo dục đạo đức lối sốngqua nội dung hoành phi, câu đối tại các di tích cổ thuộc tỉnh An Giang”: Theo tác giả,các hoành phi và câu đối ở An Giang không chỉ là những tác phẩm trang trí mỹ thuậtmà còn mang trong mình ý nghĩa đạo đức sâu sắc và giá trị tinh thần đặc biệt Chúngthể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với thần thánh, tổ tiên, và những người đã cócông với xã hội Các bức hoành phi và câu đối thường cô đọng, hàm súc như “Mộcthần ân” (Thấm gội ơn thần), “ Lại thần ân” (nhờ ơn thần), “Phổ thần ân” (Ơn thầnrộng khắp), “Ân tự hải” (ơn như núi), với ý nghĩa biểu hiện lòng biết ơn và ngưỡng mộsâu sắc Ngoài ra, các câu đối còn thể hiện quan niệm truyền thống về tình cảm hiếunghĩa, lòng biết ơn và trách nhiệm đối với tổ tiên, đất nước Câu đối trong các di tíchcổ thường tuân theo một công thức phổ biến Cụ thể, các từ như ân đức, ân trạch, trướcsau, cội nguồn (bản nguyên), hoặc các thành ngữ như “quang tiền dụ hậu”, “thậnchung truy viễn”, thường được tách chữ và tổ chức vào thế đối xứng giữa hai vếtương đồng để nhấn mạnh ý nghĩa tuyên dương và ngợi ca, như: 河清海晏普千秋仰

Trang 8

thánh ân thâm - Vũ thuận phong điều khâm vạn cổ hàm mông thần trạch quảng - Sôngtrong bể lặng trải ngàn thu kính nhận lộc thánh sâu dày - Mưa thuận gió hòa tôn vạnthuở được nhờ ơn thần rộng lớn (Đình Châu Phong- Tân Châu) Hay: 天寶益物前賢開基恩永保 - 地靈人傑 後賢創造德禎祥 後賢創造德禎祥 “Thiên bảo ích vật tiền hiền khai cơ ân

vĩnh bảo - Địa linh nhân kiệt hậu hiền sáng tạo đức trinh tường - Của quý vật lợi, tiềnhiền mở mang, ân mãi giữ - Địa linh nhân kiệt, hậu hiền sáng tạo, đức tốt lành” (Phủ

thờ Họ Huỳnh- TP Long Xuyên) Thông qua những câu đối này, người xưa đã truyềntải và giáo dục cho thế hệ sau về ý nghĩa của việc biết ơn, kính trọng và gìn giữ truyềnthống Đặc biệt, với vị trí đặc biệt của An Giang trong lịch sử, các tác phẩm này cònphản ánh rõ ràng quan niệm truyền thống của đạo Tứ ân hiếu nghĩa, về việc ghi nhớ ântổ tiên, ân đất nước và ân đồng bào Các hoành phi và câu đối ở An Giang không chỉ lànhững tác phẩm nghệ thuật mà còn là những bài học về đạo đức và lối sống tốt đẹp,truyền cảm hứng cho cư dân trong việc nuôi dưỡng tinh thần và xây dựng nhân cách.Các câu đối thường nhấn mạnh vào tinh thần kính trọng và hiếu thảo với tổ tiên, chamẹ và gia đình như: 聖經義重奉先春露秋霜存恻怛 - 古典禮崇报本澗毛潢水表忠

誠 “Thánh kinh nghĩa trọng phụng tiên xuân lộ thu sương tồn trắc đát - Cổ điển lễ

sùng báo bản giản mao hoàng thủy biểu trung thành - Nghĩa kinh sách trọng kínhphụng tổ tiên, móc xuân sương thu luôn đau xót - Lễ cổ điển sùng báo đền gốc rễ,nước ao cỏ suối, tỏ trung thành” (Đình Vĩnh Thạnh Trung- Châu Phú) Các tác phẩm

còn khuyến khích việc nuôi dưỡng và bồi đắp những phẩm chất đạo đức như trunghiếu, lòng nhân ái, và trung trực Chúng là nguồn cảm hứng để cư dân hướng tới mộtcuộc sống ý nghĩa và có giá trị đạo đức Những câu đối cũng thường nhấn mạnh vàotầm quan trọng của tình nghĩa, lòng trung trinh và sự tôn trọng trong giao tiếp xã hội,và kêu gọi việc học hỏi, trau dồi kiến thức và phát triển bản thân thông qua việc tudưỡng đạo đức và học tập tri thức Ý nghĩa giáo dục của các hoành phi và câu đối cònthể hiện qua việc khuyến khích cư dân tránh xa điều ác và hướng tới việc làm điềuthiện Chúng làm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của lòng hiếu thuận và ý thức đạođức trong hành động hàng ngày Truyền thống tư tưởng của người Việt luôn vinh danhlối sống trọng nghĩa, trọng tình, và ý thức tu dưỡng nhân cách Trong gia đình, sự hiếuthảo và hòa thuận được coi trọng, trong khi ở xã hội, lòng nhân hậu và tình đồng bàolà chìa khóa để sống hòa mình trong cộng đồng Trên con đường Nam tiến, người dânđã kết hợp truyền thống này với tư tưởng Tam giáo để hình thành triết lý tu nhân vàtích đức, phù hợp với cuộc sống khai hoang lập nghiệp Trong bối cảnh khó khăn củavùng đất biên giới, những thế hệ lưu dân An Giang nhận thức được tầm quan trọng củasự đoàn kết và lối sống truyền thống, đặc biệt là trong việc phát triển gia đình và cộngđồng Nhờ vào nền tảng này, triết lý học phật tu và lối sống tứ ân hành hiếu nghĩa đãđược lan truyền rộng rãi trong cộng đồng Việc chuyển tải những thông điệp giáo dụcnày vào các tác phẩm hoành phi và câu đối là một cách hiệu quả để truyền đạt nhữngbài học đạo đức và lối sống quý báu cho thế hệ sau Điều này làm nổi bật giá trị của di

Trang 9

sản Hán Nôm trong việc tôn vinh và khẳng định văn hóa truyền thống của tỉnh AnGiang.

Nguyễn Thị Giang (2021) với nghiên cứu “Tìm hiểu, đánh giá về giá trị nộidung và nghệ thuật của các hoành phi, câu đối trong những ngôi đền trên địa bàn thànhphố Tuyên Quang”: Người viết tập trung những giá trị nội dung và nghệ thuật của cáchoành phi, câu đối trong những ngôi đền trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Ca ngợi

vẻ đẹp của phong cảnh và triết lý cuộc sống: “Sâm Sơn chung tú khí Tuyên thành thảo

mộc phát vinh - Lô thủy dục anh linh thụy hải ngư long tiếp hóa” (Núi Sâm hun đúcnên khí tốt chốn Thành Tuyên cỏ cây tươi tốt - Nước sông Lô nuôi dưỡng sự linhthiêng ngư long vẫy vùng) - Đền Thượng hay ca ngợi công đức của các bậc thánh thần:

“Trắc giáng anh linh cao sơn tam toạ Mẫu ngự - Hộ quốc bảo quan dân lưu tích mãn

linh trường” - Đền Mỏ Than (Nơi núi cao có ba Mẫu toạ ngự, bên cạnh toả ra sự linhthiêng - Hộ quốc, bảo vệ quan tâm dân dấu vết của sự linh thiêng vẫn còn mãi mãi).

Về giá trị nghệ thuật, việc sử dụng chữ Hán trong hoành phi và câu đối không chỉ làmột phần của truyền thống văn hóa mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật.Các bức hoành phi và câu đối không chỉ truyền tải thông điệp về tôn giáo và tínngưỡng mà còn làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, cổ kính của các công trình văn hóa.Các câu đối được coi là tinh hoa của văn hóa văn chương, được sắp xếp và viết mộtcách tỉ mỉ, tuân thủ nguyên tắc về đối thanh, đối ý, đối từ và sử dụng thủ pháp chơichữ Tuy nhiên, cũng có một số câu đối không tuân thủ luật bằng trắc, nhưng vẫn giữđược giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ trong các ngôi đền ở Tuyên Quang Nghiên cứunhấn mạnh vào việc cần thiết của việc “Việt hóa” các hoành phi và câu đối để giúpngười dân hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và nghệ thuật của chúng Đặc biệt, với lượnglớn người Việt và du khách thập phương đến tham quan các ngôi đền ở Tuyên Quanghàng năm, việc nghiên cứu và dịch thuật các hoành phi và câu đối sẽ làm tư liệu quantrọng để truyền tải giá trị văn hóa từ người xưa cho đời sau

Trần Phú Huệ Quang (2021) tập trung vào việc tìm hiểu về tín ngưỡng Quan Đếvà miếu thờ Quan Đế ở Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Tín ngưỡng Quan Đế là mộthiện tượng phổ biến được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới, và cũng tồn tại trongcộng đồng người Hoa tại Thị xã Tân Châu Trần Phú Huệ Quang khảo sát và phân tíchvề kiến trúc và các hoạt động thờ tự tại ngôi miếu thờ Quan Đế ở Tân Châu Mục tiêucủa nghiên cứu là đóng góp vào hệ thống nghiên cứu về tín ngưỡng Quan Công trongvùng Tây Nam Bộ và Nam Bộ nói chung:志在春秋功在漢 - Chí tại Xuân Thu công

tại Hán; 忠同日月義同天 - Trung đồng nhật nguyệt nghĩa đồng thiên (Chí ở Xuân

Thu công tại Hán - Trung cùng năm tháng nghĩa tợ trời).

Nghiên cứu của Phan Thanh Hoàng và Nguyễn Xuân Bảo (2023) tập trung vàoviệc khảo sát giá trị của di sản hoành phi câu đối tiêu biểu của dòng họ Nguyễn Huy

Trang 10

của dòng họ NHTL, nghiên cứu đã nhận thấy rằng những di sản này có giá trị lớn vềmặt văn vật và văn hóa-giáo dục Đồng thời, chúng cũng phản ánh tinh thần coi trọngvăn hóa giáo dục và quan hệ quân sự và bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốctrong lịch sử Dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu đã góp phần trong việc giải quyết cácvấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai quốc gia thông qua những bài học về tinh thầnhợp tác và hữu nghị Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu đề xuất việc bảo tồn vàphát huy giá trị của di sản hoành phi câu đối của dòng họ NHTL, bằng cách đề cửchúng vào Danh mục Di sản Tư liệu Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á/TBD củaUNESCO và Danh mục Bảo vật Quốc gia Việt Nam Điều này nhấn mạnh sự quantrọng của việc bảo tồn và truyền bá giá trị di sản văn hóa của dòng họ trong cộng đồngvà quốc gia.

Qua khảo lược các nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có một nghiên cứu chínhthức nào về di sản văn hóa Hán Nôm ở Hiệp Thiên Cung, hay nghiên cứu về HiệpThiên Cung ở quận Cái Răng Vì vậy, nghiên cứu của tác giả về di sản văn hóa HánNôm ở Hiệp Thiên Cung ở quận Cái Răng mang lại nhiều giá trị khoa học và có tínhmới mẻ trong việc tìm hiểu và khám phá về văn hóa địa phương, góp phần bảo tồn vàphát triển di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện cho việc tăng cường du lịch văn hóavà giáo dục về di sản văn hóa địa phương

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào khoảng thế kỷ XIX, người Hoa từ Triều Châu đã đến vùng đất Cần Thơ vàxây dựng nên ngôi miếu nhỏ (Quan Thánh Đế Miếu) để thờ ông Quan Thánh Đế – vịthần mà theo quan niệm của người Hoa là tượng trưng cho sự trung, hiếu, tiết, nghĩa

Năm 1856, ngôi miếu được tu sửa và mở rộng, lúc này được gọi là “Quan CôngMiếu” Đây trở thành nơi tập trung của cộng đồng người Hoa ở Cái Răng, dùng đểchiêm bái và cầu bình an, cũng như cầu cho mùa màng bội thu và buôn bán thuận lợi

Năm 1904, ngôi miếu tiếp tục được trùng tu và mở rộng, thêm nơi thờ bà ThiênHậu và ông Thần Tài Từ đó, chùa được đổi tên thành Hiệp Thiên Cung hay còn đượcbiết với cái tên chùa Ông Cái Răng (Trần Quốc Lương, 2009)

Trải qua những năm đau thương của chiến tranh từ 1945 đến 1954, nhiều ngườidân phải di tản và ngôi chùa bị bỏ hoang Năm 1989, ngôi chùa được trùng tu và sửachữa lại, khôi phục lại vẻ đẹp ban đầu

Vào ngày 14/04/2017, chùa được công nhận là Di tích quốc gia, từ đó trở thànhđiểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan và chiêm bái

Ban đầu, chùa được quản lý bởi một Ban quản lý gồm những người đứng đầu 5Bang hội của cộng đồng người Hoa Đây là những người có uy tín, có khả năng tàichính Họ luân phiên nhau đảm nhiệm vai trò Trưởng ban điều hành hàng năm, chịu

Trang 11

trách nhiệm quản lý về tài chính và duy trì tổ chức các lễ hội của chùa Tuy nhiên, hiệnnay tại Cái Răng, không còn đủ 5 Bang hội như trước Do đó, cộng đồng đã chọnnhững người có uy tín để đề cử và bầu vào Ban quản trị chùa, gồm 15 người bao gồm:1 Hội trưởng, 2 phó Hội trưởng, 1 chánh văn phòng kiêm tài chính, 2 thư ký (1 Việt, 1Hoa) và 1 người phụ trách tổng vụ điều hành chung các hoạt động và lễ hội của chùa.Các thành viên còn lại đều là ủy viên của Ban Nhiệm kỳ của Ban quản trị là 5 năm,trong đó họ sẽ thực hiện các nhiệm vụ quản lý và tổ chức lễ hội của chùa.

Với hơn 160 năm lịch sử, Hiệp Thiên Cung vẫn giữ được sự truyền thống trongkiến trúc và nghệ thuật, cùng với các lễ hội theo nghi thức cổ truyền Ngoài vai trò lànơi tín ngưỡng, Hiệp Thiên Cung còn được xem như một trung tâm bảo tồn các giá trịvăn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa tại Cần Thơ, đồng thời cũng là mộtđiểm tham quan hấp dẫn cho du khách, không chỉ trong nước mà còn cả du khách quốctế (Nguyễn Thị Mỹ, Quách Thanh Trúc và Quách Mộc Liên, 2018)

1.3 Kiến trúc

Hiệp Thiên Cung nằm tại địa chỉ số 29 đường Hàm Nghi, phường Lê Bình,quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phíaĐông Nam Diện tích của chùa là 567,8 m², với mặt chính hướng về Đông Nam

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa,không có cổng mà bố cục theo hình chữ “國” - Quốc Trung tâm của chùa là mộtkhoảng sân rộng được gọi là “天井” - Thiên tỉnh Phần lớn vật liệu xây dựng được đưasang từ Trung Quốc Trước cửa chùa, có treo hai lồng đèn rất to, bên trên có dòng chữ“風 調 雨 順” - Phong Điều Vũ Thuận nổi bật giữa khung cảnh núi sông Bên trên cửa ra vào, có treo lơ lửng một chiếc thuyền rồng, cùng nhiều hình tượng các vị tiên,thần, thánh Mặt tiền được trang trí bởi nhiều bức hoạ về các đề tài truyền thống như:mai, lan, cúc, trúc cùng các dòng chữ thể hiện những lời chúc tốt lành như: “春到人間” - Xuân Đáo Nhân Gian, “ 神 財 到 到” - Thần Tài Đáo

Chùa được lợp bằng ngói âm dương và đỉnh mái có gắn ngói ống Ở trung tâmđỉnh mái, có một phù điêu mang tên “Lưỡng long triều nguyệt” Các viền mái đượctrang trí bằng các hoạ tiết như Nhật, Nguyệt, hoa, lá, chim muông, đa càng làm chongôi chùa thêm phần cổ kính

Hệ thống mái của Chùa được lợp bằng ngói ống và được chia thành 5 cụm.Cụm mái ở phần tiền điện được chia thành 2 cấp, phần mái chính ở giữa cao, hai bênthấp hơn Hai đầu của cấp mái thứ nhất và thứ hai có tượng “Tứ Đại Thiên Vương”được làm bằng gốm, có tay cầm binh khí với ý nghĩa ngăn chặn những điều không tốtxâm nhập vào Chùa Các cụm mái còn lại chỉ có một tầng, được chia thành 2 mái.Phần bờ nóc được trang trí với tượng lưỡng long tranh châu, và dưới diềm mái là hình

Trang 12

hình ảnh hoa lá, chim muông, sơn nhiều màu Hai cánh cửa của chùa có hình ảnh haiông Thiện và Ác, biểu tượng cho sự trấn giữ, ngăn ngừa gian tà và bảo vệ điều thiện.

Chùa có tổng cộng 8 hàng cột lớn và nhiều cột nhỏ Hai cột lớn được sơn sonthếp vàng, trong khi các cột nhỏ được sơn màu đỏ thẫm và chạm khắc với rất nhiềuhoa văn và biểu tượng theo truyền thống văn hóa Trung Hoa Nhiều hoành phi và câuđối được viết bằng chữ Hán, thể hiện khí khái của người quân tử và ước vọng an lành,quanh năm no ấm, được treo theo các hàng cột

Về vật liệu, chùa được xây dựng từ nhiều loại vật liệu như cột gỗ, cột đá, tườnggạch và mái ngói ống âm dương Các cột và đầu đao thường được chạm khắc hình đầurồng uy nghiêm

Hình 1.1 Cổng chùa nhìn từ bên trong

Chùa có 3 cửa, cửa chính ở giữa có bức nghi môn được làm bằng gốm với hìnhảnh Thuyền bát nhã, trên vòm cửa có bảng đại tự chữ Hán sơn nhũ vàng “Hiệp ThiênCung” Phía ngoài của vách tường hai bên cửa chính có nhiều bức tranh thể hiện cảnhsinh hoạt dân gian và những sự kiện lịch sử Bước qua cửa chính, vào Tiền điện sẽthấy ngay màu sắc chủ yếu là màu đỏ được sử dụng để sơn và trang trí nhiều nơi trongChùa, do người Hoa tin rằng màu đỏ là màu của sự may mắn, giàu sang và hạnh phúc.Tiền điện có 4 cột trụ bằng đá để chịu lực, tạo ra một hệ thống vững chắc để nâng đỡhệ thống mái Sân thiên tĩnh gần Tiền điện còn được gọi là giếng trời, là đặc điểmriêng của Hiệp Thiên Cung và nhiều chùa Hoa khác

Trang 13

Hai bên gian chính điện là hai hàng binh khí như xà mâu, đao, thương tạo nênkhông khí uy nghiêm, bảo vệ và phù hộ cho cuộc sống yên bình cũng như công việckinh doanh của con người được thuận lợi.

Chính điện, trung tâm của Hiệp Thiên Cung, được xây dựng theo phong cáchkiến trúc Trung Hoa, gồm 3 gian Toàn bộ công trình được nâng đỡ bởi 6 hàng cột,trong đó có 02 cột đá để mọc và 10 cột gỗ dạng vuông, với chân đế bằng đá xanh Hệđấu củng, các cây dầm, xà ngang, xà dọc đều nối với cột bằng các “mống”, tạo thànhmột khối kiến trúc liên hoàn, vững chắc Hệ thống vì kèo gồm các xà ngang và câychổng cao, thấp được bố trí theo kiểu “Tả hữu bình bình” kết hợp với các mảng chạmkhắc gỗ để nâng đỡ những đòn tay dạng tròn và toàn bộ hệ thống mái ở phía trên.Nghệ thuật chạm khắc gỗ được thể hiện tinh xảo trên các con đỡ hình hoa sen, con đồihình kỳ lân, dầm đầu thừa đầu rồng hoặc trên khánh thờ, phù điêu với các đề tài quenthuộc như: mai - lan - trúc - cúc, long - lân - quy - phụng, hoa dây, hình kỷ hà HiệpThiên Cung còn là nơi lưu giữ nghệ thuật thư pháp của người Hoa với các kiểu chữHán được chạm khắc trên hoành phi, liễn đối, lư hương, chuông đồng Tất cả đã tạonên những giá trị nổi bật về kiến trúc nghệ thuật của một công trình tôn giáo tínngưỡng

Trong trung tâm chánh điện của Hiệp Thiên Cung, có một bàn thờ chính đượcđặt ở gian thứ 5, là nơi trung tâm của không gian thờ cúng Trên bàn thờ, có một bộ lưđồng lớn được đặt ở giữa, đồng thời cũng là nơi dùng để bày lễ vật cúng Bàn thờQuan Công được bố trí ở gian giữa thật trang nghiêm, thành kính với khanh thờ bằnggỗ, sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo Đây cũng là nét đặc trưng truyền thống củangười Hoa với Quan Công được xem là “vạn cổ nhất nhân” (Vạn năm chỉ có mộtngười) Ông tượng trưng cho đạo đức của người quân tử, là sự công minh, chính trực,dũng cảm, trung kiên, cao thượng, trọng chữ tín, danh dự, nhân nghĩa, luôn được đồngbào người Hoa sùng bái và kính trọng Phía trên khánh thờ Quan Công, có một bứchoành phi viết bằng chữ Hán “Khí Tráng Sơn Hà”, tượng trưng cho sức mạnh vữngvàng như núi sông Khánh thờ Quan Công được trau chuốt tỉ mỉ, công phu với cáchình ảnh như chim muông, trúc được sơn son thếp vàng rực rỡ Trong khánh thờ có3 tượng tròn, bằng gỗ: ở giữa là tượng Quan Công trong tư thế ngồi trên ngai, đầu độimũ trụ, mặt đỏ, râu 5 chòm, áo sơn nhũ vàng, tay trái nắm cân đai, tay phải đưa lênngang ngực; bên phải là tượng Châu Xương, tay trái cầm thanh long đao; bên trái làtượng Quan Bình, nét mặt phúc hậu, hai tay cầm hộp đựng ấn Trên án thờ, ngoài cácbộ lư hương, nhang, đèn còn có tượng ngựa Xích thố của ông

Ở gian bên phải của chánh điện, có ngai thờ “Phước Đức Tài Thần” (Thần Tài),trong khi ở gian bên trái là ngai thờ “Thiên Hậu Thánh Mẫu” (vị thần bảo hộ nhữngngười đi biển, tín ngưỡng này gắn liền với quá trình di cư đến Việt Nam bằng đường

Trang 14

biển của người Hoa) Đây là các ngai thờ và thờ cúng được tôn vinh và thờ phụngtrong không gian linh thiêng của Hiệp Thiên Cung.

Hình 1.2 Gian chính giữa của chùa Hiệp Thiên Cung

Ngoài ra, Hiệp Thiên Cung còn thờ Thổ Thần và các vị tiên nhân có công xâydựng, gìn giữ, tôn tạo ngôi chùa

Các bức liễn đối và hoành phi trong chùa thường mang ý nghĩa ca ngợi và bàytỏ mong ước về một cuộc sống bình yên, sung túc và thịnh vượng, cũng như ca ngợicông đức của các vị thần và thánh Hiệp Thiên Cung - Cái Răng có 11 bức hoành phiđược chạm khắc tinh xảo và ấn tượng, làm tăng thêm vẻ đẹp và giá trị của ngôi chùa

1.4 Đối tượng thờ cúng

Hiệp Thiên Cung thờ cúng chủ yếu là các vị thần và các vị tiên nhân trong đạoCao Đài, các vị thần và tiên tổ trong tín ngưỡng phong thủy và truyền thống của ngườiHoa Trong số đó, các vị thần được thờ cúng tại Hiệp Thiên Cung bao gồm:

Quan Thánh Đế Quân (Quan Công): Là vị thần quân sự, được tôn vinh vì sựdũng mãnh, công minh, và trung hiếu Ông được coi là biểu tượng của sự trung kiên vàlòng trung hiếu trong đạo Cao Đài và tín ngưỡng người Hoa

Phước Đức Tài Thần (Thần Tài): Đây là vị thần biểu tượng cho sự may mắn,giàu có và thịnh vượng Ngai thờ của Thần Tài thường được đặt ở gian bên phải củachánh điện

Thiên Hậu Thánh Mẫu: Là vị thần bảo hộ biển đảo, được thờ cúng để cầu bình

Trang 15

Đối tượng thờ cúng tại Hiệp Thiên Cung phản ánh sự đa dạng và phong phú củatín ngưỡng và truyền thống tâm linh của người Hoa.

Lễ họp mặt đầu năm diễn ra từ 8 giờ sáng mồng 2 Tết, nhằm kết hợp tất cả cácBan và bà con người Hoa tại chùa để cùng nhau vui Xuân, chúc phúc và tài lộc chonhau Nghi lễ này đơn giản hơn so với lễ đón Giao thừa, thường chỉ bao gồm dângnhang và lên đèn, sau đó là những hoạt động vui chơi và chúc mừng năm mới Banquản trị chùa thường trao tặng “lì xì” mừng tuổi cho mọi người

Lễ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, được tổ chức từ sáng ngàyRằm đến hết đêm Rằm tháng Giêng Lễ này có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc bắtđầu một năm mới và cầu mong cho gia đình bình an và thành công trong công việc LễNguyên tiêu thường gồm hai phần: phần lễ và phần hội, với nghi lễ dâng sớ và thắpnhang diễn ra vào 9 giờ sáng, sau đó là phần hội với các hoạt động vay “tiền” của“Ông”, đấu Thánh đăng và ngắm trăng, chiêm ngưỡng lồng đèn

Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch,thường chỉ có phần nghi lễ được tổ chức Đúng vào 9 giờ sáng, nghi lễ bắt đầu với việcdâng sớ, dâng nhang, lên đèn và đánh 3 hồi trống chuông để cúng khai lễ Trong lễnày, các vật lễ cúng không thể thiếu bao gồm: heo quay, bánh bao, bánh hồng đào,mâm ngũ quả, hoa tươi, trà, rượu, nhang và đèn cầy

Lễ vía Ông là một trong những lễ lớn nhất trong năm, được tổ chức trong bangày từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 13 là ngày lễ vía chính

Phần Lễ: Đúng vào 9 giờ sáng, phần lễ bắt đầu với việc dâng sớ, dâng nhang,lên đèn và đánh 3 hồi trống chuông để cúng khai lễ Sau đó, mở nhạc hoà tấu để kếtthúc phần nghi lễ Lễ vật cúng gồm: heo quay (nguyên con), bánh bao (không nhân),bánh hồng đào (tượng trưng cho trường thọ), mâm quýt (tượng trưng cho đại kiết), hoatươi được bày trang trọng trên bàn ở giữa gian thứ 5 Trong ngày lễ này, quan trọnglưu ý không được cúng thịt gà, thịt bò (Nguyễn Thị Mỹ, Quách Thanh Trúc và Quách

Trang 16

Phần Hội: Chùa thường rước đoàn hát Triều Châu (hát Tiều) về biểu diễn trongngày lễ vía Ông Đoàn hát này sẽ biểu diễn cả ngày lẫn đêm, cúng “Ông” và cho bàcon trong khu phố xem Buổi hát bắt đầu từ sáng ngày 12 đến hết ngày 14 tháng 5, tạonên bầu không khí vui tươi và phấn khởi trong ngày lễ vía.

Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, với thời gian khai lễbắt đầu từ 7 giờ tối ngày 16 và kéo dài cho đến chiều ngày 17 tháng 7 âm lịch, chỉ tổchức phần Lễ

Trước cửa chùa, được dựng cặp phướn cao 3 m (một đỏ bên phải và một xanhbên trái khi nhìn từ bên ngoài vào) Bên trong chùa, được lập thêm nhiều bàn thờ nhưbàn thờ Phật, bàn thờ ông Tiêu, ông Hộ, thờ quá cố tiền nhân – bá tánh, thờ chiến sĩtrận vong, thờ thập phương cô hồn

Đúng 7 giờ tối ngày 16 âm lịch, lễ khai lễ bắt đầu Sau phần dâng sớ, dângnhang đèn và 3 hồi trống chuông, Pháp sư được mời tụng kinh cầu siêu, cầu an chođến 10 giờ kết thúc

Đúng 9 giờ sáng ngày 17, lễ chính được tiến hành Pháp sư tiến hành tụng kinhlần thứ hai cho đến giờ Ngọ và làm lễ phóng tiêu, kết thúc phần kinh tụng Sau lễphóng tiêu, Ban quản trị chùa tổ chức “thí giàn” trước sân chùa, kết thúc buổi lễ

Lễ Trùng quang được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 11 âm lịch, bắt đầu từ 9giờ sáng và kết thúc vào buổi trưa cùng ngày Lễ vật cúng cũng giống như ngày lễ vía

Lễ cúng bình yên không có thời gian cụ thể nhưng phải tổ chức trước ngày 23tháng Chạp âm lịch Chỉ tổ chức phần lễ và nghi lễ, vật cúng cũng giống các ngày lễkhác trong năm, kết thúc buổi lễ có mở thêm nhạc hòa tấu Thời gian bắt đầu cũng từ 9giờ sáng và kết thúc vào buổi trưa cùng ngày

Trong số đó, Lễ vía Quan Thánh Đế, còn được gọi là Lễ vía Ông (ngày 13/5 âmlịch), là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, thu hút sự tham gia đông đảo củabà con và du khách từ khắp nơi Vào dịp này, có những năm Ban Quản trị Hiệp ThiênCung còn mời đoàn nghệ thuật Triều Châu từ thành phố Hồ Chí Minh đến biểu diễn đểphục vụ bà con và du khách (Nguyễn Thị Mỹ, Quách Thanh Trúc và Quách Mộc Liêndịch, 2018)

Trang 17

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày một cái nhìn tổng quan về Hiệp Thiên Cung, bao gồmlịch sử hình thành và phát triển, kiến trúc, đối tượng thờ cúng và các ngày lễ lớn tạichùa Hiệp Thiên Cung, với hơn 160 năm lịch sử, không chỉ là một di tích lịch sử quantrọng mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa của người Hoa tại Cần Thơ

Kiến trúc của Hiệp Thiên Cung mang đậm phong cách Trung Hoa, với nhữngyếu tố trang trí tinh xảo và độc đáo, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa người Hoa vàngười Việt Đối tượng thờ cúng tại chùa bao gồm các vị thần và tiên nhân trong đạoCao Đài và tín ngưỡng phong thủy, phản ánh sự đa dạng và phong phú của tín ngưỡngvà truyền thống tâm linh của người Hoa

Các ngày lễ lớn tại Hiệp Thiên Cung không chỉ là dịp để cộng đồng người Hoathực hiện các nghi lễ tôn giáo mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng và bảo tồn cácgiá trị văn hóa truyền thống Những lễ hội này thu hút sự tham gia đông đảo của ngườidân địa phương và du khách, góp phần quảng bá văn hóa và tín ngưỡng của người Hoatại Việt Nam

Hiệp Thiên Cung không chỉ là một nơi thờ cúng mà còn là một di sản văn hóaquý báu, cần được bảo tồn và phát huy Những nghiên cứu và hoạt động bảo tồn tạiHiệp Thiên Cung góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát triển các giá trị vănhóa truyền thống của cộng đồng người Hoa, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết và trântrọng văn hóa truyền thống trong cộng đồng

Trang 18

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÂU ĐỐI VÀ HOÀNH PHI

Hoành phi và câu đối đóng vai trò quan trọng trong các di tích cổ, không chỉlàm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho kiến trúc cổ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thầnsâu sắc Chúng là những văn bản đặc biệt, mang thông điệp tâm linh, biểu hiện lòngbiết ơn và ước nguyện của con người đối với thần thánh, các bậc tiền nhân, và nhữngngười đã có công với đất nước và dân tộc

Hoành phi và câu đối không chỉ đơn thuần là những bức trang trí mà còn đượccoi là chuẩn mực, giáo huấn, truyền bá triết lý đạo đức và lối sống Thông qua nhữngthông điệp sâu sắc và hàm súc của hoành phi, câu đối, người xưa muốn truyền đạt vàgiáo dục cho thế hệ sau những giá trị cao quý về đạo đức, phẩm hạnh, và truyền thống

Do đó, hoành phi và câu đối trong các di tích cổ không chỉ có giá trị về mặt kiếntrúc và thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về giáo dục đạo đức và nhân cách chocon người Hệ thống hoành phi, câu đối tại các di tích cổ thuộc tỉnh An Giang là minhchứng rõ ràng cho điều này (Nguyễn Kim Châu, 2019)

2.1 Câu đối

2.1.1 Khái niệm Câu đối

Trong bức tranh văn hóa phong phú của người Việt, câu đối nổi bật như một biểutượng mang đậm nét đặc trưng của văn hóa “bác học”, tức là văn hóa của các tầng lớptrí thức trong xã hội Theo định nghĩa từ Từ điển tiếng Việt, câu đối là “thể văn cũgồm hai câu có số lượng từ bằng nhau và đối chọi nhau cả về lời lẫn ý” (Hoàng Phê,2000, tr 126) Đây là một sản phẩm văn chương được sáng tạo bởi các bậc trí thứcnhư vua chúa, quan lại, nhà tư tưởng, nhà thơ và các bậc danh nho trong xã hội

Nội dung của câu đối thường mang tính cô đọng, dễ thuộc và dễ nhớ, từ đóchúng được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác Cónhững câu đối bất hủ đã được ghi lại trong văn chương bác học, khắc trên đá, gỗ, trangtrí trong các cung điện của vua chúa, trong nhà thờ họ và được sao chép nhiều lầntrong các bài giảng dạy của thế hệ trước để truyền đạt cho thế hệ sau

Câu đối, còn được gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯, Đối liên 錞聯 làmột loại hình văn bản truyền thống trong văn hóa dân gian Việt Nam Doanh là cột,thiếp là tờ giấy, liên là liên kết, đối là đi đôi song song một cặp đối xứng Câu đốithường được viết trên tờ giấy liên kết thành cặp, hai câu đối đi đôi song song và đốixứng với nhau

Thời xưa câu đối (Đối liên) còn được gọi là liên, là liễn Liễn là hai tấm giấyhoặc vóc, lụa dài dùng để viết câu đối, có nẹp trục để cuộn vào “Câu đối là một thể

Trang 19

loại văn học ngắn, đòi hỏi người làm phải có sự am hiểu nhất định thì mới có thể làmhay,làm đúng được” (Nguyễn Thị Giang, 2021).

Câu đối được coi là một thể loại văn học đặc biệt, một loại thơ ngắn mang đầy đủđặc trưng về nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, hòa hợp một cách sâusắc nhất, hài hòa nhất giữa văn chương kinh viện với văn học bình dân Vượt qua giớihạn của kinh sách trong văn chương bác học, câu đối đã trở thành một phần của đờisống hàng ngày của mọi người thông qua biểu hiện của các dạng trang trí kiến trúc.Với vai trò kép, câu đối không chỉ là một tác phẩm văn chương có giá trị mà còn làmột thành phần trang trí đặc biệt, một tác phẩm nghệ thuật bằng chữ tượng hình, gópphần tạo nên vẻ đẹp và sự phong phú của văn hóa Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, câu đối không chỉ là một sản phẩm văn học mà còn làbiểu tượng của sự gắn bó mật thiết với nghệ thuật thư pháp, điêu khắc và sơn thếp.Những bức câu đối không chỉ trang trí cho các công trình kiến trúc như nhà cửa, đìnhchùa, đền miếu, cung điện mà còn góp phần tạo nên một không khí vui tươi và trangtrọng trong các sinh hoạt văn hoá và cuộc sống hội hè, hiếu, hỉ Câu đối không chỉ xuấthiện trong các dịp lễ tết như Tết Nguyên Đán, lễ mừng xuân, lễ mừng Đảng hay trongcác sự kiện quan trọng như đám cưới, sinh con, mà còn được ưa chuộng và sử dụngrộng rãi Bằng cách truyền đạt những thông điệp ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, dân tộcvà gia đình, câu đối đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và nghệ thuậtcủa Việt Nam

Thường xuất hiện trong việc ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, các đền miếu, chùachiền, nhà học và các di tích lịch sử, câu đối còn là biểu hiện của tuyên dương đạonghĩa và ước nguyện cho sức khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống Từ đó,nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi lễ và truyền thống văn hóa,góp phần tạo nên sự phong phú và đặc sắc của văn hóa Việt Nam

2.1.2 Nguồn gốc Câu đối

Câu đối đã có mặt ở nước ta từ rất sớm, có thể nói từ thời tiền Lê thế kỷ thứ X.Nghệ thuật của câu đối đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện, đặc biệt làtrong thời đại của vua Lê Thánh Tông và cuối đời Lê (Trần Lê Sáng, 2002)

Câu đối đã trở nên điêu luyện qua các tác phẩm thơ phố cổ và các giai thoại đốiđáp của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi Có những câu đối nổi bật trong các tác phẩmnhư “Truyền Kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm, đóng góp vào sự phong phú của vănhọc dân gian

Đến thời đại của vua Lê Thánh Tông và cuối đời Lê, câu đối đã đạt đến đỉnh caocủa nghệ thuật, được tôn vinh qua các tác phẩm của các nhà văn như Lê Quý Đôn Câu

Trang 20

đối nôm của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Khuyến, Trần tế Xương đãtrở thành biểu tượng của sự hoàn thiện và tinh tế trong văn hóa dân gian.

Từ những giai đoạn này, câu đối không chỉ đóng vai trò trong văn học chínhthống mà còn trở thành một phần của văn hóa dân gian, thể hiện qua các ca dao và tụcngữ hàng ngày của dân gian

Trong giai đoạn văn học Lý - Trần, ta có thể tìm thấy nhiều đôi câu thơ tạo thànhnhững cặp câu đối hoàn thiện, hoàn mỹ, đặc biệt là trong các bài thơ theo thể thơĐường luật Thơ Đường luật, hay còn được gọi là thơ luật Đường, là một thể thơ cậnthể xuất hiện từ đời nhà Đường ở Trung Quốc

Thể thơ Đường luật có nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là các từ ở vị trí tươngđương trong hai câu thơ phải đối chiếu nhau cả về âm và ý Tuy nhiên, việc thực hiệnnguyên tắc này khá khó khăn, vì vậy đã có quy ước “Nhất tam ngũ bất luật” (chữ thứnhất, thứ ba, thứ năm không cần tuân theo nguyên tắc đối âm và đối ý) Điều này giúpgiảm bớt khó khăn trong việc sáng tác câu đối, tạo điều kiện cho các nhà thơ và nhàvăn có thể sáng tạo tự do hơn

Trong các nguồn tư liệu cổ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một ví dụ đáng chúý về văn chương, đó là bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” Văn bản “Nam quốc sơn hà”xuất hiện sớm nhất vào năm Tân Tỵ đời vua Lê Đại Hành (năm 981) gắn với sự kiệnvua Lê Đại Hành đánh quân Bắc Tống xâm lược, đã dùng đến với ý thức về nền độclập, tự chủ của dân tộc Khi một lần nữa xuất hiện vào năm 1077 gắn với sự kiện đánhquân Nam Tống xâm lược của Lý Thường Kiệt, bài thơ này đã chứng minh được giátrị của mình khi giúp Lý Thường Kiệt tập hợp quân sĩ và đánh bại quân Tống Đặcbiệt, hai câu kết của bài thơ này được coi là một cặp câu đối hoàn thiện và hoàn mỹ,chứng tỏ sự xuất sắc trong nghệ thuật sáng tác và biểu đạt của tác giả:

Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trờiCớ sao lũ giặc sang xâm phạmChúng bay sẽ bị đánh tơi bời.)Cả hai câu kết đều có cấu trúc đối xứng, ngắn gọn, dễ thuộc, nội dung có các từmắng mỏ kẻ địch “như hà, nghịch lỗ, Nhữ đẳng”, và không cần phải “hoa ngôn, lộng

Trang 21

ngữ”, lời thơ mang tính khẳng định chắc chắn, bởi người trong cuộc đã từng kinh quachiến trận với kẻ thù và giành thắng lợi Cả hai câu kết đều chứa đựng ý nghĩa sâu sắcvà tinh tế không chỉ mô tả về vị thế vững vàng của vua Nam Đế trước sự xâm phạmcủa kẻ thù mà còn tôn vinh sự chắc chắn, quyết định và chính nghĩa của ông Hai câukết cũng tạo ra sự tương phản giữa sự mạnh mẽ, bất khuất của vua Nam Đế và sự yếuđuối, thất bại của kẻ thù Sự đối lập này không chỉ tôn vinh vị thế và uy quyền của vuaNam Đế mà còn làm nổi bật sự thất bại của kẻ thù.

Về mặt niên đại, bài thơ này ra đời gắn với truyền thuyết hai thần Trương HốngTrương Hát phù giúp Lê Đại Hành trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất(981) Một số giả thuyết đưa ra rằng tác giả của bài thơ có thể là Đại sư Khuông Việt,một nhà văn và chiến binh xuất sắc, người đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chốnglại quân Tống vào năm 981 Bài thơ được xem như một nguồn động viên tinh thần chobinh sĩ, đồng thời làm cho quân Tống phải hoảng sợ và bỏ chạy Tính đến năm 1010,Việt Nam đã phải chịu gần 1000 năm Bắc thuộc dưới sự cai trị của các triều đại Hán,Đường và Tống (nhà Lý ở Việt Nam ra đời tương đương với thời kỳ nhà Tống ở TrungQuốc) Do đó, ảnh hưởng của văn học Trung Hoa đối với câu đối và sự ảnh hưởng từthơ Đường luật dường như là điều không thể phủ nhận

Người Việt Nam không chỉ đơn thuần làm theo mô hình câu đối chữ Hán mà cònsáng tạo ra các hình thức câu đối mới phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của mình Mộtví dụ điển hình là việc phát triển câu đối chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, cho phép ngườiViệt không biết chữ Hán vẫn có thể sáng tạo và thể hiện tài năng đối chữ bằng từ ngữthuần Việt

Câu đối của Nguyễn Khuyến là một ví dụ:“Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén/ Xuân về, bút mới thử vài trang”hoặc câu đối dùng từ Hán-Việt:

“Tân niên hạnh phúc bình an tiến/ Xuân nhật vinh hoa phú quý lai”Câu đối thứ nhất nhấn mạnh vào niềm vui của việc thưởng thức rượu ngon trongdịp Tết, trong khi câu đối thứ hai tôn vinh sự mới mẻ và phấn khích của việc sử dụngbút mới để ghi lại những trang mới trong cuộc sống

Ngoài ra, câu đối sử dụng từ Hán-Việt như ví dụ thứ hai cũng thể hiện sự linhhoạt và đa dạng trong việc sáng tạo câu đối của người Việt Bằng cách kết hợp từ ngữtừ cả hai ngôn ngữ, câu đối này truyền tải một thông điệp mừng xuân đầy ý nghĩa vàđẹp mắt Điều này chứng tỏ rằng người Việt Nam có khả năng sáng tạo và thích ứnglinh hoạt với các loại hình văn chương, bao gồm cả câu đối, để phản ánh và bảo tồnvăn hóa của mình

Trang 22

2.1.3 Phân loại Câu đối

Theo Trần Lê Sáng và cộng sự (2005), để giúp bạn đọc thuận lợi hơn, phần câuđối chữ Hán được xếp theo 4 chủ đề chính Các chủ đề này bao gồm:

Câu đối TếtCầu đối về phong cảnhCâu đối về học tập và tu dưỡngCâu đối mừng và viếng

Tuy nhiên, việc xếp câu đối theo các chủ đề này chỉ là một cách tương đối vàkhông hẳn là toàn diện Mỗi chủ đề có thể được phân loại và mở rộng thành nhiềuphân nhánh khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh sử dụng của câu đối Điềunày nhấn mạnh sự đa dạng và phong phú của câu đối trong văn hóa dân gian ViệtNam, và gợi ý cho độc giả về cách sử dụng và tận dụng câu đối một cách linh hoạt vàsáng tạo

2.1.3.1 Câu đối Tết

Khi nói đến câu đối, không thể không nhắc đến câu đối ngày Tết - một phầnkhông thể thiếu trong nền văn hóa người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán Câu đối Tếtthường được treo trang trí trước cửa nhà vào dịp này, tạo nên không khí lễ hội rộn ràngvà phấn khích Đây là thời điểm mà mọi người cùng nhau chia sẻ những lời chúcmừng, lời nguyện cầu cho một năm mới an lành, phát đạt

Một số câu đối Tết phổ biến:

恭喜發財 到進財 到進祿Cung hỷ phát tài

Tấn tài tấn lộcÝ nghĩa chúc mừng năm mới phát tài, phát lộc, và thịnh vượng

富貴平安財 到生財 到全家和睦福中福Phú quý bình an tài sinh tài Toàn gia hoà mục phúc trung phúc

Trang 23

Ý nghĩa chúc mừng và tán dương về sự phát tài, phát lộc cũng như sự bình an.Đồng thời, nó cũng bày tỏ mong muốn cho toàn bộ gia đình sống hòa thuận và hạnhphúc.

萬事如意福祿安康Vạn sự như ý Phúc lộc an khangBày tỏ sự mong ước cho mọi việc trong cuộc sống được suôn sẻ, thuận lợi và đạtđược như mong muốn, an khang, phúc lộc và thịnh vượng

天增歲月人增壽春滿乾坤富滿堂Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ Xuân mãn càn khôn phúc mãn đườngBày tỏ sự mong ước cho mọi người được sống thêm nhiều năm tháng và tậnhưởng niềm vui, hạnh phúc trong một mùa xuân đầy đủ và giàu có

爆竹三兩聲人間是歲梅花四五點天下皆春Bộc trúc tam lưỡng thanh, nhân gian thị tuế

Mai hoa tứ ngũ điểm, thiên hạ giai xuân(Hai ba tiếng pháo đì đùng, nhơn gian đón mừng năm mới,

Bốn năm đóa mai lấm tấm, thiên hạ đều biết xuân sang)Câu đối Tết thường mang những thông điệp vui vẻ, lạc quan và ý nghĩa sâu sắcvề niềm vui, hạnh phúc, và thành công trong năm mới Chúng thường được viết bằngchữ Hán hoặc chữ Nôm, kết hợp với các biểu tượng truyền thống như hoa mai, hoađào, cây quat, bánh chưng, bánh tét, và các vật phẩm may mắn khác

Treo câu đối Tết trước cửa nhà là một trong những nét đặc trưng của văn hóatruyền thống dân tộc Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán Việc treo câu đối Tết khôngchỉ là một truyền thống mà còn là biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn và mong ước tốtđẹp cho gia đình và bạn bè trong năm mới

Trang 24

2.1.3.2 Câu đốì về phong cảnh

Câu đối về phong cảnh thường miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, những cảnh quantươi đẹp và hùng vĩ Những câu đối này thường chứa những hình ảnh sống động vàmàu sắc tinh tế, tạo ra một không gian tưởng tượng hấp dẫn và thơ mộng

碧沼芰荷開並帝繡幃鸞鳳結同心Bích chiểu kỳ hà khai tịnh đếTú vi loan phượng kết đồng tâm

(Ao biếc súng sen chung rễ nởMàn thêu loan phượng kết đồng tâm)

蓮花影入水晶鏡竹葉香浮鸚鵡杯Liên hoa ảnh nhập thuỷtinh kínhTrúc diệp hương phù anh vũ bôi(Gương thuỷ tinh thấy ảnh hoa sen

Chén anh vũ toả hương lá trúc)池上綠荷揮彩筆天邊朗月偃新眉Trì thượng lục hà huy thái bútThiên biên lãng nguyệt yển tân my

(Sen biếc trên cao thêm hứng bútBên trời trăng sáng đọng hàng mi)Trong câu đối về phong cảnh thường sử dụng các từ ngữ tượng trưng và hình ảnhmạnh mẽ để diễn tả vẻ đẹp tự nhiên Các biểu hiện của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu,mùa đông thường được mô tả một cách tinh tế và sinh động, kèm theo đó là sự phảnánh của ánh sáng, bóng tối và sắc màu đa dạng của thiên nhiên

Câu đối về phong cảnh không chỉ là sự tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên mà còn là cáchđể người viết thể hiện tình yêu và kỳ vọng vào sự hòa mình với thiên nhiên, tạo ra mộtmôi trường sống hài hòa và an lành

Trang 25

2.1.3.3 Câu đốì về học tập và tu dưỡng

Câu đối về học tập và tu dưỡng thường mang tính giáo dục và truyền đạt tri thức,phẩm hạnh, và lối sống lành mạnh Những câu đối này thường chứa những lời khuyên,lẽ sống, và triết lý giúp con người hiểu rõ hơn về giá trị của sự học hỏi và việc rènluyện bản thân

化日光天三代下春風和氣兩間中Hóa nhật quang thiên Tam đại hạXuân phong hòa khí lưỡng gian trung

(Trời quang mây tạnh thời tam đạiXuân phong hòa khi giữa hai bên)

地靈人傑 後賢創造德禎祥神眙福化美風淳里有仁Địa linh nhân kiệt thần di phúc Hóa mỹ phong thuần lý hữu nhân

(Địa linh nhân kiệt thần để phúc Thuần phong mỹ tục làng có nhân)

入門口念彌陀佛到處心持參禮經Nhập môn khẩu niệm Di đà phật

Đáo xứ tâm trì tham Lễ Kinh(Vào thiền miệng niệm Di đà phật

Khắp chốn tâm bền đọc Kinh Lễ)Trong các câu đối này, người viết thường sử dụng ngôn từ trang trọng và uynghiêm để thể hiện sự tôn trọng và sự cao quý của tri thức Các lời khuyên về việc họchỏi, rèn luyện, và tu dưỡng thường được trình bày một cách sâu sắc và ý nghĩa, nhấnmạnh vào ý thức trách nhiệm và lòng hiếu khách của con người

Câu đối về học tập và tu dưỡng không chỉ là nguồn cảm hứng và động viên choviệc rèn luyện bản thân mà còn là cẩm nang văn hóa giúp người đọc thấu hiểu và trân

Trang 26

2.1.3.4 Câu đối mừng và viếng

Câu đối mừng và viếng là những câu đối được sử dụng trong các dịp mừng vuihoặc khi thăm viếng gia đình, bạn bè, người thân, hoặc các địa điểm linh thiêng nhưđền chùa, lăng mộ, nhà mới, cửa hàng mới, và các dịp lễ hội

Trong các câu đối mừng, người viết thường thể hiện sự hân hoan, sự chân thành,và lòng biết ơn đối với những dịp vui mừng hoặc những nơi linh thiêng Câu đối mừngthường mang tính vui vẻ, lạc quan, và ý nghĩa tích cực, ca ngợi những thành tựu, niềmvui, và hạnh phúc trong cuộc sống

同心生產好合意感情深 Đồng tâm sinh sản hảo

Hợp ý cảm tình thâm(Đồng lòng làm ăn tốt

Hợp ý cảm tình sâu)九旬鶴髮同金母七秩斑衣學老萊Cửu tuần hạc phát đồng kim mẫu

Thất trật ban y học lão Lai(Chín mươi tóc hạc cùng kim mẫu

Bảy chục áo hồng học lão Lai)蘭桂俱芳逢盛世 椿萱并茂享高齡Lan quế cụ phương phùng thịnh thếXuân huyên tịnh mậu hưởng cao linh

(Lan quế ngát thơm mừng đời thịnh Xuân huyên tươi tốt hưởng thọ cao)Trong khi đó, câu đối viếng thường chứa những lời chia buồn, cầu chúc, và tâmsự sâu lắng khi thăm viếng người khác hoặc những nơi linh thiêng Những lời câu đốinày thể hiện sự quan tâm, sự chia sẻ, và lòng thành kính của người viếng đối với giachủ hoặc đối tượng được viếng

Trang 27

椿樹早凋悲未已萱花纔殞痛何如Xuân thụ tảo điêu bi vị dĩHuyên hoa tài vẫn thống hà như(Xuân thụ sớm khổ đau chưa dứt

Huyên hoa lại rụng xót làm sao)萱草香凋春日暮婺星光掩夜雲陰Huyên thảo hương điêu xuân nhật mộ

Vụ tinh quang yểm dạ vân âm.(Cỏ huyên hương nhạt ngày xuân muộn

Sao Vụ quang che mây tối đêm)夢不醒來野鶴空悲華表月事都撇去桃華那戀武陵春Mộng bất tỉnh lai, dã hạc không bi hoa biểu nguyệt

Sự đô phách khứ, đào hoa na luyến vũ lăng xuân(Mộng chẳng tỉnh rồi, hạc nội vụt bay sầu ánh nguyệt

Việc đều bỏ hết, hoa đào rơi cánh thảm mầu xuân)Câu đối mừng và viếng thường được sử dụng như một phần không thể thiếu củanghi lễ và truyền thống văn hóa Câu đối mừng góp phần tạo nên không khí vui tươi vàấm áp trong các dịp đặc biệt và những cuộc gặp gỡ quan trọng trong cuộc sống hàngngày Câu đối viếng thể hiện sự tri ân và tôn trọng đối với những người đã mất và tạora một không gian yên bình, trang nghiêm trong các dịp đặc biệt và những cuộc viếngthăm người thân

2.1.4 Một số nguyên tắc trong Câu đối

Câu đối tuân theo một số nguyên tắc cụ thể, từ hình thức đến số lượng chữ vàcách sắp xếp trong bài thơ (Trần Gia Linh, 2011)

2.1.4.1 Về hình thức

Về hình thức, mỗi câu đối được chia thành hai vế: vế trên và vế dưới khi treo

Trang 28

đình chùa, câu đối thường treo dọc và được đọc từ trái sang phải Trong trường hợpnày, vế một thường được treo bên trái và vế hai bên phải.

Về nguyên tắc, mỗi vế của câu đối không có hạn chế về số chữ, thường là nămhoặc bảy chữ Số chữ trong vế thường là số lẻ, nhưng cũng có khi là số chẵn, nhưngtổng số chữ của hai vế phải bằng nhau Có các loại câu đối như tiểu đối (từ bốn chữ trởxuống), đối thơ (trong bài thơ Đường luật ngũ ngôn hay thất ngôn), và câu đối phúđược chia thành các loại như song quan (câu dài từ 6 tới 9 chữ), cách cú (một đoạnngắn và một đoạn dài), và gối hạc hay hạc tất (mỗi vế có 3 đoạn trở lên)

2.1.4.2 Đối ý

Nghĩa của hai vế câu đối phải tương xứng và đối chiếu với nhau Nếu vế trênkhen, vế dưới có thể tiếp tục khen hoặc chê Nếu vế trên mô tả một cảnh, vế dưới cũngphải mô tả một cảnh tương tự

2.1.4.3 Đối chữ, đối thanh

Trong câu đối, việc sử dụng chữ và thanh phải tuân theo quy tắc nghiêm ngặt,đặc biệt là trong các vế của các câu sóng đôi Sự diễn đạt của người viết vế đối vàngười giải vế đối phải rõ ràng, cân xứng, phản ánh chính xác tình cảm và ý nghĩa màhọ muốn truyền đạt

Đối chữ:Trong quá khứ, việc thành thạo phép đối là điều cực kỳ quan trọng đối với nhữngngười học văn, không chỉ để làm thơ, viết phú, hay văn bài mà còn để thể hiện sự hiểubiết văn hóa và truyền thống

Loại chữ cũng phải đối với nhau Điều này có nghĩa là danh từ đối với danh từ,động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ và trạng từ đối với trạng từ

Ví dụ như trong cặp câu đối:

“Chân quỳ chân quỳ.”“Đầu gối đầu gối.”Trong đó, “chân quỳ” và “đầu gối” vừa là danh từ vừa là động từ Danh từ “chânquỳ” chỉ chiếc ghế có chân gióng tư thế đang quỳ và động từ chỉ sự quỳ gối, còn danhtừ “đầu gối” ám chỉ bộ phận của cơ thể và động từ chỉ hành động gối đầu Cả hai từnày không chỉ đối với nhau về mặt từ loại và ý nghĩa mà còn phản ánh một hình ảnh tưthế cụ thể - việc quỳ gối và gác đầu lên một vật khác Điều này làm cho việc đối với từtrở nên rất chuẩn xác và cân xứng

Đối thanh:

Trang 29

Trong phép đối, việc sử dụng thanh đối với thanh là một yêu cầu cực kỳ quantrọng Điều này bao gồm việc tuân theo luật bằng và trắc, tức là phải đảm bảo rằng cácthanh phải đối lập với nhau: bằng đối với trắc hoặc ngược lại Thanh bằng là khôngdấu và dấu huyền, trong khi thanh trắc bao gồm sắc, hỏi, ngã và nặng Chữ cuối cùngcủa vế một là thanh trắc, trong khi chữ cuối cùng của vế hai là thanh bằng.

Sự đối lập về thanh điệu thường được kết hợp với quy tắc hài thanh Các từ mangcác dấu thanh huyền, ngã, nặng thường được kết hợp với nhau để tạo ra một tâm trạnglạnh lẽo, lạnh lùng hoặc mờ mịt Trong khi đó, các từ mang dấu hỏi, dấu sắc và khôngdấu thường kết hợp với nhau để tạo ra một tâm trạng vui vẻ, lả lướt, ấm áp

Câu đối khai thác tối đa giá trị của thanh điệu dựa trên hai mặt đối lập này.Nguyên âm trong tiếng Việt thường được chia thành ba loại tương thanh: nguyên âmbổng, nguyên âm trầm và nguyên âm trung hòa Một số phụ âm cũng có giá trị tượngthanh đặc biệt, như phụ âm “ph” biểu hiện sự chuyển động hoặc gió thổi, phụ âm “c(k)” biểu hiện sự va chạm của các vật cứng, và phụ âm “l” biểu hiện sự mềm mại, uốnéo lả lướt

Phép đối triệt để khai thác những giá trị từ ngôn từ này Ví dụ như:

“Con cóc leo cây vọng cách,Nó rơi xuống cọc, nỏ cạch đến già.”

Hay:“Con công qua cửa chùa kênh,Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cô lại.”Cả hai vế (vế trên và vế dưới) của hai câu đối trên đều sử dụng các từ tượngthanh và tượng hình, tạo ra một hình ảnh sống động (cóc-cách, cọc – cạch; công –kênh, cồng kềnh) Sự đối lập giữa các từ và ý nghĩa của chúng tạo ra sự lôi cuốn và lýthú trong câu đối

Luật bằng trắc: Trong thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn, luật bằng và luậttrắc cũng rất quan trọng Luật bằng áp dụng cho các vế của câu đối theo cách cụ thể, vídụ:

Vế trên B B T T B B TVế dưới T T B B T T BLuật bằng trắc xác định thứ tự của các thanh trong câu đối, thông thường là T TB B B T T cho vế trên và ngược lại cho vế dưới

Trang 30

2.2 Hoành phi

2.2.1 Khái niệm Hoành phi

Tên gọi “Hoành Phi” có nguồn gốc từ tiếng Trung, trong đó “Hoành” có nghĩa làngang, “Phi” có nghĩa là phô bày

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003, tr 452), Hoành phi là “Biểngỗ có khắc chữ Hán lớn, thường treo ngang giữa gian nhà để thờ hoặc trang trí”

Theo Trần Lê Sáng và cộng sự (2002), hoành phi 横披 vốn là bức thư họa 書畫(tranh chữ), có khi còn gọi là Hoành 横, là Biển, hoặc gọi là Biển Ngạch 匾额, BàiBiển 牌匾,dùng để treo phía trên bình phong trong phòng sách hoặc treo ở nhà máttrong vườn hoa Về sau Hoành phi được viết là 横批, phi hay còn đọc là phê (phê bình批評) và được dùng rộng rãi hơn

Trên bức hoành phi thường được khắc 3 hoặc 4 chữ đại tự (những chữ lớn) vàthường được treo ở vị trí cao nhất trong không gian thờ tự Để dễ quan sát, bức HoànhPhi thường được treo hơi nghiêng về phía trước, tạo nên sự cân đối và trang trọng Tùythuộc vào không gian thờ cúng, có thể treo một, hai hoặc ba bức Hoành Phi Ví dụ,trong phòng thờ gia đình thường chỉ treo một bức, trong khi nhà thờ họ hoặc các đềnchùa thường treo nhiều bức hơn

Nội dung của hoành phi thường được thể hiện bằng chữ Hán, viết theo phongcách thư pháp Các chữ có thể được viết bằng mực tàu trên giấy hoặc vải Ngoài ra,cũng có các loại Hoành Phi được đục hoặc khắc trên gỗ, hoặc được tạo thành từ chấtliệu đồng thông qua quá trình chạm khắc, tạo hình chữ nổi 3D

2.2.2 Phân loại Hoành phi

Các thể loại hoành phi được sử dụng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, vùngmiền và địa điểm cụ thể

Ở nước ta, có hai loại hoành phi khá phổ biến là hoành phi trang trí và hoành phithờ tự

Hoành phi trang trí thường được treo ở phòng khách hoặc ở chính đường của tòanhà, vừa để trang trí không gian sống, vừa thể hiện một tín niệm cụ thể của chủ nhân.Đôi khi, những câu châm ngôn, danh ngôn trên hoành phi này cũng có thể là lờikhuyên, dạy dỗ của tiền nhân truyền lại cho hậu duệ trong gia tộc

Trái lại, hoành phi thờ tự là loại hoành phi thường xuất hiện trong các đình chùa,miếu vũ, nhà thờ họ tộc Chúng thường có chức năng định danh, ghi nhận tên gọi củanhững nơi này, hoặc chứa những danh ngôn, mỹ tụ được thờ phụng, tôn trí trangnghiêm, mang tính linh thiêng và thần thánh Trong Hoành phi thờ tự lại phân ra là:

Trang 31

Hoành phi treo ở Đình, Đền, Miếu: Các hoành phi này thường được treo tại cácđịa điểm tôn nghiêm như đình làng, đền chùa, hoặc miếu thờ các vị thần linh Chúngthường mang tính linh thiêng và được trưng bày để tôn vinh các vị thần, phù hộ chocộng đồng.

Hoành phi ở đình: Thường là tên đình; tiếp đến là:

Thánh cung vạn tuế 聖躬萬歲Uy mạc trắc 威莫測Đức nan danh德難名Hoành phi ở đền thường là tên đền, tiếp đến là:

Thượng đẳng linh từ 上等欞祠Phối thiên kỳ trạch 配天其澤Cao sơn cảnh hành高山景行Hoành phi ở miếu giống hành phi ở đền nhưng ở Văn miếu, Võ miếu, Y miếu thìcó sự khác biệt, đặc biệt ở miếu thờ Mẫu thì thường là:

Khôn nghi tại 坤儀在Mẫu nghi thiên hạ母儀天下

Thiên hạ mẫu天下母Hoành phi treo ở nhà thờ tổ, ban thờ gia tiên: Đây là những hoành phi được treotại các không gian thờ cúng trong nhà của các gia đình, nơi đặt ban thờ tổ tiên Chúngđược dùng để tôn vinh tổ tiên, ghi nhận sự tôn kính và tri ân của hậu thế

Nhà thờ họ: Thường để họ trước, sau là chữ từ đường hoặc tộc từ đường, ví dụ:

Nguyễn từ đường阮祠堂Nguyễn tộc từ đường阮族祠堂Nếu có sự tích thì thêm hoành phi khác như:

Quang khuê tảo光奎繰Hoành phi thờ tổ các nghề:

Nam Giao học tổ南郊學祖Viên nhi thần圓而神Viên cơ hoạt pháp圓機活法

Trang 32

Hoành phi, trướng điếu tang lễ: Các hoành phi này được sử dụng trong các buổitang lễ, trướng điếu để thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với người đã khuất Chúngthường mang theo những lời chia buồn và cầu nguyện cho linh hồn người đã qua đời.

Hoặc có thể phân loại hoành phi dựa trên hình dáng của vật chạm khắc, gồm:Hoành phi dạng chữ nhật: Là các bức hoành phi có hình dạng chữ nhật, thườngđược treo trên tường hoặc các bức tường ngang

Hoành phi hình cuốn thư: Được thiết kế giống như một cuốn sách cuộn, thườngcó các đường viền cong mềm mại

Hoành phi dạng chiếc khánh: Có hình dạng giống như một chiếc khánh, thườngcó phần đỉnh cong về phía trên

Hoành phi dạng hình ô van: Có hình dạng ô vuông hoặc hình chữ nhật với cácgóc bo tròn, tạo ra một hình dáng mềm mại và thanh lịch

Hình 2.3 Một số loại Hoành phiNguồn: Tác giả sưu tầm

Trang 33

Các bức hoành phi có nhiều loại khác nhau, bao gồm bức sơn son với chữ vàng,bức sơn đen với chữ đỏ hoặc vàng, và cả những bức được khảm xà cừ vô cùng tinhxảo và đẹp mắt.

Loại đặc biệt nhất là hoành phi được làm bằng kỹ thuật chạm đắp Trong đó, mộtsố chi tiết được chạm khắc tinh xảo như hình đầu rồng, đầu chim, hoa văn, và sau đóđược đắp vào bức chính Gỗ được sử dụng để làm hoành phi phải là gỗ không mọt,được chạm lộng và gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng mà không cần sử dụngđinh

Trang trí trên các bức hoành phi thường là tứ linh (long, ly, quy, phụng), tứ thời(mai, lan, cúc, trúc), hoặc hình cuốn sách và cây bút, hoặc hình thanh gươm Nhữngvật trang trí này không chỉ làm nổi bật nội dung của bức hoành Phi mà còn thể hiện sựsáng tạo và nghệ thuật thẩm mỹ của người tạo tác

2.2.3 Giá trị văn hóa

Hoành phi, tương tự như tiêu đề trong một bài văn, thường làm rõ tư tưởng chủđề của một đôi câu đối Vai trò của hoành phi là làm nổi bật nội dung cần biểu đạt vàtăng thêm ý nghĩa, có tác dụng khái quát thuyết minh cho câu đối Thông thường, haivế của câu đối được treo dán hai bên phải trái của cửa ra vào hoặc các cột trụ, đượcphối hợp thêm bức hoành phi treo trên mi cửa tạo thành một hình thế chữ môn, tạo nênmột hình thức đẹp mắt và tinh tế

Hành động treo hoành phi và dán câu đối là một biểu hiện của văn hóa của cácdân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa Văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa làcác hoạt động tinh thần và tình cảm của con người trong quá trình chọn lọc để tiến tớichân, thiện, mỹ

Giá trị của hoành phi không chỉ nằm ở sự trang trí và làm đẹp cho không giansống mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về truyền thống, văn hóa, và tâm linh củangười Việt

Hoành phi thường mang trong mình những lời ca tụng công đức của tổ tiên, hoặcbiểu hiện sự kính trọng và tôn trọng của con cháu đối với tổ tiên Các nội dung trênhoành phi thường liên quan đến gia truyền, truyền thống và tôn giáo của dân tộc.Hoành phi thường là nơi thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với thần linh và các vịtiên tổ Việc sử dụng hoành phi để ca tụng công đức và uy quyền của các vị thần đượcthờ tại đó là một cách thể hiện lòng thành kính và sùng bái Ý nghĩa của các từ viếttrên hoành phi thường mang thông điệp ca tụng công đức của tổ tiên hoặc thể hiệnlòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên Những từ như “kính như tại” (con cháukính trọng tổ tiên, như tổ tiên luôn luôn tại vị trên bàn thờ), “phúc mãn đường” (giađình đầy đủ phúc đức), “bách thế bất thiên” (con cháu luôn ăn ở đúng mực, không

Trang 34

thiên lệch) thể hiện sự kính trọng và tri ân đối với tổ tiên Ngoài ra, trên bức hoành phicòn có ghi niên hiệu năm làm vào mùa, tháng nào, cũng như tên tuổi người cúng nếu làbức hoành phi được cúng tặng.

Hoành phi thường là cách thể hiện tình cảm và kính trọng của thế hệ trẻ đối vớitổ tiên Việc treo hoành phi trong các không gian linh thiêng như nhà thờ, đình chùa,hay nhà họ cũng là cách thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình và cộngđồng

Nhiều hoành phi chứa đựng những triết lý về cuộc sống, về đạo đức và luân lý.Các câu thành ngữ, ca dao, hay triết lý truyền thống thường được ghi trên hoành phi đểtruyền đạt những giá trị này cho thế hệ sau Nội dung trên hoành phi và câu đối thườngchứa đựng những lời nhắn nhủ, răn dạy để dạy dỗ con cháu và những thế hệ sau vềnhững giá trị đạo đức và truyền thống gia đình, dòng họ

Với vẻ đẹp tinh tế và ý nghĩa sâu sắc, hoành phi được lưu giữ và tồn tại trongnhiều không gian linh thiêng, góp phần thăng hoa và bảo tồn di sản văn hóa của ViệtNam Hoành phi không chỉ là biểu tượng của sự kính trọng và tôn trọng đối với tổ tiênmà còn là một công cụ giáo dục đạo đức và tinh thần quan trọng trong văn hóa ViệtNam Việc bảo tồn và phát huy giá trị của hoành phi đóng vai trò quan trọng trong việcduy trì và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc

2.2.4 Giá trị hình thức

Hoành phi được coi như những tác phẩm “thư họa” mang ý nghĩa sâu sắc vàtrang trọng trong văn hóa Việt Nam Chúng được tạo ra trên các chất liệu bền vữngnhư gỗ, vải, đồng, thủy tinh và được thợ lành nghề chạm khắc, sơn thếp, thêu trênlụa để tạo ra những bức tranh chữ bề thế và đẳng cấp

Việc lựa chọn nội dung và biểu hiện chúng trên hoành phi cũng thể hiện sự sángtạo và tài năng của người làm ra Phong cách viết chữ, sắp xếp nội dung và lựa chọn từngữ thường phản ánh cá tính và tinh thần của người tạo ra hoành phi

Hoành phi thường được viết ngắn gọn, dùng từ cũng được chắt lọc cẩn thận, tỉmỉ, thể hiện phong cách cũng như tài năng của người viết Việc xin chữ và cho chữ tùytheo người và hoàn cảnh cụ thể thể hiện lối sống, văn hóa nho nhã của người dân ÁĐông và Việt Nam Điều này cũng phần nào phản ánh tư tưởng, lối sống và cách tưduy của từng vùng, miền

Mặc dù sử dụng những từ ngữ đơn giản, nhưng thông qua cách thể hiện, lối viếtchữ và chất liệu được sử dụng khi viết, hoành phi luôn thể hiện được rất nhiều ý nghĩatrong cuộc sống của người Việt Giá trị về hình thức góp phần tô điểm và làm sâu sắcthêm giá trị về mặt nội dung

Ngày đăng: 22/09/2024, 20:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Châu (2019). Ý nghĩa giáo dục đạo đức lối sống qua nội dung hoành phi, câu đối tại các di tích cổ thuộc tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ, tập 55, số 2c, tr.72-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa họcTrường Đại Học Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Kim Châu
Năm: 2019
3. Nguyễn Thị Giang (2021). Tìm hiểu, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của các hoành phi, câu đối trong những ngôi đền trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Tạp chí Khoa Học Đại Học Tân Trào. Số 20 (3/2021).tr.54-61. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/483 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Học Đại Học Tân Trào
Tác giả: Nguyễn Thị Giang
Năm: 2021
4. Phan Thanh Hoàng và Nguyễn Xuân Bảo (2023). Giá trị di sản hoành phi câu đối tiêu biểu của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu và những vấn đề đặt ra. Vinh University Journal of Science, Tập 52 (3B), tr. 15-28, doi:10.56824/vujs.2023B009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vinh University Journal of Science
Tác giả: Phan Thanh Hoàng và Nguyễn Xuân Bảo
Năm: 2023
5. Phạm Ngọc Hường (2017), Nghiên cứu văn bia Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn bia Hán Nôm thành phố Hồ ChíMinh
Tác giả: Phạm Ngọc Hường
Năm: 2017
9. Nguyễn Văn Ngoạn (2016). Tìm hiểu hoành phi, câu đối Hán Nôm Đình Thần Dư Khánh (Tân Uyên, Bình Dương). Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) , tr. 70-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Đại học ThủDầu Một
Tác giả: Nguyễn Văn Ngoạn
Năm: 2016
10. Nguyễn Thị Oanh (2010). Tìm tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1672&Catid=348 Link
6. Trần Gia Linh (2011). Câu đối dân gian truyền thống Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Khác
7. Trần Quốc Lương (2009). Chùa Hiệp Thiên Cung – một địa điểm tín ngưỡng và văn hóa ở Cái Răng, Báo Cần Thơ, số ra ngày 19 tháng 4 Khác
8. Nguyễn Thị Mỹ, Quách Thanh Trúc và Quách Mộc Liên dịch (2018). Di tích kiến trúc nghệ thuật Hiệp Thiên Cung. Ban quản lý Di tích thành phố Cần Thơ, 27 trang Khác
11. Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. Trung tâm Từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng Khác
12. Trần Lê Sáng và cộng sự (2002). 3000 Hoành phi câu đối Hán Nôm. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh hoa lá, chim muông, sơn nhiều màu. Hai cánh cửa của chùa có hình ảnh hai ông Thiện và Ác, biểu tượng cho sự trấn giữ, ngăn ngừa gian tà và bảo vệ điều thiện. - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
nh ảnh hoa lá, chim muông, sơn nhiều màu. Hai cánh cửa của chùa có hình ảnh hai ông Thiện và Ác, biểu tượng cho sự trấn giữ, ngăn ngừa gian tà và bảo vệ điều thiện (Trang 12)
Hình 1.2. Gian chính giữa của chùa Hiệp Thiên Cung - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 1.2. Gian chính giữa của chùa Hiệp Thiên Cung (Trang 14)
Hình 2.3. Một số loại Hoành phi Nguồn: Tác giả sưu tầm - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 2.3. Một số loại Hoành phi Nguồn: Tác giả sưu tầm (Trang 32)
Hình 3.4. Mặt trước Hiệp Thiên Cung - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.4. Mặt trước Hiệp Thiên Cung (Trang 37)
Hình 3.5. Bức Hoành Hiệp Thiên Cung và đôi câu đối - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.5. Bức Hoành Hiệp Thiên Cung và đôi câu đối (Trang 38)
Hình 3.6. Các Nghi Trượng bên phải - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.6. Các Nghi Trượng bên phải (Trang 39)
Hình 3.8. Bài thơ Sơn Trung Vấn Đáp – Lý Bạch - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.8. Bài thơ Sơn Trung Vấn Đáp – Lý Bạch (Trang 42)
Hình 3.9. Bài thơ Lục Thủy Khúc – Lý Bạch Bài thơ “Lục Thủy Khúc” của Lý Bạch mô tả một cảnh đẹp và bình dị của thiên nhiên, với dòng nước trong trẻo làm bừng sáng ánh trăng thu - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.9. Bài thơ Lục Thủy Khúc – Lý Bạch Bài thơ “Lục Thủy Khúc” của Lý Bạch mô tả một cảnh đẹp và bình dị của thiên nhiên, với dòng nước trong trẻo làm bừng sáng ánh trăng thu (Trang 43)
Hình 3.10. Cổng chính nhìn từ phía trong Bên dưới là đôi câu đối: - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.10. Cổng chính nhìn từ phía trong Bên dưới là đôi câu đối: (Trang 46)
Hình 3.11. Bức Hoành phi Vạn vật tịnh dục - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.11. Bức Hoành phi Vạn vật tịnh dục (Trang 47)
Hình 3.12. Sơ đồ vị trí các câu đối hoành phi tại Chính điện và Tổ đường - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.12. Sơ đồ vị trí các câu đối hoành phi tại Chính điện và Tổ đường (Trang 48)
Hình 3.14. Bức hoành Khí tráng sơn hà - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.14. Bức hoành Khí tráng sơn hà (Trang 49)
Hình 3.15. Bức Hoành Hạo khí phối thiên và Chí đại chí cương (6): - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.15. Bức Hoành Hạo khí phối thiên và Chí đại chí cương (6): (Trang 50)
Hình 3.16. Bức Hoành Thiên cổ nhất nhân và Thánh đức như thiên Phía bên phải thờ Phước Đức Chánh Thần, có các hoành phi: - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.16. Bức Hoành Thiên cổ nhất nhân và Thánh đức như thiên Phía bên phải thờ Phước Đức Chánh Thần, có các hoành phi: (Trang 51)
Hình 3.17. Bức Hoành Đại nghĩa liên quang (11): - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.17. Bức Hoành Đại nghĩa liên quang (11): (Trang 52)
Hình 3.18. Bức hoành Nghĩa bỉnh càn khôn, Chính khí phù luân và Nhân dân phước - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.18. Bức hoành Nghĩa bỉnh càn khôn, Chính khí phù luân và Nhân dân phước (Trang 53)
Hình 3.19. Ban thờ ông Quan Thánh Đế Quân (18): Trên ban thờ ông Quan Thánh Đế Quân có 5 chữ: - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.19. Ban thờ ông Quan Thánh Đế Quân (18): Trên ban thờ ông Quan Thánh Đế Quân có 5 chữ: (Trang 56)
Hình 3.20. Ban thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu Phía bên phải là ban thờ ông Bổn (Thần Tài). Trên ban thờ có đề 5 chữ Hán: (22): - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.20. Ban thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu Phía bên phải là ban thờ ông Bổn (Thần Tài). Trên ban thờ có đề 5 chữ Hán: (22): (Trang 57)
Hình 3.21. Ban thờ ông Bổn (Thần Tài)  (23): Bức trướng ở bàn thờ của ông có 3 chữ: - Sưu tầm   phiên Âm   dịch nghĩa hán nôm chùa hiệp thiên cung
Hình 3.21. Ban thờ ông Bổn (Thần Tài) (23): Bức trướng ở bàn thờ của ông có 3 chữ: (Trang 58)
w