1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thơ văn hán nôm của mạc thiên tích

157 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Thơ Văn Hán Nôm Của Mạc Thiên Tích
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Phong, TS. Nguyễn Đức Thăng, Ths. Trần Tùng Chinh
Trường học Trường Đại Học An Giang
Chuyên ngành Sư Phạm Ngữ Văn
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,79 MB

Cấu trúc

  • I. PHẦN MỞ ĐẦU (8)
    • 1. Lí do chọn đề tài (8)
    • 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề (9)
      • 2.1 Trong nước (9)
      • 2.1 Ngoài nước (11)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
      • 4.1 Mục đích nghiên cứu (12)
      • 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 6. Đóng góp của khóa luận (14)
    • 7. Cấu trúc của khóa luận (14)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MẠC THIÊN TÍCH VÀ TAO ĐÀN CHIÊU ANH CÁC (15)
    • 1.1 Tác giả Mạc Thiên Tích (15)
      • 1.1.1 Quá trình kiến tạo vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc (15)
      • 1.1.2 Giới thiệu cuộc đời tác giả Mạc Thiên Tích (18)
      • 1.1.3 Sự nghiệp văn chương của Mạc Thiên Tích (20)
    • 1.2 Tao đàn Chiêu Anh Các (20)
      • 1.2.1 Sự thành lập, tổ chức và hoạt động của Tao đàn Chiêu Anh Các (20)
      • 1.2.2 Các tác giả tham gia Tao đàn Chiêu Anh Các (23)
      • 1.2.3 Đóng góp của Mạc Thiên Tích cho Tao đàn Chiêu Anh Các và văn học Hà Tiên 29 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ VĂN HÁN – NÔM (30)
    • 2.1 Ca ngợi thắng cảnh vùng đất Hà Tiên qua con mắt của nhà thơ gốc di dân (32)
    • 2.2 Tái hiện sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong tâm thái của quan trấn thủ (42)
    • 2.3 Phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới (46)
    • 2.4 Thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của vị chủ soái Tao đàn (53)
  • CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ VĂN HÁN - NÔM CỦA MẠC THIÊN TÍCH (58)
    • 3.1 Về mặt thể tài (58)
    • 3.2 Về mặt ngữ liệu (60)
      • 3.2.1 Chữ viết (60)
      • 3.2.2 Thi liệu, văn liệu (63)
      • 3.2.3 Dụng điển (điển cố, điển tích) (66)
    • 3.3 Về mặt nghệ thuật miêu tả (70)
      • 3.3.1 So sánh, liên tưởng phong phú (70)
      • 3.3.2 Hình tượng thơ điển nhã bác học (73)
      • 3.3.3 Miêu tả sự vật sống động (77)
    • III. PHẦN KẾT LUẬN (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)
  • PHỤ LỤC (86)
    • I. DANH MỤC TÁC PHẨM THƠ VĂN HÁN NÔM CỦA MẠC THIÊN TÍCH (86)
      • 1. Hà Tiên thập vịnh 河仙十詠 (86)
      • 2. Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh 河仙十景曲詠 (Phiên chữ Nôm) (94)
      • 3. Minh Bột di ngư 溟渤遺漁 (123)
    • II. DANH MỤC ẢNH (134)
      • 1. Ảnh về dòng họ Mạc (0)
        • 1.1 Tượng đài Mạc Cửu (0)
        • 1.2 Đền thờ họ Mạc (0)
      • 2. Ảnh bìa sách có tác phẩm Mạc Thiên Tích (0)

Nội dung

Bên cạnh đó, trong Gia Định thành thơng chí 1820- 1841, Trịnh Hồi Đức đã có nhận định: “Mạc Thiên Tích lập ra Chiêu Anh Các, mua sắm sách vở, thường ngày ông cùng các nhà Nho luận bàn ki

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Văn học trung đại Việt Nam là một nguồn mạch lớn xuyên suốt giữ vai trò to lớn, quan trọng trong việc kết tinh những truyền thống quý báu của nền văn học dân tộc Trong mạch nguồn to lớn ấy có nhiều nhánh nhỏ được phân tán khắp nơi trên cả nước để tạo thành một kho tàng văn chương vô cùng phong phú về số lượng và cả chất lượng Trong nền văn học ấy có hai loại chữ viết được sử dụng “chính thống và không chính thống” là chữ Hán và chữ Nôm Cả hai nhóm tác phẩm văn học thời kì này phát triển rất thịnh hành, tùy sở trường, phong cách sáng tác của từng nhà văn nhà thơ mà góp phần tạo nên tầm vóc của họ Trong đó, ít gặp nhà thơ có nguồn gốc di dân từ nước ngoài nhưng lại sáng tác thuần thục chữ Nôm, như trường hợp các nhà thơ góp mặt trong hội thơ đầu tiên của Nam Bộ là Tao đànChiêu Anh Các

Tao đàn Chiêu Anh Các được sáng lập ở Hà Tiên bởi Mạc Thiên Tích Tác giả cùng nhiều nhà văn, nhà thơ người Việt, người Quảng Đông, Phúc Kiến, trong nước và ngoài nước xướng họa, sáng tác, để lại một số tác phẩm có thể xem là thành quả mở đầu quan trọng đối với sự phát triển của văn học Nam Bộ Tao đàn Chiêu Anh Các có lực lượng sáng tác đa số là nhóm người gốc ngoại quốc, rất ít người bản địa tham gia Hơn nữa các tác phẩm được viết bằng chữ Hán thì lại đậm đặc thi pháp của văn học truyền thống Trung Hoa, còn nghiêng về chữ Nôm thì lại hiện rõ đặc điểm của thi pháp văn học Nôm cổ điển của Việt Nam Điều này cho thấy trình độ văn chương, nghệ thuật của các thành viên tao đàn đã đạt đến một mức khá cao, không thua kém văn học Đàng Ngoài và ngay cả văn học Trung Hoa

Bên cạnh đó, xuất phát từ nguyện vọng khám phá để trả lời những suy tư của bản thân, từ sự sinh trưởng của đứa con sinh ra tại Nam Bộ, một phần cũng do văn học Hán Nôm ở miền Nam trước nay đa số sinh viên chỉ tiếp cận được tác giả Nguyễn Đình Chiểu, ngoài ra những tác giả khác kể cả Mạc Thiên Tích cũng chưa từng được biết đến Vì vậy, người viết mạnh dạn tìm hiểu Mạc Thiên Tích – một vị chủ soái của tao đàn đã có sự đóng góp không nhỏ cho nền văn học Hà Tiên nói riêng và văn học Việt Nam thế kỉ 18 nói chung Đây là một hiện tượng văn học mới ở Hà Tiên lúc bấy giờ Vậy những tác phẩm của một nhà thơ tài hoa ra đời tại một nơi xa xôi ở cực Nam của Tổ Quốc ấy có những đặc điểm nội dung và hình thức như thế nào? Và tài năng sáng tácra sao? Đây quả thực là những điều đáng tìm hiểu và học hỏi

Ngoài ra, với tư cách là một giáo viên Ngữ văn tương lai, việc nghiên cứu một tác giả cũng góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy môn văn học địa phương, giúp các em học sinh ở trường phổ thông biết đến tác giả mới trong nền văn học địa phương khi người giáo viên lồng những kiến thức nghiên cứu được vào bài giảng văn học địa phương sau này, từ đó có cái nhìn nhận sâu sắc hơn, mới mẻ hơn về văn học miền Nam

Tình hình nghiên cứu vấn đề

Mạc Thiên Tích là nhà thơ gốc di dân, lại có nhiều sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nên từ sớm, ông và các tác giả khác trong thi đàn được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm chú ý, đặc biệt là các học giả Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản Thành quả nghiên cứu về tác giả và sáng tác của tác giả đã được nhiều người tiếp cận từ nhiều góc nhìn sử học, văn học, văn bản học, văn hóa học Dưới đây, người viết xin khái quát tình hình nghiên cứu về Mạc Thiên Tích và thơ văn Hán Nôm của ông theo 2 nhóm: trong nước và ngoài nước

2.1 Trong nước Đầu thế kỉ XIX, trong Lịch triều hiến chương loại chí (1809 -1819), Phan Huy

Chú có đề cập đến trấn Hà Tiên trong phần Dư địa chí và thi phẩm Hà Tiên thập vịnh trong phần Văn tịch chí Nhưng tác phẩm chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu sơ lược

Bên cạnh đó, trong Gia Định thành thông chí (1820- 1841), Trịnh Hoài Đức đã có nhận định: “Mạc Thiên Tích lập ra Chiêu Anh Các, mua sắm sách vở, thường ngày ông cùng các nhà Nho luận bàn kinh sách, lại có thơ vịnh mười cảnh ở Hà Tiên, được rất nhiều người hưởng ứng họa theo, từ đó văn phong mới nổi tiếng cả một dọi biển ấy.” [3,160] Đây là những dòng nhận xét khái quát về qui mô của tao đàn Chiêu Anh

Các, nhưng cũng không thấy tác giả Trịnh Hoài Đức nhắc đến thơ văn của Mạc Thiên Tích Đông Hồ, một thi sĩ – học giả nổi tiếng, người con của đất Hà Tiên, đã cất công sưu tầm và viết quyển Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên (1970) Trong công trình này, tác giả Đông Hồ giới thiệu nhiều nguồn sử liệu quý giá, đồng thời ông còn đề cập đến sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Mạc Thiên Tích nói riêng và Tao đàn Chiêu Anh Các nói chung Điều đặc biệt, đây là công trình rất công phu và kì công của tác giả Đông Hồ trong việc dịch nghĩa, chú thích tập thơ Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh của Mạc Thiên Tích Đây quả thật là một tài liệu quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu về Tao đàn Chiêu Anh Các, nhất là Mạc Thiên Tích Tuy nhiên, công trình này chỉ nghiêng về bình và chú thích thơ ở tác phẩm Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, còn những tác phẩm khác thì chưa

Văn Học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm đã đề cập đến tính chất chung của văn học Nam Hà Ở chương II mục tác giả Mạc Thiên Tích, tác giả đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Mạc Thiên Tích (người tự hào giữ ải địa cầu: mạc Thiên Tích) Chương này chỉ rõ “Minh bột di ngôn” (Hán), gồm 32 bài Đường luật tả cảnh Lư Khê nhàn điếu và bài phú “Lư Khê nhàn điếu phú” dài hơn 100 câu Năm 1821 Trịnh Hoài Đức tái khắc bản với nhan đề “Minh bột di ngư thi thảo” và viết một bài tân tự rất quan trọng ghi được tâm sự u hoài, cảm khái là nỗi cảm hoài cố quốc của tác giả Sách này cũng không còn Hiện nay chỉ tìm được 7 trong số 32 bài thơ chữ Hán nói trên Như vậy mấy mươi bài thơ hiện chưa hoặc không thể tìm là phần khiếm khuyết đáng tiếc khiến hậu thế chưa thể thấy hết tiếng lòng sâu thẳm của tác giả Ngoài ra, chương này đã giới thiệu khái quát về Tao đàn Chiêu Anh Các và các tác phẩm trong tao đàn

Ngoài ra, bộ sách Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7, 1997) do Bùi Duy Tân chủ biên dành số lượng trang khá nhiều để nói về Mạc Thiên Tích và những sáng tác của tác giả Sau những khái quát về cuộc đời Mạc Thiên Tích, thì sách trình bày về tập Hà

Tiên thập cảnh khúc vịnh Sau khi đưa ra những căn cứ vì sao gọi là Hà Tiên thập cảnh ngâm khúc thì sách đã đưa ra hai tình trạng văn bản với hai luồng cơ bản: Một luồng xem tác phẩm chỉ gồm mười bài thơ Nôm đường luật, một luồng xem tác phẩm gồm cả phần song thất lục bát và phần thơ Nôm đường luật Bên cạnh đó đáng chú ý nhất, sách còn đánh giá tác phẩm ở góc độ gieo vần Lối gieo vần của Mạc Thiên Tích về sau vẫn được kế thừa trong các tác phẩm như Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca,… ở Nam bộ [16, 800] Nhìn chung, Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7) đã cung cấp những tài liệu khá quan trọng, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến nhiều đến nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm Hán Nôm khác của Mạc Thiên Tích.

Quyển sách Nam Bộ xưa và nay của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh

(1999) đã tập hợp nhiều nguồn cứ liệu nghiên cứu về Nam Bộ Trong đó, có một bài viết trong quyển sách đề cập đến sự hoa mỹ của cảnh biên thùy Hà Tiên: “không chỉ đẹp bởi núi đồi biếc xanh thơ mộng, sông hồ bãi biển quyến rũ lòng người Cả đến ráng mây, những hạt mưa rơi rớt lại bên hồ, trên núi lúc chiều muộn cũng hết sức đáng yêu.”[17,382] Không những thế, bài viết còn nhận xét chính cảnh quan của đất nước đã sinh ra lời thơ, và nhờ lời thơ đã biến hóa mọi cảnh vật đều có linh hồn “Đất nước tươi đẹp sinh ra thơ và thơ làm cho mây nước hang động, cây cỏ có linh hồn…” và những trải nghiệm của tác giả khi hòa mình vào mười cảnh đẹp Hà Tiên, tạo nên sức hút khó tả của tác giả đối với nơi đây Bên cạnh đó, bài viết đã giới thiệu hai bài thơ Châu Nham lạc lộ chữ Hán của Mạc Thiên Tích và người đề vịnh cùng thời là

Nguyễn Cư Trinh Ở đây tác giả đưa ra một số ngữ liệu miêu tả khác nhau giữa Châu Nham là một dãy núi dựng đá và Châu Nham là núi Bãi Ớt Dương Hòa Từ đó đưa ra lí giải về sự nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu Quyển này cũng không giới thiệu đầy đủ về tác giả Mạc Thiên Tích, chỉ giới thiệu duy nhất bài thơ Châu Nham lạc lộ mà những bài thơ khác thì không

Tiếp đến là bộ Từ điển văn học (bộ mới) của nhà xuất bản Thế Giới phát hành

(2004), quyển sách giới thiệu về khái quát về quê quán, con người và những tác phẩm thơ văn của Mạc Thiên Tích và người cùng thời sáng tác là Nguyễn Cư Trinh, sau đó đưa ra những nhận xét về nội dung thơ của Mạc Thiên Tích Bên cạnh những hạn chế không thể tránh khỏi “những phần khuôn sáo do đặc điểm của lối thơ thù phụng, thơ

Mạc Thiên Tích nói chung có khí sắc” thì ưu điểm là thơ chữ Hán “giàu hình ảnh, chứa đựng một tình cảm, sức sống, không gò gẫm, giả tạo” Thơ Nôm thì “bình dị, rất gần ngôn ngữ của quần chúng mà vẫn không kém trau chuốt.” Những sắc thái tích cực đó thấm quyện vào cảm hứng thẩm mỹ chung của tác giả, đưa đến một thành công đáng kể trong nghệ thuật được nhiều người đón nhận Tuy nhiên mục từ chỉ nói khái quát nên vẫn chưa cụ thể về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Mạc Thiên Tích

Thêm vào đó là quyển Tuyển tập văn học Việt Nam văn học thế kỷ 18 (tập 5, quyển 1, 2004) do Nguyễn Thạch Giang chủ biên cũng có nhắc đến Mạc Thiên Tích và Chiêu Anh Các Bên cạnh giới thiệu tiểu sử Mạc Thiên Tích thì sách còn đề cập

10 đến Hà Tiên quốc âm thập cảnh ngâm khúc Ngoài ra, sách còn giới thiệu Lư Khê vãn dù là tác phẩm khuyết danh nhưng lại xác nhận là của Chiêu Anh Các Cũng như Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7), các nhà soạn sách đã công nhận hai thi phẩm riêng biệt, một chỉ gồm mười bài thơ Nôm Đường luật vịnh cảnh Hà Tiên, và một là khúc ngâm gồm cả thể song thất lục bát và các bài thơ Đường luật Sách cũng chỉ điểm qua các tác phẩm, chứ không đề cập đến nội dung và nghệ thuật của văn thơ Hán Nôm Mạc Thiên Tích

Trên vanchuongviet.org có bài Hà Tiên thập vịnh (2006) của Huỳnh Công Tín Bên cạnh đó, bài viết giới thiệu tác giả có dẫn cả những dòng thơ trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh để đối chiếu, phân tích Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận vùng đất đồng bằng sông Cửu Long này không chỉ có lúa, có cá mà còn có thơ văn và nhạc lễ

Có thể thấy rằng, Huỳnh Công Tín đã đặt ngang hàng vị trí thơ Nôm với thơ Hán về thơ vịnh mười cảnh Hà Tiên Tuy nhiên, bài viết của tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích mười bài thơ vịnh cảnh

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà chúng tôi muốn hướng đến nghiên cứu là đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích Việc tìm ra những đặc điểm riêng, điểm nổi bật về cả nội dung lẫn hình thức là một việc quan trọng, điều đó sẽ khẳng định được tài năng của tác giả, và khẳng định được vị trí của tác giả trong tiến trình văn học miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung

Phạm vi mà người viết muốn hướng đến là các tác phẩm Hán Nôm của Mạc Thiên Tích, bao gồm:

(1) Tập thơ Hà Tiên thập cảnh (gồm 10 bài thơ chữ Hán),

(2) Tập thơ Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh (gồm 11 bài thơ chữ Nôm),

(3) Tập thơ - phú Minh Bột di ngư (gồm 7 bài thơ chữ Hán và 1 bài phú chữ

Ngoài ra, trong bài nghiên cứu này, người viết cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu ra ở một số tác giả khác, mục đích là để thấy được sự giao lưu rộng rãi trong quá trình xướng họa văn chương của vị chủ soái thi đàn đối với các bạn bè văn chương, và một phần làm nổi bật thêm văn chương của Mạc Thiên Tích.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Người viết xác định mục đích của đề tài là khái quát lại một cách sơ bộ về thân thế sự nghiệp của vị chủ soái thi đàn Mạc Thiên Tích và Tao đàn Chiêu Anh Các Công trình đồng thời cũng chỉ ra những đặc điểm về mặt nội dung và hình thức của thơ văn Mạc Thiên Tích Qua đó, bài viết cũng nhấn mạnh những điểm khác biệt của Mạc Thiên Tích đối với những tác giả cùng thời

Với mục đích đó, đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tìm ra những điều mới lạ mà những nhà nghiên cứu trước chưa tìm được

Thứ hai, tập hợp lại những tác phẩm của tác giả Mạc Thiên Tích

Thứ ba, kế thừa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của những nhà nghiên cứu trước và đề xuất những bản dịch nghĩa, dịch thơ tốt hơn nếu những nhà nghiên cứu trước chưa dịch sát nghĩa

Thứ tư, phân tích sâu tác phẩm thơ văn Hán Nôm để thấy những đặc điểm nội dung, hình thức trong đó

Thứ năm, khái quát lại những điểm đóng góp của Mạc Thiên Tích trong sự phát triển của văn học Hà Tiên thế kỉ 18.

Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu nhằm đánh giá, bình phẩm nội dung và nghệ thuật của thơ văn Hán Nôm Mạc Thiên Tích Phân tích sâu tác phẩm, tổng hợp những ý chính sau đó khái quát thành những đơn vị kiến thức mới Phương pháp này được sử dụng trên toàn khóa luận

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: phương pháp này được sử dụng để đối chiếu phương diện nội dung, nghệ thuật của Mạc Thiên Tích với các tác giả cùng thời cũng như trước hay sau để tìm ra những điểm tương đồng hay khác biệt Từ đó, làm rõ hơn đặc điểm nội dung và hình thức của thơ văn Mạc Thiên Tích qua một số bài thơ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống, phong cách sáng tác của tác giả, thể loại thể tài, thi liệu văn liệu, nghệ thuật miêu tả

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu của các lĩnh vực lịch sử và địa lí, văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học, kiến thức văn chương Hán Nôm trong quá trình nghiên cứu để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát văn bản: So sánh các dị bản thu thập được lại với nhau so sánh dị bản nào phù hợp nhất để tiến hành khảo sát Ngoài ra, phương pháp này sẽ so sánh các bản dịch với nhau để xem bản dịch nào chính xác nhất, dựa trên đó tiến hành khảo sát

- Phương pháp phân loại: Nhằm phân loại tác phẩm, tác phẩm nào nghiêng về miêu tả thiên nhiên, tác phẩm nào nghiêng về con người, những tác phẩm nào phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới và những tác phẩm nào thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của Mạc Thiên Tích.

Đóng góp của khóa luận

Thứ nhất, ở một mức độ nhất định nào đó, đề tài có thể bổ khuyết phần nào đó thiếu sót được nêu trong lịch sử vấn đề, cũng như đề tài có thể là một nguồn tư liệu khả dụng cho những ai quan tâm và sưu tầm chúng

Thứ hai, thông qua khóa luận này, giúp cho giáo viên giảng dạy văn học Hán Nôm địa phương có được nguồn tư liệu giảng dạy, giúp học sinh bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm về chương trình chính khóa Đồng thời góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương mình

Thứ ba, khóa luận còn góp phần khơi dậy sự hứng thú, tìm tòi hiểu biết thêm của người dân địa phương đối với tác giả lớn về văn học Nam Bộ Và từ đó giúp người dân có cái nhìn khác về nền văn hóa miền Nam nói chung và địa phương nói riêng

Thứ tư, khóa luận còn là một nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn và Văn học trường Đại học An Giang

Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm năm phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Phần tài liệu tham khảo và Phần phụ lục Riêng phần nội dung được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu tác giả Mạc Thiên Tích và Tao đàn Chiêu Anh Các

Phần này có dung lượng khoảng 20 trang, ở chương này người viết tập trung tìm hiểu về vị chủ soái Mạc Thiên Tích và Tao đàn Chiêu Anh Các với mục đích làm rõ quá trình kiến tạo vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc và đặc biệt là Mạc Thiên Tích, đồng thời khái quát về sự thành lập, các tác giả tham gia và sự đóng góp của Tao đàn Chiêu Anh Các

Chương 2: Một số đặc điểm nội dung thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích

Phần này có dung lượng khoảng 20 trang, ở chương này người viết tập trung phân tích những đặc điểm thơ văn của Mạc Thiên Tích với mục đích làm nổi bật những đặc điểm nội dung thể hiện trong thơ văn của ông

Chương 3: Một số đặc điểm hình thức thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích

Phần này có dung lượng khoảng 30 trang, tiếp nối chương trước, người viết phân tích những đặc điểm hình thức nghệ thuật nổi trội trong thơ văn của Mạc Thiên Tích, với mục đích làm nổi bật những đặc điểm hình thức độc đáo trong thơ văn của tác giả này

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MẠC THIÊN TÍCH VÀ TAO ĐÀN CHIÊU ANH CÁC

Tác giả Mạc Thiên Tích

1.1.1 Quá trình kiến tạo vùng đất Hà Tiên của dòng họ Mạc

Trước thế kỉ XVII, Hà Tiên là bộ phận lãnh thổ của Phù Nam (theo cách viết Trung Quốc là “扶南”) Khi vương quốc này suy tàn, Hà Tiên cùng một phần đất đai của đồng bằng sông Cửu Long thuộc quyền quản lí của quốc vương Chân Lạp

Và dần những thế kỉ sau, vùng đất này rơi vào tình trạng hoang vu bởi sự bất lực trong việc quản lí của tập đoàn phong kiến Chân Lạp Nơi đây vẫn được một bộ phận cư dân bám trụ nhờ tự nhiên ưu đãi thuận lợi Dựa vào những tư liệu cổ như

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn,

Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh và một số tư liệu có liên quan khác, trước khi họ Mạc đến khai khẩn đất Hà Tiên, thì đất này vốn là một vùng đất thấp, nằm bên bờ vịnh Thái Lan, giáp ranh với Campuchia Sau đó, vùng đất này được dòng họ Mạc khai phá và quy thuộc vào lãnh thổ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong Sách Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam mục “Hà Tiên” cũng đã ghi rõ “Hà Tiên nguyên xưa là đất thuộc nhà Lê Sau đó có người Trung Quốc là họ Mạc đến đây khai khẩn, có bộ thuộc, phần phụ với chúa Nguyễn Phúc Tần, được đặc cách làm chức tổng binh, đất này ngày thêm phồn thịnh, dân ở yên trồng trọt [20,168 ]”

Hơn ba thế kỉ trước, quốc gia Việt Nam bị chia đôi Trịnh và Nguyễn phân tranh chia đất nước thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Linh Giang (sông Gianh) làm phân giới Nhưng rồi để tiện cho việc cai trị dưới thời vua Gia Long, quốc gia lại chia làm ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Từ đó, tiếng Miền Nam bị khu biệt trong phạm vi sáu tỉnh cuối cùng của đất nước Những người dân nghèo vùng Thuận – Quảng bắt đầu tìm đến nơi này Họ sống chung với người bản địa, cùng khai phá đất hoang tạo dựng làng xóm Đến cuối thế kỉ 17 , th ế lực của Mãn Thanh đã vững mạnh Những di thần nhà Minh kháng cự với mong muốn “phản Thanh phục Minh” nhưng càng về sau lại càng yếu ớt tan rã Một số tướng lĩnh nhất quyết không chịu đầu hàng nên mang binh sĩ, gia quyến vượt biển xuôi về phương Nam, và dần dần họ đã lôi kéo đông đảo nhân dân cùng đi theo Cuộc di cư này, ban đầu chỉ là cuộc di cư tị nạn chính trị, nhưng lâu dần do nhu cầu buôn bán làm ăn nên có thêm thành phần di dân vì sinh kế Từ đó thúc đẩy hình thành sự lưu truyền văn hóa Trung Hoa ra hải ngoại

Năm 1671, Mạc Cửu (鄚玖, 1652 – 1735) người xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), xuất thân trong dòng dõi thế phiệt, dòng họ Mạc cũng là dòng họ có nhiều người đỗ đạt làm quan hiển hách Sau khi triều Minh bị diệt, ông từng tham gia phong trào phản Thanh phục Minh nhưng thất bại, vì không phục trước chính sách của nhà Thanh, nên đã lên thuyền di cư về phương Nam Họ quy tụ nhân dân, khẩn hoang lập ấp, mở hải khẩu, chiêu thương, mậu dịch, đến đầu thế kỉ 18 thì họ đã chiếm lãnh hết dải duyên hải phía Tây miền Nam, tạo thành một tiểu quốc do Mạc Cửu đứng đầu

Nhưng do nằm ở vị thế nhạy cảm, nên thường xuyên có sự tranh chấp giữa hai quốc gia Thái Lan và Chân Lạp Vì vậy Hà Tiên cũng cần phải tìm một thế dựa vững chắc Theo Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên , cố thi sĩ Đông Hồ từng viết: “Năm 1708, Mạc Cửu đem 7 phủ của mình khai thác gồm một dải duyên hải miền Tây, cả đảo Phú Quốc, mà thủ phủ là Hà Tiên trấn, qui phụ vào bản đồ Đàng Trong, chịu quyền bảo hộ của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)” [1,19] Tuy nhiên ở đây, chịu tiếng bảo hộ là bảo hộ về ngoại giao, kỳ dư đều tự quản lí, tự chủ như cơ cấu quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, như một tiểu quốc tự chủ Mỗi ba năm một lần, Mạ c Cửu phải mua sắm lễ vật và cử thuộc hạ của mình đến Phú Xuân dâng biểu triều cống cho chúa Nguyễn Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh Trấn Hà Tiên và chính thức đổi tên vùng đất này là Hà Tiên trấn Việc làm này đánh dấu, Hà Tiên trở thành một bộ phận của lãnh thổ Đại Việt Có thể thấy rằng, văn học Miền Nam thời kì phôi thai đã chịu sự ảnh hưởng trực tiếp sâu đậm văn học Trung Quốc

Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến nơi đây, Mạc Cửu đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm cải tạo lại Hà Tiên trấn: Mạc Cửu đã lợi dụng ưu thế của những lớp cư dân tại chỗ như các vùng Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột (Kampot), Vũng Thơm (Kompongsom), Cà Mau và Rạch Giá lập thành bảy xã, đồng thời chiêu mộ những người dân từ nơi khác đến đây để cùng nhau khai khẩn đất đai, tạo dựng sản nghiệp Trong quyển Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả có chép thế này: “Từ đó Thái Công ngày đêm lo chiêu tập người khắp hải ngoại đến buôn bán, tàu thuyền ra vào rất nhộn nhịp, người Việt, người Đường, người Liêu, người Man đua nhau kéo đến trú ngụ, hộ khẩu ngày một đông, tiếng tăm của Thái Công ngày một lừng lẫy [2,16-17] Ngoài ra, vì Mạc Cửu biết chỉ khi mở rộng ngoại giao thì một tiểu quốc mới có thể phát triển, nên Mạc Cửu đã không ngừng phát triển công việc buôn bán kinh doanh ra nước ngoài, thiết lập thành một trung tâm buôn bán lớn ở Hà Tiên Vì nằm ở vị trí đắt địa nên Hà Tiên trở thành nơi tiếp nhận, nơi giao lưu của rất nhiều nước trên thế giới qua lại buôn bán; điều quan trọng nhất là Mạc Cửu rất quan tâm đến việc củ ng cố hành chính của địa phương mình cai quản, ông đã tự xây dựng một bộ máy chính quyền của riêng mình Kết luận này dựa trên cơ

16 sở thực tế là Mạc Cửu tự sắp đặt quan lại, tự tổ chức quân sự, tự đặt ra thuế khóa và tự quyết định các chính sách ngoại giao cho riêng mình

Từ khi Mạc Cửu đến đây, diện mạo của đất Hà Tiên ngày càng được phát triển phồn thịnh Theo Gia Định thành thông chí trong vòng mười tám năm, Mạc Cửu đã lập nên bảy xã, thôn đầu tiên đó là: Cần Bột, Phú Quốc, Giá Khê (Rạch Giá), Hương Úc (Vũng Thơm), Cà Mau và Hà Tiên, ngày nay cùng với một phần đáng kể đất Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá, Long Xuyên, Sóc Trăng

Không chỉ khai thác nông nghiệp, Mạc Cửu còn rất chú trọng việc khai thác thủy sản do nguồn biển mang lại Sách Mạc Thị gia phả Cho biết: “Ông chiêu tập các nước hải ngoại đến buôn bán Tàu thuyền đi lại rộn rịp, làm ăn, hộ khẩu ngày càng trù mật, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp mọi nơi” Năm 1728 và năm 1729, Mạc Cửu phái Lưu Vệ Quân và Huỳnh Tập Quan mang hai thương thuyền sang Nhật Bản liên hệ việc mậu dịch vì lợi dụng chính sách mở cửa, cấp Châu Ấn cho thuyền thương gia buôn bán với nước ngoài đặc biệt là vùng Đông Nam Á của chính quyền Nhật Bản Vì vậy Mạc Cửu được chính phủ Nhật Bản - Mạc Phủ Đức Xuyên - cấp giấy phép buôn bán Các sản phẩm của Hà Tiên chẳng hạn như: hải sâm, cá khô, tôm khô,… là những mặt hàng giao dịch chính của họ Mạc và các thương nhân nước ngoài Hoạt động này còn được thúc đẩy trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ 18

Năm 1735, Khi Mạc Cửu qua đời thì Mạc Thiên Tích lên nối chí cha Ông càng mở mang sự nghiệp giữ chức tổng binh Hà Tiên trấn và giúp chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ miền Cửu Long, sau đó được chúa Nguyễn Phúc Tru phong chức Tổng binh đại đô đốc Mạc Thiên Tích tiếp tục việc khai khẩn miền Tây Nam Bộ chú trọng việc mở rộng buôn bán giao lưu giữa các nước trên thế giới với nhau nhằm phát triển kinh tế và ngoại giao của trấn Hà Tiên, mặc khác ông tiếp tục cải tiến xây dựng phố chợ, đường xá, khai khẩn mở rộng đất đai, chiêu tập thêm nhân dân, xây cất dinh thự, đền miếu, trại quân,… góp phần làm cho bộ mặt cảng Hà Tiên đổi mới phồn vinh, phố thị sầm uất “Cảnh đường lối tiếp giáp, phố xá liên lạc, người Việt, người Tàu, người Cao Miên, người Đồ Bàn đều theo chủng loại cư trú, ghe thuyền ở sông biển qua lại nơi đây không dứt, thật là một đại đô hội nơi góc biển vậy!”(Gia Định thành thông chí, Quyển VI, Thành trì chí, tờ 36b)

Những chính sách cải cách của Mạc Thiên Tích đã nhanh chóng đem lại sự phồn thịnh cho bến cảng Hà Tiên, trong một thời gian ngắn xây dựng, Hà Tiên đã trở thành một cảng khẩu quốc thu nhỏ - một đất nước trọng văn học, thích thi thư Ngoài ra, công tích của Mạc Thiên Tích còn kể đến việc khai khẩn mở thêm bốn huyện: Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu, Bãi Sâu) Đặc biệt, ông đã cho lập nhà nghĩa học, mở hội Tao đàn Chiêu Anh Các, một tao đàn xướng họa thi văn mang tầm quốc tế khiến tiếng tăm Hà Tiên lan xa

Thế nhưng sự phồn thịnh của phố cảng Hà Tiên đã khiến trở thành con mồi của những nước láng giềng muốn tranh đoạt, tấn công để giành lấy làm của riêng mình Nhưng dựa vào sự lãnh đạo tài ba của Mạc Thiên Tích cùng sự đồng lòng trên dưới của quân dân nên trận chiến với quốc vương Chân Lạp đã giành được thắng lợi Những năm sau, khi chúa Nguyễn Phúc Trú khôi phục được Gia Định, ông liền điều động quân đội can thiệp mạnh để lập bảo hộ ở Chân Lạp Việc này đã dẫn đến xích mích với Xiêm Lại thêm việc quân lính của Nguyễn Ánh cướp thuyền hàng của Xiêm Nhân cơ hộ đó quân Chân Lạp đã vu cáo Mạc Thiên Tích làm nội gián cho Nguyễn Ánh ở Xiêm, nên ông đã bị bắt Vì chịu quá nhiều nỗi oan khuất, nhục nhằn với thù địch, ông đã tự tử Mạc Thiên Tích mất năm 1780 tại Vọng Các (Bangkok, Thái Lan) hưởng thọ 75 tuổi Tiếc rằng về sau, sau khi Mạc Thiên Tích mất thì Hà Tiên cũng đã mất dần sự phồn thịnh vốn có của nó Bởi con cháu đời sau đã không phát huy được tính năng động, sự nhạy bén, thái độ mềm mỏng của cha ông Họ đặt ra nhiều thứ thuế nặng khiến cho thuyền buôn dần dần xa lánh Thêm vào đó là tình hình chiến sự căng thẳng, thường xuyên diễn ra tranh chấp từ những nước có mưu đồ muốn lăm le chiếm đoạt nơi đây đã khiến cho vùng đất Hà Tiên cạn kiệt lương thực, nhiều năm đói to

Những công tích của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích đã đóng góp, đã làm cho trấn Hà Tiên được đời sau đánh giá như thế nào? Các nhà nghiên cứu khi đánh giá công lao đều cho rằng họ Mạc ở Hà Tiên đã có những công tích như sau:

Thứ nhất, tổ chức khai phá lập ra trấn Hà Tiên rồi dần dần mở rộng ra cả vùng hữu ngạn Hậu Giang và một số hải đảo, trong đó có cả đảo Phú Quốc

Thứ hai, mở mang phố chợ, phát triển ngoại thương với nước ngoài, thúc đẩy

Hà Tiên trở thành một trấn thịnh vượng về kinh tế

Tao đàn Chiêu Anh Các

1.2.1 Sự thành lập, tổ chức và hoạt động của Tao đàn Chiêu Anh Các

Theo Từ điển Văn học (bộ mới): “Là một người học rộng, có tài thơ văn, lại có kiến thức văn hóa trên mảnh đất do mình xây dựng, Mạc Thiên Tích đã sớm quy tụ được nhiều nhà Nho từ các nơi về Hà Tiên để lập nghiệp” [10, 935]

Theo lời tự đề tựa sách Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích: Vào năm Ất Mão

(1735), Cửu Lộc hầu Mạc Cửu tạ thế, vào mùa xuân năm Bính Thìn (1736), chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Thiên Tích kế tập theo cha, phong làm Đô đốc trấn Hà Tiên, tước Tông Đức hầu Cũng trong mùa xuân này, có một danh sĩ tên là Trần Trí Khải, tên tự

20 là Hoài Thủy từ Quảng Đông, Trung Quốc sang chơi Hà Tiên Mạc Thiên Tích rất xem trọng và hậu đãi làm khách quý, vốn cả hai đều giỏi và yêu thích văn chương, nên cùng nhau sớm tối xướng họa, ngâm vịnh Nhân đó, Mạc Thiên Tích lấy mười bài thơ vịnh của mình tự sáng tác về mười thắng cảnh của Hà Tiên đưa cho Hoài Thủy xem và yêu cầu họa vần, ông còn ngỏ ý khai hội tao đàn, dựng văn miếu, mở nhà nghĩa học, hướng tới phát triển sự nghiệp văn hóa cho Hà Tiên Như vậy, bắt đầu từ mùa xuân năm Bính Thìn 1736, tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên chính thức được vận hành

Trước tiên cần hiểu Chiêu Anh Các là gì? Theo Vũ Văn Kính thì định nghĩa Chiêu Anh Các được giải nghĩa như sau chiêu là vời, mời, kêu gọi, triệu tập; Anh là anh tài, tinh hoa, chỉ những người có tài ở đây nhằm vào tài về thơ văn; Các là cái lầu, cái nhà cao, nơi hội họp Tóm lại, Chiêu Anh Các là nơi quy tụ những người có tài về văn chương, thi phú cùng nhau họp lại xướng họa, ngâm vịnh, luận đàm và sáng tác Những dòng định nghĩa trên một phần nào giúp độc giả hiểu được hoạt động văn chương của tao đàn này

Vũ Thế Dinh trong Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả chép rằng: “Ông (Chỉ Mạc Thiên Tích) là người bản tính chân thực, nhân từ, nghĩa khí mạnh mẽ, tài đức kiêm toàn, hiểu biết sâu rộng kinh điển, nắm vững tất cả sách vở của bách gia chư tử, lại tinh thông thao lược Ông có cho dựng một tòa Chiêu Anh Các, vừa để thờ đấng tiên thánh, vừa dùng hậu chiêu vời những bậc hiền tài Những kẻ sĩ tài giỏi nước Thanh triều cũng như hải ngoại nghe tiếng ông tìm về hội rất đông” [2, 46]

Tao đàn Chiêu Anh Các là tao đàn thứ hai được tổ chức ở Việt Nam, sau tao đàn của vua Lê Thánh Tông thành lập vào năm 1495, nhưng nó lại là tao đàn đầu tiên xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai mới khai phá Nếu xét về tính chất, việc thành lập tao đàn Chiêu Anh Các không chỉ đơn thuần là để ngâm thơ, xướng họa thi ca Từ thời Mạc Cửu đã có nhà nghĩa học, một ngôi trường đào tạo nhân lực, trí thức và quy tụ nhân tài để phát triển Hà Tiên Đến lúc Mạc Thiên Tích lên kế thừa cha mình, thiết nghĩ mục đích ấy không bị mai một, và công việc của Chiêu Anh Các không chỉ là ngâm vịnh trứ tác mà thôi Điều quan trọng cần nói đủ ở đây là quy tụ các anh tài để nghị luận đạo lý, bàn bạc quân mưu và mở trường dạy học, ngoài ra nó còn là một Hội đồng tư vấn bên cạnh chính quyền Việt Nam ở Hà Tiên, đảm nhiệm công tác văn hóa giáo dục cho địa phương nơi đây Cho nên Chiêu Anh Các không chỉ là một thi phái xướng họa thi văn Hoạt động của Chiêu Anh Các gồm nhiều mặt: là nơi luận võ, bàn luận chính trị, tôn giáo, lễ nhạc, luận lí,… Đặc biệt Chiêu Anh Các còn là một nhà nghĩa học, tức một trường học dạy học trò không thu phí, xem việc dạy học là một hành vi nghĩa cử Sách Hà Tiên trấn

Hiệp trấn Mạc thị gia phả chép rằng: “Chính là nhờ ông (chỉ Mạc Thiên Tích) khơi nguồn mà giáo hóa văn minh ở vùng đất đông nam này dần dần được dấy lên Được cảm hóa nhờ văn đức, người dân trở nên tốt đẹp, phụ nữ học được nết hiền hòa trinh thuận Bên ngoài dùng uy vũ trấn phục giặc thù, bên trong lấy nhân đức phủ dụ dân chúng nhờ vậy bốn phương đều được bình yên vô sự[…]”.[2, 56]

Về thơ ca của Chiêu Anh Các, có thể nói sản phẩm thơ ca do tao đàn này trước tác vốn có số lượng không nhỏ Nhưng do thời gian tao đàn này tồn tại cách thời điểm hiện nay đã gần 280 năm, trong khoảng thời gian ấy, phần do binh lửa chiến tranh vô tình, phần do ý thức thiếu xem trọng những giá trị văn hóa điển tích của con người, khiến

21 không ít thơ ca của Chiêu Anh Các đã thất lạc Dưới đây là một số tên sách, tư liệu hiện còn, đã phác thảo đôi nét về thành tựu của tao đàn này:

An Nam Hà Tiên thập vịnh : Tên thường gọi là Hà Tiên thập vịnh, Hà Tiên thập cảnh, hoặc Hà Tiên thập cảnh toàn tập, đây là tư liệu quan trọng nhất chứng minh sự tồn tại cũng như thành tựu rực rỡ của Chiêu Anh Các hiện còn

Minh bột di ngư : tập thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích, còn có tên gọi khác là Minh bột di ngư thi thảo, sách gồm chùm thơ 32 bài thơ với tên gọi Lư Khê nhàn điếu tam thập nhị thủ và 01 bài phú là Lư Khê nhàn điếu phú với độ dài khoảng hơn trăm câu

Thụ Đức Hiên tứ cảnh : Đây là một tập thơ xướng họa làm theo thể hồi văn giữa

Mạc Thiên Tích và 32 nhà thơ thuộc Tao đàn Chiêu Anh Các Toàn tập thơ có tổng cộng

88 bài, trong đó có 4 bài do Mạc Thiên Tích xướng, may thay trong Kiến văn tiểu lục của

Lê Quý Đôn còn chép tên sách, số bài thơ, tên các nhà thơ tham gia họa vần, lời tựa của Phương Thu Bạch ở đầu sách Ngoài ra, Lê Quý Đôn còn chép lại 9 bài thơ vịnh bốn mùa của các tác giả Uông Hề Lai, Thái Đạo Pháp, Phương Thu Bạch, Trần Thành Bích, Trần Trí Khải, Lưu Chương, Trần Diệu Liên, Trang Huy Diệu và Đỗ Văn Hổ

Cuối cùng là Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh : tác phẩm chữ Nôm của Mạc Thiên

Tích, cũng là tác phẩm chữ Nôm duy nhất còn thấy của ông cũng như toàn bộ các thành viên thuộc Chiêu Anh Các Sách còn có tên gọi khác là Hà Tiên quốc âm thập vịnh Sách gồm 334 câu thơ viết theo thể song thất lục bát, nội dung chủ yếu mô tả mười cảnh đẹp ở

Hà Tiên Ngoài ra, còn có 10 bài thơ luật Nôm xen giữa mô tả từng cảnh một Sau cùng của mười cảnh còn có một bài tổng vịnh có nhắc tên đầy đủ của mười cảnh ấy Bố cục và thứ tự các cảnh được trình bày như sau:

Kim Dữ lan đào : gồm một khúc vịnh 34 câu (1- 34) viết theo thể thơ Việt Nam song thất lục bát và một bài thơ Đường luật viết theo thể thơ thất ngôn bát cú

Ca ngợi thắng cảnh vùng đất Hà Tiên qua con mắt của nhà thơ gốc di dân

Hình ảnh thiên nhiên luôn là đề tài muôn thuở cho thi nhân, là hình tượng xuyên suốt, một nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác thơ ca và đây cũng là nơi nhà thơ gửi gắm biết bao tâm sự, làm nền tảng cho cảm xúc của các nhà văn nhà thơ Tuy nhiên do mỗi nhà thơ đều có cái “tạng” của riêng mình nên khi miêu tả thiên nhiên các nhà thơ đều miêu tả chúng một cách riêng biệt theo cách nghĩ cách cảm của riêng mình Nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn về ở ẩn với thiên nhiên, tận hưởng lộc đắm chìm trong vẻ đẹp của trời đất, với cảnh sắc bốn mùa xuân hạ thu đông, nhằm gột bỏ những lo toan vướng bận riêng tư Thì hình ảnh thiên nhiên của Đoàn Thị Điểm trong Chinh phụ ngâm khúc hiện lên gắn với tâm trạng của người chinh phụ, nó là nơi người chinh phụ gửi gắm những tâm tư tình cảm trong tâm hồn Vì thế thiên nhiên cũng mang tâm trạng u sầu vừa biết buồn, biết vui, biết giận như chính tác giả Nhưng riêng Mạc Thiên Tích, tác giả không nhân hóa thiên nhiên thành con người như Đoàn Thị Điểm, cũng không ở ẩn với thiên nhiên như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà bộc trực miêu tả thiên nhiên với chính cảm nhận của tác giả khi đối diện với chúng Những cảnh sắc thiên nhiên sắc sảo của vùng đất Hà Tiên hiện lên đều được tác giả Mạc Thiên Tích ghi lại một cách hết sức tinh tế

Với những tập thơ của Mạc Thiên Tích, vùng đất Hà Tiên hiện lên với tất cả vẻ đẹp hùng vĩ trong nó, hài hòa đủ màu sắc âm thanh, ẩn chứa trong mảnh đất hữu tình ấy là sức sống mãnh liệt trào dâng của một vùng đất mới khai phá, một vùng đất màu mỡ đầy ắp những hy vọng về một tương lai tươi sáng Vì thế, những tập thơ của Mạc Thiên Tích không thuần túy bó hẹp trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mà đã vươn lên tầm thời đại

Dưới cặp mắt quân sự của Mạc Thiên Tích, mở đầu chùm thơ vịnh cảnh thiên nhiên là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của một địa điểm hiểm yếu ở ngay giữa hải cảng

Hà Tiên, một hình thể được ví như bức tràng thành thiên nhiên Kim Dữ lan đào (Đảo vàng chắn sóng): Kim Dữ là hòn đảo vàng, lan là khép cánh cửa lại, ngăn chặn không cho bên ngoài lọt vào bên trong, còn đào là sóng gió, lan đào là ngăn chặn sóng gió từ ngoài khơi không cho lọt vào bên trong cửa biển Hà Tiên:

Giữa trời một đỉnh cao xây Sáu ngao ấy giá, năm mây là lầu Trải nghìn thu, con vua ngậm đá Suy hình hài như thả ngọc phong Kim thang đứng sựng giữa dòng;

Cống cao nhạc lộc tuổi đồng kiền khôn

Chốn hải muôn tiết còn rành rạnh, Chống miếu đường một cảnh vơi xa

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Dù tả cảnh Kim Dữ như một linh đảo ngun ngút khí linh để trấn cửa ngõ Hà Tiên nhưng ta vẫn thấy có sự hài hòa giữa trời, nước, núi đá và cỏ cây Trên đỉnh cao xây đứng sừng sững giữa dòng ấy vẫn toát lên vẻ thanh bình, hồn hậu Bên cạnh đó thì ở bài Hán thi

Kim Dữ lan đào cũng đã một mạch khẳng định vị thế của địa hình nơi đây

Một dẫy non sông điện bích liền Giăng ngang cho mạnh đẹp sông tiên Đông nam sóng biển bằng trang cả, Trên dưới trăng trời sáng rực lên

(Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ)

“Cảnh Kim Dữ này là một cảnh do Hóa công an bài xếp đặt sẵn dành cho Ngụ ý nói tác giả chiếm đóng giữ lãnh thổ tiểu quốc Hà Tiên là một nhiệm vụ do ý trời [1,166] Theo quan niệm khi xưa trời cho là phải nhận, nếu trời cho mà không nhận thì ắt có tội Kim Dữ thời Mạc Thiên Tích là một hòn đảo nhỏ trấn thủ cửa ngõ Hà Tiên về phía biển

“Theo dân gian thuật lại: Kim Dữ lan đào xưa là một hòn đảo nổi Dưới hòn đảo có con giao long nằm ẩn mình tu lâu đời Thỉnh thoảng có lúc giao long cựa mình, người ta thấy hòn đảo lay chuyển Có khi xê dịch ra xa hoặc có khi gạt vào gần bờ” [24] Điều này cũng được Mạc Thiên Tích gửi gắm vào bài thơ qua hai câu:

得水魚龍隨變化,

傍崖樹石自聯翻

Phiên âm Đắc thủy ngư long tùy biến hóa, Bàng nhi bách thụ tự liên nhiên

Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước,

一島崔嵬奠碧漣,

橫流奇勝壯河仙。

波濤勢截東南海,

日月光廻上下天。

Nhất đảo thôi ngôi điện bích liên, Hoành lưu kì thắng tráng Hà Tiên

Ba đào thế tiệt đông Nam Hải Nhật nguyệt quang hồi thượng hạ thiên

33 Đá cây xan xát khắp ven miền

( Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ)

Nhưng ngày nay Kim Dữ đã được gắn chặt với đất liền vì để tiện đi lại người dân

Hà Tiên đã đắp một con đường nối liền tới đảo Con đường ấy ngày nay đã thành con đường nhựa rộng lớn khang trang Kim Dữ tuy không còn dáng dấp của hòn đảo thuở xưa nhưng vị trí trấn thủ của nó vẫn không thay đổi, trên đỉnh Kim Dữ xưa có pháo đài nên người ta còn gọi nó là núi Pháo Đài Ngay núi Pháo Đài vừa hiện đại vừa cổ kính Pháo Đài như một lính gác xuyên thời gian gìn giữ yên bình cho Hà Tiên từ thời họ Mạc đến giờ

Bình San điệp thúy cây lá trùng điệp là cảnh thứ hai trong Hà Tiên thập cảnh Đầu bài này đối lại với bài thơ Kim Dữ lan đào Cảnh Kim Dữ là điểm chiến lược; ở đó tác giả đã cho thấy nét hùng vĩ hiểm yếu của địa thế Nhưng ở cảnh Bình San dưới ngòi bút của Mạc Thiên Tích, cảnh núi Bình San hiện ra trước mắt người đọc thật sống động Bình là tấm bình phong Bình ở đây cũng như núi Ngự Bình ở Huế, cũng như tiếng “lan đào” của Kim Dữ, ngụ ý che đỡ cho thành nội Cây cối ở đây có sức sống thật mãnh liệt, bao phủ hết cả dãy núi giống như một bức bình phong thiên nhiên che chở đất và người Hà Tiên:

籠蔥草木自岧嶢,

疊嶺屏開紫翠嬌

Lông thông thảo mộc tự thiều nghiêu, Điệp lĩnh bình khai tử thúy kiều

Cây xanh ngăn ngắt vút cao cao Ngọn dựng bình giăng đẹp mỹ miều

(Hà Tiên thập vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ dịch thơ)

Cây cỏ rậm rợp tự vượt lên cao chót vót (thiều nghiêu: cao chót vót) Câu thơ vừa tả cảnh cây cối rừng núi, vừa tả sức sống mạnh mẽ thiên nhiên, tự vươn mình lên chỗ cao thoáng, để thành như một tấm bình phong như núi Bình San Núi ở đây chồng chất như tấm bình phong mở ra một màu tím xanh mềm mại (tử là màu tía, kiều là non mơn mởn) Câu thứ hai này đã giải thích được cả tựa đề Bình San điệp thúy Màu xanh của cây cỏ đã phất ra như bức bình phong căng bằng the bằng lụa xanh mơn mởn Câu “Rờn rờn trúc lục thông xanh” đã vẽ rõ một màu xanh rờn rờn linh động: đã lục xanh trùng điệp: rờn rờn càng làm cho xanh lục điệp trùng thêm Câu: Dưới trên bích mát gần xa xanh giề ở cuối đoạn, thật đã vẽ rõ một màu xanh ngăn ngắt như dưới, tấm bình phong căng ra một màu xanh biếc đó êm êm mát mẻ biết bao nhiêu

Kế đó bài Nôm của Bình San điệp thúy đầu bài thơ cũng đã miêu tả tổng quát về hình thể núi và màu sắc núi Chủ yếu là màu sắc, khi ở xa mà nhìn, và màu sắc là chủ đề của cảnh này:

Sau Thành, dựng núi Bình San, Cao kỳ một khóm, an nhàn bốn dân Đúc tinh thần, ngọc lành cảnh tốt, Cao thấp đều trọn một thức xanh

Thợ trời sao khéo tạo hình, Đá giăng lưng hạm cây đoanh khúc rồng

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm) Đây không chỉ là cảnh núi non trong các thi ca vịnh cảnh núi non khác Bởi vì đây là cảnh núi non còn hoang sơ, mang đậm dấu ấn của vùng đất mới Nơi có những trái núi đặc một sắc xanh, chồng chất màu xanh mơn mởn phì nhiêu của vùng đất mới Theo Gia Định thành thông chí: “Bình San ở về phía tây của trấn lỵ độ một dặm, dài hai dặm, cao hơn năm trượng, các ngọn chồng chất khoanh cuộn nối góc bể Thế núi chon von, vòng quanh làm bình phong mặt sau cho trấn Ngoài có suối sâu chảy bao quanh về hướng nam rồi đổ ra biển Phía bắc giáp Mương Sâu nối liền với suối Bạch Tháp rồi chảy ra Đông

Hồ, làm hào của trấn thành Có lẽ do địa thế của núi như vậy nên được gọi là Bình San, dãy núi làm bình phong che chở cho Hà Tiên trấn Ngày nay, Bình San đã trở thành khu di tích ghi dấu âm hao của dòng họ Mạc Nơi đây có lăng tẩm của họ Mạc, lăng tẩm các vị phu nhân, lăng tẩm các vị tướng tá của họ Mạc nên còn gọi là núi Lăng Tuy không còn cây cối um tùm nhưng trên núi vẫn còn phảng phất đâu đó dấu tích Bình San thuở xưa Tuy nhiên điểm làm chúng tôi chú ý nhất ở cảnh này là cái nhìn của thi nhân đối với cảnh Tác giả đã tạo nên một Bình San trong thi ca mang đậm vẻ hoang sơ nhưng đầy sức sống Một bức tranh có đầy đủ màu sắc, âm thanh, đường nét hòa nguyện vào nhau làm thành một mỹ cảnh mà có lẽ người mến cảnh sẽ ấn tượng sâu đậm hơn là một Bình San được thấu thực thị chứng ngày nay.” [3,6] Riêng câu thơ Cao thấp đều trọn một thức xanh: đã nói rõ nghĩa của bài thơ, tả một màu xanh của dãy núi điệp thúy, và hình thể kì lạ của núi trông thấy như hình ảnh của một con rồng qua câu thơ Đá giăng lưng hạm cây đoanh khúc rồng

Cảnh thứ ba là cảnh Tiêu Tự thần chung, đây là một bức tranh thiên nhiên miêu tả dưới không gian tĩnh mịch của ngôi chùa, nhưng xen lẫn vào đấy là tiếng chuông ngân vang xa thẳm vào buổi sáng tinh mơ Mạc Thiên Tích đã cảm nhận được cái đẹp của tiếng chuông chùa hòa quyện trong cùng một không gian và thời gian, tạo nên cảnh sắc riêng của Tiêu tự Cảm nhận này đúng như lời nhận xét của thi sĩ Đông Hồ, đó là cảnh sắc này, tiếng chuông kia đã “làm lắng dịu tâm hồn nao nức, và thức tỉnh tâm hồn mê muội”:[1, 190 ]

殘星寥落向天拋,

戊夜鯨音遠寺敲。

净境人緣醒世界,

孤聲清越出江郊

Tàn tinh tiêu lạc hướng thiên phao, Mâu dạ kình âm viễn tự xao

Tịnh cảnh nhân duyên tinh thế giới,

Cô thanh thanh việt xuất giang giao

Bóng sao tàn thưa thớt lặn dần trên nền trời, Đêm đã đến canh năm, tiếng kình thỉnh từ chùa xa

Tái hiện sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong tâm thái của quan trấn thủ

Hòa với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng ấy, cuộc sống của con người nơi đây cũng yên bình và nhàn nhã Người dân Hà Tiên luôn có được thú tiêu dao khi lênh đênh ngao du nơi biển trời lồng lộng:

Thà ba đào chẳng thà tướng phủ, Ông cháu truyền một thú ngư hà

Non ngưu đôi bữa lân la, Rút dây đằng cát quẩy chà liễu dương

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Lộc Trĩ thôn cư, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm) Đối với người dân vùng biển, nghề ngư phủ là một nghề đặc trưng và là nghề kiếm sống chủ yếu cho người dân nơi đây, ngoài ra nào là cày bừa, nào là thả lưới câu cá, tiều phu,… Do điều kiện địa lí thuận lợi, nên tài nguyên nơi đây phong phú, quanh năm khí hậu, đất đai đều chiều lòng dân nên người dân không bị thiệt thòi ngày nào

“Khi câu nước trị, khi cày nhà an” (nghĩa là câu cá mà nước vẫn trị, cày ruộng mà nhà vẫn an)(Lộc Trĩ thôn cư)

Cũng miêu tả những cảnh sinh hoạt của người dân chung quanh ngọn núi, Bình

San điệp thúy đã khắc họa lên những tiếng ngư ông ca hát tự thuyền câu đồng vọng

Những tiếng mục đồng thổi sáo trên lưng trâu véo von hay những người hái củi dùng dằng, người cày ruộng lân la… tất cả như đắm chìm trong vẻ xanh tươi của ngàn núi biếc:

Cách bên khe, tiếng ngư ra rả,

Gõ be thuyền, ca vã đòi cung

Dưới rừng, mấy trẻ mục đồng, Lưng trâu thổi địch, gió lồng theo khe

Tiều đi về dùng dằng chẳng dứt,

Cày lân la trưa mặt còn chơi

Từng kia mây bức xanh tươi, Đòi thanh đòi nhã, một nơi một nhàn

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Trong Hồng Đức quốc âm thi tập người đọc vẫn bắt gặp cảnh làng chài Nhưng cảnh chài lưới ấy lại được khắc họa bằng cái nhìn hoàn toàn khác:

Lụp xụp bên giang bảy tám nhà, Trời thâu bóng ác dãi tha la

Chan chan thuyền đỗ đầu ghềnh liễu, San sát chài phơi cuối vụng hoa

Pha khói chim về cây điểm phấn, Thoáng dòng cá hớp nước tuôn là,

Có người đợi nguyệt chèo khoan gác, Nước Thương lương một tiếng ca

Bài thơ đã đưa ra những hình ảnh quen thuộc của một làng chài với hình ảnh

“chan chan thuyền đỗ”, “san sát chài phơi” và cuộc sống làng chài cũng yên bình và nhàn hạ Có lẽ người dân nơi đây rất bình nhã dưới góc nhìn của người thưởng thức cảnh đẹp đi du ngoạn tình cờ qua làng chài lưới lúc chiều về, rồi tức cảnh sinh tình nên ngâm vịnh cho thỏa chí

Người dân đã chọn hai bên bờ sông làm nơi định cư, thành ấp, thành làng Sau những chuyến đi biển, ghe tàu về đây trú ngụ, nghỉ ngơi (ngư bạc) Trong bài thơ Lư Khê ngư bạc Mạc Thiên Tích đã nêu một chi tiết đặc thù về xóm ngư, đó là “yên lý xuất ngư đăng” (trong khói chiều có ánh đèn ngư phủ) Ông viết:

遠遠滄浪含夕照,

鱸溪煙裏出漁燈

Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu,

Lư khê yên lý xuất ngư đăng

Bóng chiều nắng ngả dòng sông thẳm, Rạch Vược đèn ngư khói chập chùng

( Hà Tiên thập vịnh , Lư Khê ngư bạc , Đông Hồ dịch thơ)

Hay cảnh sống của người dân nơi vùng sông nước chuyên nghề đánh bắt cá đêm cũng được Mạc Thiên Tích tái hiện trong thơ ông:

橫波掩映泊孤艇,

落月參差浮罩層。

Hoành ba yểm ánh bạc cô đĩnh, Lạc nguyệt sâm si phù tráo tằng

Bến cũ nhấp nhô thuyền đỗ sóng,

Bờ xa san sát lưới phơi trăng

( Hà Tiên thập vịnh , Lư Khê ngư bạc, Đông Hồ dịch thơ)

Thật ra, khi nói về làng nghề ngư bạc của nhân dân nơi đây, nhà thơ đã dành cả một tập thơ là Minh bột di ngư gồm bảy bài Ngư Khê nhàn điếu và một bài phú để diễn tả một cách cụ thể từng chi tiết khi nói về nghề ngư bạc Những dòng thơ như một khúc ca ngợi cuộc sống nơi đây Bởi nếu cuộc sống người dân không được ấm no, nhàn nhã thì sẽ không có những cảnh dù đơn giản nhưng lại không dễ nắm bắt được:

Thôn nhĩ nan đầu đa khẩn tuyến, Đình can thiên tế kiến chinh phàm

Tư luân hải ngoại trương thơ quyện,

Cổ tiếp thung dung kiểm điếu hàm

Cá đớp mòi câu dây nhợ thẳng Cần buông mắt dõi cánh buồm căng

Tơ giăng cuốn thả ngoài hơi rộng Kiểm lại hòm câu gõ nhịp vang

(Minh bột di ngư, Lư Khê nhàn điếu kỳ 3, Bản dịch Mộng Tuyết)

Vì là nơi có vị trí địa lí đặc biệt nên cuộc sống của người dân Hà Tiên cũng đặc biệt và bình yên đến lạ Họ mãn nguyện với cuộc sống gắn bó với “lộng khơi” nhưng cũng rất thanh nhã Ngoài cuộc sống “câu lộng khơi thích tình khơi lộng”, còn có cuộc sống cấy cày của thôn dân và cũng sống trong cảnh thanh bình và nhàn hạ Cuộc sống ấy thể hiện ra bức tranh tứ bình ngư, tiều, canh, mục chốn Hà Tiên thảnh thơi an lạc:

Cách bên khe, tiếng ngư ra rả,

Gõ be thuyền, ca vã đòi cung

Dưới rừng, mấy trẻ mục đồng, Lưng trâu thổi địch, gió lồng theo khe

Tiều đi về dùng dằng chẳng dứt, Cày lân la trưa mặt còn chơi

Từng kia mây bức xanh tươi, Đòi thanh đòi nhã, một nơi một nhàn

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Khắc họa bộ tứ bình ngư, tiều, canh, mục ấy tác giả Mạc Thiên Tích như muốn cho độc giả thấy rằng dù thôn dân nơi đây làm nghề gì thì cái chung thường thấy ở họ là sự thảnh thơi, an nhàn, ấm no, sung túc Mục đồng chăn trâu thì đang thổi sáo, tiếng hát và tiếng sáo làm cho người đốn củi không muốn dời chân dù đang trên đường gánh củi về, còn người làm nông thì cứ chần chừ chưa muốn bắt tay vào việc Người dân nơi đây họ có đủ nghề, đủ mọi lứa tuổi, đều có chung cái phong thái thảnh thơi, điềm nhiên, lấy thú vui tâm hồn là chính và họ đã tìm được sự hòa hợp giữa cuộc sống mưu sinh và sự giải trí bên trong tâm hồn

Bức tranh mà Mạc Thiên Tích thường vẽ trong thơ thường bằng những nét chấm phá nhưng rất cụ thể và sinh động, nhà thơ đã khắc họa nên tâm lí người dân thôn Lộc Trĩ, ông còn ca ngợi cuộc sống ấm no, an nhàn của họ:

野性偏同猿鹿靜,

清心每羨稻粱馨。

Dã tính thiên đồng viên lộc tĩnh, Thanh tâm mỗi tiễn đạo lương hinh

Tánh gần mộc mạc hươu nai dại, Lòng thích thơm tho nếp tẻ thanh

(Hà Tiên thập vịnh, Lộc Trĩ thôn cư, Đông Hồ dịch thơ)

Nếu cuộc sống ấy không sung túc thì chắc hẳn sẽ không bắt gặp được những cảnh như vậy ngoài biển khơi Vì vậy, cuộc sống nơi đây không chỉ đủ đầy về vật chất mà tình cảm cũng đủ đầy Họ sống chan hòa, che chở và bao dung lẫn nhau Đây cũng là một đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta luôn mang trong mình truyền thống tốt đẹp để làm gốc Tất cả đều hướng đến một tương lai tươi đẹp Vì thế, tiếng chuông sớm chốn chùa Tiêu cũng không thoát tục mà như hòa nhịp cùng nhịp điệu bình lặng của cuộc sống nơi đây:

Khách chùa tiêu, ân cần phật sự, Đêm đêm hằng phân thứ âm dương

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Tiêu Tự thần chung, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Tiếng chuông chùa thường là âm thanh báo hiệu cho sự u nhàn, nhã tịch của chốn Phật môn vốn đã sạch bụi trần, thì tiếng chuông của chùa Tiêu vọng ra lại làm một việc đậm chất nhân sinh là “phân thứ âm dương” để báo hiệu hết đêm đến ngày như để đánh thức nhịp sống bình thường của con người Vì thế tiếng chuông ấy như chứa đựng cả

45 hơi thở của cuộc đời nơi đây Tiếng chuông ở chùa Tiêu khác hẳn tiếng chuông vọng ra cách đây khoảng ba thế kỷ trong thơ vịnh của hội Tao đàn nhị thập bát tú:

Nơi gọi Bồng, nơi gọi Nhược

Hai bên góp làm Non Nước Đá chông hòn thấp, hòn cao

Sóng trục lớp sau lớp trước

Phật hư vô cảnh thiếu thừa

Khách danh lợi, buồm xuôi ngược

Vẳng nghe trên gác boong boong, Lẩn thẩn dưới chùa lần bước

(Chùa Non Nước – Hồng Đức quốc âm thi tập)

Chùa non nước là một ngôi chùa nằm ở cửa ngõ phía Đông miền Bắc nước ta, đây là một ngôi chùa Dục Thúy ở Ninh Bình, từng chứng kiến quá trình hình thành của thành phố nơi đây Tiếng chuông chùa trong chốn tiên cảnh ở Non Nước mặc dù được đề vịnh bởi nhị thập bát tú của hội tao đàn tức là những bậc quan cao chức trọng chốn triều đình của Lê Thánh Tông nhưng tính thoát tục của nó lại rất đậm đà Toàn bộ cảnh vật nơi đây như là tiên cảnh Trong không gian tiên cảnh toát lên tiếng chuông chùa Hai tiếng “boong boong” trên mái chùa vẳng lên làm cho du khách chợt tỉnh mộng,

“Lẩn thẩn” dạo bước ngắm cảnh chùa Non Nước Tiếng chuông khiến người nghe như muốn ngẫm về đạo lí của Phật pháp Nhưng chùa Tiêu là một ngôi chùa ở miền Nam nước ta do đó, sẽ có sự khác nhau ấy Điều đó đã nói lên được phần nào tâm thế của con người nơi miền đất mới, cặm cụi vui say với thành quả khai khẩn của mình nên cuộc sống của họ rất đẹp và thơ mộng Do đó, tiếng chuông ở chùa Tiêu cũng mang hơi thở hồng trần đang rừng rực sinh khí ấy

Phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới

Tuổi còn trẻ, Mạc Thiên Tích đã thừa hưởng một sự nghiệp đồ sộ từ cha, làm Tổng trấn Hà Tiên, được phong tước Tông Đức hầu, và giữ vai trò quan trọng đối với chúa Nguyễn, nhận tước lớn của triều đình Vì vậy, Mạc Thiên Tích rất tự hào

Bên cạnh đó, Hà Tiên có vị trí địa lí hết sức quan trọng, vì bất kì thẻ thù nào muốn xâm lược chúa Nguyễn, trước hết phải đụng độ với đội quân của nhà Mạc Nhận thức

46 được điều đó, Mạc Thiên Tích luôn ngợi ca vùng đất thuộc quyền quản lí của mình

“như một nơi hiểm yếu, do thiên nhiên tạo dựng, quân giặc không thể tấn công được”

Trong thơ, tác giả không quên bộc lộ niềm kiêu hãnh của một vị tướng trẻ đang nắm trong tay quyền lực cao nhất ở vùng đất Hà Tiên Cho nên, trùm lên lòng yêu cảnh vật, yêu thiên nhiên và yêu con người chính là một lòng yêu đời, niềm tự hào với cuộc sống no đủ, phóng khoáng của vùng đất này

得水魚龍隨變化,

傍崖樹石自聯翻。 Đắc thủy ngư long tùy biến hóa, Bàng nhai thụ thạch tự liên phiên

Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước, Đá cây san sát khắp ven miền

(Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ)

Mặc dù thiên nhiên hiểm yếu, thuận lợi cho việc cai quản, nhưng nếu chủ tướng bất tài, chểnh mảng trong việc phòng bị, không biết tổ chức quân sự, địa thế chiến lược cũng sẽ bị mất Do đó, tác giả ngầm nói đến công lao của mình bằng cách mô tả căn cứ phòng thủ, thế lực vững mạnh của vung đất quân sự chiến lược:

E khi nổi trận nắng mưa, Sức lăm đánh Bắc, tài lừa phò Nam

Thời có làm, dốc an muôn chúng, Bồi thành dài, mặt chống nước xa

Ghe phen chiến hạm vào ra, Thu đào vỡ mật, phục ba kinh lòng

Hết ruổi giong, gặp ngày ca khải, Thu quân về cảng hải dưỡng an

Một tay vững đặt giang san, Danh phong Kim Dự, tước ban Lan Đào

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

天風迴繞凍雲高,

鎖鑰長江將氣豪。

一片樓船寒水月, 三更鼓角定波濤。

Thiên phong hồi nhiễu đống vân cao,

Tỏa thược trường giang tướng khí hào

Nhất phiến lâu thuyền hàn thủy nguyệt, Tam canh cổ giác định ba đào

Gió cuốn trời cao mây lạnh tung, Sông dài vây tỏa khí anh hùng

Lâu thuyền dãi bóng trăng sương lạnh, Trống mõ cầm canh sóng nước trong

(Hà Tiên thập vịnh, Giang Thành dạ cổ, Đông Hồ dịch thơ)

Dưới sự canh phòng cẩn thận của các binh sĩ, quân giặc không dám có bất kì mưu đồ nào Nhờ đó mà cuộc sống người dân luôn an bình, hạnh phúc:

老同天地鐘靈久,

榮共煙霞屬望遙。

Lão đồng thiên địa chung linh cửu, Vinh cộng yên hà thuộc vọng diêu

Dịch thơ Đất trời bền vững nền linh tú, Mây khói xa vời nỗi ước ao

(Hà Tiên thập vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ dịch thơ)

Không những thế, Giang Thành dạ cổ đã nói lên sự tự tin trong cách phòng vệ biên giới Vì ban ngày đã cần, mà ban đêm lại càng cần thiết hơn nhiều Vì vậy, tiếng trống đêm Giang thành là một điều không thể thiếu đối với cuộc sống nhân dân lúc bấy giờ:

“Càng khuya càng nhặt máy binh

Gieo nghe nhởm gáy, chuột rình nép hơi”

( Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Giang Thành dạ cổ , Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Tiếng trống vang dậy sơn xuyên từ chập tối đến khuya rồi đến sáng tờ mờ “Tác giả Mạc Thiên Tích cũng tự hào rằng mình tuy nhà tướng rõ mà cũng là nhà văn chương, chẳng những đoạt giá ở nơi hổ trướng mà cũng tranh khôi ở chốn phượng trì.”

Bằng cặp mắt hào sảng, có chút hào phóng của thi nhân, Tất cả đã thể hiện một tâm hồn phóng khoáng của vị chủ soái Mạc Thiên Tích Đây là những dòng thơ vịnh hòn Kim Dữ:

Kim Dữ này là núi chốt then, Xanh xanh dành trấn của Hà Tiên

Ngăn ngừa nước dữ không vùng vẫy, Che chở dân lành khỏi ngả nghiêng

Thế vững kềng càng trên ải Bắc, Công cao đồ sộ giữa Nam thiên

Nước yên chẳng chút long thu động, Rộng bủa nhơn xa tiếp bách xuyên

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Cảnh ở đây được được mở rộng theo trục hoành của không gian Đầu tiên Kim Dữ là nơi trấn của Hà Tiên rồi uy danh của nó lan rộng đến ải Bắc, đến Nam thiên và uy danh ấy càng được lan xa “Rộng bủa nhơn xa tiếp bách xuyên” Có lẽ chính tâm hồn khoáng đạt, sự tự tin của người vịnh cảnh đã góp phần tô điểm cho hòn đảo trấn giữ cửa ngõ Hà Tiên trở nên sừng sững, uy nghi và vang danh đến thế

Không chỉ đảo Kim Dữ trấn giữ cửa ngõ Hà Tiên mà cảnh Thạch Động cũng được nhìn bằng con mắt ấy:

Qủy trổ thần xoi nổi một tòa, Chòm cây khóm đá dấu tiên gia

Hang sâu thăm thẳm mây vun lại, Cửa rộng thinh thinh gió thổi qua

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Thạch động thôn vân, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm) Đây không còn đơn thuần là động đá mà là cả một không gian bao la, mênh mông Nếu Kim Dữ vươn xa, lan rộng theo trục hoành của không gian, thì Thạch Động lại càng như cái túi càn khôn khổng lồ khi “thu tám gió” khi “hà năm mây”, còn khi thở thì

“Thở một hơi chín trời khí thoại” Dường như cái động đá không chỉ nuốt mây mà còn nuốt luôn cả vũ trụ vào trong nó

Nếu trước đó, văn học cổ điển thường hướng thiên nhiên là hình tượng trung tâm của trời đất, con người lúc bấy giờ thật nhỏ bé giữa không gian vô cùng rộng lớn choáng ngợp như Chinh phụ ngâm một mình cô quạnh với lẽ nhớ chồng đến phải lên lầu cao mà trông bốn bể Nhưng trông bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây nàng chẳng thấy gì ngoài sự hun hút bao la của vũ trụ nên nàng cảm thấy mình lạc lõng bơ vơ Hay đến với thơ hiện đại, một Huy Cận là một trong những hồn thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới (1930 -1945) trong Tràng Giang, chính nhân vật trữ tình cũng rợp ngợp trước cảnh “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Tuy nhiên đối với Mạc Thiên Tích, nhà thơ không miêu tả cảnh rộng lớn buồn bã mà tạo ra sự bung mở về không gian để cảnh

49 vẫn tràn đầy sinh khí Sức sống của nó đang dâng lên phơi phới và do đó tâm hồn của tác giả cũng phơi phới và hân hoan như cảnh

Trong nguồn mạch tình cảm của họ Mạc cũng có những nét tâm lí ưa nhàn, nhưng đó là cái nhàn của một người hoạt động, muốn được nghỉ ngơi để thưởng ngoạn cảnh đẹp sau những ngày bận rộn, hơn là việc xem cái nhàn như cứu cánh Và bên cạnh những tứ thơ nhàn, sáng tác của Mạc Thiên Tích cũng toát lên một tinh thần hăng hái muốn giữ gìn mảnh đất biên cương của đất nước Việt, vốn thật sự đã trở thành quê hương của chính tác giả Ở đây tuyệt nhiên không phải là sự trốn tránh, lánh đời như các ẩn sĩ xưa đã làm khi bất mãn với thời cuộc, Mạc Thiên Tích luôn hướng đến sự nhàn tản mạn vì tâm hồn Mạc Thiên Tích luôn có một góc chờ đợi, mong muốn sự tĩnh lặng của thiên nhiên, cái vui thú của cuộc sống giản dị, không vướng bụi trần, sự yên bình của tâm hồn Nếu nói đến thú nhàn, ta không thể quên được bậc thầy Nguyễn Khuyến trong bài Câu cá mùa thu:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

( Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Tư thế “Tựa gối ôm cần” là tư thế biểu hiện cái nhàn của nhà thơ thoát ra khỏi vòng danh lợi Một quan to triều Nguyễn nhưng lại phải sống ẩn dật, bất lực trước thế cuộc, mặc dù lo cho nước, cho dân nhưng cũng chỉ biểu hiện được nơi cõi lòng Nhưng với Mạc Thiên Tích thì khác, ông mượn lời thơ tả cảnh nhàn dật để biểu lộ cái cốt cách thanh cao của tài năng và phóng khoáng bộc lộ hoài bão tha thiết của một kẻ sĩ phu luôn ôm ấp lí tưởng cao cả, khí khái tự hào Chính vì thế, những dòng thơ tả thiên nhiên trong các tập thơ của ông luôn là những bức tranh sơn thủy tự nhiên rất đẹp, biểu hiện một tâm hồn bình dị trong sạch và thái độ lạc quan đối với cuộc sống Điều này đã thể hiện chủ yếu ở hai cảnh là Lộc Trĩ thôn cư và Lư Khê ngư bạc Lộc Trĩ và Ngư Khê là hai xóm nhỏ một cơ đồ, thể hiện cảnh ngậm cơm vỗ bụng của một thời an nhàn:

竹屋風過夢始醒,

鴉啼簷外卻難聽。

Trúc ốc phong qua mộng thỉ tỉnh, Nha đề thiềm ngoại khước nan thinh

Lều tre giấc tỉnh gió lay mình, Tiếng quạ ồn chi trước mái tranh

(Hà Tiên thập vịnh, Lộc Trĩ thôn cư, Đông Hồ dịch thơ)

Câu thơ này đã miêu tả nếp sống của người nông dân thật sinh động Đó là cuộc sống nhàn rỗi, vô sự Nếu không có tiếng gió tạo nên tiếng động, khiến người nông dân tỉnh giấc, thì có lẽ họ đã ngủ lâu hơn nữa Đang ngủ mà bị tiếng gió làm phiền, tiếng quạ quấy rầy, bảo sao tiếng quạ mới khó nghe làm sao Đây thật sự là một cuộc sống phóng khoáng, hưởng lạc không chịu bất kì sự bó buộc nào Bằng những lời lẽ chân thật, giản dị, sinh động và xuất phát từ tấm lòng chân chính và từ tâm hồn nhân hậu đã làm xúc động độc giả bằng những lời thơ chân thật

Thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của vị chủ soái Tao đàn

Mạc Thiên Tích đóng vai trò là một vị chủ soái Chính vì thế, ông là người “khơi nguồn” cảm hứng sáng tác cho những thành viên tao đàn của mình Điều đó đã thể hiện một tinh thần quảng giao văn hữu Quảng giao văn hữu là mở rộng mối quan hệ sáng tác thơ ca với các thi nhân: Quảng là rộng, giao tức là giao lưu, văn hữu là những người sáng tác văn chương, thơ ca Đặc điểm của các văn nhân này là họ luôn mong muốn tìm được sự đồng cảm và cùng niềm đam mê yêu thích văn chương, sau đó họ cùng nhau lập nên một tao đàn, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi văn chương cùng nhau Vì vậy tinh thần quảng giao văn hữu là một tinh thần vô cùng quan trọng trong việc giao lưu giữa những thi nhân có cùng nguồn cảm hứng cùng niềm đam mê với nhau Đầu tiên, sau khi khởi xướng được những tác phẩm của mình, Mạc Thiên Tích không những đã giới thiệu mười cảnh đẹp Hà Tiên, làm cho thắng cảnh Hà Tiên trở nên nổi tiếng, mà còn thu hút được rất nhiều nhà thơ trong và ngoài nước tham gia họa vần Bài đề tựa Hà Tiên thập vịnh có nêu:

“Bính Thìn (1736) xuân, Việt Đông,

Trần Tử Hoài hằng hải chí thử Dư đãi vi thượng tân, mỗi ư hoa thần nguyệt tịch, ngâm thi bất chuyết Nhân, tương Hà

Tiên thập cảnh, tương chúc tri kỷ Trần thu xí tao đàn, thủ xướng phong nhã Kì hậu, phản trạo Châu Giang, phân đề bạch xã, thừa chư ông bất khí, như đề vịnh tựu, điệp thành nhất sách, dao kỳ thị dư Nhân phó ỷ quyết”

Mùa Xuân năm Bính Thìn (1736) có thầy Trần Hoài Thủy từ Việt Đông vượt biển đến đây Ta đãi làm thượng tân Mỗi khi hoa sớm đêm trăng, ngâm vịnh chẳng thôi Nhân, đem Hà Tiên thập cảnh trình cho tri kỷ Thầy Trần dựng cờ tao đàn, mở hội phong nhã Sau đó, thầy Trần chở thuyền về Châu Giang đưa ra làng thơ, nhờ được chưa công chẳng bỏ Khi đề vịnh xong, góp thành tập, gởi cho ta Bèn cho khắc bản

(Bài đề tựa Hà Tiên thập vịnh, Đông Hồ dịch nghĩa)

Như vậy, trước khi Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích được biết đến Nhờ công Trần Hoài Thủy đã đem mười bài vịnh sang Trung Quốc, kêu gọi các bậc văn sĩ họa thơ, xướng họa, sau đó đem về Hà Tiên Nhờ đó mà thơ văn của Mạc Thiên Tích và tuyệt tác núi sông tráng lệ của Hà Tiên cũng được văn nhân Quảng Đông biết đến không ít Sau khi được các văn nhân đề ngâm vịnh mà cũng trở nên tinh tú Những bài thơ họa này không chỉ tô diểm thêm nhan sắc cho người dân xứ biển, mà còn là sách sử cho đất Hà Tiên

Vì vậy, những thắng cảnh Hà Tiên dần quen thuộc với mọi người Nội dung chất chứa trong những tập thơ của Mạc Thiên Tích ngoài việc miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, tâm thế lạc quan tự tin yêu đời, sức sống mãnh liệt của nhân dân trong điều kiện vất vả khó khăn, đặc biệt là nỗi lòng thầm kín của nhà thơ khi gửi vào trong đó, đó chính là lòng

53 yêu mến quê hương đất nước của Mạc Thiên Tích Mặc dù là gốc Trung Hoa nhưng dòng máu của Mạc Thiên Tích đã sớm thấm đượm tinh thần yêu quê mẹ, yêu vốn văn hóa truyền thống Việt Nam

Mạc Thiên Tích đã “đem vào văn học hình ảnh sông nước biển trời tươi đẹp, với cảm xúc chân thật đằm thắm của những tâm hồn yêu nước thương dân, thiết tha với con người và cảnh vật” [11,154] “Đó là thơ văn ca ngợi cảnh tượng thái bình thịnh trị, nhân dân no đủ, thảnh thơi, cảnh tượng của những con người cần cù sáng tạo giữ gìn miền biên viễn của Tổ Quốc, bừng bừng hào khí mở nước và thắm thiết tự hào về những thành tích xây dựng, mở mang kinh tế, văn hóa ở quê hương mới Hà Tiên giàu đẹp” [11,154]

Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767), hiệu là Đạm Am, tự là Nghi “trong 11 năm hoạt động quân sự, chính trị ở vùng biên viễn, có công khai thác dải đất cực nam của Tổ Quốc Ông lại giỏi văn chương, ưa ngâm vịnh, học rộng thơ hay.” [4,1118] Là một nhà thơ đất Quảng nhưng có mối quan hệ thi hữu thân thiết với Mạc Thiên Tích, Nguyễn Cư Trinh từng họa lại mười bài thơ trong tập Hà Tiên thập vịnh về sau được Lê Quý Đôn chép lại trong Phủ biên tạp lục Khi họa thơ Mạc Thiên Tích thì nhà thơ vẫn giữ y về kết cấu với thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng về nội dung thì vẫn còn một chút thay đổi

Nguyễn Thanh Lợi cho rằng: “Hà Tiên thập vịnh của Nguyễn Cư Trinh sáng tác cách đây hơn hai thế kỷ nhưng khát vọng về cảnh thanh bình, no ấm cho nhân dân của ông vẫn đồng hành cùng cuộc sống hôm nay Vùng đất ven biển Hà Tiên ngày nào còn là hoang sơ, dân cư thưa thớt… ngày nay trở thành vùng đất xinh đẹp, sầm uất và văn vật của đất nước…[…] Đọc lại những bài thơ của Nguyễn Cư Trinh viết về mười cảnh đẹp

Hà Tiên hôm nay chúng ta vô cùng kinh ngạc khâm phục trước những niềm khao khát và dự báo cách đây hơn 250 năm trước về một vùng đất Hà Tiên tươi đẹp của đất nước”

Khi họa bài thơ Kim Dữ lan đào, ở Nguyễn Cư Trinh đã biểu lộ một tâm thế khá sâu sắc, bộc trực:

帝怒陽侯數犯邊,

移將仙島鎮前川。

波霑不識長城面,

水猛方知砥柱權。

精衛半消啣石恨,

驪龍全穩抱珠眠。

知君亦是擎天物,

今古滔滔獨儼然。

Phiên âm Đế nộ Dương hầu sác phạm biên,

Di tương tiên đảo trấn tiền xuyên

Ba triêm bất thức trường thành diện, Thuỷ mãnh phương tri chỉ trụ quyền Tinh vệ bán tiêu hàm thạch hận,

Ly long toàn ổn bão châu miên Tri quân diệc thị kình thiên vật, Kim cổ thao thao độc nghiễm nhiên

Biển quấy cho trời giận lắm phen, Hòn vàng đem trấn cửa sông Tiên

Nước dâng đâu thấm thành cao cả, Sóng vỗ chi lay đá vững bền

Tinh vệ chửa tan niềm thạch hận,

Ly long còn náu giấc châu miên

Chống trời vật đó truyền kim cổ, Một cõi cao cao đứng nghiễm nhiên

(Họa Kim Dữ lan đào – Nguyễn Cư Trinh, Đông Hồ dịch thơ)

Cả bài thơ họa đã giữ được thế uy phong của Kim Dữ, luôn là điểm trọng yếu ở ngay giữa cảng Hà Tiên, với hình thế ví như cửa thành thiên nhiên ngăn cản giặc Dương Hầu không thể xâm phạm được Và Kim Dữ vẫn sẽ mãi uy phong, đến nghìn đời “Một cõi cao cao đứng nghiễm nhiên” Ở bài vịnh Kim Dữ lan đào có câu “Suy hình hài như thả ngọc phong”, có nghĩa là nhìn hòn Kim Dữ như hòn núi ngọc, trôi nổi trên mặt nước Nguyễn Cư Trinh đã họa lại cũng với cảnh này “Ly long còn náu giấc châu miên” Có nghĩa là con ly long nằm ôm hòn ngọc ngủ dưới hòn Kim Dữ Điều này Nguyễn Cư Trinh muốn nói Mạc Thiên Tích có hoài bão, chí lớn như là con giao long nằm đợi phong vân để vẫy vùng trời bể

Nếu nói đến thơ khắc họa cuộc sống người dân thì không thể không nói đến thôn Lộc Trĩ, cũng miêu tả về thôn Lộc Trĩ nhưng với Nguyễn Cư Trinh lại là:

Tích nhưỡng cùng cư khả tịch thinh,

Tử tôn vô hoạn đoạt mao đình

Lộc tu lưu khách dã trà hắc, Đồn túc nghinh thê viên quả thanh

Bão noãn bất tri Thiên tử lực

Phong đăng duy tín Hải thần linh

Cánh vô tô thuế hựu nhàn sự,

Thái bán nhân xưng cận bách linh

Thái bán nhân xưng cận bách linh Xóm hẽm đường sâu vắng lặng tờ, Cháu con yên ổn giữa ranh bờ Đun chè đãi khách dâng nem hoẵng, Hái quả nghinh hôn luộc cẳng giò

No ấm chẳng nhờ Thiên tử giúp, Mùa màng duy cậy quỷ thần cho Sống không sưu thế lòng thư thái, Quá nửa người lên bách thọ đồ

(Họa Lộc Trĩ thôn cư – Nguyễn Cư Trinh, Phạm Ngọc Khuê dịch thơ)

Với điểm nhìn của Nguyễn Cư Trinh là một vị khách, nhà thơ như đã từng ghé chơi và sống ở nơi đây vì vậy mới khắc họa một cách chi tiết cuộc sống của người dân nơi Lộc Trĩ như vậy Một cuộc sống tự tay người dân lao động tạo dựng nên không cần nhờ

“Thiên tử” giúp, một cuộc sống như Mạc Thiên Tích từng diễn tả:

Trúc ốc phong qua mộng thủy tinh,

Nha đề thiềm ngoại khước nan thinh

Tàn hà đảo quải duyên song tử,

Mật thụ đê thùy tiếp phố thanh

Liều tre giấc tỉnh gió lay mình, Tiếng quạ ồn chi rước mái tranh Ráng xế treo ngang khung cửa tím, Cây vườn che lợp luống rau xanh

(Hà Tiên thập vịnh, Lộc Trĩ thôn cư, Đông Hồ dịch thơ)

Cuộc sống của người dân rất đơn giản dù chỉ với túp lều tranh, nhà lá nhưng con người nơi đây vẫn rất yên bình, đơn giản, mộc mạc với công việc và họ cảm thấy thỏa mãn vì được sống một cuộc sống vô cùng bình dị, vô lo vô nghĩ, không vướng lòng vì sưu cao thuế nặng như những thời vua chúa khác cai trị “Nguyễn Cư Trinh từng khát vọng về sự hòa bình và yên bình cho nhân dân Khi viết bài này nhà thơ từng chứng kiến biết bao sự mất mát giữa cuộc chiến tranh Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài hơn hàng trăm năm, bên cạnh đó còn nhiều nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng mất mùa triền miên của dân chúng” [15, 297] Vì vậy nhà thơ luôn có khát khao mong muốn người dân có cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc cũng giống nhà thơ Mạc Thiên Tích Chỉ vì vậy mà Nguyễn Cư Trinh đã họa lại bài này với mục đích muốn ca ngợi sự quản lí tài ba của vị chủ soái đã góp phần thúc đẩy cuộc sống nhân dân được đầy đủ, không cần vướng bận chi mà vẫn sống một cách lạc quan, vui vẻ

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ VĂN HÁN - NÔM CỦA MẠC THIÊN TÍCH

Về mặt thể tài

Khi xác định được đề tài, nhà thơ sẽ lựa chọn thể loại để biểu đạt những tư tưởng tình cảm của mình một cách có hiệu quả Đầu tiên là các tập thơ chữ Hán Hà Tiên thập vịnh và Minh bột di ngư, với đề tài thơ đề vịnh thiên nhiên, vịnh vật,… để biểu đạt đề tài này Mạc Thiên Tích đã chọn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thích hợp cho mục tiêu vừa trữ tình vừa tự sự hơn các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú Vì vậy, Mạc Thiên Tích tất thảy đều dùng thể thất ngôn bát cú Đường luật để sáng tác Điều này cho thấy, sự khuôn mẫu quy phạm của thơ thất ngôn Đường luật thích hợp với phong cách của tác giả Bản thân Mạc Thiên Tích ngay từ nhỏ đã tiếp nhận nền giáo dục Trung Hoa thi thơ lễ nhạc, nên việc sử dụng thể thơ đặc trưng của Trung Quốc là một điều dễ hiểu

Thể tựa (tự) được thể hiện để giới thiệu tập thơ Hà Tiên thập vịnh Như cái tên

“tựa” là một bài viết được đặt ở đầu sách, đầu tập thơ tương tự như lời nói đầu, lời giới thiệu để giới thiệu với độc giả, mục đích, động cơ sáng tác, kết cấu, bố cục nội dung hoặc tâm tư, tâm sự của tác giả Riêng đối với bài đề tựa của Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích đã dùng đề tự để nói về thời kì khai phá vùng đất Hà Tiên, giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tập thơ Đông Hồ cho biết: “Bài đề tự này rất quan trọng, vì nhờ đó mà chúng ta được biết rõ thêm, người tổ chức cùng với ngày tháng năm lập thi phái này, lại nói rõ thêm thời kỳ khai thác tiểu quốc Hà Tiên Bài đề tự này cần lắm, không thể bỏ qua Cho nên phải dịch cả âm cả nghĩa, để thêm phân minh cho việc khảo cứu văn học miền nam.” [1, 80]

Mạc Thiên Tích sinh trưởng tại vùng đất Hà Tiên và mẹ là người Việt, vì thế không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của phong tục, văn hóa và cả nền văn học nghệ thuật dân gian bản địa Do đó, với tập thơ Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Mạc Thiên Tích đã lựa chọn thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam là thể song thất lục bát Với thể thơ này, cách tổ chức câu thơ theo quy luật hai dòng thơ bảy chữ và một cặp lục bát Trình tự ấy kéo dài cho đến kết thúc tác phẩm thì thôi Với cách sắp xếp như vậy, những tác phẩm được sáng tác theo thể song thất lục bát thường chia tác phẩm ra thành nhiều khổ thơ, mỗi khổ có bốn dòng, cứ như thế phân khổ cho đến hết Sự tổ chức dòng thơ kiểu nàyđã tạo nên sự lặp lại có khúc điệu Tuy nhiên điểm độc đáo của tập thơ này là bên cạnh những dòng thơ bắt nguồn từ dân tộc, ta còn thấy sự xuất hiện của những dòng thơ bảy chữ của thể thất ngôn bát cú Đường luật Những bài thơ Nôm Đường luật này được đặt ở cuối mỗi khúc vịnh cảnh như một tiểu kết cho khúc vịnh ấy Điểm đáng chú ý ở đây là sự tổ chức câu thơ trong Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh tuy có hai nhóm thuộc hai thể thơ khác nhau, một là song thất lục bát thuần túy dân tộc với một là các dòng thơ bảy chữ của thể thất ngôn bát cú Đường luật du nhập từ Trung Quốc, nhưng

58 sự thống nhất trong tác phẩm lại luôn đảm bảo Điều này chứng tỏ khả năng dung hợp của thể song thất lục bát nói riêng, các thể thơ dân tộc nói chung với các thể thơ khác là rất lớn Ngoài ra, chúng tôi còn thấy được với tập thơ Hà Tiên thập vịnh Mạc Thiên

Tích thường dùng luật vần bằng để sáng tác, rất ít khi dùng vần trắc Ví dụ:

竹屋風過夢始醒,

鴉啼簷外卻難聽。

殘霞倒掛沿窗紫,

密樹低垂接圃青。

Trúc ốc phong quá mộng thủy tỉnh, Nha đề ngoại diêm khước nan thinh Tàn hà đảo quải duyên song tử, Mật thụ đê thùy tiếp phố thanh

(Hà Tiên thập vịnh, Lộc Trĩ thôn cư)

Bài thơ này đã miêu tả cảnh ở xóm Lộc Trĩ hết sức sinh động Những hình ảnh thơ như trúc ốc, nha đề, tản hà, khiến cho người đọc liên tưởng đến cuộc sống yên bình, cảnh sinh hoạt trên vùng đất mới khai phá này Hầu hết những bài thơ trong Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích được làm theo luật vần bằng Đây cũng là điểm chung đối với các nhà thơ trung đại Thể thơ thất ngôn vần bằng thích hợp trong việc miêu tả vịnh họa, giãi bày những tâm tư, tình cảm nhẹ nhàng, đồng thời còn thích hợp với kiểu đề thơ xướng họa

Bên cạnh đó, trong tập Minh Bột di ngư có bài phú với tựa Lư Khê nhàn điếu phú của Mạc Thiên Tích Ở thời kì trung đại, những thi nhân thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật của cuộc sống, mượn cảnh vật để bộc lộ những suy nghĩ tình cảm bên trong nội tâm của tác giả Như thể loại phú trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu:

Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu, Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu, Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”

(Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu)

Trương Hán Siêu đã mở ra một khung cảnh hết tầm độ rộng, chìm lắng độ sâu Sông Bạch Đằng được miêu tả bằng những đường nét, màu sắc gợi cảm nhưng nhuốm

59 màu u buồn vì những bờ lau, bến lách đìu hiu… Phải chăng bởi thế mà lòng người có sự thay đổi cảm xúc từ vui, tự hào trở nên u buồn, ảm đạm “Buồn vì thảm cảnh, đứng lặng giờ lâu”…Trương Hán Siêu đã mượn những chiến tích cũ của sông Bạch Đằng để thể hiện một sự ngậm ngùi, thương tiếc trước dòng chảy vô hạn của thời gian, lòng người sao tránh khỏi được sự cảm khái, gợn lòng hoài cổ

Nhưng điểm khác biệt của Lư khê nhàn điếu phú của Mạc Thiên Tích là ở chỗ, nhà thơ để bài phú ở cuối tập thơ Minh Bột di ngư, một tập thơ với tựa đề Phú buông câu trên Lư Khê để tập trung tái hiện ngành nghề đặc trưng của vùng biển, và thể hiện phong thái thảnh thơi, điềm nhiên của người dân nơi đây khi có được một cuộc sống sung túc, ấm no nhàn hạ Chứ không miêu tả cảnh vật, như những tác phẩm thể phú nổi tiếng khác Tuy nhiên, tập thơ này giống với những tập thơ khác ở chỗ nhà thơ đã mượn việc miêu tả cảnh buông cần để thể hiện một tâm thế ung dung, lạc quan, tự tin của người làm chủ vùng đất mới

Cả ba tập thơ văn, nhưng với năm thể tài Nếu Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh sáng tác với thể thơ truyền thống của dân tộc là song thất lục bát, thì ở tập Hà Tiên thập vịnh lại được sáng tác với thể tự ở đầu bài cùng thất ngôn bát cú Đường luật, và Minh Bột di ngư với thất ngôn bát cú Đường luật làm chủ đạo kết hợp cùng thể phú ở cuối để làm nổi bật lên cả tập thơ

Với những tập thơ trên, Mạc Thiên Tích đã khéo léo làm nổi bật lên cảnh sắc thiên nhiên, và con người trong những trang thơ Chưa bao giờ trong lịch sử văn học dân tộc, lại có sự xuất hiện của hàng loạt tác giả và tác phẩm có giá trị tập trung ca ngợi thiên nhiên và của cả những con người nơi ấy như thế Nổi bật nhất Chiêu Anh Các, quả thật Mạc Thiên Tích là một tác giả tài hoa Thơ ông hùng tráng, bộc lộ rõ chí khí của một con người giàu hoài bão lớn, nhưng trong cuộc sống đời thường vẫn tỏ ra phong lưu và nho nhã tài hoa

Thiên nhiên tuyệt mỹ xứ Hà Tiên, và cả sức sống mãnh liệt niềm tin lạc quan của những con người chinh phục đất đai Hà Tiên luôn là nguồn cảm hứng của tác giả thuộc Chiêu Anh Các, nhưng sự thật chính thơ Chiêu Anh Các, cũng có tác dụng ngược lại, làm cho thiên nhiên và con người Hà Tiên có phần đáng yêu, đẹp và giàu giá trị văn hóa hơn.

Về mặt ngữ liệu

Chữ Hán hay còn có tên khác là Hán tự Như tên gọi nó xuất phát từ Trung Quốc, chữ Hán đến với dân tộc ta bằng một con đường khá ngoằn ngoèo được tạo nên bởi tính chất thăng trầm của những cuộc đấu tranh gay go, phức tạp giữa nước ta và Trung Quốc suốt một nghìn năm Bắc thuộc

Chữ Hán đã tồn tại ở nước ra rất lâu rồi Theo Sưu tầm và khảo luận tác phẩm chữ

Hán của người Việt Nam trước thế kỷ X: “Cuộc bành trướng lãnh thổ của hai vương triều Tần – Hán (Tây Hán) đã mở đường cho chữ khoa đẩu (tức kiểu chữ viết ngòng ngoèo giống hình con nòng nọc mà đời sau gọi là chữ Hán) chính thức truyền vào nước ta trong chính sách “thư đồng văn, xa đồng quỹ” (thư đồng văn, xa đồng quỹ theo sách có nghĩa là “sách phải cùng một thứ chữ, xe phải cùng một cỡ trục”) [10, 53] Vì vậy, chữ Hán đã có mặt ở nước ta ít ra là từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên Tuy nhiên, chữ viết Hán phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Lý – Trần Bấy giờ văn hóa Hán đã xâm nhập sâu rộng vào Việt Nam bằng nhiều con đường, trong đó nổi bật nhất là con đường áp đặt do các quan cai trị của Trung Quốc Vì thế, khi nước nhà giành độc lập, văn học Lý - Trần có mặt đã chịu ảnh hưởng sâu sắc, thậm chí nặng nề của văn hóa Hán, văn học Hán Đến thời nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tích một phần cũng đã chịu ảnh hưởng sâu rộng của văn học thời kì trước, nhất là văn học Đàng Trong, một phần khác do Mạc Thiên Tích là người gốc Hoa nên việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để sáng tác thơ văn là chuyện đương nhiên Trong các tập thơ của mình, Mạc Thiên Tích đã sử dụng chữ Hán để sáng tác hai tập thơ và hai bài đề tựa bao gồm:

Tập thơ Hà Tiên thập vịnh 河仙十詠 bao gồm bài đề tự với đề tài miêu tả cảnh thiên nhiên và mười bài thơ tương ứng mười cảnh đẹp Hà Tiên gồm: Kim Dữ lan đào 金嶼攔濤; Bình San điệp thúy 屏山疊翠 ; Tiêu Tự thần chung 蕭寺晨鐘 ; Giang Thành dạ cổ 江城夜鼓 ; Thạch Động thôn vân 石洞吞雲; Châu Nham lạc lộ 珠岩落鷺 ; Đông Hồ ấn nguyệt 東湖印月; Nam Phố trừng ba 南浦澄波; Lộc Trĩ thôn cư 鹿峙村居 ; Lư Khê nhàn điếu 鱸溪閒釣

Tập thơ Minh Bột di ngư 溟渤遺漁bảy bài thơ Lư Khê nhàn điếu và một bài Lư khê nhàn điếu phú鱸溪閒釣賦

Việc sử dụng chữ viết Hán trong sáng tác thơ văn, đã góp phần đắc lực trong việc lột tả cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người dân nơi miền đất mới Một vùng đất cần sự diễn đạt thẳng thắng, một tâm hồn bộc trực mới làm nổi bật được cảnh sắc nơi đây Ngoài ra, việc sáng tác chữ Hán trong sáng tác thơ văn đã tạo điều kiện nâng cao hơn nền văn hóa bản địa, và thể hiện tinh thần giao lưu văn hóa giữa nước ta và Trung Quốc trong bối cảnh sơ khai của vùng đất Nam Bộ, khi chưa có nhiều Nho sĩ gốc Việt tinh thông chữ Hán như vậy

Chữ Nôm còn gọi là Quốc âm 國音 là một thứ chữ của dân tộc ta được sử dụng trong gần mười thế kỉ Việc sáng tác văn học bằng chữ Nôm đã xuất hiện từ thời Trần, vào cuối thế kỉ 13 – thế kỉ 15 đã xuất hiện ở một số tác giả, tác phẩm Tương tuyền Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên) và Nguyễn Sĩ Cố là những tác giả đầu tiên làm thơ Nôm

61 Đến đầu thế kỉ 15, có thể nói chữ Nôm đã được sử dụng rộng rãi trong cả các lĩnh vực như y học, giáo dục, chính trị… Nhưng quan trọng hơn cả là sự đóng góp của chữ Nôm vào công việc sáng tác văn chương Và đối với các tác gia văn học thì chữ Nôm đã trở thành một công cụ sáng tác khá thuận lợi để thể hiện ngôn ngữ của dân tộc, nhất là trong trường hợp cần thể hiện những ngôn từ dân gian.” [19, 89]

Chữ Nôm đã có những đóng góp trong văn học rất lớn Vì chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở của chữ Hán, hơn nữa người Việt Nam vốn quen thuộc với thơ chữ Hán trong thời gian dài vì vậy khi tiếp xúc với một chữ viết mới nhất là chữ viết đặc trưng của dân tộc thì rất tiện lợi trong việc miêu tả cuộc sống giản dị của người dân, kích thích tinh thần hăng hái của nhân dân trong thời điểm bấy giờ

Tác giả Mạc Thiên Tích đã chọn xu hướng bình dị, gần gũi để diễn đạt thơ Nôm, khi đọc thơ ông ta ít thấy sự cầu kỳ mà mỗi dòng, mỗi chữ luôn là sự chân chất, bộc trực mà mạnh mẽ và ân tình của đất và người vùng đất mới, thông qua tác phẩm Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh gồm mười tập thơ đề vịnh Điều này cũng dễ hiểu vì họ Mạc giờ đây đang tiến hành công cuộc mở mang bờ cõi, cần có những bài thơ, bài văn để ca ngợi cổ động và tuyên truyền cho vùng đất mới, thu hút đông đảo người đến khai phá Người khai phá ở đây hầu hết là người Việt, thậm chí đa phần là người Việt nông dân Nếu thơ văn sáng tác thuần chữ Hán thì phạm vi phổ biến sẽ bị thu hep lại ở giới nho sĩ, không đến được với người dân lao động đang cần những tiếng nói khuyến khích, động viên trong những ngày mở đầu Nhờ sự nhìn xa trong rộng của Mạc Thiên Tích đã nhìn ra điều đó

Khi miêu tả núi Thạch Động:

“Hang sâu thăm thẳm mây vun lại, Cửa rộng thinh thinh gió thổi qua

Trống lổng bốn bề thâu thế giới, Chang chang một dãy chứa thiên hà”

( Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Thạch Động thôn vân, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm) Để miêu tả vẻ đẹp nên thơ của Thạch Động, nhà thơ đã sử dụng những từ láy như

“thinh thinh”, “trống lổng”, “chang chang” để làm nổi bật lên ý nghĩa của đoạn thơ Đằng sau những lớp từ ngữ ấy, người đọc khó thể nào hình dung ra lớp nghĩa đằng sau hình ảnh Thạch Động Cái hùng vĩ, bao la của Thạch Động giờ đây không còn nữa, mà dường như giờ đây chỉ hiện lên một động đá đứng sững giữa trời với khí phách, tâm hồn khoáng đạt của vị anh hùng đầy hoài bão ngất trời Nếu không am hiểu tường tận chữ Nôm, chắc hẳn Mạc Thiên Tích đã không tinh thông sử dụng những từ tượng hình để miêu tả cảnh sắc Hà Tiên như thế

Trong văn học trung đại, việc sử dụng chất liệu trong văn chương là một điều vô cùng quan trọng Bởi lẽ, thi liệu văn liệu là một công cụ giúp nhà văn diễn đạt được những chất liệu ấy thông qua việc sử dụng những hình ảnh, từ ngữ lời lẽ, và những ngữ liệu cổ được nhà văn dẫn dắt nhằm thể hiện được tài năng cũng như những dụng ý mà tác giả gởi gắm vào tác phẩm của mình

Như M Gorki: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học Nó là một trong những yếu tố thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn Trong thơ Mạc Thiên Tích, tác giả miêu tả nét đẹp con người và vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên Hà Tiên theo lối tả thực, nhưng chất trữ tình luôn thấm đẫm Lớp từ ngữ diễn đạt trực tiếp luôn được vận dụng linh hoạt tạo nên nét sống động và thi vị trong thơ Ví như bài thơ dưới đây:

一島推嵬奠碧連,

橫流奇勝壯河仙。

Nhất đảo thôi thôi điện bích liên,

Hoạch lưu kì thắng tráng Hà

Một dãy non xanh nước bích liền, Giăng ngang cho mạnh đẹp sông Tiên

(Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ)

Hà Tiên thập vịnh, Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh là chùm bài thơ ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp của vùng đất mới khai phá Hà Tiên nên lớp từ này tràn ngập trong thơ của Mạc Thiên Tích

Ngoài ra, lớp từ miêu tả thường mang tính cụ thể, trực tiếp, thể hiện tính khái quát này ít nhiều mang tính ước lệ với mục đích là để bày tỏ tâm tình và gợi sự liên tưởng, đồng cảm cũng thường sử dụng trong các bài miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc đất Việt Chẳng hạn như bài Tiêu Tự thần chung, đây là bài thơ chủ yếu miêu tả về tiếng chuông buổi sáng giữa khung cảnh yên bình của một ngôi chùa, làm cho người nghe cảm nhận được cái đẹp, cái đáng quý, đáng trân trọng đến từ sự tĩnh lặng:

殘星寥落向天拋,

戊夜鯨音遠寺敲。

Tàn tinh tiêu lạc hướng thiên phao, Mậu dạ kình âm viễn tự xao Tịnh cảnh nhân duyên tinh thế giới,

净境人緣醒世界,

孤聲清越出江郊。

忽驚鶴唳繞風樹,

又促烏啼倚月稍。

頓覺千家欹枕後,

雞傳曉信亦寥寥。

Cô thanh thanh việt xuất giang giao Hốt kinh hạc lệ nhiễu phong thụ, Hựu xúc ô đề ỷ nguyệt sao Đốn giác thiên gia y chẩm hậu,

Kê truyền hiểu tín diệc liêu liêu

Lác đác trời tàn nhạt sánh sao, Chuông chùa xa vẳng tiếng đưa vào

Mơ màng cõi tục người tiên lẫn, Đồng vọng bờ cây bến nước xao

Hạc để tiếng vương cành gió thoảng, Quạ đưa lời gởi ngọn trăng cao

Gối nghiêng giấc tỉnh đêm mê mộng, Sớm giục canh gà tin khát khao

(Hà Tiên thập vịnh, Tiêu Tự thần chung, Đông Hồ dịch thơ)

Về mặt nghệ thuật miêu tả

3.3.1 So sánh, liên tưởng phong phú

So sánh, liên tưởng là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam Một câu thơ hay câu văn một khi sử dụng phép so sánh sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn Nó thể hiện được tài năng cũng như sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả Để thực hiện việc so sánh, tác giả dựa trên những nét tương đồng và dị biệt của sự vật, hiện tượng rồi xếp chúng lại gần nhau nhằm làm nổi bật vấn đề chính yếu Trong những thi phẩm của mình, tác giả Mạc Thiên Tích vẫn ưa sử dụng biện pháp so sánh

Ngay đoạn mở đầu khi miêu tả cảnh Bình San, tác giả đã nhấn mạnh sự vững chắc của núi Bình San như tấm bình phong vô cùng vững chắc và mở ra một thế giới mới:

籠蔥草木自岧嶢,

疊嶺屏開紫翠嬌。

Lông thông thảo mộc tự thiều nghiêu, Điệp lĩnh bình khai tử thuý kiều

Cây cỏ rậm rợp tự vượt lên cao chót vót, Núi chồng chất, như tấm bình phong mở ra một màu tím xanh, mềm mại

(Hà Tiên thập vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ dịch thơ)

Theo Đông Hồ miêu tả: “Núi chồng chất, như tấm bình phong mở ra một màu tím xanh, mềm mại” [1, 181] Một núi Bình San cây cỏ rậm rợp, núi chồng núi được tác giả so sánh liên tưởng như một tấm bình phong thẳng đứng được chất lại bởi những tảng đá làm cho nó trở nên uy nghi hơn bao giờ hết Đều này cũng thể hiện được sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên

Khi miêu tả Thạch Động, tác giả đã sử dụng phép liên tưởng tưởng tượng như đang ở chốn thần tiên:

山峰聳翠砥星河,

洞室玲瓏蘊碧珂。

Sơn phong tủng thuý để tinh hà, Động thất linh lung uẩn bích kha

Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà, Động bích long lanh ngọc chói loà

( Hà Tiên thập vịnh, Thạch động thôn vân, Đông Hồ dịch thơ)

Bài thơ này, tác giả đã mượn cảnh nhân gian liên tưởng đến cảnh thần tiên Ngọn núi cao vút đến nỗi chạm đến Tinh hà (thiên hà) Nhà thơ sử dụng phép liên tưởng làm cho cảnh vật như nửa thật nửa hư, thần tiên diễm ảo, nửa chân nửa mộng Vì thế mà làm nổi bật thêm cảnh đẹp chốn Thạch Động, khiến cho cảnh vật khác xa với thực tế rất nhiều Điều này ta nhớ đến Lí Bạch – một trong những nhà thơ sáng tác với chủ đề chính là ước mơ để vươn tới những điều to lớn, cao cả thông qua những hình ảnh rộng lớn giữa thực - ảo của thiên nhiên để thể hiện một tinh thần lạc quan, phóng khoáng yêu đời

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

(Vọng Lư Sơn bộc bố – Lý Bạch)

Chỉ với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhà thơ Lý Bạch đã giúp người đọc hình dung được một nơi bồng lai tiên cảnh ở ngọn núi Hương Lô Thông qua những hình ảnh “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” một thác nước vốn tuôn trào mạnh xuống giờ đây đã biến thành một dãi lụa trắng trải xuống yên ắng được treo giữa vách núi và dòng sông Bằng nghệ thuật so sánh, liên tưởng phong phú, Lí Bạch đã miêu tả dòng nước như trút xuống mãnh liệt từ tít trên cao tầm vũ trụ “Phi lưu trực há tam thiên xích” từ giữa lưng trời đổ xuống mặt đất khiến cho từ dòng thác hiện thực trở nên vô cùng huyền ảo, khác với dòng thác trước đó là một dòng nước vô cùng hiền hòa, mềm mại Dường như không dừng lại ở đó, khi Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên, hình ảnh ngọn thác giờ đây đã trở nên huyền ảo và mang một nét đẹp diệu kì hơn bao giờ hết Thơ với người là một, Mạc Thiên Tích giống bậc tiền bối Lí Bạch ở chỗ cả hai đều có những nét bút bay bổng, mạnh mẽ trong tâm hồn Mượn cảnh kì vĩ của thiên nhiên với một khát khao, ước vọng của nhà thơ để vươn tới những lí tưởng cao đẹp

Dường như Mạc Thiên Tích không dừng lại ở đó, mà còn liên tưởng nơi Động Đá này có thể thở, nhưng hơi thở cũng rất đặc biệt:

Thở một hơi chin trời khí thoại, Hòa mưa xuân nhuần tưới ruộng dâu

Khi làm sáng rõ non Ngưu,

Cũng làm ngút tỏa ngang lầu Nhạc Dương

Khắp bốn phương gồm về một động, Máy hư linh hồ rộng khắp xa

Rỡ ràng sắc cỏ màu hoa, Đào say thức ráng, mai lòa đóa trăng

(HTTCKV, Thạch động thôn vân, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Nhờ thủ pháp liên tưởng, mà tinh túy đất trời như quy tụ cả lại vào nơi động đá này “Khắp bốn phương gồm về một động” Đây rõ ràng là sự kì diệu của bút pháp vịnh cảnh thời trung đại Và điều độc đáo hơn chỉ có bút pháp so sánh liên tưởng mới làm được là Thạch Động không chỉ là chốn Bồng Lai tiên cảnh mà còn là chốn đề thơ:

Vách thơ mấy lũ trăm bài Chẳng hay Hán Sĩ cùng tài Đường Nhu

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Thạch động thôn vân, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Không gian thực tế đã được kỳ ảo hóa để nó có thể hội đủ những gì đặc sắc nhất của bức tranh thiên nhiên theo thế giới quan thẩm mỹ của người xưa Nơi đó đẹp hoang sơ nhưng thanh tú, phóng khoáng mà cao nhã đáng để văn nhân thưởng lãm

Không chỉ cảnh vật, bức tranh sinh hoạt của con người nơi đây cũng được thể hiện bằng các hình ảnh mang tính ước lệ Nói về cảnh sống của nhân dân nơi Lộc Trĩ, Mạc Thiên Tích đã xây dựng hình ảnh “thú vui bốn thú, dân nhàn bốn dân”

Thà ba đào chẳng thà tướng phủ Ông cháu truyền một thú ngư hà Non ngưu đôi bữa lân la Rút dây đằng cát quẩy chà liễu dương Riêng một phương cày mây cuốc nguyệt

Ba tháng xuân chưa thiệt một ngày

(Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Lộc Trĩ thôn cư, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Một đoạn thơ ngắn nhưng các hình ảnh ước lệ, so sánh liên tưởng được hiện lên khá nhiều Để nói với nghề chăn trâu, tác giả đưa vào hình ảnh “non ngưu” để chỉ vùng sinh hoạt của người làm nghề chăn trâu Nếu nói về nghề ngư phủ thì nhà thơ sử dụng hình ảnh “dây đằng cát”, “chà liễu dương” Còn nói về nghề làm ruộng thì có hình ảnh

“cày mây cuốc nguyệt” Đó là những từ ngữ, hình ảnh dấu hiệu giúp độc giả biết được các nghề nghiệp ấy Nhưng những hình ảnh đó, không đơn thuần chỉ báo hiệu về nghề nghiệp mà còn kèm theo hàm ý chỉ cuộc sống an nhàn của người dân nơi đây, cuộc

72 sống không màng danh lợi, họ thỏa mãn với những công việc này Người dân được sống một cuộc sống sung túc, ấm no

Bút pháp so sánh, liên tưởng là một nghệ thuật đặc trưng của văn học Trung Đại, cho nên việc sáng tác thơ văn nhà thơ thường sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng Vì nhà thơ Mạc Thiên Tích chú yếu quan tâm là thơ vịnh cảnh Cái cốt yếu là khắc họa được những đặc trưng của cảnh trí thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng Nam Thùy tổ Quốc Vì thế tác giả vận dụng hết sức sáng tạo và cuốn hút, đúng ngữ cảnh, đúng cảnh tượng điều đó góp phần tạo nên sự thành công cho đặc điểm nghệ thuật của thơ văn Mạc Thiên Tích

3.3.2 Hình tượng thơ điển nhã bác học

Do sự ảnh hưởng của nghệ thuật thơ trung đại, thơ của Mạc Thiên Tích cũng có nhiều hình tượng mang tính ước lệ nghệ thuật, hướng tới thể hiện cái cao cả, điển nhã của phạm trù văn chương Nho giáo Đó là những hình ảnh thường biểu đạt những quan niệm Nho giáo về mặt đạo đức xã hội, về lí tưởng, phẩm chất của người quân tử,… hoặc phản ánh giải thích, chứng minh những triết lí tự nhiên xã hội

Tuy cảnh đẹp bao trùm hầu hết tất cả các bài thơ, thế nhưng với việc vận dụng một cách khéo léo thủ pháp nghệ thuật “tức cảnh sinh tình, thác vật gửi ý”, Mạc Thiên Tích đã gửi gắm vào thiên nhiên hình ảnh con người thật cũng như những tư tưởng tình cảm thật của chính con người mình:

竹屋風過夢始醒,

鴉啼簷外卻難聽。

Trúc ốc phong qua mộng thủy tinh, Nha đề thiềm ngoại khước nan thinh

Liều tre tỉnh giấc gió lay mình, Tiếng quạ ồn chi trước mái tranh

(Hà Tiên thập vịnh, Lộc Trĩ thôn cư, Đông Hồ dịch thơ)

Hình ảnh “trúc ốc” (túp lều tre) ngoài việc biểu đạt không gian thường thấy ở những vùng quê, nó còn được dùng để biểu đạt thế giới nội tâm thanh khiết, cao thượng của cá nhân Đều này ám thị bản thân thi nhân là một người có tâm hồn, nhân cách cao thượng

Với hình ảnh “ngư long” (rồng cá), thi nhân như muốn ký thác khát vọng về sự phát triển, không ngừng biến hóa vươn lên:

Nguyên tác 得水魚龍隨變化,

傍崖樹石自聯翻。

Phiên âm Đắc thủy ngư long tùy biến hóa, Bàng nhai thụ thạch tự liên phiên

Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước; Đá cây xan xát khắp ven miền

(Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ)

飄零自笑汪洋外,

欲附魚龍卻未能

Phiêu linh tự tiếu uông dương ngoại, Dục phụ ngư long khước vị năng

Lồng lộng vời trông cười thử hỏi,

Cá rồng vùng vẫy chốn này chăng

(Hà Tiên thập vịnh, Lư Khê ngư bạc, Đông Hồ dịch thơ)

PHẦN KẾT LUẬN

Từ những khảo cứu, phân tích cụ thể đề tài Đặc điểm thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích, bước đầu chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

Chúng tôi tiến hành khảo sát một cách khái quát nhất về sự hình thành và phát triển của trấn Hà Tiên, về Mạc Cửu – người có công khai phá hình thành vùng đất Hà Tiên, đặc biệt vị chủ soái của tao đàn Chiêu Anh Các – Mạc Thiên Tích; và về cả Chiêu Anh Các thông qua các khía cạnh như: quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, đặc điểm về lực lượng sáng tác, các tác phẩm

Thứ nhất, về mặt nội dung, bằng cặp mắt tinh tế của mình, Mạc Thiên Tích đã giới thiệu cho mọi người trong nước và ngoài nước một vùng biển, núi non, đồng bằng phù du, mỹ tú, một chốn bồng lai tiên cảnh của Hà Tiên với mười cảnh đẹp Bằng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và yêu nhân dân, Mạc Thiên Tích đã lột tả nên cuộc sống an nhàn, bình yên của người dân xứ biên thùy với sự mãn nguyện cao độ về nghề nghiệp và cuộc sống họ đang có, nơi cha ông đã dày công khai phá xây dựng và phải bỏ ra không biết bao nhiêu gian lao khó nhọc, bao gồm cả việc hy sinh cả bản thân để bảo vệ đất nước

Không những thế, Mạc Thiên Tích còn muốn thể hiện sự kiêu hãnh, niềm tự hào của mình về mảnh đất này, nơi có địa thế hiểm trở, có sự che chắn của hòn đảo nhỏ, về bức bình phong xanh của núi rừng, về thế núi trùng điệp, về tiếng chuông chùa buổi sáng sớm, về tiếng trống cầm canh trong đêm khuya tĩnh lặng, một ánh trăng hiện lên giữa lòng Đông Hồ,… dù ở bất cứ đâu, thi nhân cũng đắm chìm vào với thiên nhiên, phát hiện ra vẻ đẹp hữu tình của non nước, vẻ đẹp giản dị của cuộc sống

Bên cạnh đó, qua những thi phẩm này, ta còn nhận ra cái tôi trữ tình của vị tổng trấn mà cũng là vị thi nhân Mạc Thiên Tích, một tâm thế vô cùng tự tin lạc quan yêu đời, yêu người của nhà thơ với tư cách là người làm chủ vùng đất mới, đó là niềm tự hào của những người mở cõi, niềm tin về một tương lai tươi sáng của người cai quản vùng biên thùy Những dòng thơ Hán Nôm tươi tắn, trong trẻo tràn đầy sức sống, hy vọng ấy là nốt nhạc riêng trỗi lên ở cuối bản đàn mà nhạc điệu chủ yếu của nó là sự ai oán, phẫn nộ vì cuộc sống nhiễu nhương, tình đời điên đảo đang phủ trùm lên cả nước

Tinh thần quảng giao văn hữu được thể hiện đặc sắc trong thơ văn của ông Dù chỉ với mười bài vịnh của mình, Mạc Thiên Tích đã thành công trong cuộc hưởng ứng các nhà văn, nhà thơ có cùng chung chí văn chương, cùng nhờ đó các bậc văn nhân dù trong nước hay ngoài nước đã thừa nhận tài năng vịnh cảnh của Mạc Thiên Tích mà tìm về mảnh đất Hà Tiên thơ mộng

Thứ hai, về mặt nghệ thuật, thơ văn Mạc Thiên Tích cũng có những điểm đáng ghi nhận:

Mạc Thiên Tích đã sử dụng thể thơ song thất lục bát, thất ngôn bát cú đường luật - một trong những dòng song thất lục bát vào hàng cổ nhất của dân tộc và một trong những dòng thơ cổ điển của văn học Trung Quốc, kết hợp với thể tựa và thể phú ở đầu

81 và cuối tập thơ đã làm tăng lên cái thần, cái hồn mà nhà thơ muốn nói đến Cái thần, cái hồn đó chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết đã được ông nhào nặn một cách tự nhiên và điêu luyện qua những ngôn từ chân thực và giàu biểu cảm

Thơ văn Mạc Thiên Tích với kết cấu gồm hai chữ viết một là chữ Hán – chữ viết đặc trưng của văn học Trung Quốc thời Trung đại thời kì này và một là chữ Nôm – chữ viết đặc trưng của dân tộc Việt Nam Điều này thể hiện tinh thần dân tộc vô cùng mạnh mẽ của Mạc Thiên Tích khi sử dụng hai lối chữ viết truyền thống trong nền văn học thời kỳ này

Bằng việc sử dụng chất liệu trong văn chương, thi liệu và văn liệu đã giúp Mạc Thiên Tích thành công trong việc thể hiện tài năng văn chương cũng như giúp độc giả hiểu được những dụng ý mà Mạc Thiên Tích gửi gắm vào trong tác phẩm của mình

Nghệ thuật kết hợp điển tích điển cố từ Trung Quốc đã đem lại cho thơ văn Mạc Thiên Tích sự độc đáo và táo bạo Dù vẫn nằm trong khuôn khổ thi pháp trung đại, nhưng đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm thơ văn là nghệ thuật miêu tả đặc sắc thông qua những so sánh, liên tưởng phong phú, kết hợp với hình tượng thơ điển nhã bác học Nhưng không vì sử dụng quá nhiều nghệ thuật mà tác phẩm lại trở nên quá trừu tượng mà ngược lại rất bình dị và gần gũi thông qua những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ

Thứ ba, Thi phẩm của Mạc Thiên Tích cùng với những thi phẩm khác trong tao đàn Chiêu Anh Các xứng đáng là tác phẩm văn học đáng ghi nhận Càng đọc thơ văn của ông, ta càng yêu mến mảnh đất Hà Tiên, trân trọng những đóng góp của dòng họ Mạc đã gầy dựng cho Hà Tiên Một thiên nhiên tươi đẹp, một cuộc sống ấm no, một đất nước thái bình, tất cả đều thể hiện qua những dòng thơ của Mạc Thiên Tích Điều đó cho thấy, Mạc Thiên Tích đã tha thiết yêu mảnh đất này biết dường nào Nói đến đây, chúng ta không thể quên rằng bản thân tác giả là người Minh Hương, tổ tiên là người Trung Quốc Nhưng ông sống trên đất Việt, tận hưởng bầu trời Việt, thì cuộc sống của ông, tinh thần Việt đã kết tinh vào sâu trong tâm hồn của ông:

Mười kiểng Hà Tiên rất hữu tình, Non non nước nước gẫm nên xinh, Đông Hồ, Lộc trĩ luôn dòng chảy, Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh

Tiêu Tự, Giang Thành, chuông trống ỏi, Châu Nham, Kim Dự cá chim doanh, Bình Sơn, Thạch Động là trường cột Đồ sộ muôn đời cũng để danh

( Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Tống Vịnh , Đông Hồ phiên từ chữ Nôm)

Từ những đúc kết nêu trên, thơ văn Mạc Thiên Tích nói riêng và văn chương tao đàn Chiêu Anh Các nói chung là một tài sản vô cùng quý giá, đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học Hà Tiên nói riêng và văn học nam bộ nói chung Thơ văn, để từ đó hòa chung với dòng chảy văn học dân tộc Mong rằng những nghiên cứu của tác giả sẽ góp phần khơi dậy sự hứng thú và tìm tòi hiểu biết thêm của những ai muốn nghiên cứu sâu hơn về tác giả Mạc Thiên Tích nói riêng và tao đàn Chiêu Anh Các nói chung đồng thời góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương mình

Ngày đăng: 21/02/2024, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN