1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ năm pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

24 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra
Tác giả Bùi Nhật Hạ, Tống Trần Kim Ngọc Hân, Vũ Trịnh Nhật Hoàng, Nguyễn Hồ Quốc Hưng, Trần Hoàng Lân, Hoàng Văn Mẫn, Nguyễn Huỳnh Hà Ngân, Mai Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Lê Hà Huy Phát, ThS. Hoàng Vũ Cường
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

> Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại > Có hành vi vi phạm hợp đồng: là một loại trách nhiệm pháp lý nên TNBTTH do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi có sự vi phạm ngh

Trang 1

x t BO GIAO DUC VA DAO TAO ` 56 q (3

KHOA LUAT QUOC TE LỚP TMQT45A2

Bo mon:

Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Giảng viên: ThS Lê Hà Huy Phát Giảng viên phụ trách thảo luận: ThS Hoàng Vũ Cường

Trang 2

Oe (Owe e\(ems BUOI THAO LUAN THU NAM

MUC LUC

Trang 3

DUNG HOP DONG GAY RA

VAN DE 1: BOI THUONG THIET HAI DO KHONG THUC HIEN DUNG HOP

TRA LOI CAU HOI:

CÂU 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

> Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

> Có hành vi vi phạm hợp đồng: là một loại trách nhiệm pháp lý nên TNBTTH do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và áp dụng đối với

chủ thể có hành vi vi phạm đó Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành động hoặc không

hành động > Lỗi: Lỗi trong TNDS 1a trạng thái, tâm lý bên trong của người gây thiệt hại thê hiện nhận thức và mong muốn của mình vẻ hành vi gây thiệt hại Người ta thường không xét đến yếu tố lỗi do lỗi trong trách nhiệm đo vi phạm hợp đồng được suy đoán: ai vi phạm hợp đồng bị xem là có lỗi, nghĩa vụ chứng minh không có lỗi thuộc về bên vi phạm do vậy lỗi không là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

> Co thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại được coi là yếu tô bắt buộc và tiền đề để quyết định có phát sinh TNBTTH hay không Thiệt hại trong vĩ phạm hợp đồng được hiểu là thiệt hại về vật chất Có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp và việc xác định thiệt hại là điều vô cùng quan trọng

> Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Giữa hai yếu tố này phải có mối liên hệ nội tại, tất yếu, trong đó hành vi ví phạm trên thực tế phải là nguyên

Trang 4

DUNG HOP DONG GAY RA

nhân gây ra hậu quả Nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra mà do nguyên nhân khác thì sẽ không phải chị TNBTTH

©* Những thay doi trong BLDS 2015 so voi BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

> Thứ nhất, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường được ghi nhận day đủ và rõ ràng hơn Điều 360 BLDS 2015 quy định: "Trường hợp có thiệt hại do ví phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” — đây là quy định mới được bỗ sung tại BLDS 2015 Quy định này chỉ rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi có các yếu tổ sau: (¡) có thiệt hại; (ii) có hành vi vi phạm nghĩa vụ; (ii) có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm nghĩa vụ; (iv) co lỗi Tuy "lỗi” không phải là một điều kiện được nhắc đến trực tiếp trong điều luật nhưng có thể hiểu, khi các bên trong hợp đồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì hành vi đó được coi là có lỗi Bên cạnh đó, bên có hành vi ví phạm nghĩa vụ gây thiệt hại nhưng sẽ không phải bôi thường thiệt hại khi rơi vào trường hợp "luật có quy định khác” hoặc "các bên có thỏa thuận khác”

=> Như vậy, thay vì quy định trách nhiệm bôi thường thiệt hại một cách chung chung như quy

định tại BLDS 2005, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

thành một điều độc lập như BLDS 2015 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường Đồng thời, quy định này còn tạo hành lang pháp lý cụ thể cho các chủ thế tham gia quan hệ hợp đồng trong việc thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong các bên có hành vị vị phạm nghĩa vụ

> Thứ hai, các loại thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng cũng được xác định cụ thể, đầy đủ và rõ ràng, hợp lý hơn so với trước đây Trên cơ sở những quy định chung về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, thiệt hại được bồi thường do vI phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại Điều 419 BLDS 2015, cụ thể như sau:

1 Thiệt hại được bồi thường do vì phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều nay, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật nay

2 Người có quyên có thể yêu câu bôi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hướng do hợp đồng mang lại Người có quyên còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi tra chi phi phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đông mà không trùng lặp với nức bồi thường thiệt hại cho loi ich ma hop đồng mang lại

Trang 5

DUNG HOP DONG GAY RA

3 Theo yéu cdu của người có quyên, Tòa án có thê buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tỉnh thân cho người có quyên Mức bôi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc

=> Đây là một quy định mới, có nội dung tiến bộ vượt bậc của BLDS 2015 so với BLDS 2005 Theo đó, Điều 419 đã thê hiện được các điểm mới quan trọng như sau:

- Một là, các thiệt hại được bồi thường không chỉ là các thiệt hại thực tế, hiện hữu như trước đây BLDS 2005 đã quy định màả còn cả các thu nhập bị bỏ lỡ (khoản lợi mà đáng lẽ ra trong điều kiện bình thường thì bên bị thiệt hại sẽ có được nhưng do hành vị vĩ phạm của bên kia mà mỉnh đã không thu được) Vi dụ: khoản lợi nhuận theo kế hoạch đề ra sẽ đạt được

- Hai là, đoạn 2 của Khoản 2 Điều 419 quy định thêm một loại thiệt hại được bôi thường, đó là

các chi phí mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu trong quá trình thực hiện hợp đồng Ví dụ, chi phí thuê luật sư tham gia tổ tụng Tòa án hoặc Trọng tài Trong các tranh chấp dân sự, phí luật sư hầu như chưa bao giờ được bên thua kiện hoản trả cho bên thăng kiện Nay, theo Khoản 2

Điều 419 nêu trên thì Tòa án đã có cơ sở pháp lý để buộc bên thua kiện phải thực hiện nghĩa

vụ này Và đây cần phải được coi là một quy định tiến bộ của Bộ luật Dân sự liên quan đến chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vĩ phạm hợp đồng

- Ba là, theo Khoản 3 Điều 419 thì người vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại về tính thần cho người bị hại trong đó có các pháp nhân thương mại (doanh nghiệp) Đây rõ ràng cũng lả một điểm mới liên quan đến các loại thiệt hại được bồi thường mà trước đây được quy định còn mập mờ, không rõ ràng, gây tranh chấp không đáng có

> Thứ ba, về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại BLDS 2005 đã có những quy định về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hai trong một số hợp đồng nhất định, nhưng sự quy định này chỉ mang tính chất rời rạc, chưa trở thành một nội dung mang tính nguyên tắc Ví dụ, liên quan đến nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm và của bên bảo hiểm khi xảy ra sự

kiện bảo hiểm, BLDS 2005 có quy định riêng về trường hợp này tại Điều 575, cụ thé:

1 Khi xáy ra sự kiện bảo hiếm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được báo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khá năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

2 Bên bảo hiểm phải thanh toán chỉ phí cân thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra đề ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

Hay liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành, Khoản 2 Điều 448 BLDS 2005 quy định “ Đên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng mình được thiệt

3

Trang 6

DUNG HOP DONG GAY RA

hai xay ra do lỗi của bên mua Bên bán được giảm mức bôi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cân thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt

trong khi không buộc bên có quyền phải hạn chế thiệt hại khi họ hoàn toàn có thé làm việc đó

Quy định này rõ ràng thúc đây sự hợp tác, thiện chí của các bên trong hợp đồng, đảm bảo sự cân bằng lợi ích và hướng tới việc tất cả các bên trong hợp đồng cùng phát triển

> Thứ tư, về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên vi phạm có lỗi Đây cũng được xem là một quy định có nhiều điểm mới của BLDS 2015 và thê hiện sự tiến bộ về tư duy lập pháp của các nhà làm luật Việt Nam Trước đây, những quy định của BLDS 2005 chi thé hiện được nội dung: bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền Tuy nhiên, trên thực tế đã gặp phải trường hợp khi một bên vi phạm nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hai là do lỗi một phần của bên có quyên Thực tiễn xét xử tại Tòa án cho thấy, Tòa án đã giải quyết theo hướng bên vi phạm đương nhiên sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên bị vi phạm mà chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại một phan Đề đi đến cách giải quyết này, rõ ràng Tòa án chỉ có thể áp dụng tương tự những quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Để giải quyết tổn tại nêu trên, BLDS 2015 đã bố sung Điều 363 quy định trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra do một phần lỗi của bên vi phạm như sau: “Truong hop vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình” Quy định này là hệ quả tất yếu của việc không thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại theo quy định tại Điều 362 BLDS 2015 của bên có quyền Đồng thời, quy định này phù hợp với thực tiễn và nguyên tắc tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 BLDS 2015 Ngoài ra, quy định mới này cũng bảo đảm sự phù hợp của quy định pháp luật với lẽ công bằng

Trang 7

DUNG HOP DONG GAY RA

Như vậy, so với BLDS 2005, các quy định về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tại BLDS 2015 đã có tiến bộ hơn rất nhiều Điều nảy thể hiện ở những điểm cụ thể sau đây:

® Thứ ba, quy định thêm nhiều vấn đề mới nhằm tăng cường tính thần, thái độ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên ký kết hợp đồng, nhất là quy định về trách nhiệm của bên bị vi phạm trong việc ngăn chặn, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra cho mình

CÂU 2: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?

Trong tình huống trên chưa có việc xâm phạm đến yếu tố nhân thân của bà Nguyễn bởi vì: - Thứ nhất nhân thân con người là tông hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất con người tham gia vào mối quan hệ xã hội bao gồm những đặc điểm như: độ tuôi, giới tính, nghề

nghiệp

- Thứ hai, tại Khoản 3 Điều 33 BLDS 2015 quy định “việc gây mê, mô, cắt bỏ, cấy ghép mô,

bộ phận cơ thể người, thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thê người, thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bắt cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thé người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tô chức có thâm quyền thực hiện” Như vậy để được xâm phạm đến các quyền về nhân thân mà ở đây là quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể thì sự xâm phạm thỏa mãn khi không được sự đồng ý của người bị xâm phạm Cụ thể trong tình huống này thì việc ông Lại là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thâm mỹ đã tiến hành việc phẫu thuật theo yêu cầu và được sự đồng ý của bà Nguyễn, phù hợp với ý chí của bà

=> Do vậy không có sự xâm phạm đến yếu tố nhân thân của bà Nguyễn trong tình huống này Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ, theo đó các căn cứ

phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:

- Thứ nhất phải có thiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tính thần Thiệt hại vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được bao gồm tôn thất về tài sản,

chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút, theo đó

5

Trang 8

DUNG HOP DONG GAY RA

người có quyền phải chứng minh được thiệt hại thực tế đã xảy ra Trong tình huỗng này, không có yếu tổ vật chất bởi không có tốn thất về tài sản thực tế bởi hành vi xâm phạm đến và gây

thiệt hại cho một bộ phận (cụ thể ở đây là núm vú) của bà Nguyễn không thể xác định là tôn

thất về tài sản Thiệt hại về tính thần là tốn thất về tính thần do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm, uy tín và các lợi ích, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân của một chủ thê Trong tình huống này có việc xâm phạm đến yếu tô nhân thân bởi vì mục đích của cuộc phẫu thuật cho và Nguyễn là để cải thiện nhan sắc, tuy nhiên nó đã không đạt được theo ý muốn của bà mà ngược lại ba còn bị mất chứ không được gì và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh thần của bà Do vậy, yếu tổ thiệt hại đã được thỏa mãn

- Thứ hai phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ, theo đó thì nghĩa vụ của bác sĩ Lại là phẫu thuật dé lam cho bà Nguyễn đẹp hơn theo yêu cầu, tuy nhiên ông Lại đã không thực hiện đúng nghĩa vu ma trai lai con vi phạm nghĩa vụ Do đó, yếu td nay đã được thỏa mãn

- Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra Hành vi phẫu thuật nhiều lần của ông Lại là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại, khiến bà Nguyễn mất núm vú phải, do vậy yếu tổ này cũng đã thỏa mãn

=> Kết hợp lại, ta thấy cả ba yếu tố làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã hội đủ, do vậy căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ CÂU 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường là tôn thất thực tế có thể xác định được, đó có thể là bằng tài sản hoặc là các khoản chỉ phí mà người bị thiệt hại đã bỏ ra để khắc phục thiệt hại hay là thu nhập mả đáng ra người bị thiệt hại có được nếu không bị thiệt hại Cơ sở pháp lí theo Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015 “thiệt hại vật chất là tôn thất về vật chất thực tế xác định được, bao gồm tồn thất về tài sản, chi phi hop ly dé ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mắt hoặc bị

CÂU 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tốn thất về tỉnh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

- BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tốn thất về tính thần phát sinh do vi phạm hợp đồng,

cơ sở pháp lý tại Điều 360 BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa

vụ “trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và luật có quy định khác” và tại Khoản 3

6

Trang 9

DUNG HOP DONG GAY RA

Diéu 361 BLDS 2015 vé thiét hai do vi pham nghia vu “thiét hai vé tinh than 1a ton that vé tinh

than do bi x4m pham dén tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”

CÂU 5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tốn thất về tỉnh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

Theo quy định hiện hành bà Nguyễn có thế được bôi thường tốn thất vẻ tỉnh thần theo Khoản 3

Diéu 361 BLDS 2015, tuy nhiên việc xác định trách nhiệm và mức độ bôi thường đối với chủ

thé bi xâm phạm thì không hề đễ dàng bởi vì luật chưa quy định cụ thê, theo nhóm em bà Nguyễn cần được bồi thường tốn thất về tính thần một cách thỏa đáng bởi việc làm của ông Lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh thần của bà Nguyễn do vậy, cần căn cứ vào trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng để áp dụng trong trường hợp này bởi vì việc bác sĩ Lại đụng đến núm vú của bà Nguyễn không là cam kết thỏa thuận trong hợp đồng của hai người theo Khoản I Điều 585 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án có thể áp dụng một mức bồi thường cụ thể Đây cũng là một hướng giải quyết đã có tiền lệ theo nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự về bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 10

VAN DE 2: PHAT VI PHAM HOP DONG

TOM TAT:

Ban án số 121/2011/KDTM-PT (Ngày 26/12/2011 của TAND TP Hỗ Chí Minh)

Nguyên đơn Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt, bị đơn Công ty TNHH Tường Long, nguyên nhân Công ty TNHH Tường Long và công ty Tân Việt có giao kết với nhau về

hợp đồng mua bán số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 sau khi thỏa thuận hợp đồng được thực

hiện tuy nhiên sau đó Công ty Tường Long có công văn gửi đến Công ty Tân Việt với nội dung tăng giá thành lên 62.500 đồng/m do giá nguyên liệu tăng tuy nhiên bên nguyên đơn không đồng ý, sau đó Công ty Tường Long thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi không thỏa thuận được với bên Công ty Tân Việt về việc tăng giá sản phâm đồng thời hoàn trả

cho nguyên đơn 336 140.060 đồng Do đó Công ty Tân Việt đã khởi kiện yêu cầu phạt cọc và

phạt vi phạm đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty Tường Long Vụ án được Tòa phúc thâm giải quyết theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về tiền phạt vi phạm là 8% tuy nhiên không chấp nhân kháng cáo đối với khoản tiền phạt cọc căn

cứ theo khoản 2 Điều 358 BLDS 2015

Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam Ngày 13/09/2006, Công ty TNHH Thương mại Hà Việt (Nguyên đơn) và Công ty TNHH Thương mại Shanghai (Bị đơn) đã ký hợp đồng mua bán hàng hóa Sau đó, do bị đơn không thực hiện đúng hợp đồng, dẫn đến phá vỡ, gây thiệt hại và tốn thất cho Nguyên đơn Vì vậy, nguyên đơn tiến hành khởi kiện, yêu cầu bị đơn chịu phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt 30% gia tri hop déng theo thỏa thuận tại Điều 5 hợp đồng, HDTT can ctr theo LTM 2005 xac định mức phạt này là cao, đo đó, điều chỉnh xuống 8% theo đúng quy định hiện hành và đồng thời, cho phép áp dụng quyền đòi bôi thường thiệt hại, với tông mức không được quá 30%

TRA LOI CAU HOI: *ĐÓI VỚI VỤ VIỆC THU NHAT

CÂU 1; Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng

8

Trang 11

2005 BLDS 2015 quy định như trên bởi lẽ hiện nay vẫn có luật khác quy

định về mức phạt như Luật Xây dựng (mức phạt vị phạm bị hạn chế ở mức 12%), Luật Thương mại (mức phạt vi

phạm bị hạn chế ở mức 8%) Vì vậy,

mức phạt vi phạm không hoàn toàn do các bên thỏa thuận, lựa chọn trong mọi trường hợp

Khoản 3 Điều 422 quy định:

“3 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vị phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vì phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vì phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì

phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bôi thường thiệt hại thì bên vị phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp

,

Khoản 3 Điều 418 quy định:

“3 Các bên có thê thỏa thuận về việc bên vì phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vì phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phat vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vì phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vị phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vỉ phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vỉ

,

phạm `

BLDS 2015 đã bỏ đi quy dinh “néu

không có thỏa thuận trước về mức bôi

thường thiệt hại thì phải bồi thường

toàn bộ thiệt hại” của BLDS 2005 Quy định này được bỏ đi vì đây là van dé duoc quy dinh khac diéu chinh (cu thé

Trang 12

tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị đơn hàng (406.920.000 đông) được xác định là tiền đặt

a

coc CAU 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước 30%%

Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước 30% là hoàn toàn hợp lý Vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015: “7zường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ đề thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc,

10

Ngày đăng: 22/09/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w