1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố hồ chí minh

123 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Ngọc Uyên Nhi
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Thiện Thy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 3,58 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết (16)
  • 1.2. Mục tiêu (19)
    • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (19)
    • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (19)
  • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (20)
  • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (20)
    • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (20)
    • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (20)
  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 1.6. Đóng góp của đề tài (22)
    • 1.6.1. Về mặt học thuật (22)
    • 1.6.2. Về mặt thực tiễn (22)
  • 1.7. Kết cấu của khóa luận (22)
  • 2.1. Cơ sở lý thuyết (23)
    • 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài (24)
      • 2.1.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp (Entrepreneurship) (24)
      • 2.1.1.2. Khái niệm về doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneur) (25)
      • 2.1.1.3. Khái niệm về ý định khởi nghiệp (26)
      • 2.1.1.4. Định nghĩa về sinh viên (26)
    • 2.1.2. Lý thuyết nền của khóa luận (27)
      • 2.1.2.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TBP) (27)
      • 2.1.2.2. Mô hình Lüthje và Franke (LFM) (28)
      • 2.1.2.3. Mô hình ý định khởi nghiệp (EIM) (28)
  • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan (23)
    • 2.2.1. Lược khảo nghiên cứu (29)
    • 2.2.2. Khoảng trống nghiên cứu (36)
  • 2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (23)
    • 2.3.1. Giả thuyết (37)
      • 2.3.1.1. Tự tin về khởi nghiệp thành công (38)
      • 2.3.1.2. Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp (39)
      • 2.3.1.3. Chuẩn chủ quan (39)
      • 2.3.1.4. Nhận thức kiểm soát hành vi (40)
      • 2.3.1.5. Xu hướng chấp nhận rủi ro (41)
      • 2.3.1.6. Nhận thức về sự hỗ trợ từ trường đại học (42)
    • 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (44)
  • 3.1. Quy trình nghiên cứu (23)
  • 3.2. Nghiên cứu sơ bộ (23)
  • 3.3. Nghiên cứu chính thức (23)
    • 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (48)
      • 3.3.1.1. Phương pháp khảo sát (48)
      • 3.3.1.2. Đối tượng khảo sát (48)
      • 3.3.1.3. Kích thước mẫu khảo sát (48)
      • 3.3.1.4. Phương pháp chọn mẫu (48)
    • 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (48)
      • 3.3.2.1. Thống kê mô tả (49)
      • 3.3.2.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (49)
      • 3.3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (50)
      • 3.3.2.4. Phân tích mô hình cấu trúc bằng phần mềm SmartPLS 4 (51)
      • 3.3.2.5. Phân tích khác biệt trung bình One-way ANOVA (54)
  • 3.4. Thiết lập bảng câu hỏi khảo sát (23)
    • 3.4.1. Quy trình xây dựng bảng câu hỏi (54)
    • 3.4.2. Xây dựng thang đo chính thức (55)
    • 3.4.3. Nội dung bảng câu hỏi (57)
  • 4.1. Kết quả phân tích (59)
    • 4.1.1. Thống kê mô tả về thông tin nhân khẩu học (59)
    • 4.1.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha (61)
    • 4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (63)
      • 4.1.3.1. Phân tích EFA đối với các biến độc lập (63)
      • 4.1.3.2. Phân tích EFA đối với biến trung gian (66)
      • 4.1.3.3. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc (67)
    • 4.1.4. Phân tích mô hình cấu trúc bằng SMARTPLS 4 (68)
      • 4.1.4.1. Đánh giá ý nghĩa của quan hệ tác động trực tiếp (68)
      • 4.1.4.2. Đánh giá ý nghĩa của quan hệ tác động gián tiếp (70)
    • 4.1.5. Kiểm định One-way ANOVA (73)
      • 4.1.5.1. Giới tính (73)
      • 4.1.5.2. Năm sinh viên đang theo học (74)
      • 4.1.5.3. Dân tộc (76)
      • 4.1.5.4. Truyền thống kinh doanh của gia đình (77)
  • 4.2. Thảo luận kết quả phân tích (78)
  • 5.1. Kết luận (23)
  • 5.2. Đóng góp về mặt lý thuyết (23)
  • 5.3. Đề xuất hàm ý quản trị (82)
    • 5.3.1. Hàm ý quản trị về “thái độ đối với hành vi khởi nghiệp” (82)
    • 5.3.2. Hàm ý quản trị về “chuẩn chủ quan” (82)
    • 5.3.3. Hàm ý quản trị về “nhận thức kiểm soát hành vi” (83)
    • 5.3.4. Hàm ý quản trị về “xu hướng chấp nhận rủi ro” (84)
    • 5.3.5. Hàm ý quản trị về “nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học” (84)
    • 5.3.6. Hàm ý quản trị về “tự tin về khởi nghiệp thành công” (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (86)

Nội dung

Thông qua tham khảo ba lý thuyết trên và những nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, tác giả tiến hành mô hình hóa mối quan hệ giữa các nhân tố: thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, chu

Tính cấp thiết

Trong thời điểm hiện nay với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bị kìm hãm bởi ảnh hưởng của xung đột và rủi ro địa chính trị (Nguyễn Bích Lâm, 2024), Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển dự báo triển vọng thương mại toàn cầu năm

2024 vẫn rất bấp bênh Kéo theo đó, kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ của nền kinh tế có độ mở lớn Trong bối cảnh này, khởi nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế (King & Sobel, 2008) nhận định, khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách

So với trước đây, ý định khởi nghiệp kinh doanh của người trẻ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã gia tăng đáng kể, song với đó là ngày càng nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này của các học giả trong và ngoài nước Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được khám phá hơn, đặc biệt là khi áp dụng cho môi trường có sự giao thoa phức tạp về văn hoá và kinh tế như TP Hồ Chí Minh Điều này đặt ra câu hỏi về các yếu tố cụ thể và ảnh hưởng nhất tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh được hình thành

Khởi nghiệp được xem là có tác động tích cực đến nền kinh tế bằng cách tạo ra việc làm mới, thúc đẩy khả năng đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động, gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng Tinh thần khởi nghiệp cũng là một mối quan tâm to lớn vì đây là một thành tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp ở hầu hết các quốc gia Theo (Tổng cục Thống Kê, 2023), “số thanh niên thất nghiệp năm 2023 là khoảng 437,3 nghìn người, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp” Do đó, trong tình trạng khan hiếm việc làm so với với số lượng sinh viên ngày càng gia tăng thì giải pháp hữu hiệu để giảm lượng sinh viên thất nghiệp là khơi dậy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh “Các tài liệu trước đây chỉ ra rằng khởi nghiệp được quan tâm như một sự lựa chọn nghề nghiệp phổ biến của sinh viên trên toàn thế giới” (Schwarz, Wdowiak, Almer-Jarz, & Breitenecker, 2009) Để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" Vì lẽ đó, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ là rất quan trọng Đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung vào phân tích nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 phát triển và nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, sự gia tăng tích cực của các doanh nghiệp tư nhân sẽ là một trong những động lực quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của quốc gia đó Doanh nhõn tạo ra việc làm mới và duy trỡ chỳng (Fửlster, 2000), họ thỳc đẩy tăng trưởng GDP bằng hoạt động kinh doanh của mình (Van Stel, Carree, & Thurik, 2005) Do đó, việc thực hiện các chiến lược để khuyến khích ý định khởi nghiệp kinh doanh là vô cùng quan trọng vì ý định là bước đầu của mọi hành động có kế hoạch, bao gồm hành động kinh doanh (Ajzen, 1991).

Với sự biến động không ngừng và đầy bất ngờ của thị trường hiện tại thì việc khởi nghiệp kinh doanh - một hành vi có kế hoạch, đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư và nỗ lực của người khởi nghiệp Vì vậy, ý định khởi nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành hành vi khởi nghiệp, đặc biệt là nhóm đối tượng sinh viên đang theo học đại học, bởi họ đang trong thời kỳ định hướng sự nghiệp và phải tìm hiểu kĩ ngay từ lúc đầu hình thành ý định nếu muốn khởi sự kinh doanh thành công

Về mặt lý thuyết, thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để phân tích được dòng chảy của thị trường, lên kế hoạch và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng như chưa có các kỹ năng thẩm định rủi ro và tự tin để khởi sự kinh doanh Tuy nhiên, tình trạng sinh viên Việt Nam khởi nghiệp còn thấp mà đa phần họ khi vừa mới tốt nghiệp lại mong muốn làm việc cho các doanh nghiệp hơn Điều này có thể lý giải như chương trình giáo dục còn chú trọng vào lý thuyết mà chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức thực tiễn về khởi nghiệp Vì lẽ đó mà thế hệ trẻ nước ta chưa có tầm nhìn cần thiết và toàn diện để khởi nghiệp

Về mặt thực tiễn, theo số liệu của (Tổng cục thống kê, 2023), tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 - 24 tuổi là 7,86% trong quý III/2023 Trong 9 tháng đầu năm 2023, xấp xỉ 434.300 thanh niên thất nghiệp, chiếm 40% tổng số của cả nước Mặt khác, kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% vào GDP cả nước, một phần ba thu ngân sách nhà nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và tạo ra việc làm cho 85% số lao động cả nước (Minh Dũng, 2023) Đây cũng là lý do bài nghiên cứu này chọn đối tượng sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh đại diện tượng trưng cho lực lượng khởi nghiệp “Khởi nghiệp có mối tương quan chặt với tăng trưởng kinh tế địa phương” (Cardon & Kirk, 2013) Các doanh nghiệp được khởi sự kinh doanh thành công ngoài việc đóng góp vào GDP còn tạo ra nhiều việc làm và đóng góp cho xã hội Vì vậy, nên xây dựng và triển khai hệ thống chính sách hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế cả nước Đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, Nhà Nước thể hiện sự quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp của thế hệ trẻ thông qua việc ban hành các quyết định: đề án

“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg, 2016), đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Quyết định số 1665/QĐ-TTg, 2017) và lan truyền thông điệp xây dựng quốc gia khởi nghiệp Do đó, đây là vấn đề rất đáng được quan tâm để có thể đề xuất các hàm ý quản trị phù hợp cho những sinh viên có ý định khởi nghiệp trong tương lai

Nghiên cứu quốc tế về các yếu tố tác động ý định khởi nghiệp của sinh viên đã được tiến hành như: nghiên cứu của Nowiński và cộng sự (2019), hệ thống các nghiên cứu của (Maheshwari, Kha, & Arokiasamy, 2022), (Ambad & Damit, 2016) Các nghiên cứu trong nước về lĩnh vực này cũng được biết đến như nghiên cứu của (Ngô Thị Thanh Tiên & Cao Quốc Việt, 2016), (Trương Đức Thao & Nguyễn Trung Thuỳ Linh, 2019), (Phan Quan Việt & Trác Anh Hào, 2020) Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại có rất ít các nghiên cứu được thực hiện một cách có hệ thống để đánh giá đầy đủ tác động của các yếu tố: giáo dục khởi nghiệp, các đặc điểm cá nhân, môi trường kinh doanh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Thêm vào đó, tùy theo đặc điểm của từng khu vực mà việc đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp cũng sẽ có kết quả khác nhau Với những lý do trên, việc triển khai thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết Kết luận và hàm ý quản trị được rút ra từ nghiên cứu này sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về những yếu tố thật sự ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó đóng góp những hướng hỗ trợ phù hợp cho hệ thống các cơ sở giáo dục đại học và những nhà hoạch định chính sách, giúp sinh viên chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết làm hành trang khi họ khởi nghiệp sau này.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

Xác định, phân tích và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh Đồng thời, nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị giúp khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt Nam, qua đó cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm tại TP Hồ Chí Minh.

Mục tiêu cụ thể

Để có được cái nhìn tổng quát về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào ba mục tiêu sau:

- Thứ nhất là tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh

- Thứ hai là phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh và mối tương quan giữa các yếu tố này

- Cuối cùng là dựa trên những kết quả nghiên cứu có được, đề xuất một số hàm ý quản trị góp phần khuyến khích và nâng cao tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung cũng như sinh viên tại TP Hồ Chí Minh nói riêng trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại

TP Hồ Chí Minh như thế nào?

- Các hàm ý quản trị được đề xuất trong bài nghiên cứu này góp phần nâng cao hoặc thúc đẩy khía cạnh nào?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện đề tài là phương pháp định lượng Dựa trên tổng hợp cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước và kế thừa những thang đo đã được kiểm định qua các nghiên cứu trước, xây dựng ra mô hình nghiên cứu dự kiến Sau đó, thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ để thống nhất được mô hình nghiên cứu chính thức và hiệu chỉnh thang đo phù hợp với phạm vi của bài nghiên cứu này Tiếp đến, xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức bao gồm khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi và phân tích số liệu với dữ liệu khảo sát thu được thông qua: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích mô hình cấu trúc bằng bằng PLS-SEM algorithm cùng Bootstrapping trong SMARTPLS 4 và phân tích khác biệt trung bình One-way ANOVA về các đặc điểm nhân khẩu học.

Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu đối tượng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và tiến hành sử dụng cách gửi biểu mẫu bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến đến các sinh viên đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu

Trong phân tích nhân tố thì số biến quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến Dự kiến trong mô hình nghiên cứu này, sử dụng bảng khảo sát gồm có n câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Để đảm bảo độ tin cậy của quá trình nghiên cứu, phải chọn số lượng mẫu tối thiểu là n × 5 = 5n (mẫu) Do đó, tác giả quyết định số lượng biểu mẫu bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Sau khi kiểm tra, tiến hành loại bỏ những phiếu không hợp lệ Bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức là bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nghiên cứu được chọn theo cách lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất

Dữ liệu sau khi thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát các sinh viên sẽ được làm sạch, sau đó xử lý bằng phần mềm SPSS để thống kê tần số, đánh giá hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu Sau đó, tiến hành phân tích mô hình cấu trúc bằng bằng PLS-SEM algorithm cùng Bootstrapping trong SMARTPLS 4 để kiểm định các giả thuyết được đề xuất và mối quan hệ trung gian của mô hình nghiên cứu Cuối cùng, thực hiện phân tích khác biệt trung bình One-way ANOVA để đánh giá sự khác biệt về ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial Intention) đối với các yếu tố nhân khẩu học, bao gồm: giới tính, năm sinh viên đang học, dân tộc và truyền thống kinh doanh của gia đình.

Đóng góp của đề tài

Về mặt học thuật

Nghiên cứu này cung cấp những thông tin có lợi cho các học giả nghiên cứu về lĩnh vực này, đưa ra mô hình lý thuyết giúp các đè tài tương tự có thể tham khảo cũng như cung cấp những khoảng trống tri thức cho các nghiên cứu trong tương lai.

Về mặt thực tiễn

Trong một thế giới hội nhập với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng được đẩy nhanh, mỗi quốc gia đều nên chú ý hơn tới ý định khởi nghiệp kinh doanh của thế hệ trẻ và làm thế nào để nâng cao ý định này với sự trợ giúp của hệ thống giáo dục của đất nước Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ đem lại ý nghĩa thiết thực đối với lĩnh vực khởi nghiệp, đưa ra một số hàm ý quản trị giúp các tổ chức giáo dục khuyến khích và hỗ trợ sinh viên hướng tới ý định khởi nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất các hướng có thể xem xét để nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên nói riêng và phát triển hoạt động khởi nghiệp của thế hệ trẻ nói chung, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và giải quyết vấn đề việc làm tại TP Hồ Chí Minh.

Kết cấu của khóa luận

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa (đóng góp) của đề tài

1.7 Kết cấu của khóa luận

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1.1 Khái ni ệ m v ề kh ở i nghi ệ p (Entrepreneurship)

Khái niệm về khởi nghiệp thay đổi tuỳ theo thời gian với góc nhìn của các nhà nghiên cứu khác nhau Định nghĩa về khởi nghiệp ở đầu thế kỉ 20 được diễn đạt là quá trình cá nhân khởi nghiệp tạo dựng doanh nghiệp (Penrose, 1959) khẳng định hành vi tự làm chủ doanh nghiệp là quá trình mà cá nhân khởi nghiệp hiểu biết rõ và xác định theo đuổi để nắm lấy cơ hội trong nền kinh tế Mặt khác, (Drucker, 1985; Kirzner, 1985) cho rằng hành động này bao gồm ba yếu tố cơ bản: chấp nhận rủi ro, sự cải tiến và chủ động (MacMillan, 1993) cũng có quan điểm tương đồng khi định nghĩa khởi nghiệp là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi ro để kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp mới nhằm mục đích kiếm được lợi nhuận hoặc làm giàu Đến đầu những năm của thế kỷ 21, định nghĩa về khởi nghiệp càng được hoàn thiện hơn (Hisrich & Drnovsek, 2002) khẳng định khởi nghiệp là quá trình tạo ra một cái gì đó có giá trị, mới mẻ bằng thời gian và các nỗ lực cần thiết để có được sự tự do về mặt tài chính, chấp nhận cả những rủi ro về tài chính, xã hội Trong khi đó, (McDougall

& Oviatt, 2005) cho rằng khởi nghiệp là sự đánh giá, thực hiện và khai phá cơ hội để tạo nên các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai

Trong nghiên cứu học thuật, khởi nghiệp gắn liền chủ yếu với hai hướng chính: (1) Khởi nghiệp là sự lựa chọn về nghề nghiệp của những cá nhân không sợ rủi ro, muốn tự làm chủ cụng việc kinh doanh và thuờ người khỏc làm việc cho mỡnh (Liủỏn

(2) Khởi nghiệp gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân”: theo nghĩa hẹp là việc một cá nhân bắt đầu khởi sự kinh doanh (Begley & Tan, 2001), theo nghĩa rộng thì tinh thần doanh nhân là một thái độ, phong cách làm việc mới, đề cao tính sáng tạo, tự chủ và chấp nhận rủi ro để tạo ra các giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện tại

Ngoài ra, quan điểm về khởi nghiệp có thể hàm chứa những sự đột phá, sáng tạo về công nghệ, quy trình quản lý, hình thức kinh doanh Trong khóa luận này, khái niệm về khởi nghiệp có thể hiểu là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực bản thân để tạo dựng công việc kinh doanh mới Quan điểm này đồng nhất với các quan điểm về khởi nghiệp đã nêu

2.1.1.2 Khái ni ệ m v ề doanh nhân kh ở i nghi ệ p (Entrepreneur)

Hai hướng tiếp cận chính của định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp là đặc điểm cá nhân và hành vi Theo hướng thứ nhất, doanh nhân khởi nghiệp có một hoặc nhiều đặc điểm cá nhân cụ thể liên quan đến hành vi khởi nghiệp như: chấp nhận rủi ro, tố chất lónh đạo, sỏng tạo, biết nắm bắt cơ hội (Landstrửm & Benner, 2010) Hướng tiếp cận hành vi lại thường tập trung vào hành động cụ thể của doanh nhân khởi nghiệp và điều này sẽ rất khó quan sát trong thực tế Do đó, khóa luận này sẽ áp dụng hướng tiếp cận hành vi nhằm khám phá các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở hành vi của người khởi nghiệp

(Kirzner, 1985) định nghĩa doanh nhân khởi nghiệp là những người có khả năng nắm bắt các cơ hội tiềm năng và khởi xướng hành động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiệu quả hơn Doanh nhân khởi nghiệp còn được định nghĩa là cá nhân có khả năng nhận biết cơ hội kinh doanh và tổng hợp các nguồn lực nhằm đạt được những giá trị phù hợp nhất trong môi trường kinh doanh rủi ro (Amit & Schoemaker, 1993)

Mặc dù đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp thường khó quan sát kể cả trước và sau khi đã khởi nghiệp thành công hoặc thất bại (Amit & Schoemaker, 1993), khảo sát các doanh nhân trước khi khởi nghiệp lại chiếm đa số trong hầu hết các nghiên cứu về đề tài này Điều này là do có thể xảy ra tính bất đối xứng trong chọn mẫu quan sát khi lựa chọn quan sát sau thay vì trước tiến trình trước khởi nghiệp của các doanh nhân thành công trong khi bỏ qua đặc điểm của các doanh nhân khởi nghiệp thất bại Bên cạnh đó, đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp (bất kể thành công hay thất bại) cũng khác nhau tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp (Peterman & Kennedy, 2003)

2.1.1.3 Khái ni ệ m v ề ý đị nh kh ở i nghi ệ p Ý định khởi nghiệp được (Bird, 1988) quan niệm là trạng thái tâm trí của một cá nhân hướng đến việc tạo lập một doanh nghiệp mới hoặc hình thành một hoạt động kinh doanh mới (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007) cũng có quan điểm tương đồng khi định nghĩa ý định khởi nghiệp là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Wu & Wu, 2008) và (Miranda, Chamorro-Mera, & Rubio, 2017) cho rằng ý định khởi nghiệp là mong muốn bắt đầu kinh doanh của một cá nhân và là trạng thái thúc đẩy cá nhân quyết định thành lập một doanh nghiệp mới

Tóm lại, ý định khởi nghiệp được xem là cầu nối quan trọng trong việc hiện thực hóa ước mơ trở thành doanh nhân khởi nghiệp Trong khóa luận này, ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh có chủ ý với mong muốn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

2.1.1.4 Định nghĩa về sinh viên

Theo Điều 2 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo (Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, 2016), khái niệm sinh viên được quy định như sau:

“1 Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học

2 Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.”

Như vậy, sinh viên có thể hiểu đơn giản là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề để chuẩn bị cho công việc sau này.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Lược khảo nghiên cứu

Tác giả lược khảo một vài nghiên cứu liên quan đến đề tài, được phân loại theo từng vấn đề như sau:

- Về ba yếu tố thuộc thuộc lý thuyết TPB: nghiờn cứu của (Liủỏn & Chen, 2009) cho thấy thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp với mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào đặc điểm quốc gia, trong khi quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng gián tiếp thông qua thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi; nghiên cứu của (Ambad & Damit, 2016) đưa ra kết quả cho thấy ba nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là thái độ (ảnh hưởng mạnh nhất), quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; nghiên cứu của (Wu & Wu, 2008) cũng đồng ý rằng thái độ đối với khởi nghiệp và nhận thức kiểm soát hành vi tác động thuận chiều với ý định khởi nghiệp, trong khi quy chuẩn chủ quan không chứng minh được có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

- Về xu hướng chấp nhận rủi ro, theo (Zhao, Seibert, & Hills, 2005), những người có xu hướng rủi ro cao sẽ có nhiều tự tin hơn khi đối mặt với những tình huống rủi ro và coi chúng ít nguy hiểm hơn so với các cá nhân khác Do vậy, họ có thể cảm thấy bớt lo lắng khi đảm nhiệm công việc, từ đó hoàn thành nhiệm vụ một cách thoải mái hơn và giúp tính tự giác khởi nghiệp cao hơn Nghiên cứu này cũng chứng minh “sự tự tin vào năng lực bản thân” (self-efficacy) đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa xu hướng rủi ro (risk propensity) và ý định khởi nghiệp của sinh viên (Gurel, Altinay, & Daniele, 2010) cho rằng tính đổi mới và xu hướng chấp nhận rủi ro đóng vai trò quan trong việc dự báo ý định khởi nghiệp du lịch ở sinh viên Anh và Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu của (Zhang & Cain, 2017) cũng chỉ ra rằng không có mối quan hệ trực tiếp giữa lo ngại rủi ro và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường nha khoa Lo ngại rủi ro chỉ gián tiếp làm giảm ý định khởi nghiệp thông qua các tiền đề của lý thuyết TPB

- Về yếu tố nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học, (Mustafa, Hernandez, Chee,

& Mahon, 2016) khảo sát các sinh viên Malaysia đã thu được kết quả cho thấy tính cách chủ động và nhận thức về sự hỗ trợ của trường đại học có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Nghiên cứu của (Shi, Yao, & Wu, 2020) thông qua khảo sát các sinh viên Trung Quốc cũng khẳng định quan hệ tích cực giữa sự hỗ trợ của trường đại học và ý định khởi nghiệp theo định hướng tăng trưởng hoặc độc lập Nhận thức về sự hỗ trợ của trường đại học cũng được cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp trong kết quả nghiên cứu của (Su, và những tác giả khác, 2021) Điều này góp phần nhấn mạnh vai trò quan trọng của trường đại học trong việc hình thành tinh thần khởi nghiệp ở sinh viên

- Về yếu tố sự tự tin về khởi nghiệp thành công, (Nguyễn Thanh Hùng & Nguyễn Thị Kim Pha, 2016) nhấn mạnh: “Sinh viên càng tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp thì ý định khởi nghiệp của họ càng tăng” Nhiều nghiên cứu cho thấy tự tin về năng lực bản thân và ý định khởi nghiệp của sinh viên có mối quan hệ tích cực đáng kể, chẳng hạn như: tự tin về năng lực bản thân được chứng minh có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp (Zhao, Seibert, & Hills, 2005); (Sesen, 2013) nhận định tự tin về năng lực khởi nghiệp của bản thân (entrepreneurial self‐efficacy) cùng các yếu tố môi trường, mạng xã hội và khả năng tiếp cận vốn có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục khởi nghiệp và tự tin về năng lực bản thân được nhận định là có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp (Utami, 2017); (Liu, Lin, Zhao, & Zhao, 2019) khẳng định giáo dục khởi nghiệp và tự tin về năng lực khởi nghiệp của bản thân tác động tích cực đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học

- Về yếu tố nhân khẩu học, theo nghiên cứu dựa trên mẫu bao gồm các sinh viên đại học kinh doanh tại ba trường đại học ở Nam Phi của (Farrington, Venter, & Louw, 2012), các biến nhân khẩu học: trường đại học đã theo học, trình độ học vấn và dân tộc có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên (Yang, 2013) chứng minh ba biến tiên đoán hiệu quả nhất về ý định khởi nghệp theo thứ tự giảm dần là: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Kinh nghiệm khởi nghiệp của cha mẹ và giới tính cũng tác động đáng kể đến ba biến trên và ý định khởi nghiệp (Alexander & Honig, 2016) đã chứng minh thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp, với ý định khởi nghiệp thay đổi tùy theo dân tộc của cá nhân khởi nghiệp

- Về phương pháp nghiên cứu, hầu hết nghiên cứu đều sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) ở giai đoạn đầu tiên

- Về các biến trong mô hình nghiên cứu, hầu hết các biến độc lập và biến phụ thuộc được đo lường bởi thang đo Likert bao gồm từ 5 đến 7 mức độ Lý giải cho điều này là vì phần lớn các biến này khó có thể quan sát trực tiếp và thường là các khái niệm đa chiều, do đó việc đo lường bằng mức độ nhận thức của đối tượng với các yếu tố được khảo sát được cho là phù hợp Biến phụ thuộc (ý định khởi nghiệp) trong khóa luận này được thừa kế từ các nghiên cứu của (Chen, Greene, & Crick, 1998) và (Krueger, Reilly,

Bảng 2.1 - Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp

Lý thuyết và mô hình áp dụng Nhận xét

- Hầu hết sinh viên có cùng quan điểm về động lực và rào cản đối với tinh thần kinh doanh Sự tự tin là một yếu tố dự báo quan trọng về ý định khởi nghiệp

- Nghiên cứu chỉ giới hạn ở sinh viên đại học nên các khuyến nghị chưa được khái quát rộng rãi hơn

Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Shapero và Sokol 1982); Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen 1991)

- Nhận thức hỗ trợ từ giáo dục, hỗ trợ phát triển ý tưởng, hỗ trợ phát triển kinh doanh và hỗ trợ từ thể chế tác động tích cực đến tự tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân Trong đó, nhận thức hỗ trợ từ giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất

- Tự tin vào năng lực bản thân có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp Các động lực cá nhân có tác động bổ sung đến ý định

Mô hình sự kiện khởi nghiệp (Shapero và Sokol 1982); Lý thuyết hành vi có

- Kinh nghiệm kinh doanh, môi trường bên ngoài, nhận thức tính khả thi ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức tích cực về tinh thần kinh doanh và tác động tích cực gián tiếp đến ý định khởi nghiệp

- Nhận thức tính khả thi và đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức tiêu cực về tinh thần kế hoạch (Ajzen 1991) kinh doanh và tác động tiêu cực gián tiếp đến ý định khởi nghiệp

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen 1991); Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (Shapero và Sokol 1982);

Về giới tính: trong khi nghiên cứu của (Alexander & Honig, 2016) cho thấy giới tính nam ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp, thì (Nowiński, Lančarič, Egerová, Haddoud, & Czeglédi, 2019) nhận định: sinh viên nữ có xu hướng khởi nghiệp thấp hơn nam, nhưng lại được hưởng lợi nhiều hơn từ giáo dục khởi nghiệp.

Lý thuyết khởi sự kinh doanh

- Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đều tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

- Chỉ tiến hành khảo sát với sinh viên năm cuối của Trường Đại học Phan Thiết

- Đánh giá các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học trên toàn thế giới từ năm 2005 đến năm 2022: đa phần sử dụng mô hình lý thuyết TPB và yếu tố nhận thức

- 7 yếu tố chính tác động đến ý định khởi nghiệp là: nhận thức, tính cách, môi trường, xã hội, giáo dục, bối cảnh và nhân khẩu học

- Đánh giá này có thể đã bỏ qua một số nghiên cứu do sự quá tải của cơ sở dữ liệu

Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu đều áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và kết hợp thêm một vài lý thuyết khác để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Các biến độc lập rất phong phú, đặc biệt các biến độc lập như: thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi, tự tin vào năng lực bản thân và nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học đều tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp Đây là căn cứ đầu vào hữu ích và vững chắc, giúp xây dựng mô hình nghiên cứu cho những đề tài liên quan đến ý định khởi nghiệp trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước

Tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp

Thái độ đối với hành vi + + + + + + + +

Nhận thức kiểm soát hành vi + + + + + + + +

Xu hướng chấp nhận rủi ro + +

Nhận thức sự hỗ trợ từ giáo dục + + + + + + + +

Tự tin vào năng lực bản thân + + + + + + + +

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

*Lưu ý: Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp chỉ tồn tại trong một nghiên cứu đã bị loại bỏ khỏi bảng

+ : yếu tố tác động thuận chiều với ý định khởi nghiệp

- : yếu tố tác động nghịch chiều với ý định khởi nghiệp

0 : yếu tố được chứng minh không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu

Trong bảng 2.2, các nghiên cứu đưa vào bảng được đánh số từ 1 đến 18 lần lượt như sau: (1) (Zhao, Seibert, & Hills, 2005); (2) (Wu & Wu, 2008); (3) (Liủỏn & Chen, 2009); (4) (Pruett, Shinnar, Toney, & Llopis, 2009); (5) (Gurel, Altinay, & Daniele, 2010); (6) (Sesen, 2013); (7) (Yang, 2013); (8) (Saeed, Yousafzai, Yani-De-Soriano, & Muffatto, 2015); (9) (Alexander & Honig, 2016); (10) (Ambad & Damit, 2016); (11) (Khuong & Nguyen, 2016); (12) (Mustafa, Hernandez, Chee, & Mahon, 2016); (13) (Nguyễn Thanh Hùng & Nguyễn Thị Kim Pha, 2016); (14) (Utami, 2017); (15) (Liu, Lin, Zhao, & Zhao, 2019); (16) (Nowiński, Lančarič, Egerová, Haddoud, & Czeglédi, 2019); (17) (Phan Quan Việt & Trác Anh Hào, 2020); (18) (Shi, Yao, & Wu, 2020); (19) (Su, và những tác giả khác, 2021).

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Giả thuyết

Các biến được sử dụng trong khóa luận này đến từ ba lý thuyết nền chính là:

“thái độ đối với hành vi”, “chuẩn chủ quan”, “nhận thức kiểm soát hành vi” và “nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học” được rút ra từ lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991); “xu hướng rủi ro” được từ mô hình của (Lüthje & Franke, 2003); “tự tin về khởi nghiệp thành công” bắt nguồn từ mô hình ý định khởi nghiệp (Boyd & Vozikis, 1994) Khóa luận này xác định ảnh hưởng ảnh hưởng gián tiếp của thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, xu hướng rủi ro và nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học đến ý định khởi nghiệp thông qua yếu tố trung gian là “tự tin về khởi nghiệp thành công” Đánh giá các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học trên toàn thế giới từ năm 2005 đến năm 2022 của nhóm tác giả (Maheshwari, Kha, & Arokiasamy, 2022) cho thấy: hầu hết các nghiên cứu sử dụng các thành phần trong lý thuyết TPB làm yếu tố trung gian và biến điều tiết được sử dụng chủ yếu là các yếu tố thuộc nhân khẩu học, bối cảnh và cá tính Ngoài các yếu tố TPB, tự tin về khởi nghiệp thành công là một trong những yếu tố thuộc nhóm yếu tố nhận thức được sử dụng để làm yếu tố trung gian Tác động của tự tin về khởi nghiệp thành công đối với hành vi của cá nhân đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem xét khái niệm này trong chủ đề khởi nghiệp (Zhao, Seibert, & Hills, 2005), (Piperopoulos & Dimov, 2015)

2.3.1.1 T ự tin v ề kh ở i nghi ệ p thành công Đối với khởi nghiệp, sự tự tin vào năng lực bản thân được hiểu là sự tin tưởng của cá nhân về khả năng thực hiện hoạt động khởi nghiệp thành công (Ajzen, 1991), được đánh giá qua: cảm nhận về khả năng tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp; mức độ thành công của công việc kinh doanh; những kiến thức và kinh nghiệm để việc khởi nghiệp khả thi (Đoàn Thị Thu Trang, 2018) Yếu tố “tự tin về năng lực khởi nghiệp” hay còn gọi là “tự tin về khởi nghiệp thành công” (entrepreneurial self-efficacy) được nhiều học giả đưa vào nhiều nghiên cứu để dự đoán ý định khởi nghiệp của sinh viên (Gorgievski, Stephan, Laguna, & Moriano, 2018), (Feola, Vesci, Botti, & Parente, 2019) Các tác giả (Zhao, Seibert, & Hills, 2005), (Sesen, 2013), (Utami, 2017), (Liu, Lin, Zhao,

& Zhao, 2019) cũng đều nhận định sự tự tin vào năng lực khởi nghiệp của bản thân tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Do đó, nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyết H1: Tự tin về khởi nghiệp thành công tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP HCM

2.3.1.2 Thái độ đố i v ớ i hành vi kh ở i nghi ệ p

Thái độ đối với hành vi thể hiện sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực (ủng hộ hoặc phản đối) của một cá nhân về hành vi dự định thực hiện (Ajzen, 1991) và hành vi được đề cập đến trong khóa luận này là hành vi khởi nghiệp Sinh viên sẽ tiến hành khởi nghiệp một khi họ có thái độ hứng thú với việc khởi nghiệp, nhận thấy lợi ích, nắm bắt cơ hội và cú được nguồn lực Kết quả cỏc nghiờn cứu của (Lỹthje & Franke, 2003) và (Liủỏn

& Chen, 2009) đều nhận định thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp Bên cạnh đó, các nghiên cứu của (Autio, Keeley, Klofsten, Parker, & Hay, 2001) và (Kadir, Salim, & Kamarudin, 2012) đều đồng tình kết luận rằng thái độ đối với hành vi là yếu tố tác động tích cực và có tầm quan trọng đáng kể đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên

Bên cạnh đó, sự tự tin vào năng lực bản thân cũng được xác định như một quá trình nhận thức xã hội (Bandura, 1977), có thể giải thích tác động của kiến thức và hành động của cá nhân dưới dạng thái độ đối với khởi nghiệp

Do đó, nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyết H2a: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp tác động thuận chiều đến tự tin về khởi nghiệp thành công

Giả thuyết H2b: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP HCM thông qua tự tin về khởi nghiệp thành công

Chuẩn chủ quan hay quy chuẩn chủ quan được định nghĩa là các áp lực về sự kỳ vọng, ủng hộ hoặc phản đối thực hiện hành vi đến từ những người quan trọng trong xã hội đối với cá nhân (như gia đình, người thân, bạn bè ), dẫn đến cá nhân đó đưa ra quyết định về việc có thực hiện hành vi hay không (Ajzen, 1991) Cá nhân sẽ lựa chọn thực hiện hành vi theo cách mà xã hội mong chờ ở họ (Bird, 1988) Nghiên cứu của (Autio, Keeley, Klofsten, Parker, & Hay, 2001) và (Bagraim & Gird, 2008) đều nhận định quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

Theo (Utami, 2017), chuẩn chủ quan ngụ ý áp lực xã hội để bắt đầu kinh doanh Các chuẩn mực trong môi trường của một người có thể ảnh hưởng đến niềm tin của họ khi thực hiện một hoạt động cụ thể Chuẩn chủ quan cũng định hình thái độ khởi nghiệp thông qua việc tác động đến tư duy của cá nhân Theo các nghiên cứu của (Krueger, Reilly, & Carsrud, 2000) và (Kolvereid & Isaksen, 2006), chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến thái độ và khuynh hướng khởi nghiệp

Do đó, nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyết H3a: Chuẩn chủ quan tác động thuận chiều đến tự tin về khởi nghiệp thành công

Giả thuyết H3b: Chuẩn chủ quan tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP HCM thông qua tự tin về khởi nghiệp thành công

2.3.1.4 Nh ậ n th ứ c ki ể m soát hành vi

Lý thuyết hành vi có kế hoạch do (Ajzen, 1991) gợi ý rằng nhận thức của cá nhân về khả năng kiểm soát của họ đối với một hành vi ảnh hưởng đáng kể đến ý định thực hiện hành vi đó của họ Mặt khác, tự tin vào năng lực bản thân đề cập đến niềm tin của cá nhân vào khả năng của chính họ để thực hiện thành công các nhiệm vụ cụ thể (Schunk & Dibenedetto, 2020) Theo đó, nhận thức kiểm soát hành vi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong (bao gồm niềm tin về kỹ năng, khả năng và ý chí) và bên ngoài (bao gồm thời gian, cơ hội và sự phụ thuộc vào những điều khác) (Ajzen & Timko, 1986) và (Ajzen, 1991), còn sự tự tin vào năng lực bản thân chỉ tập trung vào các yếu tố bên trong cá nhân

Nghiên cứu trước đây của (Shapero & Sokol, 1982) cho rằng một cá nhân có ý định khởi nghiệp phải có mong muốn khởi nghiệp và nhận thấy tính khả thi của việc khởi nghiệp (Bagraim & Gird, 2008) cũng chỉ ra rằng nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Phát hiện của (Souitaris, Zerbinati,

& Al-Laham, 2007) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi sẽ thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp nếu họ nhận thấy việc trở thành doanh nhõn dễ dàng Ngoài ra, (Liủỏn & Chen, 2009) cũng khẳng định: “sinh viên cần có khả năng phân tích vấn đề và nhận định tính khả thi của kế hoạch kinh doanh để hình thành ý định khởi nghiệp”

Do đó, nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyết H4a: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động thuận chiều đến tự tin về khởi nghiệp thành công

Giả thuyết H4b: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP HCM thông qua tự tin về khởi nghiệp thành công

2.3.1.5 Xu hướ ng ch ấ p nh ậ n r ủ i ro

Xu hướng rủi ro (risk propensity) có thể hiểu là xu hướng chấp nhận rủi ro (risk- taking propensity) của một người Nó được coi là một yếu tố quan trọng đối với quyết định khởi nghiệp (Antoncic, và những tác giả khác, 2016) (Drucker, 1985) cho rằng hành vi khởi nghiệp bao gồm: chấp nhận rủi ro, sự cải tiến và chủ động (MacMillan, 1993) định nghĩa khởi nghiệp là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi ro để kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp mới (Liủỏn & Chen, 2006) cú quan điểm tương đồng khi chỉ ra khởi nghiệp là sự lựa chọn liên quan đến nghề nghiệp của những cá nhân không sợ rủi ro (Landstrửm & Benner, 2010) cũng nhận định: chấp nhận rủi ro là một trong cỏc đặc điểm cá nhân cụ thể liên quan đến hành vi khởi nghiệp của doanh nhân

Theo (Zhao, Seibert, & Hills, 2005), những người có xu hướng rủi ro cao hơn sẽ có nhiều tự tin hơn khi đối mặt với những tình huống rủi ro Nghiên cứu của (Setiawan

A , Nugraheni, Rahmattullah, Bella, & Elyani, 2023) tìm ra bằng chứng cho thấy xu hướng rủi ro có tác động tích cực và đáng kể đến tự tin về khởi nghiệp thành công

Do đó, nghiên cứu đề xuất:

Giả thuyết H5a: Xu hướng chấp nhận rủi ro tác động thuận chiều đến tự tin về khởi nghiệp thành công

Nghiên cứu chính thức

Phương pháp thu thập dữ liệu

Khóa luận tốt nghiệp này thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách khảo sát trực tuyến dựa vào bảng câu hỏi Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng cho nghiên cứu chính thức được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ (trình bày tại Phụ lục 1)

3.3.1.2 Đối tượ ng kh ả o sát Đối tượng khảo sát của khóa luận này là các sinh viên chưa từng khởi nghiệp và có ý định khởi nghiệp hiện đang sinh sống và học tập tại TP Hồ Chí Minh

(Hair, Anderson, Tatham, & Black, 1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu để phù hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một biến cần có năm quan sát Nghiên cứu có 7 thang đo với 33 biến quan sát, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu là: 33 x 5 = 165 quan sát Quan điểm của (Comrey & Lee, 1992) về cỡ mẫu tương ứng: 100 = tệ; 200 = khá; 300

= tốt; 500 = rất tốt; 1000 (hoặc hơn) = tuyệt vời Trong khóa luận tốt nghiệp này, cỡ mẫu được xác định là 474 Như vậy, theo (Comrey & Lee, 1992) cỡ mẫu gần đạt mức rất tốt

Khóa luận sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất - tức là chọn bất kỳ sinh viên nào mà tác giả có thể tiếp cận được mà không phân biệt giới tính, năm sinh viên đang học, ngành học

Sau khi đã xác định đối tượng khảo sát, kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu.

Thiết lập bảng câu hỏi khảo sát

Quy trình xây dựng bảng câu hỏi

Để có được dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Quy trình xây dựng bảng câu hỏi được thực hiện theo các bước như trong hình 3.3:

Hình 3.3 - Quy trình xây dựng bảng câu hỏi

Xây dựng thang đo chính thức

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp

TD1 Trở thành một doanh nhân là điều hấp dẫn đối với tôi

& Xavier, 2019), (Utami, 2017) TD2 Trở thành một doanh nhân khiến tôi rất hài lòng

TD3 Tôi có quan điểm tích cực về thất bại trong kinh doanh

TD4 Tôi luôn sẵn sàng mạo hiểm dù xảy ra bất cứ điều gì

TD5 Tôi luôn mong muốn tận dụng các cơ hội kinh doanh mới

CCQ1 Những người quan trọng đối với tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi (Utami, 2017),

(Phan Anh Tú & Trần Quốc Huy, 2017), (Châu Thị Ngọc Thuỳ & Huỳnh Lê Thiên Trúc, 2020) CCQ2 Sự tin tưởng của gia đình, người thân hoặc bạn bè vào nỗ lực khởi nghiệp của tôi là quan trọng

CCQ3 Bạn bè sẽ ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể khởi nghiệp

CCQ4 Nếu tôi gặp khó khăn trong công việc kinh doanh thì sẽ nhận được sự hỗ trợ của gia đình, người thân hoặc bạn bè

Nhận thức kiểm soát hành vi

NTKS1 Tôi cảm thấy dễ dàng để bắt đầu khởi nghiệp (Nguyễn Thanh

Hùng & Nguyễn Thị Kim Pha, 2016), (Châu Thị NTKS2 Tôi biết cụ thể chi tiết những việc cần làm để khởi nghiệp

NTKS3 Tôi có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình khi khởi nghiệp

NTKS4 Tôi sẽ khởi nghiệp thành công nếu tôi nỗ lực cố gắng Ngọc Thuỳ &

Huỳnh Lê Thiên Trúc, 2020) NTKS5 Trở thành một doanh nhân tốt hơn việc trở thành lực lượng lao động của người khác

Xu hướng chấp nhận rủi ro

RR1 Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp (Agustina &

Fauzia, 2021), (Setiawan A , Nugraheni, Rahmattullah, Bella, & Elyani, 2023) RR2 Tôi sẽ chịu đựng được những tình huống hoặc nhiệm vụ căng thẳng

RR3 Tôi cởi mở với những trải nghiệm mới

RR4 Tôi có khả năng tính toán những rủi ro sẽ xảy ra

RR5 Tôi đề phòng mọi rủi ro có thể xảy ra

Nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học

NTHT1 Trường đại học thường tổ chức các buổi toạ đàm/hội thảo về khởi nghiệp (Saeed, Yousafzai,

& Muffatto, 2015), (Utami, 2017) NTHT2 Trường đại học cung cấp chương trình học sau đại học về khởi nghiệp kinh doanh

NTHT3 Chương trình học có các môn liên quan đến khởi nghiệp

NTHT4 Trường đại học cung cấp thêm các khóa học tự chọn về khởi nghiệp

Trường đại học/các câu lạc bộ của trường thường tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội trao đổi với nhau về khởi nghiệp và nâng cao tinh thần kinh doanh

Tự tin về khởi nghiệp thành công

TTKN1 Tôi có các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp (Utami, 2017),

& Xavier, 2019) TTKN2 Tôi có khả năng nhận ra những cơ hội kinh doanh

TTKN3 Tôi tự tin bản thân có thể khởi nghiệp thành công

TTKN4 Tôi cảm thấy dễ dàng để xây dựng và quản lý một dự án kinh doanh mới/doanh nghiệp mới Ý định khởi nghiệp

YDKN1 Tôi mong muốn thành lập doanh nghiệp cho riêng mình (Chen, Greene, &

& Trác Anh Hào, 2020) YDKN2 Tôi có nguồn cảm hứng tốt để khởi nghiệp

YDKN3 Mục tiêu cuộc đời tôi là thành lập doanh nghiệp riêng

YDKN4 Quyết tâm thành lập một doanh nghiệp trong tương lai

YDKN5 Lập kế hoạch khởi nghiệp sau khi tiếp thu kiến thức về khởi nghiệp thông qua các khóa học tại trường

Nội dung bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi chính thức sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ đồng ý của người trả lời với từng phát biểu, trong đó: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý Nội dung các biến quan sát cũng được hiệu chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại TP Hồ Chí Minh

Nội dung bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng chính thức được thiết lập bao gồm ba phần như sau:

Phần 1 - sàng lọc: vì nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát những sinh viên có ý định khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh nên Phần 1 của khảo sát sẽ bao gồm ba câu hỏi để xem đối tượng khảo sát có phải là sinh viên đại học hay không, có ý định khởi nghiệp hay không và có đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh hay không Từ đó, ra quyết định đối tượng này sẽ tiếp tục tham gia khảo sát hoặc kết thúc khảo sát

Phần 2 - phân loại: thu thập những thông tin về đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, năm sinh viên đang học, dân tộc, truyền thống kinh doanh của gia đình

Phần 3 - nội dung khảo sát: bao gồm các câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng chính thức

Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu được sử dụng trong khóa luận là: thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích khác biệt trung bình One-way ANOVA bằng phần mềm SPSS, phân tích mô hình cấu trúc bằng PLS-SEM algorithm cùng Bootstrapping trong phần mềm SMARTPLS 4

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu chương 4

Dựa trên thang đo chính thức được xây dựng ở chương 3, nội dung chương 4 sẽ trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh: (1) Kết quả phân tích và (2) Thảo luận kết quả phân tích.

Kết quả phân tích

Thống kê mô tả về thông tin nhân khẩu học

Chi tiết dữ liệu về đặc điểm mẫu nghiên cứu được thống kê tần số (Frequencies) bằng phần mềm SPSS nằm ở Phụ lục 2

Bảng 4.1 - Tổng quát đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Phân loại Tần suất Tỷ lệ

Năm sinh viên đang học

Truyền thống kinh doanh của gia đình

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Về giới tính, đáp viên là nam có 114 người (chiếm tỷ lệ 24,1%), đáp viên là nữ có 360 người (chiếm tỷ lệ 75,9%)

Về năm sinh viên đang học, đáp viên là sinh viên năm 1 có 85 người (chiếm tỷ lệ 17,9%), đáp viên là sinh viên năm 2 có 168 người (chiếm tỷ lệ 35,4%), đáp viên là sinh viên năm 3 có 109 người (chiếm tỷ lệ 23,2%), đáp viên là sinh viên năm 4 có 111 người (chiếm tỷ lệ 23,4%)

Về dân tộc, đáp viên có 545 người thuộc dân tộc Kinh (chiếm tỷ lệ 17,7%) và chỉ có 20 đáp viên thuộc dân tộc khác (dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 1,7%, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 1,7% và dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 0,8%)

Về truyền thống kinh doanh của gia đình, có 299 đáp viên có người thân trong gia đình đang kinh doanh (chiếm tỷ lệ 63,1%) và 175 đáp viên không có người thân trong gia đình đang kinh doanh (chiếm tỷ lệ 36,9%).

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Chi tiết kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo được phân tích bằng phần mềm SPSS nằm ở Phụ lục 3

Bảng 4.2 - Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha

Biến Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm TD (thái độ đối với hành vi khởi nghiệp) = 0,731

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm CCQ (chuẩn chủ quan) = 0,771

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm NTKS (nhận thức kiểm soát hành vi) = 0,716

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm RR (xu hướng chấp nhận rủi ro) = 0,749

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm NTHT (nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học) = 0,795

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm TTKN (tự tin về khởi nghiệp thành công) = 0,743

Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm YDKN (ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh) = 0,788

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Kết quả kiểm định cho thấy: tất cả biến quan sát đều có hệ số Cronbach's Alpha của nhóm > 0,6 và tất cả biến quan sát đều có tương quan biến - tổng (Corrected Item -

Total Correlation) > 0,3 Như vậy, tất cả thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt

Bên cạnh đó, trong tất cả biến quan sát, không có biến nào có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm Điều này chứng tỏ tất cả các biến quan sát đều chất lượng.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Do không có biến quan sát nào bị loại ở kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha nên tác giả tiến hành đưa tất cả biến quan sát vào phân tích EFA Trong mục này, phân tích nhân tố khám phá EFA được chia làm 3 lần là: phân tích EFA đối với các biến độc lập, phân tích EFA đối với biến trung gian và phân tích EFA đối với biến phụ thuộc

Trong phân tích EFA cho khóa luận này, tác giả sẽ sử dụng phép trích PCA (Principal Components Analysis), phép quay Varimax (vì đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc) và tích chọn Suppress small coefficients (Absolute value below 0.4) trong phần mềm SPSS để ma trận xoay chỉ hiển thị các ô có hệ số tải từ 0.4 trở lên

4.1.3.1 Phân tích EFA đố i v ớ i các bi ến độ c l ậ p

Bảng 4.3 - Kiểm định KMO và Bartlett của nhóm biến độc lập

Chi bình phương xấp xỉ 3572,280

Trong bảng 4.3, hệ số KMO = 0,894 > 0,5 và sig Barlett’s Test = 0,000 < 0,05 Như vậy, phân tích nhân tố đối với các biến độc lập là phù hợp

Hệ số Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tổng % phương sai % tích luỹ Tổng % phương sai % tích luỹ Tổng % phương sai % tích luỹ

Trong bảng 4.4, có 5 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí “chỉ số Eigenvalue phải lớn hơn 1” Điều này có nghĩa rằng 5 nhân tố này tóm tắt thông tin của 24 biến quan sát được đưa vào EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai mà 5 nhân tố này trích được là 53,094% > 50% Như vậy, 5 nhân tố được trích giải thích được 53,094% biến thiên dữ liệu của 24 biến quan sát tham gia vào phân tích nhân tố EFA

Bảng 4.5 - Ma trận xoay yếu tố của nhóm biến độc lập

NTHT1 0,715 NTHT4 0,705 NTHT3 0,687 NTHT5 0,668 NTHT2 0,645

Trong bảng 4.5, kết quả ma trận xoay cho thấy, 24 biến quan sát được phân thành 5 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,5 (ngoại trừ biến TD4 và RR3) và không có biến xấu Tuy nhiên, giá trị của hệ số tải (Factor Loading) nên được xem xét cùng với kích thước mẫu bởi vì trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau đối với từng kích thước mẫu khác nhau (Hair, 2009) Vì kích thước mẫu của khóa luận tốt nghiệp này là 474 nên hệ số tải 0,4 là có thể chấp nhận được Do đó, mô hình không cần loại 2 biến là TD4 và RR3.

Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập cho thấy 24 biến quan sát hội tụ và phân biệt thành 5 nhân tố.

4.1.3.2 Phân tích EFA đố i v ớ i bi ế n trung gian

Bảng 4.6 - Kiểm định KMO và Bartlett của biến trung gian

Chi bình phương xấp xỉ 393,638

Trong bảng 4.6, hệ số KMO = 0,764 > 0,5 và sig Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05 Như vậy, phân tích nhân tố đối với biến trung gian là phù hợp

Bảng 4.7 - Tổng phương sai trích của biến trung gian

Hệ số Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích

% tích luỹ Tổng % phương sai

Trong bảng 4.7, kết quả cho thấy có một nhân tố được trích tại giá trị Eigenvalue bằng 2,261 > 1 và tổng phương sai mà nhân tố TTKN trích được là 56,529% > 50% Điều này có nghĩa rằng nhân tố TTKN giải thích được 56,529% biến thiên dữ liệu của 4 biến quan sát tham gia vào EFA

Ma trận xoay yếu tố của biến trung gian TTKN (chi tiết nằm tại Phụ lục 4) thông báo: “Only one component was extracted The solution cannot be rotated” (Chỉ có một nhân tố được trích Ma trận không thể xoay) có nghĩa rằng là thang đo biến trung gian này đảm bảo được tính đơn hướng, các biến quan sát của biến trung gian TTKN hội tụ khá tốt

4.1.3.3 Phân tích EFA đố i v ớ i bi ế n ph ụ thu ộ c

Bảng 4.8 - Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

Chi bình phương xấp xỉ 608,260

Trong bảng 4.8, hệ số KMO = 0,816 > 0,5 và sig Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05 Như vậy, phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc là phù hợp

Bảng 4.9 - Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc

Hệ số Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích

% tích luỹ Tổng % phương sai

Trong bảng 4.9, kết quả cho thấy có một nhân tố được trích tại giá trị Eigenvalue bằng 2,710 > 1 và tổng phương sai mà nhân tố TTKN trích được là 54,207% > 50% Điều này có nghĩa rằng nhân tố YDKN giải thích được 54,207% biến thiên dữ liệu của

5 biến quan sát tham gia vào EFA

Bảng Ma trận xoay yếu tố của biến phụ thuộc YDKN (chi tiết nằm tại Phụ lục 4) thông báo: “Only one component was extracted The solution cannot be rotated” (Chỉ có một nhân tố được trích Ma trận không thể xoay) có nghĩa rằng là thang đo biến phụ thuộc này đảm bảo được tính đơn hướng, các biến quan sát của biến phụ thuộc YDKN hội tụ khá tốt.

Phân tích mô hình cấu trúc bằng SMARTPLS 4

Chi tiết thiết lập mô hình biến trung gian được trên phần mềm SMARTPLS 4 nằm tại Phụ lục 5

Tất cả các mối tác động trong mô hình nghiên cứu đều mang dấu dương - tác động thuận chiều Tác giả sẽ tiến hành đánh giá mối tác động từ 5 biến độc lập là: TD (thái độ đối với hành vi khởi nghiệp), CCQ (chuẩn chủ quan), NTKS (nhận thức kiểm soát hành vi), RR (xu hướng chấp nhận rủi ro) và NTHT (nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học) lên YDKN (ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh) thông qua biến trung gian TTKN (tự tin về khởi nghiệp thành công)

4.1.4.1 Đánh giá ý nghĩa củ a quan h ệ tác độ ng tr ự c ti ế p

Tính cộng tuyến của các biến độc lập (Collinearity):

Bảng 4.10 - Đánh giá tính cộng tuyến (VIF) của mô hình nghiên cứu

Các tác động Hệ số phóng đại phương sai

Kết quả từ bảng 4.10 cho thấy các biến độc lập bao gồm TD, CCQ, NTKS, RR, NTHT và biến trung gian TTKN đều không xảy ra hiện tượng cộng tuyến do toàn bộ hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều dưới 3

Phân tích hệ số đường dẫn (Path coefficients):

Bảng 4.11 - Hệ số đường dẫn (Path coefficients) của mô hình nghiên cứu

Hệ số tác động chuẩn hoá của dữ liệu gốc

Hệ số tác động chuẩn hoá trung bình Độ lệch chuẩn của hệ số tác động chuẩn hoá

Mức ý nghĩa của kiểm định T

Kết quả từ bảng 4.11 cho thấy tất cả quan hệ trực tiếp từ biến độc lập đến TTKN và từ TTKN đến YDKN đều có ý nghĩa thống kê do mức ý nghĩa (P values) < 0,05

Ngoài ra, tất cả hệ số tác động từ biến độc lập đến TTKN và từ TTKN đến YDKN đều mang dấu dương Như vậy, các quan hệ tác động từ biến độc lập đến YDKN trong mô hình đều là thuận chiều

Hệ số R bình phương (R square) và R bình phương hiệu chỉnh (R-square adjusted): B ả ng 4.12 - H ệ s ố R bình phương củ a bi ế n trung gian và bi ế n ph ụ thu ộ c

Biến R bình phương R bình phương hiệu chỉnh

Mô hình nghiên cứu của khóa luận này có biến TTKN đóng vai trò trung gian và biến phụ thuộc là YDKN Do dó, trong phần mềm SMARTPLS 4 sẽ xuất hiện 2 giá trị R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh tương ứng cho 2 biến

Như đã đề cập ở mục 3.3.2.4., tác giả sẽ ưu tiên sử dụng R bình phương hiệu chỉnh (R-square adjusted) do tính chính xác của hệ số này tốt hơn hệ số R bình phương (R-square) Trong bảng 4.12, giá trị R bình phương hiệu chỉnh của TTKN bằng 0,462 có nghĩa các biến độc lập TD, CCQ, NTKS, RR, NTHT giải thích được 46,2% sự biến thiên của biến trung gian TTKN Giá trị R bình phương hiệu chỉnh của YDKN bằng 0,427 có nghĩa biến trung gian TTKN giải thích được 42,7% sự biến thiên của biến YDKN

4.1.4.2 Đánh giá ý nghĩa củ a quan h ệ tác độ ng gián ti ế p

Trong xử lý mô hình biến trung gian bằng Bootstrap trong SMARTPLS 4, có hai loại tác động là: tác động gián tiếp riêng biệt (Specific Indirect Effects) và tác động gián tiếp tổng hợp (Total Indirect Effects) Trong khi tác động gián tiếp riêng biệt là xét từng mối quan hệ gián tiếp từ biến độc lập lên biến phụ thuộc qua mỗi biến trung gian thì tác động gián tiếp tổng hợp sẽ xét chung mối quan hệ gián tiếp từ biến độc lập lên biến phụ thuộc ở tất cả các biến trung gian Như vậy, tác động gián tiếp tổng hợp từ sẽ bằng tổng tất cả các mối quan hệ gián tiếp riêng biệt cộng lại

Vì mô hình nghiên cứu trong khóa luận này chỉ có duy nhất một biến trung gian (YDKN) nên lúc này tác động gián tiếp tổng hợp sẽ bằng tác động gián tiếp riêng biệt

Do đó, khi phân tích mô hình của nghiên cứu này, các chỉ số ở mục tác động gián tiếp riêng biệt sẽ giống hoàn toàn các chỉ số ở mục tác động gián tiếp tổng hợp

Tác động gián tiếp riêng biệt:

Bảng 4.13 - Tác động gián tiếp riêng biệt: Mean, STDEV, T values, p values

Hệ số tác động chuẩn hoá theo mẫu gốc

Trung bình hệ số tác động chuẩn hoá Độ lệch chuẩn

CCQ  TTKN  YDKN 0,159 0,156 0,033 4,785 0,000 NTHT  TTKN  YDKN 0,100 0,101 0,031 3,197 0,001 NTKS  TTKN  YDKN 0,116 0,118 0,032 3,583 0,000

Bảng 4.14 - Tác động gián tiếp riêng biệt: khoảng tin cậy được hiệu chỉnh sai lệch

Hệ số tác động chuẩn hoá theo mẫu gốc

Trung bình hệ số tác động chuẩn hoá

Trong bảng 4.13, cả 5 mối tác động gián tiếp riêng biệt đều có mức ý nghĩa (P values) nhỏ hơn 0,05 Như vậy, TTKN có vai trò trung gian trong mối quan hệ tác động từ TD, CCQ, NTKS, RR và NTHT lên YDKN Để đánh giá mức độ tác động của mối quan hệ trung gian, tác giả ưu tiên sử dụng bảng 4.14 - Khoảng tin cậy được hiệu chỉnh các sai lệch (Specific Indirect Effects: Confidence intervals bias corrected) vì bảng này mang lại tính chính xác cao hơn (do đã hiệu chỉnh các sai lệch) Chi tiết bảng Khoảng tin cậy của tác động gián tiếp riêng biệt chưa hiệu chỉnh (Specific Indirect Effects: Confidence intervals) nằm tại Phụ lục 6

Trong bảng 4.14, hệ số tác động gián tiếp từ: TD → TTKN → YDKN là 0,098; CCQ → TTKN → YDKN là 0,159; NTKS → TTKN → YDKN là 0,116; RR → TTKN

→ YDKN là 0,120; NTHT → TTKN → YDKN là 0,100 Như vậy, biến TTKN đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa TD và YDKN là yếu nhất và mối quan hệ giữa CCQ và YDKN là mạnh nhất

Tác động gián tiếp tổng hợp:

Bảng 4.15 - Tác động gián tiếp tổng hợp: Mean, STDEV, T values, p values

Hệ số tác động chuẩn hoá theo mẫu gốc

Trung bình hệ số tác động chuẩn hoá Độ lệch chuẩn

CCQ  YDKN 0,159 0,156 0,033 4,785 0,000 NTHT  YDKN 0,100 0,101 0,031 3,197 0,001 NTKS  YDKN 0,116 0,118 0,032 3,583 0,000

Bảng 4.16 - Tác động gián tiếp tổng hợp: khoảng tin cậy được hiệu chỉnh sai lệch

Hệ số tác động chuẩn hoá theo mẫu gốc

Trung bình hệ số tác động chuẩn hoá

CCQ  YDKN 0,159 0,156 -0,003 0,098 0,230 NTHT  YDKN 0,100 0,101 0,000 0,047 0,169 NTKS  YDKN 0,116 0,118 0,002 0,055 0,184

Như đã đề cập ở trên, vì mô hình nghiên cứu này chỉ có duy nhất một biến trung gian là YDKN nên chỉ số Specific Indirect Effects sẽ bằng chỉ số Total Indirect Effects Để đánh giá mức độ tác động của mối quan hệ trung gian, tác giả ưu tiên sử dụng bảng 4.16 - Tác động gián tiếp tổng hợp: khoảng tin cậy được hiệu chỉnh sai lệch (Total Indirect Effects: Confidence intervals bias corrected) vì mang lại tính chính xác cao hơn (do đã hiệu chỉnh các sai lệch) Chi tiết bảng khoảng tin cậy của tác động gián tiếp tổng hợp chưa hiệu chỉnh (Total Indirect Effects: Confidence intervals) nằm tại Phụ lục 6

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Original Sample) của các tác động lần lượt là: 0,098 (TD); 0,159 (CCQ); 0,116 (NTKS); 0,120 (RR) và 0,100 (NTHT) Tác động tổng hợp của mối quan hệ trung gian sẽ bằng tất cả các tác động cụ thể cộng lại Trong bảng 4.15, cả 5 tác động gián tiếp tổng hợp từ TD, CCQ, NTKS, RR và NTHT lên YDKN đều có

P values < 0,05 và giống với P values trong bảng 4.13 Do đó, tác giả kết luận tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ TD, CCQ, NTKS, RR và NTHT lên YDKN.

Kiểm định One-way ANOVA

Để thuận tiện trong việc đánh giá sự khác biệt trung bình trong tổng thể về các yếu tố nhân khẩu học, tác giả tiến hành tạo ra biến mới là YDKN bằng việc tính bình quân (Mean) của năm biến phụ thuộc: YDKN1, YDKN2, YDKN3, YDKN4, YDKN5

Bảng 4.17 - Kiểm định Levene đối với yếu tố Giới tính

Kiểm định Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa

Trong bảng 4.17, mức ý nghĩa kiểm định Levene của biến YDKN bằng 0,595 > 0,05 nên không có sự khác biệt phương sai về yếu tố giới tính Do đó, tác giả sẽ sử dụng kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA

Bảng 4.18 - Kết quả ANOVA của yếu tố Giới tính

Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa

Trong bảng 4.18, mức ý nghĩa kiểm định F của YDKN bằng 0,155 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt trung bình về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh giữa hai giới tính khác nhau

Bảng 4.19 - Thống kê mô tả về yếu tố Giới tính

Trung bình Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% Nhỏ nhất Lớn nhất Giới hạn dưới

Tác giả quy ước giới tính nam là 1 và giới tính nữ là 2 Bảng 4.19 cho thấy giá trị trung bình của hai giới tính chênh lệch hầu như không đáng kể, nghĩa là dù sinh viên có giới tính khác nhau hay không thì họ đều có ý định khởi nghiệp như nhau

4.1.5.2 Năm sinh viên đang theo họ c

Bảng 4.20 - Kiểm định Levene đối với yếu tố Năm sinh viên đang theo học

Kiểm định Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa

Trong bảng 4.20, mức ý nghĩa kiểm định Levene của biến YDKN3 bằng 0,000

< 0,05 nên có sự khác biệt phương sai giữa năm sinh viên đang theo học Do đó, tác giả sẽ sử dụng kết quả kiểm định Welch ở bảng Robust Tests of Equality of Means

Bảng 4.21 - Kiểm định Robust của yếu tố Năm sinh viên đang theo học

Statistic a Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa

Trong bảng 4.21, mức ý nghĩa kiểm định Welch của YDKN bằng 0,001 < 0,05 nghĩa là có sự khác biệt trung bình về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh giữa các sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4

Bảng 4.22 - Thống kê mô tả về yếu tố Năm sinh viên đang theo học

Trung bình Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% Nhỏ nhất Lớn nhất Giới hạn dưới

Tác giả quy ước sinh viên đang theo học năm 1 là 1, sinh viên đang theo học năm 2 là 2, sinh viên đang theo học năm 3 là 3 và sinh viên đang theo học năm 4 là 4 Nhìn vào giá trị bình quân (Mean) trong bảng 4.22, thấy được rằng sinh viên đang theo học năm 1 có ý định khởi nghiệp thấp nhất còn sinh viên đang theo học năm 4 có ý định khởi nghiệp cao nhất Sinh viên đang theo học năm 2 có ý định khởi nghiệp cao hơn sinh viên năm 3, nhưng sự khác biệt này chênh lệch không quá nhiều

Bảng 4.23 - Kiểm định Levene đối với yếu tố Dân tộc

Kiểm định Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa

Trong bảng 4.23, mức ý nghĩa kiểm định Levene của biến YDKN bằng 0,397 > 0,05 nên không có sự khác biệt phương sai về yếu tố dân tộc Do đó, tác giả sẽ sử dụng kết quả kiểm định F ở bảng ANOVA

Bảng 4.24 - Kết quả ANOVA của yếu tố Dân tộc

Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa

Trong bảng 4.24, mức ý nghĩa kiểm định F của YDKN bằng 0,009< 0,05nên có sự khác biệt trung bình về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp.HồChíMinh đối với yếu tố dân tộc

Bảng 4.25 - Thống kê mô tả về yếu tố Dân tộc

Trung bình Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất Lớn nhất Giới hạn dưới

Tác giả quy ước sinh viên thuộc dân tộc Kinh là 1, sinh viên thuộc dân tộc Tày là 2, sinh viên thuộc dân tộc Hoa là 3 và sinh viên thuộc dân tộc Dao là 4 Bảng 4.25 cho thấy sinh viên thuộc dân tộc Hoa có ý định khởi nghiệp cao nhất Tiếp đến là sinh viên thuộc dân tộc Kinh và sinh viên thuộc dân tộc Dao Sinh viên thuộc dân tộc Tày có ý định khởi nghiệp thấp nhất Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do điều kiện khảo sát còn hạn chế nên đa phần số lượng sinh viên được khảo sát là người thuộc dân tộc Kinh (454 người), chiếm 95,8% số lượng sinh viên được khảo sát Chỉ có 20 sinh viên (chiếm 4,2% trên tổng số sinh viên được khảo sát) là người thuộc dân tộc khác (Tày, Hoa, Dao) Việc số lượng sinh viên thuộc dân tộc Kinh quá áp đảo những phân loại dân tộc còn lại có thể khiến cho kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp giữa các dân tộc bị sai lệch hoặc không có ý nghĩa Trong trường hợp này, tác giả quyết định loại yếu tố dân tộc ra khỏi phân tích One-way ANOVA

4.1.5.4 Truy ề n th ố ng kinh doanh c ủa gia đình

Bảng 4.26 - Kiểm định Levene với yếu tố Truyền thống kinh doanh của gia đình

Kiểm định Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa

Tromg bảng 4.26, mức ý nghĩa kiểm định Levene của biến YDKN bằng 0,000

< 0,05 nên có sự khác biệt phương sai về ý định khởi nghiệp giữa nhóm sinh viên có người thân trong gia đình đang kinh doanh và nhóm sinh viên không có người thân trong gia đình đang kinh doanh Do đó, tác giả sẽ sử dụng kết quả kiểm định Welch ở bảng Robust Tests

Bảng 4.27 - Kiểm định Robust của yếu tố Truyền thống kinh doanh của gia đình

Statistic a Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa

Mức ý nghĩa kiểm định Welch của YDKN bằng 0,000 < 0,05 nghĩa là có sự khác biệt trung bình về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh giữa các sinh viên có người thân trong gia đình đang kinh doanh và các sinh viên không có người thân trong gia đình đang kinh doanh

Bảng 4.28 - Thống kê mô tả về yếu tố Truyền thống kinh doanh của gia đình

Trung bình Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% Nhỏ nhất Lớn nhất Giới hạn dưới

Tác giả quy ước giới tính sinh viên có người thân trong gia đình đang kinh doanh là 1 và sinh viên không có người thân trong gia đình đang kinh doanh là 2 Bảng 4.28 cho thấy giá trị trung bình của nhóm 1 cao hơn nhóm 2 Như vậy, nhóm sinh viên có người thân trong gia đình đang kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn so với nhóm còn lại.

Đóng góp về mặt lý thuyết

5.2 Đề xuất hàm ý quản trị

Chương 1 được thiết kế thành 7 nội dung với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh cho khóa luận tốt nghiệp Các nội dung được trình bày bao gồm: (1) tính cấp thiết; (2) mục tiêu; (3) câu hỏi nghiên cứu; (4) đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5) phương pháp nghiên cứu; (6) đóng góp của đề tài và cuối cùng là (7) cấu trúc của khóa luận Chương 2 tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp, từ đó xác định các giả thuyết và mô hình cho nghiên cứu

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 của nghiên cứu này trình bày các nội dung: (1) lý thuyết nền của khóa luận và (2) các khái niệm liên quan đến đề tài Qua tham khảo, phân tích các lý thuyết và những nghiên cứu trước, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho khóa luận, từ đó xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại

2.1.1 Các khái ni ệ m liên quan đế n đề tài

2.1.1.1 Khái ni ệ m v ề kh ở i nghi ệ p (Entrepreneurship)

Khái niệm về khởi nghiệp thay đổi tuỳ theo thời gian với góc nhìn của các nhà nghiên cứu khác nhau Định nghĩa về khởi nghiệp ở đầu thế kỉ 20 được diễn đạt là quá trình cá nhân khởi nghiệp tạo dựng doanh nghiệp (Penrose, 1959) khẳng định hành vi tự làm chủ doanh nghiệp là quá trình mà cá nhân khởi nghiệp hiểu biết rõ và xác định theo đuổi để nắm lấy cơ hội trong nền kinh tế Mặt khác, (Drucker, 1985; Kirzner, 1985) cho rằng hành động này bao gồm ba yếu tố cơ bản: chấp nhận rủi ro, sự cải tiến và chủ động (MacMillan, 1993) cũng có quan điểm tương đồng khi định nghĩa khởi nghiệp là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi ro để kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp mới nhằm mục đích kiếm được lợi nhuận hoặc làm giàu Đến đầu những năm của thế kỷ 21, định nghĩa về khởi nghiệp càng được hoàn thiện hơn (Hisrich & Drnovsek, 2002) khẳng định khởi nghiệp là quá trình tạo ra một cái gì đó có giá trị, mới mẻ bằng thời gian và các nỗ lực cần thiết để có được sự tự do về mặt tài chính, chấp nhận cả những rủi ro về tài chính, xã hội Trong khi đó, (McDougall

& Oviatt, 2005) cho rằng khởi nghiệp là sự đánh giá, thực hiện và khai phá cơ hội để tạo nên các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai

Trong nghiên cứu học thuật, khởi nghiệp gắn liền chủ yếu với hai hướng chính: (1) Khởi nghiệp là sự lựa chọn về nghề nghiệp của những cá nhân không sợ rủi ro, muốn tự làm chủ cụng việc kinh doanh và thuờ người khỏc làm việc cho mỡnh (Liủỏn

(2) Khởi nghiệp gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân”: theo nghĩa hẹp là việc một cá nhân bắt đầu khởi sự kinh doanh (Begley & Tan, 2001), theo nghĩa rộng thì tinh thần doanh nhân là một thái độ, phong cách làm việc mới, đề cao tính sáng tạo, tự chủ và chấp nhận rủi ro để tạo ra các giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện tại

Ngoài ra, quan điểm về khởi nghiệp có thể hàm chứa những sự đột phá, sáng tạo về công nghệ, quy trình quản lý, hình thức kinh doanh Trong khóa luận này, khái niệm về khởi nghiệp có thể hiểu là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực bản thân để tạo dựng công việc kinh doanh mới Quan điểm này đồng nhất với các quan điểm về khởi nghiệp đã nêu

2.1.1.2 Khái ni ệ m v ề doanh nhân kh ở i nghi ệ p (Entrepreneur)

Hai hướng tiếp cận chính của định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp là đặc điểm cá nhân và hành vi Theo hướng thứ nhất, doanh nhân khởi nghiệp có một hoặc nhiều đặc điểm cá nhân cụ thể liên quan đến hành vi khởi nghiệp như: chấp nhận rủi ro, tố chất lónh đạo, sỏng tạo, biết nắm bắt cơ hội (Landstrửm & Benner, 2010) Hướng tiếp cận hành vi lại thường tập trung vào hành động cụ thể của doanh nhân khởi nghiệp và điều này sẽ rất khó quan sát trong thực tế Do đó, khóa luận này sẽ áp dụng hướng tiếp cận hành vi nhằm khám phá các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở hành vi của người khởi nghiệp

(Kirzner, 1985) định nghĩa doanh nhân khởi nghiệp là những người có khả năng nắm bắt các cơ hội tiềm năng và khởi xướng hành động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiệu quả hơn Doanh nhân khởi nghiệp còn được định nghĩa là cá nhân có khả năng nhận biết cơ hội kinh doanh và tổng hợp các nguồn lực nhằm đạt được những giá trị phù hợp nhất trong môi trường kinh doanh rủi ro (Amit & Schoemaker, 1993)

Mặc dù đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp thường khó quan sát kể cả trước và sau khi đã khởi nghiệp thành công hoặc thất bại (Amit & Schoemaker, 1993), khảo sát các doanh nhân trước khi khởi nghiệp lại chiếm đa số trong hầu hết các nghiên cứu về đề tài này Điều này là do có thể xảy ra tính bất đối xứng trong chọn mẫu quan sát khi lựa chọn quan sát sau thay vì trước tiến trình trước khởi nghiệp của các doanh nhân thành công trong khi bỏ qua đặc điểm của các doanh nhân khởi nghiệp thất bại Bên cạnh đó, đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp (bất kể thành công hay thất bại) cũng khác nhau tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp (Peterman & Kennedy, 2003)

2.1.1.3 Khái ni ệ m v ề ý đị nh kh ở i nghi ệ p Ý định khởi nghiệp được (Bird, 1988) quan niệm là trạng thái tâm trí của một cá nhân hướng đến việc tạo lập một doanh nghiệp mới hoặc hình thành một hoạt động kinh doanh mới (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007) cũng có quan điểm tương đồng khi định nghĩa ý định khởi nghiệp là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Wu & Wu, 2008) và (Miranda, Chamorro-Mera, & Rubio, 2017) cho rằng ý định khởi nghiệp là mong muốn bắt đầu kinh doanh của một cá nhân và là trạng thái thúc đẩy cá nhân quyết định thành lập một doanh nghiệp mới

Tóm lại, ý định khởi nghiệp được xem là cầu nối quan trọng trong việc hiện thực hóa ước mơ trở thành doanh nhân khởi nghiệp Trong khóa luận này, ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh có chủ ý với mong muốn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

2.1.1.4 Định nghĩa về sinh viên

Theo Điều 2 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo (Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, 2016), khái niệm sinh viên được quy định như sau:

“1 Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học

2 Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.”

Như vậy, sinh viên có thể hiểu đơn giản là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề để chuẩn bị cho công việc sau này

2.1.2.1 Lý thuy ế t hành vi có k ế ho ạ ch (TBP)

Đề xuất hàm ý quản trị

Hàm ý quản trị về “thái độ đối với hành vi khởi nghiệp”

Vì sinh viên sẽ tiến hành khởi nghiệp một khi họ cảm hứng thú với việc khởi nghiệp, nhận thấy lợi ích, nắm bắt cơ hội và có đầy đủ nguồn lực nên tác giả đề xuất: sinh viên cần tự tạo cho bản thân một thái độ và tư duy tích cực đối với việc khởi nghiệp, chẳng hạn như thay đổi mục đích học tập từ tìm kiếm việc làm sau khi ra trường thành việc hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng để có thể tự tạo việc làm cho bản thân mình, thậm chí là tạo ra giá trị cho xã hội Những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên được học trong trường kết hợp với một thái độ cởi mở, hứng thú, sẵn sàng trải nghiệm những điều mới lạ sẽ là hàng trang để sinh viên nâng cao ý định khởi nghiệp.

Hàm ý quản trị về “chuẩn chủ quan”

Vì Việt Nam là nước thiên về nền chủ nghĩa tập thể hơn là chủ nghĩa cá nhân nên khi người Việt Nam ra quyết định vẫn ít nhiều chịu sự ảnh hưởng/chi phối bởi thái độ, lời nói hoặc hành động của gia đình, người thân và bạn bè Vì vậy, tác giả gợi ý một vài hàm ý như sau:

- Nhà nước và chính phủ nên thúc đẩy các công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về những vấn đề liên quan đến khởi nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông Việc thay đổi nhận thức của xã hội về khởi nghiệp sẽ góp phần to lớn trong việc hoàn thiện suy nghĩ của mỗi cá nhân về khởi nghiệp kinh doanh

- Phía nhà trường và gia đình nên thường xuyên động viên, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khơi gợi sự ham muốn khởi nghiệp cho sinh viên Điều này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp của họ cũng theo đó mà tăng lên

- Bản thân sinh viên cũng nên tự rèn luyện tính độc lập, tự chủ trong cả suy nghĩ và hành động Như vậy, nếu sinh viên muốn khởi nghiệp nhưng vấp phải sự phản đối của gia đình hoặc những người xung quanh thì bản thân sinh viên vẫn có thể bình tĩnh xử lý tình huống bằng cách thuyết phục mọi người hoặc hành động quyết đoán mà không bận tâm về cái nhìn của người khác.

Hàm ý quản trị về “nhận thức kiểm soát hành vi”

Vì nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của cá nhân về việc thực hiện hành vi có khả thi hay không nên vai trò của Chính phủ và nhà trường lúc này là rất quan trọng trong việc khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi và hoàn thiện bản thân, từ đó giúp họ nhận biết được những cơ hội và khó khăn cần đối mặt khi khởi nghiệp Do đó, tác giả đề xuất:

- Các trường đại học/cao đẳng cần định hướng chương trình học về khởi nghiệp kinh doanh một cách thiết thực hơn, chẳng hạn như cho phép sinh viên mô phỏng các dự án khởi nghiệp trong thực tế

- Bản thân sinh viên nên tìm hiểu các kiến thức liên quan đến khởi nghiệp như: quy định pháp luật về khởi nghiệp/kinh doanh, các mô hình khởi nghiệp thành công trong thực tế hoặc những điều kiện phải có để khởi nghiệp Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức kiểm soát hành vi của sinh viên khi họ có ý định khởi nghiệp.

Hàm ý quản trị về “xu hướng chấp nhận rủi ro”

Vì thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để phân tích được những rủi ro tiềm ẩn của việc khởi nghiệp nên họ thường thiếu sự tự tin để khởi sự kinh doanh Tác giả đề xuất:

- Nhà nước và trường đại học có thể thiết lập những kênh thông tin cho phép sinh viên giải đáp những thắc mắc có thể gặp phải khi khởi nghiệp Từ đó giúp họ ổn định tâm lý, rèn luyện tính chủ động tìm hướng giải quyết khi gặp khó khăn

- Nhà trường cũng có thể đưa vào chương trình học những môn như luật kinh doanh hoặc cung cấp những kiến thức về thẩm định và quản lý rủi ro hoặc kiến thức pháp lý liên quan đến khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để họ không phạm phải những rủi ro sau này khi khởi nghiệp.

Hàm ý quản trị về “nhận thức sự hỗ trợ từ trường đại học”

Một trường đại học truyền cảm hứng và cung cấp những kiến thức về kinh doanh sẽ làm gia tăng ý định thực hiện khởi nghiệp của sinh viên Phía trường đại học/cơ sở giáo dục - đào tạo bậc cao nên chủ động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên bằng nhiều cách như: giảng dạy cho sinh viên không chỉ về những kiến thức, kỹ năng để khởi nghiệp mà còn về sự đổi mới, những mô hình khởi nghiệp sáng tạo hoặc cách để tự chủ tài chính trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay; xây dựng các hoạt động giảng dạy/ngoại khóa liên quan đến khởi nghiệp; tổ chức kiểm tra/thi cử bằng hình thức để các sinh viên thử xây dựng một dự án khởi (áp dụng cho các môn học đặc thù liên quan đến khởi nghiệp);

Hàm ý quản trị về “tự tin về khởi nghiệp thành công”

“Tự tin về khởi nghiệp thành công” là yếu tố trung gian có vai trò quan trọng trong việc đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh Sinh viên càng tự tin về tính khả thi trong việc khởi nghiệp của bản thân thì ý định khởi nghiệp của họ càng tăng Do đó, tác giả đề xuất sinh viên chủ động tìm hiểu, trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực khởi nghiệp Việc này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về ưu và nhược điểm của mình, từ đó họ sẽ biết bản thân đang có và thiếu những điều gì để có thể khởi nghiệp kinh doanh thành công Đồng thời, sinh viên cũng nên tham gia các cuộc thi liên quan đến kinh tế/khởi nghiệp Sự tiếp xúc với những dự án khởi nghiệp trong những cuộc thi này sẽ giúp sinh viên phát triển tư duy, kỹ năng và có cái nhìn tổng quát về cơ hội dinh koanh Điều này không chỉ giúp sinh viên rèn luyện năng lực mà còn khiến họ cảm thấy tự tin hơn về năng lực khởi nghiệp của bản thân.úciệp

Chương 5 của khóa luận đã trình bày kết luận và đề xuất những hàm ý quản trị cụ thể để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh Các kết luận và đề xuất đều dựa trên kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã đạt được những mục tiêu sau: (1) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh; (2) đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh; (3) đề xuất một số hàm ý quản trị giúp gia tăng hơn nữa ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Ngày đăng: 21/09/2024, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Thị Ngọc Thuỳ, &amp; Huỳnh Lê Thiên Trúc. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang. 17 . Tạp chí Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: 17
Tác giả: Châu Thị Ngọc Thuỳ, &amp; Huỳnh Lê Thiên Trúc
Năm: 2020
3. Minh Dũng. (2023, 06 07). Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển. Retrieved from Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM278042 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển
4. Nguyễn Bích Lâm. (2024, 04 02). Kinh tế khởi sắc, tạo đà cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2024. Retrieved from Cổng thông tin điện tử Chính phủ:https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/kinh-te-khoi-sac-tao-da-cho-thuc-hien-muc-tieu-tang-truong-nam-2024-119240329100411536.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế khởi sắc, tạo đà cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2024
5. Ngô Thị Thanh Tiên, &amp; Cao Quốc Việt. (2016, 08). Tổng quan lý thuyết về ý địng khởi nghiệp của sinh viên. 11(3) . Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: 11(3)
6. Nguyễn Thanh Hùng, &amp; Nguyễn Thị Kim Pha. (2016). Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. 23 , 1-9. Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 23
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng, &amp; Nguyễn Thị Kim Pha
Năm: 2016
7. Phan Anh Tú, &amp; Trần Quốc Huy. (2017). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. 48 , 96-103. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 48
Tác giả: Phan Anh Tú, &amp; Trần Quốc Huy
Năm: 2017
9. Quyết định số 1665/QĐ-TTg. (2017, 10 30). Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025". Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025
10. Quyết định số 844/QĐ-TTg. (2016, 05 18). Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025". Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
11. Tổng cục thống kê. (2023). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023. Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023
Tác giả: Tổng cục thống kê
Năm: 2023
12. Tổng cục Thống Kê. (2023). Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023. Tổng cục Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023
Tác giả: Tổng cục Thống Kê
Năm: 2023
13. Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT. (2016, 04 05). Ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy . Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy
1. Agustina, T., &amp; Fauzia, D. (2021). The need for Achievement, Risk-Taking Propensity and Entrepreneurial Intention of the generation Z. Risenologi , 6(1), 96-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risenologi , 6(1)
Tác giả: Agustina, T., &amp; Fauzia, D
Năm: 2021
2. Ajzen, I. (1991, 12). The Theory of Planned Behavior. 50(2) , 179-211. Organizational Behavior and Human Decision Processes Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50(2)
3. Ajzen, I., &amp; Timko, C. (1986). Correspondence between health attitudes and behavior. 7(4) , 259-276. Basic and applied social psychology Sách, tạp chí
Tiêu đề: 7(4)
Tác giả: Ajzen, I., &amp; Timko, C
Năm: 1986
4. Alexander, I. K., &amp; Honig, B. (2016). Entrepreneurial intentions: A cultural perspective. 2(3) , 235-257. Africa Journal of Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2(3)
Tác giả: Alexander, I. K., &amp; Honig, B
Năm: 2016
5. Ambad, S. N., &amp; Damit, D. H. (2016, 12). Determinants of Entrepreneurial Intention Among Undergraduate Students in Malaysia. 37 , 108-114. Procedia Economics and Finance Sách, tạp chí
Tiêu đề: 37
6. Amit, R., &amp; Schoemaker, P. J. (1993). Strategic assets and organizational rent. Strategic Management Journal , 14 (1), 33-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic Management Journal , 14
Tác giả: Amit, R., &amp; Schoemaker, P. J
Năm: 1993
8. Armitage, C. J., &amp; Conner, M. T. (2001). Efficacy of the theory of planned behaviour: A meta‐analytic review. British journal of social psychology , 40(4), 471- 499 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British journal of social psychology , 40(4)
Tác giả: Armitage, C. J., &amp; Conner, M. T
Năm: 2001
9. Autio, E., Keeley, R., Klofsten, M., Parker, G. G., &amp; Hay, M. (2001). Entrepreneurial intent among students in Scandinavia and in the USA. 2(2) , 145-160.Enterprise and Innovation Management Studies Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2(2)
Tác giả: Autio, E., Keeley, R., Klofsten, M., Parker, G. G., &amp; Hay, M
Năm: 2001
10. Bagraim, J., &amp; Gird, A. (2008). The Theory of planned behaviour as predictor of entrepreneurial intent amongst final-year university students. South African Journal of Psychology , 38(4), 711-724 Sách, tạp chí
Tiêu đề: South African Journal of Psychology , 38(4)
Tác giả: Bagraim, J., &amp; Gird, A
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w