iii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập và làm việc nghiêm túc, NCS đã hoàn thành luận án với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu d
Trang 207
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HÀ NỘI – 2023
Trang 209i
LỜI CAM KẾT
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Vũ Thị Hiền
Trang 210ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người hướng dẫn
PGS.TS Vũ Huy Thông
Tác giả luận án
Vũ Thị Hiền
Trang 211iii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập và làm việc nghiêm túc, NCS đã hoàn thành luận án với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam"
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Vũ Huy Thông, đã hỗ trợ và hướng dẫn NCS trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu NCS cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là Khoa Marketing đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Cuối cùng, NCS xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp cơ quan nơi NCS công tác, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để NCS hoàn thành luận án
Trong suốt quá trình thực hiện mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận án cũng như trao đổi, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô song luận án không tránh khỏi những thiếu sót NCS rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của Quý thầy cô và đồng nghiệp để luận án được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Vũ Thị Hiền
Trang 212iv
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 6 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
1.5 Phương pháp nghiên cứu 7 1.6 Những đóng góp mới của luận án 8
1.6.1 Những đóng góp về mặt lý luận 8 1.6.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn 9
1.7 Cấu trúc luận án 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10 2.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm thời trang xa xỉ 10
2.1.1 Sản phẩm xa xỉ 10 2.1.2 Đặc tính của sản phẩm xa xỉ 20 2.1.3 Giá trị của sản phẩm xa xỉ 21 2.1.4 Phân loại sản phẩm xa xỉ 16 2.1.5 Ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ 22
2.2 Khái quát về lý thuyết tâm lý xã hội - hành vi của người tiêu dùng 23
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý 23 2.2.2 Lý thuyết hành vi có hoạch định 24
2.3 Tổng quan các nghiên cứu về ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng 26
Trang 213v 2.3.1 Mô hình nghiên cứu theo lý thuyết tâm lý xã hội – hành vi của người tiêu dùng 26 2.3.2 Mô hình nghiên cứu gía trị cảm nhận và ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng 31 2.3.3 Mô hình nghiên cứu chủ nghĩa vật chất và ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng 34 2.3.4 Một số mô hình nghiên cứu khác về ý định/hành vi mua sản phẩm thời trang xa xỉ 39 2.3.5 Căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu 40
2.4 Khoảng trống nghiên cứu 40 2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 41
2.5.1 Thái độ đối với sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng 44 2.5.2 Chuẩn mực chủ quan 44 2.5.3 Nhận thức kiểm soát hành vi 46 2.5.4 Giá trị xa xỉ cảm nhận 46 2.5.5 Chủ nghĩa vật chất 47 2.5.6 Khuynh hướng thể hiện đẳng cấp 48 2.5.7 Các biến kiểm soát 50
2.6 Thang đo các biến trong mô hình Error! Bookmark not defined
2.6.1 Thái độ đối với sản phẩm thời trang xa xỉ 59 2.6.2 Chuẩn mực chủ quan 59 2.6.3 Nhận thức kiểm soát hành vi 60 2.6.4 Giá trị xa xỉ cảm nhận 61 2.6.5 Chủ nghĩa vật chất 63 2.6.6 Khuynh hướng thể hiện đẳng cấp 64 2.6.7 Ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ 65
CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53 3.1 Bối cảnh nghiên cứu 53 3.2 Phương pháp nghiên cứu 56
3.2.1 Khái quát chung về phương pháp và quy trình nghiên cứu 56 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 66 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 72
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 83 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 83
Trang 214vi
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 86
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo thái độ 86 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo chuẩn mực chủ quan 88 4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo nhận thức kiểm soát hành vi 88 4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo giá trị cảm nhận 89 4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo chủ nghĩa vật chất 91 4.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo khuynh hướng thể hiện đẳng cấp 91 4.2.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo ý định mua của người tiêu dùng 92
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 93 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 96
4.4.1 Đối với biến giá trị cảm nhận 96 4.4.2 Đối với mô hình nghiên cứu 97
4.5 Phân tích cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 102
4.5.1 Phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) 102 4.5.2 Phân tích mô hình hồi qui và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 103
4.6 Phân tích ANOVA 104
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm giới tính 104 4.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi 105 4.6.3 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trình độ 106 4.6.4 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp 107 4.6.5 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập 108 4.6.6 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khu vực sinh sống 109
4.7 Phân tích cấu trúc đa nhóm cho các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu (Multigroup Analysis) 109
4.7.1 Phân tích cấu trúc đa nhóm cho biến giới tính 110 4.7.2 Phân tích cấu trúc đa nhóm cho biến độ tuổi 112 4.7.3 Phân tích cấu trúc đa nhóm cho biến thu nhập 112 4.7.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm cho biến nghề nghiệp 115 4.7.5 Phân tích đa nhóm cho biến khu vực sinh sống 115
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 117 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 117
5.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát 117 5.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu 118
Trang 215vii
5.2 Một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu 122
5.2.1 Những hàm ý xuất phát từ đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát 123 5.2.2 Những hàm ý xuất phát từ mô hình nghiên cứu 126 5.2.3 Những hàm ý xuất phát từ phân tích cấu trúc đa nhóm 131 5.2.4 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 132
5.3 Những hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai 134
5.3.1 Những hạn chế của luận án 134 5.3.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo 135
KẾT LUẬN 136 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 216viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về sản phẩm xa xỉ 13 Bảng 2.2: Các đặc tính của sản phẩm xa xỉ 20 Bảng 2.3: Phân loại sản phẩm xa xỉ 16 Bảng 2.4: Phân loại sản phẩm xa xỉ 19 Bảng 2.5: Thang đo thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thời trang xa xỉ 59 Bảng 2.6: Thang đo chuẩn mực chủ quan 60 Bảng 2.7: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi 60 Bảng 2.8: Thang đo giá trị xa xỉ cảm nhận của người tiêu dùng 61 Bảng 2.9: Thang đo chủ nghĩa vật chất 64 Bảng 2.10: Thang đo khuynh hướng thể hiện đẳng cấp 64 Bảng 2.11: Thang đo ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ 65 Bảng 3.1: Doanh thu của các thương hiệu thời trang xa xỉ phổ biến giai đoạn 2019-2021 54 Bảng 3.2: Điều chỉnh thang đo các biến trong mô hình 71 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 76 Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 83 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá chất lượng thang đo thái độ 86 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá chất lượng thang đo chuẩn mực chủ quan 88 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá chất lượng thang đo nhận thức kiểm soát hành vi 80 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá chất lượng thang đo giá trị cảm nhận (Lần 2) 89 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá chất lượng thang đo chủ nghĩa vật chất 91 Bảng 4.7 Kết quả đánh giá chất lượng thang đo khuynh hướng thể hiện đẳng cấp 92
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá chất lượng thang đo ý định mua 92
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 1) 93 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 2) 94 Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố trong EFA (lần 2) 95 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của giá trị cảm nhận 96 Bảng 4.13: Đánh giá tính hội tụ của biến giá trị cảm nhận 97 Bảng 4.14: Đánh giá mức độ phù hợp của các biến trong mô hình 99 Bảng 4.15: Kết quả phân tích CR & AVE các biến 101 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình 103 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Levene biến giới tính 104 Bảng 4.18 Kết quả quân tích Anova biến giới tính 105 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Levene biến độ tuổi 105
Trang 217ix Bảng 4.20 Kết quả quân tích Anova biến độ tuổi 106 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Levene biến trình độ 106 Bảng 4.22 Kết quả quân tích Anova biến trình độ 107 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Levene biến nghề nghiệp 107 Bảng 4.24 Kết quả quân tích Anova biến nghề nghiệp 107 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Levene biến thu nhập 108 Bảng 4.26: Kết quả quân tích Anova biến thu nhập 108 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định Levene biến khu vực sinh sống 109 Bảng 4.28: Kết quả kiểm định Welch biến khu vực sinh sống 109 Bảng 4.29: Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính 110 Bảng 4.30: Bảng so sánh sự khác biệt của mô hình giữa nam và nữ 111 Bảng 4.31: Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo độ tuổi 112 Bảng 4.32: Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo thu nhập 113 Bảng 4.33: Bảng so sánh sự khác biệt của mô hình giữa các nhóm thu nhập 114 Bảng 4.34: Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo nghề nghiệp 115 Bảng 4.35: Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo khu vực sống 116
Trang 218x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thứ bậc của sản phẩm xa xỉ 18 Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA - Fishbein & Ajzen, 1975) 24 Hình 2.3: Lý thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1991) 25 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu
dùng Việt Nam 52
Hình 3.1 Thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam Error! Bookmark not defined
Hình 3.2 So sánh doanh thu thị trường hàng xa xỉ và thời trang xa xỉ tại Việt Nam 56 Hình 3.3: Quy trình thực hiện luận án 58 Hình 3.4: Quy trình nghiên cứu định tính 66 Hình 3.5: Quy trình nghiên cứu định lượng 73 Hình 4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA 98 Hình 4.2 Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM 102
Trang 219xi
CÁC THUẬT NGỮ TRONG LUẬN ÁN
STT TIẾNG ANH NGUỒN TIẾNG VIỆT
1 Attitude toward behavior Ajzen (1991) Thái độ đối với hành vi 2 Customer value for
luxury fashion brands
Choo & cộng sự (2012)
Giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm thời trang xa xỉ
3 Economic Choo & cộng sự
(2012) Giá trị kinh tế 4 Hedonic Choo & cộng sự
(2012) Giá trị tinh thần 5 Materialism Richins và Dawson
(1992) Chủ nghĩa vật chất 6 Modern status
orientation
Tambyah & cộng sự (2009)
Khuynh hướng thể hiện đẳng cấp hiện đại 7 Percieved behavioral
control Ajzen (1991) Nhận thức kiểm soát hành vi 8 Purchase behavior Ajzen (1991) Hành vi mua
9 Purchase intention Ajzen (1991) Ý định mua 10 Status orientation Tambyah & cộng sự
(2009) Khuynh hướng thể hiện đẳng cấp 11 Subjective norm Ajzen (1991) Chuẩn mực chủ quan 12 Symbolic Choo & cộng sự
(2012) Giá trị biểu tượng 13 Traditional status
orientation
Tambyah & cộng sự (2009)
Khuynh hướng thể hiện đẳng cấp truyển thống 14 Utilitarian Choo & cộng sự
(2012) Giá trị hữu dụng
Trang 2201
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Những vấn đề lý luận cơ bản về hành vi của người tiêu dùng đã ra đời từ nhiều thập kỷ trước Đó là cơ sở nền móng để hình thành những quan điểm về hành vi tiêu dùng ngày nay (Chan, 2001) Các quan điểm truyền thống cho rằng việc mua sắm hàng hóa đơn giản là để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người Tuy nhiên, quan điểm này đã không còn đầy đủ trong bối cảnh thị trường hiện đại (Tatt, 2010) Theo Yeoman & McMahon Beattie (2011) “Người tiêu dùng hiện nay mua sắm hàng hoá như một hình thức để tưởng thưởng cho bản thân, để thoả mãn những mong muốn về tinh thần hay đơn giản là để làm cho họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái” Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng quyết định mua sắm sản phẩm vì giá cả đắt đỏ hay thương hiệu của chúng Không đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu cơ bản, người tiêu dùng ngày nay đôi khi mua sắm sản phẩm nhằm thể hiện bản thân, cá tính hay vai trò xã hội của họ (Chan, 2001) Điều đó có nghĩa là hành vi mua hàng có thể nhằm thỏa mãn khía cạnh tinh thần của người mua Theo đó “người tiêu dùng sẽ không đưa ra một quyết định mua hàng hoàn toàn dựa trên những phân tích về lợi ích kinh tế” (Tatt, 2010)
Khi toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, hoạt động mua sắm và tiêu dùng của dân cư có nhiều thay đổi to lớn Trong đó, đặc biệt kể đến việc tiêu dùng các hàng hóa xa xỉ (Kapferer & Bastien, 2009) Ngày càng có nhiều người mong muốn được sở hữu cũng như sử dụng các sản phẩm này, đặc biệt là các sản phẩm thời trang xa xỉ Trên thế giới, một số lượng lớn thương hiệu xa xỉ ra đời và phát triển rực rỡ trong một thế kỷ vừa qua (Kapferer & Bastien, 2009) Khái niệm về sản phẩm xa xỉ cũng biến đổi dần theo thời gian dưới sự ảnh hưởng bởi văn hóa, xã hội của các bối cảnh tiêu dùng cụ thể Theo Yeom & McMahon Beattie (2011), “Sản phẩm xa xỉ không chỉ được hiểu là những sản phẩm đắt tiền nữa, mà hơn thế sản phẩm xa xỉ là sự trải nghiệm của người tiêu dùng”
Những năm gần đây, thị trường sản phẩm xa xỉ ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trên thế giới, doanh thu từ ngành hàng này tăng mạnh trên toàn cầu Theo các báo cáo của Statista, thị trường sản phẩm xa xỉ đã tạo ra hơn 300 tỷ đô la trên toàn thế giới vào năm 2021 (Statista, 2022) và được dự báo sẽ đạt 387 tỷ đô la vào năm 2025 (Bain & Co., 2021) Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xa xỉ được cho là do sự đam mê ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với nhóm hàng này, hay sự sẵn sàng khẩn cấp của họ để tham gia vào những trải nghiệm xa xỉ (Statista, 2022)
Trang 2212 Đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xa xỉ ngày càng áp dụng nhiều phương tiện kỹ thuật số để giao tiếp với khách hàng, cũng như triển khai các định dạng cửa hàng đa dạng (chiến lược đa kênh) (Bain & Co., 2021) Theo số liệu thống kê của Bain & Company, “năm 2015 ngành công nghiệp xa xỉ đã đóng góp một nghìn tỷ Euro thu nhập cho nền kinh tế thế giới Trong đó đặc biệt phải kể đến ngành công nghiệp thời trang xa xỉ - nhóm sản phẩm cốt lõi này đã tạo ra mức doanh thu 250 tỷ euro trong năm 2015 trên toàn cầu bất chấp sự khó khăn của nhiều nền kinh tế trong giai đoạn đó” (Bain & Company, 2015) Số liệu thống kê về doanh thu của ngành hàng xa xỉ lần lượt được ghi nhận tăng lên và đạt 1,08; 1,2; 1,22; 1,26 nghìn tỷ Euro vào các năm trong giai đoạn từ 2016-2019 Các số liệu này một lần nữa khẳng định sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp xa xỉ trên toàn cầu.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng ghi nhận sự phát triển đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình lớn trong giai đoạn từ năm 2015 – 2022 khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng Theo số liệu báo cáo từ Tổng cục Thống kê, “Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 – 2022 có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các năm lần lượt được ghi nhận là 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08%, 7,02%, 2,91%, 2,58%, 8.02%” Sự tác động của đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động vô cùng to lớn đến nền kinh tế, khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh trong hai năm 2020 và 2021 Năm 2022 ghi nhận sự vực dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 8.02%, mức cao nhất trong giai đoạn từ năm 2015-2022 Ngoài ra, số liệu được báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy thu nhập bình quân trên đầu người cũng tăng mạnh “Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người là 45,7 triệu đồng/người.năm, đến năm 2022 con số này tăng lên là 95,6 triệu đồng/người.năm” (Tổng cục Thống kê, 2022) Theo Knight Frank (2019) “Nếu như ba thập kỷ trước, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thì với sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định nhất thế giới"
Theo báo cáo của công ty Knight Frank, “Châu Á đang là châu lục có tốc độ tăng trưởng số người giàu nhanh nhất trên thế giới Công ty ghi nhận nhiều cá nhân có giá trị tài sản từ 30 triệu USD trở lên” (Knight Frank, 2019) Cũng theo ghi nhận của tổ chức này, “Việt Nam là quốc gia xếp thứ 3 trong số những nước có số lượng người giàu gia tăng nhanh nhất thế giới (12,7%) Năm 2019, Việt Nam ghi nhận có 12.327 triệu phú USD, tăng 23% so với năm 2015 Dự báo đến năm 2023, số lượng triệu phú USD của Việt Nam sẽ tăng lên 15.776 người (Knight Frank, 2020)” Hơn nữa, với cơ cấu dân số