1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn quy định chung tài sản thừa kế

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Chung, Tài Sản, Thừa Kế
Tác giả Văn Nguyễn Thu Ngân, Ngô Phương Nghi, Nguyễn Thị Nguyệt Nhi, Ninh Bảo Yến Nhi, Phạm Ông Quỳnh Nhi, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Nguyễn Hoàng Phúc, Lý Ngọc Quyên, Võ Ngọc Thúy Quỳnh, Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Văn Thắng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại Bài tập lớn học kỳ
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 6,41 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện (7)
  • 1.2 Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (9)
  • 1.3 Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết (10)
  • 1.4 Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (13)
  • 1.6 Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1 vào tham (14)
  • 1.7 Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện) (15)
  • 1.8 Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết (16)
  • 1.9 Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao? (16)
  • 1.10 Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự xác lập (17)
  • 1.11 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện (17)
  • 2.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài sản (19)
  • 2.3 Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời? (22)
  • 2.4 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời? (22)
  • 2.5 Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao? 17 (23)
  • 2.6 Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời (24)
  • 2.7 Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu không ? Vì sao? (26)
  • 2.8 Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao? (26)
  • 2.9 Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao? (26)
  • 2.10 Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời (27)
  • 2.11 Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao? (27)
  • 2.12 Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê? (28)
  • 2.13 Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao? (28)
  • 2.14 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định (28)
  • 2.15 Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao? (28)
  • 2.16 Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao? (29)
  • 2.17 Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao? (30)
  • 2.18 Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh? (30)
  • 2.19 Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp? (31)
  • 2.20 Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? (31)
  • 2.22 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (31)
  • 2.23 Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động? Vì sao? (32)
  • 2.24 Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản (32)
  • 2.25 Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không? (36)
  • 2.26 Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế nào? (37)
  • 2.27 Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho (37)
  • 2.28 Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (42)
  • 2.29 Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (42)
  • 2.30 Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành không? (43)
  • 2.31 Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành? (43)
  • 2.32 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không? (44)
  • 2.33 Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án (44)
  • 2.34 Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống không? (45)
  • 2.35 Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào? (46)
  • 2.36 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố) (46)
  • 2.37 Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)? (47)
  • 2.39 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (48)
  • 2.40 Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? (49)
  • 2.41 Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao? (50)
  • 2.42 Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào có quy định riêng về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản như pháp luật Việt Nam hiện (51)
  • 2.43 Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?) (51)
  • 3.1 Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ) (55)
  • 3.2 Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao? (56)
  • 3.3 Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của (56)
  • 3.4 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (57)
  • 3.5 Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là có điều kiện? (57)
  • 3.6 Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam? (58)
  • 3.7 Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng (58)
  • 3.8 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hóa (58)
  • 4.2 Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận? (59)
  • 4.3 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên ? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản (60)
  • 4.4 Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản (61)
  • 4.5 Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản? (61)
  • 4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL (61)
  • 5.1 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao? (63)
  • 5.2 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì sao? (63)
  • 5.3 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao? ................................................................. 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (64)

Nội dung

- Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo uỷ quyền, căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp n

Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện

Tiêu chí BLDS năm 2015 BLDS năm 2005

1.Chủ thể quan hệ đại diện.

Cá nhân, pháp nhân (BLDS năm 2015 không ghi nhận tổ hợp tác và hộ gia đình với tư cách chủ thể nữa).

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác.

Người đại diện và người được đại diện là cá nhân, pháp nhân khác.

Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Người đại diện và người được đại diện chỉ là một người.

Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Không thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân.

3.Số lượng người tham gia đại diện.

Một người hay nhiều người cùng đại diện Chỉ một người.

4 Năng lực đại diện. năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143

Có nhiều loại hình đại diện khác nhau bao gồm: đại diện theo pháp luật của cá nhân, đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện theo ủy quyền, đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Bỏ qua quy định về hình thức Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

“Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt đuợc mục đích của việc đại diện.”

“4.Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.”

8 Thời hạn và phạm vi.

Theo Điều 140 BLDS năm 2015, thời hạn và phạm vi được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Quy định thời hạn 1 năm chỉ đối với đại diện theo ủy quyền.

9 Không có quyền và vượt quá phạm vi đại diện.

Tại Điểm a hoản 1 Điều 142 BLDS năm k 2015, sửa từ “đồng ý” trở thành “công nhận giao dịch” và bổ sung thêm hai trường hợp tại Điểm b, c khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2015.

Tại Điều 143 BLDS năm 2015, quy định thêm trường hợp: Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Theo Điều 146 BLDS năm 2005, chỉ quy định hai trường hợp ngoại lệ để công nhận phần vượt quá phạm vi đại diện.

Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo uỷ quyền, căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

- Đoạn của quyết định cho thấy việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo uỷ quyền: Trong phần nhận định của Toà án : “[6] Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nên Thư bảo lãnh là văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại diện của Ngân hàng A.”

HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẠI DIỆN:

Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết

- “Đại di n bệ ề ngoài” là trường hợp người đại diện có hành động là cơ sở để bên thứ ba ngay tình tin tưởng người đại diện có quyền xác lập, thực hiện giao dịch Đó có thể là lời nói hoặc hành vi của người được đại diện chấp nhận cho một người hành xử như người đại diện của mình dù trong thực tế không có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho người đại diện tiếp tục xuất hiện với vị trí là người đại diện dù chấm dứt thẩm quy n hoề ặc có hành động gây hiểu nh m rầ ằng người đại diện có thẩm quy n ề lớn hơn hoặc thẩm quyền đại diện mà trong thực tế người đó nắm giữ

- Với mục đích bảo vệ bên thứ ba ngay tình 1 , khác với hệ thống luật Việt Nam, hệ thống thông luật (Common Law) thường có những quy định về “apparent agent” thoáng hơn Hệ thống pháp lý nhiều nước đã thiết kế ra nguyên tắc đại diện hiển nhiên (tiếng Anh là “apparent agency/apparent representation”) Nguyên tắc này có nội dung cơ bản như sau:

“ Hợp đồng khi được lập bởi người đại diện vượt quá thẩm quyền của mình sẽ không ràng buộc người được đại diện trừ trường hợp người này (người được đại diện)thừa nhận/chấp thuận hành vi đã thực hiện của người đại diện Tuy nhiên, người được đại diện sẽ chịu ràng buộc, kể cả khi không thừa nhận, nếu bằng lời nói hoặc hành vi của mình đã cho phép một người hiện diện ra với thế giới bên ngoài như là đại diện của mình và bên thứ ba, bằng suy luận hợp lý, tin rằng người này là người đại diện (của người được đại diện), vì thế đã giao kết hợp đồng Trong trường hợp này, thân chủ (người được đại diện) không thể vô hiệu việc đại diện

“hiển nhiên” này nếu (việc vô hiệu) gây tổn thất cho bên thứ ba”

- Hệ thống pháp luật Nhật Bản cũng có quy định về chế định “đại diện” ở các điều: Điều 109 “Đại diện biểu kiến”, Điều 110 “Đại diện biểu kiến khi vượt quá thẩm quyền” và Điều 112 “Đại diện biểu kiến khi hết thẩm quyền đại diện”

- Căn cứ vào Điều 109 rằng: “Người khiến cho bên thứ ba tin tưởng rằng mình đã trao quyền đại diện nhất định cho một người khác phải chịu trách nhiệm cho hành

1 không biết và không thể ết người đạ bi i di ện mà mình giao dịch cùng có đủ thẩm quyền hay không. vi trong phạm vi được cho là ủy quyền của người này đối với bên thứ ba” Bất kể có hay không hành vi ủy quyền thực, nếu một người khiến bên thứ ba tin rằng họ 2 đã trao quyền đại diện cho một người khác – người đại diện cho mình (bằng quảng cáo trên báo chí, thông báo, giấy ủy quyền chung, ủy quyền không, cho phép sử dụng con dấu hay trụ sở ) thì người này sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch xác lập giữa người đại diện cho mình và bên thứ ba trong phạm vi được cho là ủy quyền đại diện

- Trong một vụ án nổi tiếng tại Nhật Bản, nhân viên làm việc tại Tòa sơ thẩm Tokyo đã lập một văn phòng trong khuôn viên của Tòa và đặt tên là “Văn phòng phúc lợi của Tòa sơ thẩm” Nguyên đơn bán văn phòng phẩm cho văn phòng này nhưng văn phòng không thanh toán Nguyên đơn kiện Nhà nước Nhật Bản với lập luận rằng, Tòa sơ thẩm Tokyo và cơ quan trên nó là Nhà nước Nhật Bản và Nhà nước Nhật Bản phải chịu trách nhiệm cho giao dịch của văn phòng này, vì đã khiến cho nguyên đơn tin tưởng rằng đó thực sự là một cơ quan thuộc Tòa sơ thẩm Dù thực tế không có mối liên quan chính thức nào giữa Văn phòng phúc lợi và Tòa sơ thẩm, nhưng Tòa án tối cao Nhật Bản vẫn tuyên rằng Tòa sơ thẩm đã tạo cho Văn phòng phúc lợi vẻ bề ngoài rằng, Văn phòng là một bộ phận của Tòa và vì vậy, Tòa sơ thẩm có trách nhiệm phải thanh toán cho nguyên đơn 3

- Điều 110 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu người đại diện đã có hành vi vượt quá thẩm quyền của mình và bên thứ ba có lý do chính đáng để tin rằng người đại diện có thẩm quyền để thực hiện hành vi đó thì quy định của Điều 109 sẽ được áp dụng tương tự” Trường hợp tại Điều 110 khác Điều 109 ở chỗ là người đại diện thực tế đã được ủy quyền đại diện Tuy nhiên người đại diện khi thực hiện đại diện đã vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình Trong một vụ án, người đại diện được ủy quyền đi đăng ký sở hữu miếng đất Để đăng ký, người được đại diện đã trao giấy tờ và con dấu cho người đại diện Tuy nhiên, thay vì đăng ký, người đại diện lại đem bán miếng đất cho bên thứ ba Tòa án tối cao đã phán quyết cho phép bên mua thứ ba được sở hữu miếng đất 4

- Điều 112 quy định: “Việc chấm dứt thẩm quyền đại diện không thể dùng để đối kháng với bên thứ ba ngay tình trừ khi bên này vì lỗi vô ý đã không biết” Nó có nghĩa là nếu bên thứ ba tin rằng người đại diện được ủy quyền đại diện (dù thẩm

3 TATC Nh t B ậ ản, Minshū 11-2-227, ngày 07/02/1957.

4 TATC Nh t B ậ ản, Minshū 25-4-455, ngày 03/05/1971. quyền này thực ra đã chấm dứt) mà giao dịch với người này thì, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc buộc phải biết là thẩm quyền đại diện đã chấm dứt, thân chủ (người được đại diện) sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch của người đại diện.Tại các nước theo hệ thống thông luật, nguyên tắc đại diện hiển nhiên được áp dụng tại các án lệ, ví dụ: Royal British Bank, Turquand (1856), Freeman & Lockyer, Buckhurst Park Properties (Mangal) (1964).” 5

- Theo luật công ty Úc, người thứ ba ngay tình có quyền suy đoán (statutory assumptions) về “thẩm quyền đương nhiên” (apparent authority) hoặc thẩm quyền mặc định (implied actual authority) của một đại diện công ty khi thực hiện các giao dịch với người đại diện Nghĩa là về nguyên tắc, hợp đồng do người đại diện ký vượt quá phạm vi thẩm quyền đại điện (defective contracts) vẫn có hiệu lực, trừ khi công ty (người được đại diện) có thể chứng minh rằng người thứ ba không ngay tình Câu chuyện vượt quá thẩm quyền đại diện chỉ là câu chuyện của hai bên bên - đại diện và bên được đại diện chứ không phải gánh nặng của bên thứ ba người - - có giao dịch với công ty thông qua người đại diện Úc đã đưa những quy định này vào trong Luật công ty Úc ở điều 128 và 129 Luật Công ty 2001 và gọi là statutory assumptions

- Theo kinh nghi m cệ ủa Pháp, trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS Pháp chưa thực sự rõ ràng về kh ả năng tự xác lập, th c hi n giao d ch cự ệ ị ủa người được đại diện trong đại diện theo pháp luật

- Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổ ề đại diện”i v 6 và Điều 1159 BLDS của Pháp ngày nay quy định “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập theo lu t ho c theo quyậ ặ ết định của tòa án thì trong thời hạn đại diện, người được đại diện không có các quyền hạn đã đượ trao cho người đạc i diện” Với quy định này,

Với đại diện theo luật hoặc tư pháp, người được đại diện sẽ mất toàn bộ thẩm quyền đã được giao cho người đại diện trong suốt quá trình đại diện.

“người được đại diện không còn có thể t tiự ến hành các giao dịch mà người đại di n ệ theo luật hay tư pháp đã được trao quy n triề ển khai” Vớ ội dung nêu trên, “do i n luật không phân biệt, việc không có/còn quyền này áp dụng cho giao dịch về quản lý cũng như cho giao dịch về định đoạt tài sản” 8

Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2015.

“1 Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện”.

- Trong phần nhận định của Toà án: “ Ngân hàng A không công nhận giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh vì cho rằng ông H1 vi phạm các quy định của Ngân hàng A trong quá trình phát hành Thư Bảo lãnh, nhưng đây là trách nhiệm giữa cá nhân ông H với pháp nhân là Ngân hàng A” Vì vậy, Ngân hàng A cần phải giải quyết các trách nhiệm của pháp nhân khi giao dịch dân sự với tư cách là người được đại diện

10 GS TS ĐỖ VĂN ĐẠ I, “Quyền c ủa người được đạ i di n trong vi ệ ệc xác lậ p, th c hi n giao d ch thu c ph m vi c ự ệ ị ộ ạ ủa ngườ i đạ i di ệ n”, T ạp chí Nghiên cứ u L ập pháp số 01 + 02 tháng 1/2023

1.5 Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?

- Người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch do mình xác lập với tư cách người đại diện căn cứ theo quy định của Điều 139 BLDS năm 2015 Điều 139 Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

“1 Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện

2 Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

3 Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”

Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1 vào tham

- Trong ph n Nhầ ận định: “ [6] Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nên Thư bảo lãnh là văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại diện của Ngân hàng A Do đó, Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyề ợi, nghĩan l vụ liên quan trong vụ án là không phù hợp với các quy định của pháp luật.”

- Vậy trong Quyết định s 09, Hố ội đồng thẩm phán, đã không đưa ông H1 vào tham gia t t ng vố ụ ới tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là chưa hợp lý.

Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện)

đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện)

- Hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là chưa hợp lí

- Theo điều 87 BLDS năm 2015 và Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Điều 87 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

“1 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Điều 13 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

“1 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này

2 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.”

- Trong Quyết định số 09, ông H1 đã ký Thư bảo lãnh với tư cách người đại diện Đây là trách nhiệm giữa ông H1 và pháp nhân là ngân hàng A Đồng thời ông H1 là giám đốc chi nhánh Ngân hàng phải biết và hiểu rõ quy định của Ngân hàng A

Vì vậy, ông H1 cần thiết phải tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

QUYỀN TỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN GIAO DỊCH THUỘC PHẠM VI ĐẠI DIỆN:

Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết

hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết

- Trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS Pháp chưa thực sự rõ ràng về khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch của người được đại diện trong đại diện theo pháp luật

- Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổ ề đại dii v ện” và Điều 1159 BLDS của Pháp ngày nay quy định “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập theo lu t ho c theo quyậ ặ ết định của tòa án thì trong thời hạn đại diện, người được đại diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đại diện” Với quy định này,

“khi đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai, người được đại diện không có/còn quyền hạn đã được trao cho người đại diện trong toàn bộ ời gian đạ th i diện”,

“người được đại diện không còn có thể t tiự ến hành các giao dịch mà người đại di n ệ theo lu t ậ hay tư pháp đã được trao quyền triển khai” Vớ ội dung nêu trên, “do i n luật không phân biệt, việc không có/còn quyền này áp dụng cho giao dịch về quản lý cũng như cho giao dịch về định đoạt tài sản”.

- Ở đây, “khi không có/còn quyền, người được đại diện không còn có thể t tiự ến hành các giao dịch mà người đại di n theo luệ ật hay tư pháp được trao quyền Người được đại diện b loại bỏ việc thực hiị ện các quyền của mình trong toàn bộ ời gian đạ th i diện Người được đại di n b lo i b quyệ ị ạ ỏ ền trong trường hợp này rơi vào hoàn cảnh tương đồng với hoàn cảnh của người không có năng lực”.11

Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?

Theo quy định hiện hành, pháp luật Việt Nam chưa có cơ sở cho phép người được đại diện tự xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện của người đại diện Trong khi đó, Bộ luật Dân sự Pháp lại có quy định rõ ràng về vấn đề này, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể.

Bài báo "Quyền của người được đại diện trong việc xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi ủy quyền của người đại diện" của GS TS Đỗ Văn Đại trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 + 02 tháng 1/2023 phân tích sâu về quyền của người được đại diện liên quan đến giao dịch sau khi đã ủy quyền cho người khác.

Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự xác lập

- Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, ngườ ủi y quyền đượ ự xác lậc t p giao dịch đã ủy quyền cho người khác.

- Đoạn cho thấy câu trả ờ ủ l i c a Quyết định:

“ [3] Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn nhận định rằng vào ngày 09/9/2010, c Nguy n Th T ụ ễ ị đã lập hợp đồng y quyủ ền cho ông T2 toàn quyền s ử dụng nhà đất với thời hạn 05 năm, trong khi hợp đồng ủy quyền chưa chấm dứt thì cụ Nguy n Th ễ ị T đã ký hợp đồng th ch p bế ấ ảo lãnh là không đúng với Điều 122 B ộ luật dân sự năm 2005 quy định về điều kiện có hiệu l c c a giao dự ủ ịch dân sự Do cụ Nguyễn Thị T là chủ ở ữu nhà đất nêu trên nên dù cụ T có ủ s h y quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền về tài sản theo quy định của pháp luật c a c ủ ụ T Do đó, nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng là không chính xác.”

Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện

Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền có phạm vi đại diện được quy định rõ trong pháp luật Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền thực hiện mọi giao dịch thay cho người được đại diện, trong khi người đại diện theo ủy quyền chỉ có thẩm quyền thực hiện những giao dịch được ủy quyền cụ thể Việc xác định phạm vi đại diện của người đại diện là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu lực của các giao dịch do người đại diện thực hiện.

- Khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại di n ệ

*Đối với đại diện theo pháp luật:

Bộ luật dân sự Pháp đã có quy định chung về khả năng của người được đại diện tự xác lập và thực hiện các giao dịch nằm trong phạm vi đại diện của người đại diện Theo đó, trong trường hợp đại diện theo luật định hoặc pháp lý, người được đại diện không có quyền tự xác lập, thực hiện các giao dịch nằm trong phạm vi đại diện của người đại diện.

+ Bởi vì pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự Đối với một số trường hợp như pháp nhân hay người mất năng lực hành vi dân sự, mặc dù Việt Nam chưa có quy định tương tự như Pháp đã được nêu ở trên nhưng chúng ta có kết quả gần tương tự thông qua một số quy định cụ thể Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể có kết quả tương tự đối với trường hợp đại diện theo pháp luật

+ Do đó, chúng ta nên có quy định khái quát tương tự như Pháp trong phần đại diện của BLDS; sự tồn tại của quy định như vậy trong phần chung về đại diện không những không mâu thuẫn với các quy định khác mà còn làm rõ quyền hạn của người được đại diện, điều cần thiết cho an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự

*Đối với đại diện theo ủy quyền:

+ Ở Việt Nam, BLDS năm 2015 quy định theo hướng “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền)” (Điều 135) nên đại diện theo ủy quyền khác với đại diện theo pháp luật ở việc đại diện theo ủy quyền được hình thành trên cơ sở ý chí của người được đại diện và, để đại diện có thể được thực hiện, việc ủy quyền này phải được người đại diện đồng ý Do đó, đại diện theo ủy quyền ở Việt Nam thực chất là đại diện được hình thành trên cơ sở thỏa thuận

+ Có thể thấy văn bản của chúng ta chưa có quy định rõ như BLDS Pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền và thực tiễn thể hiện sự lúng túng về quyền của người được đại diện đối với giao dịch đã ủy quyền cho người đại diện Vì thế, việc người được đại diện ủy quyền cho người khác không loại trừ, không làm mất đi khả năng họ vẫn được quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện

- Vì vậy ta kết luận rằng: Pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự như quy định của BLDS Pháp, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm này để vận dụng vào Việt Nam khi có điều kiện sửa đổi BLDS Việc bổ sung một quy định có tính khái quát cao như Điều 1159 BLDS Pháp vào phần đại diện trong BLDS của chúng ta sẽ làm cho chế định này rõ ràng hơn, tạo an toàn pháp lý hơn và tránh được sự lúng túng như thực tiễn xét xử hiện nay đang gặp phải

HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN:

Tóm tắt Quyết định số 377/2008/DS GĐT ngày 23/12/2008: -

Nguyên đơn: Bà Xê Bị đơn: Chị Hường (con bà gái bà Thẩm) và anh Chính Bà Xê kết hôn với ông Lưu có tài sản chung là một ngôi nhà Trước đó, năm 1964 ông Lưu kết hôn với bà Thẩm có đăng ký kết hôn Trước khi chết ông Lưu để lại di chúc cho bà Xê được quyền sử dụng toàn bộ tài sản Toà án xác định di chúc ngày 27/7/2002 của ông Lưu là di chúc hợp pháp, từ đó quyết định cho bà Xê hưởng toàn bộ di ẩn của ông Lưu mà không chia cho bà Thẩm được 2/3 kỷ phần thừa kế theo pháp luật là không đúng Hội đồng Giám đốc thẩm quy định huỷ bỏ bản án Dân sự sơ thẩm và phúc thẩm giao hồ sơ vụ án lại giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài sản

- BLDS năm 2005 quy định các hình thức: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hộ – i, sở hữu của t chổ ức chính trị xã hộ – ngh nghi p, ti ề ệ ổ chức xã hội, t chổ ức xã hộ – i nghề nghi p ệ

- BLDS năm 2015 gộ ại còn 3 hình thứp l c s h u: s hở ữ ở ữu toàn dân, sở ữu chung và h sở hữu riêng Quy định mới này vừa ng n g n v a d nh n biắ ọ ừ ễ ậ ết hình thức sở h u ữ khi nhìn vào việc sở hữu tài sản

Hình thức BLDS năm 2015 BLDS năm 2005

1 Sở hữu toàn dân Điều 197 Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Tài sản công bao gồm đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, lợi ích ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên và tài sản nhà nước đầu tư, quản lý Tài sản này thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý theo quy định tại Điều 200.

Tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm các dạng tài sản sau: Đất đai, rừng tự nhiên và rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; núi, sông, hồ, nguồn nước; tài nguyên trong lòng đất; nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời; phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh; và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2 Sở hữu chung Điều 207 Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

“1 Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản

2 Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.” Điều 214 Sở hữu chung

“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”

Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "sở hữu tư nhân" là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình Nay, theo Bộ luật Dân sự năm 2015, thuật ngữ này được thay đổi thành "sở hữu riêng", mở rộng đối tượng sở hữu bao gồm cả cá nhân và pháp nhân Đồng thời, luật mới không giới hạn số lượng và giá trị tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng của cá nhân và pháp nhân như quy định trước đây.

3 Sở hữu riêng Điều 205 Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng

“1 Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân

2 Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị” Điều 211 Sở hữu tư nhân

“Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.

Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.” Điều 212 Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân

“1 Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân.

Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

2 Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân”

Theo Điều 213 BLDS năm 2022, bản chất nội dung của việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của người khác trong Luật Dân sự năm 2022 không có sự thay đổi so với Luật Dân sự năm 2005, chỉ thay đổi cụm từ “việc sử dụng” thành “sử dụng tài sản”.

“sở hữu tư nhân” thành cụm t ừ “sở hữu riêng” (Căn cứ Điều 206 BLDS năm 2015)

Việc chi m h u, s dế ữ ử ụng, định đoạt tài sản thu c s hộ ở ữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đế ợi ích quốc gia, dân tộn l c, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

2.2 Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?

- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm

- Đoạn c a Quyủ ết định s 377 ố cho câu trả ờ l i:

“Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm Thực tế, từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công tác, nhưng giữa ông Lưu và bà Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng tên riêng đố ới nhà đất trên do ông Lưu tựi v tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu, cho thấy bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức tạo lập nên ông Lưu có quyền định đoạ ới căn nhà nêu trên”.t v

Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?

- Theo bà Thẩm căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà.

- Đoạn của Quyết định 377 cho câu trả lời: “ còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101m2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu bà Xê”.

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?

- Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, căn nhà trên là thuộc sở hữu riêng của ông Lưu

- Đoạn của Quyết định số 377: “… Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì ông Lưu với bà Thẩm trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn nên quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu với bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp pháp và vẫn đang tồn tại theo quy định của pháp luật Tuy căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm vẫn tồn tại, nhưng giữa ông Lưu với bà Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên, hơn nữa trong quá trình giải quyết vụ án bà Thẩm thừa nhận căn nhà là do ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu Thực tế, ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công tác từ năm 1975; đến năm 1994 ông Lưu mới nhận chuyển nhượng đất của bà Nguyễn Thị Bướm để cất nhà, còn bà Thẩm và chị Hương vẫn ở ngoài miền Bắc nên có cơ sở xác định căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho trên diện tích 101m 2 đất là tài sản riêng của ông Lưu.”

Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao? 17

- Giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là chưa hợp tình, hợp lý Vì theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Tài sản chung c a v ch ng: ủ ợ ồ “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nh p do lao ậ động, hoạt động s n xu t, kinh doanh, hoa l i, l i tả ấ ợ ợ ức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thờ ỳ hôn nhân, trừ trười k ng h p ợ được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ ch ng th a thuồ ỏ ận là tài sản chung Quy n s dề ử ụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung c a v ch ng, tr ủ ợ ồ ừ trường h p v ho c chợ ợ ặ ồng được th a k ừ ế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài ản riêng.” s

- Theo xét xử, Tòa án không công nhận căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm do ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công tác và dần tích góp mới có mà bà Thẩm cũng không đóng góp gì vào, nên đây được xem là tài sản riêng của ông Lưu Tuy nhiên:

+ Th nhứ ất, ông Lưu và bà Thẩm đã là vợ ch ng hồ ợp pháp “Ông Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Th m kẩ ết hôn ngày 26/10/1964 trên cơ sở ự t nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và có ộ m t con chung là chị Võ Thị Thu Hương (sinh ngày 29/09/1965)”.

+ Th hai, k t ứ ể ừ khi ông Lưu chuyển vào Nam công tác thì bà Thẩm đã phải nuôi con chung của hai người một mình cho đến khi trưởng thành mặc dù đây không phải là trách nhiệm c a mủ ột mình bà Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái Nghĩa vụ này không chỉ áp dụng với con chưa thành niên mà còn bao gồm cả con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.

+ Thứ ba, khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu trên tài sản chung c a v chủ ợ ồng có bao gồm thu nh p hậ ợp pháp Do đó, mặc dù thu nhập đó là do ông Lưu làm ra nhưng vẫn là tài sản chung của vợ chồng về mặt pháp lý Điều đó cũng có nghĩa là phần tiền dùng để tạo lập căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt cũng là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm Ngoài ra, trong Luật Hôn nhân và gia đình có đề ậ c p

“Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong vi c chi m h u, s d ng, ệ ế ữ ử ụ định đoạt tài sản chung” nghĩa là mặc dù tiền do ông Lưu làm ra nhưng vẫn là tài sản chung của vợ chồng, không cần biết bà Thẩm có góp phần vào hay không.

Tòa án xác định căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt là tài sản riêng của ông Lưu là không hợp lý, không hợp tình và chưa đúng quy định pháp luật.

Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời

- Giả sử căn nhà trên là của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà

“2 Vợ chồng cùng nhau tạ ập, phát triểo l n khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm h u, s dữ ử ụng, định đoạt tài sản chung

3 V ch ng th a thu n ho c y quy n cho nhau chiợ ồ ỏ ậ ặ ủ ề ếm hữu, s dử ụng, định đoạt tài sản chung.”

+ Khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:

“1 Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.”

Theo quy định pháp luật, nếu căn nhà là tài sản chung của ông Lưu và bà Thẩm, hành vi ông Lưu tự ý định đoạt toàn bộ tài sản là trái phép, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bà Thẩm Bởi tài sản chung đồng nghĩa với việc cả hai đều sở hữu, sử dụng, định đoạt bình đẳng Bất kỳ mục đích nào của một trong hai bên liên quan đến tài sản chung đều cần được đối phương đồng ý để đảm bảo quyền lợi và tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng.

Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu không ? Vì sao?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:* Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Bà Thẩm, chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu Vì bà Thẩm, ông Lưu có đăng ký kết hôn ngày 26/10/1964 tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nên được công nhận là hôn nhân hợp pháp và chị Hương là con đẻ của ông Lưu, bà Thẩm.

- Bà Xê không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu Vì theo Hội đồng giám đốc thẩm xác nhận quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xê vào năm 1996 là vi phạm pháp luật do ông Lưu đã kết hôn với bà Thẩm từ trước mà đến nay vẫn chưa ly hôn.

Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao?

- CSPL: Khoản a Điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định Về những người thừa kế theo pháp luật:

“a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”

- Như vậy, nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 tại tỉnh Tiền Giang thì cả hai sẽ được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp và bà Xê là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.

Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao?

- Trong vụ việc này, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu Vì ông Lưu đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho cụ Xê ngày 27/7/2002 và được công nhận là di chúc hợp pháp Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015:

“1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

- Qua đó, chị Hương không thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc do lúc ông Lưu chết vào năm 2003 thì chị Hương đã là người thành niên và không phải là con thành niên không có khả năng lao động.

Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời

- CSPL: Điều 614 BLDS năm 2015 quy định về Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”

- Theo pháp luật hiện hành, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền và nghĩa vụ sở hữu tài sản là di sản do người quá cố để lại.

Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?

Ông Hà qua đời vào ngày 12/05/2008, theo Quyết định số 08, bà Lý Thị Ơn và các con ông Hà được thừa kế nhà đất Quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở của ngôi nhà này sau đó đã được chuyển sang cho bà Lý Thị Ơn.

- CSPL: Điều 614 BLDS năm 2015 quy định về Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”

- Như vậy, khi người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp là khi ông Hà chết cụ thể vào ngày 12/5/2008

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC:

Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?

toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?

- Tại phần nhận thấy của Quyết định: “ Trước khi chết, ông Lưu cso để lại di chúc cho bà được quyền sử dụng toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình nên bà yêu cầu được thừa kế theo di chúc của ông Lưu”.

Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?

phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?

- Bà Thẩm, bà Xê, chị Hương thuộc diện được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với tài sản của ông Lưu vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và là người thừa kế ở hàng thứ nhất nhưng không được ông Lưu xác định là người thừa kế tài sản theo di chúc nên theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005 và Điều 644 BLDS năm 2015 thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc Bà Xê và chị Hương cũng thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và không còn khả năng lao động Quyết định cho câu trả lời ở đoạn: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 BLDS thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.

Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?

2.14 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và không còn khả năng lao động Quyết định cho câu trả lời ở đoạn: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 BLDS thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc”

2.15 Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?

- Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu Vì căn cứ theo Điều

644 BLDS năm 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định:

- Những cá nhân sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật:- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng nếu di sản được chia theo pháp luật và họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất.- Con thành niên nhưng không có khả năng lao động.

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”

- Bà Thẩm đã thỏa mãn điểm a khoản 1 của Điều luật này, đó là vợ hợp pháp của ông Lưu nên không cần phải có yếu tố già yếu, có hay không có khả năng lao động Vì vậy dù bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì vẫn thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúcđối với di sản của ông Lưu.

Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

- Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật vì căn cứ theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định:

“1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

- Mà nếu di sản của ông Lưu được chia theo pháp luật căn cứ theo Điều 651 BLDS năm 2015 về Người thừa kế theo pháp luật:

Theo pháp luật, người thừa kế được chia thành 3 hàng: Hàng thứ nhất gồm vợ/chồng, cha mẹ đẻ/nuôi, con đẻ/nuôi Hàng thứ hai gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột do người chết là ông bà nội ngoại Hàng thứ ba gồm cụ nội ngoại, bác chú cô dì, cháu ruột do người chết là bác chú cô dì, chắt do người chết là cụ nội ngoại.

2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Vì vậy, người thừa kế hàng đầu là bà Thẩm và chị Hương Theo đó, mỗi người sẽ được hưởng 600/2 = 300 triệu đồng Do đó, bà Thẩm sẽ được hưởng 300 x 2/3 = 200 triệu đồng theo quy định của pháp luật.

Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?

Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?

- Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm không được chấp nhận Vì mặc dù căn nhà được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào miền nam công tác và căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên.

Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?

- Tại phần nhận Thấy: “Cụ Nguyễn Thị Khánh có 3 người com là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932 (bà Khót, ông Tâm là con của cụ Khánh và cụ An Văn Tâm), ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt”.

Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?

- Theo di chúc của cụ Khánh thì toàn bộ căn nhà này cụ Khánh để lại cho ông Nguyễn Tài Nhật.

Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm đã là con thành niên của cụ Khánh.

- Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi….”

- Theo Khoản 1 Điều 20 BLDS năm 2015 thì “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên” và Khoản 1 Điều 611 quy định “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản mất” Từ đó ta có thể thấy thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụ Khánh

2.21 Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không ? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Đoạn của bản án cho câu trả lời:

Theo quyết định của Hội đồng xét xử, yêu cầu của bà Khót và ông Tâm về danh tính người thừa hưởng không được chấp thuận vì theo luật định, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Cụ thể, mỗi người được hưởng quyền thừa kế là 400 triệu đồng.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án

- Hướng giải quyết trên của Tòa án hoàn toàn hợp lý, vì:

Ông Tâm, bà Khó không thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Bên cạnh đó, bà Khót và ông Tâm có đời sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cụ Khánh Ngoài ra, Ông Tâm và bà Khót có được nhận một khoản tiền trợ cấp từ nhà nước, do vậy việc Tòa án không xếp ông Tâm và bà Khót vào trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động? Vì sao?

- Hướng giải quyết sẽ khác khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động Vì:

+ Theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

+ Tại mục 1.4 Nghị quyết số 03/NQ HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm - phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hướng dẫn như sau: “1.4 Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”

- Áp dụng tương tự điều này cho trường hợp “không có khả năng lao động” trong lĩnh vực thừa kế Vì ông Tâm đã mất 85% sức lao động do tai nạn, vượt qua 81% đề ra của Nghị quyết nêu trên nên ông được coi là người mất khả năng lao động

Theo như Điều 644 BLDS năm 2015 về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, ông Tâm được hưởng 2/3 suất thừa kế.

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản

+ Thể hiện ý chí tự do định đoạt của chủ sở hữu.

+ Bên sở hữu tài sản chuyển tài sản cho một bên khác mà không cần phải yêu cầu đền bù.

+ Đều có đối tượng chung là tài sản

Tiêu chí Di chúc Tặng cho tài sản

Chương XXII Bộ luật Dân Sự 2015

Mục 3 Chương XVI Bộ luật Dân Sự 2015

Chủ thể Cá nhân Cá nhân, pháp nhân Định nghĩa

Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết

Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận

Bản chất Thể hiện ý chí chủ quan của người để lại di sản

Sự thỏa thuận của hai bên

Hiệu lực Từ thời điểm mở thừa kế - thời điểm người có tài sản chết

- Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Hợp đồng tặng cho bất động sản phải đăng ký có hiệu lực từ thời điểm đăng ký;

- Hợp đồng tặng cho bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Đặc điểm về hình thức

- Di chúc phải được lập thành văn bản:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng;

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

- Nếu không thể lập bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

Người để lại tài sản/di sản

- Người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Đáp ứng đủ điều kiện được thực hiện giao dịch dân sự theo quy định.

- Người thừa kế là cá nhân:

+ Còn sống vào thời điểm mở thừa kế;

+ Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

- Không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Đáp ứng đủ điều kiện được thực hiện giao dịch dân sự theo quy định.

Nghĩa vụ của những người hưởng thừa kế là phải thực hiện hết các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản của người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho.

- Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà, trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?

- Nếu ông Lưu tặng toàn bộ tài sản cho bà Xê bằng cách lập một hợp đồng đúng thủ tục, có công chứng, chứng thực và không yêu cầu đền bù, và bà Xê đồng ý nhận, thì toàn bộ tài sản sẽ trở thành của bà Xê Bà Xê có quyền quyết định về tài sản hợp pháp mà bà được tặng Trong trường hợp này, ông Lưu sẽ không còn có quyền hạn hay nghĩa vụ gì đối với tài sản này nữa, vì vậy bà Thẩm cũng không được hưởng bất kỳ phần nào trong di sản Điều này dựa trên Điều 615 của BLDS năm 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế nào?

- Tuy không có quy định cụ thể xử lý về vụ việc nêu trên Nhưng pháp luật nước Pháp lại có một quy định khái quát chung áp dụng cho trường hợp giải quyết phần di sản tranh chấp một cách ổn thỏa Cụ thể tại Điều 1094 BLDS Pháp quy định:

“Người chồng có thể, bằng hợp đồng hôn nhân hoặc trong thời kỳ hôn nhân, trong trường hợp anh ta không bỏ con không phải là con cháu, có lợi cho người phối ngẫu khác, về tài sản, của tất cả những gì anh ta có thể định đoạt có lợi cho người nước ngoài, và hơn nữa, việc sử dụng toàn bộ phần mà pháp luật cấm quy định đến sự bất lợi của những người thừa kế

Và trong trường hợp người phối ngẫu hiến tặng con hoặc con cháu, anh ta có thể đưa cho người phối ngẫu khác, hoặc một phần tư tài sản và một phần tư khác trong usufuration, hoặc một nửa tất cả tài sản của anh ta chỉ trong usufuration”

- Có thể thấy theo pháp luật nước Pháp, người sở hữu có quyền quyết định đối với tài sản của mình Cụ thể là có thể đem cho tặng cho người “phối ngẫu” khác một phần hay toàn bộ tài sản của mình Theo Điều 545 BLDS Pháp thì:“Không ai có thể bị buộc phải chuyển tài sản của mình, ngoại trừ các lý do của tiện ích công cộng, và với bồi thường chính đáng và trước đó”

- Ngoài ra Điều 537 BLDS Pháp cũng quy định: “Các cá nhân được tự do định đoạt tài sản thuộc về họ, theo các sửa đổi được thiết lập bởi pháp luật”

- Qua những quy định trên có thể thấy nếu một người được hưởng tài sản từ một lý do nào đó kể cả được cho tặng Thì đương nhiên tài sản đó thuộc về họ và họ không có nghĩa vụ trao trả hoặc chuyển tài sản của mình cho ai cả Bản thân người đó có toàn quyền quyết định đối với tài sản của mình.

Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho

cho cả hợp đồng tặng cho

- Theo em khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho là cần thiết vì còn một số điểm bất cập:

- Quy định Hợp đồng tặng cho tài sản và quy định tặng cho tài sản có điều kiện tại các Điều 457, Điều 462 BLDS năm 2015 không phải là quy định mới Vì các quy định này đã quy định tại các Điều 465, 470 BLDS được Quốc hội thông qua ngày 14/06 2005 (sau đây viết là BLDS năm 2005) mà quy định tại các Điều 457, 462 BLDS năm 2015 về nội dung là căn bản giữ nguyên quy định tại các Điều 465, 470 BLDS năm 2005 Tuy có sửa đổi một vài từ, nhưng không ảnh hướng đến nội dung chính của điều luật Các vướng mắc bao gồm:

- Đối với cụm từ “không được bán” ghi trong hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở được hiểu như thế nào là đúng? Ví dụ ông A là bố của anh H Ông A viết giấy cho anh H căn nhà xây 02 tầng trên diện tích đất 200 m2 Trong Giấy cho nhà ở, ông A có ghi là: “cho nhà để ở, không được bán” Nội dung ghi như thế này hiện đang có hai ý kiến khác nhau như sau:

+ Ý kiến thứ nhất cho rằng cụm từ này là chấp nhận được và không vi phạm quy định của Luật

+Ý kiến thứ hai cho rằng cụm từ này ảnh hưởng đến quyền định đoạt của người nhận tài sản Theo Điều 457 BLDS, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng "chuyển quyền sở hữu", do đó khi người nhận đã đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà và đất ở được tặng, thì anh ta trở thành chủ sở hữu và có toàn quyền định đoạt tài sản đó Nếu có cụm từ "không được bán" trong giấy cho nhà ở thì cụm từ này đã hạn chế quyền định đoạt căn nhà đối với người nhận tài sản Do đó, cụm từ này trở thành điều kiện tặng cho tài sản mà không rõ thuộc trường hợp khoản nào của Điều 462 BLDS Cụ thể là:

+ Khoản 2 Điều 462 BLDS quy định về trường hợp người được nhận tài sản tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước khi được nhận tài sản cho

+ Khoản 3 Điều 462 BLDS quy định về trường hợp người được nhận tài sản tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận tài sản tặng cho

+ Còn khoản 1 Điều 462 BLDS quy định quyền được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người tặng cho đối với người được tặng cho

- Qua đó ta thấy rằng đây là một vướng mắc chưa có lời giải

- Tên gọi của hợp đồng như thế nào là đúng đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất? Cụ thể như sau:

+ Điều 105 BLDS hiện hành quy định về tài sản như sau:

“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

2 Tài sản bao gồm: bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

+ Điều 115 BLDS hiện hành quy định về “quyền tài sản” như sau: “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền khác” Theo quy định này thì quyền sử dụng đất là “quyền tài sản” và theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS hiện hành mà chúng tôi trình bày ở trên thì “quyền tài sản” là tài sản Do đó được gọi quyền sử dụng đất là tài sản

+ Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này” Theo quy định này, thì người sử dụng đất có quyền tặng cho quyền sử dụng đất và theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai hiện hành thì việc tặng cho quyền sử dụng đất phải lập thành hợp đồng tặng cho và có công chứng hoặc chứng thực

Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền sử dụng đất được công nhận là tài sản Điều đó có nghĩa là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cũng được coi là hợp đồng tặng cho tài sản Tuy nhiên, Luật Đất đai quy định hợp đồng này là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, gây ra sự mâu thuẫn về tên gọi Sự bất nhất này ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện trong trường hợp tranh chấp.

Vì vậy, tranh chấp về quyền sử dụng đất không bị giới hạn về thời gian, và việc khởi kiện phụ thuộc vào quyết định của các bên liên quan

- Để bảo đảm sự thống nhất về nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện, em nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên có văn bản hướng dẫn một số vấn đề sau đây: a Trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở mà trong hợp đồng có ghi điều kiện là “Không được bán” thì hợp đồng tặng cho tài sản này thuộc khoản nào của Điều 462 BLDS sự hiện hành. b Trường hợp hợp đồng ghi là “Hợp đồng tặng cho tài sản” và trong hợp đồng ghi nội dung là tặng cho quyền sử dụng đất đối với thửa đất có diện tích (cụ thể là bao nhiêu mét, có số thửa đất, có số tờ bản đồ địa chính ) Sau khi đăng ký quyền sử dụng đất, người được tặng cho tài sản thực hiện quyền sử dụng đất thì bị người sử dụng đất liền kề với thửa đất được tặng quyền sử dụng đất tranh chấp và hòa giải ở cơ sở không kết quả, người sử dụng đất liền kề với thửa đất được tặng cho đã có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Vì người được tặng cho quyền sử dụng đất đã lấn chiếm đất Trường hợp này được áp dụng thời hiệu khởi kiện nào để giải quyết vụ án Cụ thể là áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 BLDS hiện hành (thời hiệu kiện theo hợp đồng) hay áp dụng thời hiệu không hạn chế thời hiệu khởi kiện (BLDS hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất) c Về tặng cho tài sản hình thành trong tương lai

- Điều 108 BLDS năm 2015 quy định:

Tài sản hiện có là loại tài sản đã hoàn thiện và chủ sở hữu đã thiết lập quyền sở hữu hoặc quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm giao dịch được xác lập.

2 Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

- Mặc dù Điều 108, khoản 2 của BLDS năm 2015 đã quy định về tài sản hình thành trong tương lai, như đã được trình bày ở trên, nhưng trên thực tế, nhận thức về quy định này không đồng nhất Do đó, cần có sự hướng dẫn để đạt được sự thống nhất trong nhận thức về quy định tài sản hình thành trong tương lai tại khoản 2 của Điều 108 BLDS năm 2015.

NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN:

Tóm tắt Quyết định số 26/2013/DS - GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Nguyên đơn: ông Vũ, bà Oanh, bà Dung

C ụ Phúc và cụ Th nh (cha, m cị ẹ ủa các nguyên đơn và bị đơn) có tài sản g m khoồ ảng 200m2 đấ Năm 1999, cụ Phúc chết không để ại di chúc nhưng có lờ ặn dò chia tài t l i d sản đều cho các con Trong quá trình chia tài sản, các nguyên đơn và bị đơn đã xảy ra tranh ch p v ph n ấ ề ầ tài sản được hưởng Năm 2007, cụ Th nh chị ết và có để ại di chúc: l ông Vân được hưởng di sản của vợ chồng cụ Không chấp nhận điều này nên nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Qua hai bản án sơ ẩm và phúc thẩm thì th Tòa không giải quyết hợp lý theo nội dung bên nguyên đơn đề ra Cuối cùng, tại Tòa giám đốc thẩm, Tòa án đã hủy hai bản án nêu trên và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật

Tóm tắt Quyết định số 533/2021/QĐ -PQ TT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh:

Nguyên đơn: Yue Da Mining Limited B ị đơn: Ông Hởi, bà Vân, ông Lĩnh, bà Thành

Quyết định v viề ệc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do phía bị đơn yêu cầu Yue Da Mining Limited yêu cầu tiến hành thủ tục xử lý tài sản đảm bảo theo quy định tại Điều 5.1 c a Hủ ợp đồng đảm bảo ngày 5/9/2013 mà Yue Da Mining Limited đã ký với ông Hởi, bà Vân, bà Thành Phán quyết trọng tài đã quyết định như sau: chấp nh n mậ ột ph n ầ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộ các bị đơn thanh toán cho nguyên đơn sốc nợ gốc và không chấp nhận các yêu cầu v s tiề ố ền lãi chậm tr ả tính trên nợ g c cố ủa nguyên đơn Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét vấn đề các thủ tục tố tụng có sự vi phạm nghiêm trọng của Luật Trọng tài thương mại và đưa ra lý do Phán quyết không trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam Do đó, Tòa án nhân dân ra quyết định không hủy Phán quyết trọng tài tranh chấp nêu trên.

Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Theo BLDS năm 2015 hiện nay, vẫn chưa quy định cụ thể những nghĩa vụ nào là của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và không đương nhiên chấm dứt Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 8 Điều 372 BLDS năm 2015 thì có thể ấy người quá cố th đã chấm dứt tồn tại thì mặc nhiên nghĩa vụ ủa người quá cố cũng đi kèm vớ c i sự chấm dứt đó (loại nghĩa vụ do chính bản thân người quá cố đó thực hiện khi còn sống)

“Điều 372 Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ:

8 Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện ”.

- Mặc dù người quá cố sẽ mặc nhiên được chấm dứt đi nghĩa vụ đối v i bớ ản thân họ nhưng trong thực tiễn xét xử vẫn đã đưa ra cách giải quyết rất phù hợp: khi người quá cố ch m dấ ứt nghĩa vụ thì người th a k di s n cừ ế ả ủa người quá cố đó sẽ ph i th c ả ự hiện (nếu có) mộ ố nghĩa vụt s nhất định mang tính bắt buộc, chẳng hạn như: nghĩa vụ thanh toán tiền mà người quá cố chưa giải quyết, việc thanh toán này là trích từ tài sản mà người quá cố để lại (nếu không có tài sản hay không đủ thì bên cho vay, mượn sẽ chấp nhận sự thiệt hại này).

Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Theo BLDS năm 2015 đã có quy định khi người đã quá cố thì nghĩa vụ về tài sản sẽ do các người thừa kế di sản theo như di chúc của người quá cố đã để lại, cụ thể được ghi nhận tại khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong ph m vi di sạ ản do người chết để lại, tr ừ trường hợp có thỏa thuận khác” và những khoản khác của Điều 615 c a B ủ ộ luật này có quy định về những trường hợp phát sinh để những người thừa kế đó thực hiện các nghĩa vụ ủa người quá cố đã để ạ c l i.

Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành không?

- Theo như bản án đi kèm với thực tiễn xét xử ện nay thì cha, mẹ ất nhiên phải có hi t nghĩa vụ nuôi dưỡng con ruột của mình nhưng không phải bắt buộc là nuôi từ nhỏ đến khi trưởng thành mà chỉ ới khi đứa con đó đủ ổi trưởng thành (trừ t tu trường hợp khác pháp luật đã quy định), tương tự đối v i bớ ản án trên thì ông Lưu chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng ch ị Hương từ khi còn nhỏ ới lúc trưởng thành mà thôi, nhữ t ng nghĩa vụ này có được là do: chị Hương là con chung của ông Lưu và bà Thẩm; ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp pháp; hơn nữa, chị Hương chỉ mới 10 tuổi hay nói cách khác chị Hương lúc này thuộc nhóm đối tượng con chưa thành niên (chị Hương sinh ngày 29/9/1965 còn ông Lưu chuyển công tác vào ngày miền Nam giải phóng tức năm 1975).

- Cụ th , Luể ật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có quy định về trường h p ợ này, tại khoản 1 Điều 71 như sau:

“Điều 71 Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

- Vậy ông Lưu không có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành mà chỉ tới khi chị Hương đủ ổi thành niên tu

Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?

- Tại phần Nhận thấy của Quyết định đã cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành đó là: “Mặt khác, suốt thời gian ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm người trực tiếp nuôi dưỡng chung từ lúc nhỏ trưởng thành,khi giải quyết cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản ông Lưu để bù đắp công sức nuôi chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”.

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không?

- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì sẽ được trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung, bởi những căn cứ mà Tòa đã chỉ ra ngay trong bản án như sau: “Tuy nhiên, do bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 BLDS bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu” và phần nhận thấy của Quyết định có đoạn: “Mặt khác, suốt thời gian ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm người trực tiếp nuôi dưỡng chung từ lúc nhỏ trưởng thành” Do đó, bà Thẩm sẽ được thừa hưởng một phần di sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung là chị Hương, không chỉ thế, tuy ông Lưu đã không để lại phần di sản nào cho bà Thẩm theo như di chúc nhưng bà Thẩm vẫn là vợ hợp pháp của ông Lưu nên việc nhận được phần di sản đó là điều hết sức đương nhiên.

Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án

- Hướng giải quyết trên của Tòa án là dựa trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản là đã thực thi theo các quy định mà BLDS năm 2015 và các luật khác đã ghi nhận, giải pháp này là hoàn toàn hợp lý và thuyết phục, nhằm mang lại sự công bằng và lợi ích cho các bên bởi những căn cứ sau:

Tòa án đã xác định ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng con gái là chị Hương do chị chưa đủ tuổi thành niên, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Là con ruột của ông Lưu, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền thừa kế tối thiểu 2/3 phần di sản của cha theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngay cả khi ông Lưu không để lại di chúc chỉ định người thừa kế.

+ Tiếp theo, đối với bà Thẩm: Tòa án đã ghi nhận việc nuôi dưỡng của bà Thẩm trong suốt quá trình ông Lưu chuyển công tác và không hề nhận được bất cứ tiền cấp dưỡng nuôi con từ ông, việc nuôi dưỡng này hoàn toàn chỉ do bà Thẩm thực hiện Tòa án cũng đã chỉ ra bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, chính vì thế dựa trên Điều 651 của BLDS năm 2015 thì bà cũng sẽ được nhận phần di sản tương đương so với chị Hương từ ông Lưu (do cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất). Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật

Theo quy định pháp luật, những người thừa kế có thứ tự ưu tiên lần lượt theo các hạng sau: hạng thứ nhất gồm vợ/chồng, bố đẻ/mẹ đẻ, bố nuôi/mẹ nuôi, con đẻ/con nuôi của người đã mất; hạng thứ hai gồm ông nội/bà nội, ông ngoại/bà ngoại, anh/chị/em ruột, cháu ruột của những người thuộc hạng thứ hai; hạng thứ ba gồm cụ nội/cụ ngoại, bác ruột/chú ruột/cậu ruột/cô ruột/dì ruột, cháu ruột của những người thuộc hạng thứ ba, chắt ruột của những người thuộc hạng thứ nhất.

- Vậy hướng giải quyết trên của Tòa án là vô cùng thỏa đáng và đảm bảo được quyền lợi công bằng của đôi bên, mặc dù theo di chúc thì bà Thẩm không được hưởng di sản nhưng việc nhìn nhận, xác định đúng quan hệ của các bên đương sự (ông Lưu với bà Thẩm, chị Hương), công sức đã bỏ ra (nuôi chị Hương) trên thực tế thì sẽ phải căn cứ vào các điều lệ theo quy định của pháp luật để giải quyết chứ không hẳn là hoàn toàn nghe theo ý chí của một bên tức là theo bản di chúc (ở đây thì nếu bà Thẩm có yêu cầu Tòa án giải quyết việc trích một phần di sản của ông Lưu cho mình thì hoàn toàn hợp lý và chắc chắn sẽ được Tòa giải quyết theo quy định).

Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống không?

- Trong Quyết định số 26, ông Vân là người có công trong việc chăm sóc cha, mẹ; còn ông Vi là người có công trong việc nuôi dưỡng cha, mẹ, được ghi nhận cụ thể tại phần Xét thấy của Quyết định trên: “Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm xác định, ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đổi trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý”.

Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?

- Trong Quyết định số 26 nêu trên, Tòa giám đốc thẩm đã giải quyết công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi, được ghi nhận tại phần Nhận thấy là như sau: “5 Giao cho ông Nguyễn Hồng Vân và vợ là bà Trần Thị Tám được quyền sử dụng toàn bộ thửa đất số 26, tờ bản đồ số 6 có diện tích 142,3 m tại phường 2 Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh và được sở hữu toàn bộ tài sản có trên đất, nhưng phải trả kỳ phần thừa kế cho ông Nguyễn Hồng Vi là 150.000.000đ; trả cho ông Nguyễn Hồng Vũ 110.000.000đ trả cho bà Nguyễn thị Kim Oanh 40.000.000đ; trả ; cho bà Nguyễn Thị Kim Dung 40.000.000đ” và “2 Xác nhận bản di chúc do cụ Thịnh viết ngày 8/5/2006 có chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh ngày 9/5/2006 về việc giao phần tài sản của cụ Thịnh cho ông Vân là hợp pháp.”.

- Qua hướng giải quyết trên của Tòa cấp phúc thẩm thì Tòa đã ghi nhận công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân và ông Vi nên Tòa đã giải quyết theo hướng đó là mang về quyền lợi cho cả hai ông (xác nhận việc giao tài sản của cụ Thịnh cho ông Vân là hợp pháp, Giao cho ông Nguyễn Hồng Vân và vợ là bà Trần Thị Tám được quyền sử dụng toàn bộ thửa đất số 26, trả kỳ phần thừa kế cho ông Nguyễn Hồng Vi là 150.000.000đ).

Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố)

- Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý, thuyết phục vì những lý do sau:

+ Theo như lời khai ban đầu thì các bên đều đã nhận được phần di sản theo đúng di nguyện ban đầu của cụ Phúc “nếu phải bán nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự sẽ cho con gái mỗi người 30.000.000đ, còn con trai thì cho hơn” Tuy nhiên, vì có sự mâu thuẫn trong lời khai của các nguyên đơn nên không thể xác định chính xác phần di sản của người con trai được nhận là bao nhiêu nên việc phân chia di sản của ông Vân và ông Vi còn nhiều bất cập Ngoài ra, Tòa các cấp cũng chưa tiến hành thị sát địa chính nên việc xác định đâu là nhà của cụ Thịnh, cụ Phúc chưa được thỏa mãn

+ Việc ông Vân không bán nhà nhưng vẫn chia tiền cho các người con xuất phát từ mong muốn bảo vệ việc toàn vẹn của ngôi nhà nơi thực hiện việc thờ cúng Đồng thời, tuy không thực hiện việc bán nhà nhưng ông vẫn chia đủ tiền cho các chị em trong nhà theo di nguyện của cụ Phúc

- Vì vậy, quyết định của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý khi yêu cầu phải xác định được công chăm sóc, nuôi dưỡng của ông Vĩ và ông Vân vừa mang đậm tính thượng tôn pháp luật vừa mang tính nhân văn của dân tộc ta.

Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)?

- Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ của ông Định được Tòa án chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định là ông Lĩnh và bà Thành là thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng đảm bảo bằng cổ phần là ngày 1/6/2017

Đoạn 2.38 của Quyết định số 2021/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao quy định: "Không chờ quyết định công nhận quyền thừa kế hoặc chứng nhận di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế, người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản liên quan đến thừa kế, giao dịch bằng tài sản thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó, kể cả việc chuyển quyền sở hữu bất động sản, phương tiện giao thông cơ giới".

Hướng như vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?

- Trong Quyết định (năm 2021), việc Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa được nêu ở đoạn:

“Hội đồng xét đơn xét thấy: Người yêu cầu dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại để cho rằng ông L, bà T chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nên chưa có đủ điều kiện để HĐTT giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn Xét, lời trình bày này là không có căn cứ để chấp nhận vì pháp luật không có quy định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì Hội đồng trọng tài mới được giải quyết tranh chấp.”

- Qua đó thấy rằng hướng như vậy của tòa án là thuyết phục Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ mới đề cập đến các trường hợp được khai nhận di sản thừa kế nhà đất được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

- Chính vì vậy, không có căn cứ nào để xác định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thì khi xảy ra tranh chấp, kiện cáo, Hội đồng trọng tài mới được giải quyết Vì vậy, việc Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản là thuyết phục.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện.

Theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015:

“3 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”

- Vì vậy, nếu người để lại di sản có mượn khoản nợ trước khi chết, thì người cho vay mượn nợ có thể yêu cầu người thừa kế di sản trả nợ cho mình trong thời hiệu là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế Nếu người cho mượn nợ đã biết người để lại di sản đã mất nhưng không đòi lại khoản nợ đã cho vay trong vòng 3 năm thì không có quyền đòi lại khoản cho vay đó nữa.

- Tuy nhiên, để bảo vệ cho những tình huống ngay tình thì ở mặt khác, pháp luật Việt Nam cũng có quy định về việc thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản không lệ thuộc vào thời hiệu.

“Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Nếu sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khiến chủ thể không thể thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu trong thời hiệu thì thời hiệu không chạy.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là tình trạng bị ngăn cản do tác động từ hoàn cảnh bên ngoài dẫn đến người có quyền và nghĩa vụ dân sự không nhận biết được việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của bản thân.

2 Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Theo quy định, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng chưa có người đại diện thay thế sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:- Người đại diện cá nhân qua đời hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại.- Người đại diện không còn khả năng đại diện được do có lý do chính đáng.

- Điều 156 BLDS năm 2015 cho thấy, ở tình huống ngay tình, ví dụ người cho vay mượn nợ phải di chuyển đi xa ở một vùng khác, hoặc một đất nước khác và bị mất liên lạc với người mượn nợ nên không biết được người mượn nợ đã mất Trong trường hợp này, nếu người cho mượn nợ còn giữ giấy tờ ghi nợ và đi đòi nợ vào đúng thời hạn đã thỏa hiệp trước đó với người vay nợ, thì người cho mượn nợ có quyền yêu cầu người thừa kế di sản phải trả nợ cho mình mà không phải phụ thuộc vào thời hiệu 3 năm ở Điều 623 BLDS năm 2015.

Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Ở thời điểm ông Định chết, nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn thực hiện Thông tin trên được nêu ở phần “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN” như sau:

“Xét, theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thì “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” Người yêu cầu dựa vào quy định này để cho rằng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế là ông Lĩnh, bà Thành thực hiện nghĩa vụ của người chết (ông Định) để lại đã hết do ông Định chết vào ngày 12/6/2015 và ngày nguyên đơn nộp Đơn khởi kiện đề ngày 17/5/2019 (thực tế VIAC nhận đơn ngày 29/5/2019) Tuy nhiên, do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh toán sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày 1/6/2017”.

Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao?

- Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019 vì bên nguyên đơn đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là ngày 1/6/2017 Do đó, thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản được tính từ ngày 1/6/2017 Thông tin được nêu ở phần “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN” như sau:

“Tuy nhiên, do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh toán sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày 1/6/2017 Do đó, mặc dù ông Định chết vào ngày 12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị đơn)”

- Theo em, hướng của Tòa án nêu trên là hoàn toàn thuyết phục Căn cứ theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015 thì:

“Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”

- Trong trường hợp trên, thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản của ông Định là 3 năm, tính từ thời điểm ông Định chết là vào năm 2015 nhưng do bên nguyên đơn đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ nên thời hạn này được tính từ năm 2017, cụ thể là ngày 1/6/2017 Do đó, việc khởi kiện vào năm 2019 để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do ông Huỳnh Công Định để lại là hợp lý và thuyết phục.

Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào có quy định riêng về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản như pháp luật Việt Nam hiện

- Có hệ thống pháp luật nước ngoài quy định riêng về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại tài sản, có thể kể đến như BLDS Pháp: Điều 797 BLDS Pháp quy định:

“Người thừa kế phải thanh toán cho các chủ nợ trong vòng 2 tháng, hoặc kể từ ngày khai báo bảo toàn tài sản, hoặc từ thời điểm chuyển nhượng được tài sản.

Trong trường hợp người thừa kế không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đối với các chủ nợ trong thời hạn này, đặc biệt là nếu do có khiếu nại về thứ tự hoặc tính chất của các khoản nợ, người thừa kế sẽ ký gửi các khoản tiền dùng để thanh toán trong thời gian khiếu nại.”

Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?)

- Theo em, nên giữ lại quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản.

- Theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015 có quy định: “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

- Theo đó, thời hiệu 3 năm tuy không dài nhưng đủ để người có quyền và nghĩa vụ liên quan yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại

Mặt khác, những cá nhân và tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan phải chủ động trong việc nhận thức, tìm hiểu về việc người để lại di sản mất.

- Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 156 BLDS năm 2015 thì:

“Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây cản trở chủ thể thực hiện các quyền khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu Điều này có thể bao gồm sự kiện ngoài ý muốn, không thể lường trước và vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân, dẫn đến việc chủ thể không thể thực hiện quyền khởi kiện hoặc yêu cầu trong thời hạn pháp luật quy định.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2 Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây: a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”

- Theo đó, Điều 156 đã ưu tiên quy định cho những trường hợp ngay tình để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản Do những lý do khách quan mà họ không có điều kiện để biết được thông tin của người để lại di sản nên có thể kéo dài và bỏ qua khoảng thời gian mà thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ được quy định tại khoản 3 Điều 623 nêu trên, cụ thể là 3 năm Vì vậy, nên giữ lại quy tắc về thời hiệu của người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản để bảo vệ quyền lợi của các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Tóm tắt quyết định số 619/2011/ DS-GDT ngày 18/08/2011 Nguyên đơn: anh Toản

Ông Minh và bà Bằng có hai người con là Vinh và Xuyên Sau khi bà Bằng mất, ông Minh kết hôn với bà Lan và có 5 người con chung là Thu, Toàn, Tuấn, Thúy, Hương Bà Lan còn có một người con riêng là Sâm Sau khi ông Minh mất, ông để lại di chúc có chữ ký của bà Tý, bà Lan, chị Thu, chị Sâm, chị Hương, anh Toàn, anh Hùng Năm 1998, bà Lan lập di chúc thừa kế nhà ở, có chữ ký đề tên bà Lan và có UBND phường Quan Hoa chứng thực Tuy nhiên, năm 2005 bà Lan làm đơn xin hủy di chúc Tòa án đã quyết định hủy bản án số 52/2008/DSPT và bản án số 02/2008/DSST về vụ tranh chấp "chia thừa kế theo di chúc" và giao hồ sơ vụ án cho TAND quận Cầu Giấy xét xử sơ thẩm lại.

Tóm tắt Quyết định số 767/2011/DS GĐT ngày 17/10/2011 -

Nguyên đơn: anh Đang B ị đơn: ông Sáu, bà Hơn

Ngày 1-3-1979 (th c tự ế là năm 1997) cụ Trượng nhờ ông Tam lập “Tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn” cho anh Đang 3000m2 đất, hàng năm đóng lúa cho hai cụ ăn là 1000kg b ng 5 giằ ạ; có chữ ký của cụ Trượng, điểm ch c a cỉ ủ ụ Tào và có xác nhận c a ủ UBND xã Phụng Hiệp Năm 1999, cụ Trượng lại lập di chúc, nhờ bà Tám viết giúp, có chữ ký của cụ Trượng, cụ Tào gạch chữ x Quá trình giải quy t vế ụ án, các con của c ụ Trượng và cụ Tào: Tám, Sáu, Cẩm, Đường đều thừa nhận hai cụ có lập di chúc năm 1999 nhưng anh Đang không thừa nhận

Trong hồ sơ vụ án có “tờ cam kết” đứng tên cụ Trượng có nội dung: cho anh Đang 3000m2 đấ ằng năm đóng lúa cho bà Hơn ăn đết h n chết, cụ cam kết không khiếu nại, có ông Tam xác nhận Tuy nhiên, cần làm rõ tờ cam kết có phải do c ụ Trượng lập không do ch ữ ký có sự khác nhau Tòa án quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm về vụ án “tranh chấp th a k quy n s d ng ừ ế ề ử ụ đất”; giao hồ sơ vụ án cho TAND thị xã Ngã Bảy, t nh Hỉ ậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật

Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS - GĐT ngày 23/04/2012 của Tòa án nhân dân tối cao

Nguyên đơn: ông Nhiên B ị đơn: ông Mạnh

V ch ng c ợ ồ ụ Môn và cụ Giảng sinh được 5 người con: My, Đức, Nhiên, Lương, Mạnh và có chung 1 nhà ngói 5 gian Trước khi cụ Giảng chết, cụ Môn lập di chúc được UBND xã Đức Thắng chứng thực, di chúc này có chữ ký của cụ môn nhưng không có chữ ký hoặc điểm ch c a c Giỉ ủ ụ ảng vì các đương sự khai thời điểm này cụ Giảng không còn tỉnh táo Do đó, Tòa án các cấp xác định cụ Giảng không để ại di chúc là đúng l Năm 2000, cụ Môn cùng các con họp thống nhất chia tài sản Như vậy, các thừa kế đã phân chia di sản của cụ Giảng, cụ Môn định đoạt phần tài sản của mình theo “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” là hợp pháp Tòa hai cấp không căn cứ biên bản mà xác định di chúc có hiệ ực đốu l i với phần tài sản của cụ Môn, đồng thời chia thừa kế theo pháp luật là gây thiệ ại đết h n quy n l i hề ợ ợp pháp của đương sự

Trong vụ án tranh chấp quyền thừa kế tài sản, TAND sơ thẩm không triệu tập bà Dơi tham gia tố tụng và chất vấn quyền lợi của anh Cường TAND phúc thẩm bổ sung lời khai của bà Dơi, các chị Hiệp, Hạnh và Hoàn, nhưng vẫn không đưa bà Dơi vào tố tụng Việc này vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Do đó, Tòa quyết định hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ)

- Căn cứ điều 640 BLDS năm 2015 quy định về sửa đổi, b sung, thay th , h y b di ổ ế ủ ỏ chúc:

“1 Ngườ ập di chúc có thể ửa đổi l s i, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2 Trường hợp ngườ ập di chúc bổ sung di chúc thìi l di chúc đã lập và phần b sung ổ có hiệ ực pháp luật như nhau; nếu l u một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật

3 Trường hợp ngườ ập di chúc thay thếi l di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị h y bủ ỏ.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2015, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức thời điểm có tài sản theo khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 Do đó, trước thời điểm mở thừa kế, di chúc chưa có hiệu lực ràng buộc nên người lập di chúc có thể hủy bỏ, thay đổi di chúc bất kỳ lúc nào theo khoản 1 Điều 640 BLDS 2015 BLDS chỉ ghi nhận quyền hủy bỏ, thay đổi di chúc của cá nhân chứ không quy định cách thức, hình thức thực hiện hành vi này.

Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao?

(tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao?

Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc có thể diễn ra ngầm định, không cần người lập di chúc nêu rõ ý định đó Trường hợp người lập di chúc có ý định thay thế di chúc cũ bằng một di chúc mới, thì di chúc cũ mặc nhiên bị hủy bỏ Quy định này được thể hiện rõ tại khoản 3 Điều 640 BLDS năm 2015 về "Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc".

Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”

- Thực tế, người lập di chúc thường không hủy bỏ di chúc cách minh thị mà có hành vi cho phép suy luận họ không muốn giữ di chúc Trong thực tiễn đã có trường hợp một người lập nhiều bản di chúc vào thời điểm khác nhau mà nội dung di chúc không phủ định lẫn nhau thì coi như thay thế di chúc, mà di chúc đã bị thay thế thì coi như đã hủy bỏ

- Ví dụ, theo Quyết định 175/2010/DS GĐT ngày 27/4/2010 của Tòa Dân sự TAND: -Ngày 1/7/1990 cụ Tảng lập di chúc để lại tài sản cho các con là Lẹt, Lang, Đạm, Đực, và Đực (sau đây gọi là Út Nhỏ) Theo di chúc cụ Tảng chia cho ông Út Nhỏ ruộng, đất triền, đất nhà ở (theo ranh hiện hữu) Tuy nhiên, ngày 15/9/1992 cụ Tảng lập một di chúc khác để lại nhà đất cho ông Đực Trên thực tế sau khi lập di chúc ngày 15/9/1992, cụ Tảng giao nhà, đất cho ông Đực quản lý, sử dụng Tòa án cấp GDT cũng đã nhận định: “Trong trường hợp di chúc năm 1992, cụ Tảng tự nguyện lập, khi minh mẫn và không bị lừa dối thì di chúc năm 1990 không có hiệu lực vì đã có di chúc năm 1992” Như vậy cho thấy di chúc năm 1990 đã bị hủy bỏ bởi di chúc năm 1992 Khi di chúc bị hủy bỏ bởi di chúc mới thì người có tên trong di chúc bị hủy bỏ không được hưởng tài sản đã được định đoạt lại và nếu di chúc mới (đồng thời hủy bỏ di chúc cũ) có giá trị pháp lý thì người có tên trong di chúc mới được hưởng di sản Đây là trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản và di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của

Trong thực tiễn xét xử, không bắt buộc việc thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hoặc hủy bỏ Điều này được hiểu rằng các nhà lập pháp ngầm cho phép thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc mà không cần tuân theo những quy định về hình thức của di chúc bị thay đổi hoặc hủy bỏ.

Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc

- Hướng gi i quy t c a ả ế ủ Tòa án trong 3 quyết định trên liên quan đến thay đổi, hủy b ỏ di chúc là thuyết phục Vì các bản di chúc trong 3 quyết định trên đều không thể hiện được rõ ràng ý chí của người để lại di sản, vi phạm về cách thức thay đổi, hủy bỏ di chúc, cho nên không thể khẳng định các di chúc trên là hợp pháp được Cụ thể Tòa đã xử lý như sau:

+ Quyết định s ố 619: yêu cầu xem xét bản di chúc thừa kế nhà ở của bà Lan có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không.

+ Quyết định s 767: cố ần xác định di chúc lập ngày 7/3/1999 có thể hiện đúng ý chí của ông Trượng, bà Tào không Nếu có thì cần làm rõ việc 2 c ụ đã thay đổi di chúc lập ngày 1/3/1979 bằng di chúc lập ngày 7/3/1999

+ Quyết định số 194: th a nhừ ận di chúc do ông Môn lập ngày 15/5/1998 có hiệu l c ự một ph n vầ ới tà ải s n của ông và đề ngh ị Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm nên căn cứ vào Biên bản cuộc họp của gia đình cụ Môn để xem xét phần di sản của bà Giang nên chia thế nào cho phù hợp.

Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là có điều kiện?

- Đoạn cho thấy Tòa xác định di chúc là có điều ki n ệ ở phần XÉT THẤY trong Quy t ế định số 363: “Như vậy, di chúc này thuộc loại di chúc có điều kiện, khi xem xét công nhận di chúc hay không, phải xem xét những điều kiện được nêu trong di chúc có đư c đợ ảm bảo thực hiện hay không”.

- Điều ki n cệ ủa di chúc này: bà Nguyễn Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lên có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễ Văn Cu khi bị ốm đau, bện nh hoạn hoặc tuổi già.

Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam?

Luật pháp Việt Nam hiện hành chưa chấp nhận "di chúc có điều kiện", nghĩa là các điều kiện mà người lập di chúc đưa ra để người hưởng thừa kế phải đáp ứng mới được hưởng di sản thì những "điều kiện" đó của di chúc được coi là không có hiệu lực pháp luật.

Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng

- Do không có quy định cụ thể về di chúc có điều kiện nên đã để lại những hệ quả pháp lý sau:

+ Nếu điều kiện để hưởng di chúc nhằm bảo vệ một chủ thể thì khi điều kiện đó bị vi phạm sẽ làm cho số tài sản của người được hưởng thừa kế trong di chúc chuyển giao quyền sở hữu lại cho người được bảo vệ

Nếu điều kiện di chúc không hướng đến mục đích bảo vệ chủ thể nào thì khi điều kiện này bị vi phạm, phần di sản mà người thừa kế được hưởng theo di chúc sẽ không được trao cho người đó mà sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

- Trên thực tế, việc xử lý các vụ án có liên quan đến di chúc có điều kiện phụ thuộc vào Toà án rất nhiều do không có căn cứ pháp lý Trong một số trường hợp nhất định, các di chúc có điều kiện vẫn có thể được chấp nhận ngầm.

Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hóa

- Nên luật hóa về di chúc có điều kiện trong BLDS ở Việt Nam Vì nhu cầu ngày nay về một bản “di chúc có điều kiện” là khá lớn, nó đang dần trở thành nhu cầu chung của xã hội Và trong thực tế ý chí của người làm bản di chúc bị ảnh hưởng rất nhiều do không có luật rõ ràng xác định về hệ quả của việc không hoành thành điều kiện.

- Nếu luật hóa về di chúc có điều kiện thì nên có những nội dung như: hệ quả khi không thực hiện được, thời gian hoành thành điều kiện, những điều kiện của di chúc có ảnh hưởng đến đạo đức, an toàn xã hội, phạm vi năng lực của chủ thể lập di chúc có điều kiện cũng nên được xem xét thêm.

Tóm tắt án lệ số 24/2018/AL :

Năm 1991, cụ V chia 464m2 đất tại thị trấn Q cho 7 người con, gồm 4 người con trai được chia mỗi người một phần, còn lại 1 phần chia chung cho 3 con gái là bà H, bà H1, bà H2 (các nguyên đơn) Phần đất của các bà này liền kề với phần đất cụ V chia cho ông H3 (bị đơn) Tuy nhiên, ông H3 phủ nhận việc cụ V chia đất cho các bà H, H1, H2 và cho rằng phần đất 110m2 (chiều ngang 7m) mà ông trông nom nhiều năm qua là của mình.

4.1 Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản?

- Trong Án lệ số 24/2018/AL, đoạn: “Năm 1991, cụ V đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: Bốn con trai mỗi người 1 phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m2) chia chung cho ba con gái (là các nguyên đơn) Ngay sau khi được chia, ông Đ đã bán lấy tiền vào tỉnh Sông Bé (cũ) sinh sống; ông T, ông Q đã nhận đất xây dựng nhà ở Phần các bà được chia nằm liền với phần đất cụ V chia cho ông H3 (có chiều ngang 4m giáp đường) Riêng ông H3 lúc đó đã có nhà đất ở nơi khác nên ông cũng chưa sử dụng phần đất được chia Thời điểm này các bà đang ở miền Nam nên ông H3 trông nom cả phần đất các bà được cụ V chia và đất của ông được chia, tổng diện tích hai phần là 110m2 (chiều ngang 7m).” cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản.

Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận?

- Trong Án lệ số 24/2018/AL, đoạn: “Với các chứng cứ trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2 Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.” cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận.

Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên ? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản

sản trên ? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản

- Việc Tòa án chấp nhận việc phân chia di sản trên là chưa hợp lí vì theo quy định của pháp luật thì việc phân chia di sản phải dựa trên di chúc hoặc chia theo pháp luật.

- Theo Điều 627 BLDS năm 2015: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng” và theo khoản 1 Điều 629: “Trường hợp một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng” Năm 1991 cụ V cùng các con thỏa thuận phân chia di sản bằng di chúc miệng, tuy nhiên lúc ấy cụ V không bị cái chết đe dọa nên việc phân chia di sản là không đúng hình thức.

- Thứ hai, việc cụ V phân chia di sản như vậy là không thuyết phục Vì theo Điều 612 BLDS năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”, tuy nhiên cụ H chết và không để lại di chúc nên phải chia phần tài sản của cụ H theo quy định của pháp luật Cụ V chỉ có quyền chia phần tài sản chung của cụ H và phần di sản mình nhận được từ cụ H.

Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản

Tranh chấp di sản Tranh chấp tài sản

Tranh chấp về di sản thừa kế được phát sinh từ việc yêu cầu chia di sản thừa kế của người đã mất của các đương sự trong vụ án thừa kế.

Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn giữa các chủ thể trong việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà người chết đã để lại cho từng người còn sống có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản chung sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người đã chết để lại 12

Tranh chấp tài sản là tranh chấp đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào 13

Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?

thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?

- Trong Án lệ số 24/2018/Al, tranh chấp về tài sản được chia theo thỏa thuận trên là tranh ch p v ấ ề tài sản Vì đó là phần đất mà cụ V đã trao lại cho các con mình và các con đã xác nhận quyền đố ới tài sản đượi v c chia.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL

Án lệ số 24/2018/AL của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra hướng giải quyết thuyết phục về vụ tranh chấp phân chia thừa kế giữa các cá nhân Theo đó, việc phân chia đất đai theo thỏa thuận thực tế, không có tranh chấp, được coi là đã hoàn thành và tài sản đã phân chia thuộc về người được thừa kế Tuy nhiên, sau đó đã phát sinh tranh chấp do người quản lý tài sản là ông H3 tặng phần đất của mình, bao gồm cả phần đất đang quản lý của các bà H và H1, cho các con của mình.

12 https://luatduonggia.vn/cac-dang-tranh-chap-ve-phap-luat-thua-ke-lay-vi-du-minh-hoa/amp/?fbclid=IwAR1- V16P6XPLfKM1B5gVDobU_BPWYron21Bp2u1DgfIXmlX5iApqNetxkbw#21_Tranh_chap_ve_di_san_thua_ke

13 https://hangluathongtrung.com/2021/06/15/tranh-chap-tai-san-la- gi/?fbclid=IwAR1E7tKXotQhliXQV9N45ggsPVrGMdpLCFM45ZJ38yCXDkkeJXP8J3wXFGM

H2 Với các chứng cứ đã có thì có cơ sở cho rằng trong 110m2 ông H3 đang quản lý có phần đất 44,4m2 của các bà H, H1, H2 Vì vậy trong trường hợp này ông H3 đã chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật Vì vậy các bà H, H1, H2 có quyền khởi kiện yêu cầu trả lại phần bất động sản 44,4m2 là hợp lý.

Án lệ đã thống nhất áp dụng pháp luật về tố tụng trong trường hợp di sản thừa kế đã được chuyển giao thành tài sản sở hữu hợp pháp của cá nhân Trong những trường hợp này, người nhận chia tài sản chỉ được kiện để đòi lại phần nhà đất đã chia bị chiếm giữ bất hợp pháp, chứ không có quyền yêu cầu chia lại di sản thừa kế là nhà đất.

Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL :

Cụ Hưng chết năm 1978 Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải (con trai cụ Hưng) được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng và phần tài sản đó là tài sản chung của ông Trải, bà Tư Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà bao gồm ông Trải và 3 người con của ông bà, trong đó có chị Phượng Tuy chị Phượng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, chi tiền sửa chữa nhà Trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế Chị Phượng có góp công vào việc tôn tạo di sản và có yêu cầu xem xét việc đó nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là chưa giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự.

Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?

- Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng là thuyết phục bởi vì theo điểm a, khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015, hàng thừa kế thứ nhất trong thứ tự người thừa kế theo pháp luật gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết Vậy nên các thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng bao gồm vợ là cụ Ngự và 6 người con là bà Xê, ông Trải, bà Xuân, bà Thưởng, bà Trinh và ông Trai Thêm vào đó, dựa vào khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2015 thì “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”, vì thế di sản của cụ Hưng sẽ được chia đều cho cả 7 đồng thừa kế và ông Trải được nhận 1/7 di sản đó là hoàn toàn hợp lý.

Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì sao?

Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Tài sản do cả hai bên cùng tạo ra; Thu nhập từ lao động, hoạt động kinh tế, sản xuất của vợ hoặc chồng; Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản được thừa kế chung hoặc tặng chung; Tài sản mà các bên thỏa thuận là tài sản chung.

- Cụ Hưng không để lại di chúc nên không có chuyện cụ Hưng cho vợ chồng ông Trải, bà Tư thừa kế chung hay tặng chung Bên cạnh đó, trong Án lệ cũng không nhắc tới việc ông Trải, bà Tư thỏa thuận kỷ phần thừa kế là tài sản chung nên việc Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư là không thuyết phục.

Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao? 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Theo như trong Án lệ thì các thừa kế vẫn được thừa kế di sản của cụ Ngự: “Đối với di sản của cụ Ngự thì đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, nhưng ông Trải và các đồng thừa kế của hai cụ đều thừa nhận di sản của cụ Ngự là tài sản chung của các thừa kế chưa chia và nhất trí chia đều cho các thừa kế Do đó Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ tiểu mục a điểm 2.4 mục 2 phần I nghị quyết số

02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-204 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình để chia phần di sản của cụ Ngự cho các thừa kế là có căn cứ” Thêm vào đó, căn cứ vào điểm c, khoản 2, Điều 618 BLDS năm 2015 “Quyền của người quản lý di sản” thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền được thanh toán chi phí bảo quản di sản Chị Phượng cũng đã có công sức sửa chữa nhà: “Chị sống tại căn nhà này từ nhỏ đến nay, đã sửa chữa nhà nhiều lần như làm cửa nhôm, xây phần tường gác lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau nhà” Vậy nên, Tòa án giải quyết theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chị.

Ngày đăng: 20/09/2024, 18:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức  BLDS năm 2015  BLDS năm 2005 - bài tập lớn quy định chung tài sản thừa kế
Hình th ức BLDS năm 2015 BLDS năm 2005 (Trang 20)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w