1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập thảo luận tuần thứ hai – giao dịch dân sự môn học những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Bài Tập Thảo Luận Tuần Thứ Hai – Giao Dịch Dân Sự
Tác giả Ngô Quang Tiến, Trần Tùng Linh, Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Triệu Yến Nhi, Lê Thị Huỳnh Như, Phạm Nguyễn Huỳnh Như
Người hướng dẫn ThS. Đặng Lê Phương Uyên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những Quy Định Chung Về Dân Sự, Tài Sản, Thừa Kế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

27 Câu 4.9: Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ



BÁO CÁO BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN THỨ HAI –

GIAO DỊCH DÂN SỰ

Môn học: Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế

Giảng viên: ThS Đặng Lê Phương Uyên

Nhóm: 6

SINH VIÊN THỰC HIỆN LỚP MÃ SỐ SINH VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 2

Câu 1.1: So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 có gì

khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về

sự thay đổi trên 5

Câu 1.2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền

sở hữu nhà ở tại Việt Nam? 7

Câu 1.3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với

bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu? 7

Câu 1.4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của

chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu? 8

VẤN ĐỀ 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC 9

Câu 2.1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất đã không còn khả năng nhận

thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự? 9

Câu 2.2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay

sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự? 9

Câu 2.3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô

hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào? 10

Câu 2.4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội

không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết 10

Câu 2.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối

cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ

sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý 12

Câu 2.6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao

dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao? 12

VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI 14

Câu 3.1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối

theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 15

Trang 3

Câu 3.2: Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố

tình không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch 16

Câu 3.3: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng

đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? 16

Câu 3.4: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt

tiền lệ anh/chị biết 17

Câu 3.5: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015

không? Vì sao? 17

Câu 3.6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không

được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu? 19

Câu 3.7: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án

tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao? 19

Câu 3.8: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng

vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao? 19

Câu 3.9: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy

định tương ứng của Bộ luật Dân sự năm 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210? 20

VẤN ĐỀ 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 21

Câu 4.1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa

các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 22

Câu 4.2: Trên cơ sở Bộ luật Dân sự, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu

thì Công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao? 23

Câu 4.3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công

việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào? 24

Câu 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm

phán liên quan tới khôi lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu 24

Câu 4.5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc

mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý trên khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này là như thế nào? 24

Trang 4

Câu 4.6: Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

xác định hợp đồng vô hiệu? 26

Câu 4.7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên 27

Câu 4.8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông

Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 27

Câu 4.9: Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao? 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU 30

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ

số tiền 4000 USD và bà L K Đ làm giấy nhường đất thổ cư Đến ngày 16/3/2011 bà

L K Đ có làm giấy cam kết thể hiện rằng bà đã bán cho nguyên đơn phần đất diện tích 1251,8m2 và bà chỉ đứng tên hộ, khi nào nguyên đơn về Việt Nam thì bà trả lại nhà và đất Việc mua bán giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ được xét là có thật Tuy nhiên, giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng Hơn nữa, vợ chồng nguyên đơn là người Việt Nam ở nước ngoài

đã nhập quốc tịch Mỹ theo Luật Đất đai năm 2003 và Điều 121 Luật nhà ở năm 2005 thì hai ông bà không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam nên các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu, các đương

sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận

Tại phiên tòa, nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu bà L K Đ phải trả lại cho nguyên đơn giá trị nhà và đất là 550.000.000 Tại biên bản hòa giải ngày 1/12/2017 tại UBND xã T L Huyện Bình Tân, bà L K Đ thừa hận đã nhận của

vợ chồng nguyên đơn tổng số tiền 13.950 USD (quy đổi ra tiền Việt Nam là 329.220.000) và đại diện bị đơn bà L K Đ tự nguyện trả cho nguyên đơn 350.00.000 Cuối cùng, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật; buộc bà L K Đ hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A Th

Ph (L Th H) số tiền 350.000.000

Trang 6

Câu 1.1: So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 có

gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên

Bộ luật Dân sự năm 2005:

Điều 122 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định

Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự trong trường hợp luật có quy định

Từ Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015,

ta có thể thấy điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có nhiều sự thay đổi:

Sự thay đổi không làm ảnh hưởng đến nội dung vì đây đều là tên gọi của các bên tham gia giao dịch Hơn hết còn là

sự mở rộng, các bên tham gia giao dịch

có thể là “cá nhân” hoặc “pháp nhân”

và sự thay đổi này phù hợp với các nội

Trang 7

dung khác được bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Nếu không đáp ứng được điều kiện thì giao dịch dân sự vô hiệu  Tiến bộ nhưng sẽ gây khó khăn khi áp dụng

Các bên tham gia

“phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”

Không phải tất cả giao dịch dân sự đều phù hợp với mọi loại năng lực hành vi dân sự, mức độ hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào từng giao dịch cụ thể  Sự thay đổi là hợp lý, có sự quy định rõ ràng, chặt chẽ về năng lực hành

vi dân sự phải phù hợp với giao dịch dân sự mà cá nhân muốn xác lập

Mục đích và nội

dung của giao dịch

dân sự được quy

định “không vi

phạm điều cấm của

pháp luật”

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự được quy định “không vi phạm điều cấm của luật”

Luật và pháp luật là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau: luật là một loại văn bản cụ thể do Quốc hội ban hành, pháp luật gồm nhiều loại văn bản cũng như các hình thức khác thể hiện các quy tắc

xử sự chung Phạm trù pháp luật nhìn chung có quy mô rộng hơn luật  Phạm trù “pháp luật” sử dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là không phù hợp vì nó giới hạn sự tự do của chủ thể trong các giao dịch hay thậm chí dẫn đến sự lạm quyền của cơ quan nhà nước vào các hoạt động tư nhân Hình thức giao dịch

dân sự được quy

Bộ luật Dân sự năm 2005 dùng phạm trù “pháp luật” tức có rất nhiều văn bản (gồm cả văn bản luật và văn bản dưới luật) có thể chi phối giao dịch Bộ luật Dân sự năm 2015 lại dùng phạm trù

“luật” tức chỉ có văn bản luật mới có thể chi phối giao dịch  Phạm vi được thu hẹp hơn

Trang 8

Câu 1.2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Dẫn chứng trong bản án cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài

đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà

ở Việt Nam khi thoả mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hũu nhà ở tại Việt Nam”.“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam”

Câu 1.3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà

H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?

Dẫn chứng trong bản án cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu là: “Tuy nhiên, giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà

ở Việt Nam khi thoả mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hũu nhà ở tại Việt Nam”.“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu

Trang 9

quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”

Câu 1.4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

Theo em, quyết định của Tòa án về việc tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là hợp

lý và chính xác Năng lực pháp luật của chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng

lực hành vi Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định

về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân

sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” cũng như

Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2005 thì người Việt

Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thoả mãn các

điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt

Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học

có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác

do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hũu nhà ở tại Việt Nam”.“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” Từ đó, ta có thể thấy, năng lực pháp luật dân sự của ông T và bà H là

người nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ sẽ có những sự khác biệt so với bà K là công dân Việt Nam Hơn hết, cũng có thể hiểu rằng, những người mang quốc tịch nước ngoài về Việt Nam đã cư trú trên thời hạn 6 tháng thì mới có thể sở hữu nhà riêng là để tránh tình trạng lừa đảo hay những tội phạm quốc tế vượt biên trái phép đến nước khác, phải ở một thời gian, có lý lịch rõ ràng mới được sở hữu nhà và đất

để tránh việc làm những điều phi pháp, trục lợi cho bản thân, ảnh hưởng đến tình cảm quốc tế

Vậy nên, vợ chồng nguyên đơn trong Bản án này không có năng lực pháp luật dân sự nên việc Tòa tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là hợp lý và đúng luật

Trang 10

VẤN ĐỀ 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ

KHẢ NĂNG NHẬN THỨC

Tóm tắt Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân

sự Tòa án nhân dân tối cao

Ngày 08/02/2010, mẹ chị Đặng Thị Kim Ánh là bà Phạm Thị Hương tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng 167,3m2 đất ở tại số ở tại số 25 Lê Trung Kiên, phường 1, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên cho vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng

và bà Bùi Thị Tú Trinh trong khi chồng bà là ông Đặng Hữu Hội bị tai biến và đã không nhận thức được từ năm 2007 Chị Ánh biết được điều này vào ngày 09/02/2010 khi em chị là Đặng Thị Hoà Minh phát hiện có cán bộ địa chính đến nhà làm việc và bảo ông Hội điểm chỉ vào hợp đồng mua bán nhà Sau sự việc, chị đã thông báo không đồng ý để bà Hương chuyển quyền sử dụng đất đến anh Hùng (người mua), chị Hương tiếp tục gửi yêu cầu Ủy ban nhân dân phường 1 giải quyết Ngày 12/02/2010, Ủy ban nhân dân phường 1 mời chị Hương đến hoà giải nhưng khi chị đến thì đã hoà giải với nội dung ông Hội hoàn toàn tự nguyện điểm chỉ vào hợp đồng Ngày 07/5/2010 ông Hội được Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hoà tuyên

bố bị mất hành vi dân sự Ngày 10/8/2010, gia đình thống nhất cử chị Ánh là người đại diện cho ông Hội

Cuối cùng, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao huỷ bỏ toàn

bộ Bản án dân sự sơ thẩm và Bản án dân sự phúc thẩm vì có căn cứ cho rằng cả 2 bản án trên đều không đúng

Câu 2.1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất đã không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

Thời điểm thực chất ông Hội không còn khả năng nhận thức là vào năm 2007 Lúc này, ông bị tai biến nằm một chỗ, cuối năm 2008 cả nhà phải góp tiền để lo cho ông

Thời điểm ông Hội bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự là vào ngày 07/05/2010

Câu 2.2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

Trang 11

Giao dịch của vợ chồng ông Hội và bà Hương được xác lập vào ngày 08/02/2010 Mãi đến ngày 07/05/2010, tức là 3 tháng sau, ông Hội mới bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự  Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự

Câu 2.3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có

vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

Tòa án nhân dân tối cao chưa xác định phần giao dịch của ông Hội là vô hiệu hay không vì có căn cứ để cho rằng cả Bản án dân sự sơ thẩm và Bản án dân sự phúc thẩm vụ án đều có những sai phạm và mâu thuẫn:

 Bản án dân sự sơ thẩm số 98/2011/DSST ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa quyết định hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 8/2/2010 giữa vợ chồng ông Đặng Hữu Hội,

bà Phạm Thị Hương với vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, bà Bùi Thị

Tú Trinh vì vô hiệu hình thức

 Bản án dân sự phúc thẩm số 35/2012/DSPT ngày 10/7/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên quyết định công nhận hợp đồng mua bán nhà gắn liền quyền sử dụng đất đã lập ngày 8/2/2010 giữa vợ chồng ông Đặng Hữu Hội (chết), bà Phạm Thị Hương và vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, bà Bùi Thị Tú Trinh là có căn cứ

Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là hủy bỏ toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm và Bản án dân sự phúc thẩm về vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất” giữa chị Đặng Thị Kim Ánh với bị đơn là bà Phạm Thị Hương và chồng là ông Lưu Hoàng Phi Hùng Sau đó giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật theo căn cứ Khoản 2 Điều 191, Khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự

Vậy nên, có thể thấy rằng, Tòa án nhân dân tối cao vẫn chưa xác định giao dịch của ông Hội là có vô hiệu hay không

Câu 2.4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết?

Trang 12

Trong thực tiễn xét xử, vụ việc giống hoàn cảnh của ông Hội là vụ việc trong Bản án số 01/2006/DS-ST ngày 21/2/2006 của Tòa án nhân dân huyên Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Tóm tắt vụ việc: ngày 20/01/2004, ông Cường và bà Bính chuyển nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) diện tích đất 288m2 Phần đất được chuyển nhượng thuộc tổng diện tích đất mà mẹ ông Cường để lại sau khi chết mà không lập

di chúc Căn cứ theo pháp luật thừa kế, Toà án chia cho ông Cường diện tích đất 288m2 và phần đất này được xem là tài sản riêng của ông Theo đề nghị của anh Hưng (con trai ông Cường với vợ cũ, bà Chế), Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn đã

ra biên bản quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần với ông Cường Kết quả giám định pháp y tỉnh đã kết luận: “Ông Cường bị mắc bệnh “loạn thần do sử dụng rượu” Trên cơ sở giám định như trên, ông Cường được coi là người mất năng lực hành vi dân sự Đến ngày 10/8/2005, anh Hưng mới đăng ký giám hộ cho ông Cường Do vậy, trong mọi giao dịch dân sự của ông Cường diễn ra trước ngày 10/8/2005, bà Bính phải tham gia với tư cách là người giám hộ để đại diện cho ông Cường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Bính đã không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộ của ông Cường, không đăng ký việc giám hộ mà tham gia ký kết hợp đồng như một chủ thể sở hữu tài sản với chính con riêng của bà là anh Thăng Như vậy, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ông Cường không có người giám hộ theo quy định

Hướng giải quyết của Tòa án: Toà án nhân dân huyện Văn Chấn cho rằng anh Thăng đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường là người mất năng lực hành vi dân sự, và bà Bính là người không có quyền định đoạt,

xử lý đối với tài sản riêng của ông Cường mà không có sự tham gia của người đại diện cho ông Vì vậy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Cường, bà Bính và anh Thăng là vô hiệu do vi phạm quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2005 Cần căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 để hủy hợp đồng chuyển nhượng nêu trên và xử buộc anh Thăng trả lại 288m2 đất thổ cư cho ông Cường và người đại diện và anh Hưng

Trang 13

Câu 2.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập là hợp lý và thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý xác đáng về việc hủy bỏ Bản án dân sự sơ thẩm và Bản án dân sự phúc thẩm của vụ án

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 168, Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004: hủy bỏ Bản án dân sự sơ thẩm vì thời điểm bà Hương chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho ông Hùng, bà Trinh thì ông Hội chưa chết và chưa được Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nên chị Đặng Thị Kim Ánh không liên quan đến tài sản chuyển nhượng nên không có quyền khởi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng

Hủy bỏ Bản án dân sự phúc thẩm vì phát hiện Tòa án phúc thẩm xác định sai

về diện tích chuyển nhượng quyền sử dụng đất số AL648195 ngày 31/7/2009 Cụ thể, Toà án phúc thẩm chưa xác minh làm rõ diện tích 43,7m2 đất có đăng ký kê khai chưa, có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa nhưng đã giải quyết vụ án buộc bà Phạm Thị Hương và các thành viên trong gia đình được có trách nhiệm giao lại ngôi nhà gắn liền quyền sử dụng đất 163,7m2 cho vợ chồng ông Hùng, bà Trinh

Câu 2.6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao?

Xét theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005:

Căn cứ Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2005:

“Phạm vi đại diện

1 Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân

sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

 Nếu giao dịch xảy ra tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch

đó không bị vô hiệu vì vào thời điểm xảy ra tranh chấp ông Hội đã bị mất năng lực hành vi dân sự nên tất cả các giao dịch dân sự sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiện Lúc này, người đại diện theo pháp luật của ông Hội có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của ông Hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Trang 14

Xét theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015:

Căn cứ Khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi

đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự”

Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Tặng cho bất động sản:

1 Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật

2 Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể

từ thời điểm chuyển giao tài sản”

 Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó không bị vô hiệu vì vào thời điểm giao dịch xảy ra tranh chấp, Toà án đã tuyên bố ông Hội là người mất năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, giao dịch này chỉ nhằm phát sinh quyền lợi cho ông Hội Do vậy, giao dịch tặng cho này không bị vô hiệu

Trang 15

VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI

Tóm tắt Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân

sự Tòa án nhân dân tối cao

Ông Đô và bà Thu sang tên căn nhà 115/7E cho bà Phố ngày 25/3/2004, hợp đồng mua bán có hiệu lực Căn nhà được mua bán với giá 330 lượng vàng, bà Phố

đã trả 230 lượng vàng, còn 100 lượng chưa thanh toán Anh Vinh con bà Phố thỏa thuận lại với vợ chồng ông Đô hoán nhượng ½ diện tích nhà, đất tại thửa 2352 và bà Phố không phải trả nốt 100 lượng vàng còn lại của giao dịch mua bán căn nhà ở Nguyễn Kiệm (không có sự thỏa thuận với bà Phố) Thỏa thuận này được coi như một giao dịch và đề ngày 19/05/2004 Anh Vinh có sự gian dối trong giao dịch vì nhà, đất mà anh hoán nhượng đã có quyết định giải tỏa, đền bù Đồng thời trong bản

“Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô, vì vậy giao dịch này bị vô hiệu và giải quyết theo Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2005 Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định hợp đồng mua bán căn nhà giữa vợ chồng ông Đô, bà Thu và bà Phố có hiệu lực là có căn cứ Tuy nhiên tòa sơ thẩm không định giá căn nhà của vợ chồng ông Đô, bà Thu và không tuyên hủy giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” là thiếu sót Tòa án phúc thẩm cho rằng các bên đã tự thỏa thuận với nhau từ đó quyết định bác bỏ yêu cầu của ông Đô và bà Thu là không đúng

Cuối cùng, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy cả Bản án cấp

sơ thẩm và Bản án cấp phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nhân dân quận

Gò Vấp, xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật

Tóm tắt Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa dân

sự Tòa án nhân dân tối cao

Năm 2003, ông Dưỡng chuyển nhượng 2 lô đất, trong đó có 1 lô đứng tên bà Nhất (vợ ông Dưỡng) Ông đã ký tên bà Nhất để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tài và nhận tiền chuyển nhượng từ ông Tiến Năm 2007, ông Dưỡng và bà Nhất ly hôn, ông không nhận gì cả và chỉ thừa nhận tài sản chung của

2 vợ chồng là 2 lô đất, 1 lô đứng tên ông và một lô đứng tên bà Nhất Ông Tiến trình bày rằng ông mua giùm ông Tài 3ha đất với giá 32.500.000đ, khi mua chưa có giấy chuyển nhượng Sau đó bà Nhất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ kí của bà ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng đất cho ông Tài Bà Nhất khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng quyền sử dụng đất giữa bà và

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w