Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho

Một phần của tài liệu bài tập lớn quy định chung tài sản thừa kế (Trang 37 - 42)

cho cả hợp đồng tặng cho.

- Theo em khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho là cần thiết vì còn một số điểm bất cập:

*Về điểm bất cập:

- Quy định Hợp đồng tặng cho tài sản và quy định tặng cho tài sản có điều kiện tại các Điều 457, Điều 462 BLDS năm 2015 không phải là quy định mới. Vì các quy định này đã quy định tại các Điều 465, 470 BLDS được Quốc hội thông qua ngày 14/06 2005 (sau đây viết là BLDS năm 2005) mà quy định tại các Điều 457, 462 BLDS năm 2015 về nội dung là căn bản giữ nguyên quy định tại các Điều 465, 470 BLDS năm 2005. Tuy có sửa đổi một vài từ, nhưng không ảnh hướng đến nội dung chính của điều luật. Các vướng mắc bao gồm:

- Đối với cụm từ “không được bán” ghi trong hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở được hiểu như thế nào là đúng? Ví dụ ông A là bố của anh H. Ông A viết giấy cho anh H căn nhà xây 02 tầng trên diện tích đất 200 m2. Trong Giấy cho nhà ở, ông A có ghi là: “cho nhà để ở, không được bán”. Nội dung ghi như thế này hiện đang có hai ý kiến khác nhau như sau:

+ Ý kiến thứ nhất cho rằng cụm từ này là chấp nhận được và không vi phạm quy định của Luật.

+Ý kiến thứ hai cho rằng cụm từ này ảnh hưởng đến quyền định đoạt của người nhận tài sản. Theo Điều 457 BLDS, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng "chuyển quyền sở hữu", do đó khi người nhận đã đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà và đất ở được tặng, thì anh ta trở thành chủ sở hữu và có toàn quyền định đoạt tài sản đó. Nếu có cụm từ "không được bán" trong giấy cho nhà ở thì cụm từ này đã hạn chế quyền định đoạt căn nhà đối với người nhận tài sản. Do đó, cụm từ này trở thành điều kiện tặng cho tài sản mà không rõ thuộc trường hợp khoản nào của Điều 462 BLDS. Cụ thể là:

+ Khoản 2 Điều 462 BLDS quy định về trường hợp người được nhận tài sản tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước khi được nhận tài sản cho.

+ Khoản 3 Điều 462 BLDS quy định về trường hợp người được nhận tài sản tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận tài sản tặng cho.

+ Còn khoản 1 Điều 462 BLDS quy định quyền được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người tặng cho đối với người được tặng cho.

- Qua đó ta thấy rằng đây là một vướng mắc chưa có lời giải.

- Tên gọi của hợp đồng như thế nào là đúng đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất? Cụ thể như sau:

+ Điều 105 BLDS hiện hành quy định về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm: bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

+ Điều 115 BLDS hiện hành quy định về “quyền tài sản” như sau: “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền khác”. Theo quy định này thì quyền sử dụng đất là “quyền tài sản” và theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS hiện hành mà chúng tôi trình bày ở trên thì “quyền tài sản” là tài sản. Do đó được gọi quyền sử dụng đất là tài sản.

+ Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Theo quy định này, thì người sử dụng đất có quyền tặng cho quyền sử dụng đất và theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai hiện hành thì việc tặng cho quyền sử dụng đất phải lập thành hợp đồng tặng cho và có công chứng hoặc chứng thực.

- Câu hỏi được đặt ra là liệu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có thể coi là hợp đồng tặng cho tài sản hay không? Đây là một vấn đề chưa được giải quyết. Theo BLDS hiện hành, quyền sử dụng đất được coi là tài sản, vì vậy hợp đồng tặng cho tài sản là đúng. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai, hợp đồng này được gọi là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Vậy, gọi hợp đồng nào là chính xác? Sự mâu thuẫn này liên quan đến thời gian khởi kiện trong trường hợp có tranh chấp. Theo Điều 429 của BLDS hiện hành, thời hiệu khởi kiện trong trường hợp tranh chấp hợp đồng là 03 năm. Tuy nhiên, thời hiệu tranh chấp quyền sử dụng đất không được quy định.

Vì vậy, tranh chấp về quyền sử dụng đất không bị giới hạn về thời gian, và việc khởi kiện phụ thuộc vào quyết định của các bên liên quan.

*Đề nghị:

- Để bảo đảm sự thống nhất về nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện, em nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên có văn bản hướng dẫn một số vấn đề sau đây:

a. Trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở mà trong hợp đồng có ghi điều kiện là “Không được bán” thì hợp đồng tặng cho tài sản này thuộc khoản nào của Điều 462 BLDS sự hiện hành.

b. Trường hợp hợp đồng ghi là “Hợp đồng tặng cho tài sản” và trong hợp đồng ghi nội dung là tặng cho quyền sử dụng đất đối với thửa đất có diện tích (cụ thể là bao nhiêu mét, có số thửa đất, có số tờ bản đồ địa chính...). Sau khi đăng ký quyền sử dụng đất, người được tặng cho tài sản thực hiện quyền sử dụng đất thì bị người sử dụng đất liền kề với thửa đất được tặng quyền sử dụng đất tranh chấp và hòa giải ở cơ sở không kết quả, người sử dụng đất liền kề với thửa đất được tặng cho đã có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì người được tặng cho quyền sử dụng

đất đã lấn chiếm đất. Trường hợp này được áp dụng thời hiệu khởi kiện nào để giải quyết vụ án. Cụ thể là áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 BLDS hiện hành (thời hiệu kiện theo hợp đồng) hay áp dụng thời hiệu không hạn chế thời hiệu khởi kiện (BLDS hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất).

c. Về tặng cho tài sản hình thành trong tương lai.

- Điều 108 BLDS năm 2015 quy định:

“1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

- Mặc dù Điều 108, khoản 2 của BLDS năm 2015 đã quy định về tài sản hình thành trong tương lai, như đã được trình bày ở trên, nhưng trên thực tế, nhận thức về quy định này không đồng nhất. Do đó, cần có sự hướng dẫn để đạt được sự thống nhất trong nhận thức về quy định tài sản hình thành trong tương lai tại khoản 2 của Điều 108 BLDS năm 2015.

NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN:

Tóm tắt Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao:

Nguyên đơn: ông Vũ, bà Oanh, bà Dung.

B ị đơn: ông Vân.

C ụ Phúc và cụ Th nh (cha, m cị ẹ ủa các nguyên đơn và bị đơn) có tài sản g m khoồ ảng 200m2 đấ Năm 1999, cụ Phúc chết không để ại di chúc nhưng có lờ ặn dò chia tài t. l i d sản đều cho các con. Trong quá trình chia tài sản, các nguyên đơn và bị đơn đã xảy ra

tranh ch p v ph n ấ ề ầ tài sản được hưởng. Năm 2007, cụ Th nh chị ết và có để ại di chúc: l ông Vân được hưởng di sản của vợ chồng cụ. Không chấp nhận điều này nên nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Qua hai bản án sơ ẩm và phúc thẩm thì th Tòa không giải quyết hợp lý theo nội dung bên nguyên đơn đề ra. Cuối cùng, tại Tòa giám đốc thẩm, Tòa án đã hủy hai bản án nêu trên và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh:

Nguyên đơn: Yue Da Mining Limited B ị đơn: Ông Hởi, bà Vân, ông Lĩnh, bà Thành

Quyết định v viề ệc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do phía bị đơn yêu cầu Yue Da Mining Limited yêu cầu tiến hành thủ tục xử lý tài sản đảm bảo theo quy định tại Điều 5.1 c a Hủ ợp đồng đảm bảo ngày 5/9/2013 mà Yue Da Mining Limited đã ký với ông Hởi, bà Vân, bà Thành. Phán quyết trọng tài đã quyết định như sau: chấp nh n mậ ột ph n ầ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộ các bị đơn thanh toán cho nguyên đơn sốc nợ gốc và không chấp nhận các yêu cầu v s tiề ố ền lãi chậm tr ả tính trên nợ g c cố ủa nguyên đơn. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét vấn đề các thủ tục tố tụng có sự vi phạm nghiêm trọng của Luật Trọng tài thương mại và đưa ra lý do Phán quyết không trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Do đó, Tòa án nhân dân ra quyết định không hủy Phán quyết trọng tài tranh chấp nêu trên.

Một phần của tài liệu bài tập lớn quy định chung tài sản thừa kế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)