3Câu 3: Trong quyết định trên, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành Câu 4: Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục Câu 5: Theo Toà án nhân dân tố
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chủ đề
CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ GV: PGS TS Lê Minh HùngThực hiện: Nhóm 7 – 133-CLC46QTL(A)
Nhóm trưởng: Nguyễn Phượng Bình – 2153401020034
Thư ký: Cao Huỳnh Như – 2153401020197
Thành viên: Tôn Nữ Gia Anh – 2153401020021
Lê Nguyễn Như Ngọc – 2153401020173 Phạm Hồng Giang - 2153401020070 Phan Vân Anh 2153401020019 – Đỗ Yến Nhi – 2153401020191
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2022
Trang 2BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI THẢO LUẬN BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Câu 1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân
Câu 2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 3Câu 3: Trong quyết định trên, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành
Câu 4: Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục
Câu 5: Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như
Câu 6: Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của
Câu 7: Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng
Câu 6: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12
Trang 3Câu 7 Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12
Câu 1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân 13 Câu 2: Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên
Câu 3: Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á
Câu 4 Suy nghĩ của anh ch v ị ề hướng gi i quy t c a Tòa cảế ủấp sơ thẩm và tòa c p phúc th m ấẩliên quan đến nghĩa vụ đối với công ty Ng c Bích ọ15 Câu 5: Làm thế nào để ả b o v quy n l i c a Công ty Ngệề ợ ủọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị
Trang 4BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI THẢO LUẬN
THỰC HIỆN
09/03/2022
8:00 Họp nhóm: Bầu trưởng nhóm, thư ký; phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên
Cả nhóm
12:00 Photo tài liệu cần thiết ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Vân Anh, Yến Nhi 10/03/2022 -
11/03/2022
Bắt đầu nghiên cứu từng vấn đề theo
12/03/2022
11:40 Tổng hợp ghi lại quá trình hoàn thành bài thảo luận của nhóm
Huỳnh Như (thư ký) 13:00 –
13:45 Tổng hợp tất cả các phần nghiên cứu thành một file hoàn chỉnh, gửi cho cả nhóm tổng duyệt
Trang 5BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ
Trang 6PHẦN NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN
Câu 1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi
dân sự và mất năng lực hành vi dân sự
- Giống nhau: + Cả hai đối tượng theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự Vì vậy, về mặt pháp lý một người được xem là hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự khi có phán quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật + Cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì
không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của người này
+ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền lợi, lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
pháp lý Điều 22 BLDS 2015 Điều 24 BLDS 2015
Đối tượng
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi theo kết luận giám định pháp y tâm thần (Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015)
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
(Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015)
Người đại diện
Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và được gọi là người giám hộ
Người đại diện do Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật
Trang 7Người giám hộ có thể là giám hộ đương nhiên hoặc được Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật (trường hợp không có giám hộ đương nhiên)
Căn cứ theo kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Khả năng nhận thức Không thể nhận thức Có thể nhận thức nhưng hạn chế
Hệ quả
pháp lý
Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu) trừ các trường hợp được quy định trong Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015
Giao dịch do người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu), trừ trường hợp được sự đồng ý của người đại diện hoặc giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
Thực hiện giao dịch
dân sự
“Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” (Khoản 2 Điều 22 BLDS 2015)
“Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.” (Khoản 2 Điều 24 BLDS 2015)
Trang 8Câu 2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Tiêu chí Người bị hạn chế năng lực hành
(Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015)
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
(Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015)
Người đại diện
Người đại diện do Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật
Người giám hộ do Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật Cơ sở để
Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
Hệ quả
pháp lý
Giao dịch do người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu), trừ trường hợp được sự đồng ý của người đại diện hoặc giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ bị hạn chế trong việc thực hiện giao dịch dân sự và mọi giao dịch của họ đều được thông qua người đại diện hợp pháp của họ được Tòa án chỉ định Câu 3: Trong quyết định trên, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực
hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
- Căn cứ vào “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế xác định ông Chảng: “Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm
Trang 9thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc Được xác định tỉ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91% ” Vì vậy trong quyết định trên Tòa án nhân dân tối cao đã xác định ông Chảng bị mất năng lực hành vi dân sự.Câu 4: Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục
không? Vì sao?
- Theo em, hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên hoàn toàn thuyết phục Vì điều này có căn cứ dựa trên “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007 của Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế Đây là cơ sở vững chắc, đúng với quy định của pháp luật để khẳng định ông Chảng bị mất năng lực hành vi dân sự
Câu 5: Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao
như vậy có thuyết phục không, vì sao?
- Nếu Tòa án ra quyết định tuyên bố ông Lê Văn Chảng mất năng lực hành vi dân sự thì việc xác định người giám hộ của cá nhân mất năng lực hành vi dân sự sẽ được tiến hành theo luật định
- Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Bích không thể là người giám hộ của ông Chảng, bà Chung mới có thể là người giám hộ của ông Chảng
- Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy là thuyết phục Vì: + Thứ nhất, theo khoản 1 điều 62 Bộ luật Dân sự 2005, nếu chồng mất năng lực
hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ Trong khi đó, “Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa bà Bích và ông Chảng là không đúng thực tế và không có việc đăng ký kết hôn giữa bà Bích và ông Chảng Như vậy, tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án bà Bích không phải là vợ hợp pháp của ông Chảng Do đó, bà Bích không đủ điều kiện được cử làm người giám hộ cho ông Chảng
+ Thứ hai, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung nên có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 Trong trường hợp này, bà Chung và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Trang 10+ Thứ ba, trong quá trình bà Chung chung sống với ông Chảng, bà Chung thực hiện tốt bổn phận làm dâu, làm vợ, có công sức đóng góp trong việc trông nom, bảo quản nhà đất nhưng quyền lợi của bà không được đảm bảo do quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
+ Khi quyết định tái thẩm vào 23/06/2020 được tiến hành, bà Chung đã mất (19/07/2010) nên theo khoản 2 điều 53 BLDS 2015 và điều 60 BLDS 2015, người giám hộ sẽ được thay đổi và trường hợp người vợ chết thì người con cả là người giám hộ Mà người con cả của ông Chảng và bà Chung ở đây là chị Lê Thị Bích Thủy nên chị Thủy sẽ là người giám hộ của ông Chảng Câu 6: Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của
người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý)
Quyền của người giám hộ: Cơ sở pháp lý: Điều 58 Bộ luật dân sự 2015 - Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có
các quyền sau đây: + Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu
cầu thiết yếu của người được giám hộ + Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được
giám hộ + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 BLDS 2015
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người giám hộ Cơ sở pháp lý: Điều 59 Bộ luật dân sự 2015
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình;
Trang 11được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ
+ Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ
+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều 59
Câu 7: Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án
nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu
- Theo nhận định của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án cấp sơ thẩm không xác định bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng nên không xem xét công sức đóng góp của bà Chung trong việc trông nom, bảo quản nhà đất là không đảm bảo quyền lợi của bà Chung Tòa án cấp phúc thẩm nhận định công sức đóng góp của bà Chung có thể được giải quyết bằng một vụ án khác trong phạm vi giá trị tài sản mà ông Chảng được sở hữu và được chia thừa kế là không giải quyết triệt để vụ án Từ đó có thể thấy Tòa án nhân dân tối cao nhận định rằng người giám hộ của ông Chảng nên được tham gia vào việc chia di sản thừa kế
- Tuy nhiên, di sản thừa kế mà ông Chảng được hưởng là của cha mẹ ông là ông Miện và bà Hoài, hai người đều không để lại di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật Theo điểm a khoản 1 điều 651 BLDS 2015, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết mà không quy định người giám hộ của con đẻ Bên cạnh đó, theo điểm c, d khoản 1 điều 57 BLDS 2015 và khoản 1 điều 59 BLDS 2015, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có nghĩa vụ quản lý tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ Vì thế, bà
Trang 12Chung với tư cách là người giám hộ của ông Chảng không được nhận thừa kế từ di sản thừa kế mà ông Chảng được chia mà chỉ có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Chảng và trông nom, bảo quản nhà đất thuộc phần thừa kế của ông Chảng
- Qua những lập luận như trên, hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao là xác đáng
VẤN ĐỀ 2 TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ
2015) b) “Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của bộ luật này”, cụ thể như sau: + Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân
+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quy định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
- Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: (Điều 84, khoản 2, BLDS 2005) + Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ có khả năng thực hiện nhiệm vụ đã
đặt ra khi thành lập + Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập + Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình + Sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của
pháp nhân đó
Trang 13c) “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”
- Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu (Điều 81 BLDS 2015)
- Sự độc lập về tài sản của pháp nhân thể hiện như sau (cơ sở pháp lý: Điều 93, BLDS 2005):
+ Độc lập với tài sản của các thành viên của pháp nhân và các pháp nhân khác + Tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với
mục đích của pháp nhân - Việc tự chịu trách nhiệm của pháp nhân thể hiện dưới các khía cạnh sau đây:
+ Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân;
+ Pháp nhân cũng không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lý cấp trên của pháp nhân hoặc cho thành viên của pháp nhân;
+ Thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân
d) “Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” Điều này được thể hiện:
- Pháp nhân bằng điều kiện và tài sản của mình, với tư cách pháp lý của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó
- Sử dụng tên gọi của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật - Xác lập, thực hiện giao dịch phải được tiến hành thông qua hành vi của người đại
diện hợp pháp, phù hợp với ý chí, chức năng, nhiệm vụ và mục đích hoạt động của pháp nhân
- Danh nghĩa của pháp nhân còn được thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, quảng cáo, hợp đồng, trong các bảng hiệu tại trụ sở hay chi nhánh, văn phòng đại diện, trên con dấu, … của pháp nhân
- Có tư cách tố tụng đầy đủ, có thể trở thành nguyên đơn hay bị đơn trước Tòa án hoặc tại các cơ quan tài phán khác