Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc củacơ quan, tổ chức hữu quan,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMKHOA : LUẬT HÀNH CHÍNH
LỚP : HC48A2 -
MÔN : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,
TÀI SẢN VÀ THỪA KẾBUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT : CHỦ ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
NHÓM THẢO LUẬN :
1234567891011
Nguyễn Thu HằngLê Thị Mỹ HạnhNguyễn Minh Hảo
Bùi Ngọc HiềnNguyễn Thị Diệu Hiền
Lê Minh HưngNguyễn Lê Thanh Hương
Cao Đan HuyNguyễn Gia Khánh
Vương Gia KiệtNguyễn Thị An Kiều
23538010140492353801014050235380101405423538010140552353801014056235380101406323538010140662353801014068235380101407923538010140902353801014091
Trang 2BẢN ÁN 1:1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi
dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
Mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015như sau:
"1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc củacơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mấtnăng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầucủa chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổchức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vidân sự.
Trang 32 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diệntheo pháp luật xác lập, thực hiện."
Hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự2015 như sau:
"1 Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản củagia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổchức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vidân sự và phạm vi đại diện.
2 Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa ántuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theopháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quancó quy định khác.
3 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thìtheo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc củacơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chếnăng lực hành vi dân sự."
Điểm giống nhau: Cả hai trường hợp đều nêu rõ về việc cá nhân từng có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ. Một người chỉ được coi là bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự khi có quyết định tuyên bố của Tòa án theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Khi một cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vidân sự thì không thể tự mình tham gia tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép, bắt buộc phải được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của người này
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người hạn chế hoặc mất năng lực hànhvi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợiích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.Điểm khác nhau:
Tiêu chí so sánhHạn chế năng lực hành
vi dân sự
Mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ pháp lý Điều 24 BLDS 2015 Điều 22 BLDS 2015
Đối tượng Người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
Trang 4thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi
Cách thức xác định về mặt pháp lý Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.Trên cơ sở kết luận giámđịnh pháp y tâm thần
Hệ quả pháp lý Việc xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác
Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo phápluật xác lập, thực hiện
Năng lực hành vi dân
Người đại diện Người đại diện của
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do Tòa án quyết định được ghi nhận trong bản án
Người đại diện cho người mất năng lực hànhvi dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được gọi là người giám hộ
Người giám hộ có thể được chỉ định hoặc đương nhiên trở thành người đại diện theo phápluật (khi không có ngườigiám hộ đương nhiên)
Trang 52. Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vidân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 24 Bộluật Dân sự 2015 như sau:
"1 Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản củagia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổchức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vidân sự và phạm vi đại diện.
2 Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa ántuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theopháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quancó quy định khác.
3 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thìtheo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc củacơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chếnăng lực hành vi dân sự."
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định tạiĐiều 23 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1 Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêucầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữuquan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bốngười này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định ngườigiám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quanhoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bốngười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
lực hành vi dân sựNgười có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành viCăn cứ pháp lý Điều 24 BLDS 2015 Điều 23 BLDS 2015
Đối tượng Người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làmchủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
Trang 6hành vi dân sự.
Cách thức xác định về mặt pháp lý Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luậngiám định pháp y tâm thần
Hệ quả pháp lý Việc xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác
- Thông qua người giám hộ của họ và chỉ xác lập,thực hiện hoặc đồng ý giao dịch dân sự trong phạm vi đã được xác định trong Quyết định của cơ quan Tòa án.- Nếu chứng minh được chủ thể giao dịch trong trạng thái tỉnh táo thì giao dịch dân sự có hiệu lực
Người đại diện Người đại diện theo
pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vidân sự và phạm vi đại diện do Tòa án chỉ định
Tòa án chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ Trong trường hợp người đó có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu thì phải được sựđồng ý của người đó.3. Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực
hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
Tại “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế xác định ông Chảng: “ Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn 1⁄2 người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91% ” Như vậy, theo Điều 22 BLDS năm 2015, trên cơ sở kết luận giám
Trang 7định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố ông Chảng mất năng lực hành vi dân sự.
4. Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên thuyết phục, vì: Tại “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày
18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế xác định ông Chảng: “ Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệthoàn toàn 1⁄2 người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vilập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91% ”
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất nănglực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”Do đó, theo quyết định của Tòa án nhân dân tối cao, hiện tại ông Chảng không đủ năng lực hành vi dân sự để lập di chúc là có tính thuyết phục
5. Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mớicó thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Nguyễn Thị Bích không thể là người giám hộ mà bà Nguyễn Thị Chung mới đủ điều kiện để làm người giám hộ của ông Chảng Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy là thuyết phục Vì:
Theo Công văn số 31/UBND-TP ngày 08/03/2019 của UBND phường YênNghĩa (Hà Nội) ghi rõ : “ Qua kiểm tra xác minh sổ đăng ký kết hôn năm 2001 cho thấy không có trường hợp đăng ký kết hôn nào có tên ông Lê Văn Chảng và bà Nguyễn Thị Bích…”
Tại công văn số 62 ngày 21/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xác định hành vi không xác minh tình trạng hôn nhân, không lập hồ sơ theo quy định về đăng ký hộ tịch, nhưng vẫn ký xác nhận giấy đăng ký kết hôn trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường Yên Nghĩa ký của ông Bùi Viết Tách (cán bộ tư pháp Ủy ban nhândân phường Yên Nghĩa) có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Bà Nguyễn Thị Chung đã chung sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung Trường hợp này bà Chung và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng
Trang 8được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và giađình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà ánthụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.”Bà Chung và ông Chảng là vợ chồng trên giấy tờ, tuy không còn chung sống như vợ chồng nhưng bà Chung và ông Chảng vẫn chưa chính thức ly hôn nên bà vẫn được xemlà vợ hợp pháp của ông Chảng Vì vậy mối quan hệ giữa bà Bích và ông Chảng là bất hợp pháp, lẽ ra bà Chung phải là người giám hộ của ông Chảng Hướng giải quyết trên của TANDTC hoàn toàn thuyết phục
6. Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý).
Căn cứ theo Điều 58 BLDS 2015, quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ là:
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cóquyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 BLDS 2015
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59, nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ là:
Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho
người khác Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giámhộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trườnghợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và sự đồngý của người giám sát việc giám hộ
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ
7. Theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế
Trang 9(mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.
Theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng là bà Bích có quyền tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) vì:
Cụ thể: tại bản án dân sự phúc thẩm số 07/2009/DSPT ngày 14/01/2009, Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội đã sửa đổi như sau: “Ông Lê Văn Chỉnh phải thanh toán trả ông Lê Văn Chảng 1.794.311.339 đồng Giao cho bà Bích quản lý số tiền này Việc làm trên đãchứng tỏ bà Bích là người đại diện hợp pháp của ông Chảng và được tham gia vào việc chia di sản thừa kế mà ông Chảng được hưởng Việc xác định như vậy là vì: giấy chứngnhận kết hôn của bà Chung và ông Chảng bị thất lạc nên không thể xuất trình cho Tòa án Về phía bà Bích, bà Bích có chứng cứ: “Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 nên bà Bích (có giấy đăng ký kết hôn) được xác định là người đại diệnhợp pháp của ông Chảng và được tham gia vào việc chia di sản thừa kế mà ông Chảng được hưởng
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao tại thời điểm 2008 – 2009 làkhông thuyết phục, thể hiện sự hời hợt, không rõ ràng, kỹ càng trong quá trình kiểm tra những bằng chứng được cung cấp Bởi lẽ:
Vào thời điểm năm 2007, Ông Chảng được Bộ y tế xác định: “ Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn 1⁄2 người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là 91%, ” trong Biên bảngiám định khả năng lao động số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007 Ông Chảng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nên cần có người giám hộ cho mình Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào “Biên bản giám định khả năng lao động” và “Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 do bàBích trình lên là đúng và xác nhận bà Bích là người đại diện hợp pháp. Mãi đến sau khi xét xử phúc thẩm, Công văn số 31/UBND-TP ngày
08/03/2019 và Công văn số 62 ngày 21/01/2020 mới xác nhận lại “Giấy đăng ký kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa bà Bích và ông Chảng là không hợp pháp
Còn về phía bà Chung, bà sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung Do đó, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 3/1/1987 Thế nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại xác định bà Bích là vợ hợp pháp của ông Chảng theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình Điều này đã gây ra những sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông Chảng trong vụ án chia tài sản chung và thừa kế
Trang 108. Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là:
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
Có kết luận giám định pháp y tâm thần. Có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan.Như vậy, khi có đủ các điều kiện như trên, Tòa án có thể ra quyết định tuyên một ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
9. Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bố bà E có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
=> Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bố bà E có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi là có thuyết phục căn cứ theo khoản 1 Điều 23, BLDS 2015: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thìtheo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
10.Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bàE (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
=> Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho E (có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 47: “Người được giám hộ
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.” và khoản 1 Điều 48:
“ Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người
giám hộ”
11.Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59BLDS năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao ?
=> Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục căn cứ