Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kếchuyển nhượng:Tài sản chung của ông N và bà G là 1 ngôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
NGUYỄN TÔN THÙY DƯƠNG 2153801011040
TRƯƠNG THỤY LINH ĐAN 2153801011041
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH 2153801011054
QUY ĐỊNH CHUNGVỀ THỪA KẾ
Trang 2 Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kếchuyển nhượng:
Tài sản chung của ông N và bà G là 1 ngôi nhà cấp 4 và công trình phụ trêndiện tích đất 398m tỉnh Vĩnh Phúc Năm 1984, ông N chết (không để lại di chúc).2
Năm 1991, bà G chuyển nhượng 131m đất cho ông K (ông K đã được cấp giấy2
chứng nhận quyền sử dụng đất) còn lại 267m đất Năm 1999, bà G muốn cho chị2
H vì chị H có hoàn cảnh khó khăn Trước khi chết vào 19/12/2010, bà G đã lập dichúc chuyển 90m đất và toàn bộ cây cối Nhưng anh T không đồng ý vì theo lời2
khai anh T là con trai độc nhất trong gia đình nên có nghĩa vụ thắp hương thờcúng, và toàn bộ công trình xây dựng năm 1997 là do vợ chồng anh làm Vì vậycác nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu anh T trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụngđất vì anh đang giữ và chia kỷ phần thừa kế Tòa án quyết định hủy toàn bộ bản ándân sự phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yêntỉnh Vĩnh Phúc xét xử lại
Trang 3Câu 1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêucơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo Điều 612 BLDS 2015 Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,: “
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
- Trong di sản không bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố mà được quyđịnh riêng ở Điều 615
Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thếbởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
- Nếu tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởimột tài sản mới thì tài sản mới đó phải được xem xét rõ nguyên nhân và mục đíchthay thế thì được coi là di sản
- Nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan:+ Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không lường trướcđược hậu quả, ngoài tầm kiểm soát của con người Ví dụ: lũ lụt, động đất, bão tốhay các thảm họa tự nhiên khác
+ Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vàođó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực Ví dụ: Ông M chết để lại disản thừa kế là ngôi nhà, nhưng do lũ lụt làm cho ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn vàkhông còn giá trị sử dụng Trước thời điểm mở thừa kế ngôi nhà khác được xâydựng thay thế ngôi nhà này Khi đó, ngôi nhà mới này sẽ được coi là di sản thừa kếmà ông M để lại
- Nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan:+ Nguyên nhân chủ quan là có sự tác động phần nào bởi con người.+ Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm đoạt toàn bộdi sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác Sự thay thế do tự bản thân cá nhânnào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả nhữngngười thừa kế và được pháp luật thừa nhận
Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thaythế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế
Trang 4Câu 3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất củangười quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtkhông? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Đối với quyền sử dụng đất của người quá cố không cần phải đã được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được coi là di sản, theo 2 trường hợp :(1)
+ Trường hợp 1: Quyền sử dụng đất không có giấy chứng nhận nhưng có disản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh…) gắn liền vớiquyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế thì “trong trường hợpđương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sửdụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đấtvà quyền sử dụng đất đó Trong thực tế, dường như Tòa án không yêu cầu phải có“văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó làhợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và vẫn xácđịnh quyền sử dụng đất là di sản cùng với tài sản trên đất (không chỉ tài sản trênđất mới là di sản)
+ Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất không có giấy chứng nhận, không có nhà
ở, vật kiến trúc khác trên đất: Theo đó mục 1.2 phần II của Nghị quyết số02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-08-2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao quy định: “Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đainăm 2003, thì kể từ ngày 1-7-2004 quyền sử đất đó cũng là di sản, không phụthuộc vào thời điểm mở thừa kế” Như vậy, người quá cố không có giấy chứng
nhận, quyền sử dụng đất là di sản hay không còn phụ thuộc vào người quá cố có
một loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm2003 hay không Nếu người quá cố có một trong những giấy tờ quy định tại cáckhoản 1,2 bà 5 của Luật Đất đai 2003 (được nhắc lại tại Điều 100 Luật Đất đai2013) Ngược lại, nếu người quá cố không có một trong những giấy tờ quy định tại
các khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất không đượccoi là di sản
1() Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và Bình luận án, Nxb.Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 8-10, tr.74-79
Trang 5Câu 4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m chưa đượccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bảnán có câu trả lời?
- Trong bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5m chưa được cấp giấy2
chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản
- Đoạn trích của bản án cho thấy câu trả lời trên là: “Đối với diện tích đấttăng 85,5m chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại phiên tòa đại2
diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừakế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chínhvới Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây vẫn là tàisản của ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực hiện nghĩa vụthuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Phần đề nghị nàycủa đại diện Viện kiểm sát không được Hội đồng xét xử chấp nhận Các đề nghịkhác đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà là có căn cứ, được Hội đồng xét xử xemxét và quyết định.” (2)
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản ánsố 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hướng xử lý của Tòa án là hợp lý Vì theo Điều 621 BLDS 2015 Di sản bao: “
gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chungvới người khác” Sau khi bà Mai mất thì phần đất này mới được tiếp tục giao cho
ông Hòa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và được cấp giấy chứng nhậnquyền sở hữu cho ông Hoà Vậy nên đây là tài sản riêng của ông Hòa chứ khôngphải tài sản chung giữa ông Hòa và bà Mai, dẫn đến việc phần đất này không phảidi sản của bà Mai
Câu 6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m đất, phần di sản của2
Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
2() Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, v/v tranh chấp thừa kế tài sản, Bản án số 08/2020/DSST, ngày 28-8-2020, tr.9
Trang 6Ở án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m đất, sau khi bà G chuyểnnhượng cho ông K 131m , phần diện tích đất còn lại là 267m Việc bà G đứng tên22
trên diện tích 267m đất được hình thành trong thời gian hôn nhân nên được xác2
định là tài sản chung của hai vợ chồng Theo đó, bà G chỉ được quyền định đoạt ½tổng diện tích đất chung của cả hai vợ chồng (267m ) Căn cứ 2 Điều 634 BLDS
2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác” Do vậy, phần di sản của Phùng Văn N là
Điều 117 BLDS 2015, bà G có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch và
tham gia giao dịch dân sự một cách tự nguyện Do đó, phần đất chuyển nhượngthuộc về ông K và Nhà nước cũng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ôngK
+ Bà G là người quản lý di sản Chi tiết “việc bà Phùng Thị G chuyển nhượngđất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ýkiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đấtđể lo cuộc sống của bà và các con…” , tức là các con đã đồng ý cho bà G chuyển(3)
nhượng cho ông K một phần đất Phần đất đấy không còn nằm trong di sản để chia
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quanđến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
- Hướng giải quyết trong Án lệ trên là hợp lý Vì: + Năm 1984, ông Phùng Văn N qua đời (không để lại di chúc) cũng như thỏathuận khác thì phần di sản của ông phải được phân chia theo pháp luật dựa trên3() HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 16/2017/AL, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng, ngày 14-12-2017, tr.6
Trang 7Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 651BLDS 2015 thì vợ cùng con chung của ông N đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và
có quyền thừa hưởng phần di sản mà ông để lại Cụ thể, phần di sản này là 1/2 khốitài sản chung của vợ chồng ông (133,5m² đất) Do đó, việc Tòa án xác định di sảncủa ông N như trên là hoàn toàn hợp lý
+ Sau khi ông N mất thì bà G đã bán cho ông K 131m² đất trên tổng số 398m²đất là tài sản chung của vợ chồng bà để lo cho cuộc sống các con Hơn nữa, cáccon của bà G biết việc này mà không có ý kiến thì xem như đã đồng ý với việcchuyển nhượng Hướng giải quyết này của Tòa án là thỏa đáng do Tòa không chỉbảo vệ quyền lợi của các đồng thừa kế mà còn bảo vệ cả quyền lợi của người muangay tình là ông K Di sản ông N để lại dù có bao gồm phần đất 131m² đã bán choông K nhưng đã bị thay thế bởi khoản tiền thu được từ giao dịch chuyển nhượnggiữa bà G và ông K Số tiền này được hình thành trên nền tảng của di sản cũ (phầndiện tích đất 131m²) và được sử dụng vì lợi ích của chính các đồng thừa kế nên nêncó thể được xem là di sản để chia cho các đồng thừa kế Trong trường hợp này, cácđồng thừa kế đều được hưởng lợi từ khoản tiền trên nên có thể được xem như đãchia thừa kế ứng với phần di sản này
Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các conmà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là disản để chia không? Vì sao?
- Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con màdùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản đểchia Vì:
+ Sau khi ông N mất thì phần tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N là398m2 đất được chia đôi theo quy định tại Điều 33 và Điều 66 Luật Hôn nhân vàgia đình 2014 Bà G và các con đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tạiđiểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 nên được chia thừa kế như nhau,
có quyền ngang nhau đối với di sản mà ông N để lại.+ Nếu bà G chuyển nhượng đất cho ông K mà không có sự đồng ý của cáccon và dùng tiền đó vào mục đích cá nhân thì có thể xem như bà G đang tự địnhđoạt phần đất thuộc phần của mình trong khối tài sản chung của ông bà Việc này
Trang 8cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến phần tài sản mà các đồng thừa kế khác đượchưởng
Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trongdiện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà trong diện tích đất trên là diệntích đất chung còn lại sau khi bà G chuyển nhượng 131m cho ông K, tức là2
133,5m2 Điều này được ghi nhận trong đoạn [4] phần Nhận định của Tòa án: “Dođó, phần di sản của bà Phùng Thị G để lại là ½ khối tài sản (133,5m2)”.(4)
Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16không? Vì sao?
- Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2
là thuyết phục Vì:+ Trước khi qua đời, bà G để lại 90m trong khối tài sản 133,5m đất cho chị22
H1 và di chúc này được xem là hợp pháp.+ Bà G chỉ định đoạt một phần trong khối tài sản của mình nên phần còn lại
được chia thừa kế theo pháp luật (Điểm a khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự2015).
Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì Án lệ này có nội dung chủ yếuxoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sảnthừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
Câu 12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m được chia cho 5 kỷ phần2
còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16không? Vì sao?
4() HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 16/2017/AL, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng ngày 14-12-2017.,
Trang 9- Bà G có di chúc để lại cho chị H1 90m đất mà không nhắc đến 43,5m đất còn
lại cùng 5 người con khác, vì vậy, theo điểm a khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự2015 thì 43,5m này sẽ được chia cho 5 người con còn lại theo pháp luật Năm2
người con còn lại đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 nên được hưởng phần di sản bằng nhau ứng với 5
kỷ phần - Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì Án lệ này có nội dung chủ yếuxoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sảnthừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa ánnhân dân cấp cao tại TP.HCM:
Ông Ngót mất không để lại di chúc Ông Nhỏ là người quản lí di sản ÔngNhỏ tự ý thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi trên đất mà không hỏi ý kiến của cácngười đồng thừa kế Sau đó, ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông Nhỏ và các đồng thừakế cho ông Đạm mở lối đi riêng Tòa án dân sự sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởikiện của ông Đạm Tòa án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông Nhỏ
Trang 10Tòa Giám đốc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ lại cho Tòaán nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm lại.
Câu 1: Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lí disản của ông Đ và bà T, việc xác định như vậy có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong bản án trên, Tòa án đã xác định ông Phạm Tiến H là người có quyềnquản lí di sản của ông Đ và bà T gồm: nhà, đất và tài sản trên đất
- Việc xác định như thế là thuyết phục Vì vào năm 2012, bà T mất và không đểlại di chúc nên tất cả các con đều là đồng thừa kế Quá trình giải quyết vụ án, ngoàiông T, những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh PhạmTiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T Xét thấy, ông bà Hiệu, Liền, Nhi,Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự, quyết định dựa trên cơ sởhoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc, không vi phạm điều cấm của phápluật và không trái với đạo đức xã hội Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm giao quyềnquản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp
Câu 2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là ngườiquản lí di sản không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
- Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án là người quản lí disản Khi ông Đ và bà T mất, không để lại di chúc nên không xác định được ngườithừa kế Ông Thiện là người trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lí disản của ông Đ và bà T, nhưng lại chưa có sự nhất trí bằng văn bản của các đồngthừa kế
Bộ Luật dân sự 2015 quy định:Điều 616 Người quản lý di sản
“1 Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do nhữngngười thừa kế thỏa thuận cử ra.
2 Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừakế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lýdi sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được ngườiquản lý di sản.
Trang 113 Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lýtheo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quản lý.”
Câu 3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyềnquản lí di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
- Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lí di sảnlà thuyết phục Vì vào năm 2012, bà T mất và không để lại di chúc nên tất cả cáccon đều là đồng thừa kế Quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông T; những người cònlại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối disản của ông Đ, bà T Theo khoản 1 điều 616 Người quản lý di sản là người được “
chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.”
Câu 4: Khi là người quản lí di sản, người quản lí có quyền tôn tạo, tu sửa lạidi sản như trong bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
- Được quyền tu sửa nhưng phải có sự đồng tình về văn bản của các người đồngthừa kế
Bộ luật dân sự 2015 quy định:Điều 617 Nghĩa vụ của người quản lý di sản
“1 Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luậtnày có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà ngườikhác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặcđịnh đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồngý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;”đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.