1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận dân sự thứ hai chủ đề giao dịch dân sự

33 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao Dịch Dân Sự
Tác giả Lờ Thị Ngọc Minh, Truong Pham Gia Hung, Vũ Hồng Phỳc, Nguyễn Minh Chõu, Lờ Phạm Thiờn Đức, Phạm Cao Tuan Khoa, Nguyễn Tuyết Như, Nguyễn Đỡnh Phương Trỳc
Người hướng dẫn ThS. Nguyộn Nhat Thanh
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hỏ Chí Minh
Chuyên ngành Các Chương Trènh Đào Tạo Đặc Biệt
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 1996
Thành phố Tp. Hỏ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cắm của pháp

VAN DE 2: GIAO DICH XAC LAP BOI NGUOI KHONG CÓ KHẢ NĂNG NHAN THUCTừ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Toà án tuyên bố mắt năng lực hành vi dân sự?

- Thời điểm ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức:

- Theo đơn khởi kiện ngày 07/03/2011 của nguyên đơn chị Đặng Thị Kim Ánh (con ông Đặng Hữu Hội và bà Phạm Thị Hương) là vào năm 2007, ông Hội bi tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được

- Thời điểm ông Hội bị Toà án tuyên bó mắt năng lực hành vi dân sự:

- _ Toà án nhân dân thành phó Tuy Hòa quyết định tuyên bố ông Đặng Hữu Hội bị mắt năng lực hành vi dân sự kể từ ngày 07/05/2010

2 Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mắt năng lực hành vi dân sự?

- Giao dich của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự vì:

Theo hợp đồng chuyên nhượng ngày 08/02/2010, ông Hội và bà Hương đã chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hùng và vợ là bà Trinh.

Vào ngày 09/02/2010, trước khi Tòa án tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự kể từ ngày 07/05/2010, ông Hội đã nhận được 6 dụng đất có chứng thực của chính quyền địa phương Do vậy, tại thời điểm này, ông Hội vẫn đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch dân sự Giao dịch xác lập quyền sở hữu 6 dụng đất nêu trên có hiệu lực pháp luật.

Cơ sở pháp lý theo Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005:

*1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điệu kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trai dao đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.” Đồng thời, tại phiên tòa giám đốc thâm, đại điện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao, đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận hội nghị xét thấy: “Bà Hương và anh Hùng (người mua đất) cho răng lúc bà ký hợp đồng ông Hội còn nhận thức được, không mat nang lực hành vi dân sự, đến ngày 07/05/2010, ông Hội mới bị Toà án tuyên mắt năng lực hành vi dân sự, nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bả vả ông Hùng là đúng pháp luật.”

Theo Toa 4n nhan dan toi cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?

Vị sao? Trên cơ sở quy định nào?

Tòa án nhân dân tối cao chưa xác định phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu hay không Vì theo phần xét thầy của Quyết định giám đốc thâm só 329/2013/DS- GĐT ngày 25/7/2013, Tòa án nhân dân tối cao cho rằng:

Toà án sơ thâm hủy toàn bộ hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 08/02/2010 giữa vợ chồng ông Đặng Hữu Hội, bà Phạm Thị Hương với vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, bà Bùi Thị Tú Trinh

Toà án cấp phúc thảm thì công nhận toàn bộ hợp đồng mua bán nhà gắn liền quyền sử dụng đất ở lập ngày 08/02/2010 giữa vợ chồng ông Đặng Hữu Hội

(chét), ba Pham Thi Huong va vo chéng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, bà Bùi Thi

Cả hai quyết định trên đều không đúng nên Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy cả 2 bản án này để sơ thâm lại

Tuy nhiên, sau khi thụ lý, theo Tòa án nhân dân Thành phố Tuy Hoà quyết định tuyên bố ông Hội bị mắt năng lực hành vi dân sự kế từ ngày 07/05/2010 Sau đó, vào ngày 10/08/2010, chị Đặng Thị Kim Ánh (con của ông Hội và bà Hương) được các thành viên trong gia đình khác chấp thuận cho chi la người đại diện cho ông Hội do đó chị có quyền khởi kiện và vô hiệu giao dịch dân sự trên theo Điều 130 Bộ luật Dân sự 2005: “Khi giao dich dan sy do người chưa thành niên, người mat năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao địch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”

Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Toà án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/ chị biết

Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc giống hoàn cảnh của ông Hội: bản án 01/2006/DSST ngày 21/02/2016 của Tòa án Nhân dân huyện Văn Chan, tinh Yén Bái

Toà án đã giải quyết bằng việc tuyên bố hợp đồng giữa ông Cường, bà Bính với anh Thăng vô hiệu Buộc anh Thăng phải trả lại 288m? đất thô cư cho ông Cường và người giám hộ của ông Cường là anh Hưng quản lý, sử dụng Vì vậy đã phát sinh một hợp đồng với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2005: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyên yêu câu Toà án tuyên bo giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Tóm tắt Bản án: Quyết định số 01/2006/DSST ngày 21/02/2016 của Tòa án Nhân dân huyện Van Chan, tinh Yén Bái Ông Cường là người sử dụng không có quyền định đoạt diện tích 288m? đất (do mẹ ông đê lại nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện) Ngày 20/01/2004, ông Cường và bà Bính (vợ ông Cường) ký giấy chuyên nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) diện tích đất trên Ngày 13/6/2005, Tòa án huyện xử bà Bính ly hôn với ông Cường Sau đú ngày 10/08/2005, anh Hưng (con riờng ụng Cường) với bà Chế (vợ củ ông Cường) đón ông Cường về nuôi dưỡng và phát hiện ông Cường có biểu hiện của người bị tâm thần nên đã yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Trong biên bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/12/2005 của tổ chức giám định pháp ytâm thần tỉnh đã kết luận: ông Cường bị mac “loan than do str dụng rượu” Thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004 với biểu hiện của căn bệnh là mắt hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều khiển hành vi của mình Từ đó Tòa án xác định “ông Cường được coi là người mắt hoàn toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004” Lúc ông Cường được coi là người mat hoàn toàn năng lực hành vi dân sự từ trước 01/01/2004 thì bà Bính là vợ ông Cường trong mọi giao dịch dân sự phải tham gia với tư cách là người giám hộ để đại điện cho ông Cường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường Nhưng trên thực tế trong quá trình giao kết hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất, bà Bính đã không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộ của ông Cường, không đăng ký việc giám hộ mà tham gia ký kết hợp đồng như một chủ thê sở hữu tài sản với chính con riêng của bà Bính là anh Thăng Như vậy trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất, ông Cường không hè có người giám hộ và không có ai đăng ký việc giám hộ cho ông Cường theo quy định của Điểm b Khoản 2 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005: “ Người được giám hộ bao gồm người mất năng lực hành vi dân sự.” và Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Trong trường hợp vợ mắt năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mat năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.” Do vậy Tòa đã tuyên bố hợp đồng giữa ông Cường, bà Bính với anh Thăng vô hiệu

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập có cơ sở pháp lý vững chắc Tòa án căn cứ vào Điều 12, Điều 13 của Bộ luật Dân sự năm 2015, xác định hành vi của ông Hội vượt quá thẩm quyền đại diện, không được sự đồng thuận của cổ đông, vi phạm nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước Do đó, tòa tuyên bố các giao dịch do ông Hội xác lập là vô hiệu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cổ đông và Nhà nước.

Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tôi cao trong vụ việc liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập là hợp lý vì:

Ngày 07/05/2010, Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Đặng Hữu Hội mất năng lực hành vi dân sự Sau thời điểm này, chị Ánh được mọi người thống nhất cử làm người đại diện pháp lý cho ông Hội Ngày 10/08/2010, Tòa án công nhận quyền khởi kiện của chị Ánh với tư cách là người đại diện hợp pháp cho ông Hội.

Theo Điều 130 Bộ luật Dân sự 2005, giao dịch do người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện có thể bị tuyên vô hiệu nếu theo quy định pháp luật, giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập.

Không những thê, Toà án nhân dân tôi cao còn chỉ ra sai sót của hai Toà án câp sơ thâm, phúc thâm và bác bỏ quyết định của hai tòa án này, cụ thé:

Doan nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối

Đoạn trong Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa đối:

Vì ông Đô, bà Thu không hề biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đôi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù là có sự gian dối

Tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô, là người cùng bà Thu bán nhà.

Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu văn tắt tiền lệ anh/chị biết

Theo nguyên tắc áp dụng tiền lệ, khi viện dẫn tiền lệ thì phải nêu rõ tên tiền lệ, tính chất, tình tiết tương tự, cũng như các vấn đề pháp lý Tuy nhiên, trong Quyết định 521, Tòa án áp dụng thắng trực tiếp vào Bộ luật Dân sự 2015, đây là một hướng giải quyết chưa từng có tiền lệ.

5 Hướng giải quyết trên còn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao?

Theo Diéu 127 Bộ luật Dân sự 2015:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bi lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó

De dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”

Theo quyết định số 521: “việc anh Vinh và người liên quan không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù là có sự gian dỗi Mặt khác, tại bản thỏa thuận hoán nhượng không có chữ ký của ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh) Vì vậy, với những tình tiết trên thì áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 vẫn còn phù hợp, cụ thể là Diéu 127

Tóm tắt Bản án: Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao Ông Dưỡng với bà Nhất là vợ chồng và mỗi người đều đứng tên một lô đất Đến năm 2001 thì bà Nhất đi xuất khâu lao động ở Đài Loan nhưng không ủy quyên đất cho ông Dưỡng, đến năm 2003 thì ông Dưỡng đã chuyền nhượng lô đất cho ông Võ Minh Tài và nhận được số tiền chuyển nhượng từ ông Tài, lô đất ấy đứng tên bà Nhất và do ông Dưỡng giả chữ ký bà Nhất để ký tên vào hợp đồng chuyên nhượng đất Đến năm

Năm 2004, bà Nhất trở về nước, đến năm 2007, bà phát hiện ra rằng ông Dưỡng đã bán lô đất đứng tên bà khi ly hôn Bà Nhất khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài là vô hiệu do bị lừa dối, nhưng Tòa án đã xác định hợp đồng này không vô hiệu vì không có căn cứ pháp lý theo Bộ luật dân sự.

Dân sự 1995 và 2005 thì bà Nhất không phải một bên tham gia trong hợp đồng nên không có quyền khởi kiện yêu cầu đó Theo lời bà Nhất thì năm 2007 vợ chồng ly hôn thì bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của mình để chuyên nhượng đất cho ông Tài nhưng đến ngày 2010 bà Nhất mới khởi kiện mà Tòa án cấp sơ thâm vẫn thụ lý giải quyết vụ án là không đúng

6 Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu câu Toà án tuyên bô giao dịch dân sự đó là vô hiệu

Lira doi trong giao dich là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thẻ, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của g1ao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”

Vì thế nêu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyên nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài vô hiệu do bị lừa đối Tức là trong trường hợp này ông Tài là một bên tham gia giao dịch bị lừa dối có quyền yêu cầu tuyên bố giao địch vô hiệu do bị lừa dối còn bà Nhất không có quyền Bởi lẽ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005, bà nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với ông tài nên bà nhắc không có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyên sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dồi.

Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố

hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?

Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa đối không còn, vì:

- _ Theo Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Dân sự 1995, “Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa đối là một năm, kế từ ngày giao dich dan sự được xác lập.”

Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối là hai năm, tính từ ngày giao dịch được xác lập.

- Theo Diém a Khoản 3 Điều 159 Bộ luật tô tụng dân sự 2004 quy định “trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kê từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị xâm phạm.”

-_ Có thê thấy thời hiệu tối đa để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối là hai năm, mà giao dịch này được xác lập năm 2003 và khởi kiện vào năm

2010 nên đã quá thời hiệu yêu cầu

8 Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?

Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa doi, Téa án có công nhận hợp đồng, vì:

Theo Khoản 1 Điều 410 Bộ luật Dân sự 2005, “quy định về giao dịch dân sự vô hiệu ở Điều 132 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”

Theo Khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005, “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Do đó khi hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bó hợp đồng vô hiệu do lừa dối, thì không thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, khí đó hợp đồng vẫn sẽ được Tòa án công nhận

Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210? Ở câu 6, câu trả lời không thay đôi Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch nên không có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối

Trường hợp này ông Tài mới là một bên tham gia giao dịch, nên có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối Ở câu 7, theo Điểm b Khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đo bị lừa dối là hai năm kế từ ngày người bị bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa đối” Có sự thay đổi so với Bộ luật Dân sự 2005, do đó thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa đối có thể còn nếu thời điểm ông Tài biết mình bị lừa dối không quá hai năm trước ngày khởi kiện

- Ở câu 8, câu trả lời không thay đối, Tòa án vẫn sẽ công nhận hợp đồng

Vì theo Khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, “khi hết thời hiệu mà không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa đối thì Tòa án công nhận hợp đồng.”

VAN DE 4: HAU QUA CUA GIAO DICH DAN SU VO HIỆUÈ Hướng giải quyết của Hội đồng thấm phán với khối lượng công việc mà Công

ty Orange đã thực hiện như thế nào?

Hội đồng thâm phán cho răng Toà án cấp sơ thâm và Toà án cấp phúc thâm chưa thu thập đủ tài liệu và chưa làm rõ về vấn đề khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện, cụ thể là: “Không làm rõ Công ty Orange đã bàn giao sản phâm thiết kế vào ngày nào; sản phẩm thiết kế được bàn giao gồm những gì; nội dung và khối lượng công việc được Công ty Orange thực hiện có đúng như thoả thuận của hai bên không?

Có việc Công ty Orange tiếp tục bàn giao các bản thiết kế sau khi hoàn chỉnh theo yêu cầu của Công ty Phú Mỹ vào tháng 11/2007 và tháng 01/2008 hay không? ”

Tòa án Nhân dân tối cao yêu cầu Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại vụ án để làm rõ các vấn đề liên quan, bao gồm yêu cầu các bên cung cấp tài liệu chứng cứ và áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ khác Đồng thời, nếu Hợp đồng dịch vụ được xác định là vô hiệu, công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện theo hợp đồng Còn nếu Hợp đồng hợp pháp, công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện cùng tiền lãi suất chậm thanh toán theo quy định pháp luật.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng tham phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định

Theo quan điểm của tôi, hướng giải quyết trên của Hội đồng thâm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hợp lý

Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những thứ đã nhận Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Cả hai bên đồng ý khôi phục tình trạng ban đầu, theo đó Công ty Phú Mỹ có nghĩa vụ trả lại cho Công ty Orange một khoản tiền tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo như thỏa thuận được nêu trong hợp đồng giữa hai bên.

- _ Và các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận tức về phía Công ty Phú Mỹ, trước đó do Công ty Phú Mỹ không có bất cứ phản hồi gì về kết quả kiểm

Do không giao đủ 20 đĩa CD và bản vẽ chi tiết đúng hạn đã cam kết, Công ty Phú Mỹ được coi là đã chấp nhận toàn bộ sản phẩm của Công ty Orange Do đó, Công ty Phú Mỹ phải trả cho Công ty Orange 160.000.000 KRW theo thỏa thuận về việc chấp nhận đĩa CD và bản vẽ (Điều 4 của hợp đồng) Đồng thời, Công ty Orange cũng phải bồi thường cho Công ty Phú Mỹ do bản vẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

5 Hướng xử lý của Hội đồng thẫm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

Hướng xử lý của Hội đồng thâm phán với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng dịch vụ hợp pháp là “Bquộc Công ty Phú Mỹ thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thoả thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật” Điều này khác với Hợp đồng dịch vụ vô hiệu ở chỗ là Công ty Phú Mỹ phải trả thêm tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật

Tôi nghĩ rằng, từ hướng xử lý của Hội đồng thâm phán Toà án tối cao, ta có thê thấy Toà án cấp sơ thảm và Toà án cấp phúc tham con so sai 6 bước thu thập tài liệu và chứng cứ để rồi đưa ra kết luận rằng hợp đồng ngày 15/06/2007 là hợp đồng hợp pháp, như vậy là thiếu thuyết phục Vậy nên, để giải quyết những vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự một cách hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật, Toà án phải yêu cầu các bên cung cấp đầy đủ tài liệu và chứng cứ để xác định giao dịch dân sự đó là vô hiệu hay hợp pháp

Tóm tắt bản án: Quyết định số 75/2012/DS-GDDT ngày 23/02/2012 của tòa dân sự Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tôi cao

- _ Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Sanh - Bidon: anh Nguyễn Văn Dư -_ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: chị Dương Thị Chúc (vợ của anh Dư) - Sw viéc:

Ngày 25/06/1006 anh Dự, chị Chúc đã chuyên nhượng quyền sử dụng 100m2 diện tích đất cho ông Sanh với giá thỏa thuận là 195.000.000đ Hai bên có lập một giấy x AD

“chuyển nhượng đất” và một giấy “chuyên nhượng đất thô cư và nhận tiền” vào cùng ngày 25/06/2006 Khi ông Sanh yêu câu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc không thực hiện Năm 2007 ông Sanh xây nhà xưởng trên đất Ngày 27/08/2009 ông Sanh khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng Ngày 29/04/2010, Tòa án quyết định Công nhận hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Sanh với anh Dư, chị Chúc lập ngày 25/10/2006 là hợp pháp Ciao cho ông Sanh quyền được sử dụng đất và bác bỏ đơn của anh Dư, chị Chúc yêu cầu ông Sanh trả lại thửa đất 100m2 Ngày 18/10/2010, Tòa án đã gia hạn đề các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư, chị Chúc cũng không thực hiện

Không đồng ý với bản án sơ thâm, anh Dư và chị Chúc có đơn kháng cáo Tại Ban án dân sự phúc thâm, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định: Sửa Bản án dân sự sơ thâm 06/2010/DSST ngày 29/4/2010 của Tòa án nhân dân huyện, tuyên bố giao dịch dân sự ngày 25/10/2006 giữa anh Dư, chị Chúc và ông Sanh là vô hiệu Buộc ông Sanh phải trả lại cho anh Dư, chị Chúc quyền sử dụng 100m2 đất và giao cho anh Dự, chị Chúc được quyền sử dụng nhà xưởng do ông Sanh làm trên điện tích đất này Buộc anh Dư, chị Chúc trả cho ông Sanh số tiền đã chuyên nhượng là 160.000.000đ, bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra và thanh toán giá trị công trình xây dựng tông cộng là 571.755.0004

Sau khi xét xử phúc thắm, ông Nguyễn Văn Sanh khiếu nại không đồng ý bản án phúc thâm Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên tòa và sau khi thảo luận, Tòa án nhân dân tối cao xét thấy hợp đồng chuyên nhượng đất ngày 25/10/2006 giữa ông Sanh và vợ chồng anh Dư, chị Chúc là vô hiệu

Ngày 23/02/2012, Tòa đưa ra quyết định hủy Bản án dân sự phúc thâm ngày 23/7/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh và hủy Bản án dân sự sơ thâm ngày 29/4/2010 của Tòa án nhân dân huyện, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện xét xử sơ thấm lại theo quy định của Pháp luật

6 Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa ấn nhân dân toi cao xác định hợp đồng vô hiệu?

Vì vào ngày 25/06/2006, khi ông Sanh yêu cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc không thực hiện Đến Ngày 18/10/2010, Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã có Quyết định số 01/TA gia hạn để các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư, chị Chúc cũng không thực hiện Căn cứ vào Điểu 134 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhả nước có thâm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”, như vậy đã quá thời hạn mà vợ chồng anh Dư, chị Chúc vẫn không hoàn tất thực hiện hợp đông, cho nên Tòa dân sự Tòa án nhân dân tôi cao xác định hợp đông trên vô hiệu

7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên

Theo quan điểm của tôi, Tòa án nhân dân tôi cao xác định hợp đồng vô hiệu trong

Quyết định số 75 là hợp lý, hợp tình Hợp lý là vì đã có cơ sở pháp lý rõ rang (Diéu 134

Bộ luật dân sự 2005) xác định hợp đồng trên sai phạm về mặt hình thức ở việc tham gia hoàn thiện thủ tục hình thức cho hợp đồng chuyên nhượng đất của hai vợ chồng anh Dư, chị Chúc Hợp tình là vì căn cứ vào Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bờn khụi phục lại tỡnh trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những ứi đó nhận”, như vậy khi đưa sự việc về điểm xuất phát, lợi ích và nghĩa vụ của hai bên sẽ được xác định một cách công bằng, rõ ràng Tuy phiên tòa Phúc thắm ngày 23/07/2010 cũng xác định hợp

Ngày 25/06/2006, Tòa tuyên bố hợp đồng của ông Sanh vô hiệu, đồng thời giao quyền sử dụng nhà xưởng do ông Sanh xây dựng cho vợ chồng anh Dư, chị Chúc Tuy nhiên, quyết định này bị chỉ trích là chưa hợp lý vì ông Sanh đã bỏ công sức xây dựng nhà xưởng và tòa án chỉ bồi thường tiền mà không trả lại quyền sở hữu Ngoài ra, tòa án cho rằng hợp đồng thiếu sự tự nguyện là không có căn cứ, vì việc ký hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện và đã được ủy ban xã xác nhận, đồng thời vợ chồng anh Dư, chị Chúc đã nhận đủ 160 triệu đồng Do vậy, Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng của ông Sanh là vô hiệu là quyết định hợp lý và hợp tình.

Ngày đăng: 20/09/2024, 18:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN