BLDS 2015 bổ sung quy định về việc xác định thời hạn đại diện trong trường hợpkhông xác định được thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền, quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ c
Điều 644 BLDS 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc:
“1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Trong di chúc, ông Lưu để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê Tuy nhiên, bà Thẩm mới là vợ hợp pháp của ông Lưu, nay bà đã già yếu, không còn khả năng lao động và là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất Bà Thẩm không thuộc trường hợp từ chối nhận di sản theo Điều 620 BLDS 2015 và cũng không phải là người không có quyền được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 BLDS 2015 Vì vậy mà bà Thẩm có quyền được hưởng một phần di sản của ông Lưu, không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Ngoài ra, chị Hương – con chung của ông Lưu và bà Thẩm được bà Thẩm trực tiếp nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành Có thể thấy, khi còn sống, ông Lưu chưa hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con chung của của ông và bà Thẩm trong suốt khoảng thời gian ông vào miền Nam công tác Trong trường hợp này, có thể xem xét dựa trên góc độ tiền cấp dưỡng còn thiếu của ông Lưu đối với mẹ con bà Thẩm Do vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 658 BLDS 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán thì nếu bà Thẩm yêu cầu, phải trích từ tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung của bà Thẩm
Câu 7: Trong Quyết định số 26, ai là người có công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống?
Ông Vân và ông Vi được công nhận có công chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ còn sống theo Quyết định số 26 Tuy nhiên, phần Xét thấy của Quyết định chỉ xác định chung chung rằng ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản, ông Vi có công nuôi dưỡng cha mẹ Điều này khiến tòa án cấp phúc thẩm chưa thể xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng để đổi trừ, dẫn đến việc chia số tiền còn lại cho các đồng thừa kế chưa hợp lý.
14() Quyết định GĐT số 26/2013/DS-GĐT ngày 22-4-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tr.6
Câu 8: Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm việc “Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công sức chăm sóc và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ, nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý” (15)
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố)
Theo em, hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm là chưa hợp lí Vì Tòa chưa nêu rõ, cụ thể nghĩa vụ tài sản của người quá cố cần thực hiện theo Điều 615 BLDS 2015 quy định:
Người thừa kế có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh liên quan đến di sản được thừa hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác được thực hiện.
2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3 Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.
Câu 10: Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)?
Trong vụ kiện liên quan đến ông Định (mất năm 2015), nghĩa vụ của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang những người thừa kế của ông (ông Lĩnh và bà Thành), tức là nghĩa vụ trả nợ.
Câu 11: Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng như vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?
15() Quyết định GĐT số 26/2013/DS-GĐT ngày 22-4-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tr.6
- Đoạn của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa là: “Hội đồng xét đơn xét thấy: Người yêu cầu dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại để cho rằng ông Lĩnh, bà Thành chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nên chưa đủ điều kiện để HĐTT giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn Xét, lời trình bày này là không có căn cứ để chấp nhận vì pháp luật không có quy định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì Hội đồng trọng tài mới được giải quyết tranh chấp.” (16)