nội dung của di chúc:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Trong di chúc, ông Lưu để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê. Tuy nhiên, bà Thẩm mới là vợ hợp pháp của ông Lưu, nay bà đã già yếu, không còn khả năng lao động và là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Thẩm không thuộc trường hợp từ chối nhận di sản theo Điều 620 BLDS 2015 và cũng không phải là người không có quyền được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 BLDS 2015. Vì vậy mà bà Thẩm có quyền được hưởng một phần di sản của ông Lưu, không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Ngoài ra, chị Hương – con chung của ông Lưu và bà Thẩm được bà Thẩm trực tiếp nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Có thể thấy, khi còn sống, ông Lưu chưa hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con chung của của ông và bà Thẩm trong suốt khoảng thời gian ông vào miền Nam công tác. Trong trường hợp này, có thể xem xét dựa trên góc độ tiền cấp dưỡng còn thiếu của ông Lưu đối với mẹ con bà Thẩm. Do vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 658 BLDS 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán thì nếu bà Thẩm yêu cầu, phải trích từ tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung của bà Thẩm.
Câu 7: Trong Quyết định số 26, ai là người có công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống?
Trong Quyết định số 26, ông Vân và ông Vi là người có công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống. Phần Xét thấy của Quyết định có đoạn: “Tòa án
cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đổi trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý”(14).
14() Quyết định GĐT số 26/2013/DS-GĐT ngày 22-4-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tr.6
Câu 8: Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm việc “Tòa án cấp phúc thẩm xác
định ông Vân có công sức chăm sóc và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ, nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý”(15).
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố).
Theo em, hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm là chưa hợp lí. Vì Tòa chưa nêu rõ, cụ thể nghĩa vụ tài sản của người quá cố cần thực hiện theo Điều 615 BLDS 2015 quy định:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.
Câu 10: Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)?
Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành) là nghĩa vụ thanh toán nợ.
Câu 11: Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng như vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?
15() Quyết định GĐT số 26/2013/DS-GĐT ngày 22-4-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tr.6
27
- Đoạn của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa là: “Hội đồng xét đơn xét thấy: Người yêu cầu dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại để cho rằng ông Lĩnh, bà Thành chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nên chưa đủ điều kiện để HĐTT giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn. Xét, lời trình bày này là không có căn cứ để chấp nhận vì pháp luật không có quy định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì Hội đồng trọng tài mới được giải quyết tranh chấp.” (16)
- Hướng như vậy của Tòa án là thuyết phục, vì thực tế chưa có điều luật nào yêu cầu bắt buộc những người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản mới được thực hiện nghĩa vụ về tài sản.
Câu 12: Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện theo khoản 3 Điều 623
BLDS 2015 quy định: “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Câu 13: Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định chưa đến hạn thực hiện. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Tuy nhiên, do người nguyên đơn với bà
Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/20117 và một số đợt thanh toán sau đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày 01/6/2017. Do đó, mặc dù ông Định đã chết vào ngày 12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017”.
(17)
16() Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP. HCM, tr.5
17() Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP. HCM, tr.4
Câu 14: Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao?
- Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019 vì
“chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị đơn. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156
BLDS 2015, khoảng thời gian này được coi là thời gian gặp trở ngại khách quan không
tính vào thời hiệu khởi kiện… Nếu trừ khoảng thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 03 năm nên chưa hết thời hiệu khởi kiện. Mặt khác, theo quy định tại Điều 33 Luật Trọng tài thương mại thì nguyên đơn cũng đã nộp Đơn khởi kiện trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm”.(18)
- Theo em, hướng của Tòa án như vậy là thuyết phục vì các phán quyết của Tòa đã bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố mà không xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.
Câu 15: Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?).
Thông qua Quyết định năm 2021, quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản có nên giữ lại.
BÀI 3:
Tóm tắt Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011:
Bà Lan chết để lại di chúc phân chia tài sản cho các con. Sau đó gia đình xảy ra mâu thuẫn. Chị Thu và anh Tuấn cho rằng trước khi chết bà Lan đã làm văn bản hủy di chúc. Anh Toản không đồng ý với văn bản hủy di chúc, yêu cầu làm theo di chúc. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm bác bỏ yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của anh Toản. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy xét xử sơ thẩm lại.
18() Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20-4-2021 của Tòa án nhân dân TP.HCM, tr.4
29
Tóm tắt Quyết định số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011:
Năm 1979 (thực tế 1997) cụ Trượng nhờ người lập “Tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn” có nội dung cho anh Đang (cháu nội) 3000m đất, hàng năm đóng lúa cho2 hai cụ ăn là 1000kg bằng 5 giạ. Năm 1999, cụ Trượng lại lập di chúc, nhờ con gái viết giúp cho anh Đang chỉ được quyền sử dụng 2000m đất. Các con của cụ Trượng và cụ2 Tào đều thừa nhận 2 cụ có lập di chúc năm 1999 nhưng anh Đang không thừa nhận.
Trong hồ sơ vụ án có “tờ cam kết” năm 1999 đứng tên cụ Trượng có nội dung giống năm 1997, cụ cam kết không khiếu nại, có người khác xác nhận. Tuy nhiên, chữ ký đứng tên cụ Trượng tại các loại giấy tờ có sự khác nhau. Do đó cần làm rõ tờ cam kết nêu trên có phải do cụ Trượng lập không? Quyết định: hủy bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
- Nguyên đơn: ông Bùi Văn Nhiên - Bị đơn: ông Bùi Văn Mạnh
Sinh thời, cụ Môn và cụ Giảng sinh được 5 người con vào tạo lập được 1 nhà ngói 5 gian trên 169,3 m đứng tên cụ Môn. Cụ Giảng chết năm 1999, cụ Môn chết năm2 2003. Theo Quyết định thì di chúc ngày 15/5/1998 thì mặc dù thể hiện tên cụ Giảng và cụ Môn nhưng không có chữ ký, điểm chỉ của cụ Giảng nên Tòa xác định cụ Giảng không để lại di chúc. Tòa án còn xác định các thừa kế đã phân chia di sản của cụ Giảng sau khi cụ Giảng chết, đồng thời cụ Môn đã định đoạt tài sản của mình theo Biên bản cuộc họp gia đình. Tòa án cũng cho rằng không đưa bà Dơi tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót. Do đó Tòa án đã ra Quyết định giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm và giao hồ sơ xét xử sơ thẩm lại.
Tóm tắt Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chim, Bà Nguyễn Thị Bay - Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Lên, Bà Nguyễn Thị Sáu
Nội dung: Bà Bay, bà Chim yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc và xã Long Thượng, tỉnh Long An và không công nhận bản di chúc lập ngày 26/07/2000 của ông Nhà vì cho rằng lúc đó cha đã 80 tuổi, không còn tỉnh táo. Bà Sáu không đồng ý yêu cầu chia thừa kế của hai bà Bay, bà Chim. Từ đó xảy ra tranh chấp.
Quyết định của Tòa án: Hủy bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 1: Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
- Về thời điểm thay đổi, hủy bỏ di chúc: có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế bất cứ lúc nào.
Căn cứ vào khoản 1 điều 640 của BLDS 2015:
Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất
cứ lúc nào.”
- Về cách thức thay đổi, hủy bỏ di chúc:
Căn cứ vào khoản 2,3 Điều 640 của BLDS 2015:
“2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”
- Về hình thức thay đổi, hủy bỏ di chúc:
Nếu người lập di chúc không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng di chúc (không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần) thì có thể thay đổi, huỷ bỏ di chúc sau thời điểm lập di chúc công chứng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 643 BLDS 2015: “5. Khi
một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”
Còn nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải đi công chứng thì chỉ khi được công chứng thì di chúc mới có hiệu lực. Theo khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 về Công chứng di chúc: “3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc
muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy
31
bỏ” Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công
chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Câu 2: Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không?
Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc).
- Vì trong thực tiễn, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản của mình thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị huỷ bỏ. Điều này đã được thể hiện tại khoản 3 Điều 640 BLDS 2015.
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 640 BLDS 2015: “3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”
Có nghĩa là, di chúc trước có thể bị hủy bỏ bởi di chúc sau dù cho di chúc sau không cùng hình thức đối với di chúc trước.
Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.
- Đối với Quyết định số 619: hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Toà án đã yêu cầu xem xét bản “di chúc thừa kế nhà ở” của bà Lan có tuân thủ quy định của pháp luật không. Ngoài ra, Toà án còn yêu cầu làm rõ bà Lan có biết chữ hay không để xác định
“đơn xin hủy di chúc” có đúng ý chí của bà Lan không.
- Đối với Quyết định số 767: hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Dù cho cụ Trượng đã lập lại di chúc vào năm 1999 thì tại sao lại có “tờ cam kết” cũng vào năm 1999 nhưng nội dung lại chia thừa kế theo năm 1997 (tức tờ di chúc cũ), thêm vào đó, chữ ký của cụ Trương tại giấy này và di chúc có sự khác nhau có thể nhìn bằng mắt thường, rất đáng nghi ngờ. Do vậy, việc Tòa án yêu cầu rõ tờ cam kết đó có phải là do cụ Trượng ký hay không là thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi của các đương sự.