1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ năm quy định chung về thừa kếvai trò của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với sự nghiệp kháng chiến chống mỹ thống nhất đất nước từ 1960 đến năm 1975

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc Với Sự Nghiệp Kháng Chiến Chống Mỹ, Thống Nhất Đất Nước Từ 1960 Đến Năm 1975
Tác giả Dương Duy Khang, Bùi Thị Thu Huyền, Ngô Minh Long, Nguyễn Phước Lê Vy, Trần Hoàng Quân, Vũ Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Lê Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Trong đó, miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta và là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

-***

VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC TỪ 1960

Trang 2

- Lọc nội dung, làm powerpoint

2 Bùi Thị Thu Huyền 2253801011094 - Phần 2.1.1

- Phần 2.1.3 - Dò chính tả phần nội dung word

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 4 1 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược từ năm 1954 đến năm 1975 4 1.1 Khái quát về bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt nam sau tháng 7/1954 4 1.2 Chủ trương của Đảng về đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội xây dựng - hậu phương miền Bắc vững chắc 5 2 Vai trò của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1960 - 1975) 7 2.1 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965 7 2.2 Thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng trong bối cảnh cả nước có chiến tranh 1965-1975 10

2.2.1 Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên toàn quốc, tiếp tục xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giữ vững chiến lược tiến công ở miền Nam 1965-1968 10 2.2.2 Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đ y mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền ẩNam, thống nhất Tổ quốc 1969-1975 12

3 Ý nghĩa lịch sử cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước 16 PHẦN TỔNG KẾT 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra trong bối cảnh đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc cơ bản đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Nam còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đòi hỏi Đảng phải có chủ trương đúng đắn đưa cách mạng từng bước thắng lợi Khi bàn về chiến tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc” Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến

Từ hoàn cảnh lịch sử giai đoạng này, Đảng ta ã đ nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh, Đảng quyết - định xây dựng ba tầng hậu phương là: hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương tại chỗ miền Nam và hậu phương quốc tế Trong đó, miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta và là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc Trải qua hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay” như lời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu Đạt được những thành tựu đó, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó, vai trò của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG 1 Đảng C ng s n Viộảệt Nam lãnh đạo tiến hành đ ng thồời h i nhiaệm vụ chiến lược từ năm 1954 đ n năm 1975ế

1.1 Khái quát về bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt nam sau tháng 7/1954

Sau ngày hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7/1954) thì đất nước tạm thời chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời; hai miền có chế độ chính trị, xã hội khác nhau:

(i) Ở miền Bắc: Ngày 16/5/1954 toàn bộ quân viễn chinh Pháp rút khỏi miền Bắc Miền

Bắc được hoàn toàn giải phóng và bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên ủ nghch ĩa xã hội

(ii) Ở miền Nam: Đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam

hòng biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới1 và căn cứ quân sự của Mỹ Vì vậy, chống đế quốc Mỹ với chủ nghĩa thực dân mới là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam

Từ đó, đất nước bước sang một trang mới với những thuận lợi nhưng hoàn cảnh lúc bấy giờ cũng đặt ra cho Việt Nam rất nhiều khó khăn, phức tạp

Về thuận lợi, trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang ở thời kỳ phát triển mạnh ở

nhiều phương diện cả về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự lớn mạnh của Liên Xô, được xem là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển cùng phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản Tình hình trong nước, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước Thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều sau chín năm kháng chiến; nhân dân cả nước có khát vọng mạnh mẽ về độc lập và thống nhất đất nước

Về những bất lợi, khó khăn, trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự bất

đồng, chia rẽ mà nổi bật lên là mâu thuẫn giữa Liên Xô vàTrung Quốc, mâu thuẫn đó đã làm tổn hại đến phong trào cộng sản thế giới nói chung và cách mạng Việt nam nói riêng Việt Nam bước sang trang sử mới khi đất nước bị chia cắt, kinh tế miền Bắc rất nghèo nàn, lạc hậu; những hậu quả sau cải cách ruộng đất khá nặng nề Đế quốc Mỹ - kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam, bây giờ là một siêu cường về kinh tế, quân sự có âm mưu làm bá chủ thế giới, với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng được các đời tổng thống nối tiếp nhau xây dựng và thực hiện Thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang Bên cạnh đó, Mỹ đã che đậy việc xâm lược miền Nam Việt Nam bằng cách thi hành ở đó chủ nghĩa thực dân mới

1 Chủ nghĩa thực dân mới là khái niệm chỉ việc các nước đ quốc chuyển từ sự trực tiếp mang quân xâm lược, trực ế tiếp chi m đóng và cai trị sang việc sử dụng quân đội bản xứ, chính quyềến b n xứ làm tay sai v i sảớ ự viện trợ về kinh tế, quân sự của các nước đế quốc và hoàn toàn phụ thuộc vào chúng với danh nghĩa “độc lập giả hiệu” Vì vậy, so với chủ nghĩa thực dân cũ thì chủ nghĩa thực dân mới tinh vi và hiểm độc hơn, d che đ y bễ ậản chất xâm lược của mình hơn

Trang 6

Trong tình hình diễn biến phức tạp nêu trên, đã đặt Đảng ta trước một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại Đảng ta phải lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền có chế độ chính trị khác nhau, đây là một điều rất “đặc biệt” chưa có trong tiền lệ lịch sử và là đặc điểm lớn nhất của cách mạng

Việt nam sau năm 1954 Trong đó, nhiệm vụ của miền Bắc là phải trở thành một hậu phương vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho miền Nam, nhiệm vụ của miền Nam là một tiền tuyến lớn để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

1.2 Chủ trương của Đảng về đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội - xây dựng hậu phương miền Bắc vững chắc

Tình hình đất nước trong thời kì mới đã dẫn đến việc Đảng chủ trương xây dựng hậu phương miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng - chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam Bởi vì thế, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, Đảng luôn chú trọng việc xây dựng hậu phương miền Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (ngày 3 ngày 12/3/1955), Đảng đã xác định phải cùng cổ miền Bắc, khuynh hướng đó – đã được tái khẳng định tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (ngày 13 – 20/8/1955), đã

nhấn mạnh: “Muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc… đường lối củng cố miền Bắc là củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc đến chủ nghĩa xã hội, củng cố miền Bắc không thể tách rời chiếu cố miền Nam… miền Bắc là chỗ đứng của ta, bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố.”2 Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (tháng 9 -1955) đã chỉ rõ: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta Nền có vững, nhà mới chắc Gốc có mạnh cây mới tốt”3

Việc khôi phục sản xuất được tiến hành trên các lĩnh vực nông nghiệp , công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được phát triển nhanh Trong đó, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu với công cuộc giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất được tiếp tục đẩy mạnh.Trong quá trình cải cách ruộng đất, bên cạnh những kết quả đạt được, ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong chỉ đạo thực hiện

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (9/1956), đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, công khai tự phê bình trước nhân dân, thi hành kỷ luật đối với một số Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương Đảng Đến tháng 11/1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960) Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đ ng toàn tảập (Tập 16), Nxb Chính trị Quốc gia.3 Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh toàn tập (tập 9), Nxb Chính tr Quốc gia ị – Sự thật, tr.12.!

Trang 7

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Kết quả của ba năm phát triển kinh tế-văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng -trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (19/3/1958) và kì họp thứ 8 của Quốc hội khóa I (16/4/1958), chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”4

Nhằm mục đích củng cố miền Bắc trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh thống nhất cả nước, năm 1960 – Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III đã chủ trưởng tiến hành cuộc cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Từ đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước, cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong đó cách mạng miền Nam có vị trí tác động quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam.5 Trong quá trình diễn ra hai cuộc cách mạng ở hai miền tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn cuộc kháng chiến ở miền Nam, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa đẩy mạng công tác đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, từng bước xây dựng ủ nghch ĩa xã hội ở miền Bắc Tại hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1965) khẳng định vai trò của miền Bắc trong khắc phục hậu quả của chiến tranh, cải tạo ã hx ội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội “nhiệm vụ của quân :

và dân ta ở miền Bắc là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương, vừa sản xuất, vừa chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức người sức của tăng cường chi viện miền Nam, …”6 Từ đó, thấy rằng miền Bắc thực sự đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với một chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh Những thắng lợi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là cơ sở vững chắc cho Đảng củng cố, giữ vững quyết tâm chống Mỹ, cứu nước Như vậy, ngay từ đầu, vai trò, vị trí của miền Bắc đã được Đảng ta xác định rất rõ Để làm tròn vai trò đó, miền Bắc phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa; chỉ có tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc mới trở thành hậu phương - căn cứ địa cách mạng của cả nước, mới đảm đương được vai trò “nền gốc” cho lực lượng đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam

Chế độ xã hội ưu việt được thiết lập không những bảo đảm cho miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh toàn diện, được tổ chức chặt chẽ, mà còn mang lại cho người thợ trong

4 Hồ Chí Minh (1996), tlđd (4), tr.156.5 Phạm Thị Phương Thúy (2018), Hậu phương mi n Bềắc trong cu c kháng chiộến chống Mỹ (1954 – 1968), Tạp chí khoa học – Đại h c Đồng Nai (số 11), tr.86 ọ

6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đ ng toàn t p ảậ (Tập 26), Nxb Chính tr Quốc gia.!ị

Trang 8

xưởng máy, dưới hầm lò người nông dân trên đồng ruộng người chiến sĩ trên chiến hào ; : sức mạnh tập thể to lớn và niềm tin không gì lay chuyển vào sự lãnh đạo của Ðảng, vào tương lai tốt đẹp Ðó là nguồn gốc, là nền tảng tạo nên sức mạnh bền vững của hậu phương miền bắc suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Chính vì lẽ đó, trong suốt những năm xây dựng, chiến đấu gian lao, hào hùng, miền Bắc - tiền tuyến miền Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang là căn cứ địa cách mạng, là hậu phương lớn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Miền ắc, với thủ đô Hà Nội, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Trung Bương Ðảng và Chính phủ ta đề ra và chỉ đạo thực hiện đường lối kháng chiến; điều hành chỉ huy chiến tranh trên cả hai miền Về phương diện đó, sự ổn định, vững bền của miền bắc, sự đồng tâm, nhất trí của người hậu phương là một trong những nhân tố nền tảng để Ðảng ta đề ra và chỉ đạo toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trên cả hai miền thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

2 Vai trò của hậu phương miền ắc xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến chống BMỹ, thống nhất đất nước (1960 - 1975)

2.1 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965

Từ năm 1961 trở đi, miền Bắc bước vào một thời kỳ mới thời kỳ lấy xây- dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến 10/9/1960, đã khẳng định “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”7, “Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh về mọi mặt thì chúng ta càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam”8 Có thể hiểu rằng: “Hậu phương là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của chiến tranh, đó là vấn đề có tính quy luật mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã chỉ ra trong các tác phẩm về chiến tranh và quân đội Bởi vì, hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ…; là nơi chi viện chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa tinh thần của tiền tuyến.”9

Nhận thức rõ được điều này, Đảng ta đã chủ trương xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng – chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến

chống Mỹ ở miền Nam, thống nhất đất nước.“Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954), Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến

7Hồ Chí Minh Toàn tập (Tập 12), Nxb Chính trị quốc gia, tr.673.8Trần Bá Đ (2000), Lịệ ch sử Vi t Nam từ 1945 đến nay, ệNxb Giáo dục (tr.916, 917) 9 Nguyễn Văn Quang (2014), “Xây dựng và phát huy vai trò h u phương mi n Bậềắc trong cu c kháng chiộến ch ng Mốỹ, cứu nư c”, Tạớp chí C ng s n, [ộảhttps://www.tapchicongsan.org.vn/thong- - -tin ly luan/ /2018/27894/xay dung va phat-

02/05/2024]

Trang 9

lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không chỉ có mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào ta ở miền Bắc mà còn nhằm xây dựng, củng cố căn cứ địa hậu phương chung của cả nước để tiến hành giải phóng miền Nam Trong quan điểm chỉ đạo, Đảng ta luôn thống nhất: phải xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược vững mạnh toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, kết hợp giữa xây dựng và và bảo vệ vững chắc hậu phương.”10

“Về xây dựng hệ thống chính trị, sau Đại hội lần thứ III, Trung ương Đảng tiếp tục tổ

chức nhiều hội nghị để thống nhất phương hướng và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam nhằm chống lại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đồng thời với phát triển kinh tế miền Bắc Ngày 27 – 28/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hà Nội Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi nhân dân miền Bắc ra sức thi đua “mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại đồng bào miền Nam ruột thịt” Ngày 26/4/1964, gần 9 triệu cử tri miền Bắc đi bầu đại biểu Quốc hội khóa III (bầu được 453 đại biểu, trong đó có 87 đại biểu miền Nam đã trúng cử khóa I được kéo dài nhiệm kỳ).”11

Về kinh tế, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ -nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Kế hoạch này mới thực hiện được hơn bốn năm (tính đến ngày 5-8-1964) thì phải chuyển hướng do phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, song những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã cơ bản hoàn thành Tuy nhiên, kinh tế miền Bắc vẫn đạt được nhiều thành tựu quan trọng “Năm 1965, có 90,1% tổng số hộ nông dân lao động vào HTX nông nghiệp, trong đó có 60,1% hợp tác xã bậc cao, với số diện tích ruộng đất đưa vào sản xuất tập thể là 80,3% toàn bộ diện tích canh tác”12 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực không ngừng của toàn quân, toàn dân, năm 1965, hậu phương miền Bắc xây dựng được 18.600 hợp tác xã bậc cao, trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, “Gần 700 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc trên một héc-ta mỗi năm Về công nghiệp, toàn miền Bắc có 1.132 xí nghiệp, trong đó có 205 xí nghiệp trung ương Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm công - nông nghiệp từ 42,4% năm 1960 lên 53% năm 1965 90% hàng tiêu dùng thiết yếu và một phần tư liệu sản xuất do các ngành công nghiệp trung ương và địa phương đảm bảo Ngoài ra, hệ thống giao thông vận tải, bưu điện cũng được mở rộng và nâng cấp được trang bị thêm phương tiện, máy móc, thiết bị mới”.13

10Nguyễn Văn Quang (2014), tlđd (1) 11Phạm Th Phương Thúy (2018), tlđd (5), tr.90.ị 12Trần Bá Đ (2012), Giáo trình Lịch sử Việt Nam (tập VII), Nxbệ Đại học Sư phạm, tr.116 13Dương Hồng Anh (2015), Hậu phương mi n B c xã h i chủ nghĩa trong kháng chi n ch ng Mềắộếốỹ cứu nước, Tạp chí Cộng s n, ả[https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong hien tai/ /2018/35427/hau phuong mien bac xa hoi chu - -

Trang 10

“Về văn hóa, hầu hết các xã đồng bằng trung du và nhiều xã miền núi có trường cấp I,

II, huyện có trường cấp III Ngành giáo dục đại học phát triển với ba hình thức (dài hạn, chuyên tu, tại chức) “Năm học 1960 – 1961, có 10 trường với 1.260 giảng viên và 16.690 sinh viên, đến năm học 1965 – 1966 tăng lên 21 trường với 3.390 giảng viên và 34.208 sinh viên Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp được mở rộng, đến năm 1965, có 154 trường với 3.159 giáo viên và 60.018 học sinh” Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.”14

Về xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng đã chủ trương xây dựng quân đội nhân dân từng

bước tiến lên chính quy, hiện đại, triển khai bố trí lại lực lượng theo kế hoạch phòng thủ chiến lược; hình thành các quân chủng, binh chủng Một đội quân hiện đại bao gồm: lục quân, phòng không không quân và hải quân được hình thành Lực lượng dân quân tự vệ – được tổ chức rộng khắp (1,4 triệu người, trong đó có 1/5 được trang bị vũ khí) Vũ khí trang bị được hiện đại hóa (do sự giúp đỡ của các nước anh em và do tự sản xuất)

Với những thành tựu đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bộ mặt miền Bắc có nhiều thay đổi và trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc của cách mạng miền Nam “Trong 2 năm 1963 – 1964, nhiều tiểu đoàn, trung đoàn bộ đội vào miền Nam chiến đấu, số quân bổ sung cho chiến trường miền Nam tăng hai lần so với hai năm trước đó Tuyến chi viện hậu cần Bắc – Nam được mở rộng, khối lượng vũ khí, đạn được chuyển vào miền Nam tăng 1,5 lần”15

“Tuy đường hành quân và vận tải theo dãy Trường Sơn còn nhiều khó khăn do địch đánh phá và địa hình hiểm trở, nhưng đã trở thành tuyến đường chiến lược huyết mạch nối hậu phương với chiến trường, liên tục có các đoàn cán bộ, chiến sĩ cùng vũ khí đạn dược bí mật đi “B” vào chi viện cách mạng miền Nam Đường vận tải trên biển đã bất chấp sự ngăn chặn của quân thù và thời tiết hiểm nguy, đã có những chiếc “tàu không số” chở hàng chục tấn vũ khí từ miền Bắc vào tận các căn cứ ven biển Phú Yên, Bà Rịa, Cà Mau,…cung cấp

cho bộ đội, du kích chiến đấu Tính chung, năm 1965 số bộ đội từ miền Bắc được đưa vào miền Nam tăng 9 lần, số vật chất tăng 10 lần so với năm 1961 Đây là một thành công lớn,

có ý nghĩa chiến lược của hậu phương miền Bắc với nhiều sự hy sinh anh dũng của cán bộ

chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trên biển Đông và dãy Trường Sơn huyền thoại, góp phần vào chiến thắng của quân dân miền Nam đánh bại chiến tranh xâm lược thức dân mới của đề quốc Mỹ và tay sai giai đoạn 1961-1965…

Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới” Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.”16

14Phạm Th Phương Thúy (2018), tlđd (5), tr.90ị 15Trần Bá Đ (2012), đd (ệ tl12), tr.119, 120 16 Bộ Giáo d c và ào tụĐạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng C ng s n Vộảiệt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.199, 200.!

Ngày đăng: 20/09/2024, 17:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w