1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích làm rõ làm mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam trong giai đoạn 1954 1975

25 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT--- --- LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMMÃ LỚP HỌC PHẦN: 235DL0602CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH LÀM RÕ LÀM MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

- -

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMMÃ LỚP HỌC PHẦN: 235DL0602CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH LÀM RÕ LÀM MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG

GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỞMIỀN BẮC VÀ CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở

MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1975GVHD: TS PHAN KHÁNH BẰNG

NHÓM 4

1 Đỗ Đăng Khoa – K2240202342 Trần Gia Khang – K2240202333 Phạm Thị Duyên Hải – K2241417204 Lâm Thanh Vi – K2241417445 Nguyễn Hồng Ngọc Mỹ – K2241618266 Lê Minh Hiếu – K224131585

7 Võ Thị Kiều Nhi – K2250219818 Phạm Thị Ngọc Như – K234141729

Hồ Chí Minh, Ngày 8 tháng 7 năm 2024

Trang 2

II Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 3

B CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM 9

I Bối cảnh lịch sử ở miền Nam 9

II Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân Ở Miền Nam 10

(1954 - 1975) 10

C MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG Ở MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1975 16

I Vai trò của miền Bắc 16

II Vai trò của Miền Nam: 18

III Mối quan hệ biện chứng 18

PHẦN KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình nghiên cứu môn học “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”chúng em đã nhận thấy những bài học quý báu được rút ra từ lịch sử và tư duylãnh đạo của Đảng đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ Việt Nam Chúngem được chọn chủ đề “Phân tích làm rõ làm mối quan hệ biện chứng giữa haichiến lược cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc dânchủ nhân dân ở miền Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975”

Xuất phát từ vị trí, vai trò của hậu phương, sau thắng lợi của cuộc khángchiến chống thực dân Pháp (năm 1954), Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thờihai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vàcách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miềnBắc không chỉ có mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bàota ở miền Bắc mà còn nhằm xây dựng, củng cố căn cứ địa hậu phương chungcủa cả nước để tiến hành giải phóng miền Nam

Trong một thời gian nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng là: “Đoàn kếtvà lãnh đạo toàn dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, đề phòng và khắcphục mọi âm mưu phá hoại hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình, ra sứchoành thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xâydựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấutranh chính trị của nhân dân miền Nam, Nhằm củng cố hòa bình, thực hiệnthống nhất thành độc lập, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc” Hộinghị bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể cho từnggiai đoạn cách mạng Trong bài phân tích chúng em có ba phần nội dung chính:

Thứ nhất, chiến lược cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc: Chúng emtập trung vào những đóng góp quan trọng của Đảng trong việc xây dựng và pháttriển miền Bắc sau năm 1954 Đây là giai đoạn mà miền Bắc đã đối mặt vớinhiều thách thức, từ việc tái cơ cấu kinh tế đến việc xây dựng hạ tầng và nângcao đời sống nhân dân Đảng đã thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc đưara các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của miền Bắc

Thứ hai, cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: Chúng emkhái quát vào cuộc cách mạng ở miền Nam, với những biến động và thách thứcđặt ra trước Đảng và nhân dân Miền Nam đã phải đối mặt với chiến tranh, xâydựng lại hạ tầng, và thúc đẩy phát triển kinh tế Đảng đã phải đối diện với nhiềukhó khăn, nhưng cũng đã thể hiện sự kiên nhẫn và quyết tâm trong việc thựchiện cách mạng

Thứ ba, mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng: chúngem phân tích sự tương tác và ảnh hưởng của hai chiến lược cách mạng này đối

Trang 4

với nhau Mặc dù miền Bắc và miền Nam có những đặc thù riêng, nhưng sựđồng lòng và đoàn kết của toàn dân tộc đã giúp thúc đẩy cả hai chiến lược cáchmạng Sự hợp tác giữa hai miền đã tạo nên một tấm lòng đoàn kết, góp phầnvào chiến thắng cuối cùng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh.

Lí do chọn đề tài:

Đất nước ta đang tiến vào quá trình hội nhập hóa trong quá trình hội nhập ấy cónhững luồng tư tưởng độc hại được len lỏi truyền bá vào là điều khó tránh khỏi.Trong số đấy có những quan điểm cho rằng cách mạng hai miền Nam Bắc thờikì này không có mối quan hệ trực tiếp với nhau Chế độ Ngụy quyền sụp đổ làdo Mỹ rút đi Để vạch trần những luận điệu xuyên tạc ấy Nhóm đã quyết địnhtiến hành nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng cách mạng hai miền Nam Bắcđể chứng tỏ rẳng Sự kiện ngày 30/4 là cả một quá trình cách mạng lâu dài ở cảhai miền Nam Bắc dưới sựu lãnh đạo của Đảng Đó là biểu tượng cho sự đoànkết thống nhất Cùng với mối quan hệ khăng khiết ở cách mạng hai miền

PHẦN NỘI DUNGA CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮCI Hoàn cảnh lịch sử ở miền Bắc

Sau khi kí hiệp định Giơnevơ vào ngày 21/07/1954, Việt Nam tạm thời bịchia cắt thành hai miền bởi đường giới tuyến quân sự là vĩ tuyến 17, với hai chếđộ chính trị khác nhau Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng Ngày 10 – 10 –1954, bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong không khí vô cùng tưngbừng Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà Cuộccách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắcbước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(Hình ảnh bộ đội ta tiếp quản thủ đô Hà Nội nguồn báo Nhân Dân)

Trang 5

Chính hoàn cảnh này cũng đã đưa đến cho nước ta nhiều thuận lợi và khókhăn:

+ Về thuận lợi, miền Bắc trở thành căn cứ địa hậu phương cho cả nước.Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn trước sau chín năm kháng chiến; cóý chí độc lập thống của nhân dân cả nước

+ Về khó khăn, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu Đế quốc Mỹ trởthành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam

II Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 1 Cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế (1954 – 1957)

Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc bước vào giai đoạn khôi phụckinh tế trong điều kiện có vô vàn khó khăn Hầu hết các cơ sở sản xuất côngnghiệp bị tàn phá, đồng ruộng nhiều nơi bị bỏ hoang Đường xá, cầu cống hầunhư bị phá huỷ Nền tài chính còn yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khókhăn Văn hoá giáo dục, y tế còn nhiều hạn chế Đảng và Nhà nước ta đã tiếnhành cải cách ruộng đất Tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ta đã tiến hành 5đợt cải cách

Kết quả của 5 đợt cải cách, ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 810.000ha ruộng đất, 106.448 trâu bò, 148.565 ngôi nhà và 1.846.000 nông cụ các loạido giai cấp địa chủ chiếm giữ chia cho 2.104.138 hộ nông dân lao động

Tuy nhiên trong quá trình cải cách ta đã phạm phải một số sai lầm, khuyếtđiểm Tháng 9/1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảngđã đề ra chủ trương sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình thựchiện cải cách Công tác sửa sai đã dần dần củng cố được lòng tin của nhân dân,cán bộ đối với Đảng, làm ổn định hành chính trị, giữ vững được trật tự, trị an,củng cố khối đoàn kết toàn dân

Bên cạnh việc thực hiện những nhiệm vụ trên, Đảng và nhà nước ta đãchủ trương tập trung mọi nỗ lực để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phụckinh tế, phát triển văn hóa, ổn định và bước đầu nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho các tầng lớp nhân dân:

+ Trong nông nghiệp: nhân dân đã khôi phục sản xuất trên nhữngvùng đất bỏ hoang, củng cố hệ thống thủy nông, đê điều, đẩy mạnh sản xuấtphân bón, gầy dựng lại số trâu bò bị thiệt hại trong chiến tranh, cải tiến nông cụ,phương thức canh tác…

+ Trong công nghiệp, ta đã khôi phục được 29 xí nghiệp cũ, xâymới 55 xí nghiệp mà chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng

Trang 6

+ Giao thông vận tải: Nhà nước đã đầu tư khá lớn cho lĩnh vựcgiao thông vận tải và bưu điện: Năm 1954 dành 54.4% tổng số vốn đầu tư choxây dựng và kiến thiết cơ bản, năm 1956 giảm khôi phục nhanh chóng xuống28.4%, đến 1957 là 20.9% Nhờ được đầu tư lớn, giao thông vận tải được khôiphục nhanh chóng.

+ Thương nghiệp: nhà nước đẩy mạnh phát triển mậu dịch quốcdoanh và hợp tác xã mua bán; ngoại thương

+ Các ngành văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh chóng: Từnăm 1955 đến 1957, miền bắc có hơn 1 triệu người thoát nạn mù chữ Năm1957, miền Bắc có 55 bệnh viện, 13 viện điều dưỡng, 85 bệnh xá, 19.700giường bệnh, 362 nhà hộ sinh, 5.130 ban phòng bệnh, nhiều bệnh xã hội, truyềnnhiễm bị đẩy lùi

Đến cuối năm 1957, nền kinh tế quốc dân căn bản được phục hồi Tổngsản lượng công nghiệp và nông nghiệp đã đạt xấp xỉ mức năm 1939 Sản lượnglương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa mức trước chiến tranh Thành phầnkinh tế quốc doanh được củng cố Mọi hoạt động kinh tế trong nước đã trở lạibình thường Nhờ đó, miền Bắc đã giảm bớt được khó khăn và bước đầu cảithiện đời sống nhân dân, chuẩn bị bước sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa vàxây dựng chủ nghĩa xã hội

2 Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa( 1958- 1960)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11-1958) và lần thứ 16 (tháng 1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đẩy mạnh cuộc Cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hội nghị lần thứ 14 đã vạch ra kế hoạch banăm cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa, mà nhiệmvụ trọng tâm là ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thươngnghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực phát triển vàcủng cố các thành phần kinh tế quốc doanh

4-Cuối tháng 12-1960, Hội đồng Chính phủ họp kiểm điểm tình hình thựchiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá (1958-1960), nhậnđịnh: Công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp vàcông thương nghiệp tư bản tư doanh đã thu được thắng lợi có tính chất quyếtđịnh Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản và các hoạt độngkinh tế tài chính đã phát triển thêm một bước quan trọng Công tác văn hoá,giáo dục,y tế đã thu được những thành tích to lớn

+ Trong công nghiệp: Giai đoạn 1958 – 1960, tổng số ngân sáchđầu tư cho công nghiệp tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1955 – 1957, giá trị sảnphẩm công nghiệp miền Bắc chiếm 41% tổng giá trị kinh tế quốc dân; trong đó,công nghiệp quốc doanh chiếm 90,8% sản lượng công nghiệp

+ Trong nông nghiệp: Năm 1957, miền Bắc có 16 nông trườngquốc doanh, đến năm 1960 tăng lên 59 nông trường Vốn đầu tư cho nôngnghiệp giai đoạn này tăng gấp đôi so với giai đoạn 1955 - 1957

Trang 7

+ Trong xây dựng cơ bản: Nhiều công trình quan trọng đã đượcxây dựng như: nhà máy điện vinh, Lào Cai, nhà máy sứ Hải Dương; cao su,thuốc lá ở Hà Nội, các công trình thủy lợi …

+ Về văn hóa, giáo dục, y tế: Đến năm 1960, số học sinh phổ thôngtăng gấp 2 lần, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 4 lần, đại học tăng 4lần với 9 trường Đại học và 11.000 sinh viên, nâng tỷ lệ người học/100 dân lênmức 18/100 Số bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, cơ sở hộ sinh tăng gấp 11 lần, sốgiường bệnh tăng gấp đôi so với trước

+ Đồng thời với nhiệm vụ khôi phục, cải tạo, phát triển, văn hóa,Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến việc xây dựng quân đội, củng cố quốcphòng để biến miền Bắc trở thành một hậu phương vững chắc cho cuộc đấutranh giải phóng miền Nam

3 Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội(1961 - 1965)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960): Giữa lúccách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao độngViệt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến10/9/1960 tại Hà Nội Đại hội đã thông qua những nội dung quan trọng sau:

Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: tăng cườngđoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hòa bình; đẩy mạnh cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hòa bình thống nhất đất nước trên cơ sở độclập dân tộc và dân chủ Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗimiền:

+ Miền Bắc: bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiếnhành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩaxã hội Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnhlà tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước

+ Miền Nam: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệmiền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước

Xác định vai trò cách mạng của mỗi miền và mối quan hệ giữa cáchmạng hai miền

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết địnhnhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

Trang 8

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai tròquyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằmhoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòabình thống nhất nước nhà

Thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965); xâydựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc; bầu Ban Chấp hànhTrung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị

Miền Bắc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965): MiềnBắc là nền tảng, gốc rễ đảm bảo cho sự thành công của cuộc đấu tranh giànhđộc lập và thống nhất tổ quốc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã xác định: Phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,biến miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho các mạng cả nước Để thực hiệnnhiệm vụ đó, đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằmbước đầu công nghiệp hóa nước nhà

+ Công nghiệp: Nhà nước đã thực hiện những biện pháp và chínhsách nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý, huy động vàsử dụng vốn có hiệu quả, cải tiến kỹ thuật… Kết quả sau 5 năm thực hiện,ngành công nghiệp miền Bắc đã có những bước phát triển đáng kể: Công nghiệpphục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy quátrình cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

+ Nông nghiệp: Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp là giải quyếtvấn đề lương thực đồng thời coi trọng cây công nghiệp, chăn nuôi, mở mangnghề cá, nghề phụ phấn đấu nâng cao mức sống của người nông dân, làm thayđổi bộ mặt nông thôn miền Bắc

+ Văn hóa, giáo dục và y tế : Đảng và Nhà nước chủ trương đẩymạnh phát triển văn hóa, giáo dục để xây dựng một nền văn hóa mới và conngười mới Việt Nam Trong 5 năm (1961 – 1965) số trường phổ thông tăng từ7.066 lên 10.294 trường, số trường đại học từ 9 trường lên 18 trường Mạnglưới y tế được xây dựng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tính đến năm1965, đã có 70% số huyện có bệnh viện, 90% số xã đồng bằng và 78% số xãmiền núi có trạm y tế với đội ngũ y bác sĩ, tăng gấp 5 lần so với năm 1960(1.525 bác sĩ, 8.043 y sĩ) Đời sống văn hóa được nâng cao, các tệ nạn xã hộingày càng giảm

Trang 9

+ Quân sự, quốc phòng : Trong giai đoạn 1961 – 1965, Đảng vàNhà nước ta đã tập trung cho việc xây dựng quân đội chính quy hiện đại theo kếhoạch quân sự lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóngmiền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế Lực lượng vũ trang 3 thứ quân lớn mạnhkhông ngừng cả về chất lượng và số lượng.

4 Miền Bắc vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa sảnxuất, vừa làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam

4.1 Chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ lần thứ nhất4.1.1 Âmmưu của Mỹ

Với âm mưu ngăn chặn chi viện giúp miền Nam được giải phóng, Đếquốc Mỹ quyết định thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằmmục đích phá hoại tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng, phá hủy công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và ngăn chặn đường chi viện của hậuphương lớn cho miền Nam

4.1.2 Hành động của Mỹ và của ta trong chiến tranh phá hoạilần thứ nhất

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lượcmiền Nam, cùng lúc đó đế quốc Mỹ sử dụng lực lượng không quân và hải quântiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Ngày 4/8/1964, hải quân Mỹ tiến vàovùng biển trong Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam Trước sự khiêukhích trắng trợn của Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nổ súng trong tư thếtự vệ Ngày 5/8/1964, Mỹ cho máy bay ném bom và bắn phá một số nơi ở miềnBắc Sau đó Mỹ huy động một lực lượng hải quân và không quân rất lớn gồmhàng nghìn máy bay hiện đại thuộc 50 loại khác nhau trong đó có máy bay némbom chiến lược B52, F111 và các loại vũ khí hiện đại khác Tháng 3/1965, Mỹthực hiện “Chiến dịch Sấm rền” nhằm leo thang chiến tranh tại miền Bắc Chỉriêng năm 1965, con số mà Mỹ đã thực hiện không kích vào miền Bắc lên đến55.000 lượt

Trước tình hình đó, Đảng đã sáng suốt lãnh đạo quân và dân miền Bắckháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ Tháng 1/1965, Hội đồng quốcphòng đã họp và đề ra chiến lược chống lại chiến tranh đặc biệt của Mỹ là tăngcường công tác phòng thủ đặc biệt là phòng không, đảm bảo trị an và tất cả lựclượng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu Năm 1968, quân ta đã mở cuộc phản công“Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968” gây bất ngờ lớn cho Mỹ-Ngụy

4.1.3 Kết quả

Trang 10

Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng thì quân và dân miền Bắc đã chống lại chiếntranh phá hoại của Mỹ một cách thành công tốt đẹp và vẫn duy trì được conđường chi viện đến miền Nam ruột thịt chống lại chiến lược “Chiến tranh đặcbiệt”.

4.2 Chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ lần thứ hai 4.2.1 Âm mưu của Mỹ

Trước những tổn thất nặng nề khi Mỹ sa lầy vào chiến tranh Việt Nam,Mỹ muốn rút quân với điều kiện phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trậnDân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chấp nhận những điều kiện vô lý củaMỹ đối với Hiệp định Paris Mỹ muốn giành thắng lợi quân sự nhằm tạo ưu thếtuyệt đối trước chúng ta trên bàn đàm phán ở Paris

4.2.2 Hành động của Mỹ và của ta trong chiến tranh phá hoạilần thứ hai

Với những ý đồ trên thì ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ bấy giờ RichardNixon đã chính thức phát động chiến lược quân sự dùng không quân tấn côngvào miền Bắc Ngày 14/12/1972, Tổng thống Richard Nixon vạch kế hoạchdùng máy bay chiến lược tấn công vào Hà Nội Ngày 18/12/1972, “Chiến dịchLineBacker II” bắt đầu Mỹ chủ yếu tấn công vào ba thành phố lớn ở miền Bắclà Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nội Kể từ ngày 18/12/1972 đến ngày30/12/1972, trên bầu trời miền Bắc đã chứng kiến 663 lần đánh phá của máybay B52, cùng lúc ta còn chứng kiến 3.920 lần cất cánh của các loại máy bay hộtống B52 xuất phát từ căn cứ địch Trong mười hai ngày đêm 5.000 quả bom đãdội xuống miền Bắc

4.2.3 Kết quả

Quyết tâm chống quân xâm lược Mỹ của dân tộc Việt Nam, bộ đội tênlửa đã xuất sắc bắn rơi nhiều máy bay địch Phối hợp với các lực lượng vũ trangvà bán vũ trang, nhân dân ta cũng đã hỗ trợ khắc phục hậu quả do bom đạn củaMỹ gây ra

Từ “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá” qua bao công sức nỗ lực của quân vàdân ta thì nhân dân đã biến vỏ những chiến máy bay B52, F111A… thành chén,bát, nồi, chảo… Đã có 34 chiếc máy bay B52, 5 chiếc F111A và 42 chiếc máybay chiến thuật các loại đã bị bắn rơi Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2bị phá sản

Trang 11

(Hình ảnh trận Điện Biên Phủ trên không 1972 nguồn báo Đại Đoàn Kết)

5 Khôi phục và phát triển kinh tế, dồn sức chi viện cho miền Nam

Sau Hiệp định Paris 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợicho cách mạng Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quảchiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện chotiền tuyến miền Nam Cuối tháng 6/1973, miền Bắc hoàn thành tháo gỡ bommìn, thủy lôi, bảo đảm đi lại bình thường Sau hai năm 1973, 1974, miền Bắc cơbản khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, các công trình văn hóa,giáo dục, y tế Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặtđã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định Miền Bắccũng đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội Đột xuất trong hai tháng đầu năm1975, miền Bắc đưa vào Nam 57.000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuậtkhổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổngtiến công chiến lược

Link tham khảo:

B CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM

I Bối cảnh lịch sử ở miền Nam

Tháng 7/ 1954, nhận rõ đế quốc Mỹ là trở lực chính ngăn cản việc lập lạihòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dânĐông Dương, Trung ương Đảng đã đòi Mỹ thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ Saukhi ký kết hiệp định Giơnevơ vào ngày 21/7/1954, nước ta cũng có được

Trang 12

những mặt thuận lợi và khó khăn riêng Thuận lợi lớn nhất của nước sau hiệpđịnh này là miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc chocả nước Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến Cóý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam

Bên cạnh đó, khó khăn lớn chính là đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại việc thihành Hiệp định Giơ-ne-vơ, thay chân Pháp cai trị miền Nam nước ta và đưaNgô Đình Nhiệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước ViệtNam Ở thời điểm này, đất nước ta bị chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trịkhác nhau Miền Nam do đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai kiểm soát Trongkhi đó kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như bịtàn phá

II Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân Ở Miền Nam (1954 - 1975).

Đường lối kháng chiến :Quyết tâm và mục tiêu chiến lược với khẩu hiệu:“Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiếntranh xâm lược của đế quốc Mĩ trong bất kỳ tình huống nào”, hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân chủ nhân dân, thực hiện sứ mệnh thống nhất đấtnước

Chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng phát động cuộc kháng chiếnchống đế quốc Mĩ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mĩ, cứu nước là nhiệmvụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam ra Bắc

Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranhnhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam, thực hiện kháng chiếnlâu dài, dựa và sức chính mình, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao.Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thếtiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công “Tiếp tục kiên trì phươngchâm: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện bamũi giáp công”, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược

1 Giai đoạn 1954 - 1965: Miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chínhquyền Sài Gòn.

Giai đoạn này, chúng ta có những ưu thế nổi bật về chính trị và xã hộitrong cuộc đấu tranh Điển hình là có được sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ,quân đội và nhân dân ta cũng trưởng thành hơn về nhiều mặt Bên cạnh đó,miền Bắc đã được giải phóng và trở thành hậu phương vững chắc cho miền

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w