Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa thực hiệnnghĩa vụ hậu phương lớn1965-1973 a.Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ1965-1968
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
PHÂN TÍCH LÀM RÕ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC
VÀ CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
ĐỀ TÀI
Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG
GVHD: Phan Khánh Bằng
Lớp học phần: 231DL0620
Nhóm 4
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
A. Chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc 5
I Hoàn cảnh lịch sử ở miền bắc 5
II Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc 5
B. Chiến lược cách mạng dân chủ nhân dân ở miền nam 12
I Bối cảnh lịch sử ở miền nam 12
II Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam 12
C Mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng ở miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn 1954-1975
17 I Vai trò cách mạng ở miền bắc 17
II Vai trò cách mạng miền nam 17
III Mối quan hệ biện chứng 18
Trang 3MỞ ĐẦU
Để đất nước Việt Nam ta có được độc lập tự do như ngày hôm nay phải trải qua biết bao gian khổ, hy sinh của ông cha, đó là sự nghiệp đấu tranh lâu dài, bền bỉ, phải đoàn kết, hợp sức, phát huy lòng yêu nước tự bên trong và tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ từ bên ngoài của quốc tế Giai đoạn 1945- 1975 có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, có nhiều khó khăn thách thức đặt ra cho nước ta nhưng với tư duy lãnh đạo của Đảng, tinh thần đoàn kết đấu tranh của toàn thể dân tộc thì chúng ta đã đi đến thắng lợi Nhóm 4 sẽ đi tìm hiểu về giai đoạn này, cụ thể là phân tích làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng, Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền Nam
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
A CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC
I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ Ở MIỀN BẮC
- Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 20/7/1954, quân Pháp rút khỏi miền Bắc nước ta (5/1955) Tuy nhiên, hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành Mỹ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Trong giai đoạn này, miền Bắc gặp nhiều thách thức và khó khăn như chống giặc đói, chống giặc dốt Quốc gia mới thành lập phải xây dựng lại hạ tầng hủy hoại sau chiến tranh và đối mặt với những tác động của việc chia cắt đất nước Ngoài ra, sự can thiệp của quân đội Mỹ và liên minh Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trong miền Bắc Việt Nam
II CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC
1 Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội
- Vào tháng 9/1954 Bộ chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế quốc dân
- Ngày 16/5/1955 đấu tranh đòi Pháp rút khỏi miền Bắc và toàn bộ quân viên chính Pháp cùng với tay sai phải rút khỏi miền Bắc
- Đảng chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp kết hợp cải cách ruộng đất Ngày 7/1956 đã căn bản hoàn thành, tuy nhiên đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, do giáo điều, không xuất phát từ thực tiễn Đảng đã chỉ đạo công tác sửa sai trong năm
1956 - 1957
- Vào tháng 11/1958, Bộ chấp hành trung ương họp lần 14, đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế, văn hoá và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960) Từ đó miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng Việt Nam
2 Sự nghiệp cách mạng ở miền Bắc (1954-1965)
a Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)
- Mục tiêu chính của cải cách ruộng đất ở miền Bắc là tạo ra một hệ thống ruộng đất mới có tính công nghiệp hóa và hiệu quả hơn, nhằm tăng sản xuất nông
Trang 5nghiệp và cải thiện đời sống của người dân nông thôn Cải cách ruộng đất được triển khai theo các giai đoạn và phương pháp khác nhau
Thành tựu của cải cách ruộng đất
- Sau 5 đợt cải cách ruộng đất đã thu 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, l,8 triệu nông
cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân Khẩu hiệu ''Người cày có ruộng'' trở thành hiện thực, xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến
- Kết quả của cải cách ruộng đất đã thay đổi bộ mặt nông thôn ở miền Bắc, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến và củng cố khối công nông liên minh
b Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất(1961-1965)
- Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), miền Bắc của nước ta đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố hoàn thiện quan điểm
- Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất là xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Trong thời gian này xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước diễn ra sôi nổi đặc biệt là phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì một miền Nam ruột thịt”
Công nghiệp:
- Về công nghiệp, Đảng ta chủ trương trước tiên phải chú trọng khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ; đồng thời củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp nặng trong phạm vi cần thiết và có khả năng
- Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960 Một số khu công nghiệp nặng như:khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí
- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo
- Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân Một số khu công nghiệp nhẹ như:khu công nghiệp Việt Trì, dệt 8-3…
Nông nghiệp:
- Hai ngành phát triển mạnh mẽ nhất là chăn nuôi và nông nghiệp , diện tích canh tác
mở rộng , năng suất lao động không ngừng tăng lên Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm Đến năm 1967 tăng lên 30 huyện, 2.628 hợp tác xã và đạt mức sản lượng cao
- Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp
Thương nghiệp:
Trang 6- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển Góp phần phát triển kinh tế Củng cố quan hệ sản xuất mới Ổn định và cải thiện đời sống nhân dân
Hệ thống giao thông:
- Nhân dân miền Bắc đã bất chấp bom đạn, ra sức khôi phục và bảo vệ các mạch máu giao thông của miền Bắc và hệ thống đường vận tải chiến lược Bắc-Nam, đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ công tác chi viện cho miền Nam
- Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được củng cố
Giáo dục - y tế:
- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh Đặc biệt là giáo dục đại học, số sinh viên tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh phá hoại, số cán bộ có trình độ đại học năm 1965 là 20.000, đến năm 1969 là 40.000
- Xây dựng 6.000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều dịch bệnh
- Mặc dù kế hoạch này phải bỏ dở, vì từ ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhưng những kết quả đạt được là rất đáng tự hào
3 Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn(1965-1973)
a Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1965-1968)
Âm mưu của Mĩ
- Nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quân sự, phá công xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
- Uy hiếp tinh thần, làm nhụt chí đánh Mĩ của quân dân ta ở hai miền
Thủ đoạn của Mĩ
- Mỹ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ (10/07/1964)” ném bom bắn phá một số nơi và đến 02/1965 lấy cớ “trả đũa” quân ta tiến công Mỹ ở Plây-ku, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
- Mỹ huy động không quân, hải quân và các vũ khí hiện đại khác đánh vào các mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, bệnh viện, nhà trẻ
- Ngày 7/2/1965, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới , đảo Cồn Cỏ, chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
Diễn biến của chiến dịch
Trang 7- Sau khi xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và thực hiện các hoạt động gây hấn, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, ngày 7.2.1965 lấy cớ "trả thù việc Quân Giải phóng miền Nam VN tấn công căn cứ Mỹ ở Pleiku", Mỹ chính thức phát động chiến tranh xâm lược miền Bắc VN
- Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7 - 11.2.1965), đánh phá các cơ sở quân sự và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ ngày 2.3.1965, mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965 - 31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, tăng quy mô sử dụng không quân đánh phá miền Bắc với nhiều loại máy bay hiện đại, nhất là B-52 (từ 4.1966)
- Trong 4 năm (1965-68), không quân Mỹ đã tiến hành hơn 190.000 trận, thả hơn 700.000 tấn bom vào những cơ sở quốc phòng, đầu mối giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế và khu dân cư Song song với việc dùng không quân, từ tháng 10.1966, Mỹ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển đồng thời chặn đường vận chuyển chi viện trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (xem chiến dịch Ven biển, tháng 10.1966-10.1968).Quân và dân miền Bắc xây dựng và củng cố lực lượng hải quân, phòng thủ ven biển của ba thứ quân, tổ chức đề phòng và đánh chặn có hiệu quả, bắn hạ 3.243 máy bay (có 6 B-52 va 3 F-111), bắn rơi, bắn chìm
143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ
- Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mỹ buộc phải ngưng ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1.11.1968, tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên
bố ngưng ném bom bắn phá miền Bắc
Kết quả
- Bị thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố ngừng ném bom, chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, đồng thời chuyển hướng sang thực hiện Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"
b Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2
Âm mưu của Mĩ
- Mỹ mong muốn tiến công vào hạ tầng kinh tế và quốc phòng của Bắc Việt Nam, làm suy yếu khả năng sản xuất và quản lí tài nguyên quân sự của đối phương Điều này nhằm mục đích gây tổn hại đáng kể đối với sức mạnh phòng thủ của Bắc Việt Nam
- Mỹ tiến hành cuộc tấn công B-52 với mục đích là làm suy yếu cơ sở hạ tầng kinh tế
và quân sự của Bắc Việt Nam Việc tấn công các cơ sở sản xuất, cầu đường, nhà máy điện, và các cơ sở khác như căn cứ không quân và nhà máy vũ khí nhằm làm suy giảm khả năng sản xuất và hồi phục của Bắc Việt Nam sau mỗi cuộc tấn công Điều này cản trở khả năng duy trì cuộc kháng chiến và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bắc Việt Nam
Trang 8- Ngăn chặn nguồn cung ứng từ bên ngoài: Mỹ muốn ngăn chặn nguồn chi viện quân
sự và trợ giúp tài chính từ các nước xã hội chủ nghĩa và những nước ủng hộ Bắc Việt Nam Việc tấn công các cơ sở hạ tầng ở Bắc Việt Nam sẽ là một cách để ngăn chặn việc xâm lược
- Mỹ muốn cắt đứt nguồn viện trợ do các quốc gia và tình báo phương Tây cung cấp cho Bắc Việt Nam Việc tấn công các căn cứ cơ động của Bắc Việt Nam tại cảng Hải Phòng và sân bay Gia Lâm nhằm ngăn cản việc tiếp nhận viện trợ quân sự và kinh tế
từ những quốc gia đồng minh
- Uy hiếp tinh thần và tâm lý chống Mĩ: Mỹ sẽ muốn gây sức ép tâm lý đối với dân và quân Bắc Việt Nam, với mục đích khiến cho họ từ bỏ tinh thần đấu tranh chống lại
Mỹ và chính quyền miền Nam Việt Nam Tấn công Bắc Việt Nam sẽ là cách để chứng tỏ ý chí quyết tâm của Mỹ và gây ra nỗi sợ hãi trong lòng đối phương
- Mỹ muốn gửi thông điệp rằng họ có thể tiến hành các cuộc tấn công mạnh mẽ và không ngừng nghỉ vào Bắc Việt Nam để tạo ra sự sợ hãi và nghi ngờ trong tâm trí quân và dân Bắc Việt Nam Tấn công Bắc Việt Nam với sự ác liệt và sự sử dụng của các loại vũ khí tàn bạo như bom B-52 có thể thúc đẩy tâm lý sợ hãi và làm nảy sinh
sự nghi ngờ về khả năng chiến đấu và chống lại Mỹ
- Tất cả những điều này cùng nhau tạo nên một mục tiêu chính cho Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của Mỹ: làm suy yếu tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Bắc Việt Nam, ngăn chặn nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và tạo áp lực tinh thần lên quân và dân Bắc Việt Nam để đạt được lợi ích và mục tiêu chính trị của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam
Thủ đoạn của Mĩ
- Đến ngày 6/4/1972, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai được Tổng thống
Mĩ Ních-xơn chính thức phát động
- Để cuộc chiến tranh bảo đảm phần thắng và tiết kiệm thời gian Mĩ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá một vài địa phương như Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Bình,
- Tổng thống Mĩ Ních-xơn tiến hành chiến dịch tập kích đường không với tên là "chiến dịch Linebacker 2" đánh phá miền Bắc nước ta vào ngày 7/12/1972
Diễn biến của chiến dịch
- Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của Mỹ (thường được gọi là Chiến dịch Linebacker II) diễn ra vào khoảng cuối năm 1972 và đã có một diễn biến quan trọng đối với cuộc chiến tranh Việt Nam
- Cuộc tấn công B-52: Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 bắt đầu vào ngày 6/4/1972 và diễn ra dữ dội hơn, tập trung vào việc sử dụng máy bay chiến lược B-52
Trang 9của Mỹ nhằm tấn công các cơ sở quân sự ở Bắc Việt Nam Các tỉnh thành gồm Nghệ
An, Hải Phòng, Thanh Hoá và Quảng Bình đã bị tấn công
- Sự phản kháng của quân và dân Việt Nam: Mặc dù cuộc tập kích B-52 của Mỹ đã gây nhiều tổn thất nghiêm trọng đối với Bắc Việt Nam, quân và dân Việt Nam đã phản kháng mạnh mẽ Họ đã chiến đấu kiên cường và giành được chiến thắng lớn trong cuộc tập kích đường không của Mỹ
- Hạ gục máy bay B-52: Quân và dân Việt Nam đã hạ gục hàng loạt máy bay B-52 của
Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng tiểu đoàn 57, 77, 79 để bắn rơi nhiều máy bay B-52 trong thời gian ngắn ngủi Điều này đã góp phần thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh
Kết quả
- Cuộc tập kích đường không của Mỹ, được biết đến là "Chiến dịch Linebacker II," kéo dài suốt 12 ngày đêm và chấm dứt vào ngày 19/12/1972 Tổng cộng, Mỹ đã thả hơn 6.600 quả bom xuống Thủ đô Hà Nội và các thành phố lân cận, gây nhiều thương vong nặng nề Chiến dịch này không dẹp bỏ khả năng quân và dân Việt Nam chiến đấu, vì nó không thuyết phục Bắc Việt Nam chấp thuận điều khoản hoà bình Hoa Kỳ đề ra Tuy nhiên, nó đã đẩy Hoa Kỳ vào cuộc xung đột tại Paris và góp phần khiến cho cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng kéo dài thêm
Ý nghĩa chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
- Chiến thắng vang dội của quân và dân miền Bắc tại trận "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12 năm 1972 được thể hiện rõ qua tổn thất của Mỹ Chỉ trong vòng 1 tháng (6/4 – 8/5/1972) quân ta đã bắn hạ 90 máy bay địch, bắn cháy 20 tàu chiến và bắt sống nhiều giặc lái Song song với đó quân dân miền Bắc cũng đảm bảo thông suốt những trục đường trọng yếu chi viện vào tiền tuyến miền Nam
- Quân và dân miền Bắc đã bắn chìm 81 chiếc, bao gồm: 34 chiếc B 52, 2 chiếc RA5C, 12 chiếc A7, 21 chiếc F4CE, 4 chiếc A6A, 1 chiếc máy bay không người lái 147SC, 5 chiếc F111A, 1 chiếc F105D, 1 chiếc trực thăng HH53, bắn rơi và làm hỏng 9 tàu chiến; diệt và bắt sống hàng trăm phi công Mỹ
- Ngày 15/1/1973 vì bị tổn thất quá nặng, Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 Ngừng toàn bộ hoạt động đánh phá miền Bắc để thực hiện hiệp định Pari Kết quả cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của quân và dân ta kết thúc thắng lợi
- Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của Đế quốc
Mỹ đóng vai trò quan trọng đặc biệt Chiến thắng đã góp phần làm thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh,quyết định thành công của công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam
Trang 10c Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
- Suốt 21 năm chiến tranh, kể từ sau Nghị quyết Hội Nghị BCHTW lần thứ 15 của Đảng (1959), miền Bắc tổ chức chi viện đầy đủ sức người, sức của cho miền Nam, cho cách mạng Lào và sau đó, cho cách mạng Campuchia Sự chi viện như vậy là to lớn, toàn diện, liên tục, với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh
- Năm 1959, miền bắc đưa vào miền Nam hơn 500 người Năm 1964, con số ấy tăng lên hơn
17 nghìn Trong thời kỳ xảy ra các trận tấn công chiến lược (1968,1972,1975), nhân lực huy động ở miền Bắc đáp ứng yêu cầu chiến đấu tăng gấp bốn, năm lần so với năm trước Chưa tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm lực lượng chi viện chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chi tính riêng số quân chuyển vào miền Nam trong những năm tiếp theo kể trên như sau: năm 1968 là 141 nghìn, năm 1972 xấp
xỉ 153 nghìn, năm 1975 là 117 nghìn Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, thì lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường cùng các lực lượng bảo đảm khác với hàng trăm nghìn người cũng được huy động từ miền Bắc
- Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức đón nhận hàng chục triệu tấn vật chất, vũ khí, trang bị
kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu thiết kế cải biên cải tiến nhiều chủng loại vũ khí khí tài tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn km dưới bom đạn đánh phá của địch tới tận chiến trường các vùng giải phóng
- Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp
10 lần so với các năm từ 1961 đến 1964 Con số đó trong các năm chống chính sách Hoá chiến tranh còn tăng gấp nhiều lần
- Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Bắc đã tiếp nhận hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ con em miền Nam nhập ngũ; đón tiếp nhận gần 310 nghìn thương binh bệnh binh và hơn 350 lượt người từ chiến trường ra hậu phương khám chữa bệnh v.v Miền Bắc không chỉ là hậu phương chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ vừa thực sự là nhà của vững vàng về tư tưởng cho những người lính chiến trường, cho nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị chia cắt, gặp nhiều gian khổ thiếu thốn…
- Vào thời kỳ cuối cùng của cuộc chiến tranh, giữa hai năm 1973 và 1974, 250.000 thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ trang 150.000 quân ở hậu phương miền nam chiến đấu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thanh niên xung phong miền Bắc vào các vùng giải Phóng ổn định tình hình Lực lượng Công binh bộ đội đoàn 559, ngành vận tải miền Bắc huy động hàng chục nghìn dân công hoả tuyến đường sức giữa rộng đường Trường Sơn đặt thêm đường ống dẫn Trong hai năm này
397 nghìn tấn vật chất từ miền Bắc được vận chuyển vào chiến trường, chiếm 54% tổng khối lượng vật chất chi viện tới các mặt trận trong suốt 16 năm trước chiến tranh