1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phân tích làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam trong giai đoạn 1954 1975

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Phân Tích Làm Rõ Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Hai Chiến Lược Cách Mạng, Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc Và Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân Ở Miền Nam Trong Giai Đoạn 1954 – 1975
Tác giả Phan Tú Nhị, Liên Đệ Trung, Võ Diễm Quỳnh, Trần Thị Mỹ Linh, Lê Lam Ngọc, Nguyễn Phương Thảo, Trương Thị Thảo Ly, Dương Thị Anh Thơ, Trần Thị Hồng Thắm, Nguyễn Hồng Hạnh
Người hướng dẫn Cô Đinh Thị Điều
Trường học Đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Chuyên ngành Lịch sử đảng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 335,95 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT PHÂN TÍCH LÀM RÕ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ CÁCH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHÂN TÍCH LÀM RÕ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ở MIỀN BẮC VÀ CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN

Ở MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG

Mã học phần: 221DL0605 Giảng viên: cô Đinh Thị Điều Nhóm thực hiện: Nhóm 5

6 Nguyễn Phương Thảo_K214090636

7 Trương Thị Thảo Ly_K214090622

8 Dương Thị Anh Thơ_K214040271

9 Trần Thị Hồng Thắm_K214091880

10 Nguyễn Hồng Hạnh_K214091870

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC 3

1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ Ở MIỀN BẮC 3

1.2 CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC 3

1.2.1 Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957) 3

1.2.2 Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965) 3

1.2.3 Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ vừa làm nghĩa vụ hậu phương 6

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM 8

2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ Ở MIỀN NAM: 8

2.2 CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM (1954 – 1975): 8

2.2.1 Đường lối kháng chiến: 8

2.2.2 Giai đoạn 1954 – 1965: Miền Nam đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn 9

2.2.3 Giai đoạn 1965-1973: Nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược 12

2.2.4 Giai đoạn 1973 – 1975: Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam 17

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 21

3.1 VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG MIỀN BẮC: 21

3.2 VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG MIỀN NAM: 23

3.3 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG: 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

Bài tiểu luận gồm 3 nội dung chính: cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền Nam và mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng đó trong giai đoạn 1954 – 1975

Trang 4

CHƯƠNG 1: CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

MIỀN BẮC 1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ Ở MIỀN BẮC

Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ 1954, nước Việt Nam tạm thời

bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng Ngày 10 – 10 – 1954, bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Ngày 16 - 5 - 1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2 CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC

1.2.1 Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)

Đảng ta coi cải cách ruộng đất là nhiệm vụ trung tâm bởi vì có cải cách ruộng đất thắng lợi thì mới tạo điều kiện khôi phục tốt, nhanh chóng nâng cao đời sống của nhân dân, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong 2 năm (1954 - 1956) ta đã tiến hành 4 đợt cải cách ruộng đất trên toàn miền Bắc và thu được kết quả to lớn:

- Về mặt kinh tế: Tính chung trong cả 5 đợt cải cách ruộng đất (một đợt trong kháng chiến), ta thu được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông

cụ từ tay giai cấp địa chủ chia cho nông dân nghèo, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng”

- Về mặt chính trị: Cải cách ruộng đất đã đánh đổ được giai cấp địa chủ phong kiến, giải phóng hoàn toàn giai cấp nông dân khỏi ách áp bức bóc lột, để nông dân lên làm chủ ở nông thôn

Tuy nhiên trong quá trình cải cách ruộng đất, chúng ta mắc một số sai lầm như: đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, những người có công với cách mạng thuộc tầng lớp trên, quy nhầm thành địa chủ một số nông dân, bộ đội, cán bộ, đảng viên, Những sai lầm mang tính “tả khuynh” đó đã nhanh chóng được Đảng và Chính phủ phát hiện và tiến hành sửa sai vào 1957 Mặc dù có những khuyết điểm nhưng kết quả ý nghĩa mà cải cách ruộng đất mang lại là rất to lớn, đó là: khối công nông liên minh được tăng cường, bộ mặt miền Bắc sau cải cách và sửa sai đã thay đổi hẳn Thắng lợi trên góp phần tích cực vào việc khôi phục kinh tế

1.2.2 Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

(1961 – 1965)

Trang 5

1.2.2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)

Giữa lúc cách mạng miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10 - 9 - 1960 tại Hà Nội, đã đề ra các nhiệm vụ:

- Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: Tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hòa bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hòa bình thống nhất đất nước trên cơ

sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới

- Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền:

+ Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo Xã hội Chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa Xã hội Đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước

+ Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước

- Xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền:

+ Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với

sự phát triển của cách mạng cả nước

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

=> Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, và đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước

- Thông qua Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương mới

=> Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái phấn đấu giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc

Trang 6

và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; thực hiện hòa bình thống nhất đất nước

1.2.2.2 Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)

Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm, nhằm tạo dựng bước đầu cơ sở vật chất -

kỹ thuật của Chủ nghĩa Xã hội Nhà nước tăng đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế gấp

ba lần so với thời kì khôi phục kinh tế

- Công nghiệp được Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn để phát triển Trong công nghiệp nặng, có khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông

Bí, thủy điện Thác Bà, phân đạm Bắc Giang, supe phốt phát Lâm Thao Trong công nghiệp nhẹ, có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đỉnh (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điếm, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8-3, dệt kim Đông - Xuân Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1 % trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở địa phương, có hàng trăm xí nghiệp công nghiệp được xây dựng để hỗ trợ cho công nghiệp trung ương và giải quyết nhu cầu tại chỗ

- Nông nghiệp được coi là cơ sở của công nghiệp Nhà nước ưu tiên xây dựng

và phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh, trại thí nghiệm cây trồng và vật nuôi Người nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật Tỷ lệ sử dụng cơ khí trong nông nghiệp tăng lên Diện tích nước tưới được mở rộng nhờ phát triển hệ thống thủy nông vừa và nhỏ Nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc trên 1 hecta Trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó 50% hộ vào hợp tác xã bậc cao

- Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân

- Trong giao thông vận tải, các mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, củng cố, hoàn thiện, đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng

- Các ngành văn hoá, giáo dục, y tế có bước phát triển và tiến bộ đáng kể Vấn đề văn hoá - tư tưởng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa được đặc biệt coi trọng Về giáo dục, so với năm học 1960 - 1961, số học sinh phổ thông năm học 1964 - 1965 tăng từ 1.9 triệu lên 2,7 triệu, số sinh viên đại học tăng từ 17 000 lên 27 000 Ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện,

Trang 7

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã làm thay đổi

bộ mặt xã hội miền Bắc Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : ‘‘Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới” 1.2.3 Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ vừa làm

nghĩa vụ hậu phương

1.2.3.1 Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ lần 1:

Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân

- Mỹ huy động không quân và hải quân gồm hàng ngàn F111, B52, tàu sân bay đánh vào các mục tiêu quân sự, dân sự, nhà máy, trường học, bệnh viện, nhà thờ, đường giao thông…

1.2.3.2 Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ vừa sản xuất:

 Âm mưu, thủ đoạn:

- Ngày 16/4/1972, Níchxơn ra lệnh dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc lần hai

- Ngày 14/12/1972, Ních Xơn phê chuẩn kế hoạch dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội và cảng Hải Phòng

- Từ 18 đến 29/12/1972, Mỹ dùng B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, gây nên nhiều tội ác với nhân dân ta

Trang 8

 Kết quả:

Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, ta bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111), bắt sống 43 máy bay Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, ta bắn rơi 735 máy bay Mỹ (61 B52, 10 F111), 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm phi công

 Ý nghĩa:

“Điện Biên Phủ trên không” thắng lợi buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973)

1.2.3.2 Miền bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương:

 Giai đoạn 1965 - 1968:

Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men vào chiến trường miền Nam Với khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến Đồng thời, cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác…cho miền Nam

 Giai đoạn 1968 - 1973:

Miền Bắc tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia Vẫn đảm bảo nhịp độ sản xuất, tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam Trong 3 năm (1969-1971), hàng chục vạn bộ đội được đưa vào chiến trường, khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1.6 lần…

Trang 9

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ

NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM 2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ Ở MIỀN NAM:

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết (ngày 07/07/1945), nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, với hai chế độ chính trị khác nhau Tháng 5-

1954, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc, đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân thực dân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền với âm mưu thâm độc chia cắt Việt Nam hòng “kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17”, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ bằng cách tiến tới vượt sông Bến Hải tiến quân ra miền Bắc, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống khu vực Đông Nam Á Thực chất, đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam trong tay không có vũ khí Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị,

và với khẩu hiệu "thà giết nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại

2.2 CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM (1954 – 1975):

2.2.1 Đường lối kháng chiến:

- Tư tưởng và phương châm đấu tranh: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công “Tiếp tục kiên trì phương châm: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả 03 vùng chiến lược

- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”

- Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn chiến lược Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam ra Bắc

Trang 10

- Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam

2.2.2 Giai đoạn 1954 – 1965: Miền Nam đấu tranh chống Mỹ và chính quyền

Sài Gòn

Giai đoạn 1954-1959 là thời đỉnh cao của chế độ Việt Nam Cộng hoà Với mục đích xây dựng một quốc gia phi cộng sản và đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ những khoản tiền và hàng hóa lớn cho Việt Nam Cộng hoà Tình hình chính trị tương đối ổn định, người cộng sản chưa phát động chiến tranh du kích, an ninh nông thôn chưa xấu đi như các giai đoạn sau này tạo điều kiện cho miền Nam Việt Nam phát triển trên mọi lĩnh vực

2.2.2.1 Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960):

 Điều kiện lịch sử:

- Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi Đó là điều kiện để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên

- Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng tiến lên

- Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang

 Diễn biến:

- Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng

Trang 11

- Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch

- Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ

 Ý nghĩa:

- “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng

- Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn

- Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965)

2.2.2.2 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965):

 Bối cảnh lịch sử:

- Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)

Trang 12

- Thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: “kế hoạch Xtalây – Taylo” (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và “kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara” (bình định miền Nam trong 24 tháng)

- Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường; tăng nhanh viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, với nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, nhất là các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”; tăng cố vấn Mĩ để chỉ huy, thành lập

Bộ chỉ huy quân sự Mĩ – MACV (năm 1962)

- Ra sức dồn dân, lập “ấp chiến lược”, dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp, nhằm kìm kẹp và bóc lột quần chúng, tách rời nhân dân với phong trào cách mạng, thực hiện “tát nước bắt cá”

2.2.2.3 Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

(1961-1965):

 Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo:

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập

- Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng

ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận)

 Diễn biến:

- Trong những năm 1961 – 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch Tháng 1/1963, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Ấp Bắc; chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, mở ra phong trào “Thi đua

Ấp Bắc, giết giặc lập công”

- Trên mặt trận chống bình định, phong trào nổi dậy chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% số dân

- Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nhất là các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu

Trang 13

thương, phật tử Phong trào cũng phát triển mạnh ở các vùng nông thôn, nổi bật là cuộc đấu tranh của đội quân tóc dài

- Do thất bại, nội bộ Mĩ và tay sai lục đục, dẫn tới cuộc đảo chính, giết chết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (tháng 11/1963) Từ cuối năm 1964, Mĩ thực hiện kế hoạch Giôn Xơn – Mắc Namara Số quân Mĩ ở miền Nam lên tới 25000, nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình

- Trong đông – xuân năm 1964 – 1965, kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, các lực lượng vũ trang giải phóng đẩy mạnh tiến công địch, giành thắng lợi trong các chiến dịch Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hoà), đẩy quân đội Sài Gòn đứng trước nguy cơ tan rã

- Phong trào đô thị và phong trào nổi dậy phá “ấp chiến lược” tiếp tục phát triển mạnh Đến tháng 6/1965, địch chỉ còn kiểm soát được 2.200 trong tổng

số 16.000 ấp Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” bị bẻ gãy Chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị thất bại

 Ý nghĩa:

- Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công

- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới

- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa nhận

sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”)

- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2.2.3 Giai đoạn 1965-1973: Nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mỹ

Trang 14

Sài Gòn; nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường

 Thủ đoạn:

- Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam lên tới hơn 50 vạn

- Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966 và 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”

1966 Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam 2.2.3.2 Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ

(1965-1968):

 Quân sự:

Trận Vạn Tường (Quãng Ngãi):

- Ngày 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân với nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay, tấn công Vạn Tường

- Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe tăng, nhiều máy bay,

- Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào

“tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam

Cuộc tấn công hai mùa khô:

- Mùa khô thứ nhất: 1965 - 1966:

+ Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng

+ Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến 104.000 địch (có 45.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay

- Mùa khô thứ hai: 1966 – 1967

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w