Phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại được mở đầu từ cách mạngtháng 10 Nga.Vào ngày 7-11-1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu làLê-nin vĩ đại, giai cấp công nhân v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-*** -BÀI BÁO CÁO MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ BÀI
PHÂN TÍCH LÀM RÕ TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA KHẲNG ĐỊNH “ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ SỰ LỰA CHỌN DUY NHẤT ĐÚNG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM”
TP Hồ Chi Minh, tháng 07 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10··· 3
LỜI DẪN DẮT··· 4
I Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam··· 5
1 Phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại được mở đầu từ cách mạng tháng 10 Nga ···5
2 Phù hợp với khát vọng của dân tộc Việt Nam··· 6
3 Phù hợp với quy luật tất yếu của lịch sử···6
4 Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta···7
II Quan niệm về độc lập dân tộc··· 8
1 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.·· 8
2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, với bình đẳng dân tộc.··· 9
3 Theo Hồ Chí Minh, nền độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do.···9
4 Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân.··· 9
III Quan niệm về CNXH:···9
1 Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam··· 9
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam··· 10
IV Mối quan hệ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội··· 12
1 Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.··· 12
2 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai chặng đường nối tiếp nhau của một tiến trình cách mạng···12
3 Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để.···13
4 Độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ.··· 13
5 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu, lý tưởng mà còn là động lực của cách mạng Việt Nam··· 14
LIÊN HỆ HIỆN NAY··· 16
KẾT LUẬN···17
TÀI LIỆU THAM KHẢO··· 18
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10
Nhóm trưởng: Phạm Hồng Huy
1 Đỗ Nguyễn Thảo Miên K204100515
Nội dung
2 Đỗ Thị Hồng Ánh K204051290
3 Nguyễn Ngọc Bảo Trân K204091667
4 Lê Thị Vân Anh K204100500 Báo cáo môn
5 Nguyễn Thị Thu Sang K204101721
6 Phạm Hồng Huy K204050249 Powerpoint
7 Nguyễn Thị Thanh Hiền K204050247
8 Trịnh Thị Kim Trang K204051323
Thuyết trình
9 Tăng Quốc Bảo K204051292
10 Võ Trọng Kim K204100511
Trang 4LỜI DẪN DẮT
ruyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn đời xa xưa Tiêu biểu là từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống lại Tuy nhiên, rất nhiều phong trào, khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ của các sỹ phu và các nhà yêu nước đã thất bại
và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo Vấn đề độc lập dân tộc vẫn không được giải quyết, trước hết là do không có một đường lối cách mạng đúng đắn dưới sự chỉ đạo của một
hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học Giữa lúc cách mạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân Bôn ba khắp năm chấu bốn biển, Người đã từng bước rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình Và theo Người, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là xây dựng đất nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Từ đây, Người đã quyết định đi theo con đường cách mạng của Lênin, Cách mạng vô sản Đó cũng là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam
Để làm rõ tính đúng đắn của sự lựa chọn duy nhất này của Cách mạng Việt Nam, sau đây, ta sẽ cùng đi qua 3 nội dung chính về “quan niệm độc lập dân tộc”, “quan niệm
về chủ nghĩa xã hội” và “mối quan hệ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
T
Trang 5I Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam.
1 Phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại được mở đầu từ cách mạng tháng 10 Nga.
Vào ngày 7-11-1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu là Lê-nin vĩ đại, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đồng loạt khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên khát vọng của nhân loại về một xã hội tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ đã “trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách mạng, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ mở ra con đường giải phóng dân tộc cho tất cả các dân tộc thuộc địa, mà còn thức tỉnh, cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh tự giải phóng và lựa chọn con đường giành tự do, dân chủ Sau Cách mạng Tháng Mười, đã có nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ la-tinh vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của thực dân và giành được độc lập
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra Đặc biệt là, năm 2008-2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh
tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công
xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị
Trang 6giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc
2 Phù hợp với khát vọng của dân tộc Việt Nam
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần
"Không có gì quý hơn Độc lập Tự do"
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh
đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc
3 Phù hợp với quy luật tất yếu của lịch sử
Xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất
về mục tiêu và lợi ích Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ Dân chủ là bản chất của chế
độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền tư sản thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể
Trang 7hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo Đấy mới là một nền dân chủ đích thực bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân
và các phe nhóm
4 Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đúc kết được nhiều điều quan trọng, trong đó đáng chú ý: Thứ nhất, khi phân chia các thứ cách mạng, nếu lấy
tư tưởng làm tiêu chí thì có ba loại: tư bản cách mạng, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng; nếu lấy mục tiêu của từng dân tộc và nhân loại thì có hai loại: dân tộc cách mạng và thế giới cách mạng Thứ hai, lý luận do phân tích kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta từ trước đến nay kết luận thành Vì vậy, “Học chủ nghĩa Mác-Lênin không phải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam Nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương chính sách của Đảng Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản, cũng làm Xô viết” Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước một mực làm theo thế ấy, thì đó vừa là lý luận suông, vô ích, vừa chưa biết khéo lợi dụng kinh nghiệm: “nghe người ta nói giai cấp đấu
Trang 8tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”
Những nhận thức nêu trên là hết sức quan trọng giúp chúng ta hiểu vì sao đối với dân tộc Việt Nam thì trước hết phải giành cho được độc lập dân tộc; là làm dân tộc cách mạng chứ không phải giai cấp cách mạng như Cách mạng Nga năm 1917 Tư bản cách mạng thì phải có tư bản ở thành phố (tư bản mới) và tư bản ở hương thôn (địa chủ) Việt Nam chưa đủ những điều kiện này Giai cấp cách mạng nổ ra khi giai cấp công nhân và nông dân bị áp bức không chịu nổi, đoàn kết đánh đuổi giai cấp áp bức mình (tư bản) Đó là câu chuyện của cách mạng Nga năm 1917 Dân tộc cách mạng là khi “bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, như Pháp với An Nam Đến khi dân nô lệ ấy không chịu nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình”
II Quan niệm về độc lập dân tộc
1 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
- Năm 1930, Người xác định mục tiêu của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”
- Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) và chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[1]
- Đến khi thời cơ khởi nghĩa (8/1945) đã đến, Người nói “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập”
- Ngày 2/9/1945, Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Những tư tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"
Trang 92 Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, với bình đẳng dân tộc.
- Ở Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với sự toàn vẹn quốc gia, Bắc Trung -Nam liền một dải, không thể chia cắt
- Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã trích dẫn lại Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng quyền bình đẳng của mỗi con người trên toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng'’ “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ”và Người gọi đó là lẽ phải không ai chối cãi được
3 Theo Hồ Chí Minh, nền độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do.
Ngày 15 tháng 2 năm 1967, trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn, Người đã nêu rõ
"Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất thiết tha với độc lập, tự do và hoà bình Nhưng thiết tha độc lập tự do trong hoà bình, khát vọng chính đáng đó của Hồ Chí Minh và của nhân dân Việt Nam không được đáp lại Người nói, cho dù chiến tranh kéo dài 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết giành cho được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc
4 Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân.
Hồ Chí Minh viết: Chúng ta đấu tranh giành được độc lập rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập, tự do đó chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được ăn no, mặc ấm Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc được độc lập, thân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học lành là hoài bão, là lý tưởng, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh
III Quan niệm về CNXH:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng học thuyết kinh tế xã hội Mác Lênin và các sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vào tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
1 Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trang 10- Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản
- Chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng bản chất :
- Về kinh tế: CNXH là chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, dân giàu, nước mạnh Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
- Về chế độ chính trị: Có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ
và làm chủ, Xây dựng nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
- Về xã hội: Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển giữa xã hội và tự nhiên
- Về lực lượng: Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy
Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam:
- Chủ nghĩa xã hội Việt Nam Là một chế độ chính trị do dân làm chủ