1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn của mối quan hệ tronh thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG , Ý NGH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN

CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG

TẦNG , Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ TRONH THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀNH: MARKETING GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ KIM CHI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trang 2

Khoa/Viện: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

1 Họ và tên sinh viên :

TRẦẦN QUANG LINH : MSSV 22060407 TRẦẦN NH ÝƯ : MSSV 22060408 TRẦẦN NGUYỄỄN NG C MYỄ HẦN MSSV 22060449Ọ TRẦN TIỂU QUÂN MSSV 22060451

TÊN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIẾN

CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG , Ý

NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ

TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM

Nhận xét:

a ) Những kết quả đạt được :

………

………

………

………

………

b) Những hạn chế:

………

………

………

………

………

…………

Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5): Sinh viên : Nhóm 10 Điểm số: ……….…………

Điểm chữ: ………

TP HCM, ngày … tháng… năm 2023

Giảng viên chấm thi

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Chi về sự đóng góp và hướng dẫn quý báu trong quá trình em hoàn thành tiểu luận này Những kiến thức và kinh nghiệm mà cô đã chia sẻ đã góp phần không nhỏ vào sựphát triển của em

Cô là người giảng viên mẫu mực và tận tâm, luôn tạo điều kiện tốt nhất

để em tiếp cận với kiến thức mới và khám phá tiềm năng bản thân Cách

cô truyền đạt kiến thức rất dễ hiểu và hấp dẫn, giúp em có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng vào thực tế

Đặc biệt, hơn hết em biết ơn về thái độ hướng dẫn và sự hỗ trợ của cô.Cô luôn sẵn lòng trả lời những câu hỏi của em và dẫn dắt em đi đúng hướng Với sự kiên nhẫn và động viên từ cô, em đã vượt qua những khó khăn và hoàn thành tiểu luận một cách thành công

Ngoài ra, em cũng biết ơn về cách cô tạo môi trường học tập đáng yêu và khuyến khích sự tương tác và hợp tác giữa các thành viên trong lớp Nhờ điều này, em đã có cơ hội học hỏi từ các đồng nghiệp và phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với cô vì đã dành thời gian và công sức để truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu Những gì em học được từ cô sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hành trang kiến thức của em

mà còn là nguồn động lực để tôi tiếp tục khám phá và phát triển bản thân trong tương lai

Chân thành cảm ơn và kính chúc cô một sự nghiệp giảng dạy thành công

và tràn đầy niềm vui

Trang 4

Lời Cảm ĐoanChúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận : “Phân tích quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn của mối quan hệ này trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam” do nhóm chúng em nghiên cứu, tham khảo và thực hiện.Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài “Phân tích quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa

cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễncủa mối quan hệ này trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là trung thực và không sao chép từ bất kì bài tập nào của nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc , xuất xứ gõ ràng.Sinh viên thực hiện:

Trần Tiểu Quân ( nhóm trưởng) MSSV:22060451

Trần Như Ý MSSV:22060408

Trần Nguyễn Ngọc Mỹ Hân MSSV :22060449

Trần Quang Linh MSSV:22060407

Trang 5

Mục Lục

Trang 6

Phần Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài:

Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành kinh tế khác nhau Đây là một kết cầu kinh

tế năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng và đặt

ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế Do đó, trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tăng và kiến trúc thượng tăng Cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội Đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội Chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tăng Đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng

Trong quá trình mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Thực chấtcủa việc vận dụng quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng trong quá trình đổi mới ở nước ta là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn

Trong những năm đổi mới, sự kết hợp hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã đem lại bước chuyển biến tích cực đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, với những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, việc vận dụng và xử lý mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đòi mới chính trị của chúng ta còn có nhiều đem cần phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa Do vậy, để đất nước phát triển hơn nữa cần tiếp tục nhận thức và giải quyết tốt mốiquan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Đây cũng là thực chất, yêu

Trang 7

cầu, nội dung của một trong tám mối quan hệ lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra cần giải quyết đúng dân Chính vì vậy, tôi đã chọn “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở

hạ tăng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận môn học của mình

2 Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tình trạng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, ý nghĩa phương pháp luận

và thực tiễn của mối quan hệ này trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội ở Việt Nam

Làm rõ một số vấn đề lý luận về tình trạng quy luật mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn mối quan hệ trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đềề xuấất ph ương h ướng và m t sốấ gi i pháp nhằềm nấng cao tình tr ng quy ộ ả ạ

lu t mốấi quan h bi n ch ng gi a c s h tấềng và kiềấn trúc thậ ệ ệ ứ ữ ơ ở ạ ượ ng tấềng, và

ý nghĩa phương pháp luận thực tiễn của mối quan hệ trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, và ý nghĩa phương pháp luận thực tiễn của mối quan hệ trong thời

kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang 8

Phần 3 : PHẦN 3:PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

Lí luận về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một vấn đề trung tâmcủa chủ nghĩa duy vật lịch sử , là bộ phận hợp thành trọng yếu của chủ nghĩcách mạng của chủ nghĩ Mác- LêNin

Lí luận của chủ nghĩa Mác về cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng là lí luậnđầu tiên đã giải quyết một cách khoa học về vấn đề quan hệ lẫn nhau , tác dụnglẫn nhau giữ quan hệ kinh tế và quan hệ tư tưởng của xã hội, làm cho chúngkhông những hiểu được nguồn gốc phát sinh của ý thức xã hội và chế độ phápluật chính trị , mà còn hiểu được tác dụng năng động to lớn của ý thức xã hội

và chế độ pháp luật chính trị đối với sự phát triển xã hội Quan hệ sản xuấtđược hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo thành quan

hệ vật chất của xã hội Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên các quan hệ

về chính trị và tinh thần xã hội.Hai mặt đó của đời sống xã hội được khái quátthành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội MÁC viết : Toàn bộnhững quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội , tức là cái cơ sởhiện thực lên một kiến trúc thượng tầng pháp lí và chính trị và những hình thái

ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó

1.1 Biện chứng giữa cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

1.1.1 Khái niệm và kết cấu cơ sở hạ tầng

- Khái niệm cơ sở hạ tầng:

Dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vậnđộng hiện thực của chúng hợp thanh cơ cấu kinh tế của xã hội đó CSHT ở đây

là một phạm trù triết học, cần phân biệt với thuật ngữ cơ sở hạ tầng trongngành xây dựng (điện, đường, trường, trạm)chúng chủ yếu sử dụng là nền tảngcho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và nó thuần túy là vật chất

Trang 9

hữu hình.Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tưcách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.

-Kết cấu cơ sở hạ tầng:

Về mặt kết cấu cơ sở hạ tầng của một xã hội gồm có quan hệ sản xuất tàn dưcủa thế hệ trước đó , quan hệ sản xuất thống trị và cuối cùng là quan hệ sảnxuất mới tồn tại dưới hình thái mầm móng ( của xã hội tương lai).Trong đóquan hệ sản xuất thống trị giữ địa vị chi phối các quan hệ sản xuất khác ,có vaitrò chủ đạo quyết định tính chất của một cơ sở hạ tầng nhất định.Định hướng

sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội và là đặc trưng cho chế độ kinh tế củamột xã hội nhất định

Ví dụ như: trong xã hội phong kiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếmđịa vị thống trị nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội chiếm hữu nô lệ ,mầm móng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính 3 yếu tố đó cấuthành nên cơ sở hạ tầng phong kiến

Tuy nhiên,hai quan hệ sản xuất còn lại cũng có vai trò chủ yếu trong xãhội.Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là dokiểu QHSX thống trị quy định(là của giai cấp thống trị).QHSX thống trị quyđịnh và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế- xãhội

Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai cấpbắt nguồn từ ngay trong CSHT.Nếu xét trong nội bộ phương thức sản xuất,quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất Còn nếu xéttrong tổng thể các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tếcủa xã hội đó.Đây là cơ sở hiện thực để con người dựng nên kiến trúc thượngtầng tương ứng

1.1.2.Khái niệm và kết cấu kiến trúc thượng tầng

-Khái niệm kiến trúc thượng tầng:

Trang 10

Dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng vớicác thiết chế chính trị - xã hội tương ứng và những quan hệ nội tại của bản thânthượng tầng , được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi một hình thái, bộ phận khác nhau thuộc kiến trúc hạ tầng khi ra đời đềuđóng những vai trò nhất định trong việc tạo dựng lên bộ mặt tinh thần cũng như

tư tưởng xã hội của một cơ sở hạ tầng nào đó Điều đó phản ánh thực tế cơ sở

hạ tầng Song song với đó thì tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đềuliên quan mật thiết với cơ sở hạ tầng của nó Xã hội ra sao sẽ phản ánh nềnkinh tế như vậy Nhà nước ra sao sẽ phản ánh chính trị như vậy Bên cạnh đó cómột số yếu tố có sự đối lập trong tư tưởng, quan điểm và tổ chức chính trị củacác giai cấp bị trị

-Kết cấu kiến trúc thượng tầng: bao gồm nhũng quan điểm , rất phức tạp.1/ Hệ tư tưởng xã hội: Pháp luật , chính trị , tôn giáo, nghệ thuật, khoa học ,triết học, đạo đức,

2/ Thiết chế xã hội : Nhà nước, giáo hội , hiệp hội, đoàn thể, chính đảng, 3/ Những quan hệ nội tại của bản thân thượng tầng

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vậnđộng phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau

và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng

Mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng Có nhữngyếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; cònnhững yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.Trong đó, tổ chức nhà nước , hệ thống pháp luật và đường lối chính trị là bộphận quan trọng nhất vì nó trực tiếp bảo vệ cơ sở hạ tầng

Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính giai cấp của cơ sở hạtầng

Thời kì quá độ từ CNTB lên CNCS, những tàn dư tư tưởng của các giai cấpthống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong KTTT Vì vậy, trong KTTT của nướcXHCN ở thời này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng XHCN với những tàn dư

tư tưởng khác Chỉ đến CNCS, tính giai cấp của gia cấp trong KTTT mới bị xóa

Trang 11

bỏ.Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trịđược toàn bộ đời sống xã hội.

1.2 Quy luật về mối quan hệ giữa biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng của xã hội

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì nhà nước và pháp luật quyết địnhquan hệ kinh tế, ý thúc tư tưởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội.Theo chủ nghĩa duy vật, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định còn ý thức tưtưởng, chính trị không có vai trò gì đối với tiến bộ xã hội

Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây làhai mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liềnvới những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể Không như các quan niệm duy tâmgiải thích sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc

về ý thức, tư tưởng hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền.Lời tựatác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác đã khẳngđịnh:“không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hìnhthái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của conngười, để giải thích những quan hệvà hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằngnhững quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vậtchất”

Dựa trên lập trường của CNDV lịch sử , cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng làphương diện kinh tế và phương diện chính trị- xã hội của đời sống xã hội,chúngtồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập, tác độnglẫn nhau , trong đó CSHT đóng vai trò quyết định đối với KTTT , và kiến trúcthượng tầng thường xuyên tác động trở lại cơ sở hạ tầng

Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của CSHT đóng vai tròquyết định với KTTT KTTT phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển củaCSHT hay CSHT nào thì KTTT ấy Nếu mà một trong hai yếu tố ấy mà pháttriển không hợp nhau thì sẽ làm cho xã hội phát triển mất đi sự cân bằng, ổnđịnh

Trang 12

Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữachất và lượng diễn ra theo hai hướng:

Một là: sự tăng hay giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất.Hai là: sự tăng hay giảm đi về lượng không làm cho chất thay đổi ngay mà thayđổi dần dần từng phần từng bước

Theo quan điểm này thì quá trình biến đổi giữa CSHT và KTTT diễn ra nhưsau: khi CSHT phát triển đến một mức độ nào đó gọi là điểm nút, thì nó đòi hỏikéo theo sự thay đổi về KTTT Quá trình này không đơn thuần là sự biến đổimột hay nhiều bộ phận mà là sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế chính trị

và hình thái kinh tế chính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này: tronggiai đoạn hình thái kinh tế chính trị đó chiếm giữ thì CSHT và KTTT có sựdung hòa với nhau hay đạt tới giới hạn độ.Tại đây, CSHT và KTTT tác độngbiện chứng với nhau theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về CSHT (tănghoặc giảm) nhưng tại đây KTTT chưa có sự thay đổi

CSHT ở giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trìnhđào thải Mác nói: “nếu không có phủ định những hình thức tồn tại đã có trướcthì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào” Chính vì CSHT cũđược thay thế bằng CSHT mới bao hàm những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ

đã được cải tạo đi trên những nấc thang mới Chính vì CSHT thường xuyên vậnđộng như vậy nên KTTT luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểncủa CSHT

1.2.1.Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

+Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng:

Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyếtđịnh.Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếmđịa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội Các mâuthuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vựcchính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện

Trang 13

những đối kháng trong đời sống kinh tế.Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượngtầng như nhà nước, pháp quyền,triết học, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếpphụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.

Chủ nghĩa Mác đã nói rằng: không phải ý thức xã hội quyết định tồn tại xãhội, mà trái lại tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không phải hình thái ýthức tư tưởng, hình thái chính trị quyết định hình thái kinh tế xã hội, mà là hìnhthái kinh tế xã hội quyết định quan điểm chính trị, pháp luật, đạo đức, triết học,văn học nghệ thuật, tôn giáo … CSHT là tính thứ nhất, nó quyết định KTTT;KTTT là hiện tượng có tính thứ hai, phụ thuộc, nó là phản ánh của CSHT Mỗi hình thái kinh tế xã hội có CSHT và KTTT của nó Dó đó CSHT vàKTTT mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng vớinhau, và CSHT giữ vai trò quyết định đối với KTTT Biểu hiện đặc thù củaCSHT là cơ sở kinh tế Toàn bộ quá trình của lịch sử chứng minh, mỗi giaiđoạn lịch sử nhất định vầ mỗi nước đều có CSHT của nó, trên mỗi cơ sở kinh

tế đó đều chứa đựng nền KTTT thích hợp với nó Khi cơ sở kinh tế biến đổi thìtoàn bộ KTTTđồ sộ cũng sẽ - hoặc nhanh hoặc chậm - biến đổi theo.Trong cácquá trình phát triển của lịch sử, bất cứ CSHT và KTTT nào cũng có quá trìnhsinh ra, phát triển và diệt vong LLSX phát triển đến một mức độ nào đó, thìQHSX sẽ không còn phù hợp với nó nữa và nó sẽ buộc phải thay đổi để phùhợp

Vai trò quyết định của CSHT thể hiện trước hết là ở chỗ: CSHT là nhữngquan hệ vật chất khách quan quy định mọi quan hệ khác: về chính trị, tinh thần,

tư tưởng của xã hội CSHT nào thì sinh ra KTTT ấy, nói cách khác CSHT đãsinh ra KTTT, và KTTT bao giờ cũng phản ánh một CSHT nhất định, không cóKTTT chung cho mọi xã hội

Ví dụ như :Trước đây, vào khoảng từ 2000-4000 năm trước công nguyên, trênthế giới có xuất hiện hình thái kinh tế chiếm hữu nô lệ: quan hệ sản xuất chiếmhữu nô lệ,đất đai và các tư liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân củacác chủ nô, kể cả nô lệ, từ đó hình thành nên kiểu nhà nước chủ nô Cơ sở kinh

tế xã hội (hay CSHT) của nhà nước chủ nô là nhân tố quyết định bản chất, chức

Trang 14

năng, bộ máy, hình thức nhà nước (hay KTTT) cũng như quá trình tồn tại, pháttriển của nhà nước chủ nô Nô lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sảnthuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác bóclột sức lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói hay giết chết.

+Cơ sở hạ tầng biến đổi tất yếu kiến trúc thượng tầng cũng phải biến đổi:Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình tháikinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác,mà còn diễn ra ngaytrong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đếnlàm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp Trong đó, có những yếu

tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi cơ sở

hạ tầng như chính trị, pháp luật

CSHT quyết định KTTT về tính chất, nội dung và kết cấu: tính chất củaKTTT đối kháng hay không đối kháng, nội dung của KTTT nghèo nàn hay đadạng, phong phú và hình thức của KTTT gọn nhẹ hay phức tạp đó CSHT quyếtđịnh Tuy nhiên cái quyết định mà tôi muốn nói ở đây là mang yếu tố quy nạp

và toàn thể xã hội, ở đây không phải là khi CSHT biến đổi thì ngay lập tứcKTTT cũng sẽ bị tiêu diệt và mất ngay Mà nói trong lúc CSHT phát sinh biếnđổi, tức là địa vị kinh tế hay địa vị chủ yếu, thứ yếu của con người biến đổi cănbản, thì KTTT cũng tất nhiên biến đổi phát sinh biến đổi có tính tất yếu.Trong sự biến đổi của CSHT và KTTT, không phải cứ CSHT mới xuất hiệnthì KTTT mới mất đi ngay mà có bộ phận thay đổi dần dần chậm chạp Vìtrong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, những tàn dư của cái cũ còn tồn tạirất lâu Mặt khác những yếu tố, những hình thức không cơ bản nào đó củaCSHT và KTTT cũ được giai cấp mới giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầuphát triển của CSHT và KTTT

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT còn thể hiện ở chỗ những biếnđổi căn bản trong CSHT dẫn đến sự biến đổi căn bản trong KTTT Mác viết:

Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cả KTTT đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanhchóng Sự biến đổi của KTTT diễn ra rõ rệt khi CSHT này thay thế CSHT khácvới trình độ phát triển cao hơn Nghĩa là, khi cách mạng xã hội đưa đến sự thủ

Trang 15

tiêu CSHT cũ bị xóa bỏ và thay thế CSHT mới thì sự thống trị cũ bị xóa bỏ vàthay thế bằng sự thống trị của giai cấp mới Qua đó mà chính trị của giai cấpthây đổi, bộ máy nhà nước mới thành lập thay thế nhà nước cũ, ý thức xã hộicũng biến đổi.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi của CSHT và KTTT diễn ra

do kết quả của cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa các giai cấp thống trị vàgiai cấp bị trị, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội Trong xã hội có giai cấp thìgiai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị, tưtưởng và đời sống tinh thần xã hội.Các mâu thuẫn trong kinh tế xét cho cùngđều quyết định đến những mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng xã hội Những biến dổi của CSHT và KTTT xét cho cùng là do sự phát triển củaLLSX Nhưng LLSX trực tiếp gây ra sự biến đổi của CSHT và sự biến đổi củaCSHT đến lượt nó làm cho KTTT biến đổi

Như vậy, chúng ta có thể thấy CSHT có quyết định to lớn đối với KTTT, do

đó trong cách mạng XHCN việc xây đựng cơ sở chủ nghĩa có tác dụng to lớnđối với cuộc sống của xã hội Chính vì thế khi cần xem xét, cải tạo một bộ phậnnào đó của KTTT cần phải xem xét cải tạo từ CSHT xã hội

Tuy vậy, những quan hệ tinh thần, tư tưởng của xã hội đó là KTTT, cũngkhông hoàn toàn thụ động, nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với CSHT ranó

Ví dụ như :

1)Thay đổi từ HT KT-XH này sang HT-KT XH khác: Nhà nước phong kiến

là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến, cơ sở hình thành của nhà nước làquan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất củagiai cấp này Các địa chủ phong kiến nắm trong tay đủ mọi quyền lực, cònnông dân chỉ có quyền sở hữu nhỏ phụ thuộc vào địa chủ và hầu như không cóquyền gì Khi nền kinh tế hàng hóa thị trường phát triển (tức sự thay đổi trongCSHT), sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đòi hỏi con ngườiphải có quyền tự do bình đẳng, hội họp kinh doanh và đảm bảo quyền sở hữu

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w