1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất rút ra phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quy luật: “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Rút ra phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn
Tác giả Nhóm 01
Người hướng dẫn ThS Đồng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Triết học Mác-Lênin
Thể loại Bài tập học phần
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Khái niệm phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuấtvật chất ở những giai đoạn lich sử nhất định của xã hội, là sự thống nhất giữacác l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

Nhóm 01 Phân tích quy luật: “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình

độ của lực lượng sản xuất” Rút ra phương pháp luận và vận dụng vào thực

tiễn

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đồng Thị Tuyền

Lớp : Triết học Mác-Lênin (N07)

Năm học : 2022-2023

HÀ NỘI, THÁNG 5/2023

Trang 2

MỤC LỤC

A Lời Mở Đầu 2-3

B Nội dung

1 Khái niệm phương thức sản xuất 4-5

2 Khái niệm lực lượng sản xuất 5

3 Khái niệm quan hệ sản xuất 5-6 4.Phân tích nội dung quy luật 6 4.1.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất 6-8 4.2 Quan hệ sản xuất tác động ngược lại lực lượng sản xuất 8-9

5 Ý nghĩa: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội 9-11

6 Sự vận động của đảng cộng sản Việt Nam 11 6.1 Sáng tạo phù hợp 11-14 6.2 Thành tựu sau 35 năm đổi mới của 14-15

C Kết luận 16-17

D Tài liệu tham khảo 18

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức nhất định, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng của mình, đó là phương thức sản xuất Trong đó, phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của

xã hội loài người Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng Cùng với đó, phương thức sản xuất còn là cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác động giữa con người với tự nhiên và sự tác động giữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định Đối với sự vận động của lịch sử loài người cũng như

sự vận động của mỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội, được chuyển sang một chất mới và sự thay thế hợp quy luật khách quan của các phương thức sản xuất tạo nên quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên Mỗi giai đoạn lịch sử đều có một phương thức sản xuất riêng và phương thức sản xuất vật chất là một động lực quyết định của sự phát triển xã hội loài người Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì sớm hay muộn mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm chính trị xã hội đến các thiết chế chính trị - xã hội Do đó, lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển Vai trò của phương thức sản xuất thể hiện ở chỗ mỗi phương thức sản xuất đều có yếu tố kỹ thuật và kinh tế của mình, trong đó yếu tố kỹ thuật

là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để tác động biến đổi các đối tượng của quá trình đó, còn yếu tố kinh tế của phương thức sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản

Trang 4

xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào Hai yếu tố trên của phương thức sản xuất vận động theo hướng tách biệt và phụ thuộc lẫn nhau tạo ra vai trò của phương thức sản xuất là quy định tính chất, kết cấu, sự vận động và phát triển của xã hội Đồng thời vai trò của phương thức sản xuất vật chất có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Sản xuất vật chất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ

xã hội, là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người

Trang 5

B NỘI DUNG

1 Khái niệm phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lich sử nhất định của xã hội, là sự thống nhất giữa các lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng tạo thành cách thức sản xuất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử (GT1 Tr.291)

Về mặt kết cấu của phương thức sản xuất, ta có thể công thức hoá như sau: (GT1.Tr.291-292)

- Lực lượng sản xuất + Quan hệ sản xuất => Phương thức sản xuất = Cách thức sản xuất vật chất

- Phép “+” ở đây không phải là phép cộng giản đơn, mà là biểu thị mối quan

hệ biện chứng, gắn bó xoắn xuýt lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Với tích cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử , phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người

- Với một cách thức nhất định của sự sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội sẽ xuất hiện những tính chất, kết cấu và đặc điểm tương ứng về mặt xã hội

- Đối với sự vận động của lịch sử loài người, cũng như sự vận động của mỗi

xã hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi

có tính chất cách mạng Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội… được chuyển sang một chất mới

- Nhờ có phương thức sản xuất, ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thời đại kinh tế khác nhau

- Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử, người ta hiểu thời đại lịch sử đó thuộc về hình thái kinh tế – xã hội nào C Mác khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra

Trang 6

cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”

- Để hiểu rõ hơn về phương thức sản xuất, ta cần khảo sát 02 thành tố của nó

là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Về bản chất, hai thành tố này là hai mặt của một mối quan hệ – đó là “quan hệ song trùng” của bản thân quá trình sản xuất xã hội

2 Khái niệm lực lượng sản xuất

- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động để tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định (GT.Tr.292)

- VD: Tiêu biểu là công nghệ Internet, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, các mạng xã hội Facebook, Youtube… đã làm thay đổi to lớn nhiều mắt khâu trong quá trình sản xuất của con người Những công nghệ hiện đại này chính

là đặc trưng mang tính thời đại cho lực lượng sản xuất hiện nay

3 Khái niệm quan hệ sản xuất

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất Quan hệ sản xuất bao gồm:(GT1.Tr.297)

+ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

+ Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất

+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm

- Các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội (GT1.Tr.298)

- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, nó do con người tạo ra, nhưng lại hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Do đó, Quan hệ sản xuất là vật chất dưới dạng xã hội.(GT1.Tr.300)

- VD:

Trang 7

+ Về các sản phẩm đặt hàng bao gồm máy tính và các phụ kiện máy tính, ô tô, thiết bị nặng và các mặt hàng có giá trị lớn khác Các công ty có thể giảm bớt các vấn đề về hàng tồn kho với phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng thời gian chờ đợi của khách hàng thường dài hơn đáng kể

+ Điển hình nhất là trong ngành nhà hàng, họ sẽ chuẩn bị trước một số nguyên liệu thô và sau đó chờ đợi đơn đặt hàng của khách hàng để bắt đầu thực hiện món ăn Một nhược điểm của phương thức sản xuất lắp ráp theo đơn hàng là một công ty có thể nhận được quá nhiều đơn đặt hàng để xử lí, trong khi chỉ có số lượng giới hạn lao động và các thành phần trong tay

4 Phân tích nội dung quy luật

4.1.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội

- Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được xem là hai khía cạnh của phương thức sản xuất, giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau Chúng phụ thuộc và tác động lẫn nhau tạo thành quy luật xã hội

cơ bản của lịch sử loài người Quy luật thể hiện động lực và xu thế phát triển của lịchsử

- Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của người lao động Có tính cá thể hoặc xã hội, thể hiện sự đòi hỏi trong nền sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động của con người, sự phát triển của các công cụ lao động, trình độ phân công lao động và

tổ chức quản lí lao động xã hội, quy mô của nền sản xuất Tính chất và trình

Trang 8

độ của lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời và phát triển của quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người lao động với nhau

- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của quan hệ sản xuất Và chỉ làm biến đổi cục bộ chứ không thể thay đổi toàn diện bởi quy luật này thể hiện sự cân đối hài hòa của bản chất mối quan hệ trên

Lực lượng sản xuất được xem là nội dung của quá trình sản xuất có xu hướng phát triển và biến đổi thường xuyên, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất có yếu tố tương đối ổn định và bảo thủ, khi nội dung thay đổi làm hình thức thay đổi theo Sự phù hợp giữa chúng tạo động lực giúp cho sản xuất phát triển cân đối, có hiệu quả giữa các yếu tố, làm tăng năng suất lao động đồng thời giảm chi phí và thời gian sản xuất

- Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với Lực lượng sản xuất Trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ sản xuất giữ vai trò hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, là tiền đề tạo ra mục tiêu thích hợp cho lực lượng sản xuất Do đó quan hệ sản xuất đã tác động trở lại, quy định mục đích, cách thức sản xuất và phân phối những lợi ích từ quá trình sản xuất, gây ra tác động trực tiếp tới thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động và ngược lại Từ

đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất

- Sự phù hợp giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo động lực

và điều kiện giúp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,

- Ngược lại, khi quan hệ sản xuất lỗi thời do tính chất ổn định không còn phù hợp với tính chất vận động của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất, điều này thường xảy ra trong lịch sử do sự vận độngcủa xã hội Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong điều kiện nhất

Trang 9

định và mức giới hạn quy định Đây được xem là quy luật cơ bản, chi phối sự vận động của xã hội loài ngườivà không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp Khi cả hai không đồng nhất, phù hợp với nhau sẽ tạo ra mâu thuẫn về mặt xã hội được gọi là mâu thuẫn giai cấpvà chỉ mang tính chất tạm thời, khi đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới vàquan hệ sản xuất cũ sẽ được giải quyết bằng cách thay thế quan hệ sản xuất cũbằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất

4.2 Quan hệ sản xuất tác động ngược lại lực lượng sản xuất

Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất

4.2.1 Về sự phù hợp

- Là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “ hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và “ tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển

- Sự phù hợp bao gồm: sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất; sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao đông và

tư liệu sản xuấ; tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động

4.2.2 Về sự không phù hợp

- Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt trước” trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đều là không phù hợp

- Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất tuy nhiên sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định

 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại

Trang 10

Trong xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện khách quan và chủ quan quy định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có những đặc điểm tác động riêng Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Sự phù hợp không diễn ra “tự động”, đòi hỏi trình độ tự giác cao trong nhận thức và vận dụng quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa có thể bị “biến dạng” do nhận thức và vận dụng không đúng quy luật

VD: Trong xã hội nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, dụng cụ sản xuất thô sơ, lỗi thời, chủ yếu là đồ đá, cung tên nên người nguyên thủy buộc phải gắn bó với nhau và thực hiện cơ chế Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, mọi tư liệu sản xuất đều là sở hữu chung, do trình độ của lực lượng sản xuất thấp nên phần lớn tài sản sản xuất ra đều bị tiêu dùng, không có tài sản thặng dư Không có cướp đoạt, mọi người trong xã hội đều đồng đẳng, không có áp bức bóc lột, bất công

Tương tự, trong xã hội nguyên thủy, quan hệ về tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, còn quan hệ tổ chức – quản lý là quan hệ quản lý thông qua các công xã và các mối quan hệ phân phối kết quả là phân phối đồng đẳng cho các thành viên Về lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy là sức sản xuất của người lao động và tư liệu sản xuất như đồ đá, cung tên,… trong xã hội nguyên thủy, sức sản xuất của người lao động còn thấp tư liệu sản xuất còn thô sơ, lỗi thời

5 Ý nghĩa: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội

- Hiện nay để giải thích cách mạng xã hội là gì thì có thể dựa theo cách hiểu theo nghĩa rộng hoặc là nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng cách mạng xã hội được hiểu là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các

Trang 11

lĩnh vực của đời sống xã hội phải là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn Theo một cái hẹp, mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng (GT1.Tr407)

- Cách mạng xã hội nổ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân về chính trị, về kinh tế, về 4 tưởng, về xã hội, Nhưng nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ, nguyên nhân sâu xa nhất Bởi vì, cách mạng xã hội là một hiện tượng lịch sử, có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ đòi hỏi được giải phóng, phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, là lạc hậu, ấy đang là trở ngại cho sự phát triển của lực lượng sản xuất (GT1.Tr404.405)

- Trong lời tự tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C Mác viết: “ Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội chớm mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện dưới dạng xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị, đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiến bộ về giai cấp thống trị, đại diện cho quan hệ xã hội đã lạc hậu so với sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất” Khi mâu thuẫn đó trở nên gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết, thì sẽ nổ ra cách mạng xã hội (GT1.Tr405)

- Cách mạng xã hội nổ ra thì chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ C Mác cho rằng:

“Mỗi một cuộc cách mạng đều phá hủy xã hội cũ, và vì thế nó chỉ mang tính chất xã hội Mỗi cuộc cách mạng đều lật đổ chính quyền cũ, và bởi vậy nó có tính cách chính trị”.(GT1.Tr405)

- Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản xuất toàn

xã hội do sự canh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w