1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ý nghĩa phương pháp luận= liên hệ với quá trình học tập của học sinh, sinh viên

38 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Liên Hệ Với Quá Trình Học Tập Của Học Sinh, Sinh Viên
Tác giả Lê Thị Hương Giang, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thu Hà, Võ Thị Thu Hà, Đặng Minh Hải, Nguyễn Hồ Mỹ Hạnh, Nguyễn Vũ Bảo Hân, Hà Gia Hiển, Nguyễn Chí Hiếu, Nguyễn Mai Hoa, Dương Nhật Hoàng, Tạ Đức Hoàng, Thái Bá Hoàng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 14,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn (24)
    • 1.1. Khái niệm lý luận, thực tiễn (24)
      • 1.1.1. Thực tiễn là gì? (24)
      • 1.1.2. Lý luận là gì? (24)
    • 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn (25)
      • 1.2.1. Thực tiễn là cơ sở, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận (25)
      • 1.2.2. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn (26)
    • 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận (27)
  • CHƯƠNG 2: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên (28)
    • 2.1. Sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay (28)
      • 2.1.1. Những thành tựu đạt được (28)
      • 2.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại (30)
    • 2.2. Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế (32)
      • 2.2.1. Những yếu tố góp phần tạo nên những thành tựu đã đạt được (32)
      • 2.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn đọng (33)
    • 2.3. Giải pháp nâng cao hơn nữa việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên (34)

Nội dung

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có tính xã hội -lịch sử của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.- Các hình thức cơ bản của thực ti

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Khái niệm lý luận, thực tiễn

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính xã hội - lịch sử của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.

- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

Hoạt động sản xuất vật chất ( Hình thức thực tiễn cơ bản nhất ) là hoạt động con người trực tiếp tác động vào thế giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Hoạt động chính trị xã hội ( Hình thức thực tiễn cao nhất ) là hoạt động của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm hoàn thiện và phát triển thiết chế và quan hệ xã hội để tạo ra địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra môi trường làm việc xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

Thực nghiệm khoa học ( Hình thức thực tiễn đặc biệt ) là hoạt động con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mình đã đề ra.

- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang những quy luật của sự vật hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống, nguyên lý, quy luật, phạm trù.

- Cấp độ của lý luận

Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành Nó là cơ sở để sáng tạo ra tri thức cũng như

24 phương pháp luận hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học hay lý luận nghệ thuật,…

Lý luận triết học là hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới và con người; là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người.

- Các đặc trưng của lý luận:

Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lôgic chặt chẽ.

Cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn.

Lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất sự vật hiện tượng Lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nhờ đó nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật hiện tượng.

Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Giữa lý luận và thực tiễn có sự thống nhất biện chứng với nhau, bổ sung, thâm nhập, chuyển hóa cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau

1.2.1 Thực tiễn là cơ sở, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận

- Thực tiễn là cơ sở của lý luận

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức là do nhu cầu của hoạt động thực tiễn buộc con người phải nhận thức thế giới.

Nhờ hoạt động thực tiễn, các giác quan và bộ não của con người không ngừng được hoàn thiện và phát triển, tạo ra năng lực tư duy trừu tượng ngày càng cao.

Thông qua lao động, thực tiễn giúp con người có công cụ, phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi hơn, giúp con người đẩy nhanh quá trình tìm hiểu bản chất thế giới, mở rộng tầm bao quát những quá trình đang diễn ra trong thế giới.

Ví dụ: Việc đo đạt ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp -

La Mã cổ đại chính là cơ sở cho định lý Talét, Pitago ra đời.

- Thực tiễn là động lực của lý luận:

Hoạt động thực tiễn là nguồn gốc giúp con người hoàn thiện bản thân và hoàn thiện các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội.

Hoạt động thực tiễn tạo cơ sở để con người khái quát tri thức thành lý luận, làm lý luận ngày càng phản ánh hiện thực đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn.

Thực tiễn thúc đẩy hình thành khoa học lý luận.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận:

Nhận thức của con người bị chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh để tồn tại nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn.

Kết quả của lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận:

Tính chân lý của lý luận là sự phản ánh phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan mà nó còn được thực tiễn kiểm nghiệm Giá trị của lý luận phải được thực tiễn chứng minh.

Không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của lý luận bởi thực tiễn cũng vận động, phát triễn và chuyển hóa Nếu lý luận chỉ phản ảnh một phần nào đó của thực tiễn thì lý luận chỉ là tương đối; chỉ có những lý luận phản ánh chính xác toàn vẹn thực tiễn thì mới đạt đến chân lý.

1.2.2 Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn

- Lý luận có khả năng soi đường cho thực tiễn bằng các chức năng:

Lý luận định hướng mục đích: Ban đầu hoạt động chỉ để đáp ứng nhu cầu tồn tại và thông qua đó khái quát thành lý luận; về sau hoạt động muốn được hiệu quả cần có lý luận soi đường, hoạt động bản năng chuyển sang tự giác.

Lý luận có khả năng xác định lực lượng, phương pháp và biện pháp thực hiện mục đích.

Lý luận dự báo khả năng phát triển những khả năng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, vì vậy nên lý luận là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng cường năng lực hoạt động của con người.

- Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng; liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo ra sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, xã hội.

- Lý luận phải trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm và tiếp tục bổ sung, phát triển trong thực tiễn; chống lý luận suông và sự lạc hậu của lý luận so với thực tiễn.

Ý nghĩa phương pháp luận

Lý luận phải luôn bám sát thực tiễn; phản ánh được yêu cầu của thực tiễn; khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn.

- Thực tiễn luôn vận động phát triển và biến đổi nên nhận thức phải luôn bám sát để phản ánh quá trình đó; so sánh đối chiếu và phân tích để chọn lọc những thực tiễn có tính quy luật làm cơ sở cho quá trình hình thành lý luận.

- Lý luận phải khái quát được kinh nghiệm của nhân loại; tổng kết được thực tiễn mới có tính khoa học và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

- Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo; khi vận dụng lý luận phải phù hợp với điều kiện lịch sử, cụ thể.

- Lý luận là sự tổng kết thực tiễn và là sự chuẩn bị cho hoạt động thực tiễn tiếp theo.

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên

Sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay

2.1.1 Những thành tựu đạt được

- Nhiều trường đại học đã thành công trong việc áp dụng mô hình giáo dục sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động, thông qua việc tăng cường các hoạt động như dự án thực tế, thực tập, các khóa học thực hành được phát triển để cung cấp trải nghiệm thực tế và các chương trình hợp tác với doanh nghiệp

- Sinh viên từ những chương trình này thường có cơ hội áp dụng lý luận vào thực tế, phát triển kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp và đóng góp tích cực cho cộng đồng làm việc Sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp giúp đảm bảo rằng nội dung học tập phản ánh nhu cầu thực tế và mang lại cơ hội cho sinh viên áp dụng kiến thức một cách có ý nghĩa trong môi trường làm việc thực tế, tạo cơ hội cho sinh viên kết nối và xây dựng mạng lưới trong ngành.

- Trường đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH): Tính đến năm

2019, HUTECH đã thực hiện kết nối 825 doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực (gồm

243 doanh nghiệp do đơn vị chủ động kết nối và 609 doanh nghiệp do Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp kết nối), ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 72 doanh nghiệp Mạng lưới hợp tác, kết nối doanh nghiệp chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi để HUTECH phát triển mô hình Đại học - Doanh nghiệp, đưa sinh viên đến học tập và trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp ngay trong chương trình đào tạo chính thức, tổ chức các ngày hội tuyển dụng - việc làm,…

- Một số doanh nghiệp đã hợp tác với các trường đại học và cao đẳng để tạo ra các chương trình học tập song song, trong đó sinh viên sẽ có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu hoặc thực tập tại doanh nghiệp trong quá trình học. Điều này tạo ra một môi trường học tập tích cực và mang lại lợi ích lâu dài cho cả sinh viên và doanh nghiệp.

- Hiện nay, một số trường đại học của nước ta đang mạnh nhất trong việc hợp tác với doanh nghiệp là Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh với mạng lưới

120 đối tác doanh nghiệp; một số các trường đại học khác, như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế có từ 20 đến

40 doanh nghiệp đối tác; còn lại hầu hết là rất ít, ví dụ Đại học Vinh chỉ có 4 doanh nghiệp đối tác Cũng theo kết quả của dự án này, có 72,8% cựu sinh viên tham gia học tập theo chương trình POHE đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng; 75,5% cho rằng “công việc thực tập thật sự có ích cho công việc đang làm” Điều này cho thấy sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp sinh viên tự tin, năng động và tìm kiếm được việc làm đúng với sở trường và ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

- Các chương trình đào tạo kỹ năng mềm và thực hành cũng đang ngày càng được phổ biến, giúp sinh viên phát triển khả năng thực hành và áp dụng kiến thức vào cuộc sống và công việc sau này.

- Công nghệ thông tin và học tập trực tuyến đang mở ra những cơ hội mới để tích hợp lý luận và thực tiễn thông qua các phần mềm mô phỏng, dự án trực tuyến và học tập ứng dụng.

- Các giảng viên có kinh nghiệm giúp làm tăng khả năng sinh viên áp dụng lý thuyết vào bối cảnh thực tế và nâng cao kiến thức, nhờ vậy sinh viên có thể phần nào bớt nỗi lo khi thực tập.

- Đánh giá liên tục giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách sinh viên áp dụng kiến thức và kĩ năng vào công việc thực tế.

- Một số trường đại học bắt đầu khuyến khích tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề để sinh viên có thể áp dụng lý luận vào thực tế một cách linh hoạt.

- Một số doanh nghiệp công nghệ đã thiết kế một chương trình thực tập cho sinh viên, trong đó họ tham gia vào các dự án phần mềm thực tế hoặc quản lý hệ thống Sinh viên sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ để áp dụng kiến thức lý thuyết vào

29 thực tế, từ đó họ có cơ hội trải nghiệm công việc thực tế và phát triển kỹ năng cần thiết trong ngành

- Đại học Quốc gia Hà Nội đã đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp bằng hai cấp độ, (1) hợp tác liên kết giữa trường với các viện và các đơn vị thành viên thuộc trường và doanh nghiệp bên ngoài; (2) hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với các doanh nghiệp và địa phương để thúc đẩy hợp tác giữa các đơn vị thành viên và nhà khoa học với các doanh nghiệp Kết quả là, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện hợp tác toàn diện với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn như VinGroup, Viettel, Dầu khí,… bình quân mỗi năm đã có gần 1.500 lượt cán bộ và trên 1.200 lượt sinh viên được trao đổi với nước ngoài, hàng nghìn sinh viên bậc đại học được trao học bổng từ các doanh nghiệp với tổng giá trị 5 tỷ đồng/năm; các nhà khoa học và các đơn vị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai hàng chục đề tài/chương trình/dự án lớn phục vụ cộng đồng và theo đặt hàng của các doanh nghiệp.

2.1.2 Một số hạn chế còn tồn tại

Trong quá trình học tập, việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là rất quan trọng để giúp sinh viên hiểu rõ và áp dụng kiến thức vào thực tế Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn khiến cho việc vận dụng nguyên tắc này gặp nhiều khó khăn:

- Một trong những thực trạng đó là việc giáo viên chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức lý thuyết mà ít có cơ hội cho sinh viên thực hành Điều này khiến cho sinh viên chỉ biết lý thuyết mà không biết cách áp dụng vào thực tế. Việc thiếu kết nối giữa lý thuyết và thực tế khiến cho sinh viên không hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của kiến thức mà mình đang học.

Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế

2.2.1 Những yếu tố góp phần tạo nên những thành tựu đã đạt được

- Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong đó có việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên Các cấp, các ngành cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể để thúc đẩy việc triển khai thực hiện nguyên tắc này

- Công tác giảng dạy và học tập được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Các giảng viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Các sinh viên cũng đã có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu, tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được quan tâm đầu tư Các trường đại học, cao đẳng đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

- Sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp: Việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp giúp trường đại học hiểu rõ nhu cầu của thị trường lao động và điều chỉnh chương trình học tập theo hướng đó Các doanh nghiệp có thể đóng góp ý kiến, cung cấp cơ hội thực tập, và thậm chí tham gia giảng dạy.

Ví dụ: Trường Đại học Thương Mại liên kết chặt chẽ vs công ty Ajinomoto và FPT nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội đi trải nghiệm thực tế tại nơi làm việc của các công ty này Những chuyến đi trên vừa giúp sinh viên có trải nghiệm, vừa mở mang tầm hiểu biết về cách làm việc, vận động của một công ty từ đó giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức

- Đáp ứng nhu cầu thị trường lao động: Do nhu cầu của thị trường lao động ngày càng đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kỹ năng mềm và khả năng thực hành, các trường đại học đang thích nghi để đáp ứng yêu cầu này. Việc đầu tư vào kỹ năng mềm và thực hành giúp sinh viên trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường lao động.

2.2.2 Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn đọng

- Chương trình học tập không cập nhật

Nhiều chương trình học tập không theo kịp sự phát triển của ngành nghề hoặc công nghệ, dẫn đến việc giáo viên chỉ tập trung vào những kiến thức lý thuyết cũ mà ít có tính ứng dụng trong thực tế hiện đại.

- Thiếu nguồn lực và thiết bị:

Thiếu hụt nguồn lực và thiết bị làm cho việc tổ chức các buổi thực hành trở nên khó khăn Giáo viên có thể không có đủ tài nguyên để tổ chức các hoạt động thực hành cho sinh viên.

Ví dụ: Một số trường mới thành lập đều bó buộc trong những diện tích vốn không được thiết kế dành cho đào tạo hoặc phải chung lưng với những cơ sở khác, nhất là các trường ngoài công lập Ngoài ra, không ít trường được bố trí ở những khuôn viên không thích hợp Cũng vì thiếu đất mà các khu chức năng

33 cần có của một trường đại học, cao đẳng bị phá vỡ Hầu hết diện tích khu học tập các trường có mật độ cao hơn tiêu chuẩn 20 - 25%.

- Áp lực về thời gian: Áp lực về thời gian có thể buộc giáo viên phải tập trung chủ yếu vào việc truyền đạt kiến thức cơ bản để kịp thời gian học chương trình Điều này làm giảm cơ hội cho các hoạt động thực hành.

Một số giáo viên có thể thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo đầy đủ về cách tích hợp thực hành vào quá trình dạy học, dẫn đến việc họ chủ yếu tập trung vào giảng lý thuyết.

- Quy định và chuẩn đầu ra học tập:

Một số chương trình học yêu cầu việc đạt được một số kiến thức lý thuyết cụ thể, và giáo viên có thể cảm thấy áp đặt bởi những yêu cầu này, dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động thực hành.

- Ưu tiên đánh giá dựa trên kiến thức lý thuyết:

Hệ thống đánh giá chủ yếu dựa trên kiến thức lý thuyết thay vì khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế cũng có thể là một nguyên nhân Sinh viên có thể cảm thấy không có động lực để tham gia vào các hoạt động thực hành nếu chúng không được đánh giá cao.

Giải pháp nâng cao hơn nữa việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên

lý luận và thực tiễn vào quá trình học tập của sinh viên

- Thiết kế chương trình học đa dạng

Chương trình học đa dạng là chương trình học bao gồm nhiều loại hình hoạt động học tập khác nhau, đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Một số gợi ý cụ thể trong việc thiết kế chương trình học đa dạng để nâng cao khả năng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tế:

Tăng cường các hoạt động thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm thực tế Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học

Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa

- Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên Để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Chuyển đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên

Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo tình huống, dạy học giải quyết vấn đề

Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên

- Tạo ra một môi trường học tập tích cực

Môi trường học tập tích cực sẽ giúp sinh viên:

Hiểu rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

Tạo dựng niềm yêu thích học tập, nghiên cứu.

- Phát triển kỹ năng vận dụng kiến trúc: Để phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức, sinh viên cần chú trọng:

Học tập kiến thức một cách nghiêm túc, có hệ thống

Tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo

Kỹ năng vận dụng kiến thức sẽ giúp sinh viên:

Hiểu rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Tăng cường hoạt động thực tế cho sinh viên, điều này sẽ giúp sinh viên:

Hiểu rõ hơn về thực tiễn, từ đó hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Tăng cường tự học, tự nghiên cứu của sinh viên

Tự học, tự nghiên cứu là hoạt động chủ động, tích cực của sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống

Việc tăng cường tự học, tự nghiên cứu của sinh viên sẽ giúp sinh viên:

Hiểu rõ hơn về kiến thức lý luận, từ đó hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

Tích lũy kinh nghiệm thực tế, từ đó vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả.

- Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên:

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển năng lực, thực tế

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giảng viên về phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển năng lực, thực tế

Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận giữa giảng viên, sinh viên về phương pháp đánh giá kết quả học tập

Trên đây là bài phân tích của nhóm em, chúng em đã nghiên cứu được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn để từ đó liên hệ với quá trình học tập của học sinh, sinh viên hiện nay Qua bài thảo luận, chúng ta có thể thấy lý luận và thực tiễn có mối quan hệ gắn bó vô cùng chặt chẽ với nhau, thực tiễn là nền tảng để có được lí thuyết và lý thuyết lại tác động ngược lại để thực tiễn trở nên dễ dàng hơn Và việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn chính là một trong những chìa khóa giúp việc học trở nên hiệu quả hơn Nhờ việc kết hợp ấy mà học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng hơn và dễ dàng áp dụng những kiến thức trên sách vở vào đời sống thực tế

Từ đó, nhà trường cần đưa những bài giảng gắn liền với thực tiễn hơn, tăng thêm các buổi trải nghiệm để sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế Đồng thời, sinh viên cũng cần chủ động tìm tòi, liên hệ những kiến thức đã học với cuộc sống để có một cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về những bài giảng

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Giáo trình triết học Mac-Lenin (2021)

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w