1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích quy luật giá trị và những tác động của quy luật giátrị đối với nền kinh tế việt nam trong giai đoạn covid 19 vừa qua

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Luật Giá Trị Và Những Tác Động Của Quy Luật Giá Trị Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam Trong Giai Đoạn Covid-19 Vừa Qua
Tác giả Nguyễn Khánh Linh, Bùi Thị Kim Anh, Trương Hoàng Minh, Phan Ngọc Mai, Nguyễn Mạnh Hào
Người hướng dẫn Cô Giang Thị Trúc Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

Cụ thể, Việt Nam có độ mởcửa của nền kinh tế khá lớn và có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc nên dịch bệnh sẽ ảnhhưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam, tớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19 VỪA QUA

Lớp: 265 Nhóm: Chúng mình có nhau - 09 Giảng viên hướng dẫn: Cô Giang Thị Trúc Mai

Danh sách nhóm:

1 Nguyễn Khánh Linh 2312585010

2 Bùi Thị Kim Anh 2311585001

3 Trương Hoàng Minh 2312585014

4 Phan Ngọc Mai 2313585007

5 Nguyễn Mạnh Hào 2313585003

Trang 2

A LỜI MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ LÊN VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG _4 1.1 Cơ sở lý luận chung về nền kinh tế thị trường và quy luật giá trị 4 1.1.1 Khái quát về nền kinh tế thị trường _4 1.1.2 Các quan điểm khác C.Mác về giá trị của hàng hoá 6 1.1.3 Nội dung quy luật giá trị theo quan điểm Marx-Lenin _9 1.2 Tác động của quy luật giá trị _10 1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá 10 1.2.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động 10 1.2.3 Chọn lọc tự nhiên để phân hoá những sản xuất thành người giàu, người nghèo 11 CHƯƠNG 2 NHjNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VỚI NỀN KINH TẾ VIkT NAM TRONG THỜI Km DỊCH COVID 12 2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trước và trong giai đoạn đại dịch Covid-19 _12 2.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trước giai đoạn đại dịch Covid-19 _12 2.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19 _12 2.2 Biểu hiện và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ dịch covid-19 _17 2.2.1 Trong điều tiết sản xuất hàng hoá 17 2.2.2 Trong điều tiết lưu thông hàng hoá 18 2.2.3 Trong kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất 18 2.2.4 Chọn lọc tự nhiên để phân hoá những sản xuất thành người giàu, người nghèo 20 CHƯƠNG 3 NHjNG GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÓ HIkU QUẢ QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI _21 3.1 Cách vận dụng tốt quy luật giá trị vào phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới 21 3.2 Đề xuất giải pháp giảm hao phí lao động cá biệt, giá trị cá biệt để sinh lợi nhuận 21 3.2.1 Nhà nước 21 3.2.2 Doanh nghiệp _22 3.2.3 Người tiêu dùng _23

C KẾT LUẬN _24

Trang 4

và hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, qua đó tác động đến tăng trưởngkinh tế của Việt Nam và gián tiếp tác động đến tình hình ngân sách nhà nước Thế nên, khiđại dịch Covid-19 bùng nổ, không chỉ sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nước bị ảnh hưởng

mà xuất-nhập khẩu và quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khác cũng bị tác độngnặng nề

Ở Việt Nam, đại dịch đã gây ra những tác động xấu đến lạm phát; đến xuất, nhậpkhẩu; và thu ngân sách nhà nước Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII củaĐảng đã xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đại diện cho mô hình kinh

tế chung của Việt Nam trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế cơ hội sang nền kinh tế xã hộichủ nghĩa Mục tiêu của nó là đảm bảo sự tiến hóa theo hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu

"dân giàu, đất nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh," và thích ứng với mỗi giai đoạnphát triển của đất nước Trong bất kỳ tình huống nào, bao gồm cả hoạt động kinh doanhthông thường và đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt làtrong giai đoạn toàn dân đoàn kết chống lại đại dịch Covid-19, mục tiêu hàng đầu luôn là lợiích của nhân dân Trong điều này, việc duy trì việc sản xuất kinh doanh và đảm bảo tuân thủcác nguyên tắc của kinh tế thị trường để đạt được mục tiêu kép, tức là chống dịch và đảmbảo sự ổn định cho cuộc sống của nhân dân, cũng như khôi phục và phát triển kinh tế - xãhội, luôn được coi là một ưu tiên hàng đầu của quốc gia Trước bối cảnh đó, hiểu rõ các quyluật của nền kinh tế thị trường sẽ là “bước đệm” để ta có những giải pháp hiệu quả và tối ưu

Trang 5

nhất cho đất nước Một trong số những quy luật quan trọng và cơ bản nhất của kinh tế chínhtrị là quy luật giá trị Ở đâu có sự xuất hiện của sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đó có sựxuất hiện của quy luật giá trị Đặt trong một hoàn cảnh kinh tế là đại dịch 19, với chuỗi cungứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu khôngcòn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt

và hiệu quả, do vậy việc nghiên cứu cách vân hành, vai trò và tác động của quy luật giá trịđối với nền kinh tế của một quốc gia có thể giúp khắc phục những tồn tại đang gây cản trở

sự phát triển kinh tế và tìm ra những hướng đi mới nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông hànghoá

Chính vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài tiểu luận của mình là “Phân tích quy luật giá trị

và những tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn

1.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu thực trạng nền kinh tế Việt Nam trước và trong đại dịch qua GDP, chuỗicung ứng thương mại

Xác định, phân tích các tác động của quy luật giá trị trong đại dịch Covid- 19

Đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho thị trường với doanh nghiệp, Nhà nước vàngười tiêu dùng

4

Trang 6

2 Đối tượng nghiên cứu

Nền kinh tế Việt Nam thời kì COVID-19

Cơ sở lý luận chung về nền kinh tế thị trường và quy luật giá trị

1.1.1 Khái quát về nền kinh tế thị trường

a) Khái quát về nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế vận hành thông qua cơ chế của thị trường, tức có nghĩa các mối quan hệ kinh tế bao gồm sản xuất và trao đổi đều được đặt dưới thị trường, bị các quy luật của thị trường tác động và điều tiết Nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi bốn yếu tố chính:

Thứ nhất, sự đa dạng về các chủ thể kinh tế tham gia, bình đẳng về quyền và lợi ích.Thứ hai, nguồn nhân lực sẽ được quyết định bởi thị trường thông qua các hoạt động của các loại thị trường khác nhau

Trang 7

Kinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Trang 8

Thứ ba, lợi nhuận và các lợi ích kinh tế-xã hội khác là động lực trực tiếp của nền kinh

tế thị trường

Thứ tư, nền kinh tế thị trường giúp mở cửa, kết nối sâu với nền kinh tế quốc tếNền kinh tế thị trường đã giúp xã hội phát triển nền kinh tế rất hiệu quả khi đã:Thứ nhất, kích thích sự sáng tạo của người sản xuất, doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất

Thứ hai, gắn kết các chủ thể kinh tế, các vùng miền, cũng như tăng cường lợi thế quốc gia toàn vẹn

Thứ ba, nền kinh tế thị trường đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách triệt để để có thể tối đa lợi nhuận của mình

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng có những khuyết điểm nhất định

Thứ nhất, quy luật thị trường không phải lúc nào cũng có thể cân bằng, ổn định nên khủng hoảng luôn tiềm ẩn, có thể diễn ra với mọi nền kinh tế khác nhau

Thứ hai, không khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không tái tạo được khi chỉ tập trung vào lợi nhuận

Thứ ba, không khắc phục được xu hướng được hiện tượng phân hoá xã hội sâu sắc về nguồn lực, cơ hội

b) Về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam:

Để phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu cũng như tìm cho Việt Nam phù hợp với bản sắc dân tộc và hoà hợp với dòng chảy quốc tế, tại đại hội Đảng IX, Đảng đã chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Mục tiêu của nhà nước khi thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm thực hiện hai mục tiêu, vừa phát triển kinh tế vừa chăm lo cho đời sống của người dân

“Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa

xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”

Những đặc trưng khái quát của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm:

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tếchính trị 98% (60)

11

Trang 9

Đầu tiên, về sở hữu tư liệu sản xuất, nhà nước đã công nhận nguyên liệu tư hữu và công hữu sau đổi mới

Thứ hai, nền kinh tế sau đổi mới cấu từ nhiều thành phần với những chức năng cụ thể nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững

Thứ ba, phân phối các thành phẩm kinh tế sẽ dựa trên hiệu quả lao động, vốn bỏ ra Bên cạnh đó, vai trò của thị trường được trở thành đầu tiên trong việc quyết định kinh doanh,sau đó mới tới Nhà nước điều tiết lại

Thứ tư, khi thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tính sáng tạo, chủ động của người dân sẽ được phát triển, được đóng góp vào nền kinh tế với nhiều vaitrò khác nhau, Nhà nước sẽ nắm giữ vai trò giúp điều tiết nền kinh tế, hạn chế tiêu cực của

cơ chế thị trường, góp phần xây dựng một nền kinh tế vừa “chung” với bạn bè quốc tế vừa

“riêng” phù hợp với đất nước ta

1.1.2 Các quan điểm khác C.Mác về giá trị của hàng hoá

Bên cạnh C.Mác, lĩnh vực kinh tế chính trị đã ghi nhận không ít quan điểm khác vềquy luật giá trị

W.Petty

Một ví dụ tiêu biểu có thể nhắc đến là William Petty: ông là người đầu tiên đặt nềnmóng cho lý luận giá trị - lao động W.Petty đã chỉ ra được giá trị của vật được quyết địnhbởi một yếu tố quan trọng là sức lao động được bỏ ra để tạo thành nó - “đơn vị lao động”.Hơn nữa, theo ông, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là hao phí lao động trong điều kiệnbình thường với giá cả chính trị – là lao động chi phí trong điều kiện chính trị không thuậnlợi cũng có ý nghĩa to lớn

Adam Smith

Có thể nói lý thuyết giá trị – lao động của A.Smith có bước tiến đáng kể so vớiW.Petty Ông quan niệm rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động làthước đo cuối cùng của giá trị Ông đã phân chia ra sự khác nhau của giá trị sử dụng và giátrị trao đổi, đồng thời khẳng định giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi Khi phân tích giá

7

Trang 10

trị của sản phẩm, A.Smith lập luận rằng giá trị được biểu hiện ra ở giá trị trao đổi, tức làtrong mối quan hệ giữa số lượng với hàng hoá khác Ông cũng chỉ ra rằng trong một nền sảnxuất hàng hoá phát triển, giá trị được biểu hiện qua tiền

Ông viết: “Nếu giá cả của một loại hàng hoá nào đó phù hợp với những gì cần thiếtcho thanh toán về địa tô, trả lương cho công nhân và lợi nhuận cho tư bản được chi phí chokhai thác, chế biến và đưa ra thị trường thì có thể nói hàng hóa đó được bán theo giá cả tựnhiên Còn giá cả thực tế mà qua đó hàng hóa được bán gọi là giá cả Nó có thể cao hơn,thấp hơn hay trùng hợp với giá cả tự nhiên"

Tuy nhiên, lý thuyết giá trị – lao động của A.Smith còn có hạn chế Ông nêu lên 2định nghĩa: Thứ nhất, giá trị do lao động hao phí để sản xuất hàng hoá quyết định Lao động

là thước đo thực tế của mọi giá trị Với định nghĩa này, ông là người đứng vững trên cơ sở lýthuyết giá trị–lao động Thứ hai, ông cho rằng, giá trị là do lao động mà người ta có thể muađược bằng hàng hoá này quyết định Từ định nghĩa này, ông suy ra giá trị do lao động tạo rachỉ đúng trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn Còn trong nền kinh tế TBCN, giá trị do cácnguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền lương cộng với lợi nhuận và địa tô Ông cho rằng

“Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất

kỳ giá trị trao đổi nào” Tư tưởng này xa rời lý thuyết giá trị – lao động “Giá trị là do laođộng hao phí để sản xuất hàng hoá quyết định, lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị” Pierre-Joseph Proudhon

Trọng tâm lý luận giá trị của Proudhon là học thuyết về cái gọi là “giá trị cấu thành”hay “giá trị xác lập” Theo ông trong quá trình trao đổi trên thị trường sẽ diễn ra một sự lựachọn độc đáo về sản phẩm Một loạt hàng hóa được thực hiện sẽ trở thành giá trị là nhữnghàng hóa đã đi ra thị trường, đã được thử thách trên thị trường và được xã hội thừa nhận.Ngược lại những hàng hóa không được thị trường chấp nhận sẽ bị đẩy ra và không có giá trị

Từ đó ông cho rằng phải cấu thành hay xác lập giá trị hàng hóa, tức là phải làm thế nào chohàng hóa chắc chắn được thực hiện trước khi đưa vào lĩnh vực tiêu dùng Proudhon đã đưa

ra một ví dụ về hàng hóa cấu thành trước hết là vàng và bạc Vàng và bạc là hàng hóa đầutiên được cấu thành vì nó bao giờ cũng được thực hiện

Trang 11

Thực chất lý luận giá trị cấu thành là ở chỗ ông muốn gạt bỏ mâu thuẫn giữa giá trịhàng hóa và tiền tệ Từ đó ông chủ trương tổ chức trao đổi hàng hóa sao cho tất cả các hànghóa đề có thể được chấp nhận, nghĩa là mỗi hàng hóa đều có giá trị thực hiện Rõ ràng ôngmuốn bảo tồn nền sản xuất hàng hóa nhưng không mong có tiền Vì vậy, lý luận giá trị cấuthành đã gạt bỏ mâu thuẫn giữa hàng hóa và tiền tệ, xóa bỏ mâu thuẫn giữa lao động tư nhân

và lao động xã hội, xóa bỏ sự phát triển của các hình thái tiền tệ và sự phát triển các mâuthuẫn trong bản thân hàng hóa

Từ lý luận “giá trị cấu thành”, ông đi đến học thuyết về tín dụng Ông đã đưa ra mộtchương trình tổ chức trao đổi không có tiền bằng cách thiết lập ngân hàng nhân dân hayngân hàng trao đổi, phát hành một chứng khoán mà người sở hữu có thể dùng nó để đổi lấynhững thứ cần thiết khác, tiền bị thủ tiêu tiêu, hàng hóa được bán theo giá trị xác nhận.Chủ nghĩa tự do kinh tế (Neoliberal)

Chủ nghĩa tự do kinh tế cho rằng giá trị của hàng hóa và dịch vụ nên được xác địnhdựa vào sự lựa chọn tự do của các cá nhân, tức là theo các động lực của thị trường Một sốngười theo chủ nghĩa tự do kinh tế còn ủng hộ việc áp dụng các quy luật thị trường hoạtđộng ngay cả trong những lĩnh vực do chính phủ độc quyền, như an ninh và tòa án

Cổ điển Anh

Khi bàn về nguồn gốc của giá trị hàng hóa, lần đầu tiên trong lịch sử họ đã biết đếnnguồn gốc của giá trị chính là do lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa đó quyết định Laođộng là thước đo thực tế của mọi giá trị

Đến cuối cùng D.Ricardo đã phân biệt được lao động cá biệt, lao động xã hội quyếtđịnh giá trị hàng hóa Xem xét đến lượng giá trị hàng hóa, ông nói: “trừ một số hàng hóa quý

và hiếm còn đại bộ phận lượng giá trị hàng hóa đc đo lường bằng thời gian lao động và năngsuất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lao động” Vậy lượng giá trị hàng hóa là dothời gian lao động cần thiết quyết định

Jean Baptiste Say

9

Trang 12

Jean Baptiste Say là người ủng hộ lý thuyết giá trị - ích lợi Nguyên lý giá trị ích lợicủa J.B.Say đối lập hoàn toàn với trường phái cổ điển Anh khi cho rằng sản xuất tạo ra giátrị sử dụng, giá trị sử dụng truyền giá trị cho các vật Giá trị là thước đo tính hữu dụng Ông

ta không phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị do đó che đậy bản chất và đặc thù xã hộicủa giá trị J.B.Say cho rằng giá trị càng cao thì tính hữu dụng càng lớn

Ngay trong lí luận này, Say lại tự mâu thuẫn với chính mình: ở một chỗ khác, ông chorằng quan hệ cung-cầu cũng quyết định giá trị Ông nói thước đo giá trị của hàng hóa bằng

số lượng các đồ vật mà ng khác đồng ý đưa ra để đổi lấy hàng hóa nói trên

1.1.3 Nội dung quy luật giá trị theo quan điểm Marx-Lenin

Theo C.Mác sản xuất hàng hoá chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quyluật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ… Nhưng vai trò cơ sở cho sự chiphối nền sản xuất hàng hoá thuộc về quy luật giá trị

Quy luật giá trị là một quy luật trong rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền thị trường

và ở đâu có hoạt động trao đổi hàng hóa thì sẽ có sự hoạt động của quy luật giá trị

Để một nền kinh tế có thể bền vững, quy luật giá trị phải được áp dụng vào cácphương diện sản xuất và trao đổi hàng hóa, cụ thể là:

Trong sản xuất, người sản xuất muốn hàng hoá được xã hội công nhận và bán đượcsản phẩm thì phải điều chỉnh mức hao phí lao động cá biệt xuống bằng hoặc thấp hơn haophí xã hội cần thiết

Trong phương diện trao đổi hàng hoá, giá trị hàng hoá phải dựa trên giá trị xã hội,không được lấy giá trị cá biệt làm cơ sở và phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá.Những yêu cầu trên của quy luật giá trị là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo sự công bằngtrong trao đổi và sản xuất, sự bình đẳng giữa người mua và người

bán

Tác dụng cũng như là hoạt động của quy luật giá trị thể hiện qua sự thay đổi củagiá cả xoay quanh giá trị dưới sự tác động của quy luật cung - cầu Giá cả thị trường và quy

Trang 13

luật giá trị thể hiện thông qua lẫn nhau, khi giá cả thay đổi thì đó chính là cơ chế tác độngcủa quy luật giá trị và sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự lên xuốngcủa giá cả thị trường.

Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường

Trong sự vận động của nền kinh tế trao đổi hàng hoá, quy luật giá trị có những tácđộng như sau đến với sự vận động

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

Điều tiết chính là phân phối, điều khiển, đối lưu dòng hàng của các ngành kinh tế,lĩnh vực sản xuất khác nhau và dưới sự tác động của quy luật giá trị thì giá cả của mọi mặthàng đều chịu sự ảnh hưởng của cán cân cung - cầu:

Nếu cung lớn hơn cầu : Khi đó nguồn cung sẽ lớn hơn nhu cầu mua của người tiêudùng, của cải sẽ dư thừa, giá cả thị trường sẽ giảm xuống Lúc này người sản xuất nên thuhẹp quy mô sản xuất, đổi mới mặt hàng, sản xuất các hàng hoá của ngành hàng có giá trị caohơn

Nếu cung bé hơn cầu: Khi đó nguồn cung sẽ nhỏ hơn nhu cầu mua của người tiêudùng, hàng hoá eo hẹp, giá cả thị trường sẽ tăng lên Lúc này nền thị trường sẽ được thúcđẩy phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, nhiều người sẽ gia nhập ngành hàng này, tư liệusản xuất sẽ được điều hướng về ngành hàng này nhiều hơn, sau đó nguồn cung sẽ tăng lên,cán cân cung - cầu sẽ được điều chỉnh và giá cả thị trường cũng sẽ thay đổi

Nếu cung bằng cầu: Khi đó nguồn cung hàng hóa đưa ra sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thịtrường, trường hợp này tuy hiếm nhưng khi thật sự xảy ra sẽ đảm bảo sự tồn tại của một nềnkinh tế ổn định, ngành hàng vẫn sẽ ổn định, tiếp tục phát triển về thâm niên, chất lượng hànghoá để có thể giữ vững cán cân cung - cầu

Dưới mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá trị thấp sẽ chảy đến nơi

có nhu cầu hàng hoá cao hơn để có thể cân bằng nguồn cung cầu hàng hoá giữa các vùng,phân phối lại thu nhập của các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường

11

Trang 14

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá được trao đổi với giá trị xã hội nên nếu mộtngười sản xuất có giá trị cá biệt thấp thì khi tung hàng ra thị trường sẽ được nhiều lợi nhuậnhơn Đối lập với điều đó, khi sản xuất một mặt hàng có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội,người sản xuất khi đưa mặt hàng vào trao đổi, buôn bán sẽ bị thua lỗ và phải tự mình điềuchỉnh sao cho giá trị cá biệt phù hợp với giá trị xã hội.

Ngày nay, để có thể giảm giá trị cá biệt, các nhà tư bản đầu tư vào máy móc, pháttriển kỹ thuật, các phương hướng sản xuất để rồi từ đó nâng cao năng suất của quá trình sảnxuất Và kết quả là, năng suất nâng cao, giá thành giảm xuống, lực lượng sản xuất ngày càngphát triển

Chính nhờ tác động về phương diện khoa học kĩ thuật này của quy luật giá trị đãthúc đẩy xã hội phát triển về mặt nhân lực, thị trường Thông qua những sự cải tiến kỹ thuật,chất lượng sản phẩm của nền kinh tế thị trường ngày càng tăng cao, điều này khiến chonhững doanh nghiệp có cách sản xuất cũ bị lạc hậu, sản phẩm không được đón nhận để rồichính họ bắt buộc phải đổi mới, phải tiếp nhận những tiến bộ khoa học

Chọn lọc tự nhiên để phân hoá những sản xuất thành người giàu, ngườinghèo

Quy luật giá trị là một quy luật của nền kinh tế thị trường và chính sự tồn tại tựnhiên của quy luật này đã thúc đẩy sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội Trong sản xuất, sẽ luôn

có những nhà đầu tư nắm bắt được diễn biến thị trường, lựa chọn được nguồn tư liệu sảnxuất với giá thành hợp lý hơn và chính họ sẽ tối ưu được giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xãhội, thu lại được nhiều lợi nhuận để rồi nâng chính họ lên thành giai cấp có tiền trong xã hội.Ngược lại, có những người sản xuất gặp những khó khăn tài chính, hạn chế nguồn lực, trình

độ kỹ thuật yếu kém, sẽ bị loại trừ, làm ăn thua lỗ để rồi thể hiện sự phân loại giai cấptrong chọn lọc tự nhiên Chính quy luật giá trị đã phân bố các giai cấp trong xã hội hiện đại,người giàu tìm kiếm cách để phát tài, trở nên giàu hơn hoặc làm ăn thua lỗ, trở thành giaicấp làm công trong xã hội

Trang 15

NHjNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ VỚI NỀN KINH TẾVIkT NAM TRONG THỜI Km DỊCH COVID

Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trước và trong giai đoạn đại dịch Covid-19Tình hình kinh tế Việt Nam trước giai đoạn đại dịch Covid-19

Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới (độ mở của Việt Nam caogấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc), song mức độ tham gia của Việt Nam vàocác chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực còn hạn chế và thấp hơn nhiều so với các nước cùngkhối ASEAN Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4

tỷ USD (năm 2018) thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng, xếp thứ 53 trong số 174quốc gia, chưa bằng 1/4 của Philippines với 84,8 tỷ USD (xếp thứ 34) Theo Báo cáo pháttriển thế giới (WDR) năm 2020, mức độ tham gia của Việt Nam hiện đang ở cấp độ “chếbiến chế tạo mức hạn chế” và cần cải thiện sự tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu đểnâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19

Chuỗi cung ứng thương mại:

Thứ nhất, gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực dẫn đến sản xuất, kinh doanh ở ViệtNam bị trì trệ Nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng nhập khẩu phục vụ các lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh của Việt Nam hầu hết từ Trung Quốc Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ,nền kinh tế Trung Quốc bị tê liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam cũng từ đó

mà trở nên suy yếu Trong đó, ngành công nghiệp điện - điện tử là ngành có kim ngạch xuấtnhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc Việc nguồn cung ứng đầu vào phục vụsản xuất bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trongnước, dẫn đến tăng chi phí sản xuất trong khi lợi nhuận giảm Các ngành sản xuất khác cónguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày, dệt may cũng gặp khó khăn

“kép”, cả nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm Số lượng doanhnghiệp mới thành lập cũng giảm ở hầu hết các lĩnh vực, mức giảm mạnh nhất bao gồm các

13

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN