1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ tư bảo vệ quyền sở hữu những quy định chung về luật dân sự tài sản và thừa kế

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ Quyền Sở Hữu
Tác giả Nguyễn Thọ Huy, Lê Anh Thư, Nguyễn Khoa Nhất Minh, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Huỳnh Thủy Tiên, Lê Hồng Văn, Hồ Lê Phúc Thịnh, Nguyễn Hà Yến Nhi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Trường học Khoa Các Chương trình đào tạo đặc biệt
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Buổi Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

- Trâu không phải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.- Căn cứ vào khoản 2 Điều 106 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Quyền sởhữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng

Trang 1

Khoa Các Chương trình đào tạo đặc biệtLớp Chất lượng cao Dân sự - Thương mại – Quốc tế 46(F)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯBẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

Giảng viên: ThS Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế Nhóm: 06

Thành Viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2022

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của

Đại học Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức 2018, Chương IV;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự ViệtNam, Nxb Đại học quốc gia 2007, tr.112 đến 113; 116 đến 120; 144 đến 149; 149

đến 150;- Đỗ Thành Công, “Quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứpháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;

- Đỗ Văn Đại - Lương Văn Lắm, “Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác trongpháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (59) 2010

Trang 3

VẤN ĐỀ 1ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA*Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm, số 123/2006/DS-GĐT, ngày 30/05/2006của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tàisản”:

Ông Triệu Tiến Tài và ông Hà Văn Thơ cùng tranh chấp một con trâu mẹ và mộtcon nghé Căn cứ vào lời khai của ba nhân chứng là anh Phúc, anh Chu, anh Bảo và kết quả giám định của cơ quan chuyên môn về vật nuôi, đủ cơ sở cho thấy con trâu mẹ và con nghé là của ông Tài Tòa án sơ thẩm xác định ông Thơ là người chiếm hữu sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật và ông Thơ phải đền tiền cả 2con Tòa phúc thẩm nhận định hai con trâu của ông Tài là đúng nhưng do ông Dòn đang giữ con trâu mẹ nên chỉ định ông Thơ bồi thường cho ông Tài tiền của con nghé còn tiền con trâu mẹ thì buộc ông Thơ trả là không đúng pháp luật Sau đó ông Tài khiếu nại tòa chưa giải quyết triệt để và yêu cầu tòa có thẩm quyền giải quyết Tòa chấp nhận kháng nghị và hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại

1.1 Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?

- Trâu là động sản- Vì căn cứ vào Điều 107 Bộ luật dân sự 2015 quy định1 Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật

2 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.Do đó, trâu không thuộc vào khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015 mà thuộckhoản 2 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015 nên trâu là động sản

1.2 Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?

- Trâu không phải là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.- Căn cứ vào khoản 2 Điều 106 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Quyền sởhữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp

2

Trang 4

pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác" Do đó, trâu là động sản nênkhông phải đăng ký quyền sở hữu.

1.3 Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữucủa ông Tài?

Đoạn của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu củaông Tài: “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (Bút lục 06, 07, 08), lờikhai của các nhân chứng là anh Phúc (Bút lục 19), anh Chu (Bút lục 20), anhBảo (Bút lục 22) và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giámđịnh ngày 16/08/2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôingày 17/08/2004, biên bản giải biên bản kết quả giám định trâu ngày20/08/2004), (Bút lục 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màuđen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé được khoảng 3 thángtuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài Ông Thơ là ngườichiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật."

1.4 Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnhcótranh chấp trên?

- Khoản 1 Điều 179 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm chiếmhữu như sau: "Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản."

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 179 Bộ luật dân sự 2015, ông Dòn là người đangchiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên

1.5 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luậtkhông? Vì sao?

- Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn là không căn cứ phápluật

- Căn cứ khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 quy định:1 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợpsau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

Trang 5

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phùhợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai làchủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắmphù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của phápluật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạcphù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của phápluật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.Như vậy, việc chiếm hữu của ông Dòn không nằm trong khoản 1 Điều 165Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật nên thuộcvề khoản 2 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 – chiếm hữu không có căn cứ phápluật

1.6 Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơsởpháp lý khi trả lời.

- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc chiếm hữutài sản không có căn cứ pháp luật trong trường hợp người chiếm hữu không biếtvà không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật

- Như vậy, hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật chỉ được coilà ngay tình nếu có đủ cả 2 điều kiện: KHÔNG BIẾT và KHÔNG THẾ BIẾTviệc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật

- Ví dụ: C mua của B một chiếc máy vi tính mà không biết chiếc máy đó là Btrộm cắp của A Trong trường hợp này C chiếm hữu chiếc máy tính đó bị coi làkhông có căn cứ pháp luật nhưng được coi là ngay tình vì C không biết tài sảnđó là B trộm cắp, đồng thời vì chiếc máy vi tính là một tài sản không phải đăngký quyền sở hữu nên C không thể biết chiếc máy vi tính đó có phải của B haykhông

- Theo Điều 180 BLDS 2015, “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu màngười chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đangchiếm hữu"

1.7 Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tìnhkhông? Vì sao?

4

Trang 6

Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình Vì ôngDòn KHÔNG BIẾT và KHÔNG THẾ BIẾT con trâu đó là tài sản trộm cắp haykhông Đồng thời vì con trâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nênông không thể biết và pháp luật cũng không buộc phải biết con trâu đó là tài sảncủa ông Tài, chỉ biết là trao đổi với ông Thi.

Trang 7

1.8 Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tàisản trong BLDS?

- Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đãthực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng(có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần) Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà đất

- Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từbên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào Hợp đồng khôngcó đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân,tương ái giữa các chủ thể Ví dụ: hợp đồng tặng cho

1.9 Ông Dòn có được con trâu thông quan giao dịch có đền bù hay không cóđền bù? Vì sao?

Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù Vì ông Dòn cóđược con trâu là do trao đổi với ông Thi con trâu cái sổi (mỗi bên sau khi đãthực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tươngxứng)

1.10 Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chícủa ông Tài không?

Trâu có tranh chấp là bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài Vì không có căncứ nào cho rằng ông Tài từ bỏ quyền sở hữu con trâu mẹ và con nghé, hàngtháng ông vẫn lên xem Khi ông Thơ dắt trâu mẹ và nghé con qua nhà ông Tàithì ông Tài nhận ra trâu, nghé của mình và nói với ông Thơ nhưng ông Thơ vẫndắt trâu về sau đó bán cho ông Thi và được đổi cho ông Dòn Điều đó chứng tỏông Tài không mong muốn sự việc xảy ra Như vậy, con trâu có tranh chấp cóthể bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm giữ ngoài ý chí của ông Tài

1.11 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ôngDòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn.Đoạn cho thấy quyết định của tòa: Căn cứ vào lời khai của ông Tài, lời khai củacác nhân chứng là anh Phúc, anh Chu, anh Bảo và kết quả giám định con trâu đangtranh chấp, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi, biên bản diễngiải và biên bản kết quả giám định thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4

6

Trang 8

năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi làthuộc quyền sở hữu hợp lý pháp của ông Tài.

1.12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa ánnhân dân tối cao.

Dựa vào các tài liệu chứng cứ Tòa án đã xác định cả hai con trâu là tài sản củaông Tài, ông Thơ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và buộc ông Thơphải trả lại theo quy định pháp luật là hợp lý

1.13 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành cóquy định nào bảo vệ ông Tài không?

Vì ông Dòn chiếm hữu ngay tình, sở hữu tài sản không có căn cứ pháp luật khimua nó từ ông Thơ người cũng không có căn cứ pháp luật với con trâu theo tòa.Trâu là động sản không đăng ký quyền sở hữu nên sẽ áp dụng Điều 167 BLDS2015, ông Tài được bảo vệ quyền đòi trâu từ ông Dòn

1.14 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướngôngTài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết địnhcho câu trả lời?

Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã hướng ông Tài đượcquyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu

Đoạn trong Quyết định cho câu trả lời: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa áncấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ và xác định con trâutranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếmhữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con trâu và con nghécho ông Tài là có căn cứ pháp luật."

1.15 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa ánnhân dân tối cao.

Theo tôi, hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợplý, đảm bảo được lợi ích của ông Tài

Trang 9

VẤN ĐỀ 2ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA*Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm, số 07/2018/DS-GĐT, ngày 09-05-2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranhchấp quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất”

Vụ việc xuất phát từ việc cụ Lê Thị Như M mua đất đang tranh chấp, sau đócụ sang Pháp, chuyển nhượng cho con gái là bà Nguyễn Thị Thanh T, bà T sangPháp lại chuyển nhượng cho bạn thân là bà X (nguyên đơn) và theo nhận địnhcủa Tòa án thì toàn bộ phần đất này thuộc quyền sử dụng của bà X Tuy bàNguyễn Thị N (bị đơn) không còn quản lý mảnh đất này từ khi nó được chuyểnnhượng lại nhưng việc bà N sinh sống ở ngôi nhà nằm trên mảnh đất của bà Xvà nộp thuế theo quy định đã bị bà X khởi kiện để đòi lại phần tài sản của mình.Ở đây, Tòa hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, bảo vệ quyền lợi nguyênđơn và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh B xét xử lại theo thủ tục sơthẩm

2.1 Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đấtcó tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngaytình?

Đoạn 2 ở phần nhận định của Tòa án có nêu: “ Như vậy, căn cứ vào nộidung trình bày của bà T và các giấy tờ có liên quan thì toàn bộ diện tích đấttranh chấp thuộc quyền sử dụng của bà X"

Đoạn 5 ở phần nhận định của Tòa án có nêu: “ Căn cứ quy định tại khoản 2Điều 138 và Điều 258 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì các giao dịch chuyểnnhượng và tặng cho đất của ông M, chị L, ông Đ, bà T là các giao dịch củangười thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ"

2.2 Theo quyết định (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và năm 2015), chủ sởhữubất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao chongười thứ ba ngay tình?

- Theo Bộ luật Dân sự năm 2005:

+ Khoản 2 Điều 169 quy định:Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối vớitài sản của mình Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào cóhành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị ngườikhác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật

8

Trang 10

+ Điều 258 quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữuhoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình:

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất độngsản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản nàythông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người nàykhông phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy sửa

- Theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

+ Điều 164 quy định biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tàisản:

1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ,ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng nhữngbiện pháp không trái với quy định của pháp luật

2 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòaán, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạmquyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiệnquyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại

+ Điều 168 quy định quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặcbất động sản từ người chiếm hữu ngay tình như sau:

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất độngsản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều133 của Bộ luật này

2.3 Để bảo vệ bà X, theo Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án phải xác định tráchnhiệm của bà N như thế nào đối với bà X?

Tòa án cấp phúc thẩm không áp dụng các điều luật nêu trên để công nhậndiện tích đất cho bà L, ông Đ, bà T mà buộc bà N trả cho nguyên đơn 914m² đấttrong đó có 744m² đất bà L đứng tên và 170,9m² đất ông Đ, bà T đứng tên làkhông đúng Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân tối cao buộc bà N trả bằnggiá trị quyền sử dụng diện tích 914m² đất là 1.254.400.000 đồng cho nguyênđơn mới phù hợp

2.4 Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy địnhtrong Bộ luật Dân sự chưa?

Trang 11

Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã quy định trongBLDS 2015 Cụ thể áp dụng luật lệ như sau:

+ Điều 167: Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từngười chiếm hữu ngay tình “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phảiđăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp ngườichiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đềnbù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợpđồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấycắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”

+ Điều 168: Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bấtđộng sản từ người chiếm hữu ngay tình “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phảiđăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này”

2.5 Theo anh/chị, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao (trong câu hỏitrên) có thuyết phục không? Vì sao?

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao (trong câu hỏi trên) là chưahoàn toàn thuyết phục

Bởi vì, mặc dù đồng ý rằng bà T đã chuyển nhượng quyền thừa kẽ nhà đất(đất tranh chấp) cho bà X và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Dođó, Tòa buộc bà N phải trả cho bà X giá trị đất 1.254.400.000 đồng Tuynhiên, ta thấy bà N là người quản lý phần đất tranh chấp này và nộp thuế theoquy định, còn bà X dù là chủ sở hữu mảnh đất nhưng chưa từng hoàn thànhtrách nhiệm đối với mảnh đất nên ở đây có chút bất công đối với bị đơn vì Tòakhông nghĩ đến công lao của bị đơn trong việc quản lý tài sản cho nguyên đơn.Bên cạnh đó, Tòa án đã khẳng định bà N là người thứ ba ngay tình trong giaodịch dân sự và theo khoản 3 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếugiao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điềunày nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịchđược xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thườngthiệt hại

Nhưng ở đây, Tòa đã bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn bằng cách để bà N làbị đơn phải một mình bồi thường tài sản, mặc dù tài sản này có được bị đơntặng cho những người khác có liên quan Vậy sẽ không đảm bảo được quyền lợicủa người thứ ba ngay tình trong việc hoàn trả lại những chi phí hợp lý chonguyên đơn

10

Ngày đăng: 20/09/2024, 17:58