1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN

170 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Môi Trường của Dự Án Bổ Sung Cơ Sở Vật Chất Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thpt Huyện Điện Biên
Tác giả Công Ty Tnhh An Hưng
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Bảo Vệ Môi Trường
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Điện Biên
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 12,84 MB

Nội dung

Bổ sung cơ sở vật chất trường học, các phòng ở nội trú cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị địn

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-& -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN

CÔNG TY TNHH AN HƯNG

ĐIỆN BIÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điện Biên, Tháng năm 2023

Trang 2

1.1 Thông tin chung về dự án 3

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: 3

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 4

3.2 Các bước lập báo cáo ĐTM 11

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 12

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 13

Trang 3

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 17

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 17

5.4.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường 19

5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại 19

5.4.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm, tác động khác 20

5.4.5 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 20

5.4.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 21

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: 21

5.5.1 Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 21

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 23

1.4.3 Danh mục máy móc phục vụ thi công dự án 38

1.4.4 Phân chia gói thầu và các giải pháp, công trình bảo vệ môi trường ở từng gói thầu cụ thể 38

1.5 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 39

1.5.1 Tiến độ, vốn đầu tư 39

1.5.2 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 39

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 40

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 40

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

Trang 4

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Điện Biên 44

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thanh Xương: 47

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 492.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 49

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 65

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 65

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 66

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 68

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 68

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 108

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 113

3.3.1 Phương án tổ chức thực hiện 113

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 114

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 118

3.4.1 Về mức độ chi tiết của các đánh giá 118

3.4.2 Về độ tin cậy của các đánh giá 118

Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 1214.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 121

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 129

Chương 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 131

Trang 5

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 131

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ĐTM Đánh giá tác động môi trường NĐ-CP Nghị định Chính phủ

CPĐD Cấp phối đá dăm

BTCT Bê tông cốt thép

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

Bảng 1 Danh sách thành viên tham gia thực hiện lập ĐT 12

Bảng 2 Chi tiết diện tích chiếm dụng đất của dự án 15

Bảng 3 Chương trình giám sát môi trường của Chủ dự án 22

Bảng 1 1 Hiện trạng sử dụng đất của dự án 23

Bảng 1 2 Bảng thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án 24

Bảng 1 3 Công tác đào, đắp, điều phối đào đắp và đổ thải 28

Bảng 1 4 Thông số bãi thải của dự án 28

Bảng 1 5 Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho thi công xây dựng 30

Bảng 1 6 Nhiên liệu diesel sử dụng cho dự án 31

Bảng 1 7 Danh mục máy mục phục vụ thi công dự án 38

Bảng 1 8 Tổng mức đầu tư dự án (theo QĐ phê duyệt chủ trương đầu tư) 39

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng (0C) 42

Bảng 2.2 Độ ẩm không khí theo tháng tại các năm (%) 43

Bảng 2.3 Lượng mưa trung bình tháng (mm) 44

Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu khu vực thực hiện Dự án 57

Bảng 2.5 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí 59

Bảng 2.6 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt 60

Bảng 2.7 Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm 62

Bảng 2.8 Kết quả quan trắc môi trường đất 64

Bảng 3 1 Nguồn tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 68

Bảng 3 22 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 82

Bảng 3 34 Mức rung của các phương tiện thi công (dB) 88

Bảng 3 45 Dự kiến chi phí thu hồi GPMB 98

Bảng 3 56 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động 101

Bảng 3 6 Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 119

Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 121

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên năm học 2020-2021 có 350 học sinh với 10 lớp Theo Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư, cải tạo, mở rộng quy mô các trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2018-2025, trường tăng quy mô lên 630 học sinh Hiện nay, trường có 36 phòng nội trú, tuy nhiên hạng mục nhà ký túc xá (cấp IV- 3 phòng) được xây dựng từ năm 1994 đã xuống cấp nghiêm trọng, do đó không đảm bảo số lượng phòng và diện tích sử dụng phòng nội trú theo tiêu chuẩn Diện tích đất của trường hiện tại là 8.924m2 là tương đối chật hẹp, không đảm bảo để đầu tư các cơ sở vật chất đủ để đáp ứng nhu cầu với số lượng học sinh và giáo viên theo lộ trình đến năm 2025 Vì vậy cần mở rộng mặt bằng trường bằng cách thu hồi khoảng 2ha đất trồng lúa 2 vụ của người dân ở vị trí hướng Đông Nam của trường để mở rộng quy hoạch trường đến năm 2025 và xây mới 18 phòng ký túc xá và một số hạng mục phụ trợ khác

Dự án được đầu tư xây dựng nhằm mở rộng diện tích khuôn viên trường, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của 65 cán bộ ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và hơn 630 học sinh theo quy mô định hướng đến năm học 2025 (Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh Điện Biên) Bổ sung cơ sở vật chất trường học, các phòng ở nội trú cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 về việc hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH An Hưng Điện Biên thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án Báo cáo là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của chủ dự án đồng thời là căn cứ để chủ dự án áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án

Loại dự án: Dự án nâng cấp, bổ sung hạng mục mới Nhóm dự án: Dự án nhóm C

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án:

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Ủy

ban nhân dân tỉnh - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự

Trang 9

án: Ủy ban nhân dân tỉnh

Dự án Bổ sung cơ sở vật chất Trường PTDTNT huyện Điện Biên đã

được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 16/8/2021của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Việc đầu tư dự án phù hợp với: Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Dự án đã được xác định trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Điện Biên được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2018; UBND huyện Điện Biên đã có Văn bản 1495/UBND-TNMT ngày 05/8/2021 V/v nhất trí chủ trương giao đất thực hiện dự án bổ sung cơ sở vật chất trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên, theo đó UBND huyện Điện Biên nhất trí chủ trương mở rộng diện tích đất cho Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên (ngoài diện tích hiện có) là 20.468 m2 (đất chuyên trồng lúa nước) tại Bản Bánh, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (liền kề khu đất của trường hiện hữu)

Dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục đầu tư tại Nghị quyết số 217/NQ-HĐND ngày 27/4/2021 thông qua Báo cáo dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Điện Biên, thuộc danh mục dự kiến đầu tư tại Báo cáo số 140/BC-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh Điện Biên về việc báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tỉnh Điện Biên

Các quy hoạch và dự án khác có liên quan: Phạm vi thực hiện dự án hiện là đất chuyên trồng lúa nước, liên kề khu đất của trường hiện hữu Trong phạm vi thực hiện dự án Bổ sung CSVC trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên không có dự án hay quy hoạch nào đang thực hiện Vì vậy, việc thực hiện dự án hoàn toàn độc lập và không ảnh hưởng lẫn nhau với bất kỳ dự án nào khác

1.4 Phạm vi ĐTM của Dự án

- Phạm vi không gian:

Dự án: Bổ sung cơ sở vật chất trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện nằm trong khuôn viên hiện tại và mở rộng một phần lân cận để đáp ứng yêu cầu nâng quy mô giáo dục của Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên, tổng diện tích sử dụng đất (cho dự án nâng cấp) là 20.468 m2 đất hiện tại đang là đất trồng lúa nước 2 vụ, khu đất có vị trí địa lý như sau

- Phía Bắc giáp khu dân cư;

Trang 10

- Phía Đông giáp khu dân cư và ruộng; - Phía Nam giáp khu dân cư và ruộng; - Phía Tây giáp đường

Địa điểm thực hiện Dự án: tại Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin

- Kế hoạch số 2939/KH-UBND ngày 08/10/2019 của UBND tỉnh Điện Biên kê hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn chất thải nguy hại có số lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp hơn 600 kg/năm chủ nguồn thải chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Điện Biên

❖ Về lĩnh vực xây dựng

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014; Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019; - Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Trang 11

- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ "Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng";

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP Ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;

- Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của UBND tỉnh về Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, cây trồng vật nuôi trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Văn bản số 4339/UBND-KTN ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý đất san lấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên và Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/5/2022 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;

- Văn bản số 551/STNMT-KS ngày 01/4/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Đá, cát, sỏi, đất san lấp) trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Văn bản số 1291/SXD-KT&VLXD ngày 05/7/2022 của Sở Xây dựng về việc quản lý, sử dụng vật liệu đất đắp, đất san lấp các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Trang 12

- Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy định mức trích, tỷ lệ phân chia kinh phí, nội dung chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/09/2017 của BTNMT quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;

- Nghị quyết số 19/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024;

- Quyết định số 53/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành bảng giá đất và quy định áp dụng bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024

Trang 13

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ sửa đổi điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

❖ Về lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/06/2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

❖ Về lĩnh vực Bảo vệ sức khỏe

Trang 14

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động

- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức cho phép tiếng ồn tại nơi làm viêc

- Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế, Quy định quy chuẩn quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

❖ Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng không khí

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

❖ Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

❖ Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước

QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt

❖ Tiêu chuẩn liên quan đến tài nguyên đất

QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất

❖ Tiêu chuẩn khác

Trang 15

- QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2 Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Dự án đã được xác định trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Điện Biên được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2018; đề nghị Chủ đầu tư phối hợp với UBND huyện Điện Biên cập nhật bổ sung trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Điện Biên

Dự án có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Điện Biên, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1787/QĐ-UBND ngày 30/9/2021;

- Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bổ sung cơ sở vật chất Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Thuyết minh thiết kế cơ sở Dự án Bổ sung cơ sở vật chất Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

- Thuyết minh BCNCKT Dự án Bổ sung cơ sở vật chất Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

- Hệ thống bản vẽ của dự án (bình đồ tổng thể, sơ đồ vị trí bãi đổ thải, sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc môi trường nền, hiện trạng sử dụng đất)

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM của Dự án Bổ sung Cơ sở vật chất trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên do Sở Giáo dục và Đào tạo (chủ đầu tư) phối

hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH An Hưng Điện Biên thực hiện

- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH An Hưng Điện Biên

Đại diện: Ông Phạm Hữu Dược - Giám đốc Địa chỉ: Số nhà 606 - Tổ dân phố 1 - Phường Tân Thanh - TP Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên

Trang 16

Tel: 0912.807.865

- Đơn vị phối hợp thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu:

Công ty TNHH tư vấn và công nghệ Môi trường xanh Đại diện: Ông Lương Văn Ninh - Giám đốc

Địa chỉ phòng thí nghiệm: Ô DV-04, Lô số 25, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Đã đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực: Quan trắc môi trường (Chi tiết phương pháp thử, giới hạn phát hiện của các thông số được chứng nhận kèm theo Quyết định số: 144/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Số đăng ký VIMCERT276/TN-QTMT

3.2 Các bước lập báo cáo ĐTM

Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của Dự án được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận và nghiên cứu: thuyết minh, hồ sơ thiết kế, báo cáo khảo sát địa hình địa chất, các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư

- Bước 2: Xác định sơ bộ nguồn tác động chính, đối tượng chịu ảnh hưởng làm cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo;

- Bước 3: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án; tổ chức nhân lực - vật lực để thực hiện;

- Bước 4: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án;

- Bước 5: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động; phân tích các nguồn, đối tượng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro, sự cố; Đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường;

- Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án;

- Bước 7: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường; - Bước 8: Lập dự toán kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường; - Bước 9: Tổng hợp viết báo cáo ĐTM của Dự án;

- Bước 10: Hội thảo sửa chữa giữa Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn để thống nhất nội dung báo cáo;

- Bước 11: Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư cùng với UBND và đại diện

Trang 17

các tổ chức xã hội của địa phương; - Bước 12: Hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo theo nội dung tham vấn và trình thẩm định báo cáo ĐTM

* Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM:

Bảng 1 Danh sách thành viên tham gia thực hiện lập ĐTM

TT Họ và tên Chức vụ Nội dung phụ trách Chữ ký Công ty TNHH An Hưng Điện Biên

cáo ĐTM

Thúy

KS Thủy văn - Môi trường

Quản lý chung công tác lập báo cáo ĐTM

Môi trường

Tham gia khảo sát hiện trạng, viết chương 1, 3 và lập báo cáo tổng hợp

Ngọc

CN Khoa học môi trường

Tham gia khảo sát hiện trạng viết mở đầu, chương 4 và kết luận

Thắng

KS Kỹ thuật môi trường

Tham gia khảo sát hiện trạng, tham vấn cộng

đồng, viết chương 5

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia, trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu đánh giá sơ bộ tác động do dự án đối với một số yếu tố môi trường như môi trường sinh thái, môi trường kinh tế, xã hội

- Phương pháp mô hình hóa: Được sử dụng để tính toán nhanh tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải,

Trang 18

nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm chủ yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 của báo cáo

- Phương pháp lập bảng kiểm tra: Phương pháp này được sử dụng trong việc đưa ra bảng thống kê các hoạt động gây tiêu cực đến thông số môi trường Áp dụng tại chương 3 của báo cáo ĐTM: tổng hợp các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công cũng như vận hành

- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh với các dự án khác có quy mô tương tự, so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất, nước, không khí áp dụng trong Chương 3 của báo cáo

- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu và khí tượng thủy văn, địa hình và địa chất, tài nguyên sinh vật và thu thập thông tin về thu hút đầu tư và công tác BVMT Phương pháp này được áp dụng tại Mục 2.1 và Mục 2.2, Chương 2

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Quá trình thực hiện ĐTM, Đơn vị tư vấn, đã tiến hành khảo sát thực địa xung quanh khu vực thực hiện Dự án Phương pháp này được áp dụng tại Chương 2, chương 3

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Theo “Hướng dẫn chung về thực hiện ĐTM” của Cục thẩm định - Bộ Tài nguyên và Môi trường, bản chất của phương pháp này là quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác lập ĐTM Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc với lãnh đạo và đại diện nhân dân địa phương xung quanh khu vực thực hiện Dự án Kết quả phương pháp này được sử dụng tại Chương 2, Chương 5 của Báo cáo

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng những tư liệu, số liệu sẵn có của các công trình khác để dẫn chứng hoặc biện minh cho những vấn đề liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường Phương pháp được sử dụng trong Chương 3 của báo cáo để đánh giá các tác động không có số liệu cụ thể để đánh giá

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

Trang 19

5.1 Thông tin về dự án

* Thông tin chung

- Tên dự án: Dự án Bổ sung Cơ sở vật chất trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

- Địa điểm thực hiện: Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

* Phạm vi, quy mô, công suất - Phạm vi: Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - Diện tích sử dụng đất 20.468m2

- Đền bù, giải phóng mặt bằng để thu hồi 20.468 m2 đất lúa của người dân ở phía Đông Nam trường nhằm bổ sung mở rộng diện tích đất cho trường, đáp ứng nhu cầu quy hoạch đến năm 2025; Nhà nội trú học sinh 18 phòng: Cấp III - 3 tầng DTXD khoảng 360 m2 Diện tích sàn khoảng 970m2; Các hạng mục phụ trợ khác như: San nền khu đất thu hồi phía đông diện tích khoảng 20.468 m2; bể nước sinh hoạt; hệ thống sân đường, tường rào; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, chữa cháy cầm tay đảm bảo theo quy định

* Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

- Đền bù, giải phóng mặt bằng để thu hồi 20.468 m2 đất lúa của người dân ở phía Đông Nam trường nhằm bổ sung diện tích trường, đáp ứng nhu cầu quy hoạch đến năm 2025

- Nhà nội trú học sinh (18 phòng): Công trình dân dụng cấp III - 3 tầng Chiều cao nền nhà so với cost sân hoàn thiện + 0,45m ; chiều cao tầng là +3,6m ; chiều cao mái +2,0m ; chiều cao công trình + 13,25m Diện tích sàn khoảng 970m2, diện tích xây dựng khoảng 360 m2

+ Kết cấu : Móng bê tông cốt thép mác 250#; thân nhà cột, dầm, sàn BTCT mác 250#; cầu thang, giằng kháng chấn BTCT mác 200# Tường nhà, tường thu hồi xây gạch không nung VXM mác 50#; xà gồ thép hình, mái lợp tôn liên doanh

+ Hoàn thiện : Trát tường VXM mác 50#; trát cột, dầm, sàn VXM mác 75#; lăn lu sơn toàn nhà; nền nhà, khu vệ sinh ốp lát gạch men; cầu thang, tam cấp láng granito theo màu chỉ định; cửa đi, cửa sổ, vách kính bằng hệ thống cửa khung nhôm kính; lan can cầu thang, hành lang inox Hệ thống cấp điện, thiết bị vệ sinh, chữa cháy cầm tay, cấp thoát nước, chống sét đồng bộ

- Các hạng mục phụ trợ: + San nền mặt bằng:

Trang 20

- Đào san nền khu đất với diện tích dự kiến khoảng S= 20.468m2 Trong đó diện tích đào Sđào=278m2; diện tích đắp Sđắp=20.190m2; nạo vét bùn, đất hữu cơ toàn mặt bằng trung bình dày 50cm Độ dốc san nền trung bình 0,5% đánh dốc ra phía đường Xung quanh mặt bằng xây dựng tường chắn bằng đá hộc vữa xi măng mác 100 với chiều dài L=502m

- Thoát nước thải (L=150m): Thiết kế hệ thống ống thoát nước thải đi ngầm thay thế hệ thống thoát nước hở hiện trạng bằng ống HDPE D300, đắp bọc cát xung quang đường ống Bố trí hố ga đúc sẵn bằng BTCT mác 200, đậy nắp composite D995 Khoảng cách trung bình giữa các hố ga: 30m/1 hố

+ Các hạng mục phụ trợ khác như: Bể nước sinh hoạt 50m3; hệ thống sân đường bê tông trước nhà nội trú 18 phòng kết nối với sân trường hiện trạng, tường rào xây gạch trên tường chắn đá hộc bao quanh mặt bằng; hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thoát nước mặt quanh nhà nội trú, bồn hoa đảm bảo theo quy định

* Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án chiếm dụng 20.468m2 đất chuyên trồng lúa (đất lúa hai vụ)

Bảng 2 Chi tiết diện tích chiếm dụng đất của dự án

Dự án không đi qua khu vực bảo tồn sinh thái, di tích lịch sử, không chiếm

dụng hệ thông kênh mương, thủy lợi

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Giai đoạn thi công: Việc chiếm dụng đất gây ảnh hưởng đến sinh kế, cuộc sống của các hộ dân bị ảnh hưởng; hoạt động đào, đắp khu vực dự án tạo mặt bằng thi công phát sinh bụi, khí thải, chất thải rắn thông thường và nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông đường bộ

Hoạt động thi công các hạng mục công trình và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất, phế thải gây phát sinh bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải thi công xây dựng, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (đất thải, phế

Trang 21

thải thi công), chất thải nguy hại, rung, tiếng ồn; ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ, hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông đường bộ và tiềm ẩn nguy cơ sự cố tai nạn lao động, ngập úng, gián đoạn nguồn nước tưới, tai nạn giao thông đường bộ, cháy nổ, nút công trình dân dụng

- Giai đoạn vận hành: Hoạt động sinh hoạt của học sinh dân tộc nội trú trong trường phát sinh chất thải sinh hoạt gồm: Nước thải, chất thải rắn

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

* Quy mô, tính chất của nước thải - Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực lán trại trong các công trường thi công với tổng lượng khoảng 8 m3/ngày Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh,

- Nước thải xây dựng: Hoạt động đúc cấu kiện bê tông và rửa phương tiện, thiết bị tại công trường thi công phát sinh nước thải xây dựng với khối lượng khoảng 3 m3/ngày đêm Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát

- Giai đoạn vận hành: Nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu ký túc xá với tổng lượng khoảng 48 m3/ngày Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh,

* Quy mô, tính chất của bụi, khí thải - Bụi, khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị và thi công của dự án từ hoạt động chuẩn bị mặt bằng, thi công đường, nút giao, đường tạm cầu, các hạng mục công trình phụ trợ trên tuyến và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất, phế thải Thành phần chủ yếu gồm: bụi, CO, NOx, SO2, VOCs,

* Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường - Hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng phát sinh khối lượng sinh khối không đáng kể (khoảng 4 tấn) do dự án dự kiến khởi công sau khi kết thúc mùa vụ Thành phần chủ yếu gồm: chất thải thực bì, rơm rạ, đất cát bám theo rễ cây - Hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình hạ tầng phục vụ thi công: Không có

- Hoạt động đào, đắp, thi công các hạng mục công trình phát sinh bao bì, sắt, thép, gỗ,

- Hoạt động của cán bộ, công nhân viên dự án tại các công trường thi công

Trang 22

phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng khoảng 20 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: bao bì giấy, vỏ chai lọ, thức ăn thừa…

- Giai đoạn vận hành: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của học sinh nội trú, khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng khoảng 1.023 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: bao bì giấy, vỏ chai lọ, thức ăn thừa…

* Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại - Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu đối với phương tiện thi công phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng khoảng 20 kg/tháng Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau có dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, pin, hộp mực in thải

- Giai đoạn vận hành: Pin; đồ điện tử hư hỏng… * Vùng tác động của chất thải phát sinh

Khu vực dự án và các thôn, bản lân cận

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

a) Nước thải sinh hoạt * Giai đoạn thi công - Bố trí lán trại cho công nhân làm việc, lán trại của công nhân đảm bảo yêu cầu về diện tích, vệ sinh, môi trường, có bố trí nhà vệ sinh lưu động bằng vật liệu composite có bể tự hoại 3m3, kích thước 242 x 85 x 110 cm; hợp đồng với đơn vị có chức năng hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể tự hoại

- Nước thải từ quá trình tắm giặt, rửa tay, ăn uống: thu gom, lọc tách rác, lắng tại hố cát (thể tích 9 m3) trước khi xả vào nguồn tiếp nhận; rác sau khi tách phải được thu gom, xử lý cùng rác thải phát sinh trên công trình

- Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công không phóng uế bừa bãi, không thải trực tiếp nước thải ra môi trường xung quanh

- Thuê nhà cho công nhân ở để giảm thiểu tối đa số lượng công nhân ở lại công trường từ đó giảm thiểu nước thải sinh hoạt phát sinh

* Giai đoạn vận hành: Dự án có khu ký túc xá học sinh, có các hạng mục nhà vệ sinh; hạng mục công trình rãnh thoát nước mưa và hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của học sinh trong khu ký túc xá

b) Nước thải xây dựng - Giai đoạn thi công: Bố trí hố ga có song chắn rác để thu gom toàn bộ nước thải từ hoạt động xây dựng, bố trí mỗi công trường thi công vào 01 bể lắng (dung

Trang 23

tích 3 m3, cấu tạo gồm 3 ngăn) Nước sau khi lắng tại bể lắng được sử dụng để phun làm ẩm vật liệu đất thải khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công; váng dầu được thu gom, lưu trữ, hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý cùng với chất thải nguy hại; đất, cát, cặn tại bể lắng được thu gom và vận chuyển đến vị trí đổ thải phế thải xây dựng

- Giai đoạn vận hành: Không phát sinh c) Bụi, khí thải

* Giai đoạn thi công

- Giảm thiểu bụi phát sinh từ hoạt động đào, đắp và đổ thải đất đá: Chủ dự án lựa chọn phương án lập rào chắn bằng bạt bao xung quanh khu vực dự án, bãi dự trữ đất đắp và khu vực đổ thải với chiều cao 2m đảm bảo giảm thiểu mức thấp nhất việc thi công dự án gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Bạt có kích thước rộng 2m, tổng chiều dài khoảng 500m

- Phương tiện và xe, máy sử dụng trong thi công đúng số lượng, chủng loại, công suất được duyệt và được kiểm tra, chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định

- Tất cả các phương tiện vận chuyển phải chở đúng trọng tải quy định; che

phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu rời (đất đắp, cát, đá, xi măng), đất thải, phế thải

- Phun nước giảm bụi trên công trường, các tuyến đường vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu tối thiểu 02 lần/ngày, trường hợp cần thiết có thể tăng tần suất tưới ẩm đường;

- Cam kết thu dọn ngay đất, cát, vật liệu rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển, khu vực tiếp cận công trường thi công nếu để xảy ra trường hợp rơi vãi

- Bố trí xe chuyên dụng thực hiện rửa đường sau mỗi ca sản xuất nếu có phát sinh đất, bụi

- Dừng, không thi công các công việc liên quan đến đào, đắp, vận chuyển đất đá trên các tuyến đường vào các thời điểm cao điểm về giao thông trong ngày: Từ 6h đến 7h30; từ 10h30 đến 12h, từ 16h30 đến 18h, dừng thi công từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau

- Vật liệu tập kết đến công trình gọn theo từng đống nhỏ, đủ thi công theo ca, không tập kết nhiều gây thu hẹp đường;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, cương quyết xử lý các sai phạm nếu nhà thầu không tuân thủ cam kết đã đề ra;

* Giai đoạn vận hành

Trang 24

- Định kỳ duy tu, bảo dưỡng mặt đường nội bộ khuôn viên nhà trường nhằm hạn chế tối đa lớp bê tông bị lão hoá; phun nước làm ẩm khu vực bảo dưỡng trước khi tiến hành duy tu, bảo dưỡng

5.4.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

* Giai đoạn thi công

- Thu gom toàn bộ khối lượng chất thải thực bì, cây cỏ phát sinh từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng; đất đá, gạch ngói, bê tông từ hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình không thể tận dụng phát sinh từ hoạt động thi công các hạng mục công trình được vận chuyển, đổ tại bãi chứa đất đá thải của dự án

- Bố trí thùng rác loại 240 lít bằng nhựa, màu xanh, có nắp đậy tại mỗi công trường thi công; lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt tại công trường và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom trên địa bàn thi công để thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp với quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

- Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm bỏ chất thải rắn sinh hoạt vào thùng rác trên công trường; không thải chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường xung quanh

* Giai đoạn vận hành

Khi dự án đi vào vận hành, chất thải rắn phát sinh chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt của học sinh, cán bộ giáo viên, đối với các chất thải này, trong khuôn viên nhà trường có đặt các thùng chứa rác lớn, tại khu vực ký túc xá cũng như khu vực phòng học cũng đặt các thùng rác loại nhỏ và định kỳ có đơn vị thu gom rác thải đến thu gom và đưa đi xử lý tại điểm xử lý rác thải tập trung của thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên

5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

* Giai đoạn thi công

- Tại mỗi công trường thi công, Chủ dự án cam kết bố trí khu vực lưu trữ chất thải nguy hại, mỗi loại chất thải nguy hại được bố trí riêng vào từng thùng chứa chuyên dụng (loại 200 lít) có dán nhãn theo quy định, có nắp đậy để lưu trữ chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

- Quy định cán bộ, công nhân tham gia thi công có trách nhiệm lưu giữ chất thải nguy hại trong thùng chứa; không thải chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh

Trang 25

- Lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và thực hiện chuyển giao, lập chứng từ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với tổ chức có chức năng theo đúng quy định tại thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

* Giai đoạn vận hành: Không có

5.4.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm, tác động khác

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn: Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, đã được đăng kiểm theo quy định; không sử dụng cùng một thời điếm nhiều thiết bị phát sinh tiếng ồn lớn; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên

- Biện pháp giảm thiểu độ rung: Các phương tiện vận chuyển không chở quá tải trọng; sử dụng các thiết bị có mức rung nguồn thấp; ghi nhận hiện trạng các công trình trước khi thi công

- Bổ sung điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm xử lý thiệt hại đối với đối tượng thứ ba là các hộ dân, tổ chức trong trường hợp ảnh hưởng gây thiệt hại đến hộ dân, tổ chức trong điều kiện bất khả kháng (hoạt động đầm nén đất)

- Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn: Dừng không thi công vào thời điểm có mưa; hạn chế thi công vào mùa mưa lũ; đào rãnh dọc, hố gom (khoảng cách 10 m/hố, dung tích 1 m3), cửa xả để thu gom, lắng đọng bùn, đất trước khi xả nước mưa chảy tràn dọc tuyến thi công dự án ra môi trường; đảm bảo lưu thông dòng chảy, không gây ngập úng cục bộ Vật liệu tập kết đến công trình gọn theo từng đống nhỏ, đủ thi công theo ca, không tập kết nhiều gây thu hẹp đường; có giải pháp che đậy vật liệu rời như cát, đá, các vật liệu khác được tập kết trong kho có mái che, đất đắp chở đến công trình được sử dụng hết theo từng ca sản xuất

5.4.5 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Thực hiện công tác rà phá bom mìn tồn lưu trong toàn bộ khu vực dự án trước khi triển khai thi công xây dựng

- Yêu cầu nhà thầu xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy, nổ, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành

- Cắm các biển hiệu, biển cảnh báo giao thông tại các vị trí nút giao, vị trí thi công và các vị trí có nguy cơ tai nạn; bố trí người điều tiết, cảnh báo, phân luồng giao thông đường bộ

- Các cán bộ của chủ đầu tư, nhà thầu tham gia thực hiện dự án đều có chứng chỉ về an toàn lao động theo đúng quy định hiện hành

- Thực hiện các biện pháp quản lý và kỹ thuật đảm bảo phòng ngừa, ứng

Trang 26

phó sự cố sụt lún, sạt lở các hạng mục công trình - Thực hiện các biện pháp bảo vệ công trường: Lập hàng rào bảo vệ xung quanh công trường, không cho người ngoài vào công trường, che chắn các hố móng, hố đào

5.4.6 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Biện pháp giảm thiểu tác động của việc chiếm dụng đất: Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; đền bù đất và hoa màu theo đơn giá vào thời điểm kiểm đếm chi tiết; đảm bảo đủ và kịp thời ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ ổn định sản xuất và hỗ trợ đào tạo nghề đề xuất trong phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư

- Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội: + Ưu tiên sử dụng lao động địa phương; tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân viên; phối hợp với cơ quan chức năng, đảm bảo an ninh trật tự; di dời các hệ thống cơ sở hạ tầng (cột điện, cột thông tin và mương tưới tiêu cũ) trước khi thực hiện thi công

+ Trong thời gian xây dựng hạ tầng kỹ thuật thay thế, duy trì sử dụng các công trình điện, thông tin, mương tưới tiêu cũ để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

5.5.1 Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án

Chủ dự án thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án thông qua: - Quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công tuân thủ thực hiện các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường nêu tại Chương 3 báo cáo này trong hợp đồng thi công dự án

- Thuê tổ chức tư vấn độc lập hoặc chuyên gia môi trường giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt thời gian thi công dự án

- Thuê tổ chức quan trắc môi trường độc lập định kỳ thực hiện quan trắc, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng môi trường liên quan trong suốt thời gian thi công dự án

- Tổ chức bộ máy chuyên trách hướng dẫn, phổ biến công tác bảo vệ môi trường của dự án tới toàn bộ cán bộ, công nhân tham gia thi công; hàng tuần kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ môi trường của nhà thầu thi công và lập, lưu trữ

Trang 27

biên bản đánh giá theo quy định của Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT

Bảng 3 Chương trình giám sát môi trường của Chủ dự án

TT Hạng mục giám sát Nội dung giám sát I Chất thải rắn công nghiệp thông thường

1 Thông số giám sát Lượng đất đá thải phát sinh; Công tác lưu trữ, thu gom,

vận chuyển và xử lý đất đá thải, vật liệu phá dỡ; Vị trí đổ đất đá loại: giám sát quá trình đổ thải đúng nơi quy định, quản lý bảo vệ môi trường tại các bãi đổ đất 2 Vị trí Tại các vị trí lưu giữ tạm thời đất đá loại;

Tại các bãi đổ đất đá thải 3 Tần suất giám sát Giám sát thường xuyên bởi cán bộ giám sát thi công

II Chất thải rắn sinh hoạt

1 Thông số giám sát Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh;

Lịch thu gom chất thải rắn sinh hoạt; 2 Vị trí Tại từng tuyến thi công;

3 Tần suất giám sát Giám sát thường xuyên trong giai đoạn thi công

III Giám sát không khí

1 Thông số giám sát Tổng Bụi lơ lửng (TSP); nhiệt độ; độ ẩm; vận tốc gió;

hướng gió; CO; SO2; NO2

2 Vị trí - KK1; KKdb1: 2363603,40; 502094,01

- KK2; KKdb2: 2363579,00; 502034,83 - KK3; KKdb3: 2363619,26; 502264,51 3 Tần suất giám sát Quan trắc định kỳ (3 tháng/lần) suốt thời gian thi công 4 Quy chuẩn so sánh QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/ BTNMT

Trang 28

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án

* Tên dự án: Bổ sung cơ sở vật chất trường PTDTNT THPT huyện Điện

Biên * Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Địa chỉ trụ sở: Phường Mường Thanh - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Đoạt Chức vụ: Giám đốc

Tiến độ thực hiện dự án: 2023 - 2025 * Vị trí địa lý

Địa điểm thực hiện dự án: Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tổng diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án: 20.468m2 Với các vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc: Giáp cơ sở vật chất hiện có của nhà trường + Phía Đông: Giáp ruộng lúa nước 2 vụ

+ Phía Tây: Giáp đường Pú Tửu – Noong Bua + Phía Nam: Giáp ruộng lúa nước 2 vụ

* Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Dự án chiếm dụng diện tích đất là 20.468 m2, với hiện trạng quản lý và sử dụng như sau:

Bảng 1 1 Hiện trạng sử dụng đất của dự án

Nguồn: Tổng hợp khối lượng công tác giải phóng mặt bằng

Tổng số hộ bị thu hồi đất là 20 hộ, toàn bộ diện tích thu hồi là đất trồng lúa nước 2 vụ, dự án không thu hồi đất ở, không phát sinh yêu cầu tái định cư

Trang 29

* Mục tiêu; loại hình, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

Mục tiêu của dự án: Đầu tư xây dựng nhằm mở rộng diện tích khuôn viên nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc cho cán bộ giáo viên, nhân viên và hơn 630 học sinh theo quy mô định hướng đến năm 2025; góp phần bổ sung cơ sở vật chất trường học, các phòng ở nội trú cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học

Loại hình và Quy mô của dự án - Loại công trình: công trình dân dụng và công nghiệp - Nhóm dự án : Dự án nhóm C;

- Cấp công trình: Công trình DD&CN, cấp II; - Các hạng mục công trình và dổng diện tích sử dụng đất của các hạng mục công trình như sau:

+ Nhà nội trú 3 tầng, 18 phòng: 360 m2 + Sân, đường bê tông: 1.160 m2

+ Rãnh thoát nước mặt: 255 m2 + Rãnh thoát nước thải: 255m2 + Tường rào xây gạch L=610m: 255 m2 + San nèn, sân thể thao học sinh: 5.898 m2 + Khu trồng cây xanh: 12.285 m2

(Bể nước ngầm 50 m3 đặt ngầm dưới đất)

Tổng cộng: 20.468 m2

* Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án:

Bảng 1 2 Bảng thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án

1 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng Nguyên tắc cơ bản

Trang 30

STT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

Quy phạm thi công và nghiệm thu 6 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây

TCVN 9391: 2012

19 Chống sét cho các công trình xây dựng tiêu chuẩn thiết kế thi công

TCVN 9385: 2012

21 Quy chuẩn Quốc gia về an toàn trong xây dựng QCVN 18: 2004/BXD 22 An toàn điện trong xây dựng yêu cầu chung TCVN 4086: 1985 23 Công việc hàn điện Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3146: 1986 24 Lan can an toàn Điều kiện kỹ thuật TCVN 4431: 1987

Trang 31

STT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

26 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

TCVN 9206:2012

II Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu

1 Quy định về quản lý chất lượng xây dựng 46/2015/NĐ-CP 2 Công tác trắc địa trong xây dựng - Yêu cầu

TCVN 9377-1:2012

15 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 2: Công tác trát trong xây dựng

TCVN 9377-2:2012

16 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng

Trang 32

STT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

19 Nguyên tắc cơ bản bàn giao các công trình xây dựng

TCVN 5640-1991

20 Phòng chống cháy cho nhà và công trình TCVN 2622- 1995 21 Quy phạm an toàn lao động trong XDCB TCVN 5308- 1991 22 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 8828:2011 23 Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần

1: Các quá trình hàn kim loại

- Kết cấu : Móng bê tông cốt thép mác 250#; thân nhà cột, dầm, sàn BTCT mác 250#; cầu thang, giằng kháng chấn BTCT mác 200# Tường nhà, tường thu hồi xây gạch không nung VXM mác 50#; xà gồ thép hình, mái lợp tôn liên doanh

- Hoàn thiện : Trát tường VXM mác 50#; trát cột, dầm, sàn VXM mác 75#; lăn lu sơn toàn nhà; nền nhà, khu vệ sinh ốp lát gạch men; cầu thang, tam cấp láng granito theo màu chỉ định; cửa đi, cửa sổ, vách kính bằng hệ thống cửa khung nhôm kính; lan can cầu thang, hành lang inox Hệ thống cấp điện, thiết bị vệ sinh, chữa cháy cầm tay, cấp thoát nước, chống sét đồng bộ

San nền mặt bằng: - Đào san nền khu đất với diện tích dự kiến khoảng S= 20.468m2 Trong đó diện tích đào Sđào=278m2; diện tích đắp Sđắp=20.190m2; nạo vét bùn, đất hữu cơ toàn mặt bằng trung bình dày 50cm Độ dốc san nền trung bình 0,5% đánh dốc ra phía đường Xung quanh mặt bằng xây dựng tường chắn bằng đá hộc vữa xi măng mác 100 với chiều dài L=502m

1.2.2 Các hạng mục phụ trợ:

Trang 33

- Bể nước sinh hoạt 50m3; hệ thống sân đường bê tông trước nhà nội trú 18 phòng kết nối với sân trường hiện trạng, tường rào xây gạch trên tường chắn đá hộc bao quanh mặt bằng; hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thoát nước mặt quanh nhà nội trú, bồn hoa đảm bảo theo quy định

1.2.3 Công trình bảo vệ môi trường: Thoát nước thải (L=150m): Thiết kế hệ thống ống thoát nước thải đi ngầm thay thế hệ thống thoát nước hở hiện trạng bằng ống HDPE D300, đắp bọc cát xung quang đường ống Bố trí hố ga đúc sẵn bằng BTCT mác 200, đậy nắp composite D995 Khoảng cách trung bình giữa các hố ga: 30m/1 hố

* Công tác điều phối đổ thải, điều phối đất đắp

Bảng 1 3 Công tác đào, đắp, điều phối đào đắp và đổ thải

II Tổng khối lượng đắp cho dự án

* Phương án điều phối đất hữu cơ: Tổng lượng đổ thải là 10.098m3, vận chuyển đất đi đổ tổng 5km đến bãi thải số 09 khu vực đất bãi màu ven sông thuộc bản Noong Vai, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên - Theo Công bố số 1567/CB-SXD ngày 10/8/2021 (Chi tiết được đính kèm tại Phụ lục)

Bảng 1 4 Thông số bãi thải của dự án

Tên vị trí đổ thải

Diện tích khu vực đổ

thải (ha)

Khả năng dung nạp (1000m3)

Hiện trạng sử dụng đất

Chiều sâu tiếp nhận đổ thải

Ghi chú

Khu vực đất bãi màu ven sông thuộc bản Noong Vai và thôn Bãi Màu, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên

7-10m

Chi tiết có tại Phụ lục

- Cung đường:

Trang 34

Từ vị trí dự án di chuyển theo đường Noong Bua – Pú Tửu, đi tiếp vào đường vào trung tâm huyện Điện Biên (đường nối từ QL279 vào trung tâm huyện), sau đó di chuyển qua cầu C4 sang QL12, đến khu vực bản Noong Vai rẽ vào khu vực đổ thải tại vị trí số 9 Cự ly vận chuyển khoảng 5km Các tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp III, IV, mặt đường Asphalt, hoạt tải thiết kế H30-XB80

- Hiện trạng dân cư dọc cung đường vận chuyển: + Dân cư trên cung đường từ dự án đến khu vực đổ thải tương đối đông đúc ở khoảng 1,3km từ khu vực từ Ngã ba C4, đặc biệt khu Chợ C4 có đông dân cư và các hàng quán ven đường Đây là đoạn đường có đông dân cư dọc 2 bên tuyến đường, các phương tiện vận tải ở mức trung bình, chủ yếu là phương tiện vận tải phục vụ dân sinh Các đoạn tuyến còn lại dân cư thưa thớt Tác động của lưu lượng vận tải đổ thải làm tăng thêm các tác động hiện có, trong các phần tiếp theo của báo cáo có đánh giá thải lượng các yếu tố gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động

- Hiện trạng bãi thải: Là khu vực bãi bồi ven sông, được người dân tận dụng để canh tác hoa màu như: ngô, khoai, đậu, rau màu… từ QL12 đi xuống khu vực bãi thải không quá dốc, ven QL12 ở khu vực này có một số nhà dân, cách khá xa vị trí đổ thải Toàn bộ đất thải của dự án là đất hữu cơ, là lớp mặt trên của các diện tích đất đang trồng lúa 2 vụ nên có độ màu mỡ cao, khi đổ thải vào khu vực bãi màu ở điểm đổ thải số 9 này là phù hợp, thuận lợi để bà con nhân dân tiếp tục tận dụng diện tích để canh tác nông nghiệp

- Hoàn trả hạ tầng giao thông: Sau khi kết thúc quá trình thi công dự án (chủ yếu là việc vận chuyển đất đổ thải), Nếu hạ tầng bị hư hỏng được cơ quan chức năng xác định là do việc vận chuyển đất thải dẫn đến tăng tần suât sử dụng tuyến đường gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn lại phần hạ tầng bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án theo hiện trạng ban đầu theo đúng cam kết với địa phương

* Phương án khai thác đất đắp từ mỏ: Tổng nhu cầu đất đắp là 24.695 m3 Cự ly vận chuyển đất về đắp tổng 4km (vị trí thuộc Điểm số 4 khu TĐC Khe Chít 2 thuộc phường Noong Bua - Theo Công bố số 1030/CB-SXD ngày 08/6/2021 (Chi tiết được đính kèm tại Phụ lục)

Bảng 1 5 Thông số điểm khai thác đất đắp của dự án

Độ sâu khai thác

Ghi chú

Vị trí số 4

Khu TĐC Khe Chít 2

thuộc

Chi tiết có tại Phụ

Trang 35

Tên vị trí Địa điểm Diện tích

Độ sâu khai thác

Ghi chú

phường Noong Bua

lục

- Cung đường: Cung đường vận chuyển đất đắp đi theo đường Pú Tửu – Noong Bua về phía Bắc Tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp III, IV, mặt đường Asphalt, hoạt tải thiết kế H30-XB80

- Hiện trạng dân cư dọc cung đường vận chuyển đất đắp: do 1 bên là Kênh tả nên chỉ có dân cư sinh sống ở bên còn lại của tuyến đường Tuy nhiên, tuyến đường này dân cư không quá đông đúc, chỉ Một số đoạn tuyến có dân cư sinh sống bên đường nhưng rải rác, những đoạn còn lại dân cư thưa thớt Đây là tuyến đường phục vụ chủ yếu cho việc kết nối vào khu trung tâm hành chính huyện Điện Biên nên lưu lượng phương tiện vận tải không nhiều, chủ yếu là xe máy từ hoạt động dân sinh Tác động của lưu lượng vận tải vận chuyển đất đắp làm tăng thêm lưu lượng vận tải, trong các phần tiếp theo của báo cáo có đánh giá thải lượng các yếu tố gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động

- Hoàn trả hạ tầng giao thông: Sau khi kết thúc quá trình thi công dự án (chủ yếu là việc vận chuyển đất đổ thải), Nếu hạ tầng bị hư hỏng được cơ quan chức năng xác định là do việc vận chuyển đất, đá thải dẫn đến tăng tần suât sử dụng tuyến đường gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn lại phần hạ tầng bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án theo hiện trạng ban đầu theo đúng cam kết với địa phương

* Bãi tập kết nguyên vật liệu Dự án không bố trí bãi tập kết nguyên vật liệu do phạm vi dự án nằm trong khu vực thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, rất thuận lợi trong quá trình chuyên chở vật liệu từ nhà cung cấp đến thẳng công trình

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

Bảng 1 5 Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho thi công xây dựng

STT Nguyên liệu Đơn vị Khối

lượng

Tỷ trọng (tấn/m3)

Khối lượng (tấn)

4 Cát mịn ML = 1,5-2,0 m3553 1,2 664

Trang 36

STT Nguyên liệu Đơn vị Khối

lượng

Tỷ trọng (tấn/m3)

Khối lượng (tấn)

Nguồn: Hồ sơ thiết kế dự án + tổng mức đầu tư

Bảng 1 6 Nhiên liệu diesel sử dụng cho dự án

Máy thi công dùng diesel Số ca

- Cát vàng, cát mịn, cấp phối… được lấy tại mỏ cát Noong Vai, cự ly vận chuyển đến chân công trình 6km

- Đá các loại lấy tại mỏ đá Ka Hâu, cự ly vận chuyển về chân công trình là 24km

- Sắt thép, xi măng mua tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên - Nước đổ bê tông lấy ở kênh mương lân cận dự án

* Cung đường vận chuyển vật liệu: - Các vật liệu lấy tại khu vực huyện Điện Biên: Vận chuyển theo đường

Trang 37

QL279 (đường có cấp kỹ thuật: cấp IV, hoạt tải thiết kế H30-XB80), rẽ vào các tuyến đường đấu nối giữa QL279 và đường Noong Bua – Pú Tửu, đi theo tuyến Noong Bua – Pú Tửu đến khu vực dự án

- Các vật liệu lấy tại khu vực Thành phố Điện Biên Phủ: Vận chuyển theo đường QL279, đi theo tuyến đường QL279 - Nam Thanh, vào khu vực dự án

1.4 Biện pháp tổ chức thi công

1.4.1 Giải phóng mặt bằng

Nhà thầu đánh dấu vị trí, giới hạn diện tích cần dọn dẹp mặt bằng (phát quang và xới đất) trên thực địa ở những chỗ có thể áp dụng và trình Tư vấn giám sát trước khi tiến hành công việc Tư vấn giám sát xem xét quyết định các công việc cần làm và chỉ định những cây cối và các vật khác được phép giữ lại

1.4.2 Tổ chức thi công

a Công tác trắc địa

- Công tác trắc địa cần thực hiện theo một trình tự thống nhất, kết hợp thống nhất với một thời hạn hoàn thành từng bộ phận công trình và từng khâu công việc, đảm bảo vị trí, độ cao của đối tượng xây lắp đúng với yêu cầu thiết kế

- Trước khi tiến hành công tác trắc địa cần nghiên cứu bản vẽ công trình, kiểm tra kích thước, toạ độ, độ cao trên các bản vẽ được sử dụng

- Thiết bị đo phải đảm bảo chính xác và phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, điều chỉnh trước khi sử dụng

- Vị trí mốc đánh dấu các trục công trình phải ở vị trí cố định - Khi xây dựng xong từng hạng mục công trình phải đo vẽ hoàn công xác định vị trí, kích thước thực của công trình Các phần thực hiện chi tiết phải tuân theo TCVN3972-85

b Quy định cho bê tông

Các vật liệu phải được vận chuyển bảo quản sao cho đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công Vật liệu trước khi đổ bê tông phải được sự đồng ý của tư vấn giám sát

- Vật liệu cho bê tông: - Xi măng: Xi măng dùng để thi công phải đảm bảo đúng yêu cầu ghi trong hồ sơ thiết kế

Tại mọi thời điểm, nhà thầu phải xuất trình các văn bản xác nhận nhà sản xuất về xi măng đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng

Xi măng phải được giữ tại hiện trường trong điều kiện không làm thay đổi chất lượng Bao xi măng được đặt cách nước và thoáng khí trên mặt sàn cách

Trang 38

mặt đất khoảng 30cm và cần phải được phòng chống nước mưa Xi măng khi sử dụng không được vón cục, ẩm ướt

Xi măng lưu kho không để lâu quá 28 ngày - Cốt liệu: Cát, sỏi (đá dăm) trước khi đổ bê tông phải được vệ sinh sạch sẽ, cốt liệu đều nhau, không được lẫn tạp chất Tỷ lệ thành phần cốt liệu đúng quy phạm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn TCVN 1770-86; TCVN 1771-86

- Nước: Nước dùng để sản xuất bê tông phải sạch, không có dầu, muối, axít, đường hay các tạp chất và được thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 4453-87

Nhà thầu phải tuân theo các chỉ định của Kỹ sư giám sát về nguồn nước dùng cho sản xuất và phải tiến hành bất cứ thử nghiệm nào mà kỹ sư giám sát thấy cần cung cấp thí nghiệm Thí nghiệm phải tiến hành liên tục, cần thay đổi nguồn nước nếu nguồn nước sử dụng là không thích hợp Nhà thầu phải chịu mọi phí tổn về cung cấp nước cả từ các loại bể chứa khi nguồn nước không đủ hoặc không thích hợp

- Phụ gia: Nhà thầu có kiến nghị dùng phụ gia dẻo và các loại phụ gia khác Trước khi đưa vào sử dụng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư

- Chất lượng ván khuôn: Ván khuôn thực hiện công tác đổ bê tông phải đảm bảo độ phẳng, khít, không cong vênh, và phải đủ cường độ chịu lực và độ võng yêu cầu khi đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông

- Công tác bảo dưỡng bê tông: Bê tông phải được bảo dưỡng thường xuyên ngay từ khi đổ bê tông đến khi bê tông đạt cường độ tiêu chuẩn Đảm bảo bê tông không bị rỗ mặt, nứt do co ngót và nhiệt độ

- Thí nghiệm cường độ bê tông: Việc kiểm định và thử nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm cần được thực hiện với sự giám sát của Kỹ sư giám sát hoặc người đại diện được uỷ quyền

Các chi phí thử nghiệm, nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí

+ Khi thay đổi chủng loại thép thì phải được sự đồng ý của thiết kế, kỹ sư giám sát, cơ quan quyết định đầu tư

Trang 39

- Cốt thép trước khi gia công phải thoả mãn các yêu cầu sau: Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, sơn dính bám vào, không vảy sắt, không rỉ (Loại rỉ phấn vàng được phép dùng nếu thiết kế không có yêu cầu gì đặc biệt)

- Cốt thép bị vẹo, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo rỉ, làm sạch bề mặt hoặc do nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính

- Cốt thép cần phải được giữ dưới mái che và xếp thành đống phân biệt theo số liệu, đường kính, chiều dài và ghi mã hiệu để tiện cho việc sử dụng

- Khi gia công cốt thép nhà thầu phải có chứng chỉ của thép Trường hợp có yêu cầu của chủ đầu tư do nghi ngờ về chất lượng, nhà thầu phải tiến hành lấy mẫu và thí nghiệm các tiêu chuẩn cơ lý của thép và phải chịu toàn bộ kinh phí thí nghiệm

- Đối với gạch đặc: Cường độ chịu nén: ≥ 100kg/cm2 Độ hút nước: ≤10% Độ chống ẩm: <1,6ml/cm2/h Sai số kích thước: ± 2mm

- Đối với gạch rỗng: Cường độ chịu nén: ≥ 65 kg/cm2 Độ hút nước: ≤10% Độ chống ẩm: <1,6ml/cm2/h Độ rỗng ≤50% Sai số kích thước: ± 2mm

- Phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về chất lượng sản phẩm gạch phù hợp với tiêu chuẩn GKN

- Đối với gạch xi măng cốt liệu: Khi xuất xưởng phải đảm bảo đủ thời gian đông kết (đủ 28 ngày kể từ ngày sản xuất)

Vữa xây: Tùy thuộc vào các công trình sử dụng chủng loại vậy liệu xây không nung do Chủ đầu tư quyết định lựa chọn, để sử dụng vữa xây, trát cho phù hợp với tầng loại Đối với gạch xi măng cốt liệu, yêu cầu đối với vữa xây như sau:

- Vữa xây dùng xi măng cát vàng thông thường và phải đạt mác phù hợp với mác gạch (50 hoặc 75)

- Với gạch xây không nung, phải trộn vữa xây ướt dẻo, sử dụng vữa không quá một giờ, thường xuyên trộn đều vữa và không để vữa bị khô

- Xi măng dùng chế tạo vữa, sử dụng xi măng Portland

Trang 40

- Cát, dùng cát vàng tự nhiên sạch, đúng tiêu chuẩn và có mô đun độ lớn 1,4-2

- Nước sử dụng từ nguồn nước sạch không có axit, chất kiềm, dầu và các chất hữu cơ

Kỹ thuật xây: Kỹ thuật xây gạch không nung phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4085:2011 – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu gạch đá Trong đó cần phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau:

- Tường xây phải thẳng hàng và thẳng mặt, thành một khối đặc chắc - Phải được liên kết vững chắc với khung bê tông bằng các liên kết theo chỉ dẫn của thiết kế

- Khi xây nếu cần phải để mỏ tạm thời để lần sau xây tiếp, thì chỉ được phép để mỏ giật không được để mỏ nanh

- Mạch vữa xây phải đồng đều, đặc chắc, tạo độ bám dính tốt giữa gạch và vữa, nên dụng cụ của người thợ xây phải dùng bằng dao xây mà không nên dùng bay, đồng thời khi xây phải dùng dao gõ từng viên gạch để tăng cường sự liên kết giữa gạch và vữa

- Trong khối xây gạch không nung , chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm, không nhỏ hơn 10mm và không lớn hơn 15mm Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 12mm Không được xây trùng mạch, các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50mm

- Đối với tường xây có bề rộng tường lớn hơn bề rộng viên gạch, phải ghép nhiều viên gạch dọc thì phải xây các hàng gạch ngang để liên kết Theo đó cứ 03 hàng gạch dọc thì có một hàng câu ngang (hoặc 05 hàng)

- Xây chân tường tầng trệt kết hợp 03 hàng gạch block đặc để chống ngấm ẩm chân tường

- Hàng gạch xây trên cùng tiếp giáp với dầm thì phải xây theo kiểu vỉa nghiêng

- Theo chiều cao và chiều dài tường không quá giới hạn của thiết kế với mỗi loại vật liệu phải có giằng và nẹp hoặc trụ tường bằng BTCT mác ≥200 thi công cùng với quá trình thi công xây tường Chia ngắn nhịp tường:

+ Gạch AAC tối đa là 4m dài + Gạch Block tối đa là 6m dài + Các loại tấm tường tối đa là 8m dài có 1 trụ, hoặc nẹp tường BTCT + Giằng tường: Gạch AAC từ 1,2-1,5m có 01 giằng tường; gạch cốt liệu 2-2,4m; panel không cần giằng tường

Ngày đăng: 20/09/2024, 10:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w