Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN (Trang 113 - 118)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Nước bẩn trong công trình sau khi xử lý qua bể tự hoại được dẫn ra rãnh thoát nước chung của khu vực. Nước rửa, nước mưa được dẫn xuống rãnh thoát nước quanh nhà và thoát ra rãnh thoát nước chung của khu vực.

Sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng của dự án sẽ bàn giao lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện các bước tiếp theo. Trách nhiệm của các đơn vị như sau:

+ Đối với đơn vị tiếp quản dự án:

Bố trí người thực hiện công tác thu gom rác thải, vệ sinh môi trường hàng ngày tại các khu vực.

Liên hệ với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và các khu vực lân cận để ký hợp đồng thu gom, vận chuyển rác thải cho khu vực dự án.

Bố trí nhân lực, phương tiện tưới cây xanh, chăm sóc cây xanh khu vực dự án. Vận hành hạ tầng và bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng khi có sự cố

3.2.2.1. Các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động tới môi trường

a. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường nước

a1. Nước thải sinh hoạt

Theo tính toán tại III, lượng nước thải phát sinh do hoạt động sinh hoạt của học sinh là khoảng 210 m3/ngày. Toàn bộ lượng nước thải này đều được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại. Nước thải sau xử lý sơ bộ sẽ được thu gom vào đường cống riêng biệt trên hệ thống thoát nước thải cống ngầm và dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung của khu vực.

- Theo mặt bằng thiết kế hệ thống thoát nước thải của dự án bố trí theo phương án phân bố theo tuyến đảm bảo cân bằng lưu lượng cho các đường nhánh và đường trục, tăng số đường trục kết nối với tuyến cống chính đấu nối với hệ thống thoát nước thải hiện hữu.

- Cửa xả thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải theo nguyên tắc tự chảy

được xây dựng dưới vỉa hè bằng đường ống nhựa HDPE đường kính D300 đắp bọc cát xung quang đường ống. Bố trí hố ga đúc sẵn bằng BTCT mác 200, đậy

nắp composite D995. Khoảng cách trung bình giữa các hố ga: 30m/1 hố. Mạng lưới thoát nước thải được đấu nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực.

a2. Nước mưa chảy tràn

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa gồm các tuyến rãnh thoát nước xung quanh nhà.

- Rãnh thoát nước mưa được đặt xung quanh các tòa nhà. Nước rửa, nước mưa được dẫn xuống rãnh thoát nước quanh nhà và thoát ra rãnh thoát nước chung của khu vực.

a3. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường của chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại

*) Chất thải rắn thông thường

Hình 3. 1. Sơ đồ thu gom chất thải rắn thông thường

Chất thải phát sinh tại dự án được phân loại, thu gom, xử lý theo đúng quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 75 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về việc Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như sau:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được phân loại theo 03 nhóm:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

+ Chất thải thực phẩm;

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác.

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Khu ký túc xá

Khu công cộng

Phân loại tại nguồn

Túi rác thải có khả năng tái chế (kim loại, nhựa,

…)

Túi rác thải hữu cơ, vô cơ khác

Phân loại tại nguồn

Thùng rác thải có khả năng tái chế (kim loại, nhựa, …)

Thùng rác thải hữu cơ, vô cơ khác

Bán cho các cơ sở tái chế phế liệu

Hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đến bãi chôn lấp rác

Khu giáo dục

Phân loại tại nguồn Phân loại tại nguồn

Thùng nhựa (kim loại, nhựa,

…)

Xe gom rác thải hữu cơ, vô cơ khác

- Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại

- Chủ đầu tư sẽ nhắc nhở nhà thầu thi công bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(*) Chất thải nguy hại

Đối với loại hình dự án thì lượng chất thại nguy hại phát sinh không đáng kể, chủ yếu tập trung ở khu vực trường học giáo dục.

Do loại hình dự án là xây dựng hạ tầng giáo dục, gồm nhà lớp học và khu nhà ở ký túc xá, vì vậy hạng mục như khu thương mại, dịch vụ không có, do đó việc quản lý chất thải nguy hại phụ thuộc vào ý thức chấp hành của học sinh nội trú học tập và sinh hoạt trong trường.

b. Biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường không khí

Khi dự án đi vào hoạt động thì hầu như không phát sinh các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, dự án có hạng mục cây xanh, do đó, nếu có các phát sinh ô nhiễm không khí từ bên ngoài phạm vi nhà trường (khói bụi

của các phương tiện giao thông) thì hệ thống cây xanh sẽ giảm thiểu được các tác động có hại.

c. Biện pháp giảm thiểu tác động tới kinh tế - xã hội

- Dự án đi vào hoạt động chủ yếu đem lại lợi ích về kinh tế xã hội cho người dân trên địa bàn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục cho con em các dân tộc thiểu số nói riêng, sự hình

thành và hoạt động của dự án kéo theo một loạt các dịch vụ khác phát triển, theo đó góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa tại khu vực, nâng cao cuộc sống của người dân.

- Tiếp tục duy trì nội quy nhà trường. Hoạt động kiểm tra, giám sát được

thực hiện bằng sự phối hợp, sắp đặt kế hoạch chung của nhiều cơ quan chức năng, đồng thời khẩn trương khắc phục các vấn đề phát sinh thì các tác động tiêu cực xã hội sẽ không còn đáng kể.

e. Biện pháp đảm bảo an ninh xã hội của khu vực dự án

- Nâng cao nhận thức và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn

hiểm họa từ tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm; thực hiện tốt công tác xây dựng môi trường nhà trường lành mạnh; bài trừ văn hóa phẩm độc hại.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức sống trong cộng đồng đối với học sinh, nhất là học sinh mới.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự cho học sinh khu vực nội trú.

- Có hình thức xử phạt thích đáng đối với các cá nhân gây mất trật tự, gây rối trật tự an ninh xã hội trong khu vực.

- Có quy định nội quy rõ ràng.

- Liên hệ chặt chẽ với công an khu vực để phối hợp trong công tác an ninh trật tự tại khu vực dự án.

3.2.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó với rủi ro, sự cố.

a. Phòng chống cháy nổ:

Đối với tất cả các sự cố cháy nổ xảy ra trong giai đoạn vận hành của Dự án, khi xảy ra sự cố, người phát hiện cần báo ngay cho bộ phận quản lý đồng thời

thực hiện các biện pháp ứng phó tại chỗ. Bộ phận quản lý này sẽ ngay lập tức cử người xuống hiện trường để sơ tán dân ra khỏi vị trí xảy ra sự cố đồng thời liên lạc với các cơ quan chức năng để hỗ trợ như:

- Cảnh sát PCCC;

- Bệnh viện gần nhất;

- UBND xã Thanh Xương, phường lân cận là Nam Thanh;

- Công an xã Thanh Xương (phường lân cận là Nam Thanh);

Sau khi đã khống chế được các sự cố cần phải thống kê các thiệt hại về người và tài sản để có phương án sửa chữa, khắc phục đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học cũng như sinh hoạt của học sinh nội trú.

- Trang bị hệ thống thiết bị điện và hệ thống thiết bị thu sét cho từng công trình đảm bảo các yêu cầu an toàn trong sử dụng và phòng chống chảy nổ:

- Sử dụng dự phòng các thiết bị PCCC trong nhà, nghiêm cấm tàng trữ các chất cháy nổ trong nhà như pháo, bom, mìn, hóa chất cấm.

b. Sự cố khi xảy ra thiên tai, bão lụt:

Thường xuyên theo dõi dự báo về bão, giông, và các hiện tượng thời tiết bất thường để kịp thời có kế hoạch chủ động ứng phó và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân và báo động cho toàn bộ giáo viên, học sinh.

- Trước mùa mưa bão, thực hiện hoạt động nạo vét bùn, chất thải rắn trên toàn bộ cống thoát nước của khu vực.

- Trong trường hợp mưa bão to, có kèm sét, chủ động ngắt toàn bộ hệ thống điện trong khuôn viên để tránh xảy ra chập cháy điện.

- Lập kế hoạch khắc phục hậu quả sau bão:

+ Phân công dọn vệ sinh sau mùa bão.

+ Tổng hợp các thiệt hại và nhanh chóng khắc phục hư hỏng để cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

+ Trong trường hợp ngập úng kéo dài, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng phun diệt trùng phòng chống dịch bệnh phát sinh cho toàn khu vực.

c. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh

- Tuyên truyền thực hiện đúng vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn sạch uống sôi…

- Khi có dấu hiệu của bệnh dịch cần thông báo cho y tế trường học; nếu xử lý tại chỗ chưa đáp ứng, phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để yêu cầu được hỗ trợ và trợ giúp; đồng thời luôn tăng cường các biện pháp tuyên truyền phổ biến ý thức giữ gìn vệ sinh chung nhằm đảm bảo khả năng đề phòng bệnh dịch.

- Khi xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm, trước tiên phải nhanh chóng sơ cứu

và gọi cứu thương đồng thời đem mẫu từ tủ lưu thức ăn mà người bị ngộ độc vừa dùng đến kiểm tra. Bên cạnh đó cần quan tâm, chăm sóc người bị ngộ độc tận tình, chu đáo đến khi sức khỏe hồi phục trở lại.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)