Chương 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1. Các hạng mục công trình chính
* Nhà nội trú học sinh (18 phòng): Công trình dân dụng cấp III - 3 tầng.
Chiều cao nền nhà so với cost sân hoàn thiện + 0,45m ; chiều cao tầng là +3,6m ; chiều cao mái +2,0m ; chiều cao công trình + 13,25m. Diện tích sàn khoảng 970m2, diện tích xây dựng khoảng 360 m2.
- Kết cấu : Móng bê tông cốt thép mác 250#; thân nhà cột, dầm, sàn BTCT mác 250#; cầu thang, giằng kháng chấn BTCT mác 200#. Tường nhà, tường thu hồi xây gạch không nung VXM mác 50#; xà gồ thép hình, mái lợp tôn liên doanh.
- Hoàn thiện : Trát tường VXM mác 50#; trát cột, dầm, sàn VXM mác 75#;
lăn lu sơn toàn nhà; nền nhà, khu vệ sinh ốp lát gạch men; cầu thang, tam cấp láng granito theo màu chỉ định; cửa đi, cửa sổ, vách kính bằng hệ thống cửa khung nhôm kính; lan can cầu thang, hành lang inox. Hệ thống cấp điện, thiết bị vệ sinh, chữa cháy cầm tay, cấp thoát nước, chống sét đồng bộ.
San nền mặt bằng:
- Đào san nền khu đất với diện tích dự kiến khoảng S= 20.468m2. Trong đó
diện tích đào Sđào=278m2; diện tích đắp Sđắp=20.190m2; nạo vét bùn, đất hữu cơ toàn mặt bằng trung bình dày 50cm. Độ dốc san nền trung bình 0,5% đánh
dốc ra phía đường. Xung quanh mặt bằng xây dựng tường chắn bằng đá hộc vữa xi măng mác 100 với chiều dài L=502m.
1.2.2. Các hạng mục phụ trợ:
- Bể nước sinh hoạt 50m3; hệ thống sân đường bê tông trước nhà nội trú 18 phòng kết nối với sân trường hiện trạng, tường rào xây gạch trên tường chắn đá hộc bao quanh mặt bằng; hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thoát nước mặt quanh nhà nội trú, bồn hoa đảm bảo theo quy định.
1.2.3. Công trình bảo vệ môi trường:
Thoát nước thải (L=150m): Thiết kế hệ thống ống thoát nước thải đi ngầm
thay thế hệ thống thoát nước hở hiện trạng bằng ống HDPE D300, đắp bọc cát xung quang đường ống. Bố trí hố ga đúc sẵn bằng BTCT mác 200, đậy nắp composite D995. Khoảng cách trung bình giữa các hố ga: 30m/1 hố
* Công tác điều phối đổ thải, điều phối đất đắp
Bảng 1. 3 Công tác đào, đắp, điều phối đào đắp và đổ thải
STT Khối lượng đào, đắp Khối lượng (m3)
I Tổng khối lượng đào 1.050.907,61
1 Vét hữu cơ 10.098,31
2 Đào đất C3 87,12
II Tổng khối lượng đắp cho dự án
1 Đắp đất K=0.95 24.782
III Khối lượng vận chuyển đất đắp về dự án 24.695 IV Khối lượng vận chuyển đổ thải (đất hữu cơ) 10.098,31
* Phương án điều phối đất hữu cơ:
Tổng lượng đổ thải là 10.098m3, vận chuyển đất đi đổ tổng 5km đến bãi thải
số 09 khu vực đất bãi màu ven sông thuộc bản Noong Vai, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên - Theo Công bố số 1567/CB-SXD ngày 10/8/2021 (Chi tiết được đính kèm tại Phụ lục)
Bảng 1. 4 Thông số bãi thải của dự án
Tên vị trí đổ thải
Diện tích khu vực đổ
thải (ha)
Khả năng dung nạp (1000m3)
Hiện trạng sử dụng đất
Chiều sâu
tiếp nhận đổ thải
Ghi chú
Vị trí số 09 8,9 400
Khu vực đất bãi màu ven sông thuộc bản Noong Vai và thôn Bãi Màu, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên.
7-10m
Chi tiết có tại Phụ lục
- Cung đường:
Từ vị trí dự án di chuyển theo đường Noong Bua – Pú Tửu, đi tiếp vào đường vào trung tâm huyện Điện Biên (đường nối từ QL279 vào trung tâm huyện), sau đó di chuyển qua cầu C4 sang QL12, đến khu vực bản Noong Vai rẽ
vào khu vực đổ thải tại vị trí số 9. Cự ly vận chuyển khoảng 5km. Các tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp III, IV, mặt đường Asphalt, hoạt tải thiết kế H30-XB80.
- Hiện trạng dân cư dọc cung đường vận chuyển:
+ Dân cư trên cung đường từ dự án đến khu vực đổ thải tương đối đông đúc ở khoảng 1,3km từ khu vực từ Ngã ba C4, đặc biệt khu Chợ C4 có đông dân cư và các hàng quán ven đường. Đây là đoạn đường có đông dân cư dọc 2 bên tuyến đường, các phương tiện vận tải ở mức trung bình, chủ yếu là phương tiện vận tải
phục vụ dân sinh. Các đoạn tuyến còn lại dân cư thưa thớt. Tác động của lưu lượng vận tải đổ thải làm tăng thêm các tác động hiện có, trong các phần tiếp theo của báo cáo có đánh giá thải lượng các yếu tố gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động.
- Hiện trạng bãi thải: Là khu vực bãi bồi ven sông, được người dân tận dụng để canh tác hoa màu như: ngô, khoai, đậu, rau màu… từ QL12 đi xuống khu vực bãi thải không quá dốc, ven QL12 ở khu vực này có một số nhà dân, cách khá xa vị trí đổ thải. Toàn bộ đất thải của dự án là đất hữu cơ, là lớp mặt trên của các diện tích đất đang trồng lúa 2 vụ nên có độ màu mỡ cao, khi đổ thải vào khu vực bãi màu ở điểm đổ thải số 9 này là phù hợp, thuận lợi để bà con nhân dân tiếp tục tận dụng diện tích để canh tác nông nghiệp.
- Hoàn trả hạ tầng giao thông: Sau khi kết thúc quá trình thi công dự án (chủ
yếu là việc vận chuyển đất đổ thải), Nếu hạ tầng bị hư hỏng được cơ quan chức năng xác định là do việc vận chuyển đất thải dẫn đến tăng tần suât sử dụng tuyến đường gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn lại phần hạ tầng bị ảnh hưởng
bởi quá trình thi công dự án theo hiện trạng ban đầu theo đúng cam kết với địa phương.
* Phương án khai thác đất đắp từ mỏ:
Tổng nhu cầu đất đắp là 24.695 m3. Cự ly vận chuyển đất về đắp tổng 4km (vị trí thuộc Điểm số 4 khu TĐC Khe Chít 2 thuộc phường Noong Bua - Theo Công bố số 1030/CB-SXD ngày 08/6/2021 (Chi tiết được đính kèm tại Phụ lục)
Bảng 1. 5 Thông số điểm khai thác đất đắp của dự án
Tên vị trí Địa điểm Diện tích
(ha) Trữ lượng (1000 m3) Độ sâu
khai thác
Ghi chú
Vị trí số 4
Khu TĐC Khe Chít 2
thuộc
3,97 725,798 18,28
Chi tiết có tại Phụ
Tên vị trí Địa điểm Diện tích
(ha) Trữ lượng (1000 m3) Độ sâu
khai thác
Ghi chú
phường Noong Bua
lục
- Cung đường: Cung đường vận chuyển đất đắp đi theo đường Pú Tửu – Noong Bua về phía Bắc. Tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp III, IV, mặt đường Asphalt, hoạt tải thiết kế H30-XB80.
- Hiện trạng dân cư dọc cung đường vận chuyển đất đắp: do 1 bên là Kênh tả nên chỉ có dân cư sinh sống ở bên còn lại của tuyến đường. Tuy nhiên,
tuyến đường này dân cư không quá đông đúc, chỉ Một số đoạn tuyến có dân cư sinh sống bên đường nhưng rải rác, những đoạn còn lại dân cư thưa thớt. Đây là tuyến đường phục vụ chủ yếu cho việc kết nối vào khu trung tâm hành chính huyện Điện Biên nên lưu lượng phương tiện vận tải
không nhiều, chủ yếu là xe máy từ hoạt động dân sinh. Tác động của lưu lượng vận tải vận chuyển đất đắp làm tăng thêm lưu lượng vận tải, trong các phần tiếp theo của báo cáo có đánh giá thải lượng các yếu tố gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động.
- Hoàn trả hạ tầng giao thông: Sau khi kết thúc quá trình thi công dự án (chủ
yếu là việc vận chuyển đất đổ thải), Nếu hạ tầng bị hư hỏng được cơ quan chức năng xác định là do việc vận chuyển đất, đá thải dẫn đến tăng tần suât sử dụng
tuyến đường gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn lại phần hạ tầng bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án theo hiện trạng ban đầu theo đúng cam kết với địa phương.
* Bãi tập kết nguyên vật liệu
Dự án không bố trí bãi tập kết nguyên vật liệu do phạm vi dự án nằm trong khu vực thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, rất thuận lợi trong quá trình chuyên chở vật liệu từ nhà cung cấp đến thẳng công trình.